1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lịch sử hình thành và phát triển làng rau Trà Quế

34 1,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 4,51 MB

Nội dung

Một trong những nội dung trọng tâmcủa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là khôi phục và phát triển các làng nghề vì nó tạo ra nhiều việc làm.. Qua việc nghiên cứu về làng rau Trà Q

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, đất nước ta đang hội nhập sâu rộng trong nền kinh tế toàn cầu Đất nước bắtđầu phát triển về nhiều mặt như văn hóa, giáo duc, kinh tế Làn sống đổ bộ nước ngoàivào nước ta ngày càng nhiều tiêu biểu là các công ty nước ngoài lớn như Samsung, Lg,Intel đầu tư vào nước ta tạo ra lượng lớn công ăn việc làm, các lao động từ vùng quê đổlên các khu công nghiệp để kiếm việc làm ngày càng đông Với lượng lao động từ nôngthôn đổ dồn lên các khu công nghiệp kéo theo các hệ lụy như ruộng đất ở nông thônkhông có ai canh tác, các làng nghề thủ công dần mất đi vì các thanh niên trai tráng bỏcác làng nghề kiếm các công việc tốt hơn Đó là thực trạng đánh báo động hiện nay đedọa trực tiếp tới làng nghề truyền thống

Đối mặt với thực trạng trên, nhà nước coi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngthôn đưa nông thôn thoát khỏi tình trang thuần nông để phát triển nông nghiệp nông thôntheo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Một trong những nội dung trọng tâmcủa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là khôi phục và phát triển các làng nghề vì

nó tạo ra nhiều việc làm Đồng thời đẩy mạnh giới thiệu về các làng nghề truyền thốngtrên các phương tiện thông tin đại chúng và mở ra hướng đi mới là mở cửa đón khách dulịch để du khách gần xa biết tiếng các nghề truyền thống Từ đó các sản phẩm thủ côngcủa các làng nghề sẽ dễ dàng được tiêu thụ rộng rãi

Làng nghề Việt Nam, làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống hoặc làng nghề cổtruyền… thường được gọi chung là làng nghề, là những làng nghề tại đó tập trung vàomột ngành nghề duy nhất nào đó với tính chuyên sau và mang nguồn thu nhập cho dânlàng Cùng với thời gian vai trò của các làng nghề thủ công đang mang lại lợi ích thiếtthực cho cuộc sống nhân dân và trở thành một nghề chính của 1 làng hay nhiều làng nghềgần nhau Làng nghề tồn tại và phát triển trong lịch sử đã góp phần đã góp phần tạo nênbản sắc dân tộc và truyền thống ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc ta qua các thế hệ

và ngày nay nó là nền tảng, là mục tiêu động lực cho sự phát triển bền vững lâu dài củađất nước

Hội An là một trong những thành thị có lịch sử lâu đời nhất nước ta Nơi đây lưu giữnhững giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc như các ngôi nhà cổ, nền văn hóa ẩm thựclâu đời và các làng nghề thủ công truyền thống Hội An đặc biệt nổi tiếng với những món

ăn như Cao Lầu, Mỳ Quảng, Chè mè đen… Điều đặc biệt làm nên hương vị của nhữngmón ăn nói trên đó là rau Trà Quế Rau Trà Quế tạo ra một mùi vị đặc trưng làm nênthương hiệu của những món ăn nổi tiếng tại nơi đây

Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới đã tác động không nhỏ tới cuộc sốngnơi đây Du lịch Hội An phát triển mạnh tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động địaphương Các thanh niên trong làng nghề ra thành phố kiếm việc dẫn đến tình trạng thiếu

Trang 2

lao động trong các làng nghề truyền thống Làng rau Trà Quế chính là nhân chứng củagiai đoạn hình thành và phát triển của Hội An Nơi đây lưu giữ những bí quyết tạo nênhương vị rau có mùi thơm đặc biệt Bảo tồn làng rau Trà Quế là hướng đi thiết thực đểbảo vệ nền ẩm thực truyền thống của Hội An đồng thời giúp tạo ra lực lượng lao động kếthừa và tạo ra giá trị kinh tế cao Qua việc nghiên cứu về làng rau Trà Quế giúp chúng ta

có thể thấy được bức tranh toàn cảnh quá trình hình thành và phát triển của các làng nghềthủ công truyền thống của miền Trung, cho chúng ta góc nhìn tận cảnh về nghệ nhântrong các làng nghề thủ công truyền thống

Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An,tỉnh Quảng Nam” cho thực tập tổng hợp

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong lịch sử phát triển của dân tộc Viêt Nam, làng nghề đóng vai trò quan trọng trongtiến trình phát triển của lịch sử Làng nghề thể hiện văn hóa cũng như trình độ phát triểncủa mỗi thời kỳ của dân tộc Chính vì vậy nên có nhiều công trình nghiên cứu về làngnghề của nhiều nhà nghiên cứu Có nhiều sách báo nghiên cứu về vấn đề này tiêu biểu:Cuốn “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của tác giả Bùi Văn Vượng đượcxuất bản tại nhà xuất bản Văn Hóa Dân Tộc năm 1998 Trong tác phẩm, tác giả trình bàycác loại hình làng nghề truyền thống như: Đúc đồng,kim hoàn… Tác phẩm giới thiệu vềlịch sử kinh tế, nghệ thuật tư tưởng…

Bài viết “Môi trường trong làng nghề Việt Nam” của tác giả Trang Nguyễn trong tạp chí

Du Lịch Việt Nam số 6 năm 2009 trang 30 đến 31 Bài viết bàn về những bất cập củalàng nghề đó là sự ô nhiễm môi trường, đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục đểbảo vệ môi trường làng nghề

Cuốn “Nam Trung Bộ vùng đất con người” của Nhiều Tác Giả xuất bản tại nhà xuất bản

quân đội nhân dân xuất bản vào năm 2010 Trong tác phẩm, các tác giả đã đề cập đến cáclàng nghề truyền trống như làng mộc Trà Bồng tại Hội An, làng gốm Thanh Hà… đồngthời đề cập đến những lễ hội Truyền thống của Nam Trung Bộ Tuy nhiên các tác giả viếtkhá sơ sài, mới giới thiệu khái quát về các làng nghề thủ công truyền thống, chưa nêuđược thực trạng của các làng nghề truyền thống trong thời đại hiện nay

Cuốn “Tiểu vùng văn hóa xứ Quảng” của tác giả Hà Nguyễn được xuất bản tại Nhà xuất

bản thong tin và truyền thong được xuất bản vào năm 2013 Trong tác phẩm, tác giả HàNguyễn tập trung trình bày các loại hình thủ công truyền thống như đúc đồng, làm mộc,dệt chiếu làm gốm Tác giả miêu tả quá trình làm các sản phẩm thủ công truyền thống.Trong cuốn sách tác giả không đề cập đến quy mô và quá trình phát triển của các làngnghề thủ công truyền thống

Trang 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề rau Trà Quế ở Hội Ancũng như vai trò của nó trong cuộc sống hằng ngày cũng như đời sống tâm linh ở địaphương

Thời gian nghiên cứ của đề tài từ năm 1996 đến 2015

Chúng tôi chọn mốc vào năm 1996 vì năm 1996 gắn liền với việc phân chia lại ruộng đất.Không gian nghiên cứu của đề tài này nằm trong giới hạn cụ thể ở Lang rau Trà Quế, xãCẩm Hà, Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp luận dựa trên quan điểm chủnghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức sản xuất mới để nhìn nhận

và đánh giá sự việc một cách khách quan

Do đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu địa phương nên phương pháp chuyên ngành được sửdụng chủ yếu gồm phương pháp lịch sử và phương pháp logic để thấy được sự phát triểncủa nghề trồng rau từ quá khứ đến hiện tại, đồng thời với đó là những định hướng cho sựphát triển trong tương lai và những đóng góp cũng như tồn đọng để nghề trồng rau tiếptục phát triển trong tương lai

Bên cạnh đó để hoàn thiện đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp cụ thể tổng hợp nhữngcông trình đi trước, những bài viết, những báo cáo của chính quyền địa phương có liênquan đến nghề trồng rau tại thôn Trà Quế ở xã Cẩm Hà để làm nguồn tư liệu xác thực choquá trình nghiên cứu Đồng thời đề tài còn sử dụng những phương pháp quan sát, phỏngvấn kết hợp với việc sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật như máy hình, máy ghi

âm để có cái nhìn, cách tiếp cận khách quan

5 Đóng góp đề tài

Việc nghiên cứu đề tài về làng nghề rau Trà Quế xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnhQuảng Nam giúp chúng ta hiểu rõ hơn về làng nghề thủ công truyền thống, đồng thời lànhững thực trạng trong làng nghề hiện nay để từ đó lên những kế hoạch, dự thảo để pháttriển làng nghề thủ công truyền thống Đề tài sẽ đóng góp nguồn tư liệu về nguồn gốc củalàng nghề rèn, quá trình phát triển cũng như đời sống cộng đồng Đề tài chỉ ra những giátrị văn hóa truyền thống của làng với vai trò 1 làng nghề Từ việc phân tích thực trạnglàng nghề rau Trà Quế hiện nay, đề tài đưa ra một vài kiến nghị cho cơ quan chức năngnhằm phát triển làng nghề rau Trà Quế, đồng thời gợi mở những hướng phát triển mớicủa làng nghề Việc đi sâu vào thực tiễn không những có ý nghĩa khoa học mà còn có ýnghĩa thực tiễn, góp phần nhận thức toàn diện về vị trí trong đời sống địa phương

6 Bố cục của đề tài

Trang 4

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của khóa luận chialàm 3 chương.

Chương 1: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu Trong đó, trình bày khái quát về lịch sửhình thành và điều kiện tự nhiên, điều kiện dân cư, kinh tế xã Cẩm Hà Đây là những yếu

tố khách quan ảnh hưởng đến nghề rau

Chương 2 Làng nghề rau Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.Trong chương này, chúng tôi trình bày một vài quan điểm của các nhà nghiên cứu vềkhái niệm làng nghề cũng như vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế Trongchương này, chúng tôi trình bày nguồn gốc ra đời và lịch sử phát triển của làng rau TràQuế Phần cuối của chương trình bày về quy trình sản xuất rau Trà Quế từ khâu chuẩn bịhạt giống, xử lý đất, quá trình chăm sóc rau Trà Quế

Chương 3 Thực trạng và những kiến nghị cho sản xuất làng nghề Đây là chương chúngtôi dành cho việc nêu ra những thuận lợi và khó khăn của việc phát triển ngành nghề Qua

đó mạnh dạn đưa ra những kiến nghị, những góp ý của mình với chính quyền địa phương,những cơ quan có liên quan để đưa ra những giải pháp nhằm đưa làng nghề phát triểnhơn nữa trong tương lai

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1 Vị trí địa lý và địa giới hành chính xã Cẩm Hà

Cẩm Hà là vùng đất nằm gần ven biển, có khí hậu nhiệt đới gió mùa Lượng mưa khôngđều dẫn tới hay bị lũ lụt

Xã Cẩm Hà nằm ở phía bắc thành phố Hội An có tọa độ 15°54′8″ vĩ độ bắc và 108°19′4″kinh độ Đông Phía đông giáp phường Tân An, phường Cẩm Châu, phía tây giáp xã ĐiệnDương, xã Điện Nam Đông, phía Nam: Giáp phường Tân An, phường Thanh Hà thànhphố Hội An,phía bắc giáp xã Điện Dương, thành phố Điện Bàn và phường Thanh Hà Địabàn của xã nằm cách xa trục quốc lộ và xa trung tâm kinh tế của xã

Xã Cẩm Hà trước đây có tên gọi là Thanh Hà Nhiều chứng cứ cho biết vào cuối thế kỷ

XV, đầu thế kỷ XVI tổ tiên 8 tộc: Nguyễn Viết, Nguyễn Văn, Nguyễn Đức, Võ Văn, Bùi,Ngụy, Võ Đình là tiền hiền của làng Thanh Hà Họ vốn là người Thanh Hóa vào đây lậpnghiệp

Thực chất làng Thanh Hà rất rộng gồm 13 xóm ấp: Thanh Chiếm, Hậu Xá, An Bang, BộcThủy, Nam Diêu, Bầu Ốc, trang kèo, cửa suối, bến trễ, đồng nà, trà quế, cồn động

Sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn tiếp tục lập Hội An làm tỉnh lỵ Quảng Nam Tháng7/1956 lập khu hành chính Cẩm Phô thuộc hiện Điện Bàn chia làm 9 xã mới trong đó cóCẩm Hà

Năm 1999, xã Cẩm Hà được chia thành xã Cẩm Hà và phường Thanh Hà

1.2 Điều kiện tự nhiên

ẩm không khí trung bình là 82% Khí hậu nhìn chung tương đối thuận lợi cho phát triểnnông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi

Trang 6

Thủy văn:

- Hệ thống thuỷ văn ở đây chịu ảnh hưởng chủ yếu của hệ thống sông Đế Võng Hệthống đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, chấtlượng nước vào mùa khô không được tốt do bị nhiễm mặn.Qua thực tế cho thấy nguồnnước ngầm ở đây có chất lượng tương đối tốt, chiều sâu dao động từ 3 đến 10m Đây lànguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có đầm Trà Quế

và nhiều ao, hồ nhỏ khác đảm bảo cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất nôngnghiệp

Tài nguyên:

a) Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên: 7.010.000 m2 Đất dân cư có 1.631.400 m2, đất

lúa 2 vụ là 670.000 m2, đất cây hàng năm có 1.468.300 m2 Đất trồng cây lâu năm:658.400 m2, đất trồng rau chuyên canh có180.000 m2, đất nuôi trồng thủy sản có553.800 m2, đất sông đầm, mặt nước có 642.700 m2, đất nghĩa trang, nghĩa địa có880.400 m2, đất chưa sử dụng có 11.600m2, đất rừng phòng hộ : 20.600m2, đất giaothông : 219.600m2, đất tôn giáo :có 39.000m2 [2 ;9,10]

b) Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: cung cấp chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt từ sông Đế Võng,đầm Trà Quế, các kênh rạch và Nhà máy nước Hội An

- Nguồn nước ngầm: Thay đổi theo điều kiện địa hình, dao động bình quân từ 3 đến10m Lưu lượng nguồn nước dồi dào với chất lượng tương đối dùng được

1.3 Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội

1.3.1 Kinh tế

Kinh tế nông nghiệp

Cây lúa: tập trung sản xuất diện tích lúa nước hai vụ với tổng diện tích là 64 ha, năng suấtbình quân đạt 56,5 tạ/ha, sản lượng 723,2 tấn Giá trị đạt 4 tỷ đồng Cây ngô với diện tíchtổng cộng là 20 ha với sản lượng là 150 tấn Giá trị đạt 1,2 tỷ đồng Rau và đậu các loạivới diện tích đậu các loại là 25 ha, năng suất bình quân đạt 20 tạ/ha, sản lượng 50 tấntổng giá trị là 1,1 tỷ đồng Diện tích rau Trà Quế là 18 ha, năng suất đạt 300 tạ/ha, sảnlượng 540 tấn giá trị đạt 9,2 tỷ đồng Nhìn vào những số liệu trên ta có thể rút ra kết luậnrau Trà Quế chiếm gần 2/3 tổng giá trị nông nghiệp Rau Trà Quế là nguồn thu chính tại

xã Cẩm Hà [2;9]

Kinh tế vườn

Trong những năm gần đây, nông dân đã đầu tư vốn, áp dụng khoa học kỹ thuật để pháttriển kinh tế vườn hoa cây cảnh nhất là cây quất chậu, quất đất và hoa ngắn ngày các loại

Trang 7

mang lại hiệu quả Nhiều hộ tập trung sản xuất quất chậu có chất lượng đáp ứng nhu cầucủa người tiêu dùng Đến nay toàn xã có 44.850 chậu quấy và 350 nghìn hoa ngắn ngàyphát triển tốt cho thu nhập khá Thu nhập vườn hoa cây cảnh là 17,8 tỷ đồng.[2;10]

Nuôi trồng thủy sản: toàn xã có khoảng 27,6 ha mặt nươc để nuôi trồng thủy sản bao gồmcác hồ, ao…nuôi trồng thủy sản trên địa bàn với quy mô nhỏ Chủ yếu là nuôi các loại cánhư cá mè, cá rô phi…thu về 96,5 tấn với giá trị là 6,25 tỷ đồng Ngoài ra đánh bắt lướitrên sông thu được 4,2 tỷ đồng Tổng giá trị ngành nông nghiệp đạt 44,7 tỷ đồng.[2;10]Kinh tế công nghiệp

Sản xuất các ngành công nghiệp đa số là các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.Chiếm hơn 1 nữa các cơ sở sản xuất công nghiệp Ngoài ra còn có các ngành chế biếnlâm sản và cơ khí Nhìn chung các ngành công nghiệp với quy mô nhỏ chủ yếu là các hộgia đình Cần đẩy mạnh phát triển theo quy mô lớn Hiện trên địa bàn xã Cẩm Hà có cumcông nghiệp là cụm công nghiệp Bến Trễ với diện tích là 15 ha Cụm công nghiệp nàygiúp giảu quyết việc làm cho xã đồng thời mang về nguồn thu cho ngân sách nhà nước.Dịch vụ thương mại

Do sản xuất phát triển đời sống nhân dân được nâng lên, cơ chế thị trường đã đẩy mạnh

sự phát triển của các ngành thương mại dich vụ Các cơ sở dịch vụ ngày càng mở rộng ravới nhiều dịch vu đa dạng Điểm giao dịch thương mại chính là chợ ở thôn Bầu Ốc Hạvới diện tích hơn 200m2 Nơi đây chủ yếu là buôn bán nhỏ và giao dịch trong xã [2;11]

Nhà sinh hoạt Văn hóa thôn và các Thiết chế văn hóa - Thể thao thôn:

Toàn xã có 7/7 thôn có Nhà sinh hoạt văn hóa xây dựng theo cấp 4, tổng diện tích

sử dụng 4.716 m2, diện tích sử dụng trong nhà từ 100m2 trở lên Các thôn đều có hệthống truyền thanh, trang bị mua sắm bàn, ghế ngồi Tuy nhiên chưa có sân bóng chuyền

Trang 8

và bóng đá trong khuôn viên nhà văn hóa Cán bộ quản lý văn hóa trình độ chuyên mônchưa đạt yêu cầu.

Lễ Hôi Cầu Bông

Làng Trà Quế từ lâu nổi tiếng với nghề trồng rau Hàng năm được tổ chức ngày mùng 7

tháng giêng âm lịch

Năm nào làng rau phát đạt thì lễ Cầu Bông được tổ chức quy mô Ngoài phần lễ còn cóphần hoạt động hội hè, vui chơi để bà con giải trí và chuẩn bị bước vào năm mới với hyvọng nhiều tài lộc Khi đoàn rước vừa đến đình, các vị bô lão tiến hành ngay lễ cúng đất

và cúng âm linh theo nghi thức truyền thống Bàn thờ cúng đất được đặt trước và đối diệnvới bàn cúng chính, trên bàn bày hoa quả, gạo, muối, thịt gạo, áo giấy và vật tế âm linh.Sau một năm làm ăn vất vả, đến lúc rãnh rỗi, nghỉ ngơi, nông dân luôn ngưỡng vọng về

ân đức cô bác, âm linh, đồng thời bày tỏ lòng thành và niềm thương cảm

Tiếp theo đó mọi người bước vào phần tế chính thức với bàn thờ đầy ắp bánh trái, hươnghoa và đặc biệt có cả một con gà giò Theo người dân nơi đây, gà giò cúng phải là gàtrống nuôi vừa mới lớn, có màu lông đẹp, đem luộc hết sức cẩn thận, da và gân phảinguyên vẹn Văn tế có nội dung tôn vinh, ngưỡng vọng công đức tổ tiên, những bậc tiềnhiền có công khai hoang lập nên làng rau truyền thống hơn 500 năm qua, Sau khi tế lễxong, các cụ cao niên tập trung lại để xem giò gà, nếu giữa bàn chân gà đầy đặn thì xómlàng bình an, khá giả, hoa trái tốt tươi

Không chỉ tập trung cúng đình, cả làng nhà nào cũng sắm một mâm lễ vật để Cầu Bông

Lễ vật nhất thiết phải có một con gà trống thiến miệng ngậm hoa, trên lưng cắm một condao làm bằng tre, năm dĩa xôi hồng cắm năm cái bông rực rỡ và một ly rượu trắng Ngàynay, mọi người đều cảm thấy mình được xác nhận là một thành viên quan trọng khôngthể thiếu trong làng Chính vì thế mà tất cả dân làng Trà Quế cũng như dân làng lân cậnđều tụ họp về để tham gia phần hội hè sống động, vui vẻ này

Năm nào cũng vậy, hội làng Trà Quế đều mở màn bằng hội thi cuốc đất trồng rau Xómnào đạt giải sẽ được bà con đãi đằng, mở tiệc linh đình

Hội Cầu Bông ở Trà Quế còn có thêm hội thi làm món tôm, là món đặc trưng của làngdùng trong các lễ cúng, hội hè và đãi khách Đó cũng chính là tình bằng hữu của ngườidân quê này Có lẽ vì thế mà nhiều người gọi là tôm hữu

Nhiều năm qua, bí quyết tạo nên loại rau Trà Quế ngon nổi tiếng cả xứ Quảng không chỉ

do đất đai màu mỡ, mà còn do ở đây có loại rong trên sông Cổ Cò Ngoài phân, nông dânđều bón lót bằng loại phân này Vì thế, hội thi vớt rong, bón gốc cũng diễn ra trong

Trang 9

không khí rộn rã tiếng cười Nhiều năm, lễ hội Cầu Bông còn có phần hội đua ghe ngangqua cửa hai làng Đông – Tây và nhiều làng ven sông khác ở Hội An ngay trên sông Cổ

Cò chảy qua làng

Lễ hội Cầu Bông của nông dân Trà Quế đã trở thành một nét độc đáo về văn hoá làngnghề, thu hút đông người tham dự Cũng từ lễ hội này, mọi người trong làng gần gũi,thân thiết nhau hơn…

1.3.3 xã hội

Dân cư

Tính đến năm 2013, xã Cẩm Hà có 7455 nhân khẩu được chia làm 33 tổ với mật độ dân

số là 1209,55 người trên một km vuông đa số là người Kinh sống ở khu vực này Số dânđược chia đều trong 7 thôn đó là thôn Trà Quế, Đồng Nà, Trảng Kèo, Cửa Suối, Bầu Ốc

Hạ, Bàu Ốc Thượng, Bến Trể Các cụm dân cư khá gần nhau là điều kiện thuận lợi hìnhthành nên các vùng sản xuất và thuận lợi cho đầu tư cơ sở hạ tầng Thôn Bến Trể là đôngnhất với 1949 nhân khẩu sinh sống Thôn Trà Quế là khu trung tâm của xã với diện tích1,0020 km2 kết nối với các cụm dân cư khác (xem bảng 1)

Giáo dục

Mẫu giáo:

- Trường Mẫu giáo Cẩm Hà gồm có 02 điểm trường trên 02 thôn Trảng Kèo và TràQuế với tổng diện tích 2.408m2, có 6 phòng học nhưng chỉ có 04 phòng học đạt chuẩn,còn lại 2 phòng chưa đạt chuẩn Số phòng chức năng chưa có, chỉ có 01 văn phòng tạithôn Trảng Kèo, diện tích sân chơi ở điểm trường Trảng Kèo 500m2 và điểm trường TràQuế là 100m2 Tường rào, cổng ngõ chưa đảm bảo Cơ sở vật chất phục vụ như: bếp ăn,nhà vệ sinh chư được đầu tư đảm bảo, chưa đạt hoặc tạm bợ, chưa có công trình vệ sinhcho giáo viên

- Tổng số học sinh năm học 2011 - 2012 là 170 em được chia thành 6 lớp, có 12giáo viên, trong đó có 07 biên chế, còn lại hợp đồng, hiện còn thiếu 02 phòng chức năng

và 02 phòng học đạt chuẩn.[2;13]

Tiểu học:

Toàn xã có 01 trường Tiểu học Lê Độ với 02 cơ sở

a) Tiểu học số 1 Cẩm Hà: Hiện có 02 điểm trường với tổng diện tích là 19.500 m2,

số học sinh năm học 2010 - 2011 là 215 em/10 lớp, có 20 giáo viên Hệ thống trường lớpđảm bảo theo quy định, thư viện đạt chuẩn Quốc gia, có đầy đủ các phòng chức năng, cáccông trình vệ sinh cho giáo viên và học sinh, nguồn nước sạch đảm bảo phục vụ cho nhucầu của trường, chỉ có tường rào bằng dây thép gai

b) Tiểu học số 2 Cẩm Hà: Có 03 điểm trường tại ¾ thôn, có 18 lớp và số học sinh là

500 em, bình quân 28 em/lớp Tại 02 điểm trường phụ và điểm trường chính đều có đầy

đủ các phòng chức năng, phòng học sinh đạt chuẩn theo quy định, có thư viện đạt chuẩn

Trang 10

Quốc gia, có hệ thống vệ sinh cho giáo viên và học sinh, diện tích sân trường, các khu vuichơi, cây xanh đảm bảo, có đầy đủ các trang thiết bị dùng cho học tập.[2;14]

Trên địa bàn xã không có trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông

- Tuy nhiên, để đảm bảo phát huy tốt và hiệu quả hơn về cơ sở vật chất cần phải đầu

tư trang thiết bị, đội ngũ y, bác sỹ phục vụ và hiện nay trạm còn thiếu tường rào, cổngngõ

- Đội ngũ y tế thôn đầy đủ theo quy định, hiện có 7/7 thôn có nhân viên y tế cộngđồng đã phối hợp với BDC các thôn thực hiện tốt chức năng, nghiệp vụ của mình

Làng rau Trà Quế nằm ở vùng đồng bằng, gần sông Đế Võng có những thuận lợi nhấtđịnh Làng rau Trà Quế nằm ở vùng đồng bằng đất đai phì nhiêu, cung cấp nhiều chấtdinh dưỡng cho rau phát triển xanh tốt Gần sông Đế Võng giúp cho nông dân trồng rau

có đủ nước tưới tiêu cho nguồn rau, đồng thời rong trong sông Đế Võng giúp cho nôngdân có nguồn phân tại chỗ, giúp cho rau xanh tốt đồng thời giúp cho nông dân tiết kiệmchi phí

Tuy nhiên, Làng rau Trà Quế nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, vùng thường xuyên sảy

ra lũ lụt nên hạn chế phát triển của làng rau Trà Quế Điều kiện thời tiết không thuận lợiảnh hưởng đến việc trồng rau và chăm sóc rau Thời tiết đó là một thách thức cho việcphát triển nghề trồng rau tại thôn Trà Quế

Trang 11

CHƯƠNG 2: LÀNG NGHỀ RAU TRÀ QUẾ, XÃ CẨM HÀ, TỈNH QUẢNG NAM 2.1 Khái niệm về làng nghề

Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về “làng nghề” Theo giáo sư Trần QuốcVượng thì “làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôinhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm tương song đã nổi trộimột nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bánchuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả cùng một số thợ vàphó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”,

“nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra nhữngmặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng

và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị

và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài” [7;38,39]

Đặc điểm của các làng nghề

Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nôngnghiệp các làng nghề xuất hiện trong từng làng- xã ở nông thôn sau đó các ngành nghềthủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp vàsản xuất- kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau người thợthủ công trước hết và đồng thời là người nông dân

Hai là, công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làngnghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu công

cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tínhđơn chiếc nhiều loại sản phẩm có công nghệ- kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàntay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từngbước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoáđược một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm

Ba là, đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ hầu hết các làngnghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên liệu sẵn cótại chỗ, trên địa bàn địa phương cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùngkhác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm song không nhiều.Bốn là, phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ thuậtkhéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ, củacác nghệ nhân trước kia, do trình độ khoa học và công nghệ chưa phát triển thì hầu hếtcác công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ công, giản đơn ngày nay, cùng với sựphát triển của khoa học- công nghệ, việc ứng dụng khoa học- công nghệ mới vào nhiềucông đoạn trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giảnđơn tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn trong quy trình sản xuấtvẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo việc dạy nghề trước đây chủ yếu

Trang 12

theo phương thức truyền nghề trong các gia đinh từ đời này sang đời khác và chỉ khuônlại trong từng làng sau hoà bình lập lại, nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghềthủ công truyền thống ra đời, làm cho phương thức truyền nghề và dậy nghề đã có nhiềuthay đổi, mang tính đa dạng và phong phú hơn.

Năm là, sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuậtcao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giátrị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêudùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, công sở nhà nước các sản phẩm đều là sựkết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật cùng là đồ gốm

sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là Gốm Sứ Bát Tràng (Hà Nội), Thổ

Hà (Bắc Ninh), Đông Triều (Quảng Ninh) từ những con rồng chạm trổ ở các đình chùa,hoa văn trên các trống đồng và các hoạ tiết trên đồ gốm sứ đến những nét chấm phá trêncác bức thêu tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng vềvăn hoá tinh thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc

Sáu là, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa phương, tạichỗ và nhỏ hẹp bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, làxuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của các địa phương ở mỗimột làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán,tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn làcác thị trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu

Bảy là, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình,một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân

Vai trò của làng nghề truyền thống

Với hơn 2000 làng nghề trong cả nước gồm 11 nhóm ngành nghề sử dụng hơn 10 triệulao động đóng góp hơn 4o ngàn tỷ đồng cho thu nhập quốc gia Các làng nghề truyềnthống đã và đang góp một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế nông thônViệt Nam

Sản xuất của các làng nghề tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có của địa phương nên cógiá thành rẻ Các nghề truyền thống chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong nướcnhư tre, nứa, gỗ, các sản phẩm của nông nghiệp vùng nhiệt đới như lúa gạo, hoa quả vàcác loại vật liệu xây dựng

Trong những năm gần đây làng nghề truyền thống không chỉ đáp ứng thị trường tiêu thụtrong nước mà còn đem đi xuất khẩu sang các thị trường khác với nhiều mặt hàng phongphú có giá trị cao Trong đó điển hình là mặt hàng thủ công mỹ nghệ với giá trị lớn.Ngoài ra giá trị xuất khẩu các sản phẩm của làng nghề giúp chuyển dịc cơ cấu nông thôn

và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn

Trang 13

Làng nghề truyền thống góp phần tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu lao động hàngngàn lao động nông nhàn, nâng cao thu nhập cho người dân.

Hơn nữa với việc hội nhập kinh tế toàn cầu thì du lịch là một trong những ngành côngnghiệp thu hút nhiều ngoại tệ nhất Đất nước Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử và làngnghề truyền thống cũng ra đời xấp xỉ trong thời gian đó Với lịch sử lâu đời của các làngnghề đã tạo ra một lượng lớn khách du lịch tới tham quan, tìm hiểu về các làng nghề tạo

ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho địa phương đồng thời giúp tiêu thụ các sản phẩm củalàng nghề, khuyến khích làng nghề phát triển Phát triển du lịch là hướng đi mới hiện naygiảm tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao đời sống sản xuất, phục vụ phát triển môitrường bền vững

Làng nghể tồn tại và trải qua nhiều bước phát triển thăng trầm từ năm 2002 trở lại đâyvới việc ưu tiên phát triển làng nghề của thành phố Hội An thì làng nghề rau Trà Quế cónhững bước phát triển

2.2 Lịch sử hình thành làng rau Trà Quế

Làng rau Trà Quế được biết đến là một trong những vùng đất được khám phá từ rất sớm

ở đô thị cổ Hội An Trải bao biến thiên của lịch sử, con người làng rau Trà Quế vẫntruyền đời sinh cơ lập nghiệp nơi vùng đất lành được bao quanh bởi dòng sông Đế Võngnày

Theo các tài liệu khảo cổ học thì người ta đã phát hiện làng rau Trà Quế có lịch sử gần

300 năm đây là vùng đất sinh sống của người Chăm Các nhà khảo cổ học đã phát hiệntrang sức và đồ dùng của người Chăm

Khoảng 200 năm trước, các cư dân người Việt bắt đầu di dân từ phía Bắc và vào đâysinh sống Ban đầu họ sống bằng nghề Chài Lưới Họ sinh sống bằng nghề lưới bén,chuyên đánh bắt cá tôm trên sông Đế Võng kiếm ăn qua ngày Bấy giờ, cá, tôm hãy cònnhiều nên cuộc sống họ khá thong thả Càng về sau, việc đánh bắt ngày càng khó khănkhiến cuộc sống của ngư dân làng vạn rơi vào chỗ lao đao Bắt buộc họ phải tìm kiếmnghề khác để mưu sinh

Các cư dân lên bờ lựa chỗ sinh sống là các đồng bằng và gần các con sông để trồng rau

Để rau xanh tốt, họ vớt rong từ đầm Trà Quế lên bón cho rau Những vạt ngò, rau húngrồi đến rau é, hành, cải, hẹ lần lượt mọc lên trên vùng đất mới khai phá Những vạt rauđược trồng có hương vị đặc trưng, mùi vị đậm đà nhanh chóng chiếm được niềm tin củanhân dân, được nhân dân ủng hộ Dần dần, các chợ lớn chợ nhỏ trong vùng Hội An vàlân cận trở thành thị trường của rau Trà Quế Rau được tiêu thụ mạnh giúp nông dântrồng rau cải thiện thu nhập, cuộc sống của cư dân được nâng cao Các hộ dân bỏ nghềđánh bắt tôm cá chuyển sang trồng rau Từ một làng vạn thuở ban đầu, dần dần Trà Quếbiến thành một làng rau

Trang 14

Trong thời kỳ bao cấp nông dân làm rau ra bán không được cuộc sống vô cùng bấp bênh.Sau năm 1986, cuộc sống của nhân dân bớt cực khổ hơn Đến năm 1996, với chính sáchcủa nhà nước là chia đất cho dân làm chia theo đầu người nên mỗi hộ được hơn 2 xào đất

để sản xuất Theo số liệu được thu thập, đất trổng rau của làng được chia theo đầu người

và 20 năm chia một lần Đất quanh rìa là đất của nông dân còn đất trong làng là đất củanhà nước

Năm 2002 Sau khi Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới, chính quyền thànhphố Hội An đã cho thực hiện các kế hoạch để phát triển làng nghề truyền thống và cáclàng nghề truyền thống giờ đây gắn với du lịch và dịch vụ Với các chính sách của nhànước nhân dân bắt đầu sống được với nghề trồng rau, cuộc sống đỡ khó khăn hơn

2.3 Các quy trình sản xuất rau

2.3.1 Xử lý đất

Đất đai của làng rau trà quế là đất phù sa pha cát, thích hợp với việc trồng rau Bên cạnh

đó, với việc được gần sông và đầm trà quế nên nông dân có rong, rong có khá nhiều ởvùng đầm Trà Quế nên rong chính là một loại phân hữu cơ Do diện tích rau trà quế khá

ít, mỗi người chỉ được tầm hơn 1 sào đất, các nông dân ngày ngày phải cắt rau đem bánnên quá trình xử lý đất diễn ra khá nhanh Chỉ trong vòng hơn 2 tiếng, các nông dân đãhoàn thành xong công đoạn xử lý đất và gieo giống

Sau khi thu hoạch xong, nông dân bắt tay vào xử lý đất Họ bắt đầu cuốc đất, cuốc cả cỏtạo thành 1 hố sâu từ 20 đến 30 cm với mục đích là bỏ phân hoặc bỏ rong vào Nguồnrong biển khá dồi dào lấy từ cái đầm ở gần thôn Trà Quế Có người cho rằng rong biểnchính là điểm khắc biệt tạo nên mùi vị rau quế thơm hơn, ngon hơn nhưng thực tế chínhkhí hậu đã quyết định đến mùi vị và chất lượng rau Trà Quế Tuy vậy, rong vẫn giữ vaitrò rất quan trọng trong việc trồng rau tại làng Trà Quế.(hình 3)

Qua các tư liệu thu thập được ở làng rau Trà Quế thì có 2 loại phân là phân chuồng vàrong biển Đối với phân chuồng, ưu tiên cho việc trồng các giống rau dài ngày như hành,

hẹ Mỗi bao phân chuồng giá từ 90 đến 100 ngàn và tầm 3 đến 4 luống thì hết 1 bao.Phân chuồng được dùng trong mùa mưa vì lấy rong không được còn lại những thángkhác thì rong luôn có Với việc dùng rong làm phân giúp người nông dân đỡ tốn khánhiều chi phí

Bên cạnh đó, việc bỏ lớp rong xuống dưới, sau 1 thời gian từ 3 đến 4 ngày rong biển bịphân rã thành 1 lớp mùn, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, giúp đất tươi xốp Ronggiúp cây kháng lại sâu bệnh và giúp quá trình phát triển của cây diễn ra nhanh hơn và thuhoạch cũng sớm hơn Điều đó giúp người nông dân khá nhiều và kinh tế hơn.(hình 4)Sau khi bỏ lớp rong xong thì người nông dân lấp đất lại, bắt đầu gieo giống

Trang 15

Công đoạn gieo giống cũng khá phức tạp chia làm nhiều bước nhỏ và tỉ mỹ Đầu tiênngười nông dân lấy ca bỏ giống vào sau đó bỏ thêm một ít cát vào trong và trộn đều Điềunày sẽ giúp các hạt giống sẽ rải đều hơn Sau đó lấy cây cào in vào đất vừa mới gieoxong Với việc này sẽ giúp cho các hạt giống dính chặt vào đất, tưới sẽ không bị trôi đi.Tiếp theo se rải 1 lớp cát mỏng lên luống giúp các hạt giống không bị trôi đi dù trời cómưa.(hình 5)

Sau khi hoàn tất các công đoạn, bắt đầu tưới nước Ở xung quanh có mẫu ruộng có 1 cái

bể nước Điều đặc biệt ở đây là nước rất trong và có rất nhiều cá Cá sẽ ăn rong và cácloại cây có trong bể nước Điều đó sẽ giúp người nông dân dễ dàng hơn trong việc tướinước vì cái xoa sẽ không bị dính rong và nước tưới ra sẽ đều hơn.(hình 6)

Vào mùa mưa họ dùng những cây sắt uốn cong chôn dưới đất và bỏ tấm lưới lên mỗiluống Còn mùa nắng họ tận dụng những lá dừa ở tại chỗ Những lá dừa này sẽ đượcngâm nước cho ra hết chất mặn, sau đó phơi khô và dùng để che các luống vừa gieoxong Nếu không ngâm lá cây vẫn còn chất mặn và chảy ra nước khiến cây chết nhanhchóng Với việc dùng lá dừa che cây giúp cây tránh được ánh nắng mặt trời và giúp câysinh trưởng tốt hơn

2.4.2 Chọn giống rau và bán rau

Quá trình chọn giống rau diễn ra theo mùa nhưng ở nơi đây có những đặc điểm chungnhư sau:

Nếu 1 nhà có 10 luống rau họ sẽ để 1 luống trồng rau húng, 1 luống trồng hành lá, 1luống trồng hẹ và trồng các cây ớt ở xung quanh Các luống còn lại họ trồng rau theomùa, có lúc họ trồng rau muống, trồng rau dền Có lúc họ sẽ trồng rau sà lách và các loạirau sống

Ở trong làng rau có sự phân công lao động sản xuất rõ rệt Đàn ông ở nhà trồng rau, Phụ

nữ đem rau trồng được ra chợ bán Trong các ruộng rau của mỗi hộ gia đình đều trồngnhiều chủng loại rau, điều này giúp cho việc buôn bán dễ dàng, thuận tiện Vào khoảngtầm 5h sáng, các cư dân thức dậy ra ngoài ruộng bắt đầu một ngày làm việc các nôngdân bắt đầu thu hoạch rau, lựa các luống rau mơm mởn để bắt đầu thu hoạch Đối với raungắn ngày như rau Cải, rau Dền các nông dân nhổ cả rễ rửa sạch đóng thành từng bó.Riêng những loại rau như rau Húng Quế, họ cắt phần ngọn rủa sạch bỏ vào rổ chuẩn bịbán Đến 7h sáng, công việc thu hoạch rau hoàn tất, các cư dân bỏ rau trên chiếc xe đạpđem ra chợ bán Thu nhập trung bình của mỗi hộ dân từ một tram năm mươi đến hai trămnăm mươi ngàn một ngày

Vào mùa hè trời nóng nực họ sẽ trồng những loại rau nấu canh như rau muống, rau dềncòn mùa đông hơi lạnh hoặc mùa mưa họ sẽ trồng những loại rau sống như rau Sà lách,rau é, rau dấp cá…Còn ngày tết, người dân trồng cả hai loại rau và chia đều ra để dễ bán

và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng

Trang 16

Ngoài ra, còn có các hộ nông dân trồng rau bán cho các siêu thị, các Metro nên họ chỉtrồng những 1 hoặc 2 loại rau nên mức độ chuyên môn hóa khá cao Họ là những côngnhân viên chức có việc làm ổn định, lam cho tư nhân ở bên ngoài hay những người vềhưu Họ có 1 đặc điểm chung là không có thời gian rảnh để bán hàng ở ngoài chợ nhưnhững hộ gia đình kia, buổi chiều họ ra vườn làm để kiếm thêm thu nhập và thu nhập của

họ cũng tương đối Siêu thị bao tiêu sản phẩm của họ, họ sẽ không sợ lỗ, không sợ rauxuống giá nhưng đổi lại siêu thị sẽ mua rau của họ rẻ hơn, rẻ hơn từ 30 đến 40% so vớigiá rau các hộ nông dân bán ở ngoài chợ

2.4.3 Chăm sóc các loại rau (IN NGHIÊNG, ĐẬM)

Chăm sóc các loại rau là một việc công phu đòi hỏi cư dân phải tỉ mỉ, cẩn thận Vào mùa

hè trung bình họ tưới 3 lần vào sáng trưa chiều Sáng tưới từ lúc 5h trưa từ lúc 11h và tối

từ lúc 7h Với việc tưới rau như vậy giúp rau sinh trưởng tốt, đủ lượng nước cho rau pháttriển một cách tốt nhất.Vào mùa mưa hoặc vào mùa đông họ chỉ tưới 2 lần trong 1 ngày.Sáng 1 lần tối 1 lần Vào những lúc trời mưa lúc đó là lúc khó khan, vất vả nhất Những

hộ gia đình nào khá giả chôn cọc bê tông trải giàn lưới ra để hạn chế hư hại cây Hộ nàokhông có tiền phải vất vả hơn dùng các thanh sắt uốn lại, sau đó dùng tấm lưới phủ lại đểbảo vệ cây

Từ tháng 7 đến tháng 11, đó là những tháng thường xảy ra lũ lụt, mưa nhiều nên các cưdân ít tưới nước Mỗi ngày họ tưới 1 lần để rửa bùn bám vào rau đồng thời nông dân phải

bỏ thời gian ra để che chắn bảo vệ cho rau sau những trận mưa lớn Trong khoảng thờigian này, thường xuất hiện nhiều cơn mưa lớn, gây ngập lụt trên toàn bộ ruộng rau gâykhó khan cho những cư dân sinh sống tại làng rau Trà Quế

Ngoài việc tưới nước cho rau, họ còn phải chăm sóc rau công việc này tuy rất đơn giảnnhưng làm rất vất vả Với những rau vừa mới gieo khoảng 2 đến 3 ngày, họ bơm thuốcgiúp rau phát triển và ngừa sâu bệnh Họ bơm thuốc 1 lần nữa trước 15 ngày thu hoạch đểcây phát triển tốt hơn Sau đó, họ để cây rau phát triển tự nhiên, không dùng thêm bất kỳthuốc nào cả Theo quy định, rau sạch là rau không được phun thuốc trước 7 ngày thuhoạch Nếu sử dụng bừa bãi, quá liều lượng sẽ làm mất danh tiếng làng rau Trà Quế, từ

đó sản phẩm họ làm ra sẽ khó tiêu thụ hơn và người dân sẽ mất niềm tin vào rau Trà Quế.Các nông dân ý thức được việc đó nên họ hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ danhtiếng của làng rau Trà Quế, cho chính bản thân họ

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIÁI PHÁP LÀNG NGHỀ

3.1.1 Thị trường tiêu thụ

Trang 17

Làng rau Trà Quế đã trải qua nhiều biến động trong lịch sử Trong mỗi thời kỳ, làng rau

có nhiều biến động với sự tác động của kinh tế xã hội cũng như các chính sách của nhànước Với việc chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, làng nghề đã mở ra 1trang mới tuy vẫn còn khó khăn nhưng nông dân bắt đầu sống được với nghề và làngnghề phát triển mạnh mẽ Các chính sách kinh tế đặc biệt là các chính sách quản lý đổimới trong nông nghiệp và chính sách phát triển thành phần kinh tế đã có tác động đếnlàng nghề Các hộ nông dân bắt đầu liên kết với các siêu thị để tiêu thụ rau, rau Trà Quếngày càng có tiếng trên thị trường Với việc du lịch Hội An được khởi sắc cũng đã giúplàng nghề rau Trà Quế tạo ra một bước ngoặt mới Với lịch sử gần 300 năm, quanh nămkhí hậu ôn hòa, thiên nhiên trong lành và khung cảnh làng quê bình dị, mộc mạc và việcchăm sóc rau thủ công đã khiến các du khách đến đây ngày càng đông tạo ra 1 nguồn thumới cho làng rau Trà Quế bên cạnh nguồn thu truyền thống là sản xuất rau Tuy nhiêntrong quá trình thực hiện còn nhiều vấn đề xảy ra

Hiện nay, rau Trà Quế phải đối mặt với nhiều thách thức như là sự cạnh tranh của cáchuyện xung quanh như Vĩnh Điện, Điên Bàn Giá rau rẻ hơn, chất lượng gần như tươngđương, rau từ các huyện được bày bán từ Hội An tới Đà Nẵng đe dọa trực tiếp đến đờisống thu nhập của cư dân làng rau Trà Quế Với hương vị rau đặc trưng, danh tiếng từ lâuđời, sản phẩm đã khẳng định chất lượng qua thời gian dài, thị trường tiêu thụ rộng lớn từHội An tới Đà Nẵng Rau Trà Quế chiếm được cảm tình của người tiêu dùng và cáckhách hàng sử dụng rau Trà Quế trong thời gian dài nên biết được hương vị đặc trưng từ

đó các khách hàng đã tin tưởng và ủng hộ sản phẩm rau Trà Quế Với những khách hàngthường xuyên, các cư dân có lượng khách hàng ổn định và thu nhập dần dần nâng cao.Rau Trà Quế bắt đầu được tiêu thụ vào các siêu thị như Metro, Big C tại Đà Nẵng Đó làhướng đi thích hơp nhưng người nông dân không muốn bán rau vào các siêu thị vì giáthành thấp bên cạnh đó là các siêu thị ép giá rau xuống khiến người nông dân khó khăndẫn đến các hộ gia đình tập trung bán rau ở ngoài chợ

Cùng với việc phát triển du lịch dẫn đến nhiều du khách biết nhiều về làng rau Trà Quếmột cách rộng rãi Từ đó, rau Trà Quế dần dần được biết đến vì chất lượng đảm bảo cũngnhư là an toàn hàm lượng thuốc trừ sâu trong rau là không có nên được nhiều du kháchmua tại vườn để mang về Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Đó là 1 kênh bán hàng mớinếu rau Trà Quế được giới thiệu rộng rãi hơn thì chắc chắn rau Trà Quế sẽ có giá thànhcao hơn

3.1.2 Đa dạng hóa sản phẩm

Thành Phố Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999 Đây là mộtcột mốc đánh dấu sự phát triển của thành phố Hội An Thành Phố Hội An trở thành điểm

Ngày đăng: 06/05/2016, 22:59

w