1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tim hieu luat Hanh chinh

36 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 61,79 KB

Nội dung

Tim hieu luat Hanh chinh

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM BÀI THU HOẠCH – NHÓM 6 MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG GVHD: Th.S Đinh Thị Hoa Mã HP: 211200632 Đề tài: Tìm hiểu về vi phạm pháp luật hành chính. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như thế nào về thẩm quyền xử phạt hành chính. Các vấn đề về vi phạm pháp luật hành chính và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cùng các vấn đề liên quan được quy định rất cụ thể trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính mà nay là Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1989, trải qua 4 lần sửa đổi ở các năm 1995, 2002, 2007, 2008 vẫn bộc lộ nhiều điểm thiếu sót so với thực tiễn xã hội. Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 13/2012/LCTN ngày 02 tháng 7 năm 2012. Luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Luật Xử lý vi phạm hành chính ra đời để thay thế Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nhằm cập nhật những nội dung mới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. I. VI PHẠM HÀNH CHÍNH: 1. Khái niệm: Theo điều 2, khoản 1 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính. Ví dụ 1: Người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm đúng quy cách sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Ví dụ 2: Khai và nộp hồ sơ hải quan không đúng theo thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 18/2009/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 97/2007/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. 2. Các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính: Từ các quy định cụ thể của pháp luật về vi phạm hành chính ta có thể rút ra các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính như sau: a. Hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý: Chủ thể thực hiện các hành vi vi phạm có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Theo quy định của pháp luật, cá nhân bao gồm: công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch; tổ chức bao gồm tổ chức Việt Nam và các tổ chức nước ngoài đang hoạt động trong phạm vi điều chỉnh của Luật xử lý vi phạm hành chính. Các cá nhân, tổ chức này khi vi phạm với lỗi vô ý hay cố ý đều chịu sự chế tài của Luật XLVPHC. Ví dụ: Du khách nước ngoài điều khiển xe máy do không chú ý tín hiệu nên dừng đèn đỏ không đúng vạch tại Việt Nam vẫn bị xử lý như chính người Việt Nam vi phạm, cho dù đó là lỗi vô ý vi phạm phải. b. Hành vi đó xâm phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự: Một hành vi vi phạm hành chính bao giờ cũng tác động, gây thiệt hại cho quan hệ xã hội đã được pháp luật bảo vệ. Đó là các quan hệ hành chính giữa một bên chủ thể bao giờ cũng là Nhà nước ( mà cụ thể là cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nhất định) còn bên còn lại là các cá nhân, tổ chức. Hành vi vi phạm hành chính gây cản trở, tác động xấu đến các quan hệ hành chính cụ thể, quyền quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội bị xâm hại. Ví dụ: Công ty A chuyên xuất nhập khẩu thực hiện khai báo hải quan không đúng thời gian quy định đã xâm hại đến quy định pháp luật trong lĩnh vực hải quan. Trong tình huống trên, một bên chủ thể là nhà nước mà đại diện là cơ quan hải quan, bên còn lại là Công ty A. c. Hành vi vi phạm đó phải được quy định trong văn bản pháp luật hiện hành và có khung xử phạt tương ứng: Các hành vi chỉ bị coi là vi phạm hành chính khi nó được quy định trong văn bản pháp luật cụ thể và có khung xử phạt tương ứng cho từng trường hợp. Nếu trong trường hợp một hành vi có gây tổn hại đến các quy định quản lý nhưng không được quy định là hành vi vi phạm trong pháp luật thì vẫn không bị chế tài xử lý. Pháp luật quy định cụ thể từng hành vi là vi phạm nhằm phân biệt với các hành vi có thể thực hiện, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật. Ví dụ: Xe máy chở 3 người trong trường hợp có người bệnh dù đó đã xâm phạm quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhưng vẫn không bị chế tài do pháp luật cho phép điều đó. Việc trên tạo điều kiện cho các cá nhân cấp cứu bệnh nhân trong trình huống khẩn cấp. 3. Trách nhiệm hành chính và truy cứu trách nhiệm hành chính: Các hành vi vi phạm pháp luật hành chính theo quy định đều phải bị truy cứu trách nhiệm, ta lần lượt tìm hiểu về trách nhiệm hành chính và các vấn đề liên quan. a. Khái niệm trách nhiệm hành chính: Thuật ngữ “Trách nhiệm” trong ngôn ngữ hằng ngày được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực chính trị, đạo đức “trách nhiêm” được hiểu theo nghĩa bổn phận, vai trò; nó mang tính tích cực xuất phát từ ý thức con người về vị trí, vai trò của mình đối với sự tiến bộ của xã hội, đối với mọi người như: trách nhiệm với cộng đồng, với gia đình, công việc, Trong khoa học pháp lý “trách nhiệm” được hiểu theo 2 nghĩa: nghĩa vụ và hậu quả bất lợi. Trách nhiệm hành chính là các nghĩa vụ và hậu quả bất lợi mà nhà nước đặt ra cho các chủ thể vi phạm hành chính gánh chịu vì những hành vi đã gây ra. Nghĩa vụ ở đây nói tới những việc mà các chủ thể pháp luật phải làm trong hiện tại và tương lai. Hậu quả bất lợi (hay còn gọi là sự trừng phạt) là nguy cơ gánh chịu những thiệt hại về vật chất, tinh thần do nhà nước tước đoạt vì những việc mà các chủ thể đã gây ra trước đó. Hậu quả bất lợi chính là sự phản ứng của nhà nước với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Ví dụ: Anh A chạy quá tốc độ quy dịnh trong quá trình tham gia giao thông. Việc trên đã tổn hại đến quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh việc giao thông đường bộ. CSGT đại diện cho nhà nước cưỡng chế anh A thực hiện trách nhiệm hành chính bằng hình thức nộp phạt theo quy định. b. Mục đích trách nhiệm hành chính: Trách nhiệm hành chính được đưa ra nhằm các mục đích chính sau: Một là, bảo vệ những quan hệ quản lý nhà nước trước những hành vi chống đối pháp luật, ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, hành vi gây trở ngại hoặc tổn hại trật tự quản lý nhà nước. Hai là, góp phần bảo đảm, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo công bằng xã hội. Ba là, giáo dục người vi phạm hành chính và ngăn ngừa hành vi vi phạm hành chính trong tương lai. c. Truy cứu trách nhiệm hành chính: Truy cứu trách nhiệm hành chính là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xem xét, tìm hiểu, xác minh vụ việc vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt và tổ chức việc xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Ví dụ: Anh B chở quá trọng tải quy định, CSGT sẽ xem xét, căn cứ vào các tình tiết để quyết định mức xử phạt cụ thể theo quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo đó, việc tiến hành xử phạt chính là truy cứu trách nhiệm hành chính, quá trình thủ tục xử phạt là việc tổ chức xử phạt. 4. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính: Các hành vi vi phạm phải được truy cứu trách nhiệm theo đúng quy định. Để truy cứu trách nhiệm hành chính thì các cơ quan quản lý nhà nước phải chứng minh được hành vi của chủ thể là trái pháp luật. Nhưng để chứng minh được hành vi vi phạm hành chính thì phải căn cứ vào các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính. Các yếu tồ cấu thành vi phạm hành chính bao gồm: a. Khách thể của vi phạm hành chính: Khách thể của vi phạm hành chính là quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý nhà nước được bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật hành chính và các biện pháp trách nhiệm hành chính, bị các hành vi vi phạm hành chính xâm hại. Khách thể là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc quy định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ: Cơ sở sản xuất bánh kẹo ABC sử dụng các loại phẩm màu không cho phép dùng cho thực phẩm. Trong trường hợp trên khách thể chính là quan hệ xã hội trong lĩnh vực VSATTP. Tính chất của khách thể là yếu tố đầu tiên mà nhà nước sử dụng để đánh giá mức độ nguy hại của hành vi vi phạm đến xã hội. Ví dụ: Hành vi điều khiển xe mô tô không đội mũ bảo hiểm đúng quy cách sẽ bị xử phạt nặng hơn so với việc điều khiển mô tô không có kính chiếu hậu đúng quy cách. Nhưng nếu một khách thể bị nhiều hành vi xâm hại thì tiêu thức để phân biệt giữa chúng là hậu quả gây ra cho xã hội hoặc đã bị các cơ quan thẩm quyền xử lý hay chưa. Ví dụ: Trong trường hợp kinh doanh trái phép, lừa dối khách hàng nếu đã bị xử lý hành chính mà vẫn tái phạm sẽ bị xử lý hình sự. Những hành vi chưa bị xử lý nhưng gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý hình sự. Ví dụ: hành vi vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới nếu tổng giá trị tang vật dưới 100 triệu đồng chỉ bị xử lý hành chính về hải quan, tuy nhiên vượt trên giá trị trên sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự. b. Mặt khách quan của vi phạm hành chính: Mặt khách quan của các vi phạm hành chính là những biểu hiện bên ngoài của vi phạm hành chính. Bất kỳ một hiện tượng xã hội nào cũng đều có hình thức biểu hiện của nó. Biểu hiện bên ngoài của vi phạm hành chính tồn tại ở hai dạng: hành động và không hành động. Hành động là những cư xử chủ động của chủ thể, xử sự này trái với yêu cầu của pháp luật mà chưa bị coi là tội phạm. Ví dụ: hành vi xuất nhập khẩu hàng hóa không đúng với số lượng, chủng loại, trọng lượng, mẫu mã như khai báo hải quan. Hành vi không hành động là xử sự thụ động của chủ thể vi phạm hành chính, tức là chủ thể đã không hành động theo những điều mà pháp luật quy định phải thực hiện. Ví dụ: Công ty A nhập khẩu lô hàng về tới cửa khẩu đã 40 ngày mới đến làm thủ tục hải quan. Như vậy, công ty A đã không thực hiện khai báo hải quan theo thời gian quy định, lẽ ra phải làm thủ tục trong vòng 30 ngày kể từ ngày về tới cửa khẩu theo quy định khoản 1 điều 18 Luật Hải quan. Dù được biểu hiện ở bất cứ dạng nào đều có biểu hiện chung đó là không tuân thủ theo những yêu cầu của pháp luật, đều trái pháp luật và gây hậu quả xấu cho xã hội. c. Chủ thể của vi phạm hành chính: Chủ thể của vi phạm hành chính là các cá nhân, tổ chức có đủ năng lực trách nhiệm hành chính và đã thực hiện hành vi xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ.  Cá nhân: Các cá nhân có đủ năng lực trách nhiệm hành chính mới bị truy cứu trách nhiệm hành chính khi thực hiện các hành vi vi phạm. Người có năng lực hành vi hành chính có khả năng nhận thức mức nguy hại đến xã hội, hậu quả của các hành vi vi phạm và có khả năng điều khiển được hành vi đó. Theo quy định mục a, khoản 1, điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì các cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm: - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử lý vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên thì bị xử lý về tất cả các hành vi vi phạm hành chính. - Người thuộc lự lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như các đồi tượng cá nhân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ công tác có thời hạn liên quan quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị QĐND, CAND có thẩm quyền xử lý.  Tổ chức: Cũng theo quy định tại khoản 1, điều 5 “Tổ chứ bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra”. Theo quy định, các tổ chức bao gồm cả có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân đều chịu chế tài khi vi phạm hành chính.  Cá nhân, tổ chức nước ngoài: Pháp luật Việt Nam xem các cơ quan tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính. Theo khoản 1, điều 5 của Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về các cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính như sau: Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. d. Mặt chủ quan của vi phạm hành chính: Mặt chủ quan của vi phạm hành chính thể hiện ở yếu tố lỗi của người vi phạm. Lỗi là dấu hiệu bắt nuộc của hành vi vi phạm hành chính và các vi phạm pháp luật khác nói chung. Có hai hình thức lỗi: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý bao gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý bao gồm vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả. Lỗ cố ý trực tiếp là hành vi mà chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi mình là vi phạm hành chính, nhìn thấy trước hậu quả do mình gây ra cho xã hội, song vẫn mong muốn điều đó xảy ra. Ví dụ: Khi khai báo hải quan, chủ thể đã cố tình khai sai mã thuế hàng hóa nhằm gian lận thuế. Biết được việc đó là vi phạm hành chính về hải quan và hậu quả của nó gây ra cho việc quản lý nhà nước nhưng vẫn mong muốn trót lọt. Lỗi cố ý gián tiếp chủ thể của hành vi ý thức được hành vi của mình là vi phạm hành chính, nhìn thấy trước được hậu quả mà nó gây ra, tuy không muốn nhưng vẫn đễ mặc cho nó xảy ra. Ví dụ: Công ty XNK XYZ nhập khẩu hàng về cảng Cát Lái đã 45 ngày vẫn chưa làm thủ tục nhập khẩu. Công ty có chức năng XNK có đầy đủ kiến thức về hải quan, biết điều đó là vi phạm, thấy được hậu quả mà nó gây ra, tuy không muốn nhưng vẫn để nó xảy ra. Lỗi vô ý do quá tự tin thì chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là vi phạm hành chính, nhìn thấy trước được hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng do hy vọng điều đó không xảy ra, tin tưởng vào khả năng bả thân có thể ngăn chặn được. Ví dụ: Anh A đang điều khiển xe chuyển làn, có tín hiệu đèn báo trước. Anh B chạy phía sau nhìn thấy tín hiệu nhưng cho rằng anh A chưa chuyển ngay nên điều khiển xe vượt qua. Kết quả tai nạn xảy ra, A bị thương. Trong trường hợp trên, B biết rằng không nhường đường cho xe có tín hiệu chuyển làn là sai, biết trước được hậu quả tai nạn xảy ra nhưng cho rằng mình vẫn có thể kiểm soát được. Lỗi vô ý do cẩu thả thì chủ thể vi phạm không nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra. Ví dụ: Cục Xuất bản, In và Phát hành đã ra quyết định xử phạt NXB Thời Đại với hành vi cho xuất bản đầu sách “Văn hóa Việt Nam” trong đó có nhiều nội dung cẩu thả, vi phạm luật xuất bản (theo baolaichau.vn). Như vậy, để xác định được hành vi nào đó có vi phạm hành chính hay không phải dựa vào bốn dấu hiệu của vi phạm hành chính để có thể ra được quyết định xử phạt chính xác. Ngoài ra, việc xem xét bốn yếu tố cấu thành còn giúp các cơ quan chức năng xác định một vụ việc là vi phạm hành chính hay là tội phạm. 5. Nguyên tắc xử phạt các vi phạm hành chính: Các hành vi vi phạm hành chính phải bị xử lý theo những nguyên tắc của pháp luật. Theo điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như sau: Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; . BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM BÀI THU HOẠCH – NHÓM 6 MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG GVHD: Th.S Đinh Thị Hoa Mã HP: 21120 063 2 Đề tài: Tìm hiểu về vi phạm pháp luật hành chính. Luật. phạm hành chính bao gồm: - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử lý vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên thì bị xử lý về tất cả các hành vi vi phạm hành. công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng.  Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 5.000.000

Ngày đăng: 09/04/2015, 22:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w