Thực trạng sử dụng hình thức và ph−ơng pháp giám sát thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 69 - 80)

- Tòa án nhân dân

2.2.Thực trạng sử dụng hình thức và ph−ơng pháp giám sát thi hành án dân sự

sát thi hành án dân sự

2.2.1. Hình thức giám sát thi hành án dân sự

Trong thực tiễn giám sát thi hành án dân sự, các chủ thể giám sát thi hành án dân sự sử dụng hai hình thức cơ bản đó là hình thức giám sát trực tiếp và hình thức giám sát gián tiếp. Tuy nhiên, việc xác định hình thức giám sát nào trong thực tế lại chỉ mang tính t−ơng đối, bởi lẽ, có những hình thức là gián tiếp của chủ thể này, nh−ng lại là trực tiếp của chủ thể khác. Ví dụ, Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành lập đoàn giám sát thi hành án dân sự, giám sát tại chỗ đối với hoạt động thi hành án dân sự, thì đối với với Quốc hội và Hội đồng nhân dân với t− cách là chủ thể của giám sát thi hành án dân sự, thì đó là hình thức trực tiếp. Nh−ng với t− cách là đại diện cho nhân dân, thì đó là nhân dân đang giám sát thi hành án dân sự gián tiếp thông qua ng−ời đại diện của mình. Mặc dù vậy, với t− cách là chủ thể của giám sát thi hành án dân sự, thì việc sử dụng hình thức giám sát nào phụ thuộc rất lớn vào chức năng, nhiệm vụ và vị trí vai trò của chủ thể giám sát trong bộ máy nhà n−ớc nói riêng và trong hệ thống chính trị nói chung.

Nhìn chung trong thực tiễn giám sát thi hành án dân sự thời gian qua, các chủ thể sử dụng cả hình thức giám sát trực tiếp và hình thức giám sát gián tiếp. Ví dụ, nhân dân trong quá trình giám sát thi hành án dân sự có thể sử dụng hình thức giám sát trực tiếp bằng cách tham gia trực tiếp vào quá trình thi hành án dân sự nh− tham gia với t− cách ng−ời làm chứng, hoặc sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự. Nh−ng nhân dân cũng giám sát thi hành án dân sự gián tiếp thông qua hoạt động giám sát của Quốc hội, đại biểu Quốc hộị Khi sử dụng hình thức này, nhân dân có thể gửi các thắc mắc, kiến nghị của mình đến Quốc hội, đại biểu Quốc hội để đề nghị chất vấn cơ quan thi hành án về hoạt động thi hành án dân sự. Hoặc Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng kiểm sát thi hành án cũng sử dụng cả hai hình thức gián tiếp và trực tiếp. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện việc kiểm sát trực tiếp tham gia vào quá trình thi hành án (kiểm sát tại chỗ) hoặc kiểm sát gián tiếp hoạt động của cơ quan thi hành án thông qua hồ sơ thi hành án dân sự. Do có sự quy định không rõ ràng về hình thức giám sát, bất cứ một chủ thể nào cũng có thể sử dụng cả hai hình thức giám sát, chính vì vậy, việc lựa chọn hình thức giám sát của các chủ thể giám sát thi hành án dân sự còn gặp nhiều lúng túng, điều này dẫn đến việc lựa chọn, sử dụng biện pháp, ph−ơng pháp giám sát thi hành án dân sự gặp nhiều hạn chế.

2.2.2. Ph−ơng pháp giám sát

Xuất phát từ những đặc thù của thi hành án dân sự, giám sát thi hành án dân sự nh− đã phân tích tại ch−ơng 1, trong thực tiễn, khi thực hiện giám sát thi hành án dân sự các chủ thể giám sát thi hành án dân sự sử dụng các ph−ơng pháp giám sát sau:

Thứ nhất, ph−ơng pháp chất vấn

Ph−ơng pháp chất vấn là một ph−ơng pháp đặc thù, đ−ợc Quốc hội và các đại biểu Quốc hội sử dụng trong giám sát thi hành án dân sự. Có thể nói trong thời gian vừa qua, chất vấn là ph−ơng pháp chủ yếu đ−ợc Quốc hội và

các đại biểu Quốc hội sử dụng để giám sát thi hành án dân sự. Chất vấn th−ờng đ−ợc sử dụng ngay trong kỳ họp, tại phiên họp của Quốc hội hoặc bằng văn bản ngoài phiên họp Quốc hộị Chất vấn cũng đ−ợc các đại biểu Quốc hội sử dụng th−ờng xuyên giữa hai kỳ họp Quốc hội để tiến hành giám sát hoạt động thi hành án dân sự, khi có các đơn, th− khiếu nại, tố cáo gửi tới đại biểu Quốc hội hoặc thông qua cơ quan báo chí đại biểu Quốc hội phát hiện ra những vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự. Xuất phát từ bản chất của chất vấn là hỏi và đáp một cách trực tiếp, khi sử dụng ph−ơng pháp chất vấn cho phép Quốc hội, đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát thi hành án dân sự một cách công khai, kịp thờị Ngay trong kỳ họp Quốc hội, hoặc vào giữa thời gian hai kỳ họp của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đều có thể thực hiện việc giám sát đối với hoạt động thi hành án dân sự. Tuy nhiên, việc sử dụng ph−ơng pháp chất vẫn cũng còn bộc lộ một số hạn chế nh−:

Một là, trả lời chất vấn không kịp thời

Việc chất vấn đối với công tác thi hành án dân sự trong thời gian qua cho thấy chủ yếu đối với các vấn đề rất cụ thể trong thi hành án dân sự nh− vấn đề giải quyết án tồn đọng hay các vụ án cụ thể và chất vấn đ−ợc thực hiện đối với Bộ tr−ởng Bộ T− pháp, trong khi đó, các vụ án cụ thể do các cơ quan thi hành án địa ph−ơng trực tiếp tổ chức thi hành và có hàng trăm ngàn vụ việc, nên Bộ Tr−ởng Bộ T− pháp ngay tức khắc không thể trả lời đ−ợc các chất vấn của đại biểu Quốc hội, nên việc trả lời chất vấn tại phiên họp Quốc hội th−ờng không thỏa mãn đ−ợc những thắc mắc của đại biểu Quốc hộị Thông th−ờng khi nhận đ−ợc các câu hỏi chất vấn, Bộ Tr−ởng Bộ T− pháp cần phải có thời gian yêu cầu các cơ quan hữu quan thuộc quyền quản lý của Bộ tr−ởng chuẩn bị nội dung trả lời chất vấn, giải trình các vấn đề có liên quan, thậm chí có nhiều tr−ờng hợp còn phải có thời gian để điều tra, xác minh làm rõ các vấn đề liên quan đến câu hỏi chất vấn, nên có nhiều câu hỏi chất vấn của kỳ họp này, thì đến kỳ họp sau mới đ−ợc trả lời;

Hai là, câu hỏi chất vấn khó có ph−ơng án trả lời toàn diện

Trong quá trình chất vấn về thi hành án dân sự có nhiều câu hỏi do đại biểu Quốc hội đặt có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau, nh−ng khi chất vấn các đại biểu Quốc hội không tách đ−ợc những vấn đề thuộc phạm vi thi hành án dân sự, nên th−ờng gộp lại để hỏi, khiến cho việc trả lời của Bộ T− pháp không đ−ợc toàn diện, không giải đáp hết các thắc mắc của ng−ời chất vấn.

Ba là, các câu hỏi chất vấn không phản ánh hết các tình tiết liên quan đến vấn đề chất vấn

Trên thực tế, khi đại biểu Quốc hội chất vấn chủ yếu dựa vào các khiếu nại, kiến nghị của cử tri trong đơn gửi tới đại biểu Quốc hội, trong khi đó thi hành án dân sự là lĩnh vực cụ thể, có tính chất chuyên sâu, đồng thời do bảo vệ quyền lợi của mình theo ý chí chủ quan, nên ng−ời khiếu nại th−ờng không đ−a đầy đủ thông tin liên quan đến vụ việc, mà chỉ nêu nên các thông tin có lợi cho mình, nh−ng đại biểu Quốc hội lại không có điều kiện để thẩm tra, xác minh làm rõ những thông tin đó tr−ớc khi đặt câu hỏi chất vấn, nên câu hỏi chất vấn th−ờng không phản ảnh đ−ợc hết các tình tiết liên quan đến vấn đề chất vấn, khiến có việc trả lời chất vấn gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, trực tiếp tham gia vào hoạt động thi hành án dân sự

Là ph−ơng pháp mà chủ thể giám sát thi hành án dân sự trực tiếp tham gia vào quá trình thi hành án dân sự. Ví dụ nhân dân tham gia làm chứng trong việc kê biên tài sản, hoặc c−ỡng chế yêu cầu giao vật, tài sản cho ng−ời đ−ợc thi hành án hoặc cho ng−ời mua đấu giá thành vv...

Đây là ph−ơng pháp mà nhân dân, Viện kiểm sát, Mặt trận Tổ quốc, Chính phủ, ủy ban nhân dân và các chủ thể có chức năng quản lý nhà n−ớc về thi hành án dân sự th−ờng sử dụng. Khi sử dụng ph−ơng pháp này, nhân dân tham gia vào quá trình thi hành án dân sự với t− cách ng−ời làm chứng, ng−ời trông coi, bảo quản tài sản. Còn Mặt trận Tổ quốc và các chủ thể quản lý nhà

n−ớc nh− Chính phủ, ủy ban nhân dân tham gia thông qua việc tham gia ý kiến về việc chỉ đạo phối hợp liên ngành để thi hành các vụ án khó khăn phức tạp tại Ban chỉ đạo thi hành án dân sự hoặc tại các cuộc họp liên ngành để giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Nhìn chung đây là ph−ơng pháp đ−ợc đa phần các chủ thể giám sát thi hành án dân sự sử dụng và đã đạt đ−ợc hiệu quả nhất định trong giám sát thi hành án dân sự nh− trực tiếp tham gia giải quyết các vụ án khó khăn phức tạp; giúp cơ quan thi hành án dân sự tháo gỡ những khó khăn, v−ớng mắc trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo bức xúc của nhân dân. Tuy nhiên, khi sử dụng ph−ơng pháp này thì còn một số hạn chế sau:

Một là, ch−a bảo đảm tính chủ động của các chủ thể giám sát thi hành án dân sự

Trên thực tế, các chủ thể giám sát thi hành án dân sự giám sát thi hành án dân sự bằng hình thức này chủ yếu dựa trên cơ sở chỉ đạo của Lãnh đạo cấp trên, hoặc trên cơ sở đề nghị của cơ quan thi hành án. Do đó, khi sử dụng ph−ơng pháp này các chủ thể bị hạn chế sự chủ động của mình;

Hai là, ch−a có cơ chế để các chủ thể giám sát thi hành án dân sự nắm vững tình tiết của các vụ án tr−ớc khi tham gia vào qua trình thi hành án dân sự

Các chủ thể giám sát tham gia trực tiếp vào quá trình thi hành án dân sự, chủ yếu trên cơ sở đề nghị của Ban chỉ đạo thi hành án, hoặc của cơ quan thi hành án để giải quyết các vấn đề rất cụ thể, mang tính đột xuất trong thi hành án dân sự, trong khi đó khi đề nghị các chủ thể giám sát tham gia, các cơ quan thi hành án rất ít khi gửi tr−ớc tóm tắt về các vấn đề cần bàn bạc, mà chủ yếu đến khi bắt đầu vào cuộc họp, cơ quan thi hành án mới phổ biến nội dung vụ việc, trong khi đó, phần lớn các chủ thể giám sát thi hành án không phải chuyên sâu về thi hành án, nên việc tham gia rất hạn chế.

Thứ ba, kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự

Kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự là ph−ơng pháp giám sát đặc biệt, đ−ợc tiến hành theo một trình tự thủ tục rất chặt chẽ và đ−ợc tiến hành

bởi một chủ thể duy nhất có chức năng kiểm sát hoạt động t− pháp đó là Viện kiểm sát nhân dân. Ngoài Viện kiểm sát nhân dân, không có bất cứ một chủ thể nào đ−ợc sử dụng ph−ơng pháp nàỵ

Khi tiến hành kiểm sát thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân yêu cầu Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp d−ới, chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự hoặc tự mình kiểm tra việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định đ−ợc thi hành ngay theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân; thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định đ−ợc thi hành ngay theo quy định của pháp luật; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án và trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án của cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp d−ới, chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan và việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án dân sự. Do đó, suy cho cùng, bản chất của ph−ơng pháp này cũng là việc sử dụng các ph−ơng pháp xem xét báo cáo và theo dõi quá trình tự kiểm tra của các đối t−ợng giám sát thi hành án dân sự. Mặc dù vậy, Viện kiểm sát nhân dân cũng vẫn có sự đặc thù khi sử dụng ph−ơng pháp kiểm sát thi hành án dân sự, đó là quyền kháng nghị đối với Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp d−ới, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trong việc thi hành án; yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; trong tr−ờng hợp do pháp luật quy định thì khởi tố về dân sự. Do có tính đặc thù nh− vậy, nên hiệu quả của công tác giám sát thi hành án của Viện kiểm sát đạt rất caọ Có thể nói trong thời gian qua, nhờ sự giám sát chặt chẽ, th−ờng xuyên của Viện kiểm sát mà những sai phạm trong thi hành án dân sự đã sớm đ−ợc phát hiện

và chấn chỉnh kịp thời, đã nâng cao hiệu quả phòng, chống vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự. Mặc dù vậy, việc sử dụng ph−ơng pháp này trong thời gian qua cũng vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, đó là, hoạt động kiểm sát chỉ tập trung vào hoạt động của thủ tr−ởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên cơ quan thi hành án.

Theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh Thi hành án dân sự, thì Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi hành án dân sự. Tuy nhiên, hoạt động của Viện kiểm sát trong thời gian qua chỉ tập trung vào các hoạt động của cơ quan thi hành án và chấp hành viên mà không chú ý đến việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các đối t−ợng khác. Thậm chí, ngay cả trong tr−ờng hợp có khiếu nại về thi hành án dân sự, Viện kiểm sát cũng chỉ chú ý đến việc xem xét tính hợp pháp, hợp lý của các quyết định của cơ quan thi hành án và chấp hành viên mà không chú ý kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, tổ chức có liên quan, trong khi việc tuân theo pháp luật về thi hành án dân sự có ảnh h−ởng lớn đến kết quả thi hành án. Ví dụ nh− việc cơ quan, tổ chức nơi chi trả l−ơng cho ng−ời phải thi hành án không chấp hành quyết định c−ỡng chế khấu trừ vào thu nhập của ng−ời phải thi hành án hoặc việc ng−ời phải thi hành án trốn tránh, chây ỳ, chống đối việc thi hành án v.v...

Thứ t−, gặp gỡ, tiếp xúc các đối t−ợng có liên quan đến thi hành án dân sự để thu thập thông tin liên quan đến thi hành án dân sự

Khi sử dụng ph−ơng pháp này, các chủ thể giám sát tiến hành gặp gỡ, tiếp xúc với các đối t−ợng có liên quan đến thi hành án dân sự để tìm hiểu, nắm bắt, xác minh các thông tin liên quan đến những vấn đề mà chủ thể giám sát đang quan tâm. Cũng nh− ph−ơng pháp trực tiếp tham gia hoạt động thi hành án dân sự, đây là ph−ơng pháp đ−ợc hầu hết các chủ thể giám sát thi hành án dân sự sử dụng trong giám sát thi hành án dân sự. Nh−ng phạm vi áp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng thì lại hẹp hơn và tần xuất sử dụng ít hơn, các chủ thể giám sát thi hành án dân sự chủ yếu sử dụng ph−ơng pháp này trong giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 69 - 80)