1. Lý do chọn đề tài Để đề ra đường lối đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đưa nước ta vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và khu vực, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về tăng cường quản lý nhà nước đối với xã hội, vai trò của công tác xây dựng và ban hành văn bản trong các cơ quan nhà nước ngày càng giữ vị trí quan trọng, đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở Trung ương. Văn bản vừa là công cụ, vừa là phương tiện để các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Những năm qua, nhà nước đã quan tâm và từng bước hoàn thiện công tác xây dựng và ban hành văn bản cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương. Thể hiện bằng việc: năm 1996 Quốc hội đã ban hành Luật Ban hành văn bản QPPL và luật này được sửa đổi bổ sung năm 2002, năm 2005 Chính phủ ban hành Nghị định 1612005NĐCP ngày 27122005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ban hành văn bản QPPL và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL. Các văn bản pháp lý nêu trên đã hình thành một quy trình tương đối đồng bộ về thủ tục, trình tự soạn thảo các văn bản QPPL. Tuy nhiên đối với các văn bản hành chính thì tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng cơ quan mà có quy trình ban hành tương ứng, chưa được pháp luật quy định.
Trang 1Lời cảm ơn
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp Đai học Hành chính với đề tài:
“Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục
và Đào tạo” em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo NguyễnThị Thu Hà, được sự quan tâm, chỉ đạo của Khoa Văn bản và Công nghệHành chính-Học viện Hành chính Quốc gia; được sự giúp đỡ nhiệt tình củacác cán bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt là cán bộ phòng Văn thư – Lưutrữ và các cán bộ trong Vụ Pháp chế của Bộ
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Học viện Hành chính Quốc nơi đã trang bị cho em những kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý nhà nước
gia-và tạo điều kiện cho em được thực hiện khoá luận Em cũng xin được gửi lờicảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo của Khoa Văn bản và Công nghệHành chính , các cán bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là Thạc sỹ NguyễnThị Thu Hà - cô giáo hướng dẫn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và giúp
em giải quyết nhiều vướng mắc trong suốt quá trình làm khoá luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Tạ Thanh Huyền
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Văn bản quy phạm pháp luật : Văn bản QPPL
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Tình hình nghiên cứu 7
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 8
4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 9
5 Kết cấu của khoá luận 9
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN 10
I Tổng quan về văn bản QLNN 10
1 Khái niệm 10
2 Chức năng của văn bản QLNN 11
3 Vai trò của văn bản QLNN 13
4 Phân loại văn bản QLNN 15
II Những yêu cầu về kỹ thuật soạn thảo văn bản QLNN 20
1 Văn bản phải đảm bảo tính hợp pháp 20
2 Văn bản phải đảm bảo tính khoa học 21
3 Văn bản phải đảm bảo tính khả thi 26
III Quy trình xây dựng và ban hành văn bản 26
1 Khái niệm 26
2 Hình thức thể chế hoá quy trình 27
3 Trình tự chung xây dựng và ban hành văn bản 27
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QLNN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 33
I Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo 33
1 Văn bản QPPL 36
2 Văn bản hành chính 37
Trang 4II Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục
và Đào tạo 37
1 Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo 381.1 Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc
thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 381.1.1 Hình thức và nội dung của văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành 381.1.2 Yêu cầu đối với văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 401.1.3 Trình tự xây dựng và ban hành văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 401.1.4 Cơ cấu nội dung và thể thức các văn bản QPPL do bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành 541.2 Trình tự soạn thảo văn bản QPPL của Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc
thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 621.2.1 Cơ sở pháp lý 621.2.2 Trình tự soạn thảo 62
2 Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản hành chính của Bộ Giáo dục
VĂN BẢN QLNN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 77
I Một số nhận xét khái quát về quy trình xây dựng và ban hành
văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo 77
Trang 52 Những hạn chế, thiếu sót 82
3 Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót 87
II Một số kiến nghị và đề xuất nhằm hướng tới hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo 90
1 Lập dự kiến chương trình soạn thảo, ban hành văn bản dài hạn và hàng năm của Bộ 91
2 Hoàn thiện về thể chế, tổ chức 92
3 Hoàn thiện các bước trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo 94
4 Nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ cho cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản 97
5 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân vào việc nâng cao chất lượng văn bản 99
6 Xây dựng kế hoạch kinh phí phục vụ cho việc xây dựng và ban hành văn bản của Bộ 100
7 Thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm 100
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Để đề ra đường lối đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước,đưa nước ta vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá,Hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và khu vực, đồng thời đáp ứng cácyêu cầu về tăng cường quản lý nhà nước đối với xã hội, vai trò của công tácxây dựng và ban hành văn bản trong các cơ quan nhà nước ngày càng giữ vịtrí quan trọng, đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở Trung ương Văn bản vừa làcông cụ, vừa là phương tiện để các cơ quan nhà nước thực hiện chức năngquản lý của mình
Những năm qua, nhà nước đã quan tâm và từng bước hoàn thiện côngtác xây dựng và ban hành văn bản cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương.Thể hiện bằng việc: năm 1996 Quốc hội đã ban hành Luật Ban hành văn bảnQPPL và luật này được sửa đổi bổ sung năm 2002, năm 2005 Chính phủ banhành Nghị định 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành Luật ban hành văn bản QPPL và Luật sửa đổi bổ sung một sốđiều của Luật Ban hành văn bản QPPL Các văn bản pháp lý nêu trên đã hìnhthành một quy trình tương đối đồng bộ về thủ tục, trình tự soạn thảo các vănbản QPPL Tuy nhiên đối với các văn bản hành chính thì tuỳ theo đặc điểmhoạt động của từng cơ quan mà có quy trình ban hành tương ứng, chưa đượcpháp luật quy định
Thực tế cho thấy, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản của các cơquan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở Trung ương đã mang lạinhiều kết quả đáng kể, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trên mọi lĩnhvực của đời sống xã hội Tuy vậy, trong hoạt động xây dựng và ban hành vănbản vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trên nhiều phương diện
Nguyên nhân của những tồn tại này chính là do việc xây dựng và banhành văn bản không tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình xây dựng vàban hành văn bản, dẫn đến các văn bản được ban hành kém chất lượng, làm
Trang 7Xuất phát từ thực trạng nêu trên, trong thời gian vừa qua có nhiều nhànghiên cứu về văn bản đã đưa ra nhiều ý kiến, công trình nghiên cứu gópphần hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản nhằm nâng cao chấtlượng soạn thảo văn bản QLNN Tuy nhiên, việc nghiên cứu về quy trình xâydựng và ban hành văn bản trong các cơ quan cụ thể còn ít và chưa đồng bộ.
Có thể nói việc nghiên cứu về quy trình xây dựng và ban hành văn bản là yêu
cầu cấp thiết đặt ra hiện nay Vì vậy em đã chọn đề tài “ Quy trình xây dựng
và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo” làm đề tài cho
khoá luận tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Năm 1996, khi Luật ban hành văn bản QPPL được ban hành, chủ đềnghiên cứu về khung pháp luật của các văn bản QPPL đã thu hút sự quan tâmcủa nhiều nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau: Luật học, Hànhchính học, Văn bản học ở những góc độ và phạm vi khác nhau Về văn bảnQPPL nói chung đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố như: Giáotrình “Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật” của Học viện Hành chínhQuốc gia, Giáo trình “Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật” của Đại họcLuật Hà Nội, Giáo trình “Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản” của Họcviện Hành chính Quốc gia, Sách “Soạn thảo và xử lý văn bản QLNN” củaHọc viện Hành chính Quốc gia,…Ngoài ra còn có một số công trình nghiêncứu ở cấp độ luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Hành chính công như:
“Hoàn thiện thủ tục xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND Thànhphố Hà Nội” của Nguyễn Công Long; “Nâng cao chất lượng ban hành vănbản QPPL ở cấp Bộ nước ta hiện nay” của Nguyễn Quốc Việt; “Ban hành vănbản QLNN của cấp xã” của Nguyễn Văn Bình; “Hoàn thiện quy trình xử lývăn bản của UBND quận, huyện” của Nguyễn Lương Bằng…Một số Khoáluận tốt nghiệp cử nhân Hành chính như: “Tình hình ban hành văn bản QLNN
và công tác thẩm định văn bản QPPL của Sở Tư pháp Hà Tây” của Phạm ThịDiễm, “Hoàn thiện công tác ban hành văn bản trong hoạt động của Vụ Thanhtra – Pháp chế ( Ban Tổ chức Cán bộ của Chính phủ)” của Doãn Quốc Trung,
Trang 8“Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL tại bộ Thuỷ sản” của Phạmthị Kim Liên.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập trực tiếp hoặcgián tiếp đến nội dung quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN ởnhững mức độ và phạm vi khác nhau Có đề tài đề cập trực tiếp đến quy trìnhxây dựng và ban hành văn bản như đề tài “Quy trình xây dựng và ban hànhvăn bản QPPL tại bộ Thuỷ sản” của Phạm Thị Kim Liên Một số đề tài khácchỉ đề cập đến một phần nhỏ về quy trình xây dựng và ban hành văn bản
Tuy nhiên việc nghiên cứu về quy trình xây dựng và ban hành văn bảnQLNN đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở Trung ương vẫn còn ít và chưa hệthống Các đề tài nghiên cứu chủ yếu đề cập đến quy trình xây dựng và banhành các văn bản QPPL, trong khi quy trình xây dựng và ban hành các vănbản hành chính lại ít được đề cập đến Vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu mộtcách có hệ thống và toàn diện về quy trình xây dựng và ban hành các văn bảnQLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo Nhưng những công trình nghiên cứu nóitrên là nguồn tài liệu quan trọng được tham khảo trong quá trình làm khoáluận của mình
3 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Trên cơ sở lý luận chung, nhiệm vụ của khoá luận là:
- Mô tả quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáodục và Đào tạo
- Đánh giá thực trạng quy trình xây dựng và ban hành văn bản của Bộ
- Tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong quy trìnhxây dựng và ban hành văn bản của Bộ
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hướng tới hoàn thiện quy trình xâydựng và ban hành văn bản của Bộ
Như vậy, đề tài hướng tới mục đích là: nghiên cứu quy trình xây dựng
và ban hành văn bản qua đó làm rõ thực trạng việc thực hiện quy trình xâydựng và ban hành văn bản tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đó đưa ra một số
Trang 9những ưu điểm, tiến tới hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bảnQLNN của Bộ.
4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là: Quy trình xây dựng và banhành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được tiếp cận theo phương pháp tư duy khoa học, lôgic, dựa vàonội dung của các văn bản pháp luật của nhà nước về quy trình xây dựng vàban hành văn bản làm nền tảng Sau đó qua quan sát, gắn kết lý luận với thựctiễn hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục vàĐào tạo rút ra nhận xét, đánh giá.Trong quá trình thực hiện, tôi đã sử dụngcác những phương pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tổng hợp từ các báo cáo, tài liệu tham khảo, các tài liệuthu thập được liên quan đến quy trình xây dựng và ban hành văn bản của BộGiáo dục và Đào tạo
5 Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về văn bản và công tác xây dựng, ban hànhvăn bản
Chương II: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của BộGiáo dục và Đào tạo
Chương III: Một số kiến nghị và đề xuất nhằm hướng tới hoàn thiệnquy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trang 10Chương I :
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ CÔNG TÁC
XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN
I TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước, văn bản có vai trò quantrọng, văn bản vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của quá trình đó Văn bản
là phương tiện để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý, là hình thức để
cụ thể hoá pháp luật, là phương tiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộcphạm vi quản lý của Nhà nước Văn bản là công cụ điều hành không thể thiếu
và là sản phẩm tất yếu của hoạt động quản lý nhà nước
1 Khái niệm
Hoạt động giao tiếp của nhân loại được thực hiện chủ yếu bằng ngônngữ Với sự ra đời của chữ viết, con người đã thực hiện được giao tiếp ởnhững khoảng không gian cách biệt nhau vô tận qua các thế hệ Hoạt độnggiao tiếp bằng ngôn ngữ luôn được thực hiện qua quá trình phát và nhận cácngôn bản Là sản phẩm của ngôn ngữ của hoạt đông giao tiếp, ngôn bản tồntại ở dạng âm thành (là lời nói ) hoặc được ghi lại duới dạng chữ viết Ngônbản được ghi lại dưới dạng chữ viết chính là văn bản
Như vậy: Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt lại thông tin bằng một ngôn ngữ ( hay ký hiệu) nhất định Với cách hiểu như vậy, văn bản
còn có thể gọi là vật mang tin được bằng ký hiệu ngôn ngữ
Trong hoạt động QLNN, giao dịch giữa các cơ quan nhà nước vớinhau, cơ quan nhà nước với tổ chức, công dân, với các yếu tố nước ngoài…văn bản là phương tiện thông tin cơ bản, là sợi dây liên lạc chính, là một trongnhững yếu tố quan trọng, nhất thiết để kiến tạo thể chế của nền hành chínhnhà nước Có thể thấy văn bản chính là phương tiện để xác định và vận dụngcác chuẩn mực pháp lý vào quá trình quản lý nhà nước
Trang 11Như vậy: Văn bản QLNN là những quyết định và thông tin quản lý thành văn ( được văn bản hoá ) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan
hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức
và công dân.
Văn bản QLNN có các đặc điểm nhận biết sau:
- Về chủ thể ban hành: Văn bản QLNN do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành như: Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ, cơ quanngang Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND, HĐND các cấp
- Về nội dung: Văn bản QLNN dùng để truyền đạt các quyết định quản
lý nhà nước và các thông tin quản lý thông thường của các chủ thể quản lý
- Về cách thức ban hành: Văn bản QLNN được ban hành theo hìnhthức, trình tự, thủ tục nhất định ( được Luật định hoặc các nguyên tắc khác).Khi ban hành phải được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp khác nhau kể
cả biện pháp cưỡng chế
- Về mục đích ban hành: Văn bản QLNN được ban hành dùng để điềuchỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa cơ quan nhà nướcvới các tổ chức và công dân
2 Chức năng của văn bản QLNN
Văn bản có nhiều chức năng khác nhau Mỗi loại văn bản có chức năngnhất định Tuỳ theo góc độ tác động và nội dung thực hiện của văn bản màcác chức năng ấy phát huy tác dụng khác nhau Nhìn chung, văn bản có cácchức năng cơ bản sau:
- Chức năng thông tin:
Thông tin là chức năng cơ bản nhất của mọi loại văn bản các thông tinchứa đựng trong văn bản là một trong những nguồn của cải quý giá của đấtnước; là yếu tố quyết định để đưa ra những chủ trương, chính sách, nhữngquyết định hành chính cá biệt nhằm giải quyết những công việc nội bộ nhà
Trang 12nước, cũng như những công việc liên quan đến quyền lợi và lợi ích hợp phápcủa chính phủ.
Dưới dạng văn bản, về thời điểm, nội dung thông báo thông tin thườngbao gồm 3 loại với những nét đặc thù riêng của mình:
+ Thông tin quá khứ: là những thông tin liên quan đến những sự việc
đã được giải quyết trong quá trình hoạt động của các cơ quan quản lý
+ Thông tin hiện hành; là những thông tin liên quan đến những sự việcđang xảy ra hàng ngày trong các cơ quan thuộc hệ thống bộ máy quản lý nhànước
+ Thông tin dự báo: được phản ánh trong văn bản là những thông tinmang tính kế hoạch tương lai, các dự báo chiến lược, hoạt động bộ máy nhànước cần dựa vào đó để hoạch định phương hướng hoạt động cho mình
Cả ba thông tin trên đây có tầm quan trọng , có mối quan hệ mật thiếtvới nhau, giúp cho toàn xã hội có thể hiểu được quá khứ, đánh giá, phân tíchđược hiện tại và đinh hướng mục đích cho tương lai
- Chức năng quản lý:
Là công cụ tổ chức các hoạt động QLNN , văn bản giúp cho các cơquan và lãnh đạo điều hành các hoạt động của bộ máy nhà nước trong nhiềuphạm vi không gian và thời gian
Với chức năng thông tin và thực hiện chức năng quản lý, văn bản trởthành một trong những cơ sở đảm bảo cung cấp cho hoạt động quản lý nhữngthông tin cần thiết giúp cho các nhà lãnh đạo nghiên cứu, ban hành các quyếtđịnh quản lý chính xác, thuận lợi Là phương tiện thiết yếu để các cơ quanquản lý có thể truyền đạt chính xác các quyết định quản lý đến hệ thống bịquản lý của mình, đồng thời cũng là đầu mối để kiểm tra, theo dõi các hoạtđộng của các cơ quan cấp dưới
- Chức năng pháp lý:
Văn bản được sử dụng để ghi lại những quy định pháp luật và các quan
hệ xã hội được gọi là văn bản luật hay văn bản dưới luật, được hình thành để
Trang 13trong xã hội, nhằm mục đích điều chỉnh, duy trì sự phát triển của xã hội theo đúng chiều hướng đã định trước của Nhà nước.
Văn bản là sản phẩm của hoạt động áp dụng pháp luật, do đó là cơ sởpháp lý vững chắc để nhà nước giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ quản lýhết sức phức tạp của mình Việc nắm vững chức năng pháp lý của văn bảnQLNN có ý nghĩa rất thiết thực Nên việc xây dựng và ban hành chúng đòihỏi phải cẩn thận và chuẩn mực, đảm bảo các nguyên tắc pháp chế, tính phùhợp với thực tiến khách quan, tiết kiệm, dễ hiểu và dễ thực hiện
- Chức năng văn hoá - xã hội:
Văn bản là sản phẩm sáng tạo của con người hình thành trong quá trìnhnhận thức, quá trình lao động để tổ chức xã hội, cải tạo tự nhiên Văn bản ghilại, truyền bá lại cho thế hệ sau những truyền thống quý báu được tích luỹ từnhiều thế hệ Qua văn bản quản lý ta tìm thấy những định chế cơ bản về cáchsống trong các thời kỳ lịch sử, đời sống văn hoá phong phú giao tiếp hànhchính Văn bản đúng yêu cầu, chính xác về nội dung thể hiện trình độ văn hoá
và trở thành biểu mẫu văn hoá
- Ngoài các chức năng cơ bản trên văn bản còn có các chức năng khácnhư: chức năng thông kê, chức năng sử liệu, chức năng kinh tế…
Như vậy, văn bản có nhiều chức năng khác nhau và mọi chức năng củavăn bản được thực hiện trong một chỉnh thể thống nhất của việc quản lý nhànước nói riêng và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nói chung
3 Vai trò của văn bản QLNN
Văn bản có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước Vàitrò đó được thể hiện như sau:
- Văn bản là phương tiện đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý:
Thực tiễn cho thấy rằng chất lượng hoạt động quản lý nhà nước phụ thuộc rấtnhiều vào cách tổ chức và sử dụng một cách khoa học hệ thống thông tin,trong đó có thông tin văn bản Đối với người lãnh đạo ở bất kỳ cấp nào trong
cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp nào, muốn làm tốt công việc cũng cầnphải có những thông tin cần thiết thông qua hệ thống văn bản
Trang 14- Văn bản là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý: Sau khi
thu thập đầy đủ và phân tích những thông tin cần thiết , người lãnh đạo phảiđưa ra những quyết định quản lý đối với đơn vị mình phụ trách thông qua vănbản Thông thường các quyết định hành chính được truyền đạt sau khi đượcthể chế hoá thành các văn bản mang tính quản lý nhà nước Các quyết địnhquản lý cần phải được truyền đạt nhanh chóng và đúng đối tượng được đốitượng bị quản lý thông suốt, hiểu được nhiệm vụ và nắm bắt được ý đồ củalãnh đạo để nhiệt tình, yên tâm và phấn khởi thực hiện Sử dụng văn bản vớinhiệm vụ truyền đạt quyết định quản lý là một mặt của tổ chức khoa học laođộng quản lý
- Văn bản là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý Kiểm tra có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt động quản
lý nhà nước Kiểm tra là điều kiện tiên quyết và tất yếu nhằm đảm bảo cho bộmáy quản lý hoạt động có hiệu quả, hạn chế được bệnh quan liêu, giáy tờ,giúp cấp trên đánh giá đúng năng lực, tinh thần trách nhiêm của cán bộ cấpdưới, để phát hiện và khắc phục kịp thời những thiếu sót, sai lầm Không cókiểm tra, theo dõi thường xuyên, thiết thực và chặt chẽ thì mọi nghị quyết, chỉthị, quyết định quản lý rất có thể chỉ là lý thuyết suông
- Văn bản là công cụ xây dựng hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật
hành chính gắn liền với việc đảm bảo quyền lực nhà nước trong hoạt độngquản lý của các cơ quan Xây dựng hệ thống pháp luật hành chính là nhằm tạo
ra cơ sở cho các cơ quan hành chính nhà nước, các công dân có thể hoạt độngtheo những chuẩn mực pháp lý thông nhất, phù hợp với sự phân chia quyềnhành trong quản lý nhà nước
Khi xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước cần chú ýđảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan sao cho các văn bản ban hành có giá trị điềuhành thực tế chứ không chỉ mang tính hình thức và về nguyên tắc chỉ khi đócác văn bản mới đảm bảo được quyền uy của cơ quan nhà nước
Trang 15Như vậy, văn bản QLNN có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc xâydựng và định hình một chế độ pháp lý cần thiết cho việc xem xét các hành vihành chính trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ quản lý của các cơ quan,dặc biệt có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước.
4 Phân loại văn bản QLNN
Hệ thống văn bản QLNN gồm nhiều loại, do nhiều chủ thể khác nhauban hành, mỗi loại có những tính chất đặc thù riêng Để nâng cao chất lượng,hiệu quả tác động của chúng cũng như tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu,soạn thảo, bên cạnh việc phải xem xét chúng một cách toàn diện, biện chứngtrong một hệ thống cần phải phân chia hệ thống phức tạp này thành nhữngnhóm nhỏ Có nhiều tiêu chí để phân loại, một số tiêu chí phân loại cơ bản là :
- Phân loại theo tác giả: các văn bản được phân biệt với nhau theo từngloại cơ quan đã xây dựng và ban hành chúng
- Phân loại theo tên loại
- Phân loại theo nội dung
- Phân loại theo mục đích biên soạn
- Phân loại theo địa điểm ban hành
- Phân loại theo thời gian ban hành
- Phân loại theo kĩ thuật chế tác, ngôn ngữ thể hiện,v.v…
- Phân loại theo hướng chu chuyển của văn bản
- Phân loại theo hiệu lực pháp lý
…
Với mục đích giúp cho người soạn thảo trong khi tiến hành công việcsoạn thảo xác định được mục tiêu biên soạn và sử dụng văn bản phù hợp, việcphân loại ở đây dựa theo tiêu chí hiệu lực pháp lý và tên loại Theo cách nàyvăn bản QLNN được phân làm bốn loại chính :
a Văn bản quy phạm pháp luật (QPPL):
Văn bản QPPL là những văn bản do CQNN có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự, hinhg thức luật định, trong đó có chứa các quy tắc xử
Trang 16sự chung nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống văn bản QPPL được quy định chi tiết tại Điều 1 Luật Banhành văn bản QPPL ngày 12/11/1996, có hiệu lực thi hành kể từ ngày1/1/1997; đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Ban hành văn bản QPPL do Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 2 thôngqua 16/12/2002, có hiệu lực từ 27/12/2002 Theo đó, hệ thống văn bản QPPLbao gồm:
1.Văn bản do Quốc hội ban hành : Hiến pháp, luật, nghị quyết
Văn bản do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội : Pháp lệnh nghị quyết
2.Văn bản do các CQNN có thẩm quyền khác ở trung ương ban hànhđểthi hành văn bản QPPL của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội :
a Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
b Nghị quyết, nghị định của Chính phủ;
Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
c Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ;
d Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Quyếtđịnh, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao;
đ Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các CQNN có thẩm quyền giữaCQNN có thẩm quyền với tổ chức chính trị xã hội;
3 Văn bản do HĐND, UBND ban hành để thi hành văn bản QPPL củaQuốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và văn bản của CQNN cấp trên; Vănbản do UBND ban hành còn để thi hành nghị quyết của HĐND cùng cấp :
a Nghị quyết của HĐND
b Quyết định, chỉ thị của UBND
* Đặc điểm của văn bản QPPL : Văn bản QPPL có các đặc điểm sau:
Trang 17- Chứa đựng quy tắc xử sự chung, nghĩa là quy định các chuẩn mực
mà mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi tham gia vào mối quan
hệ xã hội mà quy tắc đó điều chỉnh
- Có hiệu lực đối với toàn xã hội hay một bộ phận xã hội ( trên địa bàntoàn quốc hay từng địa phương)
- Áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài
- Được Nhà nước đảm bảo thi hành: việc đảm bảo thi hành được thựchiện thông qua các biện pháp như: tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, hànhchính, kinh tế, trong những trường hợp cần thiết thì Nhà nước áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế bắt buộc phải thi hành và quy định chế tài đối với hành
vi vi phạm
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo hình thức, trình
tự, thủ tục luật định (được quy định trong Luật ban hành văn bản QPPL vàLuật sửa đổi bổ sung một số điều trong Luật ban hành văn bản QPPL)
b Văn bản cá biệt
Văn bản cá biệt là những văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm đưa ra các quy tắc xử sự riêng đối với từng trường hợp, vụ việc cụ thể
Văn bản cá biệt là những văn bản có hình thức tên gọi giống như một
số văn bản lập quy, song chúng không chứa đựng QPPL mà chỉ bao hàm cácquy tắc xử sự riêng thuộc thẩm quyền của từng cơ quan, cá nhân ban hànhnhằm giải quyết các vụ việc cá biệt cụ thể như: quyết định xử phạt, nânglương, thuyên chuyển công tác, tiếp nhận cán bộ, …Thực chất nó là một loạivăn bản áp dụng pháp luật Vì vậy nó có những đặc điểm khác với văn bảnlập quy
Đặc điểm của văn bản cá biệt là:
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành,được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước
- Có tính chất cá biệt, được áp dụng một lần đối với cá nhân, tổ chức cụthể trong những trường hợp xác định và thời hạn định rõ
Trang 18- Có cơ sở ban hành và phù hợp với luật và dựa trên những QPPL cụthể để đưa ra quy tắc xử sự riêng Ngược lại nếu không đúng với các quy địnhtrong các văn bản QPPL sẽ bị huỷ bỏ, đình chỉ theo luật.
- Được thể hiện trong những hình thức pháp lý nhất định như quyếtđịnh, chỉ thị, lệnh Thể thức, trình tự ban hành theo những hình thức nhất địnhchưa có luật điều chỉnh
Các văn bản cá biệt như quyết định, chỉ thị, có cơ cấu và thể thức gầngiống như văn bản QPPL Về cơ bản nó có các phần nội dung và cách trìnhbày như văn bản QPPL Tuy nhiên quy trình soan thảo văn bản cá biệt đơngiản hơn nhiều so với quy trình của văn bản QPPL Văn bản cá biệt là mộtdạng của văn bản áp dụng pháp luật và để điều chỉnh các quan hệ cụ thể vìvậy văn bản cá biệt được ban hành với tỷ lệ lớn hơn gấp nhiều lần so với vănbản QPPL
Thông thưòng văn bản cá biệt là những văn bản liên quan đến quyếtđịnh nhân sự như quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, thuyên chuyển, điềuđộng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức,…liên quan đến quyết định xửphạt vi phạm hành chính, quyết định phê duyệt dự án; chỉ thị về phát độngphong trào thi đua…
Có hai hình thức văn bản chủ yếu là : quyết định cá biệt và chỉ thị cábiệt
S khác bi t gi a v n b n cá bi t v v n b n QPPL ự khác biệt giữa văn bản cá biệt và văn bản QPPL được thể hiện ệt giữa văn bản cá biệt và văn bản QPPL được thể hiện ữa văn bản cá biệt và văn bản QPPL được thể hiện ăn bản cá biệt và văn bản QPPL được thể hiện ản cá biệt và văn bản QPPL được thể hiện ệt giữa văn bản cá biệt và văn bản QPPL được thể hiện à văn bản QPPL được thể hiện ăn bản cá biệt và văn bản QPPL được thể hiện ản cá biệt và văn bản QPPL được thể hiện được thể hiệnc th hi nể hiện ệt giữa văn bản cá biệt và văn bản QPPL được thể hiện
nh sau:ư
Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản cá biệt
- Đưa ra quy tắc xử sự chung
- Có hiệu lực đối với toàn xã hội hoặc
Trang 19Được Nhà nước đảm bảo thi hành
c Văn bản hành chính thông thường
Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính chất thông tin điều hành nhằm thực hiện các văn bản QPPL hoặc dùng để giải quyết các nghiệp vụ cụ thể Nó thường dùng để phản ánh tình hình giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc, báo cáo công vụ của các cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức với nhau hay trong cùng một đơn vị.
* Văn bản hành chính thông thường có đặc điểm là:
- Không quy định rõ thẩm quyền và không giới hạn thẩm quyền
- Ra đời theo tính chất, yêu cầu của công việc;
- Không mang tính chế tài bắt buộc
- Có nhiều biến thể bao gồm các văn bản có tên loại và các văn bảnkhông có tên loại
Văn bản hành chính thông thường là phương tiện được dùng đến hàngngày do đó chiếm tỷ lệ rất lớn so với 2 loại trên, văn bản hành chính có nộidung bao quát, phạm vi rông rãi, bố cục đa dạng tuỳ thuộc vào vấn đề của nộidung cần trình bày
Văn bản hành chính thông thường có một số hình thức cơ bản sau:công văn, thông báo, thông cáo, báo cáo, tờ trình, biên bản, đề án, phương án,
kế hoạch chương trình, diễn văn, công điện, các loại giấy (giấy nghỉ phép,giấy đi đường ), các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu thu, phiếu chi…)
d Văn bản chuyên môn – kỹ thuật : (Nghị định 110/2004/NĐ-CP
ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư gọi là văn bản chuyên ngành).
Đây là hệ thống văn bản đặc thù thuộc thẩm quyền ban hành của một
số cơ quan nhà nước nhất định theo quy định của pháp luật Những cơ quan,
tổ chức khác khi có nhu cầu sử dụng các loại văn bản này phải theo mẫu quyđịnh của các cơ quan nói trên, không được tuỳ tiện thay đổi nội dung và hìnhthức của những văn bản đã được mẫu hoá
Trang 20- Văn bản chuyên môn: trong các lĩnh vực như tài chính, tư pháp, ngoạigiao…
- Văn bản kỹ thuật: trong các lĩnh vực như xây dựng, kiến trúc, trắc địa,bản đò, khí tượng, thuỷ văn…
Tóm lại, văn bản QLNN rất đa dạng do nhiều chủ thể ban hành dướicác hình thức khác nhau để đưa pháp luật vào thực tiễn quản lý mọi mặt củađời sống xã hôi như: chính trị, văn hoá, an ninh, giáo dục…Văn bản quản lýgiúp ổn định tổ chức nội bộ các cơ quan nhà nước trong việc xác định cơ chế,
lề lối làm việc, quan hệ giữa các bộ phận trong việc đặt ra và thực hiện cácquy định về quyền và nghĩa vụ của công dân Văn bản quản lý giúp các cấp,các cán bộ có thẩm quyền đặt ra những quy định cần thiết để điều chỉnh quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước Ban hànhvăn bản QLNN trở thành hình thức hoạt động quan trọng của các chủ thểquản lý Nhà nước
II NHỮNG YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN QLNN
Văn bản QLNN là công cụ để các cơ quan QLNN cụ thể hoá và truyềnđạt kịp thời các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vàocuộc sống Việc soạn thảo, ban hành văn bản đảm bảo các yêu cầu quy định
có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước từTrung ương đến cơ sở, giúp các cơ quan nhà nước có chuẩn mực trong việcxây dựng văn bản cũng như phục vụ mọi nhu cầu chính đáng của đời sống xãhội
Những yêu cầu về kỹ thuật soạn thảo văn bản QLNN bao gồm nhữngyêu cầu sau:
1 Văn bản phải đảm bảo tính hợp pháp
Tính hợp pháp của văn bản được thể hiện ở chỗ:
- Văn bản ban hành phải phù hợp với pháp luật hiện hành, không tráivới các văn bản của cấp trên
Trang 21- Văn bản được ban hành phải đảm bảo đúng thẩm quyền : thẩm quyềnban hành văn bản bao gồm 2 mặt là thẩm quyền nội dung và thẩm quyền hìnhthức.
Về thẩm quyền nội dung: văn bản phải phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của cơ quan ban hành Có nghĩa là, hệthống văn bản phải được ban hành đúng thẩm quyền theo trật tự pháp lý quyđịnh, không có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các cơ quan
Về thẩm quyền hình thức: các cơ quan có thẩm quyền cần ban hànhnhững văn bản QPPL được quy định cho chính cơ quan mình, không sử dụngnhững hình thức văn bản không được quy định theo pháp luật
- Văn bản được ban hành theo đúng hình thức và trình tự do pháp luậtquy định
2 Văn bản phải đảm bảo tính khoa học
Tính khoa học của văn bản được thể hiện ở các khía cạnh nội dung vàhình thức của văn bản
- Về nội dung: một văn bản có tính khoa học phải đảm bảo:
+ Có đủ lượng thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết Chứcnăng thông tin là chức năng tổng quát nhất của văn bản Thông tin quản lýchuyển đạt văn bản được xem là đáng tin cậy nhất
+ Các thông tin được sử dụng để đưa vào văn bản phải được xử lý vàđảm bảo chính xác: Sự kiện và số liệu chính xác, đúng thực tế và còn hiệnthời, không sử dụng sự kiện và số liệu quá cũ, các thông tin chung chung vàlặp lại từ văn bản khác
+ Đảm bảo sự lôgic về nội dung, sự nhất quán về chủ đề, bố cục chặtchẽ Trong một văn bản cần khai triển những việc có quan hệ mật thiết vớinhau
+ Đảm bảo tính hệ thống của văn bản Nội dung của văn bản phải làmột bộ phận cấu thành hữu cơ của hệ thống văn bản quản lý nhà nước nóichung
+ Phải có tính dự báo cao
Trang 22+ Hướng tới quốc tế hoá ở mức độ thích hợp.
- Về hình thức của văn bản: Hình thức của văn bản được thể hiện ở
việc sử dụng ngôn ngữ và thể thức của văn bản
+ Sử dụng tốt ngôn ngữ hành chính- công vụ chuẩn mực Ngôn ngữ vàhành văn phải đảm bảo sự nghiêm túc, chuẩn xác, khách quan, chuẩn mực vàphổ thông Đối tượng thi hành chủ yếu của văn bản là các tầng lớp nhân dân
có trình độ học vấn khác nhau, trong đó phần lớn là trình độ văn hoá thấp Vìvậy phải sử dụng ngôn ngữ phổ thông đại chúng, tránh lạm dụng các thuậtngữ hành chính – công vụ chuyên môn sâu
+ Thể thức của văn bản: Văn bản có tính khoa học phải đảm bảo cácyêu cầu về thể thức như sau:
* Khái niệm:
Theo thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 6/5/2005của Bộ Nội Vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuậttrình bày văn bản thì:
Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với các loại căn bản và thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định
* Vùng trình bày:
Theo thông tư số 55/TTLT ngày 6/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòngChính phủ, văn bản QPPL và văn bản hành chính được trình bày trên giấykhổ A4 (210 mm x 297 mm)
Các loại văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi,phiếu chuyển có thể được trình bày trên giấy khổ A5 (148 mm x 210 mm)hoặc trên giấy mẫu in sẵn
* Các yếu tố về thể thức:
Theo thông tư 55/TTLT và Điều 5 nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày8/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư, thể thức văn bản QPPL và văn
Trang 23- Quốc hiệu
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
- Số và ký hiệu của văn bản
- Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản
- Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản
- Nội dung văn bản
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
- Dấu của cơ quan, tổ chức
+ Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành
Trang 24SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC THÀNH PHẦN THỂ THỨC VĂN BẢN
Nội dung văn bản
Ghi chú:
20-25 mm
30-35 mm 20-25 mm 15-20
mm
Trang 25Ô số Thành phần thể thức văn bản
2 : Tên xơ quan, tổ chức ban hành văn bản
4 : Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn
bản5a : Tên loại và trích yếu nội dung văn bản5b : Trích yếu nội dung công văn hành chính
7a, 7b, 7c : Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có
14 : Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ e-mail, địa
chỉ Website, số điện thoại, số Telex, số Fax
Trang 263 Văn bản phải đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi là một yêu cầu đối với văn bản, đồng thời là hiệu quả của
sự kết hợp đúng đắn và hợp lý các yêu cầu vừa nêu trên Ngoài ra để các nộidung của văn bản thi hành đầy đủ và nhanh chóng, văn bản phải hội đủ cácđiều kiện:
- Nội dung văn bản phải đưa ra yêu cầu về trách nhiệm thi hành hợp lý,nghĩa là phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng vật chất của chủ thể thihành Nội dung của văn bản phải phản ánh được các quy luật kinh tế nhằmđưa ra các định, mệnh lệnh hướng nền kinh tế cũng như toàn bộ xã hội vậnđộng theo đúng quy luật khách quan
- Từ yêu cầu trên ta thấy, khi quy định các quyền cho chủ thể đượchưởng phải kèm theo các điều kiện bảo đảm thực hiện các quyền đó
- Đồng thời phải nắm vững điều kiện, khả năng mọi mặt của đối tượngthực hiện văn bản nhằm xác lập trách nhiệm của họ trong các văn bản cụ thể
Như vậy, những yêu cầu về kỹ thuật soạn thảo là những yêu cầu cầnthiết cho việc ban hành một văn bản Có thể thấy rằng một văn bản khi đảmbảo các yêu cầu trên sẽ góp phần phát huy vai trò, tác dụng của nó trong thực
tế đồng thời những yêu cầu đó cũng là một trong những tiêu chí để đánh giáchất lượng của việc ban hành văn bản của một cơ quan, tổ chức
III QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
1 Khái niệm
Quy trình xây dựng và ban hành văn bản là các bước mà cơ quan QLNN có thẩm quyền nhất thiết phải tiến hành trong công tác xây dựng và ban hành văn bản theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của mình.
Tuỳ theo tính chất, nội dung và hiệu lực pháp lý của từng loại văn bản
mà có thể xây dựng một trình tự ban hành tương ứng Tuy nhiên, việc xácđịnh một trình tự chuẩn là hết sức cần thiết nhằm trật tự hoá công tác này.Cho đến nay mới chỉ có một trình tự chuẩn trong ban hành văn bản QPPL
Trang 27các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này Còn các loại văn bản khác hầu hếtđược xây dựng và ban hành theo các quy tắc được kiến tạo nên bởi hoạt độngthực tiễn của từng cơ quan, đơn vị cụ thể.
2 Hình thức thể chế hoá quy trình
Những nội dung quy định về quy trình xây dựng và ban hành văn bảnphải được thể chế hoá, tức là cần được thể hiện bằng một văn bản Các vănbản như Luật ban hành văn bản QPPL (1996), Luật sửa đổi bổ sung một sốđiều của Luật ban hành văn bản QPPL (2002), Nghị định 161/2005/NĐ-CPcủa Chính phủ ngày 27/12/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật ban hành văn bản QPPL và Luật sửa đổi bổ sung một số điềucủa Luật ban hành văn bản QPPL, Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND
và UBND (2004) là những văn bản quy định về quy trình xây dựng và banhành văn bản QPPL Trên cơ sở các văn bản đã quy định và tuỳ theo tínhchất, quy mô tổ chức của cơ quan, đơn vị, những nội dung quy định về quytrình xây dựng và ban hành văn bản có thể được ban hành riêng thành mộtquy chế, quy định riêng, độc lập hoặc là một bộ phận của quy chế quy định vềhoạt động của cơ quan, đơn vị Cũng có thể ban hành như một văn bản độclập hoặc như một văn bản phụ kèm theo một quy định
3 Trình tự chung xây dựng và ban hành văn bản
Mỗi văn bản khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hànhđều tuân theo một quy trình nhất định.Tuỳ thuộc vào tính chất, nội dung vàtầm quan trọng của từng loại văn bản mà có những văn bản quy trình xâydựng và ban hành nó đã được pháp luật quy định như văn bản QPPL và việcban hành chúng phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật Nhưng cũng cónhững văn bản như văn bản hành chính thì tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt độngcủa từng cơ quan, tổ chức mà có quy trình ban hành nhất định Tuy nhiên đểban hành một văn bản thì trình tự chung để ban hành chúng được thực hiệnqua các bước sau:
3.1 Bước 1: Sáng kiến và dự thảo văn bản
a) Sáng kiến văn bản: bao gồm các công việc sau:
Trang 28- Đề xuất văn bản;
- Lập chương trình xây dựng dự thảo văn bản;
- Quyết định cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo;
- Thành lập ban soạn thảo, hoặc chỉ định chuyên viên soạn thảo (sauđây gọi chung là ban soạn thảo)
b) Ban soạn thảo tổ chức nghiên cứu biên soạn dự thảo: để soạn thảo
dự thảo ban soan thảo tiến hành thực hiện các công việc sau:
- Tổng kết đánh giá các văn bản có liên quan, thu thập tài liệu, thôngtin; nghiên cứu rà soát các văn kiện chủ đạo của Đảng, các văn bản pháp luậthiện hành; khảo sát điều tra xã hội; tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài
- Chọn lựa phương án hợp lý; xác định mục đích, yêu cầu (ban hànhvăn bản để làm gì ? Giới hạn giải quyết đến đâu ? Đối tượng áp dụng là ai ? )
để có cơ sở lựa chọn thể thức văn bản, ngôn ngữ diễn đạt, văn phong trình bày
và thời điểm ban hành
- Viết dự thảo: Phác thảo nội dung ban đầu; soạn đề cương chi tiết;tham khảo ý kiến của thủ trưởng, các chuyên gia; tổ chức thảo luận nội dungphác thảo; chỉnh lý phác thảo; viết dự thảo
- Biên tập và đánh máy dự thảo
Soạn thảo dự thảo văn bản là bước quan trọng trong quy trình xây dựng
và ban hành văn bản, nó liên quan trực tiếp đến nội dung và chất lượng củavăn bản ban hành, do đó phải được thực hiện một cách nghiêm túc
3.2 Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo
- Việc tổ chức lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo không phải làbước bắt buộc đối với trình tự xây dựng và ban hành tất cả mọi loại văn bản.Bước này có thể được tiến hành nghiêm ngặt theo luật định đối với một sốvăn bản QPPL như Hiến pháp, luật, pháp lệnh…, song lại không nhất thiết đốivới các văn bản khác có hiệu lực pháp lý thấp hơn, mà tuỳ theo tính chất vànội dung của các văn bản đó hoặc tuỳ xét của các cơ quan, đơn vị ban hànhchúng
Trang 29- Việc tổ chức lấy ý kiến có thể được tiến hành bằng nhiều hình thứckhác nhau như:
+ Tổ chức các cuộc họp, hội thảo để xin ý kiến;
+ Lấy ý kiến bằng văn bản để tham gia ý kiến trực tiếp vào dự thảo; + Tổ chức hội thảo để thu hút sự tham gia của các chuyên gia, các nhàquản lý ở cả Trung ương và địa phương trong những lĩnh vực thuộc phạm viđiêu chỉnh của văn bản
- Kết quả đóng góp ý kiến tham gia xây dựng dự thảo phải được đánhgiá, sử lý và tiếp thu bằng văn bản tổng hợp các ý kiến tham gia xây dựng dựthảo Văn bản này là yếu tố bắt buộc phải có trong hồ sơ thẩm định và hồ sơtrình dự thảo
- Trong trường hợp có vấn đề vướng mắc, khó giải quyết , phải xin ýkiến lãnh đạo
- Ban soạn thảo chỉnh lý dự thảo trên cơ sở các ý kiến tham gia xâydựng dự thảo, làm bản tổng hợp ý kiến tham gia xây dựng dự thảo, trong đónêu rõ đã yêu cầu bao nhiêu cơ quan, tổ chức, cá nhân có trả lời bằng văn bảnvới các ý kiến khác nhau thế nào, và bảo lưu của ban soạn thảo
Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo là bước không bắt buộc đối vớiviệc ban hành mọi loại văn bản nhưng đối với những văn bản QPPL là yêucầu cần thiết phải có Do đó khi tiến hành soạn thảo văn bản QPPL, tổ chứclấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức sẽ giúp cho văn bản ban hành tránh đượctính chủ quan, cục bộ của cơ quan soạn thảo
3.3 Bước 3: Thẩm định dự thảo
a) Ban soạn thảo xem xét, đề xuất về việc tiến hành thẩm định dự thảovăn bản Tuỳ theo tính chất, nội dung văn bản, lãnh đạo cơ quan soạn thảoquyết định việc thẩm định dự thảo văn bản
b) Ban soạn thảo chuẩn bị hồ sơ thẩm định và gửi đến cơ quan, tổ chứcthẩm định
c) Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ có trách nhiệm thẩm định các dự án, dự thảo văn bản QPPL của cơ
Trang 30quan trung ương tương ứng Đối với văn bản khác tạm thời pháp luật chưaquy định là bước bắt buộc, song về nguyên tắc cần thực hiện việc thẩm định ởtất cả mọi cấp độ đối với dự thảo văn bản có tính chất quan trọng.
Nội dung thẩm định bao gồm:
- Sự cần thiêt ban hành văn bản
- phạm vi đièu chỉnh, đối tượng áp dụng
- Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bbộ của dự thảo vănbản trong hệ thông pháp luật hiện hành và tính khả thi của văn bản
- Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam ký kết hoặc gia nhập
- Hình thức, kỹ thuật soạn thảo văn bản, ngôn từ pháp lý của văn bảnQPPL
d) Cơ quan thẩm định gửi lại văn bản thẩm định và hồ sơ dự thảo vănbản đã được thẩm định cho cơ quan, đơn vị soạn thảo
e) Cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý dự thảo và chuẩn bị hồ sơ trìnhkí
Thẩm định dự thảo văn bản không phải là yêu cầu nhất thiết đối vớimọi loại văn bản nhưng đối với văn bản QPPL thì đây là khâu tất yếu trongquy trình xây dựng , ban hành văn bản QPPL với ý nghĩa quan trọng nhằmđảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật vàtính khả thi của các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra trong cácngành, lĩnh vực
3.4 Bước 4: Xem xét, thông qua
a) Cơ quan, đơn vị soạn thảo trình hồ sơ trình duyệt dự thảo văn bảnlên cấp trên (tập thể hoặc cá nhân) để xem xét và thông qua Văn phòng giúpthủ trưởng xem xét trước các yêu cầu về nội dung, thể thức và các yêu cầukhác của văn bản trước khi thủ trưởng ký Phải có hồ sơ trình ký Trường hợpkhông có hồ sơ thì phải trực tiếp tường trình với thủ trưỏng ký Phải thực hiệnviệc ký tắt trước của Chánh hoặc Phó chánh văn phòng trước khi trình ký
Trang 31b) Thông qua và ký ban hành văn bản theo đúng thẩm quyền và thủ tụcluật định Việc thông qua văn bản có thể được tiến hành bằng hình thức tổchức phiên họp hoặc theo thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan, tổ chức Tuỳtheo thẩm quyền ban hành, tính chất và nội dung của văn bản, văn bản có thểđược xem xét thông qua bằng hình thức tập thể tại một hoặc nhiều phiên họpcủa cơ quan ban hành Việc tổ chức các phiên họp phải đảm bảo các quy địnhcủa Nhà nước Người ký văn bản phải chiụ trách nhiệm pháp lý về văn bảnmình ký Trách nhịêm đó liên quan đến cả nội dung lẫn thể thức văn bản, do
đó trước khi ký cần xem xét kỹ về nội dung và thể thức của văn bản
b) Văn bản QPPL của cơ quan nhà nước ở Trung ương phải được đăngcông báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn chậm nhất
là 15 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành
c) Văn bản QPPL của HĐND, UBND phải được yết thị tại trụ sở của
cơ quan ban hành và những địa điểm khác do HĐND, UBND quyết định
d) Văn bản QPPL phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đạichúng
e) Văn bản QPPL do các cơ quan nhà nước Trung ương, văn bản QPPL
do HĐND,UBND ban hành được gửi trên mạng tin học diện rộng của Chínhphủ và có giá trị như bản gốc
g) Các văn bản khác tuỳ theo tính chất và nội dung được công bố kịpthời theo quy định của pháp luật
3.6 Bước 6: Gửi và lưu trữ văn bản
Trang 32Văn bản sau khi được ký ban hành phải được làm thủ tục gửi đi kịpthời và lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định văn bản phải được gửi đúng tuyến, không vượt cấp; phảiđúng địa chỉ đơn vị, bộ phận hoặc người thực thi Văn bản được sao đúng thểthức, vừa đủ số lượng bản theo yêu cầu và quy định của cấp có thẩm quyền,tránh lãng phí giấy tờ, công sức Khi sao y văn bản trong cơ quan thì giao chovăn phòng sao, ghi rõ ngày tháng, thẩm quyền ký của người sao và đóng dấucủa cơ quan Phải đảm bảo các nguyên tắc bảo mật đối với văn bản có mức độmật Văn bản có mức độ khẩn phải dược gửi nhanh chóng kịp thời
Văn bản được lưu một bản ở bộ phận chuyên môn phụ trách, hay bộphận soạn thảo, một bản khác lưu ở văn phòng hoặc văn thư cơ quan Cuốinăm nộp lưu trữ theo đúng quy định của Nhà nước
Trên đây là các bước trong quy trình chung xây dựng và ban hành mộtvăn bản Mỗi bước có một tác dụng nhất định và có sự liên tục giữa các bướcvới nhau Thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình chung xây dựng và banhành văn bản sẽ giúp cho văn bản ban hành đảm bảo chất lượng góp phầnnâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với xã hội
Trang 34Chương II
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
I THẨM QUYỀN BAN HÀNH VÀ HÌNH THỨC VĂN BẢN CỦA
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năngQLNN về giáo dục bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáodục trung học chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục không chính quy;quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước củaBộ; thực hiện đại sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhànước thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là:
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạntheo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của ChínhPhủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơquan ngang bộ, và những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, vàcác dự thảo văn bản QPPL khác; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn,năm năm, hàng năm về giáo dục; các chương trình, dự án quan trọng của BộGiáo dục và Đào tạo
- Ban hành theo thẩm quyền các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộcphạm vi QLNN của Bộ
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiệncác văn bản QPPL, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình quốcgia sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản
lý của Bộ; tuyên truyền, phổ biến , giáo dục pháp luật và thông tin về giáodục
- Ban hành các quy định về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương
Trang 35điều lệ trường của các cấp học; hướng dẫn, kiểm tra UBND tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương trong việc thực hiện chức năng QLNN về giáo dục cáccấp, Tổ chức xét duyệt và biên soạn sách giáo khoa cho các cấp học.
- Về phương thức giáo dục không chính quy: Ban hành chương trìnhxoá mù chữ; quy định chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thốnggiáo dục quốc dân theo hình thức vừa học vừa làm, học từ xa, tự học cóhướng dẫn
- Ban hành các quy định về tuyển sinh, quản lý học sinh, sinh viên, họcviên, nghiên cứu sinh, kể cả lưu học sinh nước ngoài học tại Việt Nam và lưuhọc sinh Việt Nam học tại nước ngoài
- Quy định tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục; thống nhất quản lýviệc kiểm định chất lượng giáo dục
- Quy định thủ tục cấp, phát, thu hồi các văn bằng, chứng chỉ trong hệthống giáo dục quốc dân; quy định về tương đương văn bằng được cấp ởtrong và ngoài nước
- Thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vựcquản lý của Bộ theo quy định của pháp luật
- Thực hiện hợp tác Quốc tế về giáo dục
Trang 36- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứngdụng tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động giáo dục - đào tạo.
- Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơchế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục theo quyđịnh của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với tổ chức sự nghiệpthuộc Bộ
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sởhữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vựcgiáo dục thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng,tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về giáo dục thuộc thẩm quyền của Bộ
- Quyết định và thực hiện chỉ đạo chương trình cải cách hành chính của
Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình tổng thể cải cách hành chính củanhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo thực hiện các chế độtiền lương, các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán
bộ công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ, đào tạo, bồidưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; xây dưụng đội ngũ cán bộ công chức, viênchức trong lĩnh vực giáo dục
- Về quản lý tài sản, tài chính:
+ Quản lý tài sản, tài chính được giao và tổ chức thực hiện ngân sáchđược phân bổ theo quy định của pháp luật
+ Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phân bổ ngânsách nhà nước chi cho giáo dục; điều chỉnh chi tiết trong phạm vi tài chính đãđược duyệt cho chương trình, mục tiêu giáo dục
+ Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trongviệc sử dụng, quản lý kinh phí giáo dục và các nguồn thu khác theo quy địnhcủa pháp luật
Trang 37Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như đã nêu ở trên và theo quyđịnh của pháp luật Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền ban hành các loạivăn bản sau:
1 Văn bản quy phạm pháp luật
- Luật Ban hành văn bản QPPL (1996) và Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL (2002);
- Nghị định 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ban hànhvăn bản QPPL và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật banhành văn bản QPPL
Theo quy định của pháp luật Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ vàquyền hạn về xây dựng văn bản QPPL như sau:
+ Trình Chính phủ dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghịquyết, nghị định của Chính phủ theo yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ Giáodục và Đào tạo
+ Tổ chức soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị quyết,nghii định Quyết định, chỉ thị, của Thủ tướng Chính phủ theo sự phân công
để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành hoặc trình Quốc hội,
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành,
+ Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhànước của Bộ
+ Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao,Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xãhội ban hành thông tư liên tịc hoặc nghị quyết liên tịch
Trang 38- Các văn bản cá biệt: quyết định cá biệt…
- Các văn bản hành chính thông thường như: công văn, tờ trình, báocáo, thông báo, kế hoạch, hợp đồng, các loại giấy, các loại phiếu,…
Như vây, theo quy định của pháp luật và để phục vụ cho hoạt độngquản lý lĩnh vực của mình Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền ban hànhcác văn bản QPPL và các văn bản hành chính
II QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trong hoạt động QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo, văn bản có vaitrò hết sức to lớn Nó liên quan đến hầu hết mọi công việc và ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu suất làm việc của các cán bộ quản lý trong cơ quan Bộ Để thựchiện chức năng QLNN theo lĩnh vực của mình, hàng năm Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã ban hành nhiều loại văn bản QLNN khác nhau Việc ban hành cácloại văn bản này đều phải tuân theo một quy trình nhất định Tuỳ theo tínhchất của từng loại văn bản mà có quy trình khác nhau Cụ thể là:
- Đối với các văn bản QPPL: quy trình xây dựng và ban hành văn bản
QPPL được quy định trong Luật Ban hành văn bản QPPL (1996), Luật sửađổi bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL (2002), Nghị định161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL và Luật sửa đổi bổsung một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL Trên cơ sở quy định củaluật, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 15/2006/QĐ-BGDĐTngày 25/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chếsoạn thảo, thẩm định, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản QPPL về giáo dục
Trang 39Đào tạo được thực hiện theo đúng các bước như đã quy định trong các vănbản pháp lý trên.
- Đối với các văn bản hành chính: do tính chất của các loại văn bản này
là có nội dung đơn giản nên quy trình xây dựng và ban hành các loại văn bảnnày tuỳ thuộc vào thực tiễn hoạt động của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà có quytrình ban hành thích hợp Tuỳ từng loại văn bản mà quy trình xây dựng vàban hành chúng có thể được tiến hành đầy đủ các bước trong quy trình chungxây dựng và ban hành một văn bản nhưng cũng có thể bỏ qua một số bướcnhư bước lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo, bước thẩm định
Tuy nhiên việc tuân thủ đầy đủ quy trình xây dựng và ban hành vănbản là hết sức cần thiết, nó giúp cho văn bản được ban hành có chất lượng và
có tính khả thi trong thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của Bộ Giáodục và Đào tạo
1 Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo quy định của pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyềnban hành các văn bản QPPL nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thuộclĩnh vực quản lý của mình Tuy nhiên có văn bản QPPL thuộc thẩm quyềnban hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng có văn bản QPPL BộGiáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ soạn thảo và thẩm quyền ban hành chúng
do Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủban hành Trình tự soạn thảo hai loại văn bản QPPL này có những điểm khácnhau Cụ thể quy trình xây dựng và ban hành hai loại văn bản này như sau:
1.1 Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
1.1.1 Hình thức và nội dung của văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Hình thức của văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành:
Trang 40Căn cứ vào Hiến pháp, Luật Ban hành văn bản QPPL (1996), Luật sửađổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL (2002), Nghị định85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nghị định161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL và Luật sửa đổi bổsung một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL, Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư và văn bản liên tịch
- Nội dung của văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành:
Nội dung các quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo gồm các vấn đề cơ bản sau:
+ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổchức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc; quy định các tiêuchuẩn, quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế – kỹ thuật về giáo dục; quyđịnh các biện pháp để thực hiện chức năng QLNN về giáo dục và nhữngnhiệm vụ được Chính phủ giao;
+ Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các biệnpháp để chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp và kiểm tra hoạt động của các cơ quan,đơn vị thuộc ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách trong việc thực hiện các văn bảnQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên và của Bộ
+ Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để hướng dẫn thựchiện những quy định về giáo dục được giao trong luật, nghị quyết của Quốchội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, nghị quyết,nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị, thông tư của Thủ tướng Chínhphủ
+ Văn bản liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhândân tối cao, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, xã hôi