Trung Quốc là một quốc gia ở khu vực Đông Á. Đây là nước đông dân nhất trên thế giới với hơn 1,3 tỷ người. Trung Quốc theo thể chế Cộng hoà dân chủ nhân dân, do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo dưới chế độ chính trị một đảng. Tuy là một nước rất đông dân nhưng với sự dẫn dắt sang suốt của Đảng lãnh đạo mà nền hành chính, kinh tế, … của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và bền vững.Công cuộc cải cách nền hành chính của Trung Quốc bắt đầu từ năm 1988 đã thay đổi về cơ bản bộ mặt xã hội nhờ biết tập trung vào những vấn đề bức thiết và đạt được những thành tựu nhất định.Là một nước đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng đang tiến hành công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia. Là một nước đi sau, Việt Nam cần học hỏi được những bài học của các nước đi trước , đặc biệt là Trung Quốc để áp dụng vào tình hình thực tiễn đất nước.
Trang 1HÀNH CHÍNH TRUNG QUỐC
A – GIỚI THIỆU CHUNG:
Từ những năm 1980, sự phát triển nhanh chóng của toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ cũng như những thay đổi đang diễn ra trong xã hội và trong nền kinh tế đã dẫn tới các cuộc cải cách hành chính công trên thế giới Với tác động của phương pháp Quản lý mới, đã có động lực to lớn bắt nguồn từ việc sang tạo ra các mô hình cải cách liên quan tới các chức năng hành chính, phương pháp luận,
cơ chế hoạt động và tự quản Xu hướng cải cách nền hành chính diễn ra ở nhiều nước trên thế giới mà bắt đầu từ các nước phát triển như Mỹ, Anh,… tiếp đó nó lan truyền sang các nước đang phát triển Cải cách hành chính cũng diễn ra ở các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia ở khu vực Đông Á Đây là nước đông dân nhất trên thế giới với hơn 1,3 tỷ người Trung Quốc theo thể chế Cộng hoà dân chủ nhân dân, do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo dưới chế độ chính trị một đảng Tuy là một nước rất đông dân nhưng với sự dẫn dắt sang suốt của Đảng lãnh đạo
mà nền hành chính, kinh tế, … của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và bền vững
Công cuộc cải cách nền hành chính của Trung Quốc bắt đầu từ năm 1988 đã thay đổi về cơ bản bộ mặt xã hội nhờ biết tập trung vào những vấn đề bức thiết và đạt được những thành tựu nhất định
Là một nước đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng đang tiến hành công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia Là một nước đi sau, Việt Nam cần học hỏi được những bài học của các nước đi trước , đặc biệt là
Trung Quốc để áp dụng vào tình hình thực tiễn đất nước
B HỆ THỐNG CÔNG VỤ TRUNG QUỐC.
I Nền công vụ - bộ máy hành chính TQ
1 Tổ chức bộ máy nhà nước
Trung quốc là nước theo chế độ Cộng Hòa dân chủ nhân dân với quy định trong Hiến pháp là toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Trang 2Toàn bộ hoạt động của Nhà nước đặt dưới sự lãnh đao của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Ngành lập pháp: Theo Hiến pháp Trung Quốc, quyền lực nhà nước bao
gồm ba bộ phận là lập pháp, hành pháp và tư pháp và được tập trung thống nhất trong tay Đại hội đại biểu hội đồng nhân dân toàn quốc( giống như quốc hội ở Việt Nam
Đại hội đại biểu hội đồng nhân dân toàn quốc gồm 2979 đại biểu, được các Đại hội đại biểu hội đồng nhân dân địa phương các cấp trực tiếp với nhiệm kì là 5 năm theo nguyên tắc Đại cử tri : cử tri ở cấp xã trực tiếp bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã bầu đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, đại biểu Hội đồng nhân dân các huyện bầu lên đại biểu Hội đồng nhân dân các tỉnh ,khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vọi quân đội bầu lên đại biểu Đại hội nhân dân toàn quốc
Đại hội đại biểu hội đồng nhân dân toàn quốc họp phiên toàn thể bầu ra một Ủy ban thường trực gồm 155 thành viên , đản nhiệm các công việc trong thời gian giữa hai kì họp ( giống ở Quốc hội Việt Nam) Ủy ban họp ít nhất nửa tháng một lần để chỉ đạo công tác của 6 Ủy ban chuyên môn khác Các Ủy ban này ngoài công việc đặc thù của mỗi Ủy Ban còn có nhiệm vụ chung là dự thảo luật và nghị quyết 6 Ủy ban đó là: kinh tế-tài chính; dân tộc-tôn giáo;giáo dục-khoa học,văn hóa –y tế;ngoại ngữ ;luật pháp và Hoa kiều
Đại hội đại biểu hội đồng nhân dân toàn quốc bầu ra Ban thường vụ, Chủ tịch nước ,thủ tướng Chính Phủ và Hội đồng nhà nước cũng chịu trách nhiệm trước Đại hội đại biểu hội đồng nhân dân toàn quốc
Ngành hành pháp: Quốc vụ viện đảm nhiệm chức năng hành pháp Quốc
Vụ viện là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, chịu trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước Nhiệm vụ chủ yếu của Quốc vụ viện bao gồm quản lý và xây dựng nền kinh tế quốc dân, quản lý và xây dựng sự nghiệp giáo dục, văn hóa và tư tưởng, quản lý và xây dựng nền dân chính và sự vụ công cộng
xã hội, cứu tế xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường…., quản lý và xây dựng nền quốc phòng, công an và tư pháp hành chính, quản lý công việc dân tộc và Hoa
Trang 3Ngành tư pháp: là hệ thống tòa án nhân dân, được chia thành 4 cấp theo
cấp hành chính Tòa án nhân dân Tối cao ở Trung ương(các thẩm phán đều do Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc bổ nhiệm), các Tòa án cao cấp được tổ chức ở cấp khu vực, các Toàn án đệ nhị cấp được tổ chức ở cấp tỉnh, các Tòa án cơ sở được tổ chức ở cấp huyện Trung Quốc không có một hệ thống Tòa án hành chính riêng độc lập, mà Tòa án hành chính là các Tòa chuyên trách về hành chính nằm trong hệ thống Tòa án Nhân dân, nhưng áp dụng thủ tục quy định tại Luật tố tụng hành chính Tòa án hành chính có thẩm quyền xét xử các khiếu kiện hành chính: các quyết định xử phạt hành chính, áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính, các quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước xâm phạm quyền tự do kinh doanh
do pháp luật quy định, hoặc từ chối cấp giấy phép, giấy chứng nhận(khi đã có đầy
đủ điều kiện do pháp luật quy định), không thực hiện hoặc không trả lời những vấn
đề do pháp luật quy định về bảo vệ quyền con người, quyền tài sản, không trợ cấp tền trong các trường hợp do pháp luật quy định, cơ quan hành chính nhà nước vi phạm pháp luật khi yêu cầu thi hành nghĩa vụ hoặc xâm phạm quyền tài sản, quyền
cá nhân khác
2) Bộ máy hành chính Trung Quốc
Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Trung Quốc là Quốc vụ viện Đo vừa là cơ quan chấp hành của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ,vừa là cơ quan hành chính cao nhất giống như Chính phủ Việt Nam ,Quốc vụ viện có nhiêm vụ thực hiện Hiến Pháp ,luật ,nghị quyết của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốcban hành và chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Ủy ban thường trực Quốc vụ viện bao gồm Thủ tướng là người đứng đầu ,chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của quốc vụ viện ; các phó Thủ tướng
và một số Ủy viên quốc vụ viện Bộ trưởng và thử trưởng cơ quan ngang bộ Số lượng phó Thủ tướng và một số Ủy viên quốc vụ viện Bộ trưởng và thử trưởng cơ quan ngang bộ có thể thay đổi theo từng nhiệm kí và do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc quyết định Nhiệm kí của Quốc vụ viện tương ứng với nhiệm kì Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc
Quốc vụ viện do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu và chịu trách nhiệm trước Đại hội và Ban Thường trực Thủ tướng Quốc vụ viện do Trung ương Đảng tiến cử, Chủ tịch nước đề cử, được Hội nghị toàn thể Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thong qua với số phiếu quá bán quyết định, sau đó Chủ tịch nước bổ
Trang 4nhiệm Các thành viên khác của Quốc vụ viện do Thủ tướng đề cử, hội nghị toàn thể Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua với số phiếu quá bán quyết định, sau đó Chủ tịch nước bổ nhiệm Uỷ viên Quốc vụ nhỏ hơn cấp phó Thủ tướng nhưng lớn hơn cấp Bộ trưởng, có người kiêm nhiệm chức Bộ trưởng hoặc Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhiệm kỳ của Thủ tướng và các thành viên khác của Quốc
vụ viện tương ứng với nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Thủ tướng, Phó thủ tướng và các Uỷ viên Quốc vụ không được liên tục nhận chức vượt quá hai nhiệm kỳ
Quốc vụ viện thực hiện chế độ thủ trưởng phụ trách Thủ tướng lãnh đạo công tác của Quốc vụ viện, các Phó thủ Tướng và Uỷ viên Quốc vụ phối hợp giúp
đỡ Thủ tướng làm việc
Uỷ viên Quốc vụ được Thủ tướng ủy nhiệm, phụ trách một số mặt công tác nào đó, đồng thời cũng có thể thay mặt Quốc vụ viện tiến hành các hoạt động đối ngoại
Tổng Thư ký , chịu sự lãnh đạo của Thủ tướng, phụ trách giải quyết công việc hàng ngày của Quốc vụ viện
Tổng Kiểm toán, phụ trách công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thu chi tài vụ và tài chính nhà nước
Các Bộ và Uỷ ban, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Quốc vụ viện, các cơ quan này được phân công phụ trách công việc hành chính nhà nước ở đơn vị mình quản lý và thực hiện chế độ phụ trách của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban đều là thành viên của Quốc vụ viện
Số lượng các Bộ và cơ quan ngang Bộ ở Trung Quốc cũng có sự thay đổ tương tự như ở các nước chuyển đổi kinh tế kê hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường Nếu trước thời kỳ đổi mới, Trung Quốc có gần 100 Bộ và cơ quan ngang
Bộ thì hiện nay số Bộ và cơ quan ngang Bộ đã giảm xuống đáng kể Trong nhiệm
kỳ hiện tại, Trung Quốc có 24 Bộ và 3 cơ quan ngang Bộ là Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Ngân hàng nhà nước và Kiểm toán Nhà nước
Văn phòng Quốc vụ viện, phụ trách xử lý công tac hàng ngày của Quốc vụ viện, do Tổng thư ký lãnh đạo, Tổng Thư ký là thành viên Quốc vụ viện, đồng thời
Trang 5Hành chính ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được tổ chức thành 4 cấp: ngoài cấp trung ương, địa phương gồm có cấp tỉnh(tỉnh và thành phố thuộc trung ương), huyện(huyện và thành phố cấp huyện) và hương, trấn Bên cạnh đó còn có một số đơn vị hành chính đợc tổ chức đặc biệt(đặc khu và thành phố thuộc tỉnh) Các cơ quan hành chính các cấp địa phương là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước Nó được tổ chức theo chế độ thủ trưởng, gồm người đứng đầu tỉnh trưởng(Thị trưởng), Huyện trưởng, Hương(trấn) trưởng… một số phó của người đứng đầu và bộ máy chuyên môn giúp việc(các cục, ban chuyên môn) Những người đứng đầu các cơ quan chuyên môn của bộ máy hành chính cấp tỉnh, thành phố, huyện do Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Huyện trưởng giới thiệu và được Hội đồng nhân dân phê chuẩn
Cơ quan hành chính nhà nước cấp ở địa phương chịu sự chỉ đạo “song
trùng”, một mặt nó phải phụ trách và báo cáo công tác của mình trước Đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp, mặt khác, với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, nó phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác với cơ quan hành chính cấp trên, tất cả dưới sự lãnh đạo thống nhất của Quốc vụ viện
3 Hệ thống công vụ Trung Quốc.
a Lịch sử công vụ Trung Quốc:
Hệ thống công vụ Trung Quốc được hình thành sau khi nhà nước cộng hòa dân nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949 Từ đó đến mãi những năm gần đây, về cơ bản chế độ quản lý nhân sự của Trung Quốc vẫn theo nề nếp cũ , còn gặp nhiều sự phá hoại Vì vậy hội nghị toàn thể Trung ương khóa 13 kì họp thứ 3 đặt ra yêu cầu cấp bách xây dựng luật công chức nhà nước Sau khi triển khai kế hoạch cải cách thể chế chính trị, kinh tế trên cơ sở nghiên cứu chế độ quản lý nhân
sự của các nước, việc xây dựng chế độ công chức nhà nước mới chính thức được
đề ra Từ đó tạo bước đột phá thực sự trong lập phát về công chức Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm, cuộc cải cách sâu sắc mọi mặt của Trung Quốc diễn ra trong tình hình xã hội không ngừng biến động, chưa thể ban bố ngay luật công chức nhà nước Vì vậy cách làm của Trung Quốc là: trước tiên xây dựng “điều lệ tạm thời về công chức nhà nước” để quốc vụ viện ban bố, làm thử rồi đề nghị lên Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc
Trang 6Điều lệ tạm thời về công chức nhà nước ban hành 8-1993 là dấu mốc quan trọng của việc thiết lập hệ thống công vụ, công chức và là sự cải cách cơ bản hệ thống cán bộ, công nhân viên trong cải cách mở cửa Từ đó đến nay, chế độ công chức ngày càng được hoàn thiện nhằm từng bước kiện toàn hệ thống pháp quy quản lý cán bộ nhân sự trong cơ quan Đảng, Nhà nước nói chung và đội ngũ công chức nhà nước nói riêng
b Đặc điểm của nền công vụ Trung Quốc:
- Chế độ nhân sự Trung Quốc là biểu hiện của chế độ tập trung thống nhất, điều này gắn liền với truyền thống tập quyền hơn hai nghìn năm và đặc điểm kết cấu xã hội của Trung Quốc cùng thể chế quản lý nhân sự của Trung Quốc sau cách mạng 1949
- Đội ngũ công chức của Trung Quốc không “trung lập về chính trị” mà phải phục tùng đường lối chính trị của Đảng Các công chức có thể tham gia vào Đảng Cộng sản Trung Quốc và tích cực tham gia vào đời sống chính trị của đất nước, có quyền bầu cử và ứng cử
- Công chức được coi là “người đầy tớ của nhân dân”, lấy việc bảo vệ ngày càng tốt hơn lợi ích của quốc gia, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân làm xuất phát điểm căn bản
- Chế độ công chức của Trung Quốc vừa phải chịu sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nhân sự, vừa phải duy trì sự quản lý dựa theo pháp luật đối với các công chức
- Cơ quan quản lý công chức của Trung Quốc bao gồm hai hệ thống cơ quan quản lý: Ban Tổ chức Trung ương Đảng có vai trò quản lý bao trùm toàn bộ đội ngũ cán
bộ, công chức nói chung và Bộ Nhân sự - cơ quan quản lý công chức chuyên ngành của Chính phủ
- Các công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cấp trưởng đều là đảng viên của Đảng Cộng sản
- Việc xây dựng hệ thống công vụ mới ở Trung Quốc tuân theo nguyên tắc cơ bản:
Trang 7+ Nguyên tắc Đảng thống nhất quản lý cán bộ, công chức: Đảng quản lý cán bộ trong các cơ quan Đảng, các cơ quan nhà nước, đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp khác, cả về quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí;
+ Nguyên tắc dân chủ: thực hiện dân chủ hóa công tác quản lý nhân sự để nhân dân
có quyền quyết định ngày càng nhiều và thiết thực hơn;
+ Nguyên tắc công khai bình đẳng: tất cả những pháp quy, chính sách liên quan đến công chức, trừ những vấn đề có liên quan đến bí mật quốc gia, đều phải thông qua công khai cho toàn xã hội biết và chịu sự giám sát của nhân dân, mọi công dan đều có quyền bình đẳng tham gia thi tuyển vào công chức nhà nước, được cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau;
+ Nguyên tắc cạnh tranh để tuyển chọn người giỏi; nguyên tắc này đòi hỏi việc tuyển chọn cán bộ, công chức không chịu sự ràng buộc, chi phối của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào, mà được thực hiện thông qua việc thi tuyển theo các chế độ quản
lý đối với các công chức;
+ Nguyên tắc thành tích: là căn cứ vào thành tích và cống hiến thực tế để làm căn
cứ, tiêu chuẩn quan trọng cho việc bổ nhiệm, đánh giá, thưởng phạt…;
+ Nguyên tắc ổn định;
+ Nguyên tắc bảo đảm vật chất;
+ Nguyên tắc quản lý theo pháp luật
II Đội ngũ công chức
1. Công chức
Công chức nhà nước dung để chỉ những người công tác trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, trừ nhân viên phục vụ
- Công chức nhà nước Trung Quốc gồm hai loại sau :
+ Công chức lãnh đạo là những người thừa hành quyền lực hành chính nhà nước Các công chức này bổ nhiệm theo các trình tự luật định, chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp, điều lệ công chức và luật tổ chức chính quyền các cấp
Trang 8+ Công chức nghiệp vụ , là những người thi hành chế độ thường nhiệm, do cơ quan hành chính các cấp bổ nhiệm và quản lý căn cứ vào điều lệ công chức Họ chiếm tuyệt đại đa số công chức nhà nước, chịu trách nhiệm quán triệt, chấp hành các chính sách và pháp luật
- Công chức nhà nước phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
+ Tuân thủ hiến pháp, pháp luật và pháp quy
+ Làm việc theo pháp luật, pháp quy và chính sách của nhà nước
+ Lắng nghe ý kiến của quần chúng, chịu sự giám sát của quần chúng, hết lòng phục vụ nhân dân
+ Bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia
+ Hết lòng với nhiệm vụ được giao, cần mẫn làm tròn trách nhiệm phục tùng mệnh lệnh
+ Giữ gìn bí mật quốc gia và bí mật công tác
+ Ngay thẳng, liêm khiết, chí công vô tư
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của hiến pháp và pháp luật
- Công chức nhà nước có các quyền lợi sau:
+ Không bị miền nhiệm, hạ chức, thôi việc hoặc xử lý hành chính vì những lý do phi luật định và chưa qua các trình tự luật định
+ Có quyền lực cần thiết khi thực thi nhiệm vụ
+ Được hưởng thù lao lao động và các chế độ đãi ngộ, bảo hiểm, phúc lợi
+ Được bồi dưỡng, huấn luyện về lý luận chính trị và kiến thức nghiệp vụ
+ Được phê bình và kiến nghị về công tác của cơ quan hành chính nhà nước và lãnh đạo cơ quan đó
+ Được quyền khiếu nại và tố cáo
+ Được từ chức theo quy định của điều lệ công chức
Trang 9+ Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của hiến pháp và pháp luật.
b Quản lý công chức:
- Cơ quan quản lý công chức của Trung Quốc hiện nay được đặt nền móng từ bộ máy quản lý cán bộ sẵn có của Trung Quốc
Bộ máy quản lý cán bộ Trung Quốc gồm hai bộ phận:
+ Bộ máy quản lý nhân sự trong các cấp ủy Đảng
+ Bộ máy quản lý cán bộ, công chức trong hệ thống chính phủ
Từ năm 1988 đến nay, cơ quan quản lý tổng hợp công chức nhà nước của Trung Quốc là bộ nhân sự Chức năng chủ yếu của bộ nhân sự là:
+ Chịu trách nhiệm đặt ra và giải thích pháp quy công chức nhà nước, tổ chức thực hiện những quy định đó
+ Giúp chính phủ quản lý những công chức cấp Cục, Vụ và tương đương trở
xuống
+ Chỉ đạo và giám sát, đôn đốc công tác quản lý công chức của các ngành công tác thuộc Quốc vụ viện và của các cơ quan hành chính nhà nước tương đương
- Pháp quy cơ bản về quản lý công chức Trung Quốc, đó là Điều lệ tạm thời
về công chức nhà nước
Nội dung cơ bản của Điều lệ gồm các vấn đề như: Nguyên tắc chung, quyền lợi và nghĩa vụ công chức, nói về quan hệ pháp luật, các định mối quan hệ giữa công chức với nhà nước,…
Đối tượng điều chỉnh của Điều lệ là các cơ quan hành chính nhà nước và những công chức thực thi quyền lực hành chính, chấp hành công vụ theo pháp luật
C CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Từ những năm 1980, sự phát triển nhanh chóng của toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ cũng như những thay đổi đang diễn ra trong xã hội và trong nền kinh tế đã dẫn tới các cuộc cải cách hành chính công trên toàn thế giới Làn song của cuộc cải cách hành chính công không chỉ bao gồm các nước công nghiệp hóa
Trang 10mà còn ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Châu Á đang có những thay đổi hết sức sâu rộng Cũng giống như các nước Châu Á khác, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc cải cách hành chính công như là những yêu cầu tất yếu về sự that đổi trong nước và sự cạnh tranh quốc tế, là động lực thúc đẩy công cuộc hiện đại hóa kinh tế và xã hội
Cải cách hành chính của Trung Quốc đang được tiến hành đồng thời với quá trình cải cách chính trị và kinh tế Trung Quốc nhìn nhận cải cách hành chính là một bộ phân quan trọng của cacir cách hệ thống chính trị và là những điều kiện để thiết lập hệ thống kinh tế thị trường và thúc đẩy hiện đại hóa
1 Về cải cách hành chính chung.
Để có 1 cơ quan chuyên trách về Cải cách hành chính, Trung quốc thành lập Ủy ban cải cách cơ cấu Trung Quốc, thuộc cơ quan trực thuộc Quốc vụ viện, chịu trách nhiệm chung về chương trình cải cách hành chính ở Trung Quốc Chủ nhiệm
Uỷ ban là Thủ tướng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban là Phó Chủ tịch nước Các thành viên khác gồm: Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc vụ viện, Bộ trưởng Bộ Nhân sự và một số Bộ trưởng khác Tất cả các nội dung và quá trình cải cách đều đặt dưới sự chỉ đạo của nội dung này
Từ khi thực hiện mở cửa kinh tế năm 1978, Trung Quốc trải qua 5 gai đoạn cải cách hành chính, trong đó đáng chú ý nhất là 3 giai đoạn tiến hành từ 9 năm trở lại đây:
• Giai đoạn 1995-1998: Nhiệm vụ trọng tâm là tách dần quản lý hành chính
nhà nước và quản lý doanh nghiệp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; điều chỉnh chức năng quản lý của bộ máy hành chính nhà nước, nhất là trong quan hệ với doanh nghiệp
• Giai đoạn 1998-2002: cải cách bộ máy hành chính nhà nước các cấp được
tiến hành trên quy mô lớn, gắn đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của các
cơ quan Đảng, phương thức hoạt động của các đoàn thể, cải cách các cơ quan lập pháp và tư pháp Nhiệm vụ trọng tâm là cơ cấu lại Chính phủ, điều chỉnh lại chức năng của các cơ quan Chính phủ để phù hợp với sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường, bảo đảm thích ứng với quá trình hội nhập, đặc biệt là để tham gia WTO