Vai trò của giám sát thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 48 - 52)

- Tòa án nhân dân

1.3.Vai trò của giám sát thi hành án dân sự

Với mục đích đảm đảm bảo cho hoạt động thi hành án dân sự đ−ợc đúng định h−ớng, đạt đ−ợc mục đích của nhà quản lý đã đề ra đối với công tác thi hành án dân sự là không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành án dân sự, hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự, giám sát thi hành án dân sự có vai trò sau:

1.3.1. Góp phần củng cố tổ chức, tăng c−ờng hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự

Thi hành án là một công việc hết sức phức tạp, trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án phải quan hệ với nhiều cơ quan khác nhau, áp dụng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau để giải quyết vụ việc. Đặc biệt, thi hành án trực tiếp động chạm đến lợi ích kinh tế của ng−ời đ−ợc thi hành

án, ng−ời phải thi hành án, nên trong giai đoạn thi hành án, sự can thiệp từ bên ngoài vào quá trình thi hành án nảy sinh nhiều, điều này làm cho hoạt động thi hành án dân sự không đ−ợc đảm bảo thực thi trong khuôn khổ của pháp luật. Do đó, trong thi hành án dân sự hoạt động giám sát thi hành án dân sự là rất cần thiết, nó đảm bảo cho cho cơ quan thi hành án dân sự có điều kiện thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật, trong phạm vi khuôn khổ pháp luật.

Mặt khác, do chủ thể giám sát thi hành án dân sự rất đa dạng, nên hoạt động giám sát thi hành án dân sự đ−ợc diễn ra th−ờng xuyên, liên tục và chủ động, chính vì vậy mà nó có tác dụng ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự. Đồng thời, thông qua hoạt động giám sát thi hành án dân sự, các cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm nảy sinh trong thi hành án dân sự. Điều này sẽ góp phần làm lành mạnh môi tr−ờng thi hành án dân sự, làm trong sạch bộ máy cơ quan thi hành án, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự, từ đó nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, góp phần làm tăng c−ờng hiệu quả của thi hành án dân sự.

1.3.2. Bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của ng−ời đ−ợc thi hành án, ng−ời phải thi hành và của Nhà n−ớc

Nh− đã trình bày ở điểm 1.1.3.3 phần 1.1.3, thi hành án dân sự có vai trò rất to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ng−ời đ−ợc thi hành án, ng−ời phải thi hành án, ng−ời có quyền, nghĩa vụ liên quan và lợi ích của Nhà n−ớc. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể đạt đ−ợc khi mục đích của thi hành án dân sự đạt đ−ợc.

Để đảm bảo cho mục đích của thi hành án đạt đ−ợc, thì đòi hỏi toàn bộ hệ thống tổ chức cơ quan thi hành án dân sự, từ hoạt động của bộ máy đến hoạt động của chấp hành viên và các cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự phải đ−ợc vận hành một cách nhịp nhàng, thống nhất, đúng pháp luật. Mọi hoạt động của bất cứ cá nhân, tổ chức nào có liên quan đến hoạt động thi

hành án đều phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, các văn bản có liên quan và đều h−ớng tới một mục đích chung là thi hành một cách triệt để nội dung quyết định trong bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài Th−ơng mại và theo đơn yêu cầu thi hành án.

Hoạt động của chấp hành viên với t− cách là hạt nhân của quá trình tổ chức thi hành bản án phải là những hành vi chuẩn xác, mẫu mực, đáp ứng đ−ợc đòi hỏi của các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng và của pháp luật nói chung. Trong quá trình tổ chức thi hành bản án, mỗi một chấp hành viên đều phải lấy quyền lợi của ng−ời đ−ợc thi hành án, ng−ời phải thi hành án, ng−ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và quyền lợi của Nhà n−ớc làm trọng, không đ−ợc vì mục đích riêng mà có những tác động không đúng pháp luật đến quá trình thi hành án. Hoạt động của các cơ quan hữu quan khác liên quan đến thi hành án dân sự ở các mức độ khác nhau, đều là hoạt động bổ trợ, giúp cho hoạt động thi hành án dân sự đạt đ−ợc hiệu quả caọ Vì vậy, hoạt động của các cơ quan này cũng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật và cũng phải h−ớng tới đích chung là nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự.

Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, của chấp hành viên và các cơ quan hữu quan cũng đạt đ−ợc những mục đích hoàn hảo nh− mong muốn, mà vẫn có những vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình thi hành án dân sự. Để khắc phục đ−ợc điều này, thì giám sát thi hành án dân sự có vai trò rất quan trọng, nó trở thành ph−ơng tiện đảm bảo cho hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên và các cơ quan hữu quan đ−ợc thực thi đúng pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật. Từ đó mà các quyền, lợi ích hợp pháp của ng−ời đ−ợc thi hành án, ng−ời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và Nhà n−ớc đ−ợc bảo vệ.

1.3.3. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tố tụng Một trong những nguyên tắc của thi hành án dân sự là cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên phải tổ chức thi hành án đúng nội dung bản án,

quyết định của Tòa án và của Trọng tài Th−ơng mạị Hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan t− pháp chỉ thực sự đ−ợc phát huy khi bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài Th−ơng mại đ−ợc nghiêm chỉnh thi hành. Một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nếu không đ−ợc thi hành, thì cũng không hơn gì mớ giấy lộn vì các quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan không đ−ợc thực hiện trên thực tế; các quan hệ xã hội bị vi phạm không đ−ợc khôi phục lại tình trạng ban đầu, không phát huy đ−ợc tác dụng trong thực tiễn cuộc sống sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của tất cả các cơ quan t− pháp. Giám sát thi hành án dân sự nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự là đã trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động của tất cả các cơ quan t− pháp, làm cho quá trình tố tụng trở lên có ý nghĩa thực tế trong cuộc sống.

Tóm lại, qua phân tích về khái niệm thi hành án dân sự, các đặc tr−ng của thi hành án dân sự, khái niệm về giám sát thi hành án dân sự, đặc tr−ng của giám sát thi hành án dân sự, chủ thể giám sát thi hành án dân sự, đối t−ợng giám sát thi hành án dân sự, nội dung, hình thức, ph−ơng pháp giám sát thi hành án dân sự, vai trò của giám sát thi hành án dân sự cho thấy giám sát thi hành án dân sự là việc theo dõi, quan sát mang tính chủ động, th−ờng xuyên, liên tục của các chủ thể giám sát đối với các hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên, các công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan, cá nhân có liên quan đến việc thi hành án dân sự. Đồng thời, sẵn sàng tác động để buộc và h−ớng hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên và các cơ quan, cá nhân có liên quan đến việc thi hành án dân sự theo đúng các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các văn bản có liên quan, nhằm tổ chức thi hành một cách có hiệu quả nhất các bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án và Trọng tài Th−ơng mạị Do đó, giám sát thi hành án dân sự có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo thực thi quyền lực nhà n−ớc trong thi hành án dân sự và làm hạn chế các yếu kém, từ đó nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự.

Ch−ơng 2

Thực trạng, quan điểm, giải pháp

bảo đảm giám sát thi hành án dân sự ở việt nam

Một phần của tài liệu Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 48 - 52)