Thực trạng giám sát thi hành án dân sự 1 Giám sát thi hành án dân sự của nhân dân

Một phần của tài liệu Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 52 - 69)

- Tòa án nhân dân

2.1. Thực trạng giám sát thi hành án dân sự 1 Giám sát thi hành án dân sự của nhân dân

2.1.1. Giám sát thi hành án dân sự của nhân dân

Với mục tiêu xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân, đảm bảo thực sự quyền lực nhà n−ớc là của nhân dân, trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà n−ớc đã tạo nhiều cơ chế, mở rộng dân chủ để nhân dân tham gia vào các hoạt động của Nhà n−ớc. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định "Nhà n−ớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà n−ớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà n−ớc thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức". Nhà n−ớc bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà n−ớc thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm tr−ớc nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà n−ớc và xã hội, có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các cơ quan nhà n−ớc, cán bộ, viên chức nhà n−ớc phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.

Việc giám sát của nhân dân đối với hoạt động thi hành án là hình thức giám sát trực tiếp nhất. Nhân dân thông qua quyền khiếu nại, tố cáo của mình để thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động thi hành án.

Theo quy định của pháp luật, nhân dân giám sát thi hành án dân sự bằng cách trực tiếp tham gia vào hoạt động thi hành án và thực hiện quyền tố

cáo đối với những hành vi vi phạm pháp luật của chấp hành viên, thủ tr−ởng cơ quan thi hành án dân sự.

Thứ nhất, nhân dân trực tiếp tham gia vào hoạt động thi hành án dân sự

Khi tham gia trực tiếp vào hoạt động thi hành án, nhân dân có thể tham gia với nhiều t− cách khác nhau và thực hiện nhiều công việc khác nhau trong quá trình thi hành án dân sự nh−: nhận các loại giấy báo thay cho ng−ời đ−ợc thi hành án, khi các loại giấy báo không gửi trực tiếp đến đ−ợc ng−ời phải thi hành án; tham gia với t− cách là ng−ời làm chứng khi chấp hành viên thực hiện biện pháp kê biên và c−ỡng chế giao tài sản cho ng−ời mua đấu giá thành; tham gia bảo quản tài sản đã kê biên để đảm bảo thi hành án [43]; tham gia với t− cách ng−ời mua đấu giá tài sản.

Khi trực tiếp tham gia vào các hoạt động thi hành án, nhân dân cũng có trách nhiệm tuân thủ mọi yêu cầu của chấp hành viên, ng−ời tham gia bảo quản tài sản phải chịu trách nhiệm về việc bảo đảm an toàn tài sản, phải thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản, giao và nhận tài sản bảo quản theo đúng quy trình [43]. Khi trực tiếp tham gia vào hoạt động thi hành án dân sự, nhân dân cũng đ−ợc quyền yêu cầu cơ quan thi hành án và chấp hành viên đảm bảo quyền lợi của mình và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thi hành án, đ−ợc quyền tham gia ý kiến đối với các hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự.

Thứ hai, thực hiện việc tố cáo

Để đảm bảo thực hiện quyền giám sát thi hành án dân sự, nhân dân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật và những tiêu cực trong thi hành án dân sự và các hành vi khác của cơ quan thi hành án dân sự và các đối t−ợng giám sát thi hành án dân sự khác, khi các hành vi này gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà n−ớc và của bất kỳ công dân nào [23]. Khi thực hiện quyền tố cáo, ng−ời tố cáo có các quyền, nghĩa vụ nh−: Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có

thẩm quyền; yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình; yêu cầu đ−ợc thông báo kết quả giải quyết tố cáo; yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù; trình bày trung thực về nội dung tố cáo; nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình; chịu trách nhiệm tr−ớc pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.

Trong quá trình tham gia vào hoạt động thi hành án dân sự, nhân dân có quyền theo dõi, kiểm tra tính hợp pháp đối với các hoạt động của chấp hành viên, thủ tr−ởng cơ quan thi hành án và các cơ quan hữu quan; có quyền đề nghị chấp hành viên, thủ tr−ởng cơ quan thi hành án và các cơ quan hữu quan điều chỉnh lại các quyết định không đúng quy định của pháp luật, hoặc kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét tính hợp pháp của các quyết định đó. Chấp hành viên, thủ tr−ởng cơ quan thi hành án, những ng−ời có liên quan phải xem xét lại các quyết định của mình. Ng−ời có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét các kiến nghị của nhân dân về thi hành án dân sự.

Theo quy định tại Điều 63 Pháp lệnh Thi hành án dân sự, thì việc giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của thủ tr−ởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên đ−ợc thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáọ Tại khoản 2 Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà n−ớc, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, với t− cách là một chủ thể độc lập, không liên quan đến việc thi hành án, thì giám sát của nhân dân trong thi hành án đã bị hạn chế một b−ớc, bởi quy định tại Điều 59 Pháp lệnh Thi hành án dân sự. Theo quy định này, thì trong thi hành án dân sự, chỉ ng−ời đ−ợc thi hành án, ng−ời phải thi hành án và những ng−ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án mới đ−ợc khiếu nại về thi hành án, còn ng−ời khác không có quyền khiếu nại về thi hành án dân sự.

Do đó, trên thực tiễn, khi giám sát thi hành án dân sự, nhân dân tham gia trực tiếp vào quá trình thi hành án với t− cách ng−ời nhận giấy báo thay, ng−ời làm chứng, ng−ời bảo quản tài sản, ng−ời mua đấu giá tài sản hoặc thực hiện quyền tố cáo đối với những hành vi vi phạm pháp luật của chấp hành viên, thủ tr−ởng và các công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự.

Xuất phát từ các quy định nêu trên, việc giám sát của nhân dân đối với thi hành án dân sự trên thực tiễn đã gặp phải những khó khăn bất cập, vì khi thực hiện quyền tố cáo, cá nhân công dân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm tr−ớc pháp luật về những nội dung mình đã tố cáọ Trong khi đó, trong thi hành án dân sự, có nhiều hành vi của thủ tr−ởng, chấp hành viên và công chức làm công tác thi hành án dân sự dù có vi phạm pháp luật, nh−ng ch−a đến mức gây thiệt hại cho một cá nhân nào, nên không có căn cứ để tố cáọ Đồng thời, mặc dù thi hành án dân sự có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức vào quá trình thi hành án, nh−ng sự tham gia của nhân dân lại t−ơng đối hạn chế. Với t− cách là nhân dân nói chung, không có liên quan đến hoạt động thi hành án, thì ngoài việc tham gia vào quá trình thi hành án dân sự trong vai trò của ng−ời làm chứng, ng−ời tham gia bảo quản tài sản theo yêu cầu của cơ quan thi hành án..., nhân dân hầu nh− không có sự chủ động tham ra vào hoạt động thi hành án dân sự.

Sở dĩ có điều này, bởi lẽ hoạt động thi hành án là hoạt động t−ơng đối là mới mẻ, nên sự hiểu biết của nhân dân về thi hành án dân sự còn rất ít, trong khi việc tuyên truyền về pháp luật thi hành án lại ch−a đ−ợc thực hiện một cách th−ờng xuyên và sâu rộng, mà chủ yếu tuyên truyền thông qua các hoạt động thực tiễn của bản thân cơ quan thi hành án và chấp hành viên. Vì vậy, ng−ời dân ít đ−ợc biết đến hoạt động thi hành án. Mặt khác, thi hành án dân sự trực tiếp tác động gây ảnh h−ởng đến quyền lợi vật chất của các bên đ−ơng sự, nên ng−ời dân do ngại va chạm mà không dám trực tiếp tham gia vào quá trình thi hành án dân sự.

2.1.2. Giám sát thi hành án dân sự của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà n−ớc. Giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là giám sát của cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân.

Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, thì Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà n−ớc, trong đó có hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và các đối t−ợng giám sát thi hành án dân sự. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát của ủy ban Th−ờng vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội [29].

Trong thi hành án dân sự, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên thông qua báo cáo hàng năm của Chính phủ; xem xét trả lời chất vấn của Bộ tr−ởng Bộ T− pháp về các vấn đề có liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự, hoặc có thể thành lập ủy ban lâm thời để xem xét các vấn đề có liên quan đến thi hành án dân sự. ủy ban Th−ờng vụ Quốc hội xem xét báo cáo của Chính phủ, xem xét việc trả lời chất vấn của Bộ tr−ởng Bộ T− pháp và những ng−ời có liên quan đến thi hành án dân sự trong thời gian Quốc hội không họp, xem xét và giải quyết các khiếu nại của công dân liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thành lập và tổ chức Đoàn giám sát đối với thi hành án dân sự [29].

Đại biểu Quốc hội giám sát thi hành án dân sự thông qua chất vấn Thủ t−ớng Chính phủ, Bộ tr−ởng Bộ T− pháp và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện tr−ởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thủ tr−ởng các cơ quan hữu quan có liên quan đến công tác thi hành

án dân sự; giám sát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thi hành án và giám sát việc thi hành pháp luật về thi hành án dân sự ở địa ph−ơng; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đại biểu Quốc hội tự mình tiến hành hoạt động giám sát hoặc tham gia hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội; tham gia Đoàn giám sát của ủy ban Th−ờng vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, ủy ban của Quốc hội tại địa ph−ơng khi có yêu cầụ

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 57 Luật Tổ chức Quốc hội, thì Quốc hội thành lập các ủy ban của Quốc hội và quy định cho các ủy ban các quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể. Trong đó ủy ban pháp luật đ−ợc giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của các cơ quan t− pháp trong đó có hoạt động thi hành án. Nh− vậy, theo quy định này, thì chỉ có Quốc hội, ủy ban Th−ờng vụ Quốc hội, ủy ban pháp luật Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội mới là chủ thể giám sát thi hành án dân sự.

Khi thực hiện việc giám sát hoạt động thi hành án dân sự, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội có trách nhiệm:

Phải bảo đảm công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và không làm cản trở hoạt động bình th−ờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. ủy ban Th−ờng vụ Quốc hội;

ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội chịu trách

nhiệm về quyết định, yêu cầu, kiến nghị giám sát của mình. Quốc hội xem xét, đánh giá và báo cáo về hoạt động giám sát của mình tr−ớc cử tri cả n−ớc;

ủy ban Th−ờng vụ Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động

giám sát của mình tr−ớc Quốc hội;

Đoàn đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm về hoạt động giám sát của mình; báo cáo về hoạt động giám sát của Đoàn và của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn với ủy ban Th−ờng vụ Quốc hội;

Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ giám sát của mình tr−ớc cử tri tại địa ph−ơng [29].

Đối với Hội đồng nhân dân, theo quy định tại Điều 1 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, thì Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà n−ớc ở địa ph−ơng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa ph−ơng bầu ra, chịu trách nhiệm tr−ớc nhân dân địa ph−ơng và cơ quan nhà n−ớc cấp trên. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà n−ớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa ph−ơng, trong đó có thi hành án dân sự.

Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đ−ợc tiến hành th−ờng xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm: giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp; giám sát của Th−ờng trực Hội đồng nhân dân; giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân và giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Để giám sát thi hành án dân sự, Hội đồng nhân dân xem xét báo cáo về thi hành án dân sự, thẩm tra các báo cáo thi hành án dân sự, chất vấn Giám đốc Sở T− pháp hoặc Tr−ởng thi hành án về thi hành án dân sự; thành lập Đoàn giám sát thi hành án dân sự; tổ chức nghiên cứu và giải quyết khiếu nại tố cáo thi hành án dân sự; cử thành viên xác minh, xem xét các vấn đề thuộc nhiệm vụ của các ban.

Khi thực hiện nhiệm vụ giám sát do Hội đồng nhân dân giao, Đoàn giám sát có trách nhiệm:

Thông báo nội dung, kế hoạch giám sát cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là bảy ngày tr−ớc ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát;

Mời đại diện Ban th−ờng trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận và yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan tham gia giám sát; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu này;

Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát và thẩm quyền, trình tự, thủ tục giám sát theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động

Một phần của tài liệu Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 52 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)