Quan điểm và giải pháp bảo đảm giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 90 - 118)

- Tòa án nhân dân

6 Ng−ời đ−ợc thi hành án, ng−ời phải thi hành án và

2.4. Quan điểm và giải pháp bảo đảm giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay

dân sự ở Việt Nam hiện nay

2.4.1. Một số quan điểm về bảo đảm giám sát thi hành án dân sự Giám sát thi hành án dân sự là một vấn đề mới, nhằm đảm bảo cho việc thực thi hành quyền lực nhà n−ớc trong lĩnh vực thi hành án dân sự đ−ợc hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà n−ớc. Trong khi đó, thi hành án dân sự lại là một hoạt động khó khăn, phức tạp, có ảnh h−ởng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau và ảnh h−ởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả của giám sát thi hành án dân sự có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tác động đến nhiêu vấn đề có liên quan. Nhằm bảo đảm giám sát thi hành án dân sự cần phải quán triệt một số quan điểm sau:

2.4.1.1. Bảo đảm giám sát thi hành án dân sự phải đặt trong tổng thể của công cuộc cải cách bộ máy nhà n−ớc, xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định nhiệm vụ: xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Quyền lực nhà n−ớc là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà n−ớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, t− pháp. Nhà n−ớc quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Vấn đề cải cách tổ chức, nâng cao chất l−ợng và hoạt động của các cơ quan t− pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ t− pháp, trong đó có các cơ quan thi hành án đ−ợc coi là một trong những nội dung quan trọng trong cải cách thể chế tổ chức bộ máy và ph−ơng thức hoạt động của Nhà n−ớc.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung −ơng Đảng khóa IX tiếp tục khẳng định phải đẩy mạnh đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan t− pháp, trong đó nêu rõ: "Tiếp tục thực hiện tốt công tác thi hành án, nhất là thi hành án dân sự, khắc phục cơ bản tình trạng án tồn đọng kéo dài".

Hoạt động thi hành án dân sự là một nội dung của hoạt động nhà n−ớc, là một bộ phận của hoạt động t− pháp, mang tính chất hành chính - t− pháp, nên hoạt động thi hành án dân sự có mối quan hệ mật thiết đối với toàn bộ hoạt động của nhà n−ớc, nhất là hoạt động t− pháp. Hoạt động thi hành án dân sự mặc dù không phải là một khâu trong quá trình tố tụng của các cơ quan t− pháp, nh−ng nó lại có ảnh h−ởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan nàỵ Nếu nh− hoạt động thi hành án dân sự không có hiệu quả, thì toàn bộ kết quả hoạt động của quá trình tố tụng tr−ớc đó sẽ chỉ là con số không, thậm chí dẫn đến "nhờn" pháp luật của một bộ phận dân c−. Do đó, bảo đảm giám sát thi hành án dân sự cũng là một trong những biện pháp để đẩy mạnh cải cách t− pháp, cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà n−ớc trong sạch, vững mạnh

và nó phải đ−ợc đặt trong tổng thể của cải cách t− pháp, cải cách bộ máy Nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.4.1.2. Bảo đảm giám sát thi hành án dân sự phải đặt d−ới sự lãnh đạo của Đảng

Điều 4 Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và t− t−ởng Hồ Chí Minh, là lực l−ợng lãnh đạo Nhà n−ớc và xã hội".

Giám sát thi hành án dân sự nhằm đảm bảo và nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự, hạn chế các hành vi tiêu cực, sách nhiễu trong thi hành án dân sự, đồng thời nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội vào việc thi hành án dân sự. Vì thế, giám sát thi hành án dân sự không phải chỉ là hoạt động của Nhà n−ớc, mà là của toàn xã hộị Chính vì vậy việc bảo đảm hiệu quả công tác giám sát thi hành án dân sự phải đ−ợc đặt d−ới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng cộng sản Việt Nam.

Mặt khác, nh− đã phân tích ở trên, thì thi hành án dân sự là một bộ phận cấu thành hoạt động t− pháp, có tính chất hành chính - t− pháp, nên việc bảo đảm hiệu quả giám sát thi hành án dân sự cũng chính là nâng cao hiệu quả của hoạt động t− pháp. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Ban Chấp hành Trung −ơng Đảng về Chiến l−ợc cải cách t− pháp đến năm 2020 đã nêu rõ: "Cải cách t− pháp phải đặt d−ới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà n−ớc là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà n−ớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, t− pháp". Do đó, bảo đảm hiệu quả giám sát thi hành án dân sự là một trong những nội dung của cải cách t− pháp, cải cách bộ máy nhà n−ớc, xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải đ−ợc đặt d−ới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng.

2.4.1.3. Bảo đảm giám sát thi hành án dân sự không làm ảnh h−ởng đến tính ổn định và phát triển của thi hành án dân sự

Để bảo đảm giám sát thi hành án dân sự đòi hỏi phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nh− xây dựng và cải cách cơ chế giám sát, đầu t− nhân lực, vật lực cho hoạt động giám sát, đặc biệt phải tăng c−ờng hoạt động giám sát thi hành án dân sự. Khi tăng c−ờng hoạt động giám sát thi hành án dân sự đòi hỏi các chủ thể giám sát thi hành án dân sự phải giám sát chặt chẽ hơn, toàn diện hơn đối với hoạt động thi hành án dân sự. Đồng thời, các chủ thể có chức năng giám sát nh− Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện kiểm sát cũng phải tổ chức nhiều hơn các đoàn giám sát để theo dõi, kiểm tra hoạt động của cơ quan thi hành án và các đối t−ợng có liên quan. Mặt khác, trong quá trình giám sát thi hành án dân sự các chủ thể giám sát phải trực tiếp tham gia vào hoạt động thi hành án hoặc có những tác động nhất định lên quá trình thi hành án. Tất cả những điều đó, cũng đồng nghĩa với việc các chủ thể giám sát có tác động nhiều hơn đến hoạt động thi hành án dân sự, gây ảnh h−ởng đến hoạt động thi hành án dân sự. Do đó, việc bảo đảm giám sát thi hành án dân sự phải đ−ợc tiến hành một cách thận trọng, tính toán, cân nhắc kỹ l−ỡng để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến thi hành án dân sự, đặc biệt phải xây dựng đ−ợc cơ chế hữu hiệu nhằm ngăn chặn mọi sự lạm quyền trong giám sát thi hành án dân sự của các chủ thể giám sát khi tiến hành giám sát và đảm bảo không gây ảnh h−ởng đến hoạt động thi hành án dân sự.

2.4.1.4. Bảo đảm giám sát thi hành án dân sự phải góp phần hạn chế tình trạng tiêu cực, sách nhiễu và vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự có tác động trực tiếp đến quyền lợi vật chất của Nhà n−ớc, của công dân, của cơ quan tổ chức. Chính vì vậy, trong quá trình thi hành án dân sự, ng−ời đ−ợc thi hành án, ng−ời phải thi hành án, ng−ời có

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan liên tục tìm mọi cách để gây ảnh h−ởng đến thủ tr−ởng, chấp hành viên cơ quan thi hành án và những công chức làm công tác thi hành án nhằm tác động đến quá trình tổ chức thi hành án dân sự. Đối với những ng−ời có quyền lợi, họ luôn mong muốn đ−ợc đẩy nhanh quá trình thi hành án dân sự. Ng−ợc lại, ng−ời phải thi hành án lại luôn tìm mọi cách để làm chậm tiến trình thi hành án, thậm chí tìm mọi cách tác động để đ−a ra những biện pháp nhằm không phải thi hành án. Để làm những điều đó, ng−ời đ−ợc thi hành án, ng−ời phải thi hành án và những ng−ời có quyền, nghĩa vụ liên quan th−ờng sử dụng rất nhiều những biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng vật chất để hối lộ, mua chuộc nhằm tác động đến thủ tr−ởng, chấp hành viên và cán bộ công chức cơ quan thi hành án. Đồng thời, thi hành án dân sự là một trong những hoạt động rất phức tạp, trong quá trình thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án không chỉ tuân thủ các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, mà còn phải vận dụng nhuần nhuyễn nhiều loại văn bản khác nhau để tổ chức thi hành án. Trong khi đó, trình độ hiểu biết pháp luật của ng−ời dân, đặc biệt là của phần lớn những ng−ời đ−ợc thi hành án, ng−ời phải thi hành án và ng−ời có quyền, nghĩa vụ liên quan còn hạn chế, nên nó cũng là điều kiện thuận lợi cho một số cá nhân lợi dụng để trục lợi, gây sách nhiễu ng−ời đ−ợc thi hành án, ng−ời phải thi hành án. Đối với ng−ời đ−ợc thi hành án, thì họ đe dọa kéo dài quá trình thi hành án hoặc là không thể thi hành án đ−ợc do bị cản trở của quy định này hay quy định khác của pháp luật. Còn đối với ng−ời phải thi hành án, họ lại dụ dỗ, đồng lõa, thậm chí có tr−ờng hợp còn t− vấn cho ng−ời phải thi hành án vận dụng các quy định của pháp luật để trốn tránh việc thi hành án.

Mặt khác, do tính chất của thi hành án phức tạp, số l−ợng vụ việc thi hành án hàng năm do một chấp hành viên đảm nhận lớn và không ngừng tăng lên do sự phát triển của nền kinh tế xã hộị Hơn nữa hoạt động thi hành án dân sự thực sự chỉ mới đ−ợc quan tâm một cách toàn diện kể từ năm 1993 thời điểm chuyển giao thi hành án dân sự từ Tòa án sang cho Chính phủ quản lý,

nên về tổ chức cơ quan thi hành án, hệ thống văn bản pháp luật và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án dân sự vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, vừa thiếu về số l−ợng, vừa yếu về chất l−ợng, nên th−ờng để xảy ra vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự. Do đó, bảo đảm giám sát thi hành án dân sự phải đảm bảo hạn chế đ−ợc các hành vi tiêu cực, sách nhiễu và vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự.

2.4.1.5. Bảo đảm giám sát thi hành án dân sự phải phát huy đ−ợc tổng hợp sức mạnh của toàn xã hội

Thi hành án dựa trên cơ sở các bản án, quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài th−ơng mạị Chính vì vậy, thi hành án chỉ đ−ợc tiến hành sau khi đã kết thúc quá trình tố tụng của Tòa án và quá trình giải quyết tranh chấp của Trọng tài Th−ơng mại tr−ớc đó. Do đó, ngay trong quá trình tố tụng và giải quyết tranh chấp, nếu nh− đ−ơng sự nhận thấy sự bất lợi nghiêng về phía mình, họ đã tìm mọi cách để tẩu tán tài sản tr−ớc khi bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài Th−ơng mại đ−ợc tuyên và có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, nếu nh− các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử thực hiện đầy đủ các biện pháp ngăn chặn nh− kê biên, phong tỏa, tạm giữ tài sản của ng−ời phạm tội, ngăn ngừa việc tẩu tán tài sản, thì việc thi hành án sẽ thuận lợị

Trong quá trình tổ chức thi hành án, theo quy định của pháp luật, thì ng−ời có thẩm quyền kháng nghị có quyền hoãn, tạm đình chỉ thi hành án để xem xét việc kháng nghị hoặc xem xét lại bản án, quyết định theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Ng−ợc lại, cơ quan thi hành án cũng có quyền đề nghị Tòa án xem xét lại bản án, quyết định nếu thấy có căn cứ cho rằng bản án xét xử không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật trong quá trình tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu Tòa án giải thích những điểm ch−a rõ trong bản án, quyết định của Tòa án. Nếu tất cả những công việc này không đ−ợc Tòa án thực hiện một cách nghiêm túc và có trách nhiệm, thì cũng làm chậm tiến độ, thậm chí gây khó khăn cho hoạt động thi hành án dân sự.

Để tổ chức thi hành dứt điểm các bản án khó, đối t−ợng có điều kiện thi hành án, nh−ng cố tình chống đối, chây ỳ, cơ quan thi hành án đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp c−ỡng chế cần thiết. Để đảm bảo c−ỡng chế thành công, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ, của các cơ quan hữu quan nh− Công an, kiểm sát, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa ph−ơng; nhân dân địa ph−ơng, các cơ quan, tổ chức kinh tế có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự để đảm bảo phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào việc thi hành án dân sự.

Do đó, bảo đảm giám sát thi hành án dân sự phải nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; đảm bảo đ−ợc sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan hữu quan trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án và của Trọng tài th−ơng mại từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào thi hành án dân sự.

2.4.2. Một số giải pháp bảo đảm giám sát thi hành án dân sự

Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự luôn là một trong những vấn đề nổi cộm đ−ợc Đảng và Nhà n−ớc quan tâm, đặc biệt là trong thời gian gần đây, khi mà d− luận xã hội đang chú ý nhiều đến hoạt động thi hành án dân sự. Đảng và Nhà n−ớc đã ban hành nhiều văn bản nhằm chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự nh− chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ t−ớng Chính phủ về tăng c−ờng và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác thi hành án dân sự trong thời gian tới, Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg của Thủ t−ớng Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/NQ- TW của Bộ Chính trị. Theo tinh thần của Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg, để tăng c−ờng và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự cần phải: Đề cao vai trò của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp. Thực hiện đủ biên chế, nâng cao năng lực, trách

nhiệm, điều kiện làm việc của cơ quan thi hành án dân sự. Khẩn tr−ơng sửa đổi các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự. Tăng c−ờng chỉ đạo, kiểm tra, h−ớng dẫn kịp thời, tháo gỡ v−ớng mắc về công tác thi hành án dân sự. Các khiếu nại, tố cáo phải đ−ợc giải quyết kịp thời, dứt điểm tại nơi phát sinh. Tăng c−ờng thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thi hành án dân sự...

Tiếp đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến l−ợc cải cách t− pháp đến năm 2020 tiếp tục khẳng định: "Phát huy sức

Một phần của tài liệu Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 90 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)