Phải tham gia

Một phần của tài liệu tìm hiểu luật và chính sách chống bán phá giá (anti-dumping) của mỹ (Trang 25 - 27)

Theo ông Perry, văn phòng của ông đã bênh vực thành công các công ty xuất khẩu TQ trong tất cả 12 vụ kiện AD họ được giao phó. Trường hợp duy nhất họ thua là vụ kiện về tỏi. Tuy các công ty nhập khẩu Mỹ tham gia vụ kiện với tư cách bị đơn và yêu cầu các nhà sản xuất TQ cùng tham gia nhưng các công ty TQ từ chối với lý do: "Thị trường Mỹ không quan trọng đối với chúng tôi". Vì phía TQ không có mặt, DOC bắt buộc phải dùng các con số của các nguyên đơn Mỹ và quyết định áp dụng cho tất cả các công ty TQ biên độ dumping 376% viện dẫn trong đơn kiện. Và vì TQ không tham gia nên ITC cũng phán quyết theo là có sự tổn hại cho ngành sản xuất tỏi ở Mỹ. Kết quả là với một biên độ như thế, không còn ai nhập tỏi TQ vào Mỹ từ năm 1994 đến nay.

Chưa hết, văn phòng luật sư Mỹ thắng kiện trong vụ tỏi cũng "phát huy thành quả" ấy để khởi tố một số mặt hàng khác nhập từ TQ như mật ong, xe đạp, nấm và cây chàm. Giá trị các mặt hàng nhập này là 300 triệu đô la. Từ củ tỏi khiêm tốn, chỉ một văn phòng luật sư thôi đã có thể ảnh hưởng lên mấy trăm triệu xuất khẩu của TQ.

Ngay cả trong nội bộ bên bị, cũng có sự khác biệt giữa các công ty tham gia thủ tục và các công ty đồng hương nhưng đứng ngoài vụ kiện. Vì thuế AD áp dụng cho cả nước xuất khẩu (country-specific), nên mọi công ty của nước ấy đều bị liên can. Do đó công ty nào không tham gia thủ tục là mất cơ hội đưa ra các chứng từ, dữ liệu thuận lợi cho mình, và sẽ phải chịu biên độ dumping và mức thuế do DOC ấn định theo các con số và đề nghị của nguyên đơn, tức là cao nhất, áp dụng chung cho một danh sách "hổ lốn" gọi là "all

Một phần của tài liệu tìm hiểu luật và chính sách chống bán phá giá (anti-dumping) của mỹ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)