1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tìm hiểu luật và chính sách chống bán phá giá (anti-dumping) của mỹ

38 356 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 254,65 KB

Nội dung

Số 1 - tháng 3/2004 Tìm hiểu luật và chính sách chống bán phá giá (anti-dumping) của Mỹ [1] Đỗ Tuyết Khanh * Từ khi phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại và đẩy mạnh sự hội nhập vào nền thương mại quốc tế, Việt Nam đã phải đụng chạm với nhiều vấn đề mới và làm quen với một số khái niệm và ngôn từ mới. Qua vụ tranh chấp với Mỹ về việc buôn bán cá tra, những thuật ngữ "bán phá giá", "dumping" và "anti-dumping" đã trở thành quen thuộc trong báo chí và dư luận trong nước. Sự kiện cá tra được nhiều người coi như một thử thách quan trọng cho quan hệ thương mại giữa hai nước, qua đó có thể đánh giá ý nghĩa và giá trị thực tiễn của hiệp ước song phương Việt -Mỹ, và cũng là điển hình cho những vấn đề Việt Nam sẽ còn hay gặp và phải giải quyết trong các quan hệ kinh tế với thế giới. Để đối phó với một vấn đề mới, đầu tiên là phải tìm hiểu các ngõ ngách, nguồn ngọn của nó, nắm bắt những yếu tố có lợi và bất lợi cho mình để tự bảo vệ. Phát triển quan hệ thời đại mới TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN thương mại với thế giới, đặc biệt với Mỹ, là điều cần thiết nhưng nếu muốn đi buôn mà không mất cả chì lẫn chài thì phải nắm rõ luật chơi để khỏi bị ăn hiếp hay lép vế. Buôn bán với Mỹ thì không chóng thì chầy, lúc nào đó sẽ bị gán cho tội bán phá giá, và tội này sẽ được Mỹ phân xử theo luật lệ riêng của Mỹ, theo chính sách và truyền thống của Mỹ. Qua sự kiện cá tra, chúng ta có thể thấy phía Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu, tìm hiểu về việc kiện tụng này và cách Mỹ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Các trang web của báo chí trong nước đã có nhiều bài báo, phỏng vấn và liên kết đến các nguồn tư liệu, kể cả bằng tiếng Anh, cho phép dư luận theo dõi đầu mối và diễn tiến của vụ tranh chấp. Tuy thế, hình như cũng chưa có bài nào phân tích sâu và toàn diện hơn về vấn đề chống bán phá giá nói chung và chính sách liên quan của Mỹ. Trong bài này, chúng tôi sẽ tìm hiểu về bộ luật chống bán phá giá của Mỹ và quá trình áp dụng nó trong bối cảnh rộng hơn của hệ thống thương mại đa phương nói chung và chính sách ngoại thương của Mỹ nói riêng. Để cho gọn, chúng tôi sẽ dùng lẫn lộn các thuật ngữ "bán phá giá" hoặc "dumping", và hai chữ "AD" (cho anti-dumping) khi cần viết tắt thuật ngữ "chống bán phá giá" . Bán phá giá và chống bán phá giá là gì ? Bán phá giá đi liền với cạnh tranh, và là một trong những hình thức cạnh tranh bất chính. Cạnh tranh chủ yếu là qua chất lượng hay giá cả, và giá cả thường là yếu tố có sức thuyết phục hơn cả. Có buôn bán tất có cạnh tranh nên hai khái niệm này cùng xưa như nhau, nhưng chỉ từ khi sự thương mại giữa các nước được đặt thành vấn đề phải giải quyết một cách qui củ, trong khuôn phép của luật lệ, thì mới bàn đến cạnh tranh trung thực hay bất chính. Cùng lúc với sự hình thành của luật thương mại quốc tế là một "đạo lý kinh tế" chi phối các quan hệ giữa các bạn hàng. Cạnh tranh là một trong những cơ sở của chủ nghĩa tự do kinh tế nhưng cũng phải tuân thủ những nguyên tắc đạo lý ấy. Những câu chữ thường gặp nhất trong sách vở nói rõ mối quan tâm đó: cạnh tranh phải trung thực (fair competition) trong một nền thương mại đa phương phải là sân chơi bình đẳng (level playing field), trong đó mọi hành vi làm sai lệch (distort) mối tương quan cạnh tranh để giành lấy một lợi thế bất chính (unfair advantage) đều đáng lên án, thậm chí có thể bị trừng phạt. Bán phá giá là một trong những hành vi ấy, được định nghĩa là việc bán một món hàng trên một thị trường ngoại quốc với giá rẻ hơn giá bán trên thị trường nội địa của nơi sản xuất. Vì như thế là cạnh tranh bất chính với các nhà sản xuất của nước nhập khẩu, nên để bảo vệ họ, chính quyền nước này có thể phản công, thường là qua biện pháp đánh thuế, một loại thuế đặc biệt chỉ áp dụng cho nước xuất khẩu món hàng bị coi là bán phá giá, hầu lập lại thế quân bình trong cạnh tranh, tái lập lại sân chơi bình đẳng. Thuế ấy gọi là thuế chống bán phá giá. Các biện pháp chống bán phá giá (AD) như thế nhằm tái lập trật tự trong cạnh tranh, đúng với tư duy của chủ nghĩa tự do kinh tế, nhưng cũng là công cụ bảo vệ ngành sản xuất nội địa đối với hàng nhập. Nhưng cản trở nhập khẩu, đánh thuế, thì lại có vẻ mâu thuẫn với một "giáo lý" cơ bản khác là tự do hoá các luồng giao lưu thương mại. Thực ra không có gì mâu thuẫn vì các biện pháp AD cũng còn là một loại van an toàn cho chính sách tự do mậu dịch. Càng mở rộng cửa cho bên ngoài vào thì càng phải nắm chắc cái quả đấm để đóng cửa ngay lại được nếu cần. Càng chủ trương hội nhập vào toàn cầu hoá thì càng phải có những biện pháp phòng thủ, trước mắt là để trấn an các nhà sản xuất nội địa và có được sự ủng hộ trong nước. Do đó không ngẫu nhiên mà các nước kinh doanh lớn nhất thế giới, hô hào mạnh nhất cho tự do mậu dịch, như Mỹ, Liên hiệp châu Âu, Úc và Canada, cũng là những nước dùng đến các biện pháp AD nhiều nhất. Cũng như không ngẫu nhiên mà vấn đề chống phá giá vẫn có chỗ trong chương trình phục vụ tự do hoá thương mại của tổ chức GATT và sau này WTO. Chống bán phá giá trong khuôn khổ GATT và WTO Vấn đề chống bán phá giá tuy đã được Hiệp hội các quốc gia (League of Nations) nghiên cứu ngay từ năm 1922, nhưng chỉ đến năm 1947, với sự thành lập của tổ chức GATT (General Agreement of Tariffs and Trade - Hiệp ước chung về thuế quan và thương mại), mới được đặt dưới sự chi phối của luật quốc tế, qua Điều VI của Hiệp ước này. Lúc ấy đề tài này chưa được tranh cãi nhiều và chỉ về sau, khi các luồng thương mại phát triển ngày càng nhanh, sự cạnh tranh đương nhiên ráo riết hơn, và các nước thành viên của GATT cũng đông hơn, mới thành một mối quan tâm chính, ngày càng lớn qua các vòng thương thảo tiếp nối nhau. Khi vòng Kennedy Round chấm dứt năm 1967 thì những qui tắc về chống bán phá giá trong Điều VI của GATT được triển khai thành cả một hiệp ước riêng: Agreement on the Implementation of Article VI , thường gọi tắt là Anti-dumping Code, hay Bộ luật AD. Ngoài việc chống phá giá, Điều VI còn qui định các biện pháp chống tài trợ (countervailing) đối với các hàng nhập khẩu được tài trợ tại nơi sản xuất. Vấn đề này cũng được triển khai thành một hiệp ước riêng : Agreement on the interpretation and application of Articles VI, XVI and XXIII, thường gọi tắt là Subsidies Code, hay Bộ luật về tài trợ. Hai bộ luật này tiếp tục được bổ sung trong các vòng thương thảo Tokyo Round và Uruguay Round. Bộ luật AD hiện hành ngày nay là Agreement on the Implementation of Article VI of GATT 1994, gọi tắt là Anti-dumping/AD Agreement, và bộ luật về tài trợ là Agreement on Subsidies and Countervailing Measures, gọi tắt là SCM Agreement. Ngoài ra, Điều XIX của GATT cũng được triển khai thành một hiệp ước mới về các biện pháp bảo vệ (Agreement on Safeguards, gọi tắt là SG Agreement) cho phép một nước nhập khẩu đánh thuế đặc biệt vào một mặt hàng khi số lượng nhập khẩu tăng vọt, gây ra hoặc đe doạ gây ra tổn hại trầm trọng (material injury) cho ngành sản xuất nội địa liên can. Trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại thế giới WTO, kế thừa GATT sau vòng Uruguay, ba hiệp ước AD, SCM và SG còn được gọi là ba cột trụ của hệ thống các biện pháp "cứu chữa" (trade remedies) hay "phòng vệ" (trade defences), áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hoá nước khác. Đa số các vụ tranh chấp trước GATT và WTO xoay quanh ba hiệp ước này, và nếu trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ tìm hiểu về vấn đề chống dumping, cũng không nên quên là hai vấn đề liên kết kia cũng rất hay gặp phải trong các quan hệ ngoại thương. Trong những lãnh vực thuộc thẩm quyền của WTO, luật quốc gia một nước thành viên phải phù hợp với các hiệp ước và qui định của WTO, những văn kiện này được coi như một bộ phận của hệ thống pháp lý quốc gia, và đặt ở vị trí cao nhất. Do đó các đạo luật khung về AD của các nước thường lập lại tất cả các nguyên tắc của Hiệp ước AD, thậm chí lấy lại nguyên văn hiệp ước trong trường hợp nhiều nước chỉ mới ban hành luật này sau khi gia nhập WTO. Để áp dụng các nguyên tắc ấy trong thực tế, mỗi nước có một hay nhiều đạo luật thi hành, dựa theo pháp chế riêng của mình. Như thế, về các nguyên tắc chung thì luật các quốc gia phải đồng nhất nhưng về mặt áp dụng thực tiễn thì có thể có những đặc tính khác nhau. Đây là hai vế song song của vấn đề cần phải nắm rõ như nhau. Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp ước AD Hiệp ước AD của WTO có hiệu lực từ ngày 1.1.1995, gồm 3 phần chia thành 18 điều lệ và hai phụ đính. Những điều lệ quan trọng nhất là Điều 2 ( Xác định sự bán phá giá), Điều 3 ( Xác định sự tổn hại), Điều 4 (Định nghĩa ngành sản xuất nội địa), Điều 5 (Khởi tố và điều tra), Điều 6 (Bằng chứng), Điều 9 (Ấn định và thu thuế AD) và Điều 11 (Thời gian hiệu lực và việc xem xét lại các thuế AD và cam kết về giá cả). Theo định nghĩa của Điều 2.1, một món hàng sẽ bị coi như bán phá giá nếu được đưa vào thị trường một nước khác với một giá thấp hơn giá trị bình thường (normal value) của nó, tức là nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá so sánh được (comparable price) của một món hàng tương tự (like product) bán trên thị trường của nước xuất khẩu. Chỉ một câu thôi mà có tới ba thuật ngữ là đầu mối cho bao nhiêu vụ tranh chấp, được đem ra mổ xẻ, bàn cãi trong cả mấy trăm trang cho từng báo cáo của WTO! Thế nào là giá trị bình thường, thế nào là bình thường ? Giá của tôi thế này mà lại so sánh được với giá của anh sao?! Thế nào là tương tự? Rượu Whisky Mỹ mà lại tương tự với rượu Shoju của Nhật à ? V.v. và v.v. Những phần còn lại của Điều 2 qui định tỉ mỉ cách tính giá cả, giá trị bình thường, cách so sánh mọi yếu tố, trong nhiều trường hợp khác nhau, để đi đến phán quyết là có hay không có dumping và biên độ bán phá giá (dumping margin) là bao nhiêu. Quan trọng không kém là xác định ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu có bị tổn hại hay không. Đây là cơ sở "đạo lý" của biện pháp AD. Điều 3 dài 2 trang và gần như câu nào cũng kéo theo đủ thứ vấn đề rối rắm, làm tốn không biết bao giấy mực trong các vụ tranh chấp! Nhưng cũng có thể tóm gọn những điểm cơ bản nhất như sau: 1. Để xác định có sự tổn hại, cơ quan điều tra phải dựa vào các chứng từ tích cực (positive evidence), các sự kiện chứ không được vịn vào một luận cứ (allegation), phỏng đoán hay một khả năng xa vời và phải xem xét một cách khách quan a) số lượng hàng nhập bán phá giá và ảnh hưởng của nó lên giá cả của mặt hàng tương tự trên thị trường nội địa và b) ảnh hưởng của hàng nhập ấy lên các nhà sản xuất nội địa. 2. Hàng nhập phải rẻ hơn hàng nội địa một cách đáng kể, và phải là ngưyên nhân khiến giá hàng nội địa bị dìm theo và không tăng lên được. 3. Cơ quan điều tra phải xét đến tất cả các yếu tố khác, ngoài hàng nhập, liên quan đến tình trạng kinh tế của ngành sản xuất nội địa. 4. Phải có một quan hệ nhân quả (causal relationship) giữa hàng nhập bị tố cáo là bán phá giá và sự tổn hại. Cơ quan điều tra không được vu cho hàng nhập khẩu những gì do các yếu tố khác gây ra. Điều 4 định nghĩa ngành sản xuất nội địa, tức là ai có quyền đệ đơn trước cơ quan hữu trách để khởi đầu một vụ kiện AD. Điều 5 và Điều 6 qui định chi tiết các thủ tục khởi tố và điều tra, các bằng chứng do bên nguyên và bên bị đưa ra. Theo Điều 8, cơ quan điều tra có thể đồng ý ngưng hay chấm dứt thủ tục mà không đánh thuế nếu công ty bị kiện cam kết thôi không bán phá giá. Điều 11 qui định là các thuế AD có thể được áp dụng cho đến khi không còn cần thiết để khắc phục sự bán phá giá đã gây ra tổn hại. Tuy thế, cơ quan hữu trách phải xem xét lại sự cần thiết ấy, sau một thời gian vừa phải, và bãi bỏ thuế AD nội trong vòng 5 năm trừ phi khẳng định, sau khi đã xem xét lại tình hình, là làm thế thì sự bán phá giá và tổn hại sẽ tiếp diễn hoặc tái diễn. Hiệp ước AD còn qui định là một năm hai lần, các nước thành viên phải thông báo lên Ủy Ban AD (Committee on Anti-dumping Practices) của WTO những quyết định khởi tố hay biện pháp AD mới, tiến trình của các điều tra và biện pháp đương thời, những mặt hàng và những nước xuất khẩu bị nhắm. Ủy ban AD thường xuyên phải nhắc nhở các nước thành viên nào lơ là việc này, thông tin chậm trễ hay thiếu sót, hay thậm chí cả mấy năm không báo cáo gì cả. Do đó các thống kê chỉ phản ánh một phần của thực tế. Tuy thế mấy con số sau đây cũng cho thấy tốc độ phát triển của vấn đề: năm 1958, đợt kiểm kê đầu tiên của GATT sau 11 năm thành lập cho thấy chỉ có 37 sắc lệnh AD hiện hành trong tất cả các nước thành viên, trong đó 21 sắc lệnh là của Nam Phi. Theo tổng kết của WTO tháng 6 năm 2003, chỉ trong 8 năm, từ 1.1.1995 đến 31.12.2002, đã có tới 1 258 biện pháp AD của các thành viên được thông báo đến Ủy ban. Một điều đáng lưu ý là tuy các nước phát triển tiếp tục dùng nhiều đến các biện pháp AD nhưng số biện pháp xuất phát từ các nước thế giới thứ ba đã tăng vọt từ sau Vòng Uruguay và hiện nay đứng đầu danh sách là Ấn Độ với 219 biện pháp, trước cả Mỹ (192) và Liên hiệp châu Âu (164). Như Ấn Độ, trong khối đang phát triển, các nước dùng đến AD nhiều nhất như Argentina (120), Nam Phi (107) hay Brazil (55) và Mexico (55) đều là những nước rất tích cực trong việc đẩy mạnh ngoại thương. Từ đó có thể rút ra hai nhận xét: một là, song song với sự hội nhập vào nền thương mại quốc tế, các nước đang phát triển cũng dùng đến bộ máy AD nhiều hơn vì phải bảo vệ nền sản xuất còn yếu ớt của chính mình và các biện pháp AD vừa là cách hữu hiệu nhất vừa phù hợp với luật lệ của WTO. Hai là đối với các nước này, các biện pháp AD vừa là công cụ của các cường quốc không cho họ thâm nhập thị trường và mở mang buôn bán, vừa là cái van an toàn cần thiết cho chính họ. Do đó, trong sự tranh cãi giữa các nước nghèo và giàu về đề tài AD, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của Hội nghị bộ trưởng WTO tại Seattle năm 1999 và còn dai dẳng cho đến nay, các nước nghèo không đặt lại vấn đề AD về nguyên tắc mà chỉ đòi hỏi sửa đổi, củng cố các điều khoản để tránh các lạm dụng và yêu cầu lập một chế độ đặc biệt để nâng đỡ họ. Nói cách khác, họ không phủ nhận sự cần thiết của khung pháp lý về AD mà phê phán cách áp dụng thực tiễn trong các đạo luật và chính sách quốc gia. Và bị chỉ trích nặng nề nhất là bộ luật và chính sách AD của Mỹ. Chính sách AD của Mỹ trong các tranh cãi nội bộ và đa phương Như đã nói ở trên, cho đến những năm gần đây, Mỹ là "vô địch" trong việc dùng các biện pháp AD . Cho đến 30.6.1999, chẳng hạn, trên số 1121 biện pháp đang hiện hành lúc đó được thông báo lên Ủy ban AD của WTO, 300 biện pháp là của Mỹ, tức là hơn một phần tư tổng số. Chính sách AD của Mỹ bị nhiều nước phản đối là điều dễ hiểu nhưng chính trong nội bộ nước Mỹ, đấy cũng là một đề tài tranh cãi gay gắt. Sự bất đồng này có nhiều lý do kinh tế, chính trị, lịch sử và cả tâm lý xã hội. Trong lịch sử nước Mỹ, các vấn đề thương mại đóng vai trò then chốt hơn rất nhiều so với các nước châu Âu. Cuộc chiến tranh giành độc lập của Mỹ bắt nguồn từ một tranh chấp thương mại với mẫu quốc là nước Anh. Chiến tranh ly khai (American Civil War) giữa thế kỷ XIX cũng xoay quanh sự đối lập giữa các bang miền Bắc muốn có chính sách bảo hộ cho các ngành kỹ nghệ đang phôi thai của họ và các bang miền Nam e ngại chính sách đó ảnh hưởng lên các xuất khẩu của họ. Lịch sử của Mỹ từ đó cho tới nay là sự luân phiên giữa hai khuynh hướng ấy, lúc thì ngả theo chủ nghĩa cách ly (isolationism), lúc thì chủ trương tham gia vào chính trường quốc tế (internationalism) thắng thế. Hoặc để dùng ngôn từ ngày nay, là sự giằng co giữa chủ trương bảo hộ - gắn liền với chủ nghĩa đơn phương-, và khuynh hướng quốc tế hay chủ nghĩa đa phương. Bộ máy AD có chức năng trấn an các thế lực bảo hộ, hướng nội (introverted) để khuynh hướng quốc tế, hướng ngoại có thể duy trì và đẩy mạnh sự tham gia của Mỹ vào các hệ thống đa phương. Một mặt khác của vấn đề là cơ cấu chính trị của Mỹ: Quốc hội Mỹ, như đa số công chúng, thường có khuynh hướng bảo hộ, coi luật lệ Mỹ, và bộ máy AD nói riêng, như bất khả xâm phạm và chống đối lại mãnh liệt bất cứ gì, theo họ, xúc phạm đến chủ quyền của Mỹ. Các quyết định của WTO về sự bất hợp lệ của một đạo luật hay biện pháp của Mỹ, chẳng hạn. Trong khi đó, chính quyền, vì làm việc trực tiếp với thế giới bên ngoài, đương nhiên có cái nhìn mở rộng hơn. Rắc rối ở chỗ, như hiến pháp qui định, chính sách ngoại thương thuộc thẩm quyền của Quốc hội trong khi việc thực thi chính sách và thương thuyết với các nước khác là nhiệm vụ của chính quyền. Do đó chính phủ, cụ thể là Tổng thống và Đại diện của Mỹ cho các vấn đề ngoại thương (US Trade Representative - USTR), phải vừa trấn an các nước khác là Mỹ vẫn tôn trọng các bổn phận đa phương, vừa trấn an các [...]... theo kinh nghiệm rút ra từ các tranh cãi và cách giải quyết tranh chấp liên quan đến nhiều mặt của bộ luật và chính sách AD của Mỹ Bộ luật AD của Mỹ trong câu chữ và cách áp dụng Mỹ không phải là nước đầu tiên có luật AD Đạo luật đầu tiên về vấn đề này được ban hành tại Canada năm 1904 Thành ngữ phổ biến thời ấy thật ra không phải là bán phá giá mà là "dùng giá để chiếm đoạt" (predatory pricing), một... này của DOC, kết quả của vụ kiện chỉ còn tuỳ thuộc vào phán quyết của ITC về vấn đề tổn hại, dựa trên ý kiến của DOC và phần trình bày của hai bên (VASEP và CFA) Ngày 24.7.2003, ITC đưa ra phán quyết cuối cùng, khẳng định các doanh nghiệp VN đã bán với giá thấp hơn giá thành và gây tổn hại cho ngành sản xuất của Mỹ, và ấn định mức thuế suất bán phá giá từ 36,84 đến 63,88% Sự thất bại này tuy thế cũng... 1920 Luật AD đầu tiên của Mỹ nằm trong hai điều khoản 800-801 của Luật thuế (Revenue Act of 1916), và ghi rõ trong định nghĩa bán phá giá một điều kiện: "nếu là trong mưu đồ huỷ diệt hay gây tổn hại cho một ngành sản xuất của Mỹ hay để ngăn chặn sự ra đời của ngành sản xuất ấy" Vì "mưu đồ" này rất khó chứng minh nên câu này biến mất khỏi Đạo luật Antidumping ban hành năm 1921 Bộ máy pháp lý về AD của Mỹ. .. kiện gồm Đạo Luật 1916, Đạo luật 1921 - được thay thế bởi Chương VII của Luật thuế quan (Title VII of the Tariff Act 1930 - 19 U.S.C.§§ 1673-1677n)-, điều lệ của Bộ thương mại (DOC's Regulations - 19 C.F.R § 351), và nhiều điều lệ sửa đổi và bổ sung, trong đó gần đây và quan trọng nhất là Đạo luật CDSOA Như đã nói ở trên, các nguyên tắc cơ bản của bộ luật AD của Mỹ không khác các qui tắc của WTO, vấn... quyết định là đạo luật liên can, tự bản thân, phù hợp với luật WTO, nhưng cách áp dụng thì lại trái luật của WTO, do đó họ không yêu cầu nước bị kiện phải sửa đổi luật nhưng vẫn yêu cầu các cơ quan hữu trách phải sửa đổi hay rút lại biện pháp cụ thể của mình Và như thế là đủ để bên nguyên coi như thắng kiện Cách vận hành của luật và hệ thống AD tại Mỹ Mỗi vụ kiện AD diễn ra với sự tham dự của 3 bên: các... CFA và một số các công ty chế biến cá da trơn tại Mỹ đệ đơn lên DOC yêu cầu mở điều tra AD về một số mặt hàng phi-lê cá đông lạnh từ VN, với lý do là các mặt hàng này, vì được nhập vào Mỹ dưới giá hợp lý, là mối đe doạ cho ngành sản xuất nội địa Mỹ và qua sự cạnh tranh bất chính này đã chiếm 20% thị trường của Mỹ, một thị trường trị giá 590 triệu đô la Ngày 18.7, DOC khởi đầu thủ tục điều tra và tiến... Luật CDSOA, bất chấp quyết định của WTO Ông Byrd thách Tổng thống Bush bãi bỏ luật và tuyên bố là WTO đã đi quá thẩm quyền của mình, xúc phạm đến chủ quyền pháp lý của Mỹ Chính vì để Quốc hội và dư luận trong nước nói chung yên tâm là các bộ phận giải quyết tranh chấp của WTO sẽ không dám "qua mặt" nhà nước Mỹ, nên trong vòng thương thảo Uruguay, các nhà thương thuyết Mỹ đã đòi cho được một điều khoản... nhất của VN vào thị trường Mỹ, với 466 triệu đô-la năm 2002, tức 49% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của VN Doanh số xuất khẩu tôm sang Mỹ gấp 10 lần so với cá basa Do đó có thể đo lường được hậu quả của vụ kiện lên hàng trăm ngàn ngư dân VN Những vụ kiện bán phá giá cũng cho thấy thế yếu của VN khi còn đứng ngoài Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Không là thành viên của WTO thì không kiện được Mỹ trước... clo-hi-đrích của Ấn Độ là 2,80 USD một ký, trong khi giá ở Mỹ chỉ 3 cents một ký Trong vụ kiện TQ về tôm hùm, DOC coi giá nhập của tôm hùm Portugal vào Tây Ban Nha là tương đương với giá tôm hùm bán tại TQ, bất kể sự khác biệt hiển nhiên giữa TQ và 2 nước này, rồi tính các biên độ dumping cho TQ là từ 90 đến 201% Phương pháp áp dụng đối với các NME do đó có nhiều khả năng làm sai lệch kết quả cuối cùng và thiệt... dây dưa cả mấy chục năm vì cứ mỗi lần xét lại, các công ty Mỹ lại lên tiếng phản đối và DOC lại phán quyết là nguy cơ bán phá giá vẫn còn đấy Thí dụ, năm 1983 DOC ra pháp lệnh AD về ba-ri clo-rua (baryum chloride) nhập từ Trung Quốc, và từ đó chỉ còn rất ít số lượng hàng nhập này từ Trung Quốc vào Mỹ Tuy thế, năm 1999, Ủy Ban ITC quyết định giữ pháp lệnh này thêm 5 năm kể từ năm 2000, tức là cho đến . nào phân tích sâu và toàn diện hơn về vấn đề chống bán phá giá nói chung và chính sách liên quan của Mỹ. Trong bài này, chúng tôi sẽ tìm hiểu về bộ luật chống bán phá giá của Mỹ và quá trình áp. hoặc "dumping", và hai chữ "AD" (cho anti-dumping) khi cần viết tắt thuật ngữ " ;chống bán phá giá& quot; . Bán phá giá và chống bán phá giá là gì ? Bán phá giá đi liền với cạnh tranh, và. - tháng 3/2004 Tìm hiểu luật và chính sách chống bán phá giá (anti-dumping) của Mỹ [1] Đỗ Tuyết Khanh * Từ khi phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại và đẩy mạnh sự hội nhập vào nền thương mại

Ngày đăng: 29/01/2015, 20:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w