1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình mắc bệnh tụ huyết trùng trên lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện yên mô, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị

60 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 465,59 KB

Nội dung

Ta có thể kể đến hàng loạt những lợi ích mà ngành chăn nuôi mang lại, ví dụ như: cung cấp nguồn thực phẩm đa dạng và phong phú thịt, trứng, sữa,..., cung cấp sức kéo, cung cấp phân bón c

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi - Thú y Khóa học : 2010 - 2014

Thái Nguyên – 2014

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 3

sở, đến nay em đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, cùng các thầy cô giáo trong khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

tới thầy giáo TS Trương Hữu Dũng đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo và trực

tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cán bộ thú y của Trạm thú y huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình cùng toàn thể cán bộ lãnh đạo và nhân dân các xã Yên Từ, Yên Phong, Yên Nhân, tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại địa phương

Em xin bày tỏ lòng tri ân đến những người thân thân yêu trong gia đình

là chỗ dựa tinh thần quý giá giúp em vượt qua khó khăn để hoàn thành bản khóa luận này.Cuối cùng em xin gửi tới các thầy cô giáo trong nhà trường, bạn bè, đồng nghiệp lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe cùng mọi điều tốt đẹp

Sinh viên

Phạm Thị Thùy Linh

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Danh sách các xã của huyện Yên Mô (06/2013) 4

Bảng 1.2 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 17

Bảng 2.1 Tình hình chăn nuôi lợn tại một số xã của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình 42

Bảng 2.2: Tỷ lệ lợn mắc bệnh tụ huyết trùng tại một số xã trên địa bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình 43

Bảng 2.3: Tỷ lệ mắc bệnh tụ huyết trùng theo giống lợn 44

Bảng 2.4: Tỷ lệ lợn mắc bệnh tụ huyết trùng theo lứa tuổi 45

Bảng 2.5: Tỷ lệ lợn mắc bệnh tụ huyết trùng theo tháng trong năm 46

Bảng 2.6: Tỷ lệ lợn mắc bệnh tụ huyết trùng theo tình trạng vệ sinh 47

Bảng 2.7: Tỷ lệ biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh tụ huyết trùng 48

Bảng 2.8: Kết quả điều trị bệnh tụ huyết trùng Error! Bookmark not

defined

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 2

1.1 Điều tra cơ bản 2

1.1.1 Điều tra tự nhiên 2

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện 4

1.1.3 Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp 8

1.1.4 Công tác thú y 10

1.1.5 Đánh giá chung 11

1.2 Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 12

1.2.1 Nội dung phục vụ sản xuất 12

1.2.2 Phương pháp thực hiện 16

1.2.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 17

1.2.4 Kết luận, tồn tại, đề nghị 18

Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 19

2.1 Đặt vấn đề 19

2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài 19

2.1.2 Mục đích nghiên cứu 20

2.1.3 Mục tiêu 20

2.1.4 Ý nghĩa của đề tài 20

2.2 Tổng quan tài liệu 21

2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 21

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước, và ngoài nước 37

2.3 Đối tượng, nội dung và phương pháp tiến hành 39

2.3.1 Đối tượng nghiên cứu 39

2.3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 39

Trang 6

2.3.3 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 40

2.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 42

2.4.1 Kết quả theo dõi tổng đàn lợn tại 3 xã trên địa bàn thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình 42

2.4.2 Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn mắc bệnh tụ huyết trùng 43

2.4.3 Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh tụ huyết trùng theo giống lợn 44

2.4.4 Kết quả theo dõi lợn mắc bệnh tụ huyết trùng theo lứa tuổi 44

2.4.5 Tỷ lệ nhiễm bệnh tụ huyết trùng theo tháng trong năm 46

2.4.6 Tỷ lệ mắc bệnh tụ huyết trùng theo tình trạng vệ sinh 47

2.4.7 Tỷ lệ biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh tụ huyết trùng 48

2.4.8 Kết quả điều trị bệnh tụ huyết trùng 49

Phần 3: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 50

3.1 Kết luận 50

3.2 Tồn tại 51

3.3 Đề nghị 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 7

MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước đang trên đà hội nhập và phát triển Nền kinh tế Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính đem lại việc làm và thu nhập cho đại đa số người dân

Cùng với sự phát triển đi lên của ngành trồng trọt, thì ngành chăn nuôi cũng được coi là một thế mạnh và dường như không thể thiếu Ta có thể kể đến hàng loạt những lợi ích mà ngành chăn nuôi mang lại, ví dụ như: cung cấp nguồn thực phẩm đa dạng và phong phú (thịt, trứng, sữa, ), cung cấp sức kéo, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt Biết được tầm quan trọng, Nhà nước ta đã đầu tư cho ngành chăn nuôi trên rất nhiều khía cạnh, có thể kể đến như hỗ trợ đầu tư vốn cho người dân mở trang trại, cung cấp vắc xin miễn phí cho tất cả các tỉnh thành 2 lần/năm trong 2 đợt tiêm phòng chung của cả nước Không những thế, Nhà nước

ta còn rất chú trọng đầu tư đạo tào nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn về kỹ thuật chăm sóc và điều trị bệnh cho đàn vật nuôi

Với vai trò là một bác sỹ thú y trong tương lai, em tự biết được rằng muốn trở thành một bác sỹ thú y có tay nghề cao thì cần phải cọ xát thực tế thật nhiều, cần phải tiếp xúc với nhiều ca bệnh, trực tiếp điều trị thì mới có thể nâng cao tay nghề của mình Cùng với mục tiêu như trên, được sự cho phép của Nhà trường, của Khoa, của các cấp lãnh đạo huyện Yên Mô tỉnh

Ninh Bình, em tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình nhiễm bệnh tụ huyết trùng trên lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình và biện pháp phòng trị.”

Nhận được sự hướng dẫn quan tâm chỉ bảo của thầy giáo TS Trương Hữu Dũng, cùng sự cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận Tuy

nhiên, do lần đầu tiến hành nghiên cứu khoa học và thời gian thực tập có hạn nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ góp ý của quý thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1 Điều tra cơ bản

1.1.1 Điều tra tự nhiên

1.1.1.1 Vị trí địa lý

Yên Mô nằm ở phía Tây Nam tỉnh Ninh Bình, trải rộng từ 20003’45” đến

20011’25” vĩ độ Bắc, từ 105055’ đến 106003’5” kinh độ Đông

Phía Bắc giáp huyện Hoa Lư và huyện Yên Khánh;

Phía Nam giáp huyện Nga Sơn và huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá;

Phía Tây giáp Thị xã Tam Điệp;

Phía Đông giáp huyện Kim Sơn

Huyện được bao bọc bởi dãy núi đá vôi thuộc phòng tuyến Tam Điệp hùng vĩ

Vị trí của Yên Mô rất thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán, đi lại với các huyện lân cận và ngoại tỉnh

từ Tây Bắc xuống cuối huyện có cốt đất thấp hơn mặt nước biển từ 0,1 – 0,4

m Vùng phía Đông sông Trinh Nữ là vùng đồng bằng được bồi tụ bằng phù

sa màu mỡ chạy sát huyện Kim Sơn và huyện Yên Khánh

1.1.1.3 Thời tiết, khí hậu

* Khí hậu

Ngoài đặc điểm chung nhiệt đới gió mùa của đồng bằng Bắc Bộ thì khí hậu Yên Mô có đặc trưng riêng Do địa hình đồi núi phía Tây ngăn cách với

Trang 9

tỉnh Thanh Hoá tạo nên một tiểu vùng khí hậu khác với các vùng khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Ninh Bình Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.000mm Từ tháng 11 đến tháng 4 thường bị khô hanh, sương muối Nhiệt

độ trung bình từ tháng 4 đến tháng 10 là 28 - 30o

C nhưng từ tháng 12 đến tháng 1 nhiệt độ giảm xuống còn 13oC kèm theo sương mù, sương muối

* Thủy văn

Trước kia, Yên Mô chỉ có 2 hệ thống sông lớn là sông Trinh Nữ bắt nguồn từ sông Vân đi qua Hoa Lư đổ về qua hầu hết các xã trong huyện đổ ra sông Điền Hộ (Nga Sơn) và sông Vạc qua cầu Yên đi xuống Phương Nại qua Yên Từ ra sông Càn đổ xuống Kim Sơn Đến nay, có thêm sông Cầu Đằng, sông Bút và nhiều sông ngòi mới đã tạo ra một mạng lưới sông ngòi dày đặc vừa có giá trị về giao thông vận tải, vừa đảm bảo yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp

Để ngăn nước từ dãy núi Tam Điệp đổ về gây nên ngập úng ở hầu hết các xã phía Tây sông Trinh Nữ, từ năm 1993, Yên Mô đã nỗ lực đào đắp, xây dựng kênh ven núi dài hơn 15 km, tạo nên 2 hồ nước rộng với hơn 500 ha Hiện nay, cốt đê bảo đảm cốt 3,5 - 4 m nước và đã trở thành khu du lịch sinh thái Riêng vùng hồ Yên Thắng, Yên Thành đã đổ bê tông hoá chân và mái đập Các hồ Yên Đồng, Yên Thái đang được xây dựng

1.1.1.4 Giao thông vận tải

Huyện Yên Mô nằm trên trục đường giao thông chiến lược cả đường thuỷ và đường bộ của quốc gia: Quốc lộ 1 ở phía Bắc, đường 480 nối từ quốc

lộ 1 xuống Nga Sơn, Kim Sơn Đến nay, mạng lưới giao thông đường bộ còn được mở rộng, khép kín từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây đều được dải nhựa hoặc bê tông hoá Tuyến sông Trinh Nữ đi sông Vạc, sông Đáy qua Thanh Hoá là con sông thuỷ nội địa quan trọng nhất đi giữa huyện và là tuyến giao thông vận tải chiến lược của quốc gia

Trang 10

1.1.1.5 Điện nước

Đến nay, Yên Mô đã có hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp khá hoàn chỉnh với hơn 30 trạm bơm điện Trong số này có 8 trạm bơm lớn, đáng kể là trạm bơm Ba Bầu, Yên Thái, Yên Hoà 100% số xã có điện phục vụ dân sinh

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện

1.1.2.1 Tình hình dân cư

Hiện nay, huyện Yên Mô có 17 xã và 1 thị trấn với dân số 119.087 người; mật độ dân số 824 người/km2 (con số tính đến cuối tháng 06/2003) Dân số toàn bộ là người dân tộc Kinh sinh sống gắn bó với nhau

Bảng 1.1: Danh sách các xã của huyện Yên Mô (06/2013)

TT Đơn vị (xã) Diện tích (km 2 ) Dân số (người)

Trang 11

Vùng đất và con người Yên Mô có lịch sử lâu đời với bề dày truyền thống, văn hóa và cách mạng

1.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế của địa phương

Kinh tế huyện Yên Mô liên tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch

theo hướng tích cực Nổi bật là: sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện theo

hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất lương thực đạt được đỉnh cao mới về năng xuất, sản lượng Các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở đặc biệt quan tâm chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất do đó năng suất lúa không ngừng tăng lên Toàn huyện đã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng, tạo điều kiện tiếp thu tiến bộ khoa học vào sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Huyện đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ mở rộng diện tích các cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như: lạc đông, bí xanh, ngô giống F1, ngô ngọt, dưa bao tử góp phần tăng giá trị thu hoạch trên một đơn vị diện tích canh tác lên 96,3 triệu đồng/ha

Ngành chăn nuôi được quan tâm phát triển theo hướng công nghiệp, trang trại và gia trại Số lượng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm không ngừng tăng lên Năm 2013, toàn huyện đã có 23 trang trại và 206 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm Công tác chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản kết hợp cấy lúa và chăn nuôi được tích cực triển khai, thực hiện, đã chuyển đổi được 327 ha ruộng trũng sang canh tác cá, lúa kết hợp chăn nuôi trên bờ, giá trị thu nhập cao hơn cấy lúa từ 2,5 – 3 lần Kế hoạch đến năm

2015 toàn huyện sẽ chuyển đổi trên 500 ha ruộng trũng sang canh tác cá – lúa, kết hợp chăn nuôi

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh mẽ

cả về quy mô và giá trị Đến năm 2013, toàn huyện đã có 124 doanh nghiệp đăng

Trang 12

ký hoạt động với giá trị sản xuất đạt 176,3 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 18.000 người và 7.800 lao động thời vụ Các ngành nghề truyền thống được duy trì, các ngành nghề mới như thảm cói, đan bèo, tết bện lúa non xuất khẩu, may mặc, sản xuất nấm xuất khẩu được quan tâm phát triển Đến nay toàn huyện đã có 11 làng nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là làng nghề

cấp tỉnh, tạo việc làm thường xuyên cho 5.400 lao động Hiện nay huyện đang

cùng nhà đầu tư chuẩn bị các thủ tục xúc tiến đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất giầy da xuất khẩu Adora của Đài Loan tại xã Yên Lâm, tạo việc làm cho

trên 10.000 lao động

Giá trị dịch vụ của huyện trong 20 năm qua có sự tăng trưởng mạnh

mẽ, đến năm 2013 đã đạt 1.450 tỷ đồng Hoạt động du lịch từng bước được xúc tiến Năm 2008, khu trung tâm liên hợp du lịch thể thao sân golf 54 lỗ hồ Yên Thắng đã được triển khai xây dựng và đưa vào khai thác, tạo việc làm cho lao động ở địa phương Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận đầu tư, hứa hẹn là điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai

1.1.2.3 Tình hình văn hóa - xã hội

* Giáo dục

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện phát triển toàn diện, mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và chất lượng Hiện nay hầu hết các trường học đã được xây dựng kiên cố, cao tầng, khang trang, với đầy đủ các trang thiết bị dạy và học Toàn huyện hiện có 57 trường học Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm chỉ đạo Tính đến năm 2014, huyện đã có 41 trường đạt chuẩn quốc gia

Ngành giáo dục và đào tạo tăng cường công tác quản lý, duy trì nền nếp, nâng cao chất lượng dạy và học Tỷ lệ hoàn thành chương trình và tốt nghiệp các bậc học đạt kết quả cao, đã hoàn thành phổ cập giáo dục Mầm non

Trang 13

cho trẻ 5 tuổi Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi học sinh giỏi các cấp, thi vào đại học, cao đẳng không ngừng được nâng lên Trong 20 năm qua, đã có 68 học sinh đạt giải học sinh giỏi Quốc gia, 1.382 học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh

* Y tế

Ngành Y tế huyện Yên Mô không ngừng nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, từng bước phát triển vững chắc trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế; tích cực triển khai công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn

Năm 2008, Bệnh viện đa khoa huyện đã được xây dựng mới tại trung tâm huyện với quy mô 100 giường, được đầu tư các trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; đến nay có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế

Với sự đầu tư đúng hướng về nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị đã tạo đà cho ngành Y tế huyện có những bước phát triển bứt phá, thực hiện tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện rõ nét

Công tác Y học cổ truyền được phát triển mạnh mẽ cả ở tuyến huyện và tuyến xã, cán bộ y học cổ truyền được khuyến khích tuyển dụng, có 13/18 trạm

y tế có cán bộ y học cổ truyền làm việc Công tác dược đã được đẩy mạnh: toàn huyện có 55 quầy thuốc, đại lý thuốc hoạt động; số lượng, chủng loại, chất lượng thuốc đã đáp ứng tốt nhu cầu cho nhân dân

* Văn hóa, an sinh xã hội

Huyện Yên Mô tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng Chỉ đạo quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hóa

Trang 14

và hoạt động lễ hội Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị các

di tích lịch sử văn hóa

Phong trào thể dục thể thao tiếp tục phát triển Đội tuyển thể dục, thể thao của huyện tham gia các giải thi đấu do tỉnh tổ chức đều đạt thành tích cao Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách Dân số - kế hoạch hóa gia đình

Công tác đảm bảo an sinh xã hội được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Quan tâm chăm lo đời sống hộ chính sách, hộ nghèo, hộ khó khăn, nhất là trong dịp Lễ, Tết

1.1.3 Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Mô đã có những bước phát triển đáng kể Nhờ sự tích cực áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất cộng với sự quan tâm hỗ trợ chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cũng như các phòng ban trong huyện đã tạo mọi điều kiện để bà con phát triển sản xuất trồng trọt và chăn nuôi

1.1.3.1 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi

Hiện nay chăn nuôi đã trở thành nghề sản xuất chính, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân Đối tượng chăn nuôi phong phú, đa dạng Chất lượng con giống được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là chất lượng đàn bò đã được lai Sind 100% Giống lợn chủ yếu là từ nái Móng Cái và lợn đực giống trên 3/4 máu ngoại nên nhanh lớn, tỷ lệ nạc tương đối cao Giống thủy cầm chủ yếu là giống vịt siêu trứng hoặc siêu thịt; giống

gà phát triển theo hướng chất lượng cao như giống gà lai chọi, gà Ri lai, gà đỏ, nên cho hiệu quả kinh tế cao Kỹ thuật chăn nuôi được nâng cao, thức ăn cho chăn nuôi được chuyển dần sang thức ăn công nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cho nông hộ Môi trường trong chăn nuôi được cải thiện, các trang trại và gia trại lớn đều có hầm biogas để xử lý chất thải đồng thời tận dụng khí làm chất đốt Đến nay toàn huyện đã có 3000 hầm biogas Chuồng,

Trang 15

trại chăn nuôi dần được kiên cố, cơ bản đảm bảo che nắng, nóng mùa hè, tránh gió, rét mùa đông, đường nước được dẫn đến tận chuồng trại để phục vụ công tác vệ sinh

Theo báo cáo tổng hợp đàn gia súc của Cục thống kê Ninh Bình thời điểm 01/10/2014, tổng đàn gia súc gia cầm huyện Yên Mô được thống kê như sau: toàn huyện có 1.633 con trâu, 4.149 con bò (trong đó có 772 bò lai), 48.735 con lợn (trong đó có 38.854 lợn thịt, 9.818 lợn nái, 63 lợn đực), 502.300 con gà, 207.000 con vịt, Ngoài ra còn nhiều loài động vật khác

Ngành nuôi trồng thủy sản trong những năm qua phát triển khá mạnh, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng Sản lượng thủy sản năm 2013 đạt 3.287 tấn Các xã, thị trấn đang tích cực thực hiện đề án chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản kết hợp với cấy lúa

đã triển khai thực hiện khá tốt các dịch vụ phục vụ sản xuất

Trang 16

1.1.4 Công tác thú y

Tình hình chăn nuôi của huyện những năm gần đây phát triển nên công tác thú y cũng được chú trọng hơn Mạng lưới thú y của huyện đã được phát triển rộng khắp đến các xã, thôn, cán bộ thú y có chuyên môn tốt và nhiệt tình với công việc Trên địa bàn huyện có rất nhiều đại lý, cửa hàng bán thuốc thú

y, thức ăn gia súc phục vụ cho ngành chăn nuôi phát triển

Trạm thú y huyện thường xuyên hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm và thuỷ sản;cấp phát hoá chất cho các xã, thị trấn, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện tốt công tác tiêu độc khử trùng môi trường, chuồng trại chăn nuôi để phòng chống dịch bệnh

Việc triển khai tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm hàng năm thường xuyên được triển khai và thực hiện đúng thời gian, đúng phương pháp Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm năm 2014 như sau:

+ Vụ Xuân Hè: đã tiêm phòng được 6.629/6.650 liều vắc xin dại chó, đạt 99,68% kế hoạch; 23.850/30.200 liều vắc xin dịch tả lợn, đạt 79,0% kế hoạch; 2.499/4.100 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu bò, đạt 61,0% kế hoạch; 3.854/4.100 liều vắc xin lở mồm long móng, đạt 94,0% kế hoạch; 185.388/200.000 liều vắc xin cúm gia cầm đạt 92,7% kế hoạch

+ Vụ Thu Đông: đã tiêm phòng được 26.527/30.000 liều vắc xin dịch tả lợn, đạt 84,1,0% kế hoạch; 1.862/4.100 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu bò, đạt 45,4% kế hoạch; 3.824/4.100 liều vắc xin lở mồm long móng, đạt 93,3% kế hoạch; 204.246/200.000 liều vắc xin cúm gia cầm đạt 102,1% kế hoạch

Thú y huyện và các cơ quan có thẩm quyền thường xuyên kiểm tra các cơ

sở buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện, tiến hành xử phạt với những cơ sở vi phạm các quy định về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 17

1.1.5 Đánh giá chung

1 1.5.1 Thuận lợi

Có vị thế nằm trên trục đường giao thông chiến lược cả đường thuỷ và đường bộ của quốc gia, nhìn chung Yên Mô là một huyện có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu trao đổi và buôn bán giữa các huyện lân cận và ngoại tỉnh Đảng, Nhà nước, các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện hết sức tạo điều kiện quan tâm hỗ trợ để phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập cho nhân dân, quyết tâm đồng lòng xây dựng một huyện có nếp sống văn minh, lành mạnh và giàu đẹp

Trạm thú y huyện và các cơ quan ban ngành thường xuyên cập nhật những thông tin khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như việc chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật để truyền đạt tới người dân Luôn có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ bà con về giống và vốn để phát triển sản xuất Trạm thú y và phòng nông nghiệp huyện có đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi yêu nghề có trình độ đại học và trên đại học, có kinh nghiệm lâu năm hết sức tận tụy với công việc

Bà con nhân dân trong huyện có tinh thần sản xuất cao, chịu khó học hỏi và sáng tạo trong thực tiễn sản xuất, tham gia đầy đủ và có hiệu quả ở các lớp học khuyến nông do trạm khuyến nông và phòng nông nghiệp huyện tổ chức

Nhiều hộ gia đình đã thực sự đầu tư cho chăn nuôi, từ đó thu lại được nhiều lợi nhuận

1.1.5.2 Khó khăn

Tình hình chăn nuôi của các hộ trong huyện là không đồng đều, kinh nghiệm và mức độ đầu tư cho chăn nuôi của họ là khác nhau vậy nên hiệu quả chăn nuôi cũng là khác nhau và đôi khi dịch bệnh xảy ra là không thể tránh khỏi

Trang 18

Diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp nên khâu phòng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn, không triệt để, chi phí phòng và chữa bệnh tăng, ảnh hưởng đến giá thành chăn nuôi

1.2 Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất

1.2.1 Nội dung phục vụ sản xuất

1.2.1.2 Công tác tiêm phòng

Phòng bệnh bằng vắc xin là một phương pháp chủ động, tích cực, bắt buộc và có hiệu quả Vắc xin tạo cho cơ thể gia súc một đáp ứng miễn dịch tốt, an toàn dịch bệnh Tuy nhiên muốn phòng bệnh bằng vắc xin thực sự có hiệu quả thì công tác tiêm phòng cũng cần được thực hiện nghiêm túc và đúng quy định

Trong quá trình thực tập tại cơ sở, em đã cùng với cán bộ thú y tham gia tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn, với kết quả cụ thể như sau:

+ Vắc xin tụ huyết trùng lợn: liều 2ml/con/lần, tiêm được 85 con, đạt tỷ

lệ an toàn 100%

+ Vắc xin dịch tả lợn: liều 1 ml/con/ lần, tiêm được 85 con, đạt tỷ lệ an toàn 100%

1.2.1.3 Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, cùng với sự giúp đỡ của cán bộ thú y

em đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên lợn và thu được kết quả như sau:

Trang 19

* Bệnh phân trắng lợn con

+ Nguyên nhân: do vi khuẩn đường tiêu hóa gây ra Bệnh thường xảy ra

do thức ăn kém chất lượng, nuôi dưỡng quản lý chưa thích hợp, do khí hậu thay đổi, nhất là khi trời lạnh và có độ ẩm cao

+ Triệu chứng: lợn ỉa chảy liên tục, kém ăn, mệt mỏi, có con bụng chướng to, lợn ỉa phân lỏng màu vàng trắng, trắng xám, màu vàng xanh và có mùi tanh, thối khắm, phân dính be bét xung quanh hậu môn

+ Điều trị: dùng thuốc Norcoli liều 1ml/2 - 3kg thể trọng x 2 lần/ngày, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, liệu trình 3 – 4 ngày Ngoài ra làm tốt công tác

vệ sinh chuồng trại, thu dọn sạch sẽ phân, giữ sạch nền sàn, chuồng khô ráo, sưởi ấm cho lợn con bằng đèn điện nếu cần thiết

+ Kết quả: điều trị 125 con, khỏi 122 con, chết 3 con, tỷ lệ khỏi 97,60%

* Giun đũa lợn

+ Nguyên nhân: do loài giun tròn có tên Ascaris suum gây ra.Lợn bị giun đũa do ăn phải trứng giun sán ở phân, nước uống, thức ăn (rau, các nguyên liệu, các thức ăn thừa…)

+ Triệu chứng: khi ấu trùng ở phổi làm cho lợn bị viêm phổi, ho, chảy nước mũi, cơ năng tiêu hóa bị rối loạn, tiêu chảy Lợn bị nhiễm giun đũa thường yếu ớt, lông xù và dựng, gầy, có con ở hậu môn có giun đũa lơ lửng + Điều trị: tẩy giun cho cả đàn lợn bằng Levamisole dùng liều 1ml/6kg thể trọng Kết hợp với vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thu gom phân đem ủ để tiêu diệt ấu trùng giun

+ Kết quả: điều trị 23 con, khỏi 23 con, đạt 100%

* Lợn đẻ khó

+ Nguyên nhân: bệnh thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

Do lợn nái không được chăm sóc tốt, ít vận động, cơ bụng, cơ hoành, cơ liên

Trang 20

sườn yếu và xương chậu hẹp Hay do khi lợn chửa bị sốt cao do mắc các bệnh truyền nhiễm đã điều trị trong thời gian khá dài Do lợn nái quá già, nội tiết tố mất cân bằng hay nồng độ hoormon kích đẻ quá thấp trong thời gian đẻ Do ngược thai

+ Triệu chứng: lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu, nước ối tiết nhiều và có lẫn máu Có trường hợp lợn nái đẻ được một con rồi nhưng vẫn đẻ khó ở con tiếp theo do ngược thai

+ Điều trị: tiêm Oxytocin liều 6 – 7 ml/con

Sau khi lợn đẻ xong, cho lợn nghỉ ngơi một thời gian rồi thụt rửa âm đạo bằng nước muối pha loãng, dùng Ampicillin 10mg/kg thể trọng, ngày tiêm 2 lần để chống viêm tử cung, âm đạo Ngoài ra sử dụng thêm các loại thuốc bổ

để tăng sức đề kháng cho lợn như Vitamin E, B.complex,

+ Kết quả: can thiệp điều trị 4 con, khỏi 4 con, đạt 100%

* Bệnh viêm tử cung lợn

+ Nguyên nhân: do lợn đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ làm niêm mạc tử cung bị xây xát, tổn thương, vi khuẩn xâm nhập vào phát triển gây viêm Ngoài ra có thể do lợn bị mắc một số bệnh truyền nhiễm cũng thường gây viêm như: sẩy thai truyền nhiễm, phó thương hàn,

+ Triệu chứng: con vật ủ rũ, kém ăn, lượng sữa giảm, từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài niêm dịch với dịch viêm Xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm, khô lại hình thành từng đám vẩy khô màu trắng sáng

+ Điều trị: oxytocin liều 4 ml/150 – 200kg thể trọng/ngày; lincomycin 10% liều 1 ml/10kg thể trọng/ngày Sử dụng thêm B.complex: 5 ml/lần Ngoài ra còn dùng nước muối thụt rửa tử cung Thực hiện 2 ngày liên tục + Kết quả: điều trị 2 con, khỏi 2 con, đạt 100%

Trang 21

* Bò đẻ khó

+ Nguyên nhân: do tư thế thai không thuận, chân bê con đã thò ra ngoài nhưng đầu của bê con vẫn nằm trong xoang chậu và bị ngửa lên phần mặt lưng của bò mẹ Do xương chậu của bò mẹ nhỏ và bào thai quá to

+ Triệu chứng: bò mẹ liên tục rặn đẻ, nhưng bê con vẫn không ra ngoài được, bò mẹ thở mạnh và yếu ớt

+ Biện pháp: can thiệp bằng thủ thuật: sử dụng dầu ăn thoa đều cánh tay, cùng với nhịp rặn của bò mẹ, đẩy chân bê con đang thò ra ngoài trở về bên trong xoang chậu Sau đó lần tìm đầu của bê con, dùng một dây thừng thật chắc buộc vào hàm trên của bê con, rồi dùng sức cùng với nhịp rặn của bò mẹ kéo bê con

ra Thực hiện tốt công tác hộ lý sau đẻ khó cho bò mẹ bằng cách cho ăn uống tốt, thụt rửa âm đạo bằng dung dịch muối để tránh gây viêm

+ Kết quả: can thiệp đẻ khó thành công cho 1 bò, đạt 100%

* Giun đũa bê

+ Nguyên nhân: do loài giun tròn Neoascaris vitulorum ký sinh trong tá

tràng của bê gây ra Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa khi vật chủ nuốt phải ấu trùng giun Đối với bê, nghé, bệnh có thể lây truyền từ mẹ qua nhau thai

+ Triệu chứng: dáng vẻ lù đù, đầu cúi, đuôi cúp, lưng cong, lông xù Theo dõi phân thấy chuyển từ đen sang vàng đất rồi trắng lỏng có mùi thối khắm đặc biệt Bê nghé thường xuất hiện từng cơn đau bụng quằn quại, sau

đó có thể ngã vật ra mất cảm giác Bệnh súc sốt 40 – 41o

C, gầy sút rất nhanh + Điều trị: sử dụng phác đồ điều trị sau: Levamisol liều 1 ml/10kg thể

trọng, tiêm dưới da; Gluco – K – C – Namin liều 1 ml/7 – 10kg thể trọng,

tiêm bắp thịt; Cafêin Natribenzoat liều 5 ml/con, tiêm bắp thịt 1 tháng tiêm

lặp lại lần 2 để chống tái nhiễm

+ Kết quả: điều trị 07 con, khỏi 07 con, đạt 100%

Trang 22

* Ghẻ chó

+ Nguyên nhân: bệnh ghẻ do Demodex là một trong những bệnh da thường xảy ra trên chó Chó phát bệnh khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu Demodex canis là một sinh vật hội sinh bình thường trên da chó và truyền từ chó mẹ sang chó con trong 2 – 3 ngày đầu bú sữa Ghẻ Demodex thường bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như nội ký sinh, bệnh rối loạn nội tiết, khối u, dinh dưỡng kém, thuốc điều trị ức chế miễn dịch, hoặc stress tạm thời

(như động dục, mang thai, phẫu thuật,…)

+ Triệu chứng: ngứa, rụng lông, viêm da, mụn mủ, lở loét ở những vùng

da như xung quanh mắt, dưới cằm, dọc sóng mũi, chân, gốc đuôi ) Đôi khi bệnh tích chỉ xuất hiện ở cục bộ (mảng vá) hoặc có thể tiến triển toàn thân + Điều trị: dùng thuốc Novamectin 1% tiêm dưới da 1ml/16kg thể trọng, 1 lần/1 tuần, sử dụng trong 3 tuần Kết hợp với tắm xà phòng để tiêu diệt ghẻ

+ Kết quả: điều trị cho 03 con, khỏi 03 con, đạt 100%

1.2.3.5 Công tác khác

Ngoài việc thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học và các công tác trên, em còn thực hiện một số công tác khác như: tham gia đỡ đẻ cho lợn, bấm nanh, cắt đuôi lợn con, tiêm sắt cho lợn con, thiến lợn con, dọn dẹp vệ sinh chuồng trại

1.2.2 Phương pháp thực hiện

- Xây dựng đề cương thực tập, xin ý kiến của thầy giáo hướng dẫn, cùng

với sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo tại cơ sở tích cực tham gia bám sát triển

khai công việc đã đề ra

- Xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung cho phù hợp với tình hình

địa phương, sắp xếp thời gian biểu cho hợp lý

Trang 23

- Đi sâu thực tế, nắm bắt tình hình của cơ sở để nắm bắt được dịch bệnh thường xảy ra trong vùng, qua đó có thể chẩn đoán bệnh và điều trị gia súc

ốm kịp thời

- Học hỏi cán bộ thú y tại cơ sở

- Khiêm tốn học hỏi, sống hòa mình với mọi người Năng nổ trong công việc, không ngừng nâng cao tay nghề củng cố kiến thức chuyên môn

- Tham khảo tài liệu chuyên môn

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất

1.2.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Bảng 1.2 Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Trang 24

1.2.4 Kết luận, tồn tại, đề nghị

1.2.4.1 Kết luận

Trải qua 24 tuần thực tập tốt nghiệp, nhận được sự hướng dẫn của thầy giáo TS.Trương Hữu Dũng, với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cán bộ thú y huyện Yên Mô, sự quan tâm tin tưởng của nhân dân 3 xã Yên Từ, Yên Phong và Yên Nhân, cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã đạt được một số kết quả như sau:

- Học được cách lập kế hoạch làm việc một cách khoa học, chi tiết và

cụ thể hơn

- Củng cố được kiến thức và tay nghề thông qua thực tiễn

- Tích lũy được một số kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu

1.2.4.2 Tồn tại

Trong quá trình tiếp xúc với thực tiễn, em nhận thấy bản thân mình còn nhiều hạn chế, nhất là tay nghề và kiến thức chuyên môn, vì vậy bản thân em cần được tiếp tục học hỏi, trau dồi kiến thức để tích lũy kinh nghiệm cho mình

1.2.4.3 Đề nghị

Qua thời gian thực tập tại trạm thú y huyện Yên Mô và địa bàn các xã Yên Từ, Yên Phong và Yên Nhân, từ những kết quả thu được em xin mạnh dạn đưa ra một số đề nghị sau:

-Cần thực hiện công tác vệ sinh thú y được tốt hơn

- Công tác tiêm phòng bằng vắc xin cho đàn vật nuôi cần được thực hiện đầy đủ cho tất cả các đàn vật nuôi, có như thế mới thực sự đảm bảo an toàn dịch bệnh

Trang 25

Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài: “Tình hình mắc bệnh tụ huyết trùng trên lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình và biện pháp phòng trị ”

2.1 Đặt vấn đề

2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngành chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc Nó là một nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng cao và chất lượng tốt cho con người, là nguồn cung cấp phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như da, mỡ, cho công nghiệp chế biến Trên thực tế, thịt lợn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thịt tiêu thụ trên toàn thế giới Chúng ta biết rằng việc tiêu thụ thịt của con người dựa trên một số tiêu chí: nhu cầu ăn uống, tính an toàn của thực phẩm, giá cả phải chăng và đảm bảo chất lượng Ngoài ra có một số tiêu chí khác như phương thức sản xuất, môi trường sản xuất và tính bền vững của ngành sản xuất ra sản phẩm

đó Do vậy khi lượng thịt lợn tiêu thụ cao chứng tỏ tính ưu việt của thịt lợn trong cuộc sống của con người

Thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao, phẩm chất tốt, là nguồn protein có giá trị cho nhu cầu của con người Nó chứa tất cả các axit amin thiết yếu, các vitamin nhóm B, Mỡ lợn chứa nhiều axit béo, là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho con người Nhìn chung thịt lợn rất dễ sử dụng Từ thịt lợn ta có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, không những vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng mà còn phù hợp với khẩu vị của đại đa số người ăn thịt Vì vậy, lợn được nuôi rộng rãi ở hầu khắp các nước trên thế giới

Chăn nuôi lợn có nhiều ưu thế: lợn có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh chăn nuôi, không đòi hỏi thức ăn đặc biệt, khả năng sinh trưởng cao, thời gian

Trang 26

chăn nuôi ngắn, Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó tình trạng mắc bệnh truyền nhiễm, công tác thú y không chu đáo sẽ làm cho chăn nuôi lợn gặp nhiều rủi ro, sản phẩm thịt kém chất lượng Trong những năm qua, việc đàn lợn mắc bệnh truyền nhiễm là rất phổ biến, đặc biệt bệnh tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây chết hàng loạt gia súc

Xuất phát từ thực tế ngành chăn nuôi lợn, xuất phát từ nhu cầu về nguồn thực phẩm sạch của con người, việc điều tra tình hình nhiễm bệnh là rất cần thiết để kịp thời có các biện pháp phòng và điều trị nhằm hạn chế thấp

nhất tác hại cho người chăn nuôi Từ đó tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình cảm nhiễm bệnh tụ huyết trùng trên lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình và biện pháp phòng trị”

2.1.4 Ý nghĩa của đề tài

2.1.4.1 Ý nghĩa học tập và nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là thông tin khoa học về tình hình bệnh

tụ huyết trùng và điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Thú y

Trang 27

2.1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Trong quá trình thực hiện đề tài sinh viên được làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ điều trị bệnh

tụ huyết trùng, góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn

2.2 Tổng quan tài liệu

2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

2.2.1.1 Một số đặc điểm của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng

Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra Pasteurella multocida thuộc:

- Bộ Eubacteriales

- Họ Pasvobacteriaceae

- Tộc Pasteurelliae

- Giống Pasteurella

* Đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn Pasteurella multocida

Pasteurella multocida gây nhiễm trùng máu, xuất huyết, bại huyết cho gia

súc, gia cầm, các loài chim, thường gọi là bệnh tụ huyết trùng

(Pasteurellosis) Vi khuẩn Pasteurella spp gây bệnh hầu hết thuộc một loại duy nhất Pasteurella multocida, có đặc tính sinh học căn bản giống nhau, chỉ khác

nhau ở tính thích nghi gây bệnh đối với các loài vật Do vậy người ta chia thành các loại sau:

- Pasteurella aviseptica gây bệnh tụ huyết trùng cho gà

- Pasteurella boviseptica gây bệnh tụ huyết trùng cho trâu, bò

- Pasteurella suiseptica gây bệnh tụ huyết trùng cho lợn

- Pasteurella oviseptica gây bệnh tụ huyết trùng cho dê, cừu

Trang 28

Pasteurella multocida tồn tại rộng rãi trong tự nhiên, đặc biệt ở trong

đường hô hấp, trên hạch amidan của nhiều loại vật nuôi và trở thành nguồn tàng trữ mầm bệnh: lợn trưởng thành 40% mang vi khuẩn trong hạch amidan, trâu bò khoảng 80%, dê cừu 50%, ngựa 60%, chó 30% Bình thường vi khuẩn thường trú không gây bệnh nhưng có thể trở nên cường độc và gây bệnh khi sức đề kháng của cơ thể vật chủ giảm sút (do mắc bệnh khác hoặc do chế độ dinh dưỡng kém, phải làm việc nhiều), Phan Thanh Phượng (2000) [16]

* Hình thái và tính chất bắt màu của vi khuẩn Pasteurella

Vi khuẩn Pasteurella multocida là loại cầu trực khuẩn nhỏ, ngắn, hình

trứng hoặc hình bầu dục, hai đầu tròn, có kích thước 0,25 - 0,4µ x 0,4 - 1,5µ Vi khuẩn không có lông, không di động, không sinh nha bào, sinh sản bằng cách nhân đôi, khi nhuộm bắt màu gram âm Trong cơ thể động vật mắc bệnh có hình thành giáp mô, nhưng khi nhuộm khó quan sát thấy Vi khuẩn có thể đứng riêng

lẻ, đôi khi ghép đôi hoặc tạo thành chuỗi ngắn (Nguyễn Quang Tuyên và cs, 1993) [19]

Kích thước và hình thái của vi khuẩn Pasteurella multocida có sự thay

đổi phụ thuộc vào nguồn gốc của chúng Vi khuẩn phân lập từ bò có kích thước đồng nhất là 0,5 x 1,2µ, vi khuẩn phân lập từ lợn có hình dạng tròn hơn 0,8 x 1,0µ Vi khuẩn thường thay đổi trong quá trình nuôi, nếu nuôi cấy trong những điều kiện không thuận lợi hoặc cấy chuyển nhiều lần trên môi trường nhân tạo thì vi khuẩn có kích thước nhỏ lại và hình thái đa dạng

Tính đa dạng của vi khuẩn thể hiện rõ khi tiêu bản được làm từ môi trường đặc Cùng một môi trường dinh dưỡng có thể nhận thấy vi khuẩn có dạng hình que, hình trứng hay hình cầu có khi gặp cả dạng những tế bào khổng lồ trong canh khuẩn có độc lực thấp hoặc không có độc lực, (Trịnh Văn Hiệp, 2002) [1]

Trang 29

Trong cơ thể động vật khi làm các tiêu bản từ bệnh phẩm còn tươi vi khuẩn bắt màu lưỡng cực Tính chất bắt màu lưỡng cực của vi khuẩn có thể thấy khi nhuộm bằng xanh methylen và chỉ thấy ở những tiêu bản làm từ máu động vật hay vi khuẩn mới phân lập được từ bệnh phẩm là xác con vật mới chết Nuôi cấy trong môi trường nhân tạo ít thấy được tính chất này, vi khuẩn bắt màu sẫm hơn ở hai đầu, ở giữa thân vi khuẩn không bắt màu hoặc bắt màu nhạt hơn, nguyên nhân là do hiện tượng nguyên sinh chất của vi khuẩn bị dung giải dồn về hai đầu (Nguyễn Quang Tuyên và cs, 1993) [19]

Các chủng có hình thành giáp mô thì có thể nhuộm bằng phương pháp Hiss hoặc Zinnenxown hoặc dùng mực Ấn Độ Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi thường hoặc kính hiển vi tụ quang nền đen, thấy vi khuẩn bắt màu sẫm

và giáp mô màu sáng

* Đặc tính nuôi cấy

Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1964) [10], Pasteurella multocida là vi

khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện, ưa kiềm nhẹ, pH = 7,2 - 7,4, có thể nuôi cấy ở nhiệt độ 13 - 18ºC, tốt nhất là ở 37ºC

Trên môi trường nuôi cấy thông thường, vi khuẩn phát triển kém Trong môi trường có huyết thanh hoặc máu vi khuẩn phát triển rất tốt

Theo Nguyễn Quang Tuyên và cs (1993) [19] trong môi trường nước thịt: sau khi cấy 24 giờ, canh khuẩn đục vừa lắc có hiện tượng vẩn đục như sương mù rồi lại mất, dưới đáy ống nghiệm có cặn nhầy có khi sinh ra một màng mỏng trên bề mặt môi trường, môi trường có mùi đặc biệt giống mùi tanh của nước đái khô Vi khuẩn mọc tốt hơn nếu thêm vào môi trường vài giọt huyết thanh

Trong môi trường thạch thường: Pasteurella multocida phát triển thành

những khuẩn lạc có dạng khác nhau

Trang 30

Trên môi trường thạch máu: vi khuẩn phát triển tốt hơn trên môi trường thạch thường, không làm dung huyết, khuẩn lạc hình tròn màu xanh tro nhạt

và to hơn

Trên môi trường thạch huyết cầu tố và huyết thanh, Nguyễn Vĩnh Phước (1964) [10] cho rằng, đây là môi trường đặc biệt để giám định và để

kiểm tra độc lực của vi khuẩn Khi nuôi cấy Pasteurella multocida phát triển

thành khuẩn lạc nhỏ, rìa gọn, xung quanh mép rìa khuẩn lạc có hiện tượng phát huỳnh quang, hiện tượng này chỉ xem rõ khi nuôi cấy sau 18 – 24 giờ, nếu để lâu quá 72 giờ thì phát quang sẽ mất Khuẩn lạc dạng S có tính phát quang rõ, có độc lực cao và có khả năng sinh sản giáp mô mạnh, dung quang màu xanh lơ chiếm tỷ lệ 2/3, khuẩn lạc dạng R có dung quang vàng chiếm đa

số

Hoàng Đạo Phấn (1986) [9] cho rằng: để giữ giống tươi cần cấy chuyển

vi khuẩn qua thạch máu vì vi khuẩn mới được phân lập mọc tốt trong các môi trường nuôi cấy thông thường nhưng khi nuôi cấy tiếp tục sẽ mọc yếu, vì vậy phải cho thêm vào môi trường nuôi cấy huyết thanh

Trong môi trường Gelatin: cấy dọc theo chích sâu vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc mịn hình hạt, không làm tan chảy Gelatin

Trong môi trường huyết thanh đông: vi khuẩn phát triển thành những

khuẩn lạc hình giọt nước nhỏ, trong suốt trên mặt thạch

* Đặc tính gây bệnh của vi khuẩn Pasteurella trên động vật:

Các vi khuẩn Pasteurella gây bệnh cho động vật có đặc tính chung,

căn bản là giống nhau về đặc tính nuôi cấy nhưng nó gây bệnh theo từng loài

động vật Vi khuẩn Pasteurella gây bệnh cho gà thường chỉ độc với gà, Pasteurella gây bệnh cho lợn về cơ bản thì giống gà nhưng không độc với gà,

vi khuẩn Pasteurella gây bệnh cho bò có thể gây độc cho lợn

Ngày đăng: 06/05/2016, 22:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trịnh Văn Hiệp (2002), Xác định một số đặc tính sinh vật hóa học, động lực và vai trò gây bệnh viêm phổi ở lợn và một số vi khuẩn:Actinobacilus, Pasteurlla, Steptococcus. Bước đầu thử nghiệm biện pháp phòng tr, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định một số đặc tính sinh vật hóa học, động lực và vai trò gây bệnh viêm phổi ở lợn và một số vi khuẩn: "Actinobacilus, Pasteurlla, Steptococcus. Bước đầu thử nghiệm biện pháp phòng tr
Tác giả: Trịnh Văn Hiệp
Năm: 2002
2. Cao Văn Hồng (2001), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, lợn tại Đắc Lắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, lợn tại Đắc Lắc và biện pháp phòng trị
Tác giả: Cao Văn Hồng
Năm: 2001
3. Võ Văn Hùng (1997), Đặc điểm dịch tễ tụ huyết trùng lợn ở Đắc Lắc và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm dịch tễ tụ huyết trùng lợn ở Đắc Lắc và biện pháp phòng trị
Tác giả: Võ Văn Hùng
Năm: 1997
5. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (1997), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1997
6. Nguyễn Văn Minh (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng và xác định tỷ lệ mang trùng Pasteurella ở đàn trâu, bò tỉnh Hà Tây, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng và xác định tỷ lệ mang trùng Pasteurella ở đàn trâu, bò tỉnh Hà Tây
Tác giả: Nguyễn Văn Minh
Năm: 2005
7. Nguyễn Ngã (1996), Đặc tính sinh học và tương đồng của vi khuẩn P.multocida gây bệnh tụ huyết trùng trâu bò ở miền Trung với chủng Iran chế tạo vắc xin, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc tính sinh học và tương đồng của vi khuẩn P.multocida gây bệnh tụ huyết trùng trâu bò ở miền Trung với chủng Iran chế tạo vắc xin
Tác giả: Nguyễn Ngã
Năm: 1996
8. Nguyễn Ngọc Nhiên (1996), Vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong hội chứng ho thở truyền nhiễm ở lợn và biện pháp phòng trị, Luận án phó tiến sỹ khoa học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong hội chứng ho thở truyền nhiễm ở lợn và biện pháp phòng trị
Tác giả: Nguyễn Ngọc Nhiên
Năm: 1996
10. Nguyễn Vĩnh Phước (1964), Đặc tính sinh vật học của P.multocida, Vi trùng học thú y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc tính sinh vật học của P.multocida
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Phước
Năm: 1964
11. Nguyễn Vĩnh Phước (1978), Giáo trình Bệnh truyền nhiễm gia súc, Nxb Nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Bệnh truyền nhiễm gia súc
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Phước
Nhà XB: Nxb Nông thôn
Năm: 1978
12. Nguyễn Vĩnh Phước (1985), Điều tra phân lập và định tuyp, huyết thanh học của tụ huyết trùng lợn ở các tỉnh phía Nam, kết quả Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật thú y, 1975 – 1985, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra phân lập và định tuyp, huyết thanh học của tụ huyết trùng lợn ở các tỉnh phía Nam, kết quả Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật thú y, 1975 – 1985
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Phước
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1985
13. Nguyễn Vĩnh Phước (1986), Kết quả hoạt động Khoa Học Kỹ Thuật thú y 1975 – 1985, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả hoạt động Khoa Học Kỹ Thuật thú y 1975 – 1985
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Phước
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1986
14. Phan Thanh Phượng (1986), Vắc xin nhũ hóa tụ huyết trùng lợn trong sản xuất công nghệ, Báo cáo tổng kết công trình 02B- 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vắc xin nhũ hóa tụ huyết trùng lợn trong sản xuất công nghệ
Tác giả: Phan Thanh Phượng
Năm: 1986
15. Phan Thanh Phượng (1994), Ba bệnh đỏ của lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba bệnh đỏ của lợn
Tác giả: Phan Thanh Phượng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1994
16. Phan Thanh Phượng, (2000), Bệnh tụ huyết trùng gia súc gia cầm và biện pháp phòng chống, Tạp chí Khoa Học và Kỹ Thuật thú y tập 8, Hội thú y Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh tụ huyết trùng gia súc gia cầm và biện pháp phòng chống, Tạp chí Khoa Học và Kỹ Thuật thú y tập 8
Tác giả: Phan Thanh Phượng
Năm: 2000
17. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (1997), Vi sinh vật thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi sinh vật thú y
Tác giả: Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1997
18. Nguyễn Văn Thiện (2008), Xử lý thống kê sinh vật học trên máy tính, Nxb Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý thống kê sinh vật học trên máy tính
Tác giả: Nguyễn Văn Thiện
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2008
19. Nguy ễn Quang Tuyên, Nguyễn Thị Liên (1993), Giáo trình vi sinh vật thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.II. Tài liệu dịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình vi sinh vật thú y
Tác giả: Nguy ễn Quang Tuyên, Nguyễn Thị Liên
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1993
20. Carter (1984), Chẩn đoán bệnh nhiễm trùng máu xuất huyết, Sách về chăn nuôi thú y của FAO,81, Rome. (Lê Minh Chí dịch), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chẩn đoán bệnh nhiễm trùng máu xuất huyết
Tác giả: Carter
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1984
21. Robestson B.I. (1947), Báo cáo chuyển công tác thứ nhất của chuyên gia dịch tễ học và khống chế dịch bệnh, Tài liệu báo cáo của dự án tăng cường công tác thú y ở Việt Nam (ALA/96/20) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chuyển công tác thứ nhất của chuyên gia dịch tễ học và khống chế dịch bệnh
Tác giả: Robestson B.I
Năm: 1947
22. Carter G.R. (1952), Type Sepecific capsular antigen of pasteurella multocida, Canadian journal of medical journal Sciencs Sách, tạp chí
Tiêu đề: Type Sepecific capsular antigen of pasteurella multocida
Tác giả: Carter G.R
Năm: 1952

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w