Thừa nhận nền kinh tế thị trường nên nền hành chính cũng có sự thay đổi để thích ứng ,tạo nên cơ chế linh hoạt trong hoạt động quản lý nhà nước giúp phát triển nền kinh tế nước nhà .Chín
Trang 2
Bởi vậy, trong bài
tiểu luận lần này, em xin
Nội Dung
1; Khái quát về Trung Quốc :
Trang 3
Trung Quốc , tên chính thức là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, còn được gọi
là Trung Quốc đại lục để phân biệt với Ma Cao, Hồng Kông, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á Đây là quốc gia đông dân cư nhất trên thế giới, với trên 1,35 tỷ Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp củavị thế chính trị Đài Loan
Trung Quốc có diện tích khoảng 9,6 triệu km², là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ nhì trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường
Cảnh quan của Trung Quốc quảng đại và đa dạng, biến đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng, cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn phân tách Trung Quốc khởi Nam và Trung Á
Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông
Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những văn minh cổ nhất thế giới, văn minh này phát triển tại lưu vực phì nhiêu của Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc Trải qua hàng nghìn năm, hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế
độ quân chủ kế tập, được gọi là triều đại, khởi đầu với triều đại Hạ bán thần thoại ở lưu vực Hoàng Hà Từ năm 221 TCN, khi triều đại Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa, quốc gia trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại Thanh vào năm 1911, và thống trị Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949 Sau khi Đế quốc Nhật Bản chiến bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Cộng sản đảng đánh bại Quốc dân đảng tại Trung Quốc đại lục, và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến thủ đô hiện hành là Đài Bắc
Trong hầu hết thời gian trong hai nghìn năm qua, kinh tế Trung Quốc lớn nhất
và phức tạp nhất trên thế giới, với những chu kỳ hưng thịnh và suy thoái Kể từ khi tiến hành cải cách khai phóng vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất Năm 2013, kinh tế Trung Quốc lớn thứ hai theo tổng GDP danh nghĩa và sức mua tương đương (PPP), và cũng là nhà xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới Trung Quốc được công nhận là một quốc gia vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO,APEC, BRICS, SCO, và G-20 Trung Quốc là
Trang 4
một cường quốc khu vực châu Á và được một số nhà bình luận mô tả là một siêu cường tiềm năng.
2; Đặc điểm của luật hành chính :
a, Đặc trưng hành chính các nước Xã hội Chủ Nghĩa :
Các nước XHCN là nhóm các nước có những điểm chung về mục đích tồn tại của nhà nước-đó là nhà nước của Nhân Dân lao động và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
Mô hình nhà nước bao gồm nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang
Cấu trúc chính thể là cộng hòa đại nghị ,đây là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất cũng là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân
Hoạt động của bộ máy nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Thừa nhận nền kinh tế thị trường nên nền hành chính cũng có sự thay đổi để thích ứng ,tạo nên cơ chế linh hoạt trong hoạt động quản lý nhà nước giúp phát triển nền kinh tế nước nhà Chính vì vậy mà bộ máy hành chính đồ sộ với nhiều cơ quan mọi cấp ,từ Trung Ương đến địa phương trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Bộ máy hành chính được thay đổi theo hướng giảm bớt các đầu mối ở Trung Ương
và địa phương , thành lập cơ quan quản lý đa ngành ,đa lĩnh vực trong nền kinh tế thị trường Điều này đặt ra yêu cầu lớn đối với đội ngũ cán bộ công chức nhà nước Cũng nằm trong hệ thống các nước Xã Hội Chủ Nghĩa nên nhà nước Trung
Quốc cũng mang trong mình những đặc điểm về luật hành chính Xã hội Chủ Nghĩa
Những nét đặc trưng của luật hành chính xã hội chủ nghĩa thấy rõ trong luật hành chính Trung Quốc Ở Trung Quốc khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hành chính nói riêng hiện nay vẫn ở trong thời kì hình thành Mặt khác, là một nước xã hội chủ nghĩa, hệ thống tổ chức quản lý nhà nước, hệ thống pháp luật và luật hành chính chịu ảnh hưởng mang tính quyết định của mô hình Xô Viết, khoa học pháp lý
và khoa học luật hành chính xã hội chủ nghĩa mà đại diện là Liên Xô
Tuy nhiên, theo tiến trình “cải cách mở của” đã có nhiều thay đổi theo mức độ phát triển của mô hình “ chủ Nghĩa Xã Hội mang màu sắc Trung Quốc”, theo đó chúng được cải tạo đáng kể, phạm vi những lỉnh vực chịu sự lảnh đạo trực tiếp của nhà nước thu hẹp đáng kể, mức độ tập trung văn hóa giảm bớt những điều này làm cho những điều nhận thức của các luật gia Trung Quốc đối vơi nhiều vấn đề của luật hành chính ngày càng khó khăn, dẫn tới sự thiếu hệ thống phân loại bền vững đối với các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước
Trang 5
Với tư cách là một môn học, luật hành chính thoặt đầu được đưa vào hệ thống chính trị-của Trung Quốc chỉ từ năm 1983 và chỉ trong năm 1986 mới được đưa vào
kế hoạch học tập của nhiều khoa và trường đại học luật củng từ đó luật hành chính trở thành một môn học chính trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo hành chính
Tháng 8 năm 1985 tại Quản Châu, trên đại hội đầu tiên, hiệp hội nghiên cứu khoa học hành chính được thành lập Tiếp đó hội thảo đầu tiên về luật hành chính với cải cách kinh tế được thành lập
Trong những công trình lý luận chung, luật hành chính được xem xét như là một trong những lĩnh vực cơ bản trong hệ thống pháp luật Trung Quốc phục vụ cho nhiệm vụ quản lý nhà nước luật hành chính về nguên tắc với tư cách một nghành của hệ thống pháp luật, và được hiểu như “tên gọi chung của quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hành chính của nhà nước trong những lĩnh vực khác nhau”, như là “những quy định lập pháp khác nhau có liên quan tới hoạt động quản lý nhà nước” Từ đó ta hiểu đối tượng điều chỉnh luật hành chính bao gồm toàn bộ các quan hệ cơ bản trong lĩnh vực quản lý nhà nước, bao gồm cả “sự kiểm tra đối với các tổ chức thực hiện hoạt động quản lý nhà nước” Đó là các quan hệ xã hội về tổ chức, thẩm quyền, các nguyên tắc hoạt động, hệ thống quản lý và trình tự công tác của cơ quan hành chính nhà nước Điều đó nhấn mạnh vào khâu tổ chức hoạt động nội bộ của các cơ quan quản lý nhà nước
3;Nguồn của Luật Hành Chính Trung Quốc:
- Hiến pháp 1982 quy định vị trí tính chất pháp lí của các cơ quan hành chính nhà nước trong bộ máy nhà nước Trung Quốc,trình tự lập.thẩm quyền quan hệqua lại với cơ quan nhà nước khác và giữa chúng với nhau
-Luật,nghị quyết của Quốc Hội và Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội
Gồm : a)Luật cơ bản và nghị quyết,quyết định của Quốc Hội
b)Luật,nghị quyết,quyết định của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội
-Quy chương hành chính của Quốc Vụ
-Các quyết định,thông tư,quy chế ban hành bởi các bộ các ủy ban nhà nướcvà các tổng cục,các cơ quan khác trực thuộc trung ương
-Các nghị quyết liên tịch của các cơ quan nhà nước và các cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc và các cấp xã hội ở các cấp khác nhau
-Nghị quyết quy phạm của các nhân dân địa phương và các ủy ban thường vụ nhân dân địa phương
- Quy chương hành chính của chính phủ địa phương các cấp
4: Cải cách hành chính Trung Quốc :
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, đặc biệt là từ sau cải cách mở cửa năm 1979 Có được những thành công đó là do Trung Quốc đã kiên trì thực hiện công cuộc đổi mới và tiến hành cải cách hành chính (CCHC) một cách sâu rộng và đồng bộ trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội
Từ năm 1982 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành sáu cuộc cải cách với quy mô lớn Kết quả thu được khá toàn diện trên các lĩnh vực của hệ thống hành chính; thể chế hành chính quan liêu bao
Trang 6
cấp đã chuyển mạnh sang thể chế hành chính thích ứng với cơ chế thị trường
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước đang từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đều đang tiến hành CCHC Kinh nghiệm của Trung Quốc là bài học có giá trị đối với nhiều quốc gia Trung Quốc là một nước XHCN, có hệ thống chính trị đặc thù Chế độ chính trị cơ bản của Trung Quốc là chế độ đa đảng hợp tác và hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thực hiện chế độ Đại hội đại biểu nhân dân và chế độ tự trị quần chúng.
Thực hiện đường lối cải cách mở cửa, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và quốc tế, Trung Quốc đã tiến hành cải cách khá toàn diện trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó cơ quan hành pháp đóng vai trò quan trọng
a, Sáu cuộc cải cách :
Từ 1979 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành sáu cuộc cải cách Có thể điểm qua nội dung chính của các cuộc cải cách như sau:
Lần thứ nhất: Năm 1982, trọng tâm đợt này là tinh giản bộ máy và biên chế; đưa ra phương châm tứ hóa “cách mạng hoá, tri thức hoá, chuyên nghiệp hóa” đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng chế độ về hưu; nới lỏng quyền hạn quản lý kinh tế, thu chi tài chính và quản lý nhân sự Lần thứ hai: Năm 1988, tiếp tục cải cách cơ cấu gắn với chuyển đổi chức năng của chính quyền, thực hiện tách bạch chính quyền với doanh nghiệp, tinh giản các cơ quan chuyên môn, mở rộng các lĩnh vực cải cách hành chính, tăng cường các cơ quan điều tiết vĩ mô
Lần thứ ba: Năm 1993, mục tiêu cải cách nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế thị trường XHCN; mở rộng và đi sâu trong cải cách cơ cấu, lấy chuyển đổi chức năng chính quyền làm trọng điểm, đề ra phương châm tách bạch giữa chính quyền và doanh nghiệp là con đường căn bản của chuyển đổi chức năng
Lần thứ tư: Năm 1998, mục tiêu xây dựng thể chế quản lý hành chính nhằm thích ứng với kinh tế thị trường XHCN, kết quả đã giải thể hàng loạt các cơ quan quản lý kinh tế công nghiệp
và các công ty, tổng hội có tính chất hành chính.
Lần thứ năm: Năm 2003, tách rời chính quyền và doanh nghiệp, tiến thêm một bước chuyển đổi chức năng của chính quyền, điều chỉnh việc sắp xếp cơ cấu của chính quyền, phân công hợp
lý chức năng của Bộ, ngành, cải cách thể chế quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước
Lần thứ sáu: Năm 2008, tập trung vào việc giải quyết vấn đề nhân
sinh và những mâu thuẫn nổi cộm ảnh hướng đến phát triển khoa học và ổn định xã hội còn tồn tại trong quản lý chính quyền, nhấn mạnh cải thiện điều tiết kinh tế, giám sát chặt chẽ thị trường, đẩy mạnh quản lý xã hội, chú trọng đến dịch vụ công Để phục vụ mục đích của cải cách lần này,
cơ cấu của Quốc vụ viện cũng được cải cách một cách mạnh mẽ.
* Thành tựu đạt được:
Thứ nhất ,tinh giản cơ cấu chính quyền và chuyển giao quyền lực cho doanh nghiệp , phát huy tính tích cực của địa phương,doanh nghiệp các cơ sở và quần chúng nhân dân Phương châm đổi mới chức năng quản lí của nhà nước là “quản lí vĩ mô ,giám sát thị trường ,quản lí xã hội và dịch
vụ công’’ Theo đó Chính Phủ trung ương tập trung quản lí bảy lĩnh vực là : quốc phòng,ngoại giao,chính sách tài chính , ngân hàng ,điện lực ,thông tin, đường sắt.
Thứ hai, từng bước tối ưu hóa cơ cấu tổ chức của chính quyền, không ngừng tinh giản cơ cấu
và cán bộ.
Thứ ba, việc chuyển đổi chức năng của chính quyền đạt được bước tiến quan trọng ,vai trò quan trọng của thị trường trong các việc điều phối các nguồn lực tăng lực tăng lên một cách rõ nét Việc tách rời giữa chính quyền và doanh nghiệp đã mở đường cho việc giảm thiêu sự can thiệp của chính quyền vào các hoạt động kinh tế vi mô ,chức năng quản lí tài sản và quản lí công được tách bạch , chuyển từ chế độ tập trung quan liêu bao cấp sang chịu sự phân phối của cơ chế thị trường.
Thứ tư , không ngừng hoàn thiện chức năng quản lí xã hội và dịch vụ công của chính quyền Thứ năm, ngày càng hoàn thiện cơ chế vận hành của Chính Phủ, thúc đẩy toàn diện nền hành chính tuân thủ pháp luật.
Thứ sáu, Chính Phủ không ngừng sáng tạo phương pháp quản lí , thực hiện chương trình tin học hóa và xây dựng Chính Phủ điện tử khá thành công , thành lập ủy ban cải cách cơ cấu trung ương là cơ quan trực thuộc quốc vụ viện.
* Hạn chế:
a, Chưa có sự phân biệt rõ ràng chức năng của chính phủ và giới kinh doanh Chính vì thé việc
Trang 7
quản lí và điều hành ở cấp vĩ mô trở nên khó khăn.
b, Công tác điều hành chức năng của chính phủ được tiến hành chậm hơn so với hoạt động cải cách ở lĩnh vực khác.
c, Tình trạng bảo hộ các vùng là phổ biến , làm giảm hiệu suất và chất lượng công việc
d, Các cơ quan nhà nước thường có nhiều nhân viên Vì thế doanh nghiệp và nông dân thường mang gánh nặng thuế má không cần thiết.
e, Chức năng cua tổ chức trung gian bị m éo mó ,hoạt động vừa mang tính hành chính ,vừa mang tính doanh nghiệp.
f, Tham nhũng là vấn đề rất nghiêm trọng.
Tính đến lần cải cách thứ sáu vần còn một số tồn tại :
Việc cung ứng dịch vụ công của chính quyền được cải thiện rõ rệt, song vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu xã hội ngày càng tăng.
Bộ máy các cơ quan chính quyền vãn cồng kềnh, chức trách chồng chéo, ảnh hưởng đến việc quản lí tổng thể đối với kinh tế- xã hội.
Chế độ quẩn lý của chính quyền nói chung, trong đó có chế đọ quản lí dự toán công, khống chế vốn hành chính vẫn chưa hoàn thiện.
Hiệu suất hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ của chính quyền vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thích ứng với nhu cầu cạnh tranh của nền kinh tế.
Thủ tục giải quyết công việc của công dân hoặc doanh nghiệp vẫn còn rườm rà, nhiều khâu, nhiều cửa.
Mô trường đầu tư và môi trương doanh nghiệp công nhiều điều cần cải cách.
Tình trạng tham ô, tham nhũng của một số cán bộ trong bộ máy hành chính vẫn xảy do vẫn chưa có quy định cụ thể và có biện quần chúng nhân dân.
b, Phân cấp tài chính :
Khái niệm “phân cấp” trong bối cảnh chuyển đổi của Trung Quốc khá đặc biệt so với khái niệm phân cấp nói chung ở chỗ: là mọt nền kinh tế XHCN trong qua trình chuyển đổi, trong suốt hai thập niên 80 và 90 thế kỷ XX, Chính phủ Trung Quốc đã tham gia rất nhiều vào khu vực có yếu tố cạnh tranh mà thường trong các nền kinh tế thị trường khác chỉ có khu vực tư nhân mới tham gia.
Một kêt quả của việc phân cấp tài chính là chính quyền địa phương cấc tỉnh, thành phố và thị
xã có nhiều quyền hơn trong các quyết định về tín dụng thông qua các chi nhánh khu vực của ngân hàng Trung ương và ngân hàng chuyên trách Một tác động quan trọng về mắt kinh tế của phân cấp tài chính và tác động của quyết định phân cấp cho các doanh nghiệp và hộ gia đình Nhờ vậy, đã có sự thay đổi đáng kể về mức tiết kiệm tại Trung Quốc, mà đây là một nguồn tiết kiệm tài chính chủ lực đối với hộ gia đình chứ không phải nhà nước.
Phân cấp về tài chính có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức chia sẻ khoản thu tài chính, điều phối chi phí về thuế, chuyển khoản giữa chính quyền các cấp, cho phép vay tín dụng ở cấp thành phố, và v.v Đối với công cuộc cải cách hệ thống tài chính hiện thời, đẻ đạt được những tiến bộ thì cần có sự cải cách về hoạt động ngân sách mà trước tiên là ở cấp trung ương Yếu tố đầu tiên của sự thay đổi cần thiết này là thực hiện chế độ Đại hội đại biểu nhân dân và chế độ tự trị quần chúng phải làm dõ việc phân công trách nhiệm Chức năng hoạt động chính sách cần phải găn với trách nhiệm về tài chính Nếu chính quyền trung ương vẫn giữ vai trò hoạch định chính sách quốc gia về dịch vụ xã hội Chính quyền còn phải tính tới việc tiến hành các khoản chuyển trực tiếp cho cấp chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ.
Yếu tố thứ 2 là trao quyền tự chủ thực sự hơn cho chính quyền địa phương Cần xem xét lại việc phân bổ các khoản thu đẻ làm sao một số quyền tự chủ được trao cho các cấp ở địa phương Trao cho chính quyền địa phương một sơ quyền về thuế là điều kiện tiên quyết đẻ phân cấp thật
sự về tài chính Nhằm tăng cường độ tin cậy vào những cam kết của mình, chính quyền trung ương cần định rõ các khoản thu cụ thể phục vụ cho mục đích cân đối tài khoản, các khoản thu này vừa là một phần các khoản thu của trung ương vừa là các nguồn thu cụ thể riêng lẻ.
5; Bộ máy hành chính :
5.1 Chính phủ nhân dân trung ương:
Trang 8
Chính phủ nhân dân Trug Quốc( là Hội đồng nhà nước hoặc Quốc vụ Viện) là cơ quan chấp hành của Đại hội đại biểu nhân dân toàn Trung Hoa ( Nhân đại toàn quốc), là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất do nhân dân tòan quốc bầu ra.
- Quốc vụ viện là cơ quan quản lý có thẩm quyền chung cao nhất có các cơ quan quản
lý nghành và trực thuộc là cơ quan chấp hành và điều hành do đó nó đưa vào cuộc sống đường lối chính sách được thể hiện trong các quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
- Quốc vụ viện gồm Thủ tướng, các Phó thủ tướng, Quốc vụ Khanh, các Bộ trưởng phụ trách các bộ các ủy ban, tổng kiểm tóa trưởng, Tổng thư kí chính phủ
- Có hai hình thức họp Quốc vụ viện: họp thường vụ (họp chấp hành) và họp toàn thể Phiên họp chấp hành gồm Thủ tướng, các Phó thủ tướng, các Quốc vụ Khanh và Tổng thư kí chính phủ
- Quốc vụ viện lãnh đạo hoạt động của các bộ, ủy ban nhà nước và các cơ quan khác trực thuộc trung ương Nó còn lãnh đạo trực tiếp những hoạt động hành chính trên toàn quốc, nếu các hoạt động đó không thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan quản lý nghành Quốc vụ viện có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định thông
tư và quy chế thích đáng do các bộ ủy ban nhà nước ban hành, cũng như các ngị định các quyết định không thích đáng của các cơ quan hành chính nhà nước địa phương các cấp
5.2 Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ:
Hiến pháp Trung Quốc quy định có ba cấp hành chính là tỉnh, huyện và xã (hương)
và đây là cấp chính quyền hoàn chỉnh
Ngoài ba cấp đơn vị lãnh thổ chính thức còn có các đơn vị lãnh thổ “trung gian”, không được quy định bởi Hiến pháp, nhưng được ghi nhận bởi các tổ chức cơ quan quyền lực và quản lý địa phương Đó là cấp địa khu và cấp thôn đây không phải là một cấp chính quyền chỉ là nơi tổ chức thực hiện dân chủ cơ sở và là “cánh tay nối dài” của cấp xã
Cấp tỉnh có 33 đơn vị gồm: 22 tỉnh; 5 khu tự trị, 2 đặc khu hành chính , 4 thành phố trực thuộc trung ương
Bốn thành phố trực thuộc trung ương là Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh
Năm khu tự trị ( Quảng Tây, Tây Tạng, Tân Cương, Hội Ninh Hạ, Nội Mông Cổ) được thành lập nơi có các dân tộc thiểu số sinh sống và một dân tộc thiểu số chiếm đa
số, được đảm bảo nhiều quyền hơn theo Hiến Pháp
Đặc khu hành chính là các đơn vị hành chính có quyền tự trị cao theo thể chế “ một quốc gia hai chế độ”, nhưng chịu sự quản lý trực tiếp của Chính quyền Nhân dân Trung ương Hiện Trung Quốc có hai đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao
Thành phố hoặc địa khu thuộc tỉnh, trong đó thành phố là đơn vị chính quyền hoàn chỉnh Địa khu là tổ chức hành chính không hoàn chỉnh do đó không có nhân đại mà chỉ
Trang 9
có ban liên lạc của Nhân đại cấp tỉnh đặt tại đó và có bộ phận lãnh đạo cơ quan hành chính do cấp tỉnh ủy nhiệm Địa khu gồm có các loại đơn vị hành chính- lãnh thổ sau: chuyên khu, châu tự trị, địa cấp thị và minh.
Đặt khu là hình thức tổ chức mới nhằm tạo điều kiên đặt biệt để phát triển mạnh một khu vực, mang tính đột phá và dẵn dắt cho các nơi khác
Cấp huyện là cấp dưới của thành phố, địa khu, đặc khu thuộc tỉnh, gồm có: huyện, huyện tự trị, đô thị cấp huyện, quận nội thành, nội thị, kỳ và kỳ tự trị và 1 lâm khu và 2 đặc khu ở tỉnh Qúy Châu
Cấp xã gồm có: xã, thị trấn, xã dân tộc ở khu vực nông thôn, riêng ở Nội Mông
Cổ gọi là tô mộc và tô mộc dân tộc.Khu vực thành thị có phường Ngoài ra cò có công
sở khu là tên một cấp hành chính trước đây, giờ chỉ còn 11 công sở khu và loại đơn vị này đang dần dần mất đi
Thôn (làng) không phải là cấp hành chính chính thức Ngang cấp thôn ở thành thị
có xã khu, tiểu khu, khu cư trú hay khu dân cư; ở nông thôn có ủy hội thôn, tiểu tổ thôn
5.3 Hệ thống quản lý nhà nước ở địa phương:
Chính phủ nhân dân địa phương là cơ quan quản lý thẩm quyền chung và nằm trong quan hệ hai chiều trực thuộc: chịu trách nhiệm và báo cáo trước Nhân đại địa phương cùng cấp, đồng thời trực thuộc các Chính phủ nhân dân cấp trên hoặc quốc vụ viện.Toàn bộ hệ thống Chính phủ nhân dân địa phương các cấp khác nhau nằm dưới sự tập trung của Quốc vụ Viện Trung Quốc
Theo Đ.101 Hiến pháp 1993, Nhân đại các cấp bầu và bãi miễn: Tình trưởng, thị trưởng là người đứng đầu Chính phủ địa phương cùng cấp, các phó tỉnh trưởng, phó thị trưởng và các thành viên khác của Chính phủ địa phương Trong số các chức danh chủ chốt thì chỉ có chủ tịch Nhân đại nhất thiết là người địa phương, còn người đứng đầu địa phương hầu hết phải là người địa phương khác đến Riêng đối với các khu tự trị thì người đứng đầu chính phủ địa phương là người dân tộc ở địa phương đó, còn các bí thư Đảng ủy các cấp hầu hết là người nơi khác do trên đưa về ứng cử
Nhân đại địa phương còn bầu ra thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của phủ địa phương
Người đứng đầu Chính phủ nhân dân huyện là huyện trưởng, phó huyện trưởng Đứng đầu Chính phủ nhân dân của xã, xã dân tộc là xã trưởng và phó xã trưởng Đứng đầu Chính phủ nhân dân của xã, xã dân tộc là xã trưởng và phó xã trưởng
Chính phủ nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh không chỉ lãnh đạo hoạt động của các cơ quan chức năng trực thuộc, mà lãnh đạo của cả hoạt động của các Chính phủ nhân dân cấp dưới, có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị định và quyết định của các Chính phủ nhân dân cấp dưới
Luật trao quyền cho các Chính phủ nhân dân cấp tỉnh và các thị xã và những thành
Trang 10
phố tương đối lớn, với sự cho phép của quốc vụ viện Riêng đối với các đặc khu việc trao quyền còn lớn hơn nhất là trong lĩnh vực kinh tế.
6; Công vụ,Công chức nhà nước :
Ở Trung quốc việc tuyển dụng và bố trí cán bộ,công chức nhà nước nói chung và cán bộ, công chức lãnh đạo nói riêng theo hướng tiêu chuẩn hóa Cán bộ,công chức lãnh đạo chủ chốt ở một địa phương thì không thể là người của địa phương đó và thực hiện luân chuyển cán bộ, công chức
Bí thư thành ủy, tỉnh trưởng là người địa phương khác đến công tác theo sự phân công của Trung ương.Cán bộ, công chức cấp phó nhiều người là người địa phương, song từng thời gian để tự phê bình đánh giá nếu tốt thì điều động đề bạt cho địa phương khác, nếu có tư tưởng cục bộ bề phái thì miễn chức.
Công chức nhà nước Trung Quốc là cán bộ của các cơ quan hành chính tất cả các cấp trừ công nhân và các đội ngũ nhân viên phục vụ.Công chức nhà nước được chia thành những công chức lãnh đạo và công chức không lãnh đạo.
Thiết lập một hệ thống thứ bậc của các công chức của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó
có các bậc được gắn với các chức vụ Hệ thống này gồm 15 bậc: Bậc 1 là Thủ tướng, bậc 2 các phó thủ tướng và các thành viên hội đồng nhà nước, bậc 3-4 là các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan hành chính cấp tỉnh và các bậc cuối cùng là những người làm công tác văn thư.
Hệ thống công chức nhà nước mới đã chuyển từ hệ thống phân công cán bộ trong toàn quốc sang tuyển chọn qua thi cử Thực hiện chế độ sát hạch thường xuyên các chức vụ được quy định bởi Hiến pháp và luật
Để chống hủ bại, xây dựng một đội ngũ cán bộ trong sạch, Đảng và nhà nước Trung quốc cũng tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện đối với các cán bộ, Đảng viên.Trung ương Đảng Cộng Sản và Quốc vụ Viện Trung quốc ban hành 31 điều không cho phép đối với cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền cấp huyện, phòng trở lên nhằm thực hiện liêm khiết, tự khép mình vào kỉ luật Trên cơ sở các quy định đề ra , Trung ương Đảng và Quốc vụ viện yêu cầu tất cả các đảng viên, viên chức nhà nước tự phê bình,một năm 2 lần công chưa ở mọi chức vụ phải khai thu nhập với Uỷ ban kiểm tra kỉ luật của Đảng hoặc cục giám sát Chính phủ.Việc nâng bậc công chức hiện nay diễn ra minh bạch Thủ tục nâng bậc bao gồm 4 yếu tố:
-Việc đề ra các ứng cử viên dựa trên cơ sở giới thiệu của lãnh đạo và ý kiến của các cán bộ nhân viên trong đơn vị.
-Sau đó tiến hành kiểm tra riêng rẽ các ứng cử viên
-Trên cơ sở sát hạch tiến hành một bài kiểm tra
-Quyết định cuối cùng được thông qua một cách tập thể
Quy chế công chức cũng điều chỉnh khúc triết trình tự hạ cấp,cách chức, về hưu đưa ra khỏi biên chế trên cơ sở nguyện vọng cá nhân hoặc thải hồi công chức
Việc thải hồi được áp dụng đối với công chức nhà nước:
-Trong quá trình 2 năm liền trong các bài sát hạch hằng năm chứng tỏ không hiểu biết hoặc không
có khả năng đảm đương các nhiệm vụ và đồng thời không có nguyện vọng chuyển sang các chức
vụ được giới thiệu.
-Từ chối chấp hành sự phân công do thay đổi cơ cấu bộ máy hoặc giảm biên chế
-Bỏ việc hoặc không đi làm mà không có lí do chính đáng trong 15 ngày liền hoặc tổng cộng 30 ngày trong thời hạn 1 năm
-Không hoàn thành các nhiệm vụ, không tuân thủ kỹ luật mặc dù đã nhắc nhở
Các cán bộ chủ chốt của xã thuộc biên chế nhà nước hưởng lương từ ngân sách nhà nước Còn thôn,làng không có biên chế cán bộ thuộc ngân sách nhà nước , nhưng cũng có cán bộ hưởng trợ cấp hàng tháng với mức 20 NDT từ ngân sách của tỉnh
Những cải cách đầu tiên về cơ quan hành chính địa phương đã được áp dụng từ đầu những năm 80 thế kỷ XX đã giảm số lượng cơ cấu và hạ thấp tuổi trung bình của cán bộ lãnh đạo.
7; Quyết định của các chủ thể quản lý nhà nước :