1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế hợp tác xã theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh

133 152 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 341,11 KB

Nội dung

Tác giả cũng chỉ ra những định hướng phát triển HTX trong thời gian tới nhưphát triển HTX phải gắn bó mật thiết với đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - 13-xã hội của đất nước;

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

***

NGUYỄN THỊ DIỆU LINH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 2

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

***

NGUYỄN THỊ DIỆU LINH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS VÕ TÁ TRI

Trang 4

HÀ NỘI - 2018

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng mình Luận văn được hoàn thành dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của TS Võ Tá Tri; các số liệu trong luận văn là hoàn toàn khoa học, có cơ sở rõ ràng và trung thực; kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khác.

Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Diệu Linh

i

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sựhướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý Thầy Cô Trường Đại học Thương mại.Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô trường Đại họcThương mại, đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại trường, đã tạomọi điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học cũng như định hướng vàcung cấp cho tôi những kiến thức khoa học đầy đủ nhất về quản lý kinh tế

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Võ Tá Tri, người đã trực tiếp hướngdẫn và dành nhiều thời gian tâm huyết tận tâm hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôihoàn thành luận văn tốt nghiệp

Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, cơ quan, bạn bè đã luôntạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.Luận văn “Phát triển kinh tế hợp tác xã theo hướng bền vững trên địa bàn thị xãĐông Triều, tỉnh Quảng Ninh” là sản phẩm nghiên cứu khoa học đầu tiên của tác giả.Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luậnvăn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhữngđóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn để luận văn này có thể hoàn chỉnh hơn

và đó cũng là kinh nghiệm để tác giả có thể triển khai những công trình nghiên cứusau này

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Diệu Linh

ii

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu 6

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp mới của luận văn 8

7 Kết cấu của luận văn 9

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở ĐỊA PHƯƠNG 10

1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác xã và hợp tác xã 10

1.1.1 Một số khái niệm về kinh tế hợp tác xã và hợp tác xã 10

1.1.2 Tính tất yếu khách quan hình thành kinh tế hợp tác xã 12

1.1.3 Phân loại hợp tác xã 14

1.1.4 Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hợp tác xã 15

1.1.5 Đặc điểm của hợp tác xã 19

1.1.6 Vai trò của kinh tế hợp tác xã 27

1.2 Phát triển kinh tế hợp tác xã theo hướng bền vững 30

1.2.1 Khái niệm và nội dung phát triển bền vững 30

1.2.2 Phát triển kinh tế hợp tác xã theo hướng bền vững 35

iii

Trang 8

1.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hợp tác xã theo hướng bền vững ở một số

địa phương và bài học kinh nghiệm cho thị xã Đông Triều 40

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hợp tác xã theo hướng bền vững ở một số địa phương 40

1.3.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế hợp tác xã theo hướng bền vững cho thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 45

Tiểu kết chương 1 47

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BẢN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH 48

2.1 Các yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế hợp tác xã theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 48

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 48

2.1.2 Điều kiện kinh tế 50

2.1.3 Điều kiện văn hóa, xã hội 53

2.2 Thực trạng phát triển kinh tế hợp tác xã theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017 55

2.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế hợp tác xã theo hướng bền vững về mặt kinh tế 55

2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế HTX theo hướng bền vững về mặt xã hội 65

2.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế HTX theo hướng bền vững về mặt môi trường 71

2.3 Đánh giá chung về phát triển kinh tế hợp tác xã theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 76

2.3.1 Những thành tựu đạt được 76

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại 78

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 82

Tiểu kết chương 2 84

iv

Trang 9

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ

XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH 85

3.1 Mục tiêu, quan điểm và định hướng phát triển kinh tế hợp tác xã trên trên địa bàn thị xã Đông Triều đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 85

3.1.1 Mục tiêu phát triển 85

3.1.2 Quan điểm phát triển kinh tế hợp tác xã theo hướng bền vững của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 86

3.1.3 Phương hướng 87

3.2 Một số giải pháp phát triển kinh tế HTX theo hướng bền vững của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 88

3.2.1 Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác xã theo hướng bền vững 88

3.2.2 Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ cho kinh tế HTX 89

3.2.3 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế HTX 93

3.2.4 Giải pháp về môi trường 95

3.2.5 Phát huy vai trò của Liên minh hợp tác xã 97

3.2.6 Một số giải pháp khác 98

3.3 Kiến nghị một số giải pháp 99

3.3.1 Kiến nghị với thị xã Đông Triều 99

3.3.2 Kiến nghị với tỉnh Quảng Ninh 101

3.3.3 Kiến nghị với Nhà nước 103

KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

v

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại quy mô HTX 24 Bảng 2.1: Cơ cấu ngành kinh tế của thị xã Đông Triều giai đoạn 2011-2017 51 Bảng 2.2 Cơ cấu lao động và việc làm của thị xã Đông Triều giai đoạn 2011-2017.54 Bảng 2.3 Tỷ lệ hộ nghèo của thị xã Đông Triềugiai đoạn 2011-2017 54

vi

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tổng giá trị sản xuất của thị xã Đông Triều giai đoạn 2011-2017 50 Biểu đồ 2.2 Thu nhập bình quân đầu người của thị xã Đông Triều giai đoạn 2012-2017 51 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu sản phẩm của các HTX trên địa bàn thị xã Đông Triều giai đoạn 2012-2017 57 Biểu đồ 2.4.Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất - kinh doanh của HTX 62 Biểu đồ 2.5.Mức độ đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh tế và đời sống xã viên 63 Biểu đồ 2.6.Mức độ dân chủ của HTX và sự tham gia của các thành viên HTX 67 Biểu đồ 2.7.Mức độ tin cậy của xã viên đối với HTX 68 Biểu đồ 2.8.Mức độ phúc lợi chung của hợp tác xã tạo ra cho toàn thể xã viên 69 Biểu đồ 2.9 Mức độ đoàn kết, hợp tác giữa các xã viên và xây dựng cộng đồng HTX 70

vii

Trang 12

viii

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Kinh tế hợp tác xã (kinh tế tập thể) là một hình thức tổ chức kinh tế phổ biến ởhầu hết các nước trên thế giới từ khoảng 200 năm trở lại đây Phát triển hình thứckinh tế này không chỉ có ý nghĩa quan trọng về kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn vềchính trị xã hội đối với sự phát triển của mỗi quốc gia

Kinh tế HTX của Việt Nam đã có lịch sử phát triển hơn 70 năm với nhiềubước thăng trầm Cho đến nay, phát triển kinh tế tập thể và mô hình HTX luôn làchủ trương lớn và xuyên suốt của Đảng ta Trong công cuộc đổi mới đất nước vàhội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế tập thể được xác định là một thành phần kinh tế cóvai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế vàphát triển văn hóa xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Thị xã Đông Triều hiện có nhiều HTX phát huy tốt vai trò nòng cốt của kinh

tế tập thể trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế địa phương.Nhiều HTX mới được thành lập, hoạt động trong nhiều lĩnh vực và được đổi mới về

tổ chức và hoạt động, trong đó có nhiều điển hình tiên tiến, hỗ trợ tốt hơn kinh tế hộ

xã viên, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho người lao động

Tuy nhiên sự phát triển của kinh tế HTX trên địa bàn thị xã Đông Triều cònnhững hạn chế như quy mô HTX nhỏ, tốc độ tăng trưởng thiếu ổn định, sản phẩmchưa tạo dựng được thương hiệu, sức cạnh tranh yếu Nhiều HTX chưa sẵn sàngứng phó với bối cảnh kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,vẫn còn thiếu sự liên kết, hợp tác giữa các HTX để tạo ra chuỗi giá trị của hàng hóachủ lực Bên cạnh đó, việc phân bổ và sử dụng nguồn lực tại các HTX chưa phùhợp, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, chưa phát huy được vai trò, thếmạnh và lợi thế so sánh của địa phương trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,phù hợp với xu hướng vận động, phát triển trong thời kỳ hội nhập

Yêu cầu đặt ra hiện nay là phải tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả củakinh tế HTX để nó phát huy tốt vai trò trong nền kinh tế thị trường định hướng xã

Trang 14

hội chủ nghĩa nói chung, xây dựng nông thôn mới nói riêng Nhằm giải quyếtnhững hạn chế còn tồn tại và khuyến nghị một số pháp giải giúp kinh tế hợp tác xãphát triển bền vững hơn, học viên thực hiện đề tài luận văn “Phát triển kinh tế hợptác xã theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết của Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển vànâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và triển khai mô hình hợp tác xã kiểu mới, vấn đềHTX và kinh tế HTX đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiềugóc độ, phạm vi khác nhau Một số công trình, đề tài nghiên cứu về hợp tác xã vàkinh tế HTX như:

- Nguyễn Tiến Quân (2007), “Phát triển HTX ở nước ta trong giai đoạn mới”,Tạp chí Cộng sản, số 21-2007 Bài báo đã chỉ ra quá trình phát triển kinh tế HTXtrải qua nhiều giai đoạn và đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ đất nước HTX cũng từng lâm vào khủng hoảng và tan rã trong thời kỳ đổimới khiến số lượng HTX còn hoạt động không đáng kể Nhưng từ khi Luật Hợp tác

xã được ban hành và có hiệu lực từ năm 1997, nhất là sau khi có Nghị quyết số NQ/TW ngày 18-3-2002 Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về “Tiếp tục đổi mới, pháttriển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, khu vực hợp tác xã” đã dần khắc phụctình trạng yếu kém, tạo những bước phát triển mới cho HTX, không những phục vụcác nhu cầu kinh tế, đời sống của các hộ xã viên mà còn đóng góp vào GDP của đấtnước Tác giả cũng chỉ ra những định hướng phát triển HTX trong thời gian tới nhưphát triển HTX phải gắn bó mật thiết với đường lối và chiến lược phát triển kinh tế -

13-xã hội của đất nước; Phát triển HTX phải đáp ứng những nhu cầu kinh tế, văn hóa,

xã hội của đông đảo các tầng lớp xã hội, tập hợp và liên kết rộng rãi mọi loại hình

và tổ chức kinh tế, đặc biệt là người lao động, các hộ kinh tế cá thể; Phát triển HTXcần được mở rộng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà người dân có nhu cầu; Pháttriển mô hình HTX đa dạng về hình thức, phát triển từ thấp đến cao, từ làm dịch vụsản xuất, dịch vụ đời sống cho các hộ thành viên, xã viên, đến mở mang ngànhnghề, vươn lên sản xuất kinh doanh tổng hợp Từ các định hướng phát triển, tác giả

đã đề xuất một số giải pháp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Trang 15

với nòng cốt là HTX như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thống nhấtnhận thức, tạo môi trường tâm lý thuận lợi cho HTX phát triển; Đổi mới cơ chế,chính sách nhằm hỗ trợ HTX vượt qua được những thách thức hiện nay; Nâng caohơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước đối với HTX; Tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng, phát huy vai trò của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức, đoàn thểtrong phát triển HTX Tuy nhiên, trong bài báo này, tác giả chưa đề cập đến xuhướng phát triển HTX và kinh tế HTX theo hướng bền vững.

- Phùng Quốc Chí (2010), “Phát triển hợp tác xã trong quá trình công nghiệphoá đến năm 2020 ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Viện chiến lược phát triển Xácđịnh rõ tính tất yếu khách quan của việc phát triển mô hình HTX trên thế giới trên

cơ sở phân tích các nguyên tắc hình thành HTX, tình hình và quan điểm của cácnước có sự phát triển lâu đời các HTX, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tưtưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về kinh tế HTX Từ đó khẳng địnhHTX có vai trò rất quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam Tácgiả đã tổng kết và phân tích sâu sắc thực trạng phát triển kinh tế HTX ở nước ta quacác giai đoạn trước, sau đổi mới và hiện nay, đi sâu làm rõ tình hình triển khai thựchiện và những vấn đề tồn tại về chính sách hỗ trợ phát triển HTX như sự thành lập

và hoạt động của HTX chưa tuân thủ đầy đủ giá trị và nguyên tắc HTX, tốc độ tăngtrưởng không những thấp mà còn có xu hướng giảm dù HTX là nòng cốt của kinh tếtập thể, tiềm lực của hợp tác còn yếu, hiệu quả hoạt động thấp Tác giả cũng chỉ ranguyên nhân chính của các vấn đề tồn tại trong HTX là nhận thức chưa đầy đủ vàđúng đắn về bản chất HTX dẫn đến động lực phát triển của HTX và các lợi íchmang lại cho xã viên không rõ ràng Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những định địnhhướng và giải pháp phát triển HTX trong quá trình công nghiệp hóa đến năm 2020

ở Việt Nam, đặc biệt là các kiến nghị về công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn vềHTX nói riêng cũng như kinh tế tập thể nói chung, đề ra các giải pháp cấp bách, cácgiải pháp lâu dài, kiến nghị giải pháp với các cơ quan Trung ương và các địaphương nhằm phát triển hợp tác xã trong quá trình công nghiệp hoá đến năm 2020 ởViệt Nam

Trang 16

- TS Nguyễn Minh Ngọc (2011), “Sự phát triển của hợp tác xã và vai trò với

an sinh xã hội”, Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển, Trường Đại học Kinh tếQuốc dân Nghiên cứu tập trung đánh giá tình hình phát triển và thực trạng tổ chứcquản lý HTX hiện nay cũng như làm rõ bản chất của HTX và các xu hướng pháttriển mới của HTX Tác giả đã phân tích vai trò của HTX với an sinh xã hội nhưđảm bảo mức sống tối thiểu, cải thiện thị trường lao động, thực thi các chính sáchbảo hiểm, thực thi chính sách ưu đãi và trợ giúp xã hội Từ những nghiên cứu, phântích, đánh giá, tác giả đã đề xuất một số hàm ý cho chính sách phát triển hợp tác xãtrong thời gian tới, cụ thể phát triển HTX là yêu cầu khách quan đối với sự pháttriển và đòi hỏi sự trợ giúp đặc biệt từ Nhà nước và chính quyền địa phương về

cơ sở vật chất, tài chính, tổ chức quản lý hoạt động, đào tạo, thị trường, Bêncạnh đó, việc phát triển HTX cần gắn với viêc đáp ứng nhu cầu hàng hóa, dịch

vụ của các thành viên HTX, tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là ngườilao động có hoàn cảnh khó khăn Theo tác giả, cần coi HTX là công cụ quantrọng đảm bảo an sinh xã hội, cần được ưu tiên phát triển đặc biệt ở nông thôn vàkhu vực mà người dân gặp nhiều khó khăn bất lợi HTX cần được phát triển theohướng thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển cộng đồng, lấy nhu cầu hợptác giữa những người lao động làm cơ sở Nghiên cứu tập trung vào vai trò củaHTX với an sinh xã hội mà chưa đề cập đến vai trò của HTX với các lĩnh vực khácnhư kinh tế, môi trường,

- Doãn Thị Vân Anh (2014), “Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đốivới hợp tác xã ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia

Hà Nội Luận văn hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về HTX, pháp luật về quản lýnhà nước đối với HTX, vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với HTX

và đưa ra những kết quả phản ánh thực trạng quản lý nhà nước trong thực hiện cácchính sách hỗ trợ đối với HTX hiện nay Luận văn cũng chỉ rõ những quy định phùhợp, những hạn chế và thiếu sót cần bổ sung của pháp luật hiện hành về quản lý nhànước đối với HTX Từ đó đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học và mang tínhthực tiễn trong hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về quản lý nhà

Trang 17

nước với HTX ở Việt Nam hiện nay, góp phần cho hoạt động quản lý nhà nước hiệulực và hiệu quả hơn.

- Mai Việt Dũng (2015), “Vấn đề phát triển kinh tế bền vững ở Việt Namhiện nay”, Tạp chí Lý luận Chính trị số 7-2015 Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạngphát triển bền vững về kinh tế tại Việt Nam như tốc độ tăng trưởng tương đối caonhưng thiếu bền vững, năng lực cạnh tranh còn thấp và chậm được cải thiện,chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn diễn ra chậm Bên cạnh đó, các vấn đề ô nhiễmmôi trường ngày càng nghiêm trọng, nợ công gia tăng, thể chế kinh tế thịtrường chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực thấp, cùng với kết cấu hạ tầngthấp kém là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam

Từ những tồn tại kể trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp triển bền vữngkinh tế như đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng chuyển nền kinh tếphát triển theo chiều rộng sang chiều sâu; sử dụng tốt các nguồn lực để thúcđẩy tăng trưởng kinh tế bền vững; tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng;đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảocông bằng xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;…

- Mai Anh Bảo (2015), “Đánh giá tác động của các yếu tố nội sinh đến kếtquả hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sôngHồng”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Từ những lý luận vàthực tiễn về các hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp và các yếu tốnội sinh tác động đến các HTX này, luận án làm rõ cơ sở lý luận, từ đó xây dựng

mô hình các yếu tố nội sinh tác động đến kết quả hoạt động của các HTX trong lĩnhvực nông nghiệp Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy năng lực lãnh đạo, nănglực kiểm soát của ban chủ nhiệm HTX, các cam kết cảm xúc, cam kết duy trì vàviệc tham gia quản trị của xã viên HTX có tác động thuận chiều đến kết quả hoạtđộng của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp Trong đó yếu tố năng lực kiểm soátcủa ban chủ nhiệm và nhân tố tham gia vào quản trị HTX có tác động mạnh nhất

Từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra đề xuất để tăng cường kết quả hoạt động chocác HTX trong lĩnh vực nông nghiệp cần có sự phối hợp của các cơ quan quản lý

Trang 18

nhà nước, ban chủ nhiệm và xã viên HTX như ban chủ nhiệm HTX cần chủ độngtăng cường năng lực quản trị và nhận thức rõ vai trò của xã viên từ đó có cách thứcphù hợp để tăng cường sự tham gia vào quản trị HTX cũng như sự cam kết của xãviên vào quản trị HTX; những hỗ trợ của Nhà nước chỉ nên tập trung vào chính sáchđào tạo với ban chủ nhiệm và xã viên HTX và cẩn trọng với những hỗ trợ về vốn,đất đai,…

Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn đề phát triểnHTX cũng như kinh tế HTX trên nhiều góc độ khác nhau Song các công trình chưa

đi sâu nghiên cứu toàn diện vấn đề phát triển kinh tế HTX theo hướng bền vững vớiđầy đủ ba nội dung: kinh tế, xã hội, môi trường cũng như đưa ra các giải pháp tổngthể nhằm phát triển kinh tế HTX theo hướng bền vững trong bối cảnh kinh tế, xãhội hiện nay Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới vấn đề pháttriển kinh tế HTX theo hướng bền vững tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh vớinhững đặc thù và điều kiện riêng của địa phương

3 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế HTX, qua đó,phân tích thực trạng phát triển kinh tế HTX trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnhQuảng Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế HTX theohướng bền vững trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế HTX và phát triểnkinh tế HTX theo hướng bền vững

- Phân tích và đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội với việc phát triểnkinh tế HTX trên địa bản thị xã Đông Triều theo hướng bền vững

- Tìm hiều tình hình sản xuất, kết quả đạt được cũng như những khó khănthách thức với sự phát triển kinh tế HTX theo hướng bền vững

- Từ các phân tích, đánh giá thực trạng kể trên, khuyến nghị một số giải phápphát triển kinh tế HTX trên địa bản thị xã Đông Triều theo hướng bền vững

Trang 19

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của luận văn là phát triển kinh tế HTX theo hướng bền vữngtrên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dụng: Thực trạng hoạt động và đánh giá kết quả đạt được trongquá trình phát triển của kinh tế HTXtheo hướng bền vững trên địa bàn thị xã ĐôngTriều, tỉnh Quảng Ninh

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu, đánh giá quá trình phát triển kinh tếHTX theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu đánh giá quá trình phát triển kinh tếHTX theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh giaiđoạn 2012-2017, định hướng và đề xuất giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận

Để làm rõ tính tất yếu cũng như vai trò của vấn đề phát triển kinh tế HTX theohướng bền vững, luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, đặt đốitượng nghiên cứu trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố ảnh hướng đến

sự phát triển của kinh tế HTX, từ đó kiến nghị một số giải pháp phù hợp để đẩymạnh phát triển kinh tế HTX của thị xã Đông Triều theo hướng bền vững trong thờigian tới

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

5.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp tham khảo tài liệu: thu thập thông tin từ các quy định, báo cáocủa cơ quan Trung ương, UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND thị xã Đông Triều và các

cơ quan chuyên môn có liên quan đến quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể và hoạtđộng của HTX, gồm: Các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư quy định, hướng dẫn

về hợp tác xã và quản lý kinh tế Đề tài cũng tổng hợp số liệu từ những báo cáo của

Trang 20

UBND thị xã Đông Triều, niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, kế thừa kết quảnghiên cứu các công trình, các đề tài nghiên cứu khoa học đã được công bố, sáchbáo của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn; các luận án Tiến sỹ, luận văn Thạcsỹ; các bài báo, bài viết được đăng tải trên các báo chuyên ngành.

- Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học: Luận văn tiến hành phát phiếuđiều tra với những đối tượng là thành viên HTX, thành viên ban quản trị HTX Kếtquả điều tra khảo sát thu thập được sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng và đềxuất phát triển kinh tế HTX theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Đông Triều,tỉnh Quảng Ninh

5.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp, hệ thống hóa các khái niệm, nội dung, tiêuchí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của kinh tế HTX, làm rõvấn đề lý luận và thực tiễn trong phát triển kinh tế HTX theo hướng bền vững

- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh: dựa trên các số liệu thống kê từcác tài liệu thứ cấp thu thập để so sánh, phân tích, làm rõ những thành tựu và hạnchế còn tồn tại của kinh tế HTX tại thị xã Đông Triều, từ đó đánh giá sự phát triểncủa kinh tế HTX qua từng năm cũng như xu hướng phát triển của kinh tế HTX thị

xã Đông Triều trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017

6 Đóng góp mới của luận văn

Một là, luận văn đã hệ thống và làm rõ thêm lý luận về phát triển kinh tế HTXtheo hướng bền vững từ khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và đặc biệt làm rõvai trò của việc phát triển kinh tế HTX theo hướng bền vững trong xu hướng pháttriển chung của nền kinh tế

Hai là, luận văn đã phân tích các tiêu chí đánh giá cũng như các yếu tố ảnhhưởng đến sự phát triển của kinh tế HTX theo hướng bền vững

Ba là, dựa trên dữ liệu thu thập từ các báo cáo, nghiên cứu đã công bố, luậnvăn phân tích quá trình phát triển của kinh tế HTX tại thị xã Đông Triều giai đoạn

2012 -2017, từ đó chỉ ra thành công và hạn chế cũng như nguyên nhân của quá trìnhphát triển kinh tế HTX trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Trang 21

Bốn là, luận văn đề xuất các quan điểm, nhóm giải pháp và khuyến nghị một

số giải pháp phát triển kinh tế HTX trên địa bản thị xã Đông Triều theo hướng bềnvững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Năm là, những vấn đề mà luận văn đề cập, giải quyết góp phần thiết thực vàoviệc luận giải và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện phát triển kinh tếHTX theo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Đông Triều Luận văn sau khi hoànthiện có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho các vấn đề liên quan đếnquản lý và phát triển kinh tế HTX theo hướng bền vững cho thị xã Đông Triều nóiriêng và vận dụng cho các HTX ở các địa phương khác

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu đềtài nghiên cứu gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tếhợp tác xã theo hướng bền vững ở địa phương

Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế hợp tác xã theo hướng bền vững trênđịa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển kinh tế hợp tác xãtheo hướng bền vững trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Trang 22

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Ở ĐỊA PHƯƠNG

1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác xã và hợp tác xã

1.1.1 Một số khái niệm về kinh tế hợp tác xã và hợp tác xã

1.1.1.1 Khái niệm kinh tế hợp tác xã

- Hợp tác là sự kết hợp sức lực của các cá nhân và tổ chức để tạo nên sức

mạnh lớn hơn nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân, tổ chức hoạt độngriêng rẽ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả so với hợp tác

Đây là hình thức phân công lao động xã hội, trong đó một nhóm người cùngnhau tham gia vào một quá trình sản xuất hay nhiều quá trình sản xuất khác nhaunhưng có quan hệ mật thiết với nhau

- Hợp tác kinh tế là sự hợp tác trong lĩnh vực kinh tế nhằm tăng cường mối

liên kết kinh tế giữa các thành viên tham gia hợp tác

- Kinh tế hợp tác là một hình thức liên kết tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ giúp

đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh của từng thành viên với ưuthế sức mạnh tập thể giải quyết tốt hơn những vấn đề của sản xuất, kinh doanh vàđời sống kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích của mỗi thành viên.Hiện nay đang tồn tại nhiều loại hình kinh tế hợp tác, trong đó có kinh tế hợptác giản đơn và kinh tế HTX, cụ thể:

+ Kinh tế hợp tác giản đơn: là hình thức hợp tác đơn giản nhất, xuất hiện khinền kinh tế hàng hóa chưa phát triển, sản xuất vẫn chủ yếu là tự cung tự cấp Hìnhthức hợp tác này có tính linh hoạt do có thể tổ chức ở bất cứ đâu, có tính tương trợcao vì chủ yếu xây dựng trên quan hệ tình cảm, truyền thống cộng đồng Tuy nhiên,hợp tác giả đơn không có tư cách pháp nhân, không có bộ máy quản lý hay điều lệhoạt động, vì thế hợp tác giản đơn không có tính ổn định

Hợp tác giản đơn thể hiện ở 2 dạng: tổ, hội nghề nghiệp; tổ, nhóm hợp tác vàcác tổ kinh tế hợp tác

Trang 23

+ Kinh tế hợp tác xã: là loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơnkinh tế hợp tác giản đơn Hợp tác xã được hình thành và phát triển từ chính quátrình hợp tác trong sản xuất kinh doanh nhưng ở mức độ gắn kết chặt chẽ hơn, cácquan hệ về sở hữu, cung cầu, phân phối, lưu thông… được thiết lập hiệu quả hơn.Hợp tác xã có bộ máy quản lý và điều lệ hoạt động rõ ràng, là tổ chức kinh tế có tưcách pháp nhân nên hợp tác xã có tính ổn định hơn so với loại hình kinh tế hợp tácgiản đơn

1.1.1.2.Khái niệm hợp tác xã

Hợp tác xã là một loại hình kinh tế hợp tác đã có lịch sử hình thành và pháttriển hơn 200 năm với nhiều các định nghĩa khác nhau

Theo Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA): “Hợp tác xã là hiệp hội tự chủ củacác cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu vànguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một tổ chức kinh tếcùng nhau làm chủ chung và kiểm tra dân chủ”

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: “Hợp tác xã là sự liên kết của nhữngngười đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lạitrên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giaovào hợp tác xã phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn chủ yếubằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanhtrong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung”

Tại Việt Nam, khái niệm về HTX được hoàn thiện thông qua các quan điểm,chủ trương của Đảng và Nhà nước Trên cơ sở tạo hành lang pháp lý cho HTX pháttriển, Luật hợp tác xã ra đời, cùng với đó khái niệm HTX cũng đã có những thay đổinhư sau:

Điều 1 Luật HTX năm 1996 định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ donhững người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập

ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viênnhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”

Trang 24

Luật HTX năm 2003 có sửa đổi, bổ sung và giải thích thêm về HTX nhưsau: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, phápnhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện gópvốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể củatừng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt độngsản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước”.

HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ,

tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tíchluỹ và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật

Luận văn sử dụng khái niệm HTX theo khoản 1, điều 3, Luật HTX năm 2012,HTX được định nghĩa là “Tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách phápnhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhautrong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chungcủa thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trongquản lý hợp tác xã”

1.1.2 Tính tất yếu khách quan hình thành kinh tế hợp tác xã

Hợp tác là nhu cầu và xu thế tất yếu khách quan trong quá trình phát triển nóichung và phát triển kinh tế nói riêng Từ lâu, người nông dân đã có nhu cầu hợptác với nhau trong sản xuất nông nghiệp, bởi sản xuất nông nghiệp trước kia gặpnhiều khó khăn do phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên như đất đai, thời tiết,thiên tai, bệnh dịch, Việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau của người nông dân khôngchỉ giúp họ vượt qua những khó khăn cụ thể mà còn góp phần nâng cao hiệu quảsản xuất nông nghiệp

Nền sản xuất ban đầu mang tính tự cung tự cấp thì việc hợp tác cũng giản đơn,mang tính thời vụ, có việc thì làm giúp nhau Việc hợp tác này mang đặc điểm cộngđồng mà chưa tính đến giá trị ngày công Khi nền sản xuất hàng hóa phát triển, quátrình phân công lao động và chuyên môn hóa cao phát sinh ra nhiều các ngành mớicũng như nhu cầu về các dịch vụ phục vụ quá trình tái sản xuất ngày càng tăng Lực

Trang 25

lượng sản xuất càng phát triển thì nhu cầu hợp tác ngày càng sâu rộng, do đó tất yếuhình thành và phát triển các hình thức hợp tác ở trình độ cao hơn.

Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, các hộ nông dân, trang trại là những đốitượng yếu thế hơn trong xã hội, họ gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong quá trình sảnxuất, tiêu thụ sản phẩm do chịu sự chèn ép của tư bản lớn Vì vậy, họ có nhu cầu kếthợp với nhau để tồn tại, chống lại sự chèn ép, cá lớn nuốt cá bé của tư bản lớn và sựcạnh tranh khốc liệt của thị trường, cũng vì thế HTX ra đời

Lê-nin đã từng nêu những vấn đề lý luận cơ bản về chế độ hợp tác trong tácphẩm “Bàn về chế độ hợp tác xã” Ông đã chỉ ra vai trò của HTX cũng như phươngchâm, nguyên tắc xây dựng HTX và vai trò, trách nhiệm của chính quyền Xô viếtvới HTX Vận dụng tư tưởng của Lê-nin vào Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh giảithích về sự cần thiết khách quan và ý nghĩa của HTX nông nghiệp Việc hợp tác vớinhau tạo nên sức mạnh tập thể, giúp các xã viên thực hiện những việc mà từng hộ cáthể không thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả bằng hợp tác như chốngthiên tai, phòng trừ sâu bệnh, xây dựng công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nêu ra những mục tiêu xã hội của HTX như: HTX gópphần xây dựng tình làng nghĩa xóm, tạo sức mạnh vượt qua khó khăn trong đờisống, sản xuất, bảo vệ Tổ quốc,…

Thực tế lịch sử thế giới sau hơnhai thế kỷ qua đã chứng minh tính đúng đắncũng như sự cần thiết khách quan của kinh tế hợp tác và HTX trong quá trình pháttriển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Phong trào hợp tác hóa ở Việt Nam đã trải qua hơn hơn 70 năm cùng nhiềuthăng trầm Thời kỳ cao điểm của phong trào hợp tác hóa, nước ta có hàng trămnghìn tổ chức kinh tế hợp tác với sự tham gia đông đảo của các hộ nông dân, tiểuthương, người lao động cá thể Kinh tế hợp tác, trong đó nổi bật là HTX đã cónhững đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đời sốngsản xuất cũng như góp phần vào chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc khángchiến chống Mỹ cứu nước

Trang 26

Tuy vậy, phong trào hợp tác hóa và HTX cũng đã rơi vào giai đoạn thoái trào,tan rã do mô hình HTX kiểu cũ không còn đáp ứng được yêu cầu phát triển trongđiều kiện mới với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường hiện đại.Cùngvới đó, nhiều hộ nông dân vẫn tự nguyện góp vốn, góp công, cùng nhau hình thànhcác tổ chức kinh tế hợp tác để giúp nhau trong sản xuất và đời sống Điều này chothấy các hộ nông dân thực sự có nhu cầu hợp tác với nhau, họ thừa nhận lợi ích từHTX và tích cực tham gia vào các HTX Thực tế đó đã chứng minh tính đúng đắn,

sự cần thiết, tính tất yếu khách quan của HTX trong nông nghiệp nói riêng và nềnkinh tế nói chung

1.1.3 Phân loại hợp tác xã

Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại HTX như phân loại theo mục đích,chức năng hoạt động, theo đặc điểm về quy mô, tính chất, hình thức pháp lý Hiệnnay, ở Việt Nam, có nhiều cách phân loại HTX như căn cứ vào không gian hoạtđộng, chủ thể tham gia, tổ chức quản lý, chức năng hoạt động, tính chất trình độ xãhội hóa, quy mô và đặc điểm hình thành HTX,… Tuy nhiên, tác giả hướng đến xemxét việc phân loại HTX theo chức năng, nhiệm vụ hoạt động

- HTX dịch vụ bao gồm ba loại: HTX dịch vụ từng khâu, HTX dịch vụ tổnghợp đa chức năng và HTX dịch vụ đơn mục đích (HTX chuyên ngành)

+ HTX dịch vụ từng khâu: hoạt động tập trung ở từng khâu công việc trongquá trình sản xuất và phục vụ cho sản xuất

Ví dụ như: HTX tín dụng, HTX mua bán, HTX dịch vụ đầu vào, HTX dịch vụđầu ra, HTX chuyên dịch vụ về tưới tiêu…

+ HTX dịch vụ tổng hợp đa chức năng: Tuỳ theo điều kiện, trình độ sản xuất,

và tập quán ở từng địa phương mà nhu cầu về các loại hình dịch vụ khác nhau Đốivới các vùng trồng lúa, HTX có thể cung cấp các dịch vụ như: cung ứng vật tư, tướitiêu theo quy trình kĩ thuật canh tác, dịch vụ làm đất, phòng trừ sâu bệnh, bảo quảnnông sản, vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ,

+ HTX chuyên ngành: HTX này được hình thành từ nhu cầu của các hộ thànhviên cùng sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá tập trung, hoặc cùng làm một nghề

Trang 27

giống nhau HTX cung ứng vật tư, trao đổi hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ, vậnchuyển và tiêu thụ sản phẩm, đại diện các hộ thành viên quan hệ với cơ sở chếbiến nông sản.

- HTX sản xuất kết hợp dịch vụ: HTX loại này có đặc điểm; nội dung hoạtđộng sản xuất là chủ yếu, dịch vụ là kết hợp Mô hình HTX loại này phù hợp trongcác ngành tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, nghề đánh cá, nghề làm muối (trừ ngànhtrồng trọt và chăn nuôi)

- HTX sản xuất kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện: Cơ cấu tổ chức, hoạtđộng, bộ máy quản lý và chế độ hạch toán, kiểm kê, kiểm soát, phân phối theonguyên tắc của HTX kiểu mới, tương tự một “doanh nghiệp” tập thể với mục tiêulợi nhuận nhằm phát triển kinh tế HTX và đem lại lợi ích cho xã viên HTX loại nàythích hợp với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, khai thác, sản xuất vật liệuxây dựng, nuôi trồng thuỷ sản, nghề làm muối, đánh cá

1.1.4 Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hợp tác xã

Hợp tác và phát triển cộng đồng của HTX thể hiện cụ thể yêu cầu đối với mọithành viên là có ý thức tinh thần xây dựng tập thể, cùng hợp tác với nhau trong nội

bộ HTX và cao hơn nữa là HTX với nhau trong và ngoài nước Việc quy địnhcác nguyên tắc đặt ra trách nhiệm đối với các thành viên: thành viên HTX phải có ýthức phát huy trên tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong HTX, trongcộng đồng xã hội; các HTX cùng hợp tác với nhau trong sản xuất kinh doanh và xâydựng, phát triển phong trào HTX Để HTX phát huy được vai trò, thể hiện bản chấtcủa mình, đòi hỏi các thành viên phải cùng nhau đóng góp, xây dựng

Các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của HTX đã được Lê-nin đưa ra và đượccác nước xã hội chủ nghĩa (trong đó có Việt Nam) vận dụng trong quá trình xâydựng và phát triển kinh tế tập thể Hiện nay các nguyên tắc này đã được luật hóa,điều 7, Luật Hợp tác xã 2012 quy định cụ thể một số nguyên tắc tổ chức, hoạt độngcủa HTX như sau:

Trang 28

1.1.4.1 Nguyên tắc tự nguyện

Khoản 1, điều 7, Luật HTX năm 2012 quy định về nguyên tắc tự nguyện: “Cánhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã Hợptác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.”

Mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tham gia HTX hoàn toàn trên cơ sở tựnguyện, không chịu sự cưỡng ép của bất cứ cá nhân, tổ chức nào Các cá nhân, tổchức không phân biệt tôn giáo, giới tính, dân tộc, có đủ có điều kiện theo quy địnhcủa pháp luật, đồng thuận và đáp ứng các quy định trong điều lệ của HTX đều cóquyền tham gia HTX Cũng như khi gia nhập, các thành viên HTX khi không muốntiếp tục tham gia HTX đều có quyền làm đơn xin ra khỏi HTX

Yếu tố tự nguyện là một trong những yếu tố quyết định thành công của cáchoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tổ chức, quản lý của HTX HTX do cácthành viên tự nguyện góp vốn, góp công lập nên để đáp ứng lợi ích chung, nhu cầuchung Bất kỳ sự ép buộc, cưỡng chế nào cũng sẽ làm suy giảm tính tích cực của cácthành viên tham gia HTX

Tuy nhiên, để thực hiện được nguyên tắc tự nguyện, các thành viên tham giaHTX phải hiểu về nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia HTX cũng như xác định đúngnhu cầu, mục đích của mình khi gia nhập HTX Chính quyền địa phương cần cungcấp đầy đủ thông tin, các chính sách, quy định có liên quan đến HTX để người dân

có hiểu biết đầy đủ, chính xác Mọi sự can thiệp, vận động vì bất cứ mục đích nàokhác như mục đích chính trị, động cơ tham gia HTX để hưởng chính sách ưu đãi củaNhà nước cần được loại bỏ

1.1.4.2.Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai

Nguyên tắc bình đẳng được quy định cụ thể tại khoản 3, điều 7, Luật HTXnăm 2012 như sau: “Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểuquyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý

và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ,kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập

và những nội dung khác theo quy định của điều lệ”

Trang 29

Mọi thành viên tham gia HTX có quyền bình đẳng, quyền biểu quyết ngangnhau, không phụ thuộc số vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạtđộng của HTX Các thành viên đều có quyền dự đại hội xã viên, các cuộc họp xãviên để biểu quyết các công việc của HTX, bầu cử ban quản trị, ban kiểm soátHTX,… Các thành viên HTX có quyền đưa ra ý kiến, yêu cầu ban quản trị giải đápnhững vấn đề mà các thành viên HTX quan tâm.

Mọi thành viên HTX có nghĩa vụ như nhau trong việc chấp hành điều lệ HTX,nội quy HTX cũng như hưởng quyền lợi như nhau theo quy định của điều lệ HTXcũng như pháp luật về HTX

Về các nội dung hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX, tình hình tài chính,việc phân phối thu nhập, trích lập các quỹ, các quyền lợi và nghĩa vụ của các thànhviên HTX, hoạt động của ban quản trị, ban kiểm soát (trừ các bí mật kinh doanh,công nghệ sản xuất được đại hội xã viên đồng thuận) phải được công khai với cácthành viên trong HTX hoặc thông báo bằng văn bản định kỳ, thông tin trên bảng tintại trụ sở HTX để mọi thành viên HTX đều biết

Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai được Đảng và Nhà nước xác định

áp dụng không chỉ trong HTX mà trong tất cả các tổ chức Đây cũng là tiền đề, làđiều kiện xây dựng và phát triển của HTX Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc nàygiúp hoạt động của HTX minh bạch, các thành viên tham gia HTX tin tưởng vàcùng nhau xây dựng HTX vững mạnh, các thành viên HTX phải thực sự là ngườichủ của HTX

Dù vậy, nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai nếu bị vi phạm hoặc thựchiện mang tính hô hào, hình thức thì sẽ dẫn đến tham nhũng tràn lan, lạm dụng chứcquyền, trục lợi, xói mòn lòng tin của các thành viên tham gia HTX, làm méo mómục đích, vai trò của HTX

1.1.4.3 Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi

Khoản 4, điều 7, Luật HTX năm 2012 quy định: “Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác

xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật”

Trang 30

Mọi hoạt động của HTX đều do HTX tự quyết định và chịu trách nhiệm, các

cá nhân, tổ chức khác không được can thiệp và việc quản lý cũng như hoạt độngchính đáng của HTX HTX phải tự quyết định và tự chịu trách nhiệm trước phápluật về các hoạt động của mình như: bộ máy tổ chức, quản lý, huy động vốn cho sảnxuất kinh doanh, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối phu nhập, tríchlập các quỹ,…

Các quyết định của HTX phải đảm bảo HTX và các thành viên HTX đều cólợi, kết hợp hài hòa lợi ích của các thành viên và sự phát triển của HTX Các thànhviên tham gia HTX được hưởng quyền lợi theo mức vốn góp, công sức đóng góp vàcùng nhau giải quyết, khắc phục rủi ro mà HTX gặp phải trong quá trình hoạt động.HTX hoàn toàn có quyền từ chối yêu cầu làm thiệt hại đến lợi ích chung của HTXhoặc không được các thành viên HTX đồng thuận Bên cạnh đó, HTX có quyềnkhiếu nại những hành vi vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của HTX cũng nhưcác thành viên tham gia HTX

Thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi này tạođiều kiện để các HTX tự tìm cách đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chấtlượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và đảm bảo sự công bằngđối với các thành viên tham gia HTX, công bằng cả về quyền lợi được hưởng vànghĩa vụ phải thực hiện Điều này tạo động lực khuyến khích các thành viên HTXtích cực đóng góp vào hoạt động của HTX, thúc đẩy HTX phát triển

Nếu không đảm bảo nguyên tắc này, HTX sẽ khó có thể tồn tại và phát triểntrong điều kiện kinh tế thị trường và cạnh tranh như hiện nay Việc chỉ làm theo chỉđạo của các cấp quản lý cao hơn chỉ phù hợp trong thời kỳ bao cấp, quản lý chỉ đạobằng mệnh lệnh HTX trong điều kiện mới phải chủ động mới có thể phát triển

1.1.4.4 Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng

Các thành viên HTX luôn phát huy tinh thần đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau

và xây dựng tập thể HTX Các HTX ở mỗi địa phương và trong phạm vi cả nướccũng cần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt độngkhác để phát triển ngày càng vững mạnh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,

Trang 31

góp phần phát triển kinh tế xã hội Các HTX trong nước cũng cần có sự giao lưu,trao đổi, hợp tác với các HTX trong khu vực và quốc tế, không chỉ để nâng cao, mởrộng hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tăng cường tình hữu nghị quốc tế.Theo quy định trong Luật HTX năm 2012, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tàichính với Nhà nước, một phần thu nhập của HTX được trích cho quỹ phúc lợi phục

vụ các thành viên HTX Bên cạnh đó, HTX cũng quan tâm giáo dục, đào tạo, bồidưỡng cho thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong HTX, chăm lo pháttriển bền vững cộng đồng thành viên, nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trênquy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế

Nguyên tắc này được quy định tại khoản 6 và khoản 7, điều 7,Luật HTX năm2012: “Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chothành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợptác xã” “Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồngthành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong tràohợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế”

HTX kiểu cũ là điển hình của mô hình HTX không có sự hợp tác, chỉ hoạtđộng đơn lẻ, bó hẹp trong phạm vi HTX dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, các thànhviên HTX không có sự đoàn kết cần có của một tổ chức kinh tế hợp tác

1.1.5.Đặc điểm của hợp tác xã

1.1.5.1 Thành viên tham gia hợp tác xã

Theo quy định của Luật HTX năm 2012, thành viên tham gia HTX bao gồm:

cá nhân (là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại ViệtNam, đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự), hộ gia đình, phápnhân Thành viên tham gia HTX là những người có nhu cầu hợp tác với các thànhviên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX, tự nguyện góp vốn, góp sứcthành lập và hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứngnhu cầu chung của thành viên

Trang 32

Số lượng thành viên HTX tối thiểu là 07 thành viên Các thành viên HTX tựnguyện gia nhập hoặc rời khỏi HTX Họ có quyền bình đẳng, biểu quyết ngangnhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt độngcủa HTX, được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sảnxuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quyđịnh của điều lệ HTX Thành viên cũng có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợpđồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ HTX.

Mỗi HTX là một chủ thể riêng biệt, là chủ thể của sở hữu tập thể, có quyền sởhữu đối với toàn bộ tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên,thu nhập hợp pháp từ sản xuất, kinh doanh, được Nhà nước hỗ trợ hoặc từ cácnguồn kháctheo quy định của pháp luật; có quyền sở hữu tư liệu sản xuất, công cụlao động phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác củaHTX;có quyền sở hữu các loại quỹ do HTX lập ra theoquy định trong điều lệ củaHTX, các khoản trợ cấp, hỗ trợ, cho, tặng của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhântrong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác

Việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu tập thể phải tuântheo các quy định của pháp luật, phù hợp với điều lệ riêng của từng HTX Ban quảntrị dựa theo điều lệ và nghị quyết của đại hội xã viên để giao tài sản thuộc sở hữutập thể cho các thành viên HTX sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh,phát triển kinh tế HTX và đáp ứng lợi ích của các thành viên

Trang 33

Sở hữu cá nhân là kết quả lao động của cá nhân và phần quỹ tiêu dùng xã hội

mà cá nhân được hưởng Tài sản thuộc sở hữu cá nhân chủ yếu là những sản phẩmtiêu dùng Chủ thể của sở hữu cá nhân là các thành viên trong xã hội trực tiếp tham gialao động sản xuất

Các thành viên HTX là các chủ thể độc lập, có quyền tự chủ kinh tế Tài sảnthuộc sở hữu cá nhân của các thành viên độc lập với sở hữu của HTX Các thànhviên có toàn quyền sử dụng phương tiện sản xuất thuộc sở hữu cá nhân để sản xuất,kinh doanh

1.1.5.3 Quan hệ quản lý và cơ chế quản lý

Mối quan hệ giữa HTX và các thành viên HTX là quan hệ bình đẳng, thỏathuận, tự nguyện, cùng có lợi và cùng chịu rủi ro trong quá trình sản xuất kinhdoanh Các thành viên HTX được tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quantrọng của HTX như phương án sản xuất kinh doanh, bầu hội đồng quản trị, giámđốc, ban kiểm soát, các nội dung liên quan đến tổ chức, hoạt động của HTX,… Bộmáy quản lý HTX cũng gọn nhẹ, chú trọng hiệu quả quản lý Nhiệm vụ của hộiđồng quản trị, ban kiểm soát HTX được xác định rõ ràng, cụ thể trong Luật HTX

- Kết nạp thành viên mới, giải quyết việc chấm dứt tư cách thành viên, khenthưởng, kỷ luật thành viên

- Thông báo tới các thành viên HTX nghị quyết, quyết định của đại hội thànhviên, hội đồng quản trị

Trang 34

- Đánh giá hiệu quả hoạt động của các thành viên ban quản trị HTX, bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê giám đốc (tổng giámđốc) theo nghị quyết của đại hội thành viên.

Về quyền hạn, nhiệm cụ của ban kiểm soát, kiểm soát viên được làm rõ tạiđiều 38 Luật HTX năm 2012 như sau:

- Kiểm tra, giám sát hoạt động của HTX, việc chấp hành điều lệ, nghị quyết,quyết định của đại hội thành viên, hội đồng quản trị và quy chế của HTX

- Giám sát hoạt động của ban quản trị HTX, thành viên HTX theo quy địnhcủa pháp luật, điều lệ, nghị quyết của đại hội thành viên, quy chế của HTX

- Kiểm tra hoạt động tài chính, việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thunhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản, vốn vay của HTX và các khoản

hỗ trợ của Nhà nước

- Thẩm định báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh, báo cáo tài chính hàng nămcủa HTX, tiếp nhận kiến nghị liên quan đến HTX và giải quyết theo thẩm quyền.Hiện nay, HTX là một loại hình kinh tế độc lập và bình đẳng với các loại hìnhkinh tế khác HTX tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình trước pháp luật, tự quyết định vấn đề tổ chức, quản lý hoạtđộng và sử dụng vốn của HTX, phân phối thu nhập, xử lý lỗ, nợ của HTX, đảm bảohoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước

Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của các HTX mà tôntrọng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các HTX Nhà nước quản lý HTXthông qua các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách khuyến khích pháttriển HTX

1.1.5.4.Quan hệ phân phối

Sau khi HTX đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và trích lập cácquỹ theo quy định của pháp luật, thu nhập của HTX được phân phối cho các thànhviên theo nguyên tắc công bằng và cùng có lợi Cụ thể, thu nhập của thành viênđược phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm dịch vụ của thành viên,theo công sức lao động đóng góp của thành viên, theo vốn góp Với cách phân phối

Trang 35

thu nhập như vậy, HTX khuyến khích các thành viên HTX tham gia sản xuất kinhdoanh và gắn bó với HTX Các quỹ được trích lập từ thu nhập của HTX được sửdụng để đầu tư phát triển cũng như phúc lợi cho các thành viên HTX

Về nghĩa vụ tài chính của HTX với Nhà nước, HTX là một tổ chức kinh tếđược thành lập hợp pháp nên phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước.Nghĩa vụ về thuế của HTX được quy định cụ thể tại khoản 5, điều 9, Luật HTX năm2012: “Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán,thống kê” và điều 16 Thông tư số 83/2015/TT-BTC: “Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác

xã thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về thuế Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xãtheo dõi số phải nộp, số đã nộp, số còn phải nộp chi tiết từng khoản thuế và cácnghĩa vụ tài chính với Nhà nước”

Các loại thuế HTX gồm một số loại thuế cơ bản là: thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân của người lao động làmviệc tại HTX, thuế sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, thuế bảo vệ môitrường, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt

Bên cạnh cách nghĩa vụ về thuế, Nhà nước cũng có nhiều chủ trương, chínhsách ưu đãi về chế độ thuế đối với HTX, đặc biệt là HTX nông nghiệp nhằm tạo điềukiện cho các HTX hoạt động hiệu quả Các ưu đãi này được ghi nhận tại điểm a, khoản

2, điều 6, Luật HTX 2012 và được quy định cụ thể tại các luật về thuế như: Luật thuếxuất khẩu, Luật thuế nhập khẩu, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập

cá nhân, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật thuế bảo vệ môi trường,

Về phân phối thu nhập của HTX được quy định tại điều 46, Luật HTX năm

2012 như sau:

- Trích lập quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ không thấp hơn 20% trên thu nhập;trích lập quỹ dự phòng tài chính với tỷ lệ không thấp hơn 5% trên thu nhập; Tríchlập các quỹ khác đo đại hội thành viên quyết định

- Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được phân phốicho thành viên HTX đươc quy định vụ thể trong điều lệ HTX nhưng tuân thủnguyên tắc sau đây:

Trang 36

+ Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xãthành viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạoviệc làm.

+ Phần còn lại được chia theo vốn góp

- Thu nhập đã phân phối cho thành viên HTX là tài sản thuộc sở hữu của thành viên

Về việc sử dụng các quỹ của HTX được quy định trong điều lệ, quy chế vềquản lý tài chính của HTX và phù hợp với quy định của pháp luật Hàng năm, hộiđồng quản trị báo cáo đại hội thành viên về việc quản lý, sử dụng các quỹ vàphương hướng sử dụng các quỹ của HTX

1.1.5.5 Quy mô và phạm vi hoạt động

Quy mô và phạm vi hoạt động của HTX không còn bị giới hạn như trước MỗiHTX có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, không giới hạn địagiới hành chính, chỉ cần đảm bảo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật nóichung và Luật HTX nói riêng Các HTX có thể liên kết để tạo thành các Liên hiệpHTX, tăng cường sức mạnh của HTX

Bảng 1.1 Phân loại quy mô HTX

HTX quy mô rất lớn

Doanh thu Dưới 1 tỷ

đồng

Từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng

Từ 5 tỷ đồng đến dưới 10

tỷ đồng

Trên 10 tỷ đồng

tỷ đồng

Trên 10 tỷ đồng

Số lao động Dưới 30

người

Từ 30 đến 100 người

Từ 100 ngườiđến dưới 500 người

Trên 500 người

(Nguồn: Phụ lục 01, Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT)

Trang 37

Quy mô của các HTX phản ánh độ lớn của HTX Các HTX có quy mô lớnthường có ưu thế về khả năng áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vàosản xuất, về tính chuyên môn hóa trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường

Mỗi thành viên có thể tham gia nhiều HTX (HTX không cùng ngành nghề)nếu Điều lệ HTX không hạn chế Không giới hạn số lượng thành viên tham giavào mỗi HTX

1.1.5.6.Hình thức hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động

Mô hình HTX hiện nay đa dạng về hình thức, với nhiều trình độ phát triển,hoạt động đa dạng từ làm dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ cho hoạt động sản xuất,kinh doanh của các thành viên, đến kinh doanh tổng hợp,

HTX là một tổ chức kinh tế tập thể, lợi ích của HTX bao gồm lợi ích của cácthành viên và lợi ích của tập thể HTX cũng có vai trò quan trọng trong xóa đóigiảm nghèo, thúc đẩy công bằng xã hội,… Vì vậy, mọi hoạt động của HTX phảiđược đánh giá qua hiệu quả tổng hợp cả về kinh tế và xã hội, hiệu quả chung củatập thể HTX và của các thành viên tham gia HTX

Với những đặc điểm kể trên, có thể thấy HTX hiện nay đã có nhiều thay đổitích cực so với mô hình HTX kiểu cũ mang nặng tính kế hoạch hóa tập trung baocấp, sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, phân phối kiểu bình quân, cào bằng, khôngtạo động lực cho các thành viên tham gia HTX

Trang 38

TT Tiêu chí HTX kiểu mới HTX kiểu cũ

Chế độ sở hữu tập thể, sở hữu chung về tư liệu sản xuất

quản lý

Quan hệ giữa HTX và thànhviên là quan hệ bình đẳng, thỏathuận, tự nguyện, cùng có lợi

và cùng chịu rủi ro trong sảnxuất, kinh doanh

Hệ giữa xã viên với HTX là quan hệ phụ thuộc

Chế độ phân phối mang nặng tính bình quân, bao cấp, không khuyến khích người lao động hăng hái, tích cực làm việc, xã viên thiếu gắn bó với HTX, giành công sức làm kinh tế gia đình

quản lý

Tự quyết định và tự chịu tráchnhiệm về kết quả hoạt độngsản xuất, kinh doanh

Cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp

Quy mô và phạm vi hoạt độngcủa HTX bị giới hạn trong phạm vi hẹp, thường gắn với một lĩnh vực

Mô hình sản xuất tập trung và chủ yếu được phát triển trong lĩnh vực sản xuất, hầu như không có loại hình HTX làm dịch vụ cho thành viên

1.1.6.Vai trò của kinh tế hợp tác xã

1.1.6.1.Vai trò kinh tế

Trang 39

Các HTX đã bước đầu hỗ trợ cho kinh tế xã viên thông qua việc đáp ứngtừng bước các loại dịch vụ và các nhu cầu cơ bản trong sản xuất và đời sống củathành viên, giúp giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất và mở rộng quy

+ Cầu nối khoa học công nghệ: nhờ tham gia HTX, các hộ xã viên, nhất là hộnghèo có điều kiện ổn định và nâng cao năng lực sản xuất, ứng dụng khoa học, kỹthuật và công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Đa dạng hoá các ngành nghề: một số ngành nghề mới được hình thành vàphát triển, tăng cường các khâu dịch vụ, hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giúp chongười lao động có việc làm Điều này giúp giảm sức ép về số lượng lao động trongnông nghiệp, chuyển dịch lao động từ thuần nông sang lao động đa dạng ngành nghề.+ Tín dụng: Hoạt động này của các HTX tín dụng có vai trò quan trọng trongviệc cho vay, hỗ trợ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh Hiện nay, nhiềungười dân có nhu cầu phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo nhưng lại thiếu vốnhoặc không thể tiếp cận các nguồn vốn vay phù hợp, các HTX tín dụng hoặc tổchức hoạt động tín dụng nội bộ trong các HTX là giải pháp rất cần thiết và hiệu quả.+ Phát triển thị trường: trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh, các hộ

xã viên thường gặp khó khăn trong vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm HTX trởthành cầu nối giữa kinh tế hộ và thị trường Thông qua việc phát triển các mô hìnhHTX kiểu mới này mà nhiều vùng sản xuất hàng hoá đã hình thành, khả năng cạnhtranh của sản phẩm hàng hoá ngày càng được nâng cao

1.1.6.2 Vai trò xã hội – văn hoá

a Vai trò đối với thành viên HTX

Trang 40

HTX được thành lập và hoạt động dựa trên sự tự nguyện của các thànhviên HTX, cùng giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh.Qua HTX, cácthành viên được tiếp cận với nhiều dịch vụ, sản phẩm của thị trường với m ứcgiá cả tốt hơn.

Các HTX đã thể hiện vai trò quan trọng là cầu nối trong việc tiếp thu, hướngdẫn ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thúc đẩy chuyển đổi cơ cấucây trồng vật nuôi, đảm bảo nhiều khâu dịch vụ đầu vào mà từng hộ cá thể khônglàm được hoặc làm nhưng không hiệu quả như: dịch vụ về giống, phân bón, thủylợi, làm đất, bảo vệ sản xuất, bảo vệ thực vật, thu hoạch, dịch vụ môi trường nôngthôn, chuyển giao khoa học kỹ thuật Một số HTX đã có hoạt động liên kết trongsản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên như sản xuất giống lúa,ngô, rau quả chất lượng cao, sản xuất chế biến chè,…

HTX góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho thành viên, thúc đẩy kinh

tế hộ phát triển, góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựngnông thôn mới ở các địa phương

b Vai trò đối với địa phương

Mô hình HTX góp phần giúp địa phương xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ chuyểnđổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng,… Ngoài ra, HTX đóng góp đáng kể các khoản thuếhàng năm cho ngân sách địa phương Các HTX tham gia vào các chương trình pháttriển kinh tế ở địa phương, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo ranhiều việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Có thể thấy, HTX là một yếu

tố kinh tế quan trọng ở địa phương, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập củangười dân, mang lại ổn định trật tự chính trị, xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện chophát triển kinh tế Phát triển kinh tế HTX góp phần trực tiếp, tích cực hiện đại hóanông nghiệp, văn minh hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới

Bản chất của HTX là một tổ chức kinh tế của người dân chứ không phải là một

tổ chức chính trị, xã hội Nhưng vì HTX là một tổ chức có sự tham gia của nhiềuthành viên nên HTX cũng có những vai trò nhất định về mặt chính trị, an ninh xãhội Nếu HTX hoạt động và phát triển tốt sẽ góp phần tích cực vào việc ổn định trật

Ngày đăng: 08/01/2020, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w