Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là vô cùng cần thiết và hết sức quan trọng, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân và thay đổi diện mạo của địa phương. Bên cạnh đó, phát triển làng nghề đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng của nền kinh tế địa phương. Cùng với sự phát triển chung của làng nghề, làng nghề mộc truyền thống Thanh Lãng những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh những thành quả đạt được thì làng nghề mộc truyền thống Thanh Lãng vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn như: vốn đầu tư cho sản xuất còn thiếu; thiếu mặt bằng sản xuất, vấn đề ô nhiễm môi trường; thị trường tiêu thụ không ổn định
Trang 1mmHỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC
TRUYỀN THỐNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THANH LÃNG, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
Tên sinh viên : Đỗ Thị Hồng Linh
Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Thuận
Trang 2Hà Nội – 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những nghiên cứu và số liệu trong khóa luận này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thưc hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và những thông tin trích dẫn đều ghi rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Người cam đoan
Đỗ Thị Hồng Linh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn Bangiám đốc Học viện; Ban Chủ nhiệm khoa và các Thầy Cô giáo trong KhoaKinh Tế & Phát triển nông thôn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báutrong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở trường
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Cô PGS.TS Ngô Thị Thuận, Bộmôn Phân tích định lượng, đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo cho tôitrong suốt thời gian nghiên cứu Đồng thời, tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thànhcủa mình tới các Thầy Cô trong Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn đã giúp
đỡ tôi trong quá trình triển khai khóa luận tốt nghiệp
Trong quá trình thực tập, tôi xin chân thành cảm ơn các chú, các bác, cácanh chị công tác tại Ủy ban nhân dân thị trấn Thanh Lãng, các hộ gia đình, các
cở sở làm nghề mộc trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng đã tiếp nhận tôi, tận tìnhgiúp đỡ cung cấp số liệu và những thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trìnhnghiên cứu của đề tài này
Do điều kiện năng lực bản thân còn hạn chế, khóa luận có thể còn có chỗthiếu sót, tôi mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến xây dựng của các Thầy
Cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả
Đỗ Thị Hồng Linh
Trang 5TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, việc chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, phát triển côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp là vô cùng cần thiết và hết sức quan trọng, gópphần giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đờisống của người dân và thay đổi diện mạo của địa phương Bên cạnh đó, pháttriển làng nghề đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng của nền kinh tế địaphương Cùng với sự phát triển chung của làng nghề, làng nghề mộc truyềnthống Thanh Lãng những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.Bên cạnh những thành quả đạt được thì làng nghề mộc truyền thống ThanhLãng vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn như: vốn đầu tư chosản xuất còn thiếu; thiếu mặt bằng sản xuất, vấn đề ô nhiễm môi trường; thịtrường tiêu thụ không ổn định… Vì vậy, để phát triển làng nghề, khắc phụcnhững khó khăn, phát huy hết tiềm năng vốn có của làng nghề, chúng tôi đãtiến hành lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển làng nghề mộc truyền thốngtheo hướng bền vững trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnhVĩnh Phúc”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống theo hướng bền vững; Đánh giáthực trạng sản xuất kinh doanh và các vấn đề môi trường, xã hội ở làng nghềtại thị trấn Thanh Lãng Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làngnghề truyền thống tại thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh VĩnhPhúc Để từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề truyềnthống theo hướng bền vững trong thời gian tới
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu truyền thống, điều tra sốliệu 45 cơ sở sản xuất để tìm hiểu tình hình sản xuất và môi trường xungquanh các cơ sở sản xuất Thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp bằng cách sử dụng
Trang 6bảng câu hỏi Kết quả được tổng hợp và xử lý trên Excel để thấy được tìnhhình phát triển của nghề mộc và đưa ra những nhận xét, phân tích cụ thể.
Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chính: Tình hình sản xuất nghềmộc trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc vàcác nhân tố ảnh hưởng tới nghề mộc trên địa bàn, thông qua quá trình điều tracác cơ sở sản xuất, kết quả, hiệu quả sản xuất, tình hình lao động và các vấn
đề ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất
Định hướng phát triển trong thời gian tới:
- Đẩy mạnh phát triển lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằmgiải quyết việc làm, phân công lại lao động trong xã hội, trong đó chuyển phầnlớn lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp sản xuất Quan tâm phát triểnlàng nghề đi đôi với áp dụng công nghệ mới, sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu
và xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường làng nghề
- Xây dựng, mở rộng làng nghề mộc truyền thống Thanh Lãng để đưacác cơ sở sản xuất ở các khu dân cư trong toàn thị trấn vào sản xuất tập trungtại làng nghề, tách rời khu dân cư để duy trì và phát triển nghề truyền thốngtheo hướng bền vững tại các địa phương
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuấtkinh doanh, ưu tiên phát triển làng nghề mộc truyền thống Xây dựng thươnghiệu, quảng bá giới thiệu sản phẩm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.Khôi phục từng bước phát triển làng nghề
Xuất phát từ những thực tế, khó khăn và thách thức trong nghề mộc trên địabàn thị trấn Thanh Lãng, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển làngnghề theo hướng bền vững của địa phương trong thời gian tới:
- Đảm bảo đủ nguồn vốn
- Nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động
- Phân công, giao nhiệm vụ cụ thể rõ ràng cho hệ thống cơ quan nhà nước
- Đẩy nhanh công tác quy hoạch làng nghề
Trang 7- Xây dựng thương hiệu
- Nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã và đa dạng hóa sản phẩm
- Giải pháp về môi trường
Qua đó đề tài có khuyến nghị tới các cơ quan nhà nước, chính quyền địaphương trong công tác quản lý; khuyến nghị tới các cơ sở sản xuất có ý thứcbảo vệ môi trường nhằm phát triển ổn định và phát triển làng nghề theohướng bền vững
Trang 8MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt khóa luận iii
Mục lục vi
Danh mục bảng ix
Danh mục đồ thị, sơ đồ x
Danh mục các từ viết tắt xi
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC TRUYỀN THỐNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 5
2.1 Cơ sở lí luận về phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững 5
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Vai trò của làng nghề truyền thống 7
2.1.3 Ý nghĩa của làng nghề mộc truyền thống 7
2.1.4 Đặc điểm của làng nghề mộc truyền thống 10 2.1.5 Nội dung nghiên cứu phát triển làng nghề mộc truyền thống theo
Trang 9hướng bền vững 11
2.1.6 Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững 15
2.2 Thực tiễn về phát triển làng nghề mộc truyền thống 18
2.2.1 Thực tiễn về phát triển làng nghề mộc truyền thống trên thế giới .18
2.2.2 Thực tiễn về phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Việt Nam 22
2.2.3 Các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan 25
2.2.4 Những bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số nước Châu Á 27
PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .29
3.1 Đặc điểm địa bàn 29
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 29
3.1.2 Điều kiện văn hóa 29
3.1.3 Tình hình sử dụng đất đai của thị trấn qua 3 năm 2012-2014 31
3.1.4 Điều kiện xã hội 33
3.1.5 Điều kiện kinh tế 34
3.2 Phương pháp nghiên cứu 36
3.2.1 Phương pháp chọn điểm khảo sát 36
3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 37
3.2.3 Phương pháp xử lí và tổng hợp dữ liệu 37
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 37
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 39
PHẦN 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42 4.1 Thực trạng phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng
bền vững trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên,
Trang 10tỉnh Vĩnh Phúc 42
4.1.1 Thông tin chung về các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề mộc .43
4.1.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh 45
4.1.3 Tình hình sử dụng vốn 46
4.1.4 Tình hình công nghệ kỹ thuật 48
4.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 50
4.1.6 Chi phí sản xuất 56
4.1.7 Kết quả và hiệu quả sản xuất sản phẩm của làng nghề 58
4.1.8 Tình hình môi trường 60
4.1.9 Tình hình xã hội 61
4.1.10 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 62
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững thị trấn Thanh Lãng 64
4.2.1 Phân tích SWOT phát triển làng nghề mộc truyền thống trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng 64
4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 67
4.3 Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 73
4.3.1 Định hướng 73
4.3.2 Giải pháp phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững .74
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
5.1 Kết luận 82
5.2 Kiến nghị 83
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 12BẢNG 3.3 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÁC NGÀNH
KINH TẾ CỦA THỊ TRẤN QUA 3 NĂM 2012-2014 35
BẢNG 4.1 GIỚI TÍNH, TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, CHUYÊN MÔN CỦA CÁC CHỦ
CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH NGHỀ MỘC ĐIỀU TRA 43
BẢNG 4.2 SỐ HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH QUA 3 NĂM ( 2012-2014) 45
BẢNG 4.3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VỐN BÌNH QUÂN CỦA CỦA CÁC CƠ SỞ
SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG LÀNG NGHỀ MỘC QUA 3 NĂM
BẢNG 4.6 KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRA NĂM 2014 54
BẢNG 4.7 CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT NĂM 2014 57
BẢNG 4.8 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRA
BẢNG 4.9 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG MẮC THEO ĐỘ TUỔI Ở LÀNG NGHỀ MỘC
Trang 13DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1 Quy trình sản xuất một số sản phẩm đồ gỗ 49
Đồ thị 3.1 Cơ cấu diện tích đất tự nhiên thị trấn Thanh Lãng (2012-2014) .32
Đồ thị 4.1 Cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động của các cơ sở sản xuất 47
Đồ thị 4.2 Cơ cấu vốn tự có và vốn đi vay của các nhóm hộ 47
Đồ thị 4.3 Cơ cấu chủng loại sản phẩm tại các cơ sở điều tra năm 2014 52
Đồ thị 4.4 Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất 55
Sơ đồ 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững 67
Trang 14NN- TS : Nông nghiệp- thủy sản
NQ/TƯ : Nghị quyết/trung ương
Trang 15PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Làng nghề truyền thống là một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam nó
có vai trò cực kì quan trọng, thể hiện sự sáng tạo của hoạt động văn hóa ViệtNam Mặc dù nó không quyết định sự sống còn như làng thuần nông nhưngsản phẩm tạo ra lại mang tính đặc thù của nền văn hóa dân tộc Làng nghềđóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta Tuynhiên, ngày nay những biến động của thị trường có tác động mạnh mẽ đến cáclàng nghề Các làng nghề không đáp ứng được nhu cầu thị trường về sốlượng, chủng loại và chất lượng của làng nghề
Theo Courrier du Vietnam (2003) ở nước ta có trên 2000 làng nghề thủcông với 11 nhóm ngành nghề chính như: sơn mài , gốm sứ, thêu ren, mây tređan, mộc, đá… Các làng nghề tại Việt Nam hiện nay đã góp phần giúp kinh tếtại các địa phương ngày càng phát triển hơn, giúp giải quyết việc làm và tăngthu nhập cho người dân tại địa phương Các làng nghề trong nước rất được sựủng hộ, hỗ trợ, tạo điều kiện từ các cấp chính quyền Tuy nhiên, đa số các làngnghề vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất như: tình trạng quản lícủa chủ hộ còn hạn chế, thị trường đầu vào và đầu ra còn kém phát triển, mẫu
mã các mặt hàng còn chưa đẹp nên đã làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩmtrên thị trường
Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là một huyện có nhiều ngành nghềthủ công nổi tiếng trong cả nước như: làng nghề gốm truyền thống HươngCanh, làng nghề mộc truyền thống tại Thanh Lãng Tuy nhiên cũng giốngnhư cả nước làng nghề mộc tại thị trấn Thanh Lãng vẫn còn gặp những hạnchế cần được quan tâm và giải quyết
Thị trấn Thanh Lãng nằm ở phía Nam huyện Bình Xuyên, cách trungtâm huyện 6km, với tổng diện tích tự nhiên là 969,93ha với 3.529 hộ và 15.169
Trang 16nhân khẩu, có thị trường tiêu thụ và đường giao thông thuận lợi Thị trấn cóquỹ đất rộng, có tiềm năng để phát triển làng nghề thủ công Thị trấn ThanhLãng có bề dày truyền thống về nghề mộc với 2731 lao động làm nghề mộc.Những sản phẩm mộc của Thanh Lãng đang chiến lĩnh phần lớn thị trườngtrong và ngoài tỉnh Một vài năm gần đây làng nghề tại Thanh Lãng đã cónhững bước tiến vượt bậc và tạo được tiếng vang trong và ngoài nước, đời sốngnhân dân cũng ngày được nâng cao một cách đáng kể Tuy nhiên, trong quátrình phát triển làng nghề cũng đã có tác động xấu đến môi trường và xã hộinhư : ô nhiễm mỗi trường, đặc biệt là bụi bặm, tiếng ồn, đến nguồn nước đếncác khu vực xung quanh và gây ra các tệ nạn trong xã hội.
Các nghiên cứu trước đây về làng nghề đã có, nhưng được nghiên cứu
ở địa phương khác, trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng chưa có nghiên cứu nào
Từ các lý do nêu trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn, cũng như phân tích thực trạng,các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống theo hướng bềnvững, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát triển làng nghề truyềnthống tại thị trấn Thanh Lãng
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển làngnghề mộc truyền thống theo hướng bền vững;
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh và các vấn đề kinh
tế, xã hội, môi trường ở làng nghề tại thị trấn Thanh Lãng những năm qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề mộc truyềnthống tại thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc;
Trang 17- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề mộc truyềnthống theo hướng bền vững trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng, huyện BìnhXuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1 Các hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm của làng nghề mộc truyềnthống trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng đang diễn ra như thế nào?
2 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình phát triển làng nghềmộc truyền thống theo hướng bền vững trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng?
3 Giải pháp nào để thúc đẩy phát triển làng nghề mộc truyền thốngtheo hướng bền vững của thị trấn trong thời gian tới?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bềnvững, được cụ thể hóa ở các đối tượng khảo sát sau:
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề: hộ gia đình, hợp tác
xã, nhóm hợp tác xã, doanh nghiệp
- Các sản phẩm làng nghề: bàn ghế, tủ, giường, khung bao, tay vịn cầu…
- Thị trường tiêu thụ của làng nghề: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên,Hải Dương…
- Các quy định về phát triển làng nghề: chủ trương, chính sách, cơ chế
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian:
Tổng thể : Trên địa bàn toàn thị trấn Thanh Lãng
Mẫu: + Khảo sát sâu ở 1 số cơ sở sản xuất kinh doanh đại diện
+ Khảo sát sâu ở 1 số thị trường đại diện
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh, cácyếu tố ảnh hưởng và các giải pháp phát triển làng nghề mộc truyền thống theohướng bền vững trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh
Trang 18Vĩnh Phúc.
- Phạm vi thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp: Đề tài thu thập số liên quan đến nội dung nghiên cứutrong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014
+ Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu được thu thập năm 2015
+ Giải pháp đề xuất cho năm 2016 – 2020
Trang 19PHẦN 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC TRUYỀN THỐNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.
2.1 Cơ sở lí luận về phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững.
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng xung quanh”
2.1.1.2 Làng nghề truyền thống
Theo luận văn thạc sĩ Vũ Thị Hoài Thu “Làng nghề truyền thống: lànhững tổ dân phố, làng làm nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời, quanhiều năm, nhiều thế kỷ và các bí quyết của nghề được giữ bí mật và lưutruyền từ đời này sang đời khác.”
2.1.1.3 Làng nghề mộc truyền thống
Làng nghề mộc truyền thống là trọng tâm sản xuất hàng đồ gỗ, nơi quy
tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyềnthống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểuphường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và cácthành viên luôn ý thức tuân thủ những chế ước xã hội và gia tộc Sự liên kết
hỗ trợ nhau về nghề kinh tế, kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ giữa các gia đình cùngdòng tộc, cùng phường nghề, trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển
Trang 20nghề nghiệp đã hình thành ngay trên đơn vị cư trú, làng xóm truyền thống củahọ… Như vậy, làng nghề mộc truyền thống là một kiểu làng nghề truyềnthống, thường có nhiều người dân làm nghề cổ truyền hoặc một vài dòng họchuyên làm nghề lâu đời theo kiểu cha truyền con nối.
2.1.1.4 Phát triển
Theo giáo sư Bùi Đình Thanh: “Phát triển là một quá trình tiến hóa củamọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý,bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử,chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra,huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt đượcnhững thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viêntrong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.”
2.1.1.5 Phát triển theo hướng bền vững
Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra kháiniệm phát triển bền vững: “Phát triển theo hướng bền vững là sự phát triểnnhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sựthoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”
Trang 212.1.1.6 Phát triển bền vững làng nghề mộc truyền thống
Tiến sĩ Bạch Thị Lan Anh đã chỉ ra rằng: “Phát triển bền vững làngnghề mộc truyền thống là quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh của cáclàng nghề truyền thống Nhằm thỏa mãn đa dạng và ngày càng phát triển củathế hệ hiện tại Mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó củacác thế hệ tương lai”
2.1.2 Vai trò của làng nghề truyền thống
+ Làng nghề mộc truyền thống đang đóng vai trò tích cực trong việcphát triển ngành tiểu thủ công, ngành nghề truyền thống và nghề mới, gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
+ Giúp giải quyết việc làm ở nông thôn, tăng thu nhập cho người laođộng giúp chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề tiểu thủcông nghiệp và dịch vụ
+ Tận dụng nguồn lực, phát huy thế mạnh nội lực của địa phương.+ Khôi phục và phát triển làng nghề mộc truyền thống góp phần vàobảo tồn giá trị văn hóa dân tộc của địa phương
2.1.3 Ý nghĩa của làng nghề mộc truyền thống
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làng nghềcũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địaphương Ở các nước phát triển cũng có những mô hình như “mỗi làng một sảnphẩm” ở Nhật Bản, Thái Lan và những mô hình này ra đời từ rất sớm và pháttriển mạnh mẽ Sự phát triển các mô hình đó cũng cho thấy sự phát triển làngnghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển nền côngnghiệp – tiểu thủ công nghiệp của mỗi quốc gia
Sự phát triển của làng nghề cùng với các điều kiện thuận lợi về cơ sở
hạ tầng, các loại hình dịch vụ tiểu thủ công nghiệp sẵn có trên địa bàn và sựliên kết hợp tác một cách rộng lớn giữa các cơ sở sản xuất trong làng nghề thì
sẽ tạo bước chuyển biến lớn trong sự phát triển kinh tế – xã hội của địa
Trang 22phương Phát triển các làng nghề theo hướng bền vững sẽ tạo điều kiện cho sựtrao đổi mua bán sản phẩm cũng như các hoạt động dịch vụ khác ngay trongnội bộ làng nghề Điều đó sẽ có tác dụng làm giảm thiểu chi phí sản xuất,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi cơ sở và từ đó nâng cao hiệuquả kinh doanh của mỗi cơ sở và nâng cao hiệu quả hoạt động của làng nghề.Phát triển theo hướng bền vững góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngthôn ở chỗ nó tạo ra cơ cấu kinh tế mới, hợp lí và hiện đại ở nông thôn Ngoài
ra, sự phát triển của làng nghề cũng góp phần mở rộng quy mô và địa bàn sảnxuất cũng như tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đa dạng cho xã hội
Phát triển làng nghề theo hướng sẽ tạo ra công ăn việc làm cho một sốlượng khá lớn người lao động Việc phát triển làng nghề sẽ thu hút thêm laođộng tham gia vào làm việc, giảm bớt thời gian nhàn rỗi ở nông thôn, đồngthời cũng sẽ tăng thêm đội ngũ người làm dịch vụ phục vụ tại các làng nghề
Từ đó sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho lực lượng lao động
ở nông thôn và nó còn các tác động lan tỏa kéo theo sự hình thành và pháttriển các ngành nghề khác ở nông thôn Hơn nữa, còn có những làng nghề màngười lao động hoàn toàn làm việc phục vụ làng nghề chứ không tham giahoạt động sản xuất nông nghiệp nữa Cũng nhờ sự phát triển của làng nghềnhư thế mà bộ phận dân cư không có hoặc có rất ít ruộng đấy cũng sẽ có điềukiện nhận thêm ruộng đất để canh tác, từ đó sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo
ở nông thôn
Sự phát triển của làng nghề cũng sẽ lan tỏa tác động sang các vùngkhác, thu hút lao động từ các vùng khác khi hoạt động sản xuất kinh doanhđược mở rộng, từ đó góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương
Ngoài ra ta cũng thấy được rằng, hoạt động làng nghề chủ yếu là quy
mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động cũng không lớn, trong khi đó, một khi hoạtđộng sản xuất kinh doanh được phát triển mở rộng thì nhu cầu vốn cũng như
Trang 23lao động cần được huy động ngày càng lớn, mà nguồn vốn như thế này lại cóthể huy động trực tiếp từ dân cư Do vậy, đó sẽ là điều kiện thuận lợi để thuhút nguồn vốn còn nhàn rỗi trong dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh củalàng nghề.
Phát triển làng nghề theo hướng bền vững cũng có tác động lớn côngtác hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội ở địa phương Nhất làđối với hoàn cảnh ở nước ta, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn vẫn cònchưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu và nguyện vọng của quá trình phát triểnkinh tế - xã hội thì để có thể phát triển làng nghề, cần phải chú trọng hoànthiện hơn hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật để có thể phục vụ tốt hơn cho sựnghiệp phát triển kinh tế xã hội của mỗi làng nghề cũng như của đất nước
Nếu làng nghề phát triển theo hướng bền vững có ý nghĩa hoặc là các
cơ sở sản xuất sẽ tập trung vào một khu vực chung, không còn nhỏ lẻ nhưtrước; hoặc là cũng có thể phân tán các hộ gia đình riêng lẻ Thông qua đó,hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ, các doanh nghiệp sẽ chú tâm vàocác công tác xử lý chất thải, nước thải và hoạt động bảo vệ môi trường khác
Đó sẽ là điều kiện thuận lợi để có thể quy hoạt phát triển làng nghề một cách
cụ thể và có hiệu quả, phục vụ mục tiêu phát triển theo hướng bền vững
Ngoài ra, phát triển làng nghề theo hướng bền vững sẽ là cơ hội để cóthể quảng vá hình ảnh riêng có của địa phương nói riêng và của dân tộc ViệtNam nói chung Thông qua các sản phẩm độc đáo của mỗi làng nghề, cũngthể hiện được nét đặc sắc của văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa lâu đời củadân tộc, qua các thế hệ phát triển, các giá trị văn hóa này được gìn giữ, bảotồn, không ngừng phát triển Thông qua thương hiệu riêng của làng nghề màđịa phương sẽ được vùng khác, nơi khác biết đến
Sự phát triển theo hướng bền vững của hệ thống các làng nghề sẽ đóngvai trò, vị trí nhất định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tùythuộc vào mức độ phát triển của mỗi làng nghề ở nước ta thời gian vừa qua,
Trang 24chúng ta cũng thấy rõ được rằng, hệ thống làng nghề đã đóng góp đáng kể vàothành tựu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và đất nước nóichung, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp nông thôn cũng như chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
2.1.4 Đặc điểm của làng nghề mộc truyền thống
Làng nghề mộc có đặc điểm là thường yêu cầu vốn đầu tư tương đốilớn, có khả năng thu hút nhiều lao động, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hộicao Làng nghề gắn bó chặt chẽ không tách rời với nông nghiệp tổ dân phố vềlao động, nguyên liệu, thị trường… Ở nơi đây gần như 100% người làm làngnghề đều có đất nông nghiệp, có thể do họ canh tác hoặc phần lớn là cho thuêhoặc nhượng cho người khác canh tác Trong điều kiện toàn cầu hoá nền kinh
tế thế giới như hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, nếu phải xem xét
để tìm ra được những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế củanhững nước đang phát triển như Việt Nam thì trên hết phải kể đến sản phẩmcủa các làng nghề mộc truyền thống Hầu hết các làng nghề mộc truyền thốngđều xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của xã hội
Trong lịch sử hình thành của làng nghề mộc truyền thống trên địa bànthị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thường gắn liền vớinhững đặc điểm sau:
- Gần nơi tiêu thụ sản phẩm, có giao thông thuận lợi cho vận chuyểncác sản phẩm và vận chuyển nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất
- Xuất hiện những khu vực dân số đông, ruộng đất bình quân đầu ngườithấp, tạo sức ép lao động nông nghiệp vì nhu cầu kinh tế phải chuyển sanglàm nghề phi nông nghiệp
- Do duy trì tục lệ tập trung quán làng, quy định của dòng họ nên cácnghề truyền thống đã được lưu truyền và phát triển từ đời này sang đời khác
Làng nghề mộc truyền thống thị trấn Thanh Lãng thuộc vùng ven HàNội, nên có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi yêu
Trang 25nghề, có năng lực sáng tạo và lực lượng lao động lành nghề Am hiểu thị hiếuthẩm mỹ người tiêu dùng hơn so với các vùng khác trong cả nước Điều kiện
tự nhiên đã giúp cho người lao động có nhiều cơ hội bám sát thị trường, thíchứng nhanh nhạy với những biến động của thị trường
Về kỹ thuật, công nghệ của làng nghề mộc Thanh Lãng đang có xuhướng cách tân, thay đổi công nghệ cố truyền bằng các công nghệ hiện đạihơn Thị trấn đã áp dụng một số kỹ thuật của công nghiệp hiện đại hoặc bán
cơ khí tự động vào công nghệ truyền thống, ví dụ sử dụng máy mộc đa năngtrong quá trình làm nghề mộc
2.1.5 Nội dung nghiên cứu phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững
Phát triển làng nghề mộc truyền thống được thể hiện qua đặc điểm mangtính bản chất và động thái của phát triển làng nghề truyền thống xét trên quanđiểm kinh tế Những nội dung chính của phát triển làng nghề truyền thống baogồm phát triển các loại hình tổ chức; phát triển ngành nghề và sản phẩm; pháttriển thị trường; nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế cho các đơn vị sản xuấtkinh doanh trong làng nghề truyền thống
* Phát triển các hình thức tổ chức làng nghề truyền thống
Trong lịch sử hình thành và phát triển của các mô hình làng nghềtruyền thống, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh truyền thống phổ biếnnhất là hộ gia đình Ngày nay, bên cạnh hình thức này, một số hình thức khác
đã ra đời và phát triển Các hình thức chủ yếu là tổ hợp tác, hợp tác xã, doanhnghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần Những hìnhthức này, tồn tại và có tác động hỗ trợ lẫn nhau trong điều kiện mới của nềnkinh tế thị trường
- Hộ ngành nghề: hộ vừa là một đơn vị sản xuất, một đơn vị kinh tế,vừa là một đơn vị sinh hoạt, một tế bào của xã hội Các thành viên trong giađình đều có chung một cơ sở kinh tế, có chung sự sở hữu đối với tài sản dùng
Trang 26chung cho sinh hoạt và đối với tư liệu sản xuất (như công cụ, đất đai, nhàxưởng) Lao động làm việc trong phạm vi gia đình với mục đích không hoàntoàn để lấy tiền công mà là để đóng góp phần mình vào sản lượng chung củagia đình Mỗi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm đối với cơ sở kinh
tế ấy và làm giàu cho nó tăng dần lên bằng lao động của mình Thành quả laođộng chung của gia đình thể hiện qua tổng số thu nhập đều được tiêu dùngchung Gia đình cũng là đơn vị tự tổ chức lao động Ở đó người chủ đồng thời
là người thợ giỏi, nắm quyền quản lý, quyết định và điều hành mọi công việc,
từ phân công lao động cho đến phân phối thu nhập Hình thức hộ gia đình đãthể hiện nhiều ưu điểm, đó là việc có thể huy động có thể sử dụng mọi thànhviên trong gia đình tham gia vào các công việc khác nhau của quá trình sảnxuất kinh doanh, tận dụng được thời gian lao động và mặt bằng
Việc dạy nghề truyền nghề được diễn ra trong gia đình bằng hình thứcphụ việc, vừa học, vừa làm, đây là cách tốt nhất để gìn giữ và phát huy tínhtruyền thống của nghề Với quy mô nhỏ lao động thường là nhỏ (từ 3-4 laođộng thường xuyên và 2-3 lao động thời vụ) người chủ gia đình có thể xemxét và điều chỉnh công việc một cách nhanh chóng và dễ dàng, đồng thời chophép người lao động tính toán kết quả công việc hàng ngày, do đó sẽ kíchthích họ làm việc 1 cách có hiệu quả hơn Hình thức tổ chức lao động gia đìnhcòn thể hiện sự linh hoạt, bởi vì nó dựa trên sự phân công và hiệp tác hoàntoàn tự nguyện của các thành viên trong gia đình, nó kết hợp được sự phâncông theo giới tính, tuổi tác, tình trạng của sức khỏe và tính chất công việc
Với những đặc điểm như trên, hình thức sản xuất hộ gia đình khônggiống bất kỳ một hình thức tổ chức sản xuất nào Tuy nó có một số ưu thế bấtđịnh nhưng mặt khác nó cũng bộc lộ những nhược điểm cơ bản Do đặc điểmchủ yếu của sản xuất gia đình là quy mô nhỏ, vốn ít, lao động ít nên hạn chếkhả năng cải tiến và đổi mới kỹ thuật công nghệ, hạn chế việc đào tạo và nângcao trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật và tay nghề, không có khả năng sản
Trang 27xuất lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường, không đủ tầm nhìn để định hướngnghề nghiệp hoặc vạch ra chiến lược sản xuất kinh doanh.
- Các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, đây là những loại hình tổ chức kinh doanh
có thể phát triển ở những mô hình làng nghề truyền thống có trình độ tậptrung hóa cao, có quan hệ rộng với các thị trường, có khả năng và yêu cầu đổimới công nghệ để mở rộng quy mô sản xuất Hình thức tổ chức này được pháttriển từ một số tổ chức sản xuất hoặc một số hộ gia đình có tiềm lực kinh tếkhá, có trình độ tổ chức và có khả năng tiếp cận thị trường Ở một số mô hìnhtruyền thống, hình thức này tuy không chiếm tỷ trọng lớn về số lượng nhưnglại đóng vai trò là trung tâm liên kết mà các hộ gia đình là các vệ tinh, thựchiện các hoạt động đặt hàng, giải quyết đầu ra, đầu vào cho hộ gia đình…
* Phát triển nghề và sản phẩm
Có nhiều cách hiểu cụ thể khác nhau về nghề, theo quan điểm của tácgiả, nghề là những hoạt động mang tính chuyên của hộ dân, đơn vị và tổ chứcsản xuất, được phân chia thành nhiều ngành khác nhau, có hệ thống công cụsản xuất và tạo ra những sản phẩm mang tính đặc trưng và mang mục đíchkinh tế rõ rệt Với cách hiểu như vậy, phát triển ngành nghề của làng nghềtruyền thống gồm sự tăng quy mô sản xuất của ngành nghề và nâng cao chấtlượng của ngành nghề xét trong phạm vi của làng Phát triển ngành nghề củatừng làng nghề truyền thống phụ thuộc vào tính chất hay cách phân loại làngnghề trong phạm vi làng, phù hợp với tính chất của làng
Phát triển sản phẩm của làng nghề truyền thống được tiếp cận từ phíasản xuất và từ phía xã hội Tức là sản xuất sản phẩm theo lối truyền thống sảnxuất sản phẩm trên cơ sở cái có sẵn, còn từ phía xã hội là sản xuất theo yêucầu của thị trường Đánh giá phát triển sản phẩm gồm hai mặt là số lượng vàchất lượng Trong đó, mặt chất lượng bao gồm là tiêu chí như chủng loại,công dụng, thẩm mỹ, độ bền… của sản phẩm
Trang 28Sản phẩm của làng nghề truyền thống là sản phẩm hàng hóa nhưng lạihoàn toàn khác với sản phẩm công nghiệp vì sản phẩm công nghiệp được sảnxuất hàng loạt trên dây chuyền sản xuất còn sản phẩm của làng nghề truyềnthống được sản xuất từng chiếc đơn lẻ, trong từng cơ sở sản xuất thủ côngtrong công nghiệp mỗi loại sản phẩm được sản xuất trên mỗi dây chuyền nhấtđịnh nhưng trong làng nghề truyền thống mỗi lao động có thể tạo ra nhiều loạisản phẩm khác nhau Sản phẩm sản xuất ra từ làng nghề truyền thống có chu
kì sản xuất ngắn, sản phẩm thường là hàng hóa tiêu dùng, ít làm tư liệu sảnxuất Hàng hóa của làng nghề truyền thống vượt khỏi những lợi ích kinh tếthông thường, nó chứa đựng cả những giá trị về bản sắc văn hóa của địaphương dân tộc (Nguyễn Thị Minh Phượng, 2004)
* Phát triển thị trường
Các cơ sở sản xuất có thể đặt câu hỏi liệu với nhãn hiệu sản phẩm hiệntại của mình, với tiếng vang sẵn có về sản phẩm thì có thể tăng khối lượnghàng bán cho nhóm khách hàng hiện có mà không phải thay đổi gì cho sảnphẩm Từ đó dẫn tới tăng doanh số bán và thu được nhiều lợi nhuận hơn Haynói cách khác các cơ sở sản xuất vẫn tiếp tục sản xuất những sản phẩm quenthuộc trên thị trường hiện tại, nhưng tìm cách đẩy mạnh khối lượng hàng tiêuthụ lên Trong trường hợp này các cơ sở sản xuất có thể vận dụng bằng cách hạthấp giá sản phẩm để thu hút người mua mua nhiều hơn trước hoặc quảng cáosản phẩm mạnh mẽ hơn nữa để đạt được mục đích cuối cùng là không để mất
đi một người khách nào hiện có của mình và tập trung sự tiêu dùng của nhómkhách hàng sử dụng đồng thời nhiều sản phẩm tương tự sang sử dụng duy nhấtsản phẩm của cơ sở mình Mỗi đoạn thị trường khác nhau thì lại quan tâm tớimột đặc tính khác nhau của sản phẩm Cho nên mỗi một cơ sở sản xuất đều tậptrung mọi nỗ lực của mình vào việc thoả mãn tốt nhất nhu cầu đặc thù của mỗiđoạn thị trường Phát triển thị trường sản phẩm đồng nghĩa với việc các cơ sở
Trang 29sản xuất dùng sản phẩm của cơ sở mình để thoả mãn tốt nhất bất kỳ một đoạnthị trường nào từ đó tăng doanh số bán và tăng lợi nhuận.
* Nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế cho các đơn vị sản xuất kinhdoanh trong làng nghề truyền thống
Kết quả phát triển làng nghề truyền thống được hiểu là sự tăng lên về quy
mô các nghề, số lượng các loại hình tổ chức kinh tế, đồng thời là sự tăng lên vềgiá trị sản lượng, thu nhập của người lao động, sự tăng lên về thu nhập của làngnghề truyền thống, của địa phương cũng như sự tăng lên về tổng thu nhập củacác tổ chức kinh tế trong làng nghề truyền thống Chính vì vậy, kết quả và hiệuquả phát triển làng nghề truyền thống yêu cầu cần sự tăng trưởng của làng nghềtruyền thống phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường
Hiệu quả chính là mục tiêu hàng đầu của mỗi đơn vị kinh tế, đó chính
là cơ sở để đơn vị sản xuất tồn tại và phát triển Hiệu quả kinh tế được địnhnghĩa tổng quát là một phạm trù phản ánh trình độ, năng lực quản lý sao chođảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra so vớichi phí tối thiểu
Tóm lại, hiệu quả kinh tế xã hội của việc phát triển làng nghề truyềnthống chính là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả đạt được thôngqua sản xuất ngành nghề Đồng thời cũng là sự tương quan so sánh giữa chi phí
bỏ ra với kết quả đạt được về mặt xã hội thông qua phát triển làng nghề truyềnthống như giải quyết vấn đề việc làm, góp phần tăng trường nền kinh tế địaphương, bảo vệ tốt hơn môi trường sinh thái, giảm bớt chênh lệch giàu nghèo…
2.1.6 Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững
2.1.6.1 Hỗ trợ đầu tư
Tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nghề và làng nghề ở nông thôn đượcUBND tỉnh xem xét hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay của các tổ chức tín dụng (từ
Trang 30nguồn vốn ngân sách tỉnh) cho đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư cơ sở sảnxuất mới Thời gian hỗ trợ không quá 3 năm đối với cho vay dài hạn kể từ ngàyvay vốn Đối với khoản vay đã được hỗ trợ lãi suất theo chính sách kích cầucủa Chính phủ thì chỉ được hỗ trợ phần chênh lệch lãi suất còn lại (nếu có).
2.1.6.2 Ưu đãi về hạ tầng kỹ thuật
Các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp thuộc làng nghề được ngân sáchtỉnh hỗ trợ kinh phí san lấp mặt bằng với mức 20.000 đồng cho một mét vuôngtrên diện tích đất thuê
Hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý nước thải trong cụm công nghiệp:
Đơn vị kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp hoặc một (01) doanhnghiệp trong cụm công nghiệp (trường hợp không có đơn vị kinh doanh hạtầng) đầu tư hệ thống xử lý nước thải chung cho cụm công nghiệp (phục vụ cholàng nghề) được Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% vốn đầu tư xây dựng hệ thống xử
lý nước thải (theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt) và 100% lãi suấtcho 50% vốn đầu tư còn lại trong thời hạn 3 năm kể từ ngày vay vốn
2.1.6.3 Hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề (nhất là làng nghềtruyền thống) đầu tư dây chuyền sản xuất mới, ứng dụng tiến bộ khoa học -công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩmđược UBND tỉnh xét hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn khuyến công, mức
hỗ trợ một lần không quá 100 triệu đồng
2.1.6.4 Lao động, đào tạo
Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề đầu tư mở rộng, đầu tưmới có sử dụng lao động phải đào tạo được UBND tỉnh xem xét hỗ một lầnkinh phí đào tạo cho số lao động mới Hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, mức
hỗ trợ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/người/khóa học, tùy theo tính chấtngành nghề, từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh
Trang 312.1.6.5 Hỗ trợ quảng cáo, xúc tiến thương mại
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề khi tham gia hội chợ,triển lãm được hỗ trợ 50% tiền thuê diện tích gian hàng tại hội chợ, triển lãm ởtỉnh ngoài; từ 20% đến 30% (tuỳ từng thị trường) tiền thuê diện tích gian hàngtại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, từ nguồn vốn khuyến công, khuyến thươngcủa tỉnh
Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề 100% kinh phí quảng
bá sản phẩm trên Website của tỉnh và của sở Công Thương, từ nguồn vốnkhuyến thương của tỉnh
Hỗ trợ kinh phí xây dựng, đăng kí thương hiệu sản phẩm làng nghề(thương hiệu chung); mức hỗ trợ không quá 35 triệu đồng cho một thương hiệu
từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh
Các xã có làng nghề truyền thống, xã nghề khi xây dựng biển quảng bálàng nghề được hỗ trợ không quá 50 triệu đồng cho UBND xã từ nguồn vốnkhuyến công của tỉnh
Các tổ chức hội ngành nghề (thành lập theo qui định của pháp luật) ở các
xã có làng nghề truyền thống, gắn với tuyến du lịch, được hỗ trợ xây dựng mộtnhà trưng bày giới thiệu sản phẩm Mức hỗ trợ không quá 500 triệu đồng chomột xã từ ngân sách tỉnh
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề tham gia xúc tiếnthương mại khai thác được thị trường mới có kim ngạch xuất khẩu năm đầu(thị trường mới) đạt từ 1 triệu USD trở lên, được UBND tỉnh xem xét hỗ trợkinh phí xúc tiến thương mại; mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng từ nguồnvốn khuyến thương của tỉnh (hỗ trợ một lần)
2.1.6.6 Khen thưởng làng nghề
Tổ chức, cá nhân trong làng nghề nếu du nhập nghề mới từ ngoài tỉnh(thuộc lĩnh vực, ngành nghề khuyến khích qui định tại Điều 3 của Quy địnhnày) có quy mô sử dụng từ 100 lao động trở lên, thời gian ổn định từ 2 năm trở
Trang 32lên, được UBND huyện, thành phố đề nghị, UBND tỉnh tặng bằng khen vàthưởng 10 triệu đồng, từ nguồn vốn khuyến công của tỉnh.
Phát triển được một làng nghề có nghề mới từ ngoài tỉnh (thuộc lĩnhvực, ngành nghề khuyến khích qui định tại Điều 3 của Quy định này), đủ tiêuchuẩn được UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề và thưởng 20 triệuđồng, từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh
Các xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn, làng nghề, xã nghề được UBND tỉnh cấpbằng công nhận và thưởng 5 triệu đồng cho làng nghề, 25 triệu đồng cho xãnghề, từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh
2.2 Thực tiễn về phát triển làng nghề mộc truyền thống
2.2.1 Thực tiễn về phát triển làng nghề mộc truyền thống trên thế giới
2.2.1.1 Nhật Bản
Nhật Bản tiến hành công nghiệp hóa từ một nước có nền nông nghiệp
cổ truyền, sản xuất manh mún Trong quá trình công nghiệp hóa họ đã cónhững sáng tạo, những ngành nghề tiểu thủ công truyền thống không bịmất đi mà là một trong những nội dung của công nghiệp hóa là: duy trì cácngành nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền ở nông tổ dân phố Tại NhậtBản có hơn 867 nghề truyền thống bao gồm nhiều ngành nghề khác nhaunhư chế tác kim hoàn, sơn mài, chế biến lương thực phẩm trong quá trìnhcông nghiệp hóa đã hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ và tác động của đờisống văn minh công nghiệp đã làm thay đổi một số thói quen trong sinhhoạt của người dân, vì thế một số nghề thủ công truyền thống đã bị mất đi(nghề sơn mài), còn một số nghề được duy trì phát triển Nhật Bản đã chútrọng phát triển loại hình xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở các gia đìnhlàm nghề thủ công nghiệp
Nghề rèn có lịch sử phát triển hơn 700 - 800 năm, Nhà nước chútrọng khâu hiện đại hoá kỹ thuật, các tập đoàn sắt thép giúp đỡ khâu sản xuấtphôi thép Vì vậy, sản lượng nông cụ xuất khẩu ngày càng tăng và có uy tín
Trang 33trong khu vực.
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, ở tỉnh OITA (miền tây - nam NhậtBản) đã có phong trào "mỗi tổ dân phố làng một sản phẩm" do đích thân tỉnhtrưởng phát động và tổ chức nhằm phát triển nghề truyền thống Kết quả ngaynăm đầu tiên họ đã tạo ra 143 loại sản phẩm, thu nhập 358 triệu USD đến năm
1992 sản xuất được 1,2 tỷ USD trong đó có 378 triệu USD bán rượu đặc sảnSake của địa phương, 114 triệu USD các mặt hàng thủ công mỹ nghệ Phong
trào” mỗi làng một sản phẩm” đã lan rộng ra cả nước
2.2.1.2 Thái Lan
Trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa để nâng cao mức sốngcho người dân nông thôn đi đôi với việc khuyến khích phát triển nông nghiệptheo hướng xuất khẩu Chính phủ Thái Lan cũng đã chú trọng và chủ độngphát triển các ngành nghề làng nghề truyền thống ở nông thôn Đặc biệt, từkhi dự án “Mỗi làng nghề, một sản phẩm được đưa vào triển khai thực hiện đãtạo ra phong trào phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống rất mạnh mẽtrong cả nước và bước đầu đã đạt kết quả tích cực
Dự án “Mỗi làng nghề, một sản phẩm” được chính phủ Thái Lan khởixướng vào năm 2001 với mục tiêu tập trung các nguồn lực và chú ý đến xúctiến những sản phẩm, dịch vụ đặc thù của địa phương Dự án được coi nhưmột chiến lược tạo ra thu nhập bình đẳng hơn cho người dân nông thôn Dựatrên đặc điểm và thế mạnh của mình, từng làng sẽ chọn và phát triển một sảnphẩm đặc thù và chất lượng
Dự án không chỉ dừng lại ở việc phát triển những sản phẩm hay dịch vụđặc thù của địa phương Đặc biệt là phát triển các hàng thủ công mỹ nghệtruyền thống mà mục tiêu của nó có tính toàn diện phát triển có kế thừa vănhóa địa phương và các kiến thức truyền thống cùng với kinh nghiệm lão đờitruyền lại, bao gồm: nghệ thuật, âm nhạc và văn hóa từng địa phương Dự ánnhằm mục đích tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát huy
và bảo tồn văn hóa truyền thống để những kỹ năng và kiến thức truyền thống
Trang 34đem lại nguồn thu bền vững.
2.2.1.3 Malaysia
Malaysia - một đất nước có rừng nhiệt đới lớn thứ 3 của thế giới,thiên nhiên đã ban tặng cho Malaysia một nguồn tài nguyên về gỗ phongphú cùng các tài nguyên khác như khoáng chất, thiếc, cao su, trái dừa, cây
cọ nổi tiếng Từ sự khởi đầu khiêm tốn hơn 20 năm về trước, chỉ là mộtngành thủ công truyền thống với sản phẩm chủ yếu là gỗ làm nhà, gỗ tròntiêu thụ nội địa
Khi chính phủ Malaysia thực thi kế hoạch tổng thế về công nghiệp lần thứ
I (1986-1995) nghề truyền thống chế biến đồ gỗ gia dụng được định dạng nhưmột ngành công nghiệp mũi nhọn đồng thời một số chính sách ưu đãi được thihành Tạo ra nhiều dòng sản phẩm cách tân từ những đồ dùng trong nhà, ngoàitrời, trong văn phòng đến bàn ghế, màn, thảm bằng vải
Đến kế hoạch lần thứ II, ngành hàng gỗ gia dụng tăng trưởngnhanh một cách phi thường Chính phủ Malaysia tiếp tục duy trì sự giúp
đỡ bằng những hành động cụ thể hơn Sự ra đời của hội đồng công nghiệphàng gia dụng
Malaysia và Hội đồng xúc tiến hàng gia dụng Malaysia (MalaysiaFurniture Industry Council và The Malaysia Furniture Promotion Coucil) đểgiúp chính phủ thúc đẩy ngành này phát triển bền vững Mục đích hiệnnay của ngành hàng gia dụng Malaysia là tăng sản xuất và xuất khẩu Tuynhiên để thực hiện được mục tiêu này, ngành hàng gia dụng Malaysiachuyển sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên gỗ đang dần dần nhỏ đi và hướngtới một chiến lược mới là thiết kế mẫu mã sản phẩm và sử dụng nguyênliệu thay thế cùng với công nghệ mới để nhằm tạo ra giá trị cũng như bảnsắc riêng của sản phẩm xuất khẩu từ Malaysia Nhiều năm qua, hàng giadụng Malaysia cung cấp cho thị trường “bình dân” nhưng bây giờ phải tiếnvào một thời kỳ mới để phát triển
Trang 35Ưu tiên hàng đầu của Malaysia lúc này là tạo ra các yếu tố văn hoátrong thiết kế sản phẩm của chính mình (nhưng không phải là văn hoáMalaysia hoàn toàn), bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cùng với các bí quyết trongsản xuất truyền thống, các phương thức đào tạo và nguyên liệu mới Học hỏikinh nghiệm trong sản xuất và trên thương trường, phấn đấu để được các nhànhập khẩu, các nhà phân phối quốc tế thừa nhận như một nhà cung cấp đồ gỗ
có chất lượng Đây là cách duy nhất để ngành này thịnh vượng trong bối cảnhnổi lên những nước đối thủ cạnh tranh lân cận như Indonesia Philippines,Việt Nam và đặc biệt là Trung Quốc
Rồi Malaysia trở thành một nhà xuất khẩu lớn về gỗ dán, gỗ xẻ, gỗ tấm.Đến nay, ngành hàng gỗ gia dụng chiếm 30 - 40% tổng sản phẩm toàn ngànhhàng gia dụng, so với 2% năm 1980
Hội đồng xúc tiến hàng gia dụng Malaysia được thành lập nhằm làmthay đổi toàn diện nghề truyền thống Với chủ trương phải tạo ra nhiều thiết
kế khác nhau, đáp ứng thị trường rộng lớn và văn hoá đa dạng của thế giới
Từ khoá là “không thiết kế mang tính chất Malaysia” mà thích hợp hơn là “dongười Malaysia thiết kế” Bước tiếp theo là phát triển nhắm vào thị trườngtiêu dùng trung và cao cấp bằng thiết kế và chất lượng Hướng tới dùngnguyên liệu 100% là gỗ cao su, thêm vào đó là các loại nguyên liệu như sắt,thép, nhựa, nhôm, mây, tre Hàng loạt các giải pháp về thị trường, giáo dục -đào tạo, xây dựng thương hiệu, truyền thống và nâng cao hình ảnh đi songsong Hàng gia dụng chất lượng cao bằng sự kết hợp giữa truyền thống tinh
tế, khéo léo và công nghệ hiện đại
Tháng 12/2006, tại Kuala Lumpur, Hội đồng Xúc tiến Hàng gia dụngMalaysia (MFPC) và Hội đồng Xuất khẩu gỗ Mỹ (AHEC) cùng nhau tổ chứccuộc Hội thảo Hàng gia dụng Quốc gia Malaysia với tâm điểm: “Quy trìnhthiết kế hàng gia dụng và tầm quan trọng của ý tưởng và đa dạng hoá nguyênliệu” Hội thảo chỉ ra rằng: thiết kế và đổi mới phải được đặt ở trái tim (trung
Trang 36tâm) của chiến lược phát triển ngành công nghiệp hàng gia dụng nước này vàthiết kế - sáng tạo để Malaysia đạt được vai trò là trung tâm của ngành côngnghiệp hàng gia dụng Châu Á Hội thảo cũng cung cấp một cánh cửa khác lạ
về các cơ hội kinh doanh cho những nhà sản xuất Malaysia, tiếp cận các xuhướng đương đại, cập nhật tổ dân phố tin thị trường hàng gia dụng toàncầu Hội thảo kết luận rằng đã đến lúc Malaysia chuyển từ sức mạnh cạnhtranh về giá sang cạnh tranh bằng sự hấp dẫn của thiết kế Chính phủ củng cố
vị trí ngành này tổ dân phố qua tăng cường các quan hệ đối tác chiến lược với
Mỹ Các doanh nghiệp của Chính phủ và khu vực tư nhân được khuyến khíchđầu tư ra nước ngoài, tạo ra nhiều liên doanh hơn nữa, trong sản xuất, tiếp thị,hợp tác chiến lược Malaysia muốn những khách hàng Mỹ của họ có thểmua hàng của Malaysia ở nhiều quốc gia khác nhau
Chiến lược nâng cao thiết kế và thị trường được triển khai mạnh mẽ lànhững yếu tố quyết định chính cho sự chuyển động nghề truyền thống thànhcông nghiệp Đồ gia dụng Malaysia Ngành này cũng đang tiến đến chấp nhậntiêu chuẩn ISO 4000 Ngành hàng gỗ gia dụng đã xuất khẩu đến 160 quốc gia,được xếp thứ 10 trong danh sách những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới.Trung bình Malaysia xuất khẩu 1,5 tỷ USD đồ gỗ gia dụng một năm Thậmchí trong thời gian khủng hoảng kinh tế khu vực 1997 kéo theo sự khủnghoảng kinh tế toàn cầu 1999, nó vẫn tăng trưởng 8-10% mỗi năm
2.2.2 Thực tiễn về phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Việt Nam
2.2.2.1 Thái Bình
Hầu hết các xã, phường, thị trấn của tỉnh Thái Bình đều có hoạt độnglàng nghề truyền thống như dệt vải, đan chiếu, làm hàng mây tre, thêu ren,…tồn tại từ lâu đời, xem kẽ với những làng có nghề mới du nhập như đan túisợi, sản xuất lưỡi câu, đan túi ni lông, chiếu trúc, sản xuất đồ gỗ… Số làngnghề truyền thống tăng từng năm, đến năm 2007 toàn tỉnh có 210 làng nghềtruyền thống (theo số liệu của Sở Công Thương Thái Bình) Hoạt động nghề
Trang 37và làng nghề truyền thống đã tạo việc làm cho hàng nghìn người lao động,góp phần nâng cao thu nhập cho người dân Đã xuất hiện hàng trăm doanhnghiệp trong các làng nghề truyền thống Việc phát triển làng nghề truyềnthống đã góp phần làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thay đổi theohướng tích cực Để khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống, tỉnh TháiBình đã thực hiện một số giải pháp:
- Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động, khuyến khích
tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân
- Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đầu tư thông thoáng để tạonên sức hút, lựa chọn đầu tư phát triển những ngành nghề có công nghệ phùhợp với khả năng, trình độ của người lao động
- Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội phát động các phong tràophát triển kinh tế như: cho vay vốn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chuyểngiao công kỹ thuật, công nghệ mới…
2.2.2.2 Bắc Ninh
Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh hình thành và phát triển từ lâu đời,hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 60làng nghề truyền thống và đặc biệt là có những làng nghề truyền thống pháttriển rất mạnh như làng nghề truyền thống sản xuất sắt thép Đa Hội và Trịnh
Xá (xã Châu Khê, Từ Sơn), làng nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ mỹ nghệĐồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn), giấy Phong khê, gốm Phù Lãng,… Cáclàng nghề truyền thống đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ khắpthị trường trong nước và tham gia xuất khẩu, và tập trung vào các mặt hàng:
đồ gỗ mỹ nghệ, tre, trúc… giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạthàng nghìn tỷ mỗi năm, chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị sản xuất côngnghiệp toàn tỉnh Để phát triển làng nghề truyền thống, Bắc Ninh đã có một sốgiải pháp:
- Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành nhiều nghị quyết chỉ đạo xây dựng,
Trang 38phát triển làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, ban hành nhiều chínhsách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp như:Nghị quyết 04-NQ/TU về phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp (1998);Nghị quyết số 12-NQ/TU về: “ Xây dựng và phát triển khu công nghiệp, cụmcông nghiệp- tiểu thủ công nghiệp” (2000); Nghị quyết 02-NQ/TU về xâydựng và phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp đa ngành và làng nghề(5/2001), nghị quyết về đưa khoa học công nghệ hiện và sản xuất (2002), nghịđịnh số 60/2001/QĐUB ngày 26/6/2001 và quyết định số 104/2002/QĐUBngày 30/8/2002 của UBND tỉnh.
- Quy hoạch tạo mặt bằng cho sản xuất, xây dựng mô hình khu côngnghiệp làng nghề truyền thống đạt tiêu chuẩn môi trường Khuyến khích pháttriển các cụm công nghiệp làng nghề truyền thống và đa nghề nhằm quyhoạch lại các cơ sở sản xuất nâng lên quy mô lớn Tỉnh đã có chính sách ưuđãi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong các khu công nghiệp: miễntiền thuế đất trong 10 năm liền và giảm 50% cho những năm tiếp theo hoặcđược miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được xét hỗ trợ thêm 10-30%giá trị đền bù thiệt hại về đất (nếu có)
- Ưu tiên sử dụng quỹ khuyến công cho các cơ sở sản xuất trong làngnghề truyền thống, nhất là chương trình nhân cấy nghề mới Thực hiện nhiềuchương trình cho các làng nghề truyền thống về các lĩnh vực như vốn, thịtrường, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực…
- Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theoQuyết định số 193-2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để đáp ứng đượcnhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong các làng nghềtruyền thống đối với thế chấp không đủ điều kiện theo yêu cầu của các ngânhàng thương mại nhà nước
- Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề truyền thống đổi mớithiết bị công nghệ, kết hợp cổ truyền với hiện đại và đã thực hiện hơn 10
Trang 39chương trình với vốn vay từ nguồn vốn khoa học công nghệ do ngân hàng nhànước cấp.
- Thành lập và tạo điều kiện cho hoạt động các hội, hiệp hội nghềnghiệp theo nhóm sản phẩm, tạo liên kết trong nhóm doanh nghiệp, cơ sở sảnxuất với nhau, giữa người sản xuất, cung ứng nguyên liệu với những ngườichế biến, tiêu thụ để thống nhất định hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránhcạnh không lành mạnh gây khủng hoảng thừa, thiếu, sốt giá
- Tranh thủ giữa nguốn vốn hỗ trợ từ trung ương và các tổ chức nướcngoài, huy động nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế trong nước hỗ trợcác chương trình, dự án giải quyết ô nhiễm môi trường trong các làng nghềtruyền thống, bao gồm cả xử lý riêng lẻ trong các doanh nghiệp và xử lý tậptrung ở các khu và cụm công nghiệp
- Ngoài chính sách của tỉnh, các huyện còn có những giải pháp riêng
hỗ trợ làng nghề truyền thống phát triển Ví dụ như các Huyện Gia Bình,huyện Yên Phong, huyện Từ Sơn,… đã có những giải pháp cụ thể để hỗ trợlàng nghề truyền thống phát triển như: cho vay vốn với lãi xuất thấp, hỗ trợtrang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất…
2.2.3 Các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan
Về phát triển nghề mộc và các nghề thủ công mỹ nghệ có rất nhiềucông trình nghiên cứu Tuy nhiên, hầu hết các công trình đi sâu vào nghiêncứu tìm hiểu tại các làng nghề truyền thống có từ lâu đời, với đề tài: “Nghiêncứu phát triển nghề làng nghề mộc truyền thống theo hướng bền vững trên địabàn thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc” chúng ta sẽ đivào nghiên cứu phát triển tại một địa phương mà nghề mộc chỉ mới phát triểnvài năm trở lại đây Mặc dù vậy đề tài vẫn cần bám sát vào các mục tiêu, địnhhướng mà các làng nghề truyền thống đã và đang đi theo làm cơ sở nghiêncứu Cụ thể như các nghiên cứu sau:
Bạch Thị Lan Anh nghiên cứu về: “Phát triển bền vững làng nghề
Trang 40truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” Đề tài nghiên cứu trên quy môrộng và có được một cái nhìn tổng quát về tình hình phát triển nghề truyềnthống tại khu vực Bắc Bộ Đưa ra được những lý luận cơ bản về PTBV và xuhướng của phát triển bền vững đối với các làng nghề, ngành nghề tiểu thủcông nghiệp.
Trần Thị Hồng Nhung với nghiên cứu: “Nghiên cứu giải pháp pháttriển bền vững làng nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, xãĐồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh” Nghiên cứu đã chỉ ra được một số kháiniệm về làng nghề, phát triển bền vững tại một làng nghề truyền thống Đưa
ra những khó khăn, thuận lợi và những giải pháp tháo gỡ đối với việc pháttriển đồ gỗ mỹ nghệ trong tương lai
Nguyễn Đình Dũng với nghiên cứu “Phát triển sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm đồ gỗ gia dụng tại xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương”
Đề tài đã đưa ra một số lý luận về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ, đánh giáđược thực trạng sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ gia dụng tại xã Nam Hưng từ đó đề
ra những giải pháp cụ thể để phát triển sản xuất một cách hiệu quả, bền vững.Nhìn chung đề tài đã đi sâu vào quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm
Để phát triển nghề một cách đồng bộ ta cần phải xét trên ba khía cạnh kinh tế,
xã hội và môi trường
Nguyễn Thị Hoàng Đan trong nghiên cứu: “Thực trạng và một số giảipháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nghề truyền thống trong nông thôn ởhuyện Thủy Nguyên – Hải Phòng” đã chỉ ra tầm quan trọng và sự cần thiếtphát triển các ngành nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thủy Nguyên:nghề mây tre đan ở xã Chinh Mỹ, nghề đíc cơ khí ở xã Mỹ Đồng và nghề rènkim loại ở xã Hoa Động Nghiên cứu đã đánh giá trực trạng tình hình khôiphục và phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề truyền thống ở địa bànnghiên cứu Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng mà quan trọng nhất
là yếu tố về con người, về vốn, hiện trạng thiếu mặt bằng để mở rộng sản xuất