Lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống ở Việt Nam
Đề tài: Khảo sát các làng nghề truyền thống ở Việt Nam MỤC LỤC A PHẦN MỞ ĐẦU 1 B PHẦN NỘI DUNG 4 Chương I: lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống ở Việt Nam 4 Chương 2: Khảo sát giới thiệu đôi nét về các làng nghề và các sản phẩm truyền thống của làng nghề ở Việt Nam 5 I Các làng nghề truyền thống ở miền bắc .6 II Các làng nghề truyền thống ở miền trung 22 III Các làng nghề truyền thống ở miền nam 35 Chương III: các yếu tố văn hóa phong tục lễ hội trong các làng nghề truyền thống Việt Nam 39 Chương IV: Thực trạng phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay và giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị phi vật thể của làng nghề 41 I Thực trạng phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay……………………………………………………………… 4 1 II Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị phi vật thể của làng nghề truyền thống…………… 43 C KẾT LUẬN 46 GVHD: TS LÊ ĐỨC LUẬN 1 SVTH: TRƯƠNG VĂN THẠNH Đề tài: Khảo sát các làng nghề truyền thống ở Việt Nam Tài liệu tham khảo 47 GVHD: TS LÊ ĐỨC LUẬN 2 SVTH: TRƯƠNG VĂN THẠNH Đề tài: Khảo sát các làng nghề truyền thống ở Việt Nam A PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử phát triển nền văn hóa cũng như lịch sử phát triển kinh tế của nước ta luôn gắn liền với lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam truyền thống Bởi những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm sinh hoạt bình thường hàng ngày, mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hóa dân tộc, thể hiện mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc Đồng thời, các làng nghề truyền thống không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa bình thường Làng nghề là cả một môi trường văn hóa - kinh tế - xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình, nhưng lại tiêu biểu và độc đáo của cả dân tộc Việt Nam Hiện nay cả nước ta có gần 1490 làng nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống với sự tham gia của một lực lượng lao động đông đảo, mang lại nguồn thu nhập đang kể cho nhân dân Tham gia có hiệu quả vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nhờ đó mà nhân dân ta nhiều nơi đã thoát ra cảnh nghèo đói và vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình, sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dung trong gia đình, trong vùng, trong nước, mà còn là nguồn hàng xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, thu lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước Hàng năm giá trị kinh tế từ sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề khoảng 600 triệu USD Bên cạnh mang lại lợi ích to lớn về kinh tế, các làng nghề truyền thống còn là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng, độc đáo của dân tộc Hiện nay khi nền kinh tế đang trên đà phát trên, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra với tốc độ nghày càng cao…trước tình hình đó thì các làng nghề truyền thống Việt Nam cũng phát triển theo nhiều hướng khác nhau, có cả yếu tố tích cực và những hạn chế của nó, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị GVHD: TS LÊ ĐỨC LUẬN 3 SVTH: TRƯƠNG VĂN THẠNH Đề tài: Khảo sát các làng nghề truyền thống ở Việt Nam văn hóa dân tộc trong các làng nghề càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Chính vì những lẽ đó chúng tôi đã quyết định chọn đề tài này để đi tìm hiểu nghiên cứu, đề tài chúng tôi có tên là “ khảo sát các làng nghề truyền thống ở nước ta” 2 Mục đích của đề tài Mục đích của việc nghên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát tìm hiểu một số làng nghề truyền thống ở nước ta, (miền bắc, miền trung và miền nam) Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các làng nghề truyền thống Việt Nam từ xưa tới nay, để có thể thấy được các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc qua các làng nghề Tìm hiểu thực trạng phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay từ đó đưa ra một số đề suất và giải pháp để bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là khảo sát các làng nghề truyền thống Việt Nam, tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp phù hợp với quá trình vận động phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay Với phạm vi nghiên cứu của một bài tiểu luận chúng tôi sẽ cố gắng tập trung đi sâu vào những vấn đề mà đề tài chúng tôi đặt ra, đó là “khảo sát các làng nghề truyền thống ở nước ta” 4 Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp như: Tổng hợp, thu thập, sữ lí tài liệ, phân tích, so sánh, đánh giá… 5 Ý nghĩa khoa học của đề tài Thông qua việc nghiên cứu đề tài nay sẽ giúp cho chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn về các làng nghề truyền thống Việt Nam, từ vị trí của làng nghề, nguồn gốc, sự phát triển, sản phẩm của làng nghề, những giá trị của làng nghề mang lại… GVHD: TS LÊ ĐỨC LUẬN 4 SVTH: TRƯƠNG VĂN THẠNH Đề tài: Khảo sát các làng nghề truyền thống ở Việt Nam Từ đó giúp cho chúng tôi có thể hệ thống hóa các kiến thức mà chúng tôi đã tìm hiểu nghiên cứu, bổ sung thêm vốn hiểu biết của mình Và từ những thực trạng phát triển chúng thể có thể đưa ra nhận định, đánh giá của mình và đưa ra các giả pháp góp phần sức mình trong việc bảo vệ, bảo tồn các giá trị của làng nghề cũng như bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc 6 Câu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kế luận thì bài tiểu luận chúng tôi bao gồm các phần sau: Chương I: lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống ở Việt Nam Chương 2: Khảo sát giới thiệu đôi nét về các làng nghề và các sản phẩm truyền thống của làng nghề ở Việt Nam I Các làng nghề truyền thống ở Miền Bắc II Các làng nghề truyền thống ở Miền trung III Các làng nghề truyền thống ở Miền nam Chương III: các yếu tố văn hóa phong tục lễ hội trong các làng nghề truyền thống Việt Nam Chương IV: Thực trạng phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay và giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị phi vật thể của làng nghề I Thực trạng phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay… II Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị phi vật thể của làng nghề truyền thống GVHD: TS LÊ ĐỨC LUẬN 5 SVTH: TRƯƠNG VĂN THẠNH Đề tài: Khảo sát các làng nghề truyền thống ở Việt Nam B PHẦN NỘI DUNG Chương I: lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống ở Việt Nam Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa nước mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc Thông thường chỉ những ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dân mới có việc làm nhiều, vất vả như: cày bừa, cấy, làm cỏ (đầu vụ) cho đến gặt lúa, phơi khô còn những ngày còn lại thì nhà nông rất nhàn hạ, rất ít việc để làm Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hằng ngày về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại lợi ích thiết thân cho cư dân Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa Từ chỗ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau Cũng chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyen sâu GVHD: TS LÊ ĐỨC LUẬN 6 SVTH: TRƯƠNG VĂN THẠNH Đề tài: Khảo sát các làng nghề truyền thống ở Việt Nam vào một nghề duy nhất nào đó, như làng Gốm, làng làm chiếu, làng làm lụa, làng làm đồ đồng Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây[Các làng nghề thường tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn như châu thổ sông Hồng, tại Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, tại duyên hải miền trung thì các làng nghề tập trung chủ yếu ở các tỉnh như: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên…Còn ở miền nam thì các làng nghề tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, và các vùng lân cận Sản phẩm từ các làng nghề Việt Nam có nét riêng và độc đáo, tên của sản phẩm luôn kèm theo tên của làng làm ra nó, sản phẩm nổi tiếng cũng làm cho làng nghề tạo ra các sản phẩm ấy nổi tiếng Những sản phẩm từ các làng nghề tkhông chỉ là những vật phẩm sinh hoạt bình thường hàng ngày, mà một số còn là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hoá xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc Làng nghề là cả một môi trường văn hoá - kinh tế - xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kĩ thuật truyền từ đời này sang đời khác, chung đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài năng, với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình, nhưng lại tiêu biểu và độc đáo của cả dân tộc Việt Nam Môi trường văn hoá làng nghề là khung cảnh làng quê, với cây đa bến nước, đình chùa, đền miếu , các hoạt động lễ hội và hoạt động phường hội, phong tục tập quán, nếp sống đậm nét dân gian và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc Làng nghề truyền thống từ lâu đã làm phong phú thêm truyền thống văn hoá Việt Nam GVHD: TS LÊ ĐỨC LUẬN 7 SVTH: TRƯƠNG VĂN THẠNH Đề tài: Khảo sát các làng nghề truyền thống ở Việt Nam Chương 2: Khảo sát giới thiệu đôi nét về các làng nghề và các sản phẩm truyền thống của làng nghề ở Việt Nam Nước ta hiện nay có gần 1490 làng nghề lớn nhỏ, trong đó có 300 làng nghề truyền thống phân bố trên nhiều địa bàn khác nhau trong phạp vi cả nước, mỗi làng nghề đều có một nguồn gốc xuất sứ khác nhau, và tương ứng với một làng nghề đều tạo ra một sản phẩm đặc trưng và mang nhiều giá trị truyền thống cũng như văn hóa của dân tộc đó, làng nghề đó, địa phương đó Nhìn trên mặt tổng thể thì các làng nghề hiện nay đều phát triển theo xu thế sản xuất hang hóa, gắn bó mật thiết với thị trường, không chỉ phục vụ nhu cầu ở thị trường trong nước, phục vụ cho du lịch…mà còn là hang xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới và được đánh giá cao Vài năm trở lại đây với sự phát triển và bùng nổ của khoa học kỹ thuật thì cũng là lúc các làng nghề truyền thống của chúng ta không ngừng mở rộng, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng xuất lao động và cả về năng lực canh tranh, mạc dù vậy khi nói đến các làng nghề truyền thống thì nhiều yếu tố truyền thống vẫn được lưu giữ và phát huy như: tính chất gia truyền cha truyền con nối, tính chất giòng họ, bí quyết, kỹ thuật làng nghề vẫn được lưu giữ và truyền lại cho thế hệ con cháu, nhiều phong tục tập quán lễ hội vẫn còn dược lưu giữ từ xưa tới nay, Làng nghề việt nam rất phong phú đa dạng, để tìm hiểu nghyên cứu hết là một vấn đề không dễ dàng, vì vậy để phục vụ cho việc nghyên cứu thực hiện đề tài này chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát các làng nghề truyền thống tiêu biểu dưới đây, từ đó có thể thấy hết được giá trị của từng làng nghề và có được cái nhìn tổng quan hơn về làng nghề truyền thống Việt Nam I CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở MIỀN BẮC Làng dệt Hồi Quan- Bắc Ninh GVHD: TS LÊ ĐỨC LUẬN 8 SVTH: TRƯƠNG VĂN THẠNH Đề tài: Khảo sát các làng nghề truyền thống ở Việt Nam Làng Dệt Hồi Quan hiện nay có khoảng 898 hộ (3.650 khẩu) thì có tới 90% làm nghề dệt, trong đó chiếm khoảng 10 % là các hộ sản xuất lớn Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, nghề dệt có từ bao giờ và do ai truyền lại đến nay vẫn là một câu hỏi, chỉ biết rằng, từ lâu lắm rồi người làng Hồi Quan rất thạo nghề canh cửu Trước cách mạng tháng 8, hầu như nhà nào cũng có một khung cửu, nhà nhiều có tới 5-6 khung và phải thuê thợ đến làm Sản phẩm chính của làng nghề này là vải khổ hẹp (40cm), vải màn, đũi, khăn mặt Với nghề dệt, làng xóm quanh năm nhộn nhịp, rộn tiếng thoi đưa, mọi người sống chan hoà vì nhau hơn Sự tảo tần sớm hôm của người Hồi Quan đã giữ được nghề truyền thống, tạo ra thu nhập đáng kể cho xã hội, kinh tế gía đình ngày càng nâng lên " Hồi Quan là đất cửi canh Đến xâm xẩm tối sắp sanh chơi bời" Làng Cát Cát ở Sa Pa- Lào Cai Làng Cát Cát thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2km Làng Cát Cát là bản lâu đời của người Mông, còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải và chế tác đồ trang sức Đặc biệt, nơi đây còn giữ được khá nhiều phong tục độc đáo mà ở các vùng khác không có, hoặc không còn tồn tại nguyên gốc Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú Ở làng Cát Cát, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng đã có từ lâu đời và tạo ra những sản phẩm tinh xảo, nhất là đồ trang sức của phụ nữ như: vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn Một điều đạc biệt nữa là làng Cát Cát là người Mông ở đây còn giữ được khá nhiều phong tục tập quán độc đáo, chẳng hạn như tục kéo vợ Và kiến trúc nhà cửa người Mông làng Cát Cát còn nhiều nét cổ rất độc đáo Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, các hộ gia đình cư trú theo phương thức mật tập: dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét Họ trồng lúa trên ruộng bậc thang, trồng ngô trên núi GVHD: TS LÊ ĐỨC LUẬN 9 SVTH: TRƯƠNG VĂN THẠNH Đề tài: Khảo sát các làng nghề truyền thống ở Việt Nam theo phương pháp canh tác thủ công, sản lượng thấp Phần lớn nhà cửa đều đơn giản, chỉ có một cái bàn, cái giường và bếp lửa nấu nướng Làng thổ cẩm Tả Phìn- Lào Cai Làng thổ cẩm Tả Phìn thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng Đông Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc thông qua các lễ hội như tết nhảy của người Dao đỏ, lễ ăn thề, lễ mừng nhà mới của đồng bào các dân tộc, Tả Phìn còn được biết đến là một làng nghề thổ cẩm nổi tiếng Sản phẩm của làng dệt thổ cẩm Tả Phìn đủ kiểu dáng và sắc màu trông thật bắt mắt Một vài sản phẩm chính có thể kể đến là: những chiếc ba lô, túi khoác du lịch, những chiếc khăn, túi xách tay, ví đựng tiền, các tấm áo choàng thổ cẩm với đủ sắc màu rực rỡ Những sản phẩm này hoàn toàn do bàn tay khéo léo tài hoa của các chị em người Mông, người Dao tạo nên với những đường nét hoa văn được thể hiện qua các họa tiết cây cỏ hoa lá, chim muông thật tinh tế luôn gây được sự tò mò hiếu kỳ và đặc biệt hấp dẫn các khách du lịch đến với Sa Pa Thổ cẩm Tả Phìn còn được xuất khẩu sang cả các thị trường ngoài nước như Mỹ, Pháp, Ðan Mạch Ðối với người dân tộc vùng cao, thổ cẩm không chỉ để dùng trang trí, tô điểm thêm cho sắc đẹp mà còn là vật kỷ niệm của tình yêu hay trong ngày cưới của các đôi trai gái Những đường nét hoa văn thể hiện trên tấm thổ cẩm là những tinh hoa của nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc làm cho thổ cẩm Sa Pa không thể hoà lẫn được với bất cứ sản phẩm thổ cẩm của vùng nào Làng nghề dệt lụa truyền thống ở Nha Xá- Hà Nam Nha Xá là một làng nghề dệt lụa truyền thống thuộc xã Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam Ngay từ đầu thế kỷ, các lái buôn hàng lụa thị trường Sài Gòn - Chợ Lớn đã tín nhiệm những súc tơ lụa nõn bóng, mượt mà của làng quê này Trải qua bao thời gian, làng dệt Nha Xá vẫn duy trì làng nghề để làm đẹp cho đời, làm ấm lòng người trong và ngoài nước GVHD: TS LÊ ĐỨC LUẬN 10 SVTH: TRƯƠNG VĂN THẠNH ... truyền thống Việt Nam Chương 2: Khảo sát giới thiệu đôi nét làng nghề sản phẩm truyền thống làng nghề Việt Nam I Các làng nghề truyền thống Miền Bắc II Các làng nghề truyền thống Miền... VĂN THẠNH Đề tài: Khảo sát làng nghề truyền thống Việt Nam B PHẦN NỘI DUNG Chương I: lịch sử hình thành phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam Cùng với phát triển văn minh nông nghiệp... III Các làng nghề truyền thống Miền nam Chương III: yếu tố văn hóa phong tục lễ hội làng nghề truyền thống Việt Nam Chương IV: Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống giải pháp bảo tồn phát