Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối dưa hấu trên địabàn xã Diễn Lộc: 1 Về sản xuất bao gồm thứ nhất là quy mô sản xuất, nó ảnhhưởng đến quy mô hoạt động phân phối của n
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ & PTNT
- -ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI DƯA HẤU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ DIỄN LỘC,
HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hà Nội,
Trang 2ra một số giải pháp để phát triển kênh phân phối dưa hấu theo hướng bền vững
Bằng cách sử dụng bảng hỏi soạn sẵn để phỏng vấn các hộ trồng dưa; cáctrung gian phân phối là các hộ bán lẻ, bán buôn, thu gom; người tiêu dùng dưahấu xã Diễn Lộc bằng bảng câu hỏi đã soạn sẵn theo cách chọn ngẫu nhiên Xử
lý số liệu bằng phần mềm Microsofl Excel với các phương pháp thống kê mô tả,
so sánh và sử dụng hệ thống các chỉ tiêu phân tích để xác định các yếu tố ảnhhưởng đến kênh phân phối dưa hấu trên địa bàn xã Diễn Lộc
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tôi rút ra được những kết quả sau:
Tại xã Diễn Lộc, quả dưa hấu được sản xuất theo quy mô hộ gia đình Sảnxuất dưa hấu quy mô trang trại chưa xuất hiện, hệ thống các cơ sở, nhà máy chếbiến rau quả chưa được hình thành Tiêu thụ dưa hấu 100% là dưa hấu tươi,chưa có một công nghệ bảo quản, chế biến nào được áp dụng Dưa hấu Diễn Lộc
chưa có thương hiệu trên thị trường Tuy vậy, hệ thống kênh phân phối dưa hấu
trên địa bàn xã Diễn Lộc đã được hình thành từ 5 tác nhân phân phối: Người sảnxuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng cuốicùng Qua nghiên cứu thì chúng ta có thể thấy rằng các họ tham gia vào kênhphân phối đều hoạt động hiệu quả khi mà tỷ lệ TR/IC, VA/IC và MI/IC đềukhông âm
Quả dưa hấu xã Diễn Lộc được tiêu thụ qua 3 kênh phân phối, kênh I làkênh hàng tạo ra giá trị gia tăng cao nhất, kênh này có đầy đủ các tác nhân thamgia vào kênh phân phối, doanh thu và VA toàn kênh lần lượt là 2.620.170 đồng,
Trang 3808.710 đồng (tính trên 100kg dưa hấu) Thấp nhất là kênh II có doanh thu và
VA lần lượt là 2.004.750 đồng, 718.850 đồng (tính trên 100kg dưa hấu)
Qua điều tra thì tôi nhận thấy sự liên kết giữa các tác nhân trong phânphối là không bền vững Giữa họ chưa hình thành hợp đồng kinh doanh rõ ràng
và mang tính pháp lý, chỉ thỏa thuận mua bán qua miệng hoặc điện thoại Điềunày ảnh hưởng không tốt đối với cả người sản xuất, người trung gian phân phốikhi mà đầu ra và đầu vào dưa hấu không được ổn định
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối dưa hấu trên địabàn xã Diễn Lộc: (1) Về sản xuất bao gồm thứ nhất là quy mô sản xuất, nó ảnhhưởng đến quy mô hoạt động phân phối của người sản xuất và thời gian thamgia sản xuất của người bán buôn, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của kênh,thứ 2 là sản lượng chất lượng dưa hấu, nó ảnh hưởng tới khả năng xâm nhập thịtrường của dưa hấu xã Diễn Lộc, sự bền vững của kênh phân phối; (2) Về môitrường kinh doanh: Bao gồm Cơ sở hạ tầng công nghệ, chính sách và thể chế,
người tiêu dùng có ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất và tiêu thụ của dưa hấu;
(3) Về cấu trúc kênh: Cấu trúc kênh, số lượng tác nhân trung gian và mối liênkết giữa các tác nhân tham gia vào kênh phân phố Cấu trúc kênh và thành viêntham gia vào kênh có ảnh hưởng đến tính phát triển và hiệu quả của kênh phânphối, còn đối với mức độ liên kết giữa các tác nhân thì ảnh hưởng sâu sắc đếntính bền vững của kênh Liên kết bền chặt, thường xuyên và lâu dài thì kênh mớiphát triển và bền vững được Tất cả những yếu tố trên đều ảnh hưởng đến hệthống kênh phân phối dưa hấu trên địa bàn xã Diễn Lộc, biết cách sử dụng hợp
lý các yếu tố trên sẽ làm cho hệ thống phân phối dưa hấu được phát triển và bềnvững hơn
Từ việc nghiên cứu về tình hình phân phối dưa hấu, phân tích các yếu tốảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối dưa hấu thì ta đưa ra những nhóm giảipháp sau: (1) Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua 4 giải pháp chính, đó là:Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu đầu vào; Cần sự hợp tác trong sản xuất đểtạo ra khối lượng sản phẩm về chất lượng, chi phí xuất hạ; Quá trình bảo quản
Trang 4sản phẩm và cuối cùng là tác nhân phân phối cần thực hiện tốt công atcs pháttriển sản phẩm, là việc ngăn ngừa việc đưa sản phẩm kém chất lượng vào thịtrường; (2) Quy hoạch vùng chuyên canh dưa hấu gắn với thị trường, ở đây quyhoạch có thể là vùng độc canh, chuyên canh hay có thể là luân canh dưa hấu vớicây trồng khác nhưng quan trọng là phải gắn với thị trường, lấy thị trường làmmục tiêu; (3) Nâng cao năng lực thị trường bao gồm: Lựa chọn cấu trúc kênhphân phối phù hợp, lựa chọn các thành viên tiềm năng tham gia vào kênh phânphối, nâng cao năng lực cho các tác nhân và cuối cùng là xây dựng mối liên kếtgiữa các tác nhân tham gia; Về lựa chọn cấu trúc kênh, thành viên tham gia vàokênh tốt, có hiệu quả sẽ đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động củakênh, từ đó kênh mới phát triển được; Còn xây dựng mối liên kết giữa các tácnhân trong kênh là giải để kênh phân phối được bền vững và lâu dài; (4) Chínhsách hỗ trợ phát triển kênh phân phối: Chính sách hỗ trợ của chính quyền địaphương thông qua việc tìm kiếm đầu vào, đầu ra, cung cấp thông tin thị trường,
hỗ trợ tín dụng và xây dựng kế hoạch dự phòng trừ rủi ro; Xây dựng kế hoạchquảng bá cho dưa hấu xã Diễn Lộc
Trang 5MỤC LỤC
TÓM TẮT KHÓA LUẬN i
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
PHẦN I - MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI BỀN VỮNG 4
2.1 Cở sở lý luận 4
2.1.1 Các khái niệm có liên quan 4
2.1.2Nội dung về kênh phân phối 7
2.1.3Vai trò, chức năng của kênh phân phối 12
2.1.4 Đặc điểm về kênh phân phối hàng nông sản 15
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kênh phân phối 18
2.2 Cơ sở thực tiễn 22
2.2.1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới 22
2.2.2 Kinh nghiệm của các địa phương trong nước 25
2.2.3 Bài học rút ra cho xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 27
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 29
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 31
3.2 Phương pháp nghiên cứu 35
Trang 63.2.1 Cách tiếp cận 35
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 35
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
4.1 Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và hoạt động của hệ thống kênh phân phối dưa hấu trên toàn xã Diễn Lộc 44
4.1.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ dưa hấu tại địa bàn xã Diễn Lộc 44
4.1.2 Cấu trúc kênh phân phối dưa hấu trên địa bàn xã 50
4.1.3 Hoạt động của các tác nhân tham gia vào hệ thống kênh phân phối 52
4.1.4 Đánh giá hoạt động của các kênh phân phối trong ngành hàng 71
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối dưa hấu bền vững tại xã Diễn Lộc 76
4.2.1 Nhóm yếu tố về sản xuất 76
4.2.2 Nhóm yếu tố về môi trường kinh doanh 77
4.2.3 Nhóm yếu tố về cấu trúc kênh 82
4.3 Giải pháp chủ yếu để phát triển kênh phân phối dưa hấu theo hướng bền vững 84
4.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm 84
4.3.2 Quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh dưa hấu gắn với thị trường 86
4.3.3 Nâng cao năng lực thị trường 87
4.3.5 Chính sách hỗ trợ phát triển kênh phân phối dưa hấu 92
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
5.1 Kết luận 94
5.2 Kiến nghị 95
5.2.1 Đối với các cấp chính quyền 95
5.2.2 Đối với các tác nhân trong toàn bộ kênh phân phối 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của xã Diễn Lộc 2013 - 2015 30
Bảng 3.2 Dân số và cơ cấu lao động của xã Diễn Lộc năm 2013 – 2015 32
Bảng 3.3 Số lượng mẫu điều tra 37
Bảng 4.1 Diện tích, năng suất và sản lượng trồng dưa hấu trên địa bàn xã Diễn Lộc trong 3 năm 2013 – 2015 44
Bảng 4.2 Giá và sản lượng bán dưa hấu trên địa bàn xã Diễn Lộc 47
Bảng 4.3 Đặc điểm của kênh phân phối dưa hấu tại xã Diễn Lộc 52
Bảng 4.4 Đặc điểm chung của các hộ trồng dưa hấu trên địa bàn xã Diễn Lộc 53
Bảng 4.5 Chi phí sản xuất bình quân cho 1 sào của 1 hộ trồng dưa hấu trên địa bàn xã Diễn lộc năm 2015 55
Bảng 4.6 Kết quả và hiệu quả sản xuất cho 1 sào dưa hấu trung bình ở các hộ sản xuất trên địa bàn xã Diễn Lộc 56
Bảng 4.7 Đặc điểm chung về điều tra các hộ thu gom trên địa bàn xã Diễn Lộc 57
Bảng 4.8 Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh doanh của các hộ thu gom trên địa bàn xã Diễn Lộc năm 2015 (tính bình quân cho 100kg) 59
Bảng 4.9 Đặc điểm chung của các hộ bán buôn dưa hấu xã Diễn Lộc 61
Bảng 4.10 Chi phí, kết quả và hiệu quả hoạt động thực tế của người bán buôn 63
Bảng 4.11 Đặc điểm chung của tác nhân bán lẻ dưa hấu xã Diễn Lộc 66
Bảng 4.12 Chi phí, kết quả và hiệu quả hoạt động của tác nhân bán lẻ dưa hấu xã Diễn Lộc (tính trên bình quân 100kg dưa hấu) 67
Bảng 4.13 Kết quả và hiệu quả tài chính của các tác nhân trong hệ thống kênh phân phối dưa hấu xã Diến Lộc (tính bình quân cho 100kg) 71
Bảng 4.14 So sánh kết quả và hiệu quả của các kênh phân phối 72
Bảng 4.15 Sơ đồ mối liên kết giữa các tác nhân 74
Bảng 4.16 Biến động giá cả qua thời điểm thu hoạch năm 2015 80
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng 9
Biểu đồ 4.1 Thể hiện diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu của xã Diễn Lộc qua 3 năm 2013 – 2015 45
Sơ đồ 4.1 Kênh phân phối dưa hấu trên địa bàn xã Diễn Lộc 50
Sơ đồ 4.2 Kênh I 79
Sơ đồ 4.3 Kênh II 79
Sơ đồ 4.4 Kênh III 79
Sơ đồ 4.5 Chênh lệch giá qua các thời điểm thu hoạch 80
Trang 10PHẦN I - MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, một quốcgia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thích hợp với nhiều loại cây trồngnhiệt đới như lúa, ngô, khoai, sắn, dưa hấu… Mặc dù cây lúa nước là cây trồngchủ lực, quan trọng nhất trong ngành nông nghiệp, thế nhưng trong những nămgần đây ở nhiều địa phương trên cả nước thì cây dưa hấu đang được ưa chuộng,trồng với diện tích lớn như Thái Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi…Dưa hấu được coi là loại thực phẩm lành mạnh bởi nó không có chất béo, hàmlượng calo rất thấp lại mang giá trị dinh dưỡng cao Bên cạnh đó còn nâng caocuộc sống cho người nông dân
Hiện nay thị trường nông sản nói chung và dưa hấu nói riêng đang táidiễn tình trạng không tiêu thụ được, sản xuất thì nhiều nhưng lại không bánđược, không tìm được đầu mối cố định để thu mua Để giúp bà con nông dântiêu thụ số dưa hấu ế các ngành, các cấp, cùng nhiều cá nhân trên cả nước đãvào cuộc bằng nhiều chương trình bán hàng, mua ủng hộ Ngoài ra, dưa hấuthường được sản xuất ra với số lượng lớn, cồng kềnh, khó vận chuyển nênchi phí cao Kỹ thuật canh tác còn theo tập quán cũ, quy mô sản xuất manhmún, chất lượng giống không cao, dẫn đến chất lượng dưa hấu của Việt Namchưa được đảm bảo
Huyện Diễn Châu là một trong những huyện trọng điểm của tỉnh Nghệ An
về sản xuất dưa hấu, trong đó phải kể đến các xã như Diễn Thành, Diễn An,Diễn Thịnh, Diễn Lộc…Hiện nay nhiều loại giống dưa hấu có chất lượng nhưNguyên Tiêu, Phù Đổng…đang được bà con nông dân áp dụng và sản xuất lâudài vì những giá trị mà nó mang lại cho người dân Diễn Lộc là một xã thuộchuyện Diễn Châu với những điều kiện thích hợp, hệ thống tưới tiêu ổn định thìngười dân đã đưa cây dưa hấu vào trồng trên những mảnh ruộng của mình, trởthành một trong những cây trồng chủ lực của xã nhằm nâng cao thu nhập và giải
Trang 11quyết công ăn việc làm cho người dân nơi đây Dưa hấu tại xã chủ yếu trồng vào
vụ hè thu với diện tích gieo trồng là gần 30 ha, thời điểm trồng là đầu tháng 6,thu hoạch vào giữa tháng 7 đền đầu tháng 8
Dưa hấu là cây trồng mới được đưa vào sản xuất tại xã từ năm 2008 thôngqua chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã, phá thế độc canh của câylúa, ngô và khoai, chuyển dần sang trồng cây dưa hấu và bí Hiện nay, về mặtsản xuất, cây dưa hấu bước đầu đã mang thành công trong việc mở rộng quy môdiện tích, cho năng suất cao Tuy nhiên, về mặt tiêu thụ do nông dân không nắmbắt được thông tin thị trường, cấu trúc kênh phân phối còn rất đơn giản, chưađược hiệu quả, sự liên kết và trách nhiệm giữa các tác nhân trong kênh tiêu thụchưa được hình thành, có ít các tác nhân tham gia Mặt khác sản xuất quả hiệnnay còn manh mún, đơn lẻ và tự phát, thiếu các mối liên kết gần gũi thân thiệngiữa những người trồng quả với các nhà phân phối trong tiêu thụ sản phẩm Haynói cách khác, mối liên kết bền vững giữa các tác nhân tham gia và trách nhiệmcủa họ trong hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất còn yếu Đây
là hạn chế rất lớn tới việc giảm chi phí sản xuất, tối đa hoá lợi ích kinh tế củatừng tác nhân trong chuỗi kênh phân phối cũng như khó khăn trong phát triển
mở rộng quy mô, diện tích sản xuất quả Chính vì vậy, vấn đề tiêu thụ dưa hấutại xã Diễn Lộc vẫn còn gặp nhiều khó khăn
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển kênh phân phối dưa hấu theo hướng bền vững trên địa bàn xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ dưa hấu trên địa bàn xãDiễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, từ đó đưa ra các giải pháp nhằmphát triển kênh phân phối dưa hấu tại xã một cách bền vững
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kênhphân phối theo hướng bền vững
Trang 12Thực trạng sản xuất và tiêu thụ, hoạt động phân phối của hệ thống kênhphân phối dưa hấu tại xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống kênh phân phối dưa hấubền vững tại xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kênh phân phối dưa hấu tại xãDiễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống kênh phân phối dưa hấu trên địa bàn xã Diễn Lộc, huyện DiễnChâu, tỉnh Nghệ An
Số liệu thu thập thứ cấp được trong 3 năm 2013, 2014, 2015
Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài từ tháng 06 đến tháng 12 năm 2015
1.3.2.3 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnhNghệ An
Trang 13PHẦN II - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KÊNH PHÂN PHỐI BỀN VỮNG
Có 2 loại phát triển là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.Phát triển theo chiều rộng là sự gia tăng về mặt địa lý, phạm vi Pháttriển theo chiều sâu là sự cải thiện và nâng cao chất lượng của bản than sựvật, hiện tượng
Phát triển phải gắn liền với chuyên mô hoá, tập trung hoá, nâng cấp trình
độ công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
b Kênh phân phối
Kênh phân phối thực chất là một tập hợp các tổ chức, cá nhân độc lập vàphụ thuộc lần nhau mà qua đó doanh nghiệp, người sản xuất thực hiện bán sảnphẩm cho người tiêu dùng cuối cùng Nói cách khác, kênh phân phối là hệ thốngcác quan hệ của một nhóm các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình phânphối hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng Kênh phân phối là hệthống mối quan hệ tồn tại giữa các tổ chức liên quan trong mua và bán Kênhphân phối là đối tượng tổ chức, quản lý như một đối tượng nghiên cứu để hoạchđịnh các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô Các kênh phân phối tạo nên hệ thốngthương mại phức tạp trên thị trường (Trương Đình Chiến, 2004)
Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân hay những cơ sơ sản xuất kinhdoanh độc lập và phụ thuộc lần nhau, tham gia vào quá trình tạo ra dòng vậnchuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng Có thể nói đây
là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động nhằm tạo ra thỏa mãn
Trang 14nhu cầu của người mua và người tiêu dùng hàng hóa của người sản xuất Tất cảnhững người tham gia vào kênh phân phối được gọi là các tác nhân tham gia vàokênh, các thành viên nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng được gọi làcác trung gian phân phối (Nguyễn Nguyên Cự, 2008).
- Tác nhân sản xuất: Là những cá nhân, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụngcác yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm
- Tác nhân trung gian kênh phân phối: Đôi khi nông dân bán trực tiếp sảnphẩm của họ tới người tiêu dùng Tuy nhiên, trường hợp này không phải là phổbiến Thông thường, các sản phẩm phải qua nhiều người mới đến tay người tiêudùng Những người tham gia trực tiếp vào việc đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đếnngười tiêu dùng hoặc người sử dụng cuối cùng được gọi là các trung gian phânphối trên thị trường Có nhiều loại trung gian thị trường, mỗi trung gian thực hiệnmột chức năng khác nhau trong hệ thống marketing Dưới đây là bốn loại trunggian phổ biến trên thị trường Việt Nam (Dương Thị Thu, 2013)
+ Nhà bán buôn: Người bán buôn thường thu mua một lượng hàng lớnhơn so với người thu gom Họ thuê hoặc sở hữu các phương tiện vận chuyểntrung bình hoặc lớn Họ cũng thường thuê hoặc sở hữu các kho chứa hàng.Nguồn cung ứng cho người bán buôn chủ yếu là những thương nhân vừa và nhỏ,nhưng đôi khi họ cũng mua hàng trực tiếp từ nông dân Chức năng chính củangười bán buôn là cung ứng cho người bán lẻ tại các thị xã hoặc thành phố.Nhiều người cũng cung cấp hàng cho nhà chế biến, người bán buôn lớn hơn baogồm cả các công ty xuất khẩu
+ Nhà bán lẻ: Chức năng chính của những người bán lẻ là phân phối hàngtới người tiêu dùng Người bán lẻ thường có quy mô và hình thức hoạt động rất
đa dạng Ví dụ, hệ thống các siêu thị là các công ty bán lẻ bán nhiều loại mặthàng khác nhau và có số lượng lớn trong khi những người bán rong hoặc cáccửa hàng tạp phẩm chỉ bán một lượng hàng nhỏ, ít chủng loại và không có khochứa hàng
+ Nhà thu gom: Đây là những thương nhân địa phương, có quy mô nhỏ,trực tiếp mua sản phẩm từ người sản xuất nhỏ, lẻ Chức năng chính của họ là thu
Trang 15mua các sản phẩm địa phương để bán cho những thương nhân lớn hơn và các cơ
sở chế biến trong khu vực Người thu gom thường có nguồn vốn hạn chế, buônbán với số lượng nhỏ và sử dụng các phương tiện vận chuyển đơn giản như xemáy Một số người thu mua lớn hơn có thể sở hữu hoặc thuê các xe tải nhỏ Đây
là mắt xích đầu tiên nối giữa sản xuất với thị trường
+ Nhà chế biến nông sản: Là các cá nhân hoặc công ty tham gia chế biếncác mặt hàng nông sản (ví dụ: Cơ sở xay xát gạo, nhà máy tinh bột sắn, nhà máythức ăn gia súc) Nhà chế biến có thể là doanh nghiệp gia đình hay một công tylớn, sử dụng các trang thiết bị và công nghệ truyền thống hay hiện đại và đượcphân bố tại nông thôn hoặc thành thị
- Người tiêu dùng
Bao gồm cả người tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng công nghiệp Chỉ khi nàohàng hóa tới người tiêu dùng cuối cùng, quá trình phân phối mới kết thúc Ngườitiêu dùng cuối cùng có vai trò quan trọng trong kênh phân phối vì họ có quyền lựachọn kênh phân phối khác nhau để cung cấp hàng hóa cho họ Tập hợp người tiêudùng cuối cùng và hành vi của họ sẽ kéo theo sự thay đổi của kênh phân phối,thậm chí trong một số trường hợp, người tiêu dùng cuối cùng đóng vai trò làngười lãnh đạo kênh (Trần Thị Thanh Huyền, 2009)
c Phát triển kênh phân phối
Là hoạt động nhằm mở rộng hệ thống kênh phân phối cả về chiều rộnglẫn chiều sâu, để đạt được hiệu quả, hiệu suất và cả mục tiêu mà họ mong muốn.Phát triển kênh phân phối cần phải đảm bảo được yêu cầu về hiệu quả hoạt độngcủa kênh và tính công bằng
Chiều rộng thể hiện từ một kênh phân phối đơn giản, phát triển thànhnhiều kênh phân phối mới có quy mô rộng lớn, có nhiều cấp trong hệ thốngphân phối sản phẩm, độ bao phủ thị trường cao, số lượng các trung gian nhiều
và hiệu quả nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng
Chiều sâu trong phát triển kênh phân phối đó là sự gia tăng không ngừng
về chất lượng, sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo yếu tố về chất lượng, mẫu mã,
…, tiến bộ về cơ cấu chủng loại sản phẩm, nhằm nâng cao giá trị trên cùng một
Trang 16quy mô sản xuất.
2.1.2 Nội dung về kênh phân phối
2.1.2.1 Cấu trúc kênh phân phối
Các tổ chức và cá nhân tham gia vào kênh phân phối với những cách thứcliên kết khác nhau hình thành nên những cấu trúc kênh phân phối Cấu trúc kênhphân phối được xác định qua chiều dài và bề rộng của hệ thống kênh (NguyễnNguyên Cự, 2008)
Chiều dài của kênh phân phối được xác định bởi cấp độ trung gian trongkênh Một kênh dài nếu có nhiều cấp độ trung gian trong kênh
Bề rộng của kênh đó là sự bao phủ thị trường của các kênh phân phối, nóđược biểu hiện bởi số lượng trung gian ở mỗi cấp độ trong kênh Số lượng trunggian nhiều hay ít phụ thuộc vào việc lựa chọn phương thức phân phối Thường
có 3 phương thức phân phối cơ bản:
- Phương thức phân phối rộng rãi: Thường có số lượng trung gian nhiều,trong trường hợp này doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm càng nhiều người bán lẻcàng tốt, thực hiện chiến lược bao phủ thị trường
- Phương thức phân phối độc quyền là phương thức phân phối ngược vớiphân phối rộng rãi, trên mỗi khu vực thị trường chỉ chọn một trung gian duynhất Phương thức phân phối này thường áp dụng cho hàng hóa độc quyền,phương thức này người sản xuất mong muốn người bán tích cực hơn, đồng thờikiểm soát dễ dàng thay đổi với người trung gian
- Phương thức phân phối chọn lọc nằm giữa phân phối rộng rãi và phânphối độc quyền có nghĩa là nhà sản xuất chỉ chọn một trung gian tiêu biểu trongmỗi cấp độ kênh phân phối ở từng khu vực thị trường, tạo ra các kênh phân phối
có chất lượng và hiệu quả Phù hợp với hàng hóa mà khách hàng mua có suynghĩ, cân nhắc
2.1.2.2 Tổ chức kênh phân phối
- Kênh phân phối truyền thống
Kênh phân phối truyền thống bao gồm nhiều thành viên tham gia, cácthành viên thực hiện nhiều liên kết tạo ra những cấp độ kênh khác nhau Cácthành viên này hoạt đồng độc lập với nhau với mục đích tối đa hóa lợi nhuận củamình
Trang 17Trong hệ thống kênh phân phối ở sơ đồ 2.1 có mấy điểm đáng chú ý:
+ Một là: Tùy theo trình độ chuyên môn hóa, quy mô sản xuất và mức độ
gắn kết với thị trường mà các kênh phân phối được tổ chức dài hay ngắn Haikênh đầu tiên là hai kênh ngắn, chủ yếu hoạt động ở thị trường nông thôn Cáckênh khác dài hơn thường áp dụng cho người tiêu dùng thị trấn, phường, thànhphố Đối với kênh phục vụ xuất khẩu thường được tổ chức dài hơn mới đếnđược tay người tiêu dùng nước ngoài
+ Hai là: Ngoài hai kênh đầu tiên thì năm kênh còn lại khâu trung gian
đầu tiên là người thu gom hoặc người chế biến nhưng có chức năng thu mua.Đặc trưng này là do sản phẩm nông nghiệp thường được sản xuất nhỏ lẻ phântán, đặc biệt đối với những nước sản xuất nông nghiệp phát triển như nước ta
+ Ba là: Người nông dân với tư cách là người sản xuất ở đầu kênh nhưngkhông phải là chủ kênh phân phối, nên họ chỉ quan tâm đến tác nhân trung gianđầu tiên trực tiếp liên hệ với họ Họ đòi hỏi những người trung gian quan hệphải là những người kinh doanh mua bán rõ ràng, mua hàng nhiều, lấy hàngnhanh, đúng hẹn, giá cả công khai, thanh toán sòng phẳng, có sự hỗ trợ về côngnghệ và tài chính
Trang 18- Kênh phân phối liên kết dọc (VMS)
Hệ thống VMS là kênh phân phối có chương trình trọng tâm và quản lýchuyên nghiệp được thiết kế để đạt hiệu quả phân phối và ảnh hưởng củaMarketing tối đa trên thị trường Nó khắc phục được nhược điểm của kênh phânphối truyền thống Trong hệ thống này có một thành viên là chủ kênh hoặc có cơchế để toàn bộ kênh hoạt động thống nhất cho một mục tiêu (Nguyễn Nguyên
Cự, 2008)
Hệ thống liên kết dọc đã trở thành một cách thức phân phối hàng hóa phổbiến ở nước phát triển, phục vụ tới 60% thị trường hàng tiêu dùng Hệ thốngVMS bao gồm các loại sau:
+ Hệ thống phân phối sở hữu là hình thức kênh phân phối dọc, trong đó nhà
sản xuất làm chủ sở hữu toàn bộ cả sản xuất và phân phối, nhà sản xuất giải quyết
Người xuất khẩuBán buôn
Bán lẻ
Người tiêu dùng
Thị trường nước ngoài
Trang 19toàn bộ quá trình hợp tác và các xung đột phát sinh trong quá trình phân phối.
+ Hệ thống phân phối quản lý thì sự lãnh đạo thuộc một hay vài thành
viên có sức mạnh nhất trong kênh
+ Hệ thống phân phối hợp đồng bao gồm nhiều công ty độc lập, nhưng
hợp tác với nhau thông qua những thỏa thuận giữa những thành viên với nhaunhằm đạt hiệu quả cao hơn so với khi hoạt động riêng lẻ của họ Hệ thống hợpđồng có ba cách thức:
Liên kết tự nguyện của những người bán lẻ dưới sự bảo trợ của nhữngnhà bán buôn Những người bán buôn tổ chức hợp nhất những người bán lẻ trên
cơ sở tự nguyện để cùng nhau tồn tại và cạnh tranh với các mạng lưới phân phốikhác Họ cùng nhau tiêu chuẩn hóa hoạt động thương mại, thống nhất quy môhàng hóa, giá cả hàng hóa để đạt quy mô bán hàng nhất định, cạnh tranh với cácdoanh nghiệp bán lẻ lớn hơn
Hợp tác xã của những người bán lẻ: các thành viên bán lẻ tập trung sứcmua của họ lại thông qua HTX bán lẻ Như vậy, HTX bán lẻ trở thành nhà bánbuôn để tận dụng chính sách ưu đãi của nhà sản xuất HTX bán lẻ lập kế hoạchphối hợp với các hoạt động định giá và quảng cáo Lợi nhuận được chia cho cácthành viên theo số lượng mua hàng của họ
Hệ thống nhượng quyền: đây là hình thức kênh phân phối mang tính độcquyền Đó là quan hệ đồng nghĩa giữa công ty mẹ (người chủ quyền) với mộtcông ty hoặc cá nhân (người nhận quyền) cho phép người nhận quyền tiến hànhhoạt động kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền, phổ biến nhất là nhượngquyền cho các nhà bán lẻ, thứ hai là người bán buôn, thứ ba là công ty dịch vụcho các nhà bán lẻ Các hệ thống này được tổ chức thống nhất nhằm cung cấpdịch vụ đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất
- Hệ thống kênh phân phối theo chiều ngang
Theo Trần Thị Thanh Huyền (2009), trong hệ thống này hai hay nhiềucông ty sẽ hợp lực lại với nhau để cùng khai thác thị trường Do từng công tyhoạt động riêng lẻ không đủ khả năng về vốn, kỹ năng marketing, nhân lực, mặtbằng Hoặc nếu hoạt động riêng lẻ một công ty sẽ phải gánh chịu hoàn toànnhững rủi ro trong kinh doanh Kết quả sự hợp tác này sẽ hình thành một công tycông sinh Tuy nhiên hệ thống này cũng có những hạn chế nhất định:
Trang 20+ Khó khăn trong việc phân phối hoạt động tổ chức lớn hơn do một sốđơn vị hợp nhất lại
+ Giảm đi tính linh hoạt trong phân phối
+ Phải tăng cường công tác hoạch định và nghiên cứu để thích ứng với sựhoạt động ở quy mô lớn và thị trường phức tạp hơn
+ Trừ khi sự kết hợp các công ty có thể thực hiện kênh phân phối đặc biệt
có hiệu quả hơn là một công ty độc lập, hệ thống phân phối theo chiều ngang sẽkhông giúp giảm chi phí hay mở rộng vị trí cạnh tranh của công ty
- Hệ thống kênh phân phối đa kênh
Trong cuốn giáo trình Quản trị Marketing, trường Đại học Đà Nẵng(2013), trước đây, nhiều doanh nghiệp bán hàng cho một thị trường duy nhấtthông qua một kênh phân phối duy nhất Ngày nay cùng với sự phát triển và cấutrúc đa dạng hơn của các nhóm khách hàng và khả năng phục vụ của kênh phânphối, có nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận hệ thống phân phối đa kênh Hệthống phân phối đa kênh là cách thức phân phối , theo đó một doanh nghiệp sửdụng hai hay nhiều kênh phân phối cho những nhóm khách hàng khác nhau
Bằng cách bổ sung thêm nhiều kênh phân phối, các doanh nghiệp có thểtăng được phạm vi bao quát thị trường, giảm chi phí hoạt động của kênh phânphối và gia tăng khả năng thỏa mãn theo ý muốn khách hàng Các doanh nghiệpthường bổ sung thêm một kênh phân phối nhằm tiếp cận được một nhóm kháchhàng mà kênh phân phối hiện có chưa vươn tới được Chẳng hạn như đưa thêmnhững nhân viên bán hàng về một vùng nông thôn để có thể bán được hàng chonhững người nông dân ở phân tán Doanh nghiệp có thể bổ sung thêm kênh phânphối mới để giảm chi phí bán hàng của mình cho một nhóm khách hàng hiện có,
ví dụ như bán hàng qua điện thoại mà không trực tiếp viếng thăm những kháchhàng nhỏ Doanh nghiệp cũng có thể bổ sung thêm kênh phân phối có khả năngbán hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng hơn, như sử dụng lực lượng bánhàng có kỷ thuật để bán những thiết bị tương đối phức tạp
Tuy nhiên, những kênh phân phối mới cũng gây nên những khó khăn nhấtđịnh trong việc quản trị hệ thống kênh Chúng có thể làm nẩy sinh những mâuthuẫn khi các kênh phân phối tranh giành nhau cùng một số khách hàng, và việc
Trang 21kiểm soát cũng trở nên phức tạp hơn khi những kênh phân phối mới mang tínhđộc lập hơn Vì thế các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng những vấn đề lợihại nảy sinh để thiết kế và vận hành có hiệu quả hệ thống phân phối với cấu trúc
đa kên
2.1.2.3 Dòng chảy trong kênh phân phối
Những bộ phận trong kênh phân phối nối với nhau bằng dòng lưu chuyển,
có thể nêu ra một số dòng lưu chuyển như sau:
- Lưu chuyển vật chất: Là việc chuyển sản phẩm vật chất từ khi còn là sản
phẩm thô cho đến khi chế biến thành sản phẩm phù hợp với tiêu dùng của kháchhàng hoặc lưu chuyển sản phẩm tiêu dùng trực tiếp từ nhà sản xuất đến ngườitiêu dùng cuối cùng
- Lưu chuyển thanh toán: Là quà trình khách hàng thanh toán cho người
phân phối, những người phân phối thanh toán cho nhà sản xuất, nhà sản xuấtthanh toán cho những người cung ứng
- Lưu chuyển thông tin: Là việc trao đổi thông tin giữa người bán và
người mua thông tin qua các bộ phận trong kênh làm cho khoảng khác biệt giữasản xuất và tiêu dùng ngày một ngắn lại nhờ quá trình điều tiết thông qua cácthông tin hai chiều
- Lưu chuyển cổ đông: Những công việc xúc tiến bán hàng như quảng cáo,
khuyến mại, tuyên truyền bán hàng cá nhân được chuyển từ bộ phận này sang bộphận khác trong kênh phân phối với mục tiêu hướng tới nhu cầu người tiêu dùng
và thỏa mãn tối đa mong chờ của họ
(Theo Nguyễn Nguyên Cự, 2008).
2.1.3 Vai trò, chức năng của kênh phân phối
2.1.3.1 Vai trò của kênh phân phối
Trong giáo trình Marketing Nông nghiệp, Nguyễn Nguyên Cự, 2008 cónói: “Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng thiết lập mạng lưới tiêu thụ hàng hóa đếnngười tiêu dùng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua hệ thống trung gian
để thỏa mãn thị trường mục tiêu đem lại lợi ích hơn, hiệu quả hơn so với khi họ
tự làm Vai trò chính của trung gian thương mại là làm cho cung và cầu phù hợp
Trang 22một cách trật tự và hiệu quả Việc tiêu thụ sản phẩm qua các bộ phận trung gianbiểu hiện quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội rõ nét, tạođược nhiều lợi thế cho nhà sản xuất”.
- Các bộ phận trung gian gánh chịu chi phí trong việc bán hàng trực tiếpđến tay người tiêu dùng
- Nhà sản xuất có điều kiện tập trung đầu tư vào công việc sản xuất củamình, đầu tư chuyên môn hóa cao sẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động
2.1.1.2 Chức năng của kênh phân phối
Chức năng cơ bản của tất cả các kênh phân phối là giúp đưa sản phẩm đếnngười tiêu dùng cuối cùng với đúng mức giá mà họ có thể mua, đúng chủng loại
họ cần, đúng thời gian và địa điểm mà họ yêu cầu Thực chất các kênh phânphối đã giải quyết 3 mâu thuẫn cơ bản giữa người sản xuất và tiêu dùng, đó làmâu thuẫn giữa nhu cầu đa dạng nhưng với số lượng ít của người tiêu dùng vớisản xuất một loại sản phẩm cụ thể nhưng với khối lượng lớn, giữa sản xuấtthường ở một địa điểm nhưng tiêu dùng rộng khắp hoặc ngược lại, mâu thuẫngiữa thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng không trùng khớp với nhau Cho
dù các nhà sản xuất có sử dụng các trung gian trong kênh hay không thì cácchức năng này của kênh vẫn phải được thực hiện Làm việc với kênh phân phốikhông phải tự hỏi có thực hiện các chức năng này hay không mà là quyết địnhphân công ai sẽ thực hiện chúng và với mức độ nào để có hiệu quả cao nhất bởi
vì các chức năng này tồn tại có tính khách quan
Sau đây là các chức năng được thực hiện trong kênh phân phối:
Trang 23- Chức năng kết nối sản xuất với tiêu dùng làm cho sản phẩm đáp ứng tối
đa mong đợi của khách hàng về hàng hóa lương thực thực phẩm Để thực hiệnchức năng này, các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà chế biến cần có sự phốihợp các hoạt động để nhằm mục tiêu chung là làm tăng tính hấp dẫn của sảnphẩm, thỏa mãn tốt hơn nhu càu của người tiêu dùng
- Mua: Việc mua hàng hoá của người bán để sử dụng hoặc bán lại
- Bán: Thực hiện bán sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng hay nhữngngười mua công nghiệp
- Phân loại: Là các chức năng được các trung gian thực hiện để làm giảm
đi sự khác biệt giữa các loại hàng hoá hoặc dịch vụ do người sản xuất tạo ra vànhững loại mà khách hàng có nhu cầu Chức năng này gồm 4 quá trình khácnhau: phân loại, tập hợp, phân bổ và sắp xếp
- Tập hợp: Là quá trình đưa những mặt hàng tương tự từ một số nguồn tậptrung lại thành nguồn cung cấp đồng nhất lớn hơn
- Phân bổ: Là quá trình phân chia, bao gồm việc chia nguồn cung cấpđồng nhất thành bộ phận nhỏ và nhỏ hơn nữa
- Tập trung: Là quá trình tập hợp hàng hoá từ nhiều nơi về một nơi
- Dự trữ: Là việc duy trì hàng tồn kho và bảo vệ sản phẩm để cung cấpdịch vụ khách hàng tốt hơn Mục đích của chức năng này đó là: Thứ nhất, điềutiết cung – cầu về lương thực thực phẩm, vừa đảm bảo lợi ích cho người sảnxuất và cả người tiêu dùng Thứ hai, đề phòng bất trắc do thời tiết, chiến tranhgây ra nhằm ổn định kinh tế và chính trị cho đất nước
- Chức năng làm tăng giá trị của hàng hóa nông phẩm: Nếu trải qua một
số khâu trung gian như phân loại, phân bổ, dự trữ, bảo quản để cung cấp lúc trái
vụ, đóng gói, bao bì hợp lý, chế biến, thay đổi phương thức phục vụ cung ứngthì có thể làm tăng giá trị hàng nông sản lên gấp nhiều lần
- Vận tải: Là sự vận chuyển hợp lý hàng hoá từ nơi chúng được sản xuất
ra tới nơi chúng được mua hoặc sử dụng
- Chấp nhận rủi ro: Là chấp nhận rủi ro kinh doanh trong vận chuyển và
Trang 24- Giúp cho người sản xuất tiêu thụ lượng hàng hoá lớn thông qua các hợpđồng kinh doanh bền vững.
- Khi kênh phân phối được phát triển một cách bền vững thì có thể giúpngười tiêu dùng chọn lựa hàng hoá được an toàn hơn
2.1.4 Đặc điểm về kênh phân phối hàng nông sản
2.1.4.1 Về tính thời vụ và bảo quản
Do đối tượng cây trồng của sản xuất nông nghiệp luôn mang tính thời vụ
và tính địa phương khá cao nên hàng hóa nông sản làm ra cũng mang tính mùa
vụ theo, làm cho phân phối sản phẩm nông sản thường mang đặc điểm khôngliên tục và có sự thay đổi rất nhanh về khối lượng, chất lượng trong quá trìnhcung ứng ra thị trường Vì vậy, các nhà sản xuất phải tìm cách kéo dài thời vụbằng cơ cấu giống cây, con hợp lý, bằng sản xuất trái vụ và ứng dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật nhằm khắc phục tính thời vụ Các trung gian phải có phươngtiện và kế hoạch dự trữ, chế biến và bảo quản nông sản Các nhà phân phối cần
mở rộng thị trường đưa sản phẩm từ nơi thừa đến nơi thiếu, thực hiện tốt việcsản xuất và cung ứng các sản phẩm có tính địa phương và đặc sản
Hàng hoá nông sản tươi, dễ bị hỏng, nhanh giảm phẩm chất sau khi thuhoạch, việc vận chuyển đi xa khó khăn nếu không được chế biến, bảo quản tốttrước khi vận chuyển, điều này đồng nghĩa với giá thành sản xuất sẽ tăng lênnếu sản phẩm được trải qua các công đoạn chế biến, chọn lọc và bảo quản đúngyêu cầu kĩ thuật Đặc điểm này gây ra nhiều khó khăn cho người sản xuất và hạn
Trang 25chế sự phát triển mở rộng của kênh phân phối Vì vậy, tính toàn cầu hóa cáchàng hóa dưa hấu trở nên rất hạn chế, muốn phát triển được hệ thống kênh phânphối sản phẩm này cùng với không gian mở rộng đòi hỏi các nhà sản xuất, kinhdoanh phải có công nghệ cao, thích hợp về chế biến và bảo quản đồng thời giá
cả tiêu thụ phải tăng lên nhiều lần so với giá bán sản phẩm tại nơi sản xuất.Công nghệ được sử dụng để kéo dài giá trị sản phẩm dưa hấu tươi thường làđông lạnh, bảo quản bằng hóa chất… Nói chung chi phí để bảo quản rất lớn vàthời gian bảo quản không được lâu
Ngoài các hình thức chế biến, bảo quản nói trên, để kéo dài giá trị nôngsản người ta thường sử dụng các công nghệ chế biến khác như: Nấu chín vàđóng hộp hoặc sấy khô và bảo quản trong những thiết bị không quá tốn kém,nhưng chất lượng sản phẩm thường bị thay đổi và không thích ứng lắm với nhucầu tiêu dùng của đa số dân cư cả nước, do vậy cũng dẫn đến khó khăn trongphân phối hàng hoá mở rộng và lâu dài
2.1.4.2 Về thời tiết, sâu bệnh, an toàn thực phẩm
Sản xuất nông nghiệp luôn bị ảnh hưởng bởi các tác động của yếu tố môitrường, đó là đất đai, khí hậu, nguồn nước, ánh sáng, nhiệt độ…Một sự thay đổinhỏ hay lớn của một trong các yếu tố trên theo bất kỳ chiều hướng nào cũng sẽảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến kết quả sản xuất, có thể là tích cực, hay tiêucực Từ đó, làm cho hệ thống phân phối hàng hoá nông sản trở nên không bềnvững và hoạt động kém hiệu quả
Sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên đã làm cho việc sản xuất nông sản bịảnh hưởng Điều kiên nhiên thuận lợi làm cho giá trị sản phẩm được nâng cao,phân phối hiệu quả và ngược lại Bên cạnh đó, nông sản còn có sự phân vùng rõrệt, một số vùng có điều kiện tốt phù hợp thì hàng hoá nông sản bị cạnh tranhmạnh mẽ, trong khi những vùng khác không thể phát triển được Chính vì vậyhơn bất cứ sản phẩm nào của ngành nghề phi nông nghiệp, giá trị nông sảnthường mang tính vùng rất cao Cộng thêm khả năng vận chuyển khó khăn, chiphí tốn kém đã tạo ra hạn chế mạnh mẽ khả năng phát triển các kênh tiêu thụ của
Trang 26chuỗi nông sản đến các vùng xa nơi sản xuất và tính toàn cầu bị hạn chế hơnnhiều so với hàng hóa phi nông sản.
Vấn đề dịch bệnh, đòi hỏi về an toàn thực phẩm cũng là những cản trởlớn đến sự phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản trên phạm vi toàn cầu bởinhững hàng hóa này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống người tiêudùng Chính phủ các nước thường đặt ra những hàng rào kiểm soát về vệ sinh antoàn thực phẩm đối với hàng nông sản nhập khẩu và không cho nhập những lôhàng kém chất lượng, có mầm bệnh, hoặc có chứa hóa chất độc hại quá mức chophép Những biện pháp này là chính đáng và cần thiết, nhưng ảnh hưởng xấuđến thương mại nông nghiệp mà người ta gọi là thất bại của thị trường, từ đóảnh hưởng không thuận lợi đến sự mở rộng kênh phân phối nông sản
2.1.4.3 Về tổ chức sản xuất
Do đặc tính sinh học và truyền thống từ xa xưa trong sản xuất cây trồngnên sản xuất cũng mang những đặc thù khác hẳn với tổ chức sản xuất của hànghóa phi nông sản
Sự khác biệt lớn nhất giữa hàng hoá nông sản với phi nông sản là quátrình sản xuất nông nghiệp thường có sự tham gia của số lượng rất đông các
hộ nông dân với trình độ sản xuất, ý thức kinh doanh, và nhận biết về thịtrường nông nghiệp rất khác nhau Điều này làm cho giá trị nông sản trở nênphức tạp và rất khó điều chỉnh để có thể tạo ra khối lượng lớn sản phẩm đồngnhất về chất lượng, đặc biệt là khả năng tự điều chỉnh quy mô sản xuất theo
sự điều tiết của thị trường, nhất là đối với sản phẩm ở những quốc gia có sốlượng nông dân đông
Đặc điểm số lượng nông dân đông trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏiphải có các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp để thu hút nông dân cùng sảnxuất ra sản phẩm cùng chất lượng, cùng mẫu mã và đưa ra thị trường về sảnphẩm nông sản nào đó
2.1.4.4 Về phương thức vận chuyển và lưu trữ
Hàng hoá nông sản không thể vận chuyển dưới dạng tươi sống mà
Trang 27không có các thiết bị bảo quản, vì nông sản dễ bị ảnh hưởng từ các yếu tố thờitiết, độ ẩm không khí…Vì vậy cần có hệ thống vận tải chuyên dụng, kho tàngbảo quản, tránh nhiệt độ, độ ẩm không khí từ môi trường bên ngoài có thể tiếpxúc Bên cạnh đó, muốn vận chuyển hàng hoá đi khắp nơi thì không thể đểhàng hoá nông sản ở dạng tươi sống được, mà phải sử dụng công nghệ chế biếnkhô hoặc đóng gói bảo quản và cần công khai thời hạn sử dụng để đảm bảoquyền lợi của người tiêu dùng Chính vì vậy mà công nghệ chế biến nông sản
đã phát triển đa dạng với nhiều thành tựu to lớn về kỹ thuật và bí quyết côngnghệ cao trong những năm vừa qua, nhưng vẫn chưa tháo gỡ hết mọi vấn đềcủa nông sản hàng hoá
Tuy nhiên những công nghệ chế biến cao cấp thì chi phí đầu tư sẽ rất lớn
và từ đó giá thành sản phẩm nông sản đã qua chế biến sẽ rất cao, lợi ích của cáctác nhân, nhất là những nông dân tham gia vào kênh phân phối bị ảnh hưởngtiêu cực và động lực tham gia có thể sẽ mất đi Đặc điểm này thường là nguyênnhân gây ra tình trạng thừa thiếu lẫn lộn trên thị trường nông sản, tạo ra sựchênh lệch về giá tiêu thụ rất lớn giữa nơi sản xuất và nới tiêu thụ tùy theokhoảng cách và điều kiện vận chuyển và hiện là thách thức lớn đối với các biệnpháp mở rộng và phát triển kênh phân phối nông sản Những người nông dântham gia sản xuất sẽ chịu rủi ro và thua thiệt lớn khi thị trường biến động
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kênh phân phối
2.1.5.1 Nhóm yếu tố về sản xuất
Bao gồm các yếu tố là: Quy mô sản xuất, sản lượng và chất lượng sảnphẩm Mỗi yếu tố lại có một chức năng riêng, đều ảnh hưởng đến quá trình pháttriển kênh phân phối hàng hóa nông sản
- Về mặt sản xuất và sản lượng: Ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và thờigian tham gia của các tác nhân vào kênh phân phối hàng nông sản Số lượng tácnhân sản xuất và sản lượng nông sản tăng sẽ tạo điều kiện cho kênh phân phốiđược mở rộng hơn về quy mô và đa dạng các loại hình phân phối
- Về chất lượng sản phẩm:
Hàng hóa nông sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, có tính
Trang 28phân vùng cao Mỗi một vùng sẽ cho ra những nông sản mang nhiều đặc tínhkhác nhau, người tiêu dùng có thể lựa chọn loại nông sản mình ưa thích, phânbiệt với địa phương khác nhau.
Ngày nay trên thị trường hàng nông sản, mọi đối tượng khách hàng đềuquan tâm chính là chất lượng sản phẩm có đáp ứng nhu cầu hay không Dovậy, người sản xuất cần phải chú trọng vào khâu chất lượng nông sản
Ngoài ra nông sản còn phụ thuộc vào trình độ áp dụng công nghệ, cótrình độ KHKT thì sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm và tăng khả năng tiếp cậnthị trường khi mà sản phẩm đó mới xâm nhập vào thị trường
Vì vậy, chất lượng là yếu tố quan trọng đối với mọi sản phẩm Còntrong phát triển kênh phân phối, chất lượng cũng có vai trò quan trọng Khisản phẩm có chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàngthì sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào thươnghiệu và mẫu mã Nhờ đó, uy tín và danh tiếng của người sản xuất được nângcao, tạo điều kiện cho phát triển đa dạng và bền vững kênh phân phối dưahấu, tác động to lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng
2.1.5.2 Nhóm yếu tố về môi trường kinh doanh
a Cơ sở hạ tầng
Là yếu tố phản ảnh khả năng phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm củamột địa phương Địa phương có điều kiện về giao thông, thông tin liên lạc vàthủy lợi, phát triển thì sẽ thúc đẩy hơn nữa quá trình phát triển sản xuất và tiêuthụ sản phẩm
Có giao thông đi lại tốt thì vận chuyển sản phẩm sẽ dễ dàng và nhanhhơn, đặc biệt là đường giao thông nội đồng Hệ thống thủy lợi đảm bảo thì côngtác chăm sóc cây trồng sẽ thuận tiện hơn, từ đó chất lượng được đảm bảo, hệthống thông tin liên lạc phát triển thì khả năng nhận biết thị trường của ngườisản xuất cũng như các tác nhân khác cũng sẽ nhạy bén hơn
Các khu chợ tập trung, trung tâm buôn bán đa dạng sẽ làm cho hệ thốngphân phối sản phẩm mở rộng hơn, khách hàng đa dạng
b Công nghệ
Công nghệ luôn là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nó không
Trang 29chỉ tác động vào trong quá trình sản xuất mà còn cả trong tiêu thụ hàng nôngsản Vì nông sản là hàng hóa tươi, dễ hỏng, nhanh bị mất dần phẩm chất sau thuhoach Do vậy công nghệ vận chuyển, bảo quản và chế biến là rất quan trọng đốivới hàng nông sản
Tuy nhiên chi phí cho mỗi thiết bị công nghệ cao trên là rất cao, khi màngười nông dân với nguồn thu nhập thấp không có khả năng mua được Do vậycần có chính sách đầu tư của Nhà nước vào công nghệ thiết bị phục vụ quá trìnhvận chuyển và bảo quản
c Chính sách
Đây là yếu tố thể hiện vai trò và tác động của Nhà nước đến thị trườngnông sản Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì tình hình phân phốihàng nông sản phụ thuộc vào các quy luật như cung cầu, giá cả…Trong đó thìtác động của chính sách kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp đến phân phốihàng nông sản
Giá cả ảnh hưởng mạnh tới hoạt động phân phối sản phẩm, do vậy nócũng được sử dụng như một vũ khí trong cạnh tranh nhất là trong điều kiện thunhập của người dân còn thấp Tuy nhiên trong cạnh tranh nếu lạm dụng vũ khígiá cả nhiều trường hợp không những không thúc đẩy được tiêu thụ mà còn bịthiệt hại Do đó phải hết sức thận trọng trong việc cạnh tranh bằng giá, việc địnhhướng, xây dựng kế hoạch đúng đắn về giá cả là một điều kiện quan trọng choviệc tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp hiện nay
- Chính sách về đầu tư và ứng dụng các tiến bộ KHKT và nông nghiệp.Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất,
Trang 30thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hànghóa làm cho hàng hóa có chất lượng và xâm nhập vào thị trường dễ hơn.
d Người tiêu dùng
Ảnh hưởng đến sự sống còn của sản phẩm Là cái đích hướng đến trongphát triển thị trường Khách hàng đa dạng không chỉ đem lại nguồn lợi cho trunggian phân phối mà còn ảnh hưởng tích cực đến cho người sản xuất
2.1.5.3 Nhóm yếu tố về cấu trúc kênh phân phối
Quá trình sản xuất sản phẩm luôn gắn với thị trường, vì thị trường là đầu
ra cho sản phẩm Trong nền kinh tế hiện nay, quá trình xã hội hóa sản xuất,chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất ngày càng phát triển mạnh mẽ về cảchiều rộng lẫn chiều sâu tạo nên một hệ thống thị trường đa dạng và phức tạp.Mỗi một nhà sản xuất khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải lựa chọn chomình một cấu trúc kênh phân phối phù hợp với điều kiện sản xuất và điều kiệnsản phẩm của mình
Mỗi một cấu trúc kênh phân phối ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn hệthống phân phối từ người sản xuất qua các trung gian cuối cùng đến tay ngườitiêu dùng Một cấu trúc kênh phù hợp thì đem lại hiệu quả không chỉ cho ngườisản xuất mà còn các tác nhân khác nữa Khi một cấu trúc kênh được lựa chọnđồng nghĩa với việc sự bền vững của cấu trúc đó sẽ ổn định do sự lựa chọn cốđịnh của mỗi thành viên Do vậy việc lựa chọn một kênh phân phối là rất quantrọng đối với quyết định sẽ phân phối như thế nào và mức dịch vụ ra sao đối vớikhách hàng
2.1.5.4 Nhóm yếu tố về các trung gian phân phối
a Lựa chọn trung gian
Mỗi một cấu trúc không thể thiếu tác nhân trung gian Giống như lựachọn 1 nhân viên cho 1 công ty, lựa chọn các trung gian kênh phân phối có ảnhhưởng quan trọng đến sự tồn tại và hiệu quả hoạt động của kênh Thành côngtrên thị trường đòi hỏi các trung gian kênh phải có sức mạnh, những người cóthể phân phối sản phẩm hiệu quả
Do vậy, trung gian phân phối có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống
Trang 31kênh Nó ảnh hưởng đến sự phát triển của kênh, sự bền vững, hiệu quả của kênh,làm tăng khả năng cạnh tranh đối với người sản xuất Bên cạnh đó, giúp giảmchi phí phân phối đối với người sản xuất và mang sản phẩm đến tận tay ngườitiêu dùng
Tuy nhiên, mỗi một thành viên trung gian đều hoạt động khác nhau, hiệuquả giữa chúng cũng khác nhau Do vậy, cần phải biết cách lựa chọn trung gianphù hợp với sản phẩm của mình, xem xét kỹ lưỡng không thể phó thác chophương pháp ngẫu nhiên hay tình cờ, từ đó mới có hiệu quả của người sản xuấtnói riêng và cả kênh phân phối nói chung
b Mối liên kết giữa các trung gian với tác nhân sản xuất và tiêu dùng
Sự gắn kết giữa các tác nhân có tác động đến sự bền vững của kênh phânphối Giữa các tác nhân có mối quan hệ bền chặt thì khả năng phát triển kênhphân phối sẽ cao Không chỉ có thế, nếu mối liên kết này được bền vững thì hệthống kênh phân phối cũng được ổn định và lâu dài
Nhằm tăng diện tích và chất lượng của các loại rau quả, ngay từ năm 1988Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành triển khai chương trình hỗ trợ ngành rauquả nhằm cải thiện kết cấu hạ tầng và phát triển hệ thống bán buôn Kết quả làdiện tích trồng quả tăng từ 3,8 triệu ha năm 1980 lên 22,5 triệu ha năm 2009.Theo Uỷ ban phát triển và cải cách Trung Quốc lợi nhuận bình quân trên mỗi hatrồng quả trong năm 2008 là 1.172 USD
Trung Quốc hiện còn là nước trồng quả dưa hấu đứng đầu thế giới, năm
2005 diện tích trồng dưa hấu đạt diện tích khoảng 13 triệu ha Trung Quốc vàAustralia đang cùng hợp tác phát triển giống siêu dưa hấu cho sản lượng rất cao
và có khả năng kháng stress cho con người
Trang 32Hệ thống siêu thị và các cửa hàng bán lẻ phát triển nhanh chóng thay thếdần các chợ ngoài trời trong kinh doanh bán lẻ rau quả Tổ chức các hình thứchợp tác trong mua gom và nhập khẩu rau quả, ký kết các hợp đồng cung ứng vớicác nhà sản xuất trong và ngoài nước để tiết kiệm chi phí nhờ quy mô Các hiệphội của các nhà sản xuất rau quả phát triển nhanh chóng đóng vai trò quan trọngtrong hệ thống kinh doanh rau quả và trở thành cầu nối giữa ngưòi sản xuất vàngười kinh doanh.
Trung Quốc (đặc biệt là các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam) làthị trường nhiều tiềm năng đối với việc xuất khẩu rau quả tươi và chế biến củaViệt Nam Năm 2007 Trung Quốc nhập khẩu mạnh dưa hấu của Việt Nam quacửa khẩu Móng Cái, lượng dưa hấu xuất khẩu qua của khẩu Móng Cái chiếmgần 30% lượng quả xuất khẩu của cả nước qua cửa khẩu Móng Cái
Thái Lan
Thái Lan được coi là một trong các nước có nguồn trái cây nhiệt đớiphong phú trên thế giới Bên cạnh đó sự đa dạng về các loại trái cây nhiệt đới,cận nhiệt đới cũng có khả năng thích ứng và phát triển tốt
Trái cây của Thái Lan nổi tiếng trong khu vực, thậm chí trên thế giới bởichất lượng trái cao và phong phú về chủng loại với một số loại trái có giá trịkinh tế cao như dưa, sầu riêng, măng cụt, vải, chôm chôm, xoài, bưởi, dứa
Hầu hết các khách hàng nhập khẩu trái cây tươi của Thái Lan là Châu Ábao gồm: Trung Quốc, Inđônesia, Malaysia, Lào, Việt Nam, Campuchia,Singapo, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc Các khách hàng châu Âu lại nhậpkhẩu một số loại trái cây đã qua chế biến như dứa Canada và Mỹ nhập khẩumột số loại trái cây bảo quản lạnh như dưa, sầu riêng Thị trường tiềm năng choThái Lan xuất khẩu trái cây còn bao gồm: Canada, Úc, Thụy Sĩ, Đức, và Pháp
Trong hệ thống phân phối hàng hoá, tiếp thị và giá cả là 2 yếu tố quantrọng giúp phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng
Giá các loại trái cây được quyết định bởi các thương nhân ở địa phương
và dựa vào thông tin thị trường ngày hôm trước Đôi khi giá phụ thuộc vào cung
Trang 33và cầu của thị trường tại một thời điểm Khi người dân địa phương và cácthương nhân ở các chợ đầu mối có mối quan hệ, họ tự liên hệ trực tiếp với nhau
và gửi hàng theo yêu cầu sau đó giá sẽ được đưa ra
Tiếp thị trái cây tươi được phân phối theo 1 kênh chính từ người sản xuất-> người môi giới -> người bán buôn -> người bán lẻ -> người tiêu dùng Đốivới trái cây đã qua chế biến, người môi giới đóng vai trò là người thu gom Họmua trái cây tươi từ các trang trại và đưa tới các công ty chế biến Đối với tráicây tươi, các thương gia địa phương đóng vai trò như những người môi giới Họmua trái cây tươi từ các trang trại và bán cho các chợ đầu mối, các siêu thị trongthành phố hoặc các chợ, cửa hàng bán lẻ ở các tỉnh, huyện và vùng lân cận
Định hướng của Thái Lan đối với trái cây nhiệt đới đó là: Người sản xuấtphải thay đổi cách làm thông thường sang cách làm chuyên nghiệp hơn thôngqua nhóm những người sản xuất nhỏ bởi đây là cơ hội cho những người sản xuấtquy mô lớn với kỹ năng chuyên nghiệp về sản xuất và thị trường, qua đó giúpcho cung và cầu được cân bằng và lợi nhuận sẽ bền vững hơn
Nhìn chung đây là nước có ngành quả rất phát triển, tốc độ tăng trưởngkim ngạch xuất khẩu quả của Ấn Độ từ năm 1993 đến nay đạt trung bình 25%trong khi tốc độ tăng của lượng quả xuất khẩu là 16% Thị trường nhập khẩuquả tươi chủ yếu của Ấn độ là các quốc gia vùng vịnh, Anh, Srilanka.Malayxia và Singapo
Mặc dù đúng thứ 2 thế giới về sản lượng quả tươi nhưng sản lượngtrung bình của các loại quả ấn Độ còn thấp hơn so với các nước khác trên thế
Trang 34giới Hiện tại ở Ấn Độ, nguyên liệu quả tươi không đủ cung cấp cho các nhàmáy chế biến.
2.2.2 Kinh nghiệm của các địa phương trong nước
Dưa hấu ở Hải Dương
Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu ở huyện Nam Sách, tỉnh HảiDương, Phạm Thị Phương (2013) cho biết tại huyện Nam Sách quả dưa hấuđược sản xuất theo quy mô hộ gia đình Sản xuất quả quy mô trang trại chưaxuất hiện, hệ thống các cơ sở, nhà máy chế biến rau quả chưa được hình thành.Tiêu thụ dưa hấu 100% là dưa hấu tươi, chưa có một công nghệ bảo quản, chếbiến nào được áp dụng Dưa hấu Nam Sách chưa có thương hiệu trên thị trường.Tham gia trong chuỗi giá trị ngành hàng quả dưa hấu huyện Nam Sách gồm cáctác nhân chính: Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ vàngười tiêu dùng
Nguồn cung ứng quả dưa hấu cho thị trường huyện Nam Sách gồm hainguồn chính là lượng dưa hấu do nông dân Nam Sách sản xuất ra (chiếm khoảng76,92%) và lượng dưa hấu từ các địa phương khác đến (chiếm khoảng 23,08%)
Hà Nội là thị trường tiêu thụ quả dưa hấu lớn chính của huyện Nam Sách(64,12%), tiêu thụ nội huyện cũng chiếm tỷ lệ cao (26.88%) và có xu hướngtăng Quả dưa hấu sản xuất tại huyện Nam Sách được tiêu thụ qua 4 kênh chính.Trong đó kênh tiêu thụ 2 chiếm tỷ trọng lớn và tạo ra giá trị gia tăng cao nhất
Tổng giá trị gia tăng của chuỗi giá trị ngành hàng quả dưa hấu huyệnNam Sách, tỉnh Hải Dương do các tác nhân tham gia tạo ra là 3400,47 triệuđồng Trong đó tác nhân người sản xuất đóng góp tỷ lệ lớn nhất là 62,46%,tiếp sau đó là tác nhân người bán lẻ huyện Nam Sách bán lẻ dưa hấu tại HàNội (đạt 13,74%) Tác nhân người bán lẻ Nam Sách bán dưa hấu tại NamSách (đạt tỷ lệ giá trị gia tăng là 8,75%) và tác nhân người bán buôn (7,99%)
và cuối cùng là tác nhân người thu gom (2,30%) Như vậy, sau tác nhânngười sản xuất thì tác nhân bán lẻ chính là những người hoạt động tích cựcnhất và đạt được tỷ lệ giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị ngành hàng
Trang 35quả dưa hấu huyện Nam Sách.
Nếu xét về giá trị thu nhập hỗn hợp đạt được trong một ngày công laođộng của các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng quả dưa hấu huyện NamSách thì tác nhân người bán buôn đạt được giá trị ngày công cao nhất là 218.940đồng/ngày công Tác nhân người sản xuất mặc dù đạt được GTGT cao nhấtnhưng do thời gian mùa vụ sản xuất kéo dài nên giá trị thu nhập hỗn hợp đạtđược trên một ngày công là 72.230 đồng Tác nhân người thu gom đạt được là39.730 đồng và tác nhân người bán lẻ đạt được thấp nhất là 32.970 đồng
Trong chuỗi giá trị ngành hàng quả dưa hấu, giữa các tác nhân đã cónhững mối liên kết, chia sẻ thông tin sản xuất thị trường với các mức độ khácnhau Người sản xuất đã có chiến lược sản xuất dưa hấu vụ thu đông tạo ra sựkhác biệt về sản phẩm Sự phân bổ thu nhập và việc làm giữa các tác nhân chothấy có sự hợp lý nhất định Tuy nhiên, chuỗi giá trị ngành hàng quả dưa hấuvẫn còn có những hạn chế như: Các mối liên kết còn lỏng lẻo, chất lượng sảnphẩm chưa được coi trọng, kết cấu tổ chức của chuỗi giá trị còn tách biệt, tácnhân chính trong chuỗi vẫn là người sản xuất mà chủ yếu là các hộ nông dân.Các tác nhân khác như : người thu gom, bán buôn, bán lẻ và đặc biệt là ngườitiêu dùng có tác động rất ít tới sự phát triển của chuỗi Chuỗi giá trị ngành hàngquả dưa hấu gần như mang tính một chiều
Nhãn lồng ở Hưng Yên
Theo Nguyễn Tiến Công (2009) trong “Nghiên cứu kênh tiêu thụ sảnphẩm nhãn lồng Hưng Yên” , đã đánh giá đúng thực trạng kênh phân phối nhãnlồng Hưng Yên là:
- Tìm ra được hệ thống kênh phân phối sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên từngười sản xuất đến người tiêu dùng qua các trung gian phân phối Bên cạnh đó,nghiên cứu cũng tìm ra được số % sản lượng tiêu thụ qua một số kênh hàng đếnngười tiêu dùng
- Quá trình hình thành giá và phân bổ lợi nhuận hay kết quả của các tácnhân tham gia vào hệ thống kênh phân phối Đối với các tác nhân trong kênh
Trang 36hàng nhãn chế biến lợi nhuận cao hơn kênh hàng nhãn tươi Cụ thể lợi nhuậncủa người bán lẻ trong kênh hàng chế biến là 35.000 đồng/kg, người thu gom là7.500 đồng/kg Trong khi đó, ở kênh hàng nhãn tươi lợi nhuận thu được củangười bán lẻ chỉ là 2.800 đồng/kg, người thu gom là 500 đồng/kg.
Qua nghiên cứu thực trạng kênh phân phối nhãn lồng Hưng Yên có nhữngđặc điểm sau:
Ưu điểm
- Trước đây chưa có một kênh hàng riêng cho sản phẩm nhãn lồng HưngYên mà chủ yếu vẫn còn có sự trà trộn từ khu vực khác Nhưng từ khi Hội nhãnlồng & HTX nhãn lồng Hồng Nam được thành lập cùng với nhãn hiệu hàng hóanhãn lồng Hưng Yên được đăng kí bảo hộ bởi Cục Sở hữu trí tuệ năm 2006 thìsản phẩm nhãn lồng Hưng Yên đã có kênh hàng riêng
- Từ năm 2006 đến nay kênh hàng đã được mở rộng và tiêu thụ dưới hìnhthức hợp đồng giữa siêu thị với HTX nhãn lồng Hưng Yên
- Chưa có kênh hàng xuất khẩu cụ thể
2.2.3 Bài học rút ra cho xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Từ kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ của các quốc gia trên thế giới vàđịa phương trong cả nước, tôi rút ra được bài học thực tế trong phân phối ngànhhàng dưa hấu trên địa bàn xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đó là:
- Người sản xuất phải thay đổi dần thói quen sản xuất, thay vì sản xuấtdưa hấu theo kinh nghiệm như trước đây sang sản xuất chuyên nghiệp hơn: sảnxuất dưa hấu an toàn và chuyển dần sang theo hướng hàng hóa để đáp ứng yêu
Trang 37cầu thực tiễn ngày càng cao của người tiêu dùng
- Có mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dưa hấu, bởi lẽ sản xuất ồ ạt, sảnlượng nhiều nhưng không bán được cũng là vấn đề cấp bách nguy hại cho mỗi địaphương, đặc biệt là người nông dân với nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp
- Để tránh tình trạng được mùa mất giá như hiện nay, mỗi địa phươngphải cung cấp thông tin thị trường cho người nông dân, trong tình thế khó khăn,cần áp dụng chính sách hỗ trợ, giúp đỡ bà con tránh những thiệt hại nặng nề nhất.Cần xây dựng hệ thống pháp lý hỗ trợ người sản xuất thông qua các hợp đồng buônbán với các tổ chức doanh nghiệp muốn thu mua dưa hấu xã Diễn Lộc
- Cán bộ chính quyền xã Diễn Lộc cần phải có quy hoạch và kế hoạchphát triển trong các năm tới để phát triền hệ thống phân phối ngành hàng dưahấu trên địa bàn xã, bên cạnh đó nên xây dựng thương hiệu đảm bảo uy tín chosản xuất dưa hấu tại xã Diễn Lộc
- Khi đưa sản phẩm của địa phương ra thị trường, cần lựa chọn 1 cấu trúckênh phù hợp và hoạt động hiệu quả Khi đã có cấu trúc kênh, phải lựa chọnnhững thành viên có tiềm năng tham gia vào kênh phân phối đó, như thế mớiphát triển bền vững được hệ thống kênh phân phối
- Cần phải có mối liên kết giữa các tác nhân trung gian tham gia vào hệthống phân phối, bởi vì, khi mối liên kết đó bị phá vỡ thì gần như toàn bộ hệthống phân phối cũng sẽ bị ảnh hưởng theo Chính vì vậy, mỗi bên tham gia cầnphải tin tưởng, giữ chữ tín từ khâu sản xuất cho đến tiêu dùng, có như thế hệthống phân phối mới bền vững được
Trang 38PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Diễn Lộc là một xã nằm ở phía nam huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An,nằm cách thị trấn Diễn châu 5km về phía Nam, có ranh giới tiếp giáp với 5 xã:
Phía Bắc giáp với xã Diễn Tân
Phía Nam giáp với xã Diễn An
Phía Tây giáp với xã Diễn Thọ và Diễn Phú
Phía Đông giáp với xã Diễn Thịnh
3.1.1.2 Điều kiện đất đai và thời tiết khí hậu
a Điều kiện đất đai
Địa hình đồng bằng hồi tụ phù sa bởi con kênh nhà Lê chảy qua địa phận
xã Diễn Lộc, tương đối bằng phẳng Phía tây xen kẽ 2 đồi núi thấp
Đất đai chủ yếu là đất thịt và đất cát thích nghi cho việc cơ cấu cây lúa
Trang 39nước, lạc, ngô, khoai…và một số cây hoa màu khác.
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của xã Diễn Lộc 2013 - 2015
Chỉ tiêu
2013 2014 2015 So sánh (%) Số
lượng (ha)
Cơ cấu (%
Số lượng (ha)
Cơ cấu (%)
Số lượng (ha)
Cơ cấu (%)
14/13 15/13 BQ
Tổng diện tích đất
tự nhiên 706 100 706 100 706 100 100 100 100
1 Đất nông nghiệp 555 78,61 540 76,49 518 73,37 97,30 95,93 96,62 Đất trồng cây hàng
năm 355 50,28 390 55,24 365 51,70 109,86 93,59 101,73Đất trồng cây lâu
năm 180 25,50 128 18,13 121 17,14 71,11 94,53 82,82Đất mặt nước NTTS 20 2,83 22 3,11 32 4,53 110,00 145,45 127,73
2 Đất phi NN 122 17,28 141 20,82 150 21,25 115,57 106,38 110,98
3 Đất chưa sử dụng 29 4,10 25 2,69 38 5,38 86,21 152,00 119,11
(Nguồn số liệu Ban thống kê kinh tế - xã hội xã Diễn
Lộc)
b Thời tiết khí hậu
Xã Diễn Lộc chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, là nơi chuyểntiếp giữa hai vùng khí hậu Bắc – Nam có hai mùa nắng, mưa rõ rệt
Nhiệt độ trung bình khoảng 20 – 38oC, cao nhất là 35oC, có lúc đến 37 –
38oC, thấp nhất từ 15 – 18oC, xuất hiện gió mùa Đông Bắc khô lạnh gây khókhăn cho sản xuất nông nghiệp
Độ ẩm không khí quanh năm tương đối cao, khoảng 75 – 80%, có lúc thấpnhất khoảng 60 - 65%, có lúc xuống dưới 50% Lượng mưa trung bình hàngnăm khá cao
Chế độ gió diễn biến theo mùa, chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùaĐông Bắc ẩm lạnh, gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt kéo theo khôngkhí lạnh Gió Tây Nam khô nóng xuất hiện liên tục từ tháng 4 đến tháng 8hàng năm
a Thủy văn
Diễn Lộc có chế độ khí hậu phức tạp mang tính chất khí hậu nhiệt đới giómùa nóng ẩm, lượng mưa nhiều năm tương đối cao song phân bố không đồng
Trang 40đều giữa các tháng trong năm, chịu ảnh hưởng của gió Lào về mùa hè và gióĐông Bắc vào mùa đông.
Nhiệt độ bình quân đạt 23,8oC, lượng mưa bình quân 1.789ml song chỉtập trung vào 3 tháng (từ tháng 8 đến tháng 10 trên 1.000ml, chiếm 60% lượngnước cả năm)
Diễn Lộc có dòng song nhà Lê chảy qua địa phận dài 13km, là nguồncung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Đặc điểm về dân số và lao động
Lao động là yếu tố quan trọng đối với mỗi ngành kinh tế, trong đó cónông nghiệp Diễn Lộc là một xã nông nghiệp, có tốc độ tăng dân số khá lớn, sốnhân khẩu và hộ có xu hướng đang tăng lên Từ năm 2013 đến năm 2015, sốnhân khẩu trong xã tăng từ 6.116 khẩu đến 6.629 khẩu, tăng bình quân là104,18% Trong đó, số nhân khẩu nam lại giảm từ 3.600 khẩu còn 3.400 khẩu,
nữ lại tăng từ 2.516 khẩu lên 3.229 khẩu
Số hộ sinh sống trong xã năm 2013 là 1.900 hộ, đến năm 2015 tăng lên2.000 hộ, tốc độ tăng bình quân là 102,6%
Về lao động, năm 2013 trong xã có 3.129 người lao động trong độ tuổi,đến năm 2015 lại giảm còn 2.956 người (chiếm 44,59% trong tổng số nhânkhẩu đang sinh sống), tốc độ tăng bình quân là 97,29% Trong đó thì lao độngnông nghiệp giảm 2.600 người (83,09%) năm 2013 còn 2.300 (77,81%) vàonăm 2015 Tuy nhiên, lao động phi nông nghiệp lại tăng, từ 529 người(16,91%) năm 2013 đến năm 2015 là 656 người (22,19% trong tổng số laođộng Nguyên nhân là do gần địa bàn xã Diễn Lộc 3 năm trở lại đây đã xuấthiện nhiều nhà máy, doanh nghiệp nên nhiều lao động nông nghiệp đã chuyểnsang lao động công nghiệp
Ta thấy, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao độngcủa xã Diễn Lộc và trong cơ cấu kinh tế địa phương, phản ánh vai trò quan trọngtrong lĩnh vực này Giá trị thu nhập do trồng dưa hấu mang lại góp phần không