MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC BIỂU HÌNH 19 LỜI MỞ ĐẦU 20 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 20 2. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu những công trình của những năm trước 21 3. Xác lập các vấn đề nghiên cứu 21 4. Mục tiêu nghiên cứu 22 5.Phạm vi nghiên cứu 22 6. Phương pháp nghiên cứu 22 6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 23 6.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 23 7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 24 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 25 1.1 Khái niệm sản phẩm gạch và chất lượng sản phẩm gạch 25 1.1.1 Khái niệm sản phẩm và sản phẩm gạch 25 1.1.2 Khái niệm chất lượng sản phẩm ,chất lượng sản phẩm gạch 26 1.2 Quy trình sản xuất gạch 26 1.3 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gạch 28 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gạch 33 1.4.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài 33 1.4.2 Các yếu tố môi trường bên trong 37 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM GẠCH CỦA DOANH NGIỆP TƯ NHÂN HÙNG MẠNH 40 2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp tư nhân Hùng mạnh 40 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 40 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 41 2.1.3. Quy trình sản xuất gạch tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh 42 2.1.4. Danh mục sản phẩm gạch của doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh 45 2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh 45 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gạch tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh 46 2.2.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Hùng Mạnh 46 2.2.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 47 2.3 Kết quả phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm gạch tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh 48 2.3.1 Thực trạng chất lượng sản phẩm gạch rỗng A1 tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh qua dữ liệu thứ câp 48 2.3.2 Thực trạng chất lượng sản phẩm gạch rỗng A1 tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh 49 2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm gạch 2 lỗ A1 51 2.4.1 Những thành tích đạt được 51 2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu của chất lượng sản phẩm gạch 2 lỗ A1 tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh. 51 CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM GẠCH 2 LỖ A1 TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HÙNG MẠNH 54 3.1 Dự báo triển vọng và phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới. 54 3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm gạch 2 lỗ A1 tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh 54 3.2.1 Quan điểm nâng cao chất lượng sản phẩm gạch 2 lỗ tại doanh nghiệp Hùng Mạnh 54 3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm gạch 2 lỗ A1 tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh 55 3.3 Các kiến nghị nâng cao chất lượng sản phẩm gạch 2 lỗ A1 của doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh. 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình từ phía THS Nguyễn Thị Đông - người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn này, cũng như các cấp lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh
Vì vậy trước khi đi vào nội dung chính của báo cáo em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới THS Nguyễn Thị Đông đã hướng dẫn tận tình, góp ý trao đổi để em hoàn thành luận văn này
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, cán bộ công nhân viên làm việc tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh Đã tạo điều kiện và cung cấp thông tin dữ liệu liên quan đến đề taì
Và em cũng xin được cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa kinh Marketing và các thầy cô trong trường Đại Học Thương Mại đã dạy dỗ, trau dồi cho em kiến thức chuyên môn và giúp em rèn luyện đạo đức phẩm chất nghề nghiệp để hoàn thành đề tài nghiên cứu này cũng như đáp ứng yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Hoàng Thị Thu
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
GẠCH 9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM GẠCH 2 LỖ A1 CỦA DOANH NGIỆP TƯ NHÂN HÙNG MẠNH 9
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 2 LỖ A1 TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HÙNG MẠNH 9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 9
1.1 Khái niệm sản phẩm gạch và chất lượng sản phẩm gạch 9
1.1.1 Khái niệm sản phẩm và sản phẩm gạch 9
1.1.2 Khái niệm chất lượng sản phẩm ,chất lượng sản phẩm gạch 10
1.2 Quy trình sản xuất gạch 11
1.3 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gạch 13
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gạch 18
1.4.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài 18
1.4.2 Các yếu tố môi trường bên trong 22
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM GẠCH CỦA DOANH NGIỆP TƯ NHÂN HÙNG MẠNH 25
2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp tư nhân Hùng mạnh 25
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 25
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 26
2.1.3 Quy trình sản xuất gạch tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh 27
2.1.4 Danh mục sản phẩm gạch của doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh 30
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh 30
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gạch tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh 31
2.2.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Hùng Mạnh 31
2.2.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 32
2.3 Kết quả phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm gạch tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh 33
2.3.1 Thực trạng chất lượng sản phẩm gạch rỗng A1 tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh qua dữ liệu thứ câp 33
2.3.2 Thực trạng chất lượng sản phẩm gạch rỗng A1 tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh 34
Trang 32.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm gạch 2 lỗ A1 362.4.1 Những thành tích đạt được 362.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu của chất lượng sản phẩm gạch 2 lỗ A1 tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh 36CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM GẠCH 2
LỖ A1 TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HÙNG MẠNH 393.1 Dự báo triển vọng và phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 393.2 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm gạch 2 lỗ A1 tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh 393.2.1 Quan điểm nâng cao chất lượng sản phẩm gạch 2 lỗ tại doanh nghiệp Hùng Mạnh 393.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm gạch 2 lỗ A1 tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh 403.3 Các kiến nghị nâng cao chất lượng sản phẩm gạch 2 lỗ A1 của doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh 41
Trang 4Bảng 1.1 – Kích thước viên gạch rỗng đất sét nung( Đơn vị tính bằng mm) Error:Reference source not found
Bảng 1.2: Sai lệch kích thước của viên gạch Error: Reference source not foundBảng 1.3:Khuyết tật về hình dạng Error: Reference source not foundBảng 1.4: Cường độ nén và uốn (MPa) Error: Reference source not foundHình 3- Mô tả gạch rỗng 6 lỗ Error: Reference source not foundBảng 2.1: Danh mục sản phẩm gạch của doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh Error:Reference source not found
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh(2013-2015)
Error: Reference source not foundBảng 2.3: Tỷ lệ gạch mộc không đạt yêu cầu sau khi tạo hình Error: Reference sourcenot found
Bảng 2.4: Tỷ lệ gạch sau khi ra lò Error: Reference source not foundBiểu hình 2.3: số lần đào tạo nâng cao nhận thức về chất lượng của doanh nghiệp Hùng Mạnh Error: Reference source not found
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, cạnh tranh trên thị trường trở nên quyết liệt, chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp, công ty cũng như các quốc gia trên thế giới Do vậy ngày nay vấn đề chất lượng không chỉ là mối quan tâm của riêng các công ty mà còn là mục tiêu chiến lược phát triển của nhiều quốc gia Với sự kiện ngày 6/11/2006 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, số lượng các công ty nước ngoài với tiềm lực về kinh thế, công nghệ kỹ thuật hùng mạnh tham gia vào thị trường Việt Nam ngày càng tăng làm cho sự cạnh tranh trên thị trường nội địa vốn đã khốc liệt, trở lên khốc liệt và khó khăn hơn rất nhiều đối với các công ty Việt Nam Sức ép của hàng hóa nước ngoài, của người tiêu dùng trong và ngoài nước buộc các công ty cũng như các nhà quản lý phải hết sức chú trọng đến vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng hàng hóa
Trong những năm gần đây, nhìn chung vấn đề CLSP của các công ty được chú trọng và nâng cao đáng kể Sản phẩm sản xuất ra ngày càng tốt hơn và chất lượng cao hơn, đa dạng về chủng loại, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã Hàng Việt Nam bước đầu chiếm lĩnh thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể thì năng suất, CLSP cũng như năng lực cạnh tranh của các công ty nước ta còn yếu
Ngành sản xuất gạch ở nước ta trong thời gian qua tương đối phát triển do nhu cầu sử dụng các sản phẩm gạch ngày càng cao Tuy nhiên với trình độ công nghệ, máy móc còn hạn chế, vốn đầu tư ít, cách thức quản lý các khâu sản xuất sản phẩm còn yếu Đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của sản phẩm gạch làm cho ngành sản xuất gạch thậm chí khó có thể theo kịp nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước chứ chưa nói đến việc thâm nhập thị trường khu vực và trên thế giới Vì vậy các công ty cần phải có những kế hoạch cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh cho sản
Trang 6phẩm của mình trên thị trường Trong đó vấn đề nâng cao CLSP phải được đặt nên hàng đầu
Nhận thức sâu sắc về vấn đề trên, các công ty đã xác định cho mình các chiến lược, chính sách và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình
để tăng năng lực cạnh tranh, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh Hòa chung dòng chảy đó, doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh cũng không phải ngoại lệ Ban lãnh đạo công ty đã đưa ra các chính sách chất lượng và quản trị chất lượng hợp lý, luôn coi chất lượng là trên hết, chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với công ty, coi đây cũng là một trong những mục tiêu cơ bản trong chiến lược phát triển của mình
Qua nghiên cứu tìm hiểu và phỏng vấn chuyên sâu tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh, tác giả nhận thấy chất lượng sản phẩm là yếu tố mà công ty luôn quan tâm và đầu tư Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập liên quan đến chất lượng sản phẩm với một số mặt hàng điển hình là chất lượng sản phẩm gạch 2 lỗ A1 Chính
vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng sản phẩm gạch tại doanh nghiệp
tư nhân Hùng Mạnh” cho đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu những công trình của những năm trước
Trong những năm gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề Nâng cao chất lượng sản phẩm cụ thể là:
- “Nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty thép tại Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát – Tập đoàn Hòa Phát” của sinh viên Nguyễn Thúy Nga thực hiện khóa luận tốt nghiệp năm 2012- Trường đại học kinh tế quốc dân
-“Nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần may Việt Tiến” của sinh viên Đào Thanh Lam thực hiện khóa luận tốt nghiệp năm 2014- Trường đại học kinh
3 Xác lập các vấn đề nghiên cứu
Trang 7thức được tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, em quyết định lựa chọn đề tài:
“ Nâng cao chất lượng sản phẩm gạch tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh” làm
đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình
4 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng tới giải quyết các mục tiêu chính sau:
Làm rõ những vần đề lý luận về chất lượng sản phẩm gạch 2 lỗ A1 tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh
Nắm được thực trạng chất lượng sản phẩm gạch của doanh nghiệp Từ đó, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của chất lượng sản phẩm gạch 2 lỗ A1 tại doanh nghiệp
tư nhân Hùng Mạnh
Từ những phát hiện qua nghiên cứu, đề xuất được những giải pháp cho công ty cũng như có những kiến nghị với Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm gạch trong giai đoạn hiện nay
+ Phạm vi về thời gian: Thời gian khảo sát trực triếp tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh từ 4/1/2016-29/1/2016 : để thu thập dữ liệu thứ cấp của doanh nghiệp trong 3 năm 2013, 2014, 2015
+ Đối tượng nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào một số đối tượng sau:
Về sản phẩm:gạch xây dựng 2 lỗ A1 được sản xuất nhiều nhất, vì vậy lựa chọn nghiên cứu chất lượng sản phẩm của gạch xây dựng 2 lỗ của doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh
Về công ty: doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là hệ thống các cách thức, mục đích, nội dung tiến hành thu thập phân tích các thông tin có liên quan để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu Cụ thể
ở đây là làm rõ chất lượng sản phẩm gạch xây dựng 2 lỗ A1 tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh trong những năm gần đây, tìm ra những tồn tại, nguyên nhân của thực trạng đó Để có thể làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu cần sử dụng kết hợp nhiều kỹ năng, phương pháp để thu thập, xử lý phân tích thông tin, kỹ năng giao tiếp, làm việc cụ thể,
kỹ năng tổng hợp… tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào các phương pháp như sau:
Trang 86.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Trong quá trình thực tập tác giả đã thu thập được các
dữ liệu thứ cấp sau:
- Nguồn bên trong doanh nghiệp: bao gồm các báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu, báo cáo bán hàng, trong 3 năm 2013, 2014, 2015 từ phòng kế toán tài chính Các
ấn phẩm của công ty, các phân tích đánh giá của nhân viên phòng kinh doanh
- Nguồn bên ngoài doanh nghiệp:
+ Bài giảng, giáo trình của trường đại học thương mại, các tài liệu tham khảo.+ Các tài liệu lưu trữ, hồ sơ, văn kiện, văn bản pháp lý, chính sách… của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội
+ Các thông tin trên truyền hình, internet, phát thanh…
Thu thập dữ liệu sơ cấp:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động thực tế, thưc trạng hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm gạch tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh
+ Phương pháp phỏng vấn: tác giả tiến hành phỏng vấn khách mua gạch 2 lỗ A1 tại các đại lí phân phối của doanh nghiệp Hùng Mạnh
Để đưa ra kết luận về thành công cũng như hạn chế về chất lượng sản phẩm gạch tại doanh nghiệp tư nhân Hùng Mạnh, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn và đối tương là khách hàng tại các đại lí phân phối gạch 2 lỗ A1… để khảo sát tình hình thực tế đạt độ tin cậy cao,chính xác cao
Những phương pháp trên có ưu điểm là trực quan trong phương pháp quan sát, nguồn thông tin rộng rãi và dễ thu thập Trong phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, thông tin cụ thể với mục đích nghiên cứu trong phương pháp phỏng vấn
6.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập các dữ liệu thông qua các cách ở trên, em tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu Các thông tin thu thập được có những thông tin trực tiếp phục vụ trực tiếp cho đề tài nghiên cứu, có thông tin bổ sung và cũng có những thông tin không cần thiết Do vậy phải có sự chọn lọc những thông tin cần thiết Từ các dữ liệu thông tin em tiến hành phân tích vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng sản phẩm Từ đó, rút ra được những thành công và hạn chế trong hoạt động sản xuất gạch của công ty,
đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với vấn đề này
• Phương pháp đối chiếu so sánh
- Là phương pháp nghiên cứu để nhận thức các sự vật hiện tượng thông qua quan
hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác
- Phương pháp được sử dụng để so sánh dữ liệu giữa các thời kỳ khác nhau hoặc
so sánh hoạt động sản xuất sản phẩm gạch của công ty với các đối thủ cạnh tranh để
Trang 9đánh giá chất lượng sản phẩm gạch trong giai đoạn hiện nay.
• Phương pháp chỉ số: các chỉ số được sử dụng để đánh giá sự tăng lên hoặc giảm xuống, tỷ trọng, thị phần sản phẩm gạch của công ty
7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn… khóa luận gồm 3 chương sau:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM GẠCH
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM GẠCH 2 LỖ A1 CỦA DOANH NGIỆP TƯ NHÂN HÙNG MẠNH
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 2 LỖ A1 TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HÙNG MẠNH
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM 1.1 Khái niệm sản phẩm gạch và chất lượng sản phẩm gạch
1.1.1 Khái niệm sản phẩm và sản phẩm gạch
Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2000 thì “sản phẩm” là kết quả của một quá trình tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác (với nhau) để biến đổi đầu vào (input) và đầu ra (output) Như vậy, sản phẩm được tạo ra từ tất cả mọi hoạt động bao gồm cả những hoạt động sản xuất ra của cải vật chất cụ thể và các dịch
vụ Tất cả các tổ chức hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân đều có thể tạo ra và cung cấp sản phẩm của mình cho xã hội Mặt khác, bất kỳ một yếu tố vật chất nào hoặc một hoạt động do tổ chức nào cung cấp nhằm đáp ứng những yêu cầu
Trang 10bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp đều có thể được gọi là sản phẩm.
Sản phẩm được hình thành từ các thuộc tính vật chất hữu hình và vô hình tương ứng với hai bộ phận cấu thành là phần cứng và phần mềm của sản phẩm
BIỂU HÌNH 1.1: SƠ ĐỒ BỘ PHẬN CẤU THÀNH SẢN PHẨM
Vậy sản phẩm gạch là loại vật liệu được sản xuất từ nguyên liệu chính là đất sét bằng cách tạo hình và nung ở nhiệt độ cao Do quá trình thay đổi lý, hóa trong khi nung nên sản phẩm gạch có tính chất khác hẳn so với nguyên liệu ban đầu
Trong xây dựng sản phẩm gạch được dùng trong nhiều chi tiết kết cấu của công trình từ khối xây, lát nền, ốp tường đến cốt liệu rỗng (kerazit) cho loại bê tông nhẹ Ngoài ra các sản phẩm sứ vệ sinh là những vật liệu không thể thiếu trong xây dựng Các sản phẩm gạch bền axit, bền nhiệt được dùng nhiều trong công nghiệp hóa học, luyện kim và các ngành công nghiệp khác Ưu điểm chính của sản phẩm là có độ bền
và tuổi thọ cao, từ nguyên liệu địa phương có thể sản xuất ra các sản phẩm khác nhau thích hợp với các yêu cầu sử dụng, công nghệ sản xuất tương đối đơn giản, giá thành
hạ Song sản phẩm gạch vẫn còn những hạn chế là giòn, dễ vỡ, tương đối nặng, khó cơ giới hóa trong xây dựng đặc biệt là với gạch xây và ngói lợp
1.1.2 Khái niệm chất lượng sản phẩm ,chất lượng sản phẩm gạch
Một số định nghĩa về chất lượng sản phẩm thường gặp :
Chất lượng là một khái niệm vừa trừu tượng, vừa cụ thể, nhưng cũng rất khó để định nghĩa đúng và đầy đủ về chất lượng bởi từ các góc độ khác nhau như:Doanh
Sản phẩm
Phần cứng: Hữu hình-Vật thể bộ phận-Sản phẩm được lắp ráp-Nguyên vật liệu
Phần mềm: Vô hình
Các dịch vụCác khái niệmThông tin…
Trang 11nghiệp, người quản lí chuyên gia, người công nhân hay từ góc nhìn của người sản xuất
và của người tiêu dùng mà đưa ra các khái niệm khác nhau
Theo ISO 9000:2000 : chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu:
+ Yêu cầu của khách hàng
+ Yêu cầu của luật định và các chế định
+ Yêu cầu của các bên quan tâm khác
+ Yêu cầu của chính tổ chức
Vậy chất lượng sản phẩm gạch cũng tương tự như các sản phẩm khác, đó là thể hiện sự thỏa mãn của khách hàng bởi các đặc tính như: độ nén, độ uốn, độ hút nước, cách âm, cách nhiệt, giá cả, mẫu mã
—> Tách đá —> Nghiền thô —> Nghiền tinh
•Sau khi sơ chế nguyên liệu đất sét được đưa vào máy nhào trộn 2 trục để trộn với than cám đá nhằm đạt độ dẻo cần thiết để đưa qua máy đùn hút chân không đưa nguyên liệu vào khuôn để tạo ra sản phẩm gạch mộc (gạch chưa nung)
•Sản phẩm gạch mộc sau khi có hình dáng chuẩn được vận chuyển lên trại phơi
để phơi tự nhiên hoặc sấy phòng trong trường hợp cần thiết cho đến khi sản phẩm đạt
độ khô thích hợp
•Xếp phôi sản phẩm gạch mộc lên xe goòng (đối với lò nung tuynel) xông – sấy trong lò nung trong một khoản thời gian nhất định, sau đó chuyển sang lò nung để nung ở nhiệt độ khoảng 900 độ C, sau đó sản phẩm được làm nguội ngay trong lò cho
ra thành phẩm
•Sản phẩm sau khi nung được đưa ra lò, phân loại và vận chuyển vào bãi chứa
Trang 12Máy cán mịn
Máy nhào
Trang 131.3 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gạch
GẠCH RỖNG ĐẤT SÉT NUNG
TCVN 1450 : 2009 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
GẠCH RỖNG ĐẤT SÉT NUNG
* Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho gạch rỗng sản xuất từ đất sét (có thể có phụ gia) bằng phương pháp đùn dẻo và nung ở nhiệt độ thích hợp, dùng để sử dụng cho kết cấu xây có trát hoặc ốp bên ngoài
Gạch rỗng đất sét nung có khối lượng thể tích lớn hơn 1600 kg/m3 được xem như gạch đặc và áp dụng theo TCVN 1450 :1998
*Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau cần áp dụng đồng thời tiêu chuẩn này Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi TCVN 1451 : 1998, Gạch đặc đất sét nung;
TCVN 6355-1 : 2009, Gạch xây - Xác định kích thước và khuyết tật ngoại quan; TCVN 6355-2 : 2009, Gạch xây - Xác định cường độ nén;
TCVN 6355-3 : 2009, Gạch xây - Xác định cường độ uốn;
TCVN 6355-4 : 2009, Gạch xây - Xác định độ hút nước;
TCVN 6355-5 : 2009, Gạch xây - Xác định khối lượng thể tích; TCVN 6355-6 :
2009, Gạch xây - Xác định độ rỗng;
TCVN 6355-7 : 2009, Gạch xây - Xác định vết tróc do vôi
* Kích thước, phân loại và ký hiệu
Kích thước cơ bản của gạch rỗng đất sét nung
Trang 14Bảng 1.1 – Kích thước viên gạch rỗng đất sét nung(Đơn vị tính bằng mm)
10580105150
6080105105Chú thích: Có thể sản xuất kiểu gạch rỗng khác nhưng phải đảm bảo các yêu cầu nêu trong Điều 4
Sai lệch kích thước của viên gạch không vượt quá quy định sau:
Bảng 1.2: Sai lệch kích thước của viên gạch
± 2mm với gạch đặc 45
Khuyết tật về hình dạng bên ngoài của viên gạch không vượt quá quy định sau:
Trang 15Bảng 1.3:Khuyết tật về hình dạng
Độ cong trên mặt đáy, mặt cạnh tính bằng mm không lớn
Số vết nứt xuyên suốt chiều dày, kéo sang chiều rộng không
Số vết sứt cạnh, sứt góc sâu từ 5mm đến 10 mm, chiều dài
Yêu cầu về tính năng cơ lý
Cường độ nén, uốn của gạch theo từng mác khôngnhỏ hơn giá trị nêu trong bảng sau
Bảng 1.4: Cường độ nén và uốn (MPa)
Trung bình cho 5 mẫu thử
Nhỏ nhất cho 1 mẫu thử
Trung bình cho 5 mẫu thử
Nhỏ nhất cho 1 mẫu thử
Độ hút nước của gạch đặc đất sét nung không lớn hơn 16%
Số vết tróc do vôi trên bề mặt viên gạch có kích thước trung bình từ 5mm đến 10mm không quá 3 vết
Trang 16BIỂU HÌNH 1.3:MÔ TẢ KÍCH THƯỚC CÁC VIÊN GẠCH
Hình 3- Mô tả gạch rỗng 6 lỗ
Trang 17* Phương pháp thử
Lấy mẫu
Số lượng gạch đặc đất sét nung trong mỗi lô cần kiểm tra không lớn hơn 100.000 viên, số lượng nhỏ hơn 100.000 viên cũng được coi là một lô đủ Mỗi lô phải gồm gạch cùng kiểu, cung mác ; lấy không ít hơn 50 viên làm mẫu thử Việc lấy mẫu phải tiến hành sao cho mẫu thử là đại diện cho toàn lô gạch bao gồm các viên được phân bố đều khắp trong lô gạch
Lượng mẫu thử cho các chỉ tiêu
Số mẫu để kiểm tra kích thước và các chỉ tiêu ngoại quan theo Điều 5.1.1
Số mẫu thử để kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý theo quy định sau:
- Xác định cường độ nén: 5 viên
- Xác định cường độ uốn : 5 viên
- Xác định độ hút nước và khối lượng thể tích : 5 viên
- Xác định vết tróc do vôi : 5 viên
Sau khi kiểm tra lần thứ nhất, nếu phát hiện được bất kỳ chỉ tiêu nào không đạt yêu cầu quy định thì kiểm tra lại chỉ tiêu đó với số lượng mẫu gấp đôi quy định lấy từ chính lô gạch đó
Tiến hành thử
Kiểm tra kích thước, độ cong, vết nứt, vết sứt bằng thước kim loại, thước cặp với
độ chính xác đến 1 mm
Kích thước viên gạch là giá trị trung bình cộng của 3 kết quả đo tại hai cạnh bên
và giữa của mặt tương ứng
Bán kính làm tròn góc, chiều dài và chiều sâu vết sứt cạnh, sứt góc là kết quả của phép đo tại các vị trí đó
Độ cong của mẫu thử trên các mặt xác định theo kẽ hở lớn nhất giữa bề mặt mẫu
và cạnh thước áp vào mặt đó
* Ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển
Trang 18 6.1 Ít nhất 80% số gạch trong lô phải có nhãn hiệu của cơ sở sản xuất
6.2 Gạch có cùng một kiểu, cùng mác được xếp thành kiêu ngay ngắn
6.3 Không được phép quăng, ném, đổ đống khi bốc dỡ, vận chuyển
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gạch
1.4.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài
1.4.1.1 Nhân tố môi trường vĩ mô
Chất lượng là một vấn đề tổng hợp, không phải tự nhiên mà có, không phải chỉ
do một cá nhân hay một bộ phận tạo ra mà là kết quả của cả chu kỳ sản xuất, kinh doanh từ xác định nhu cầu khách hàng → thiết kế→ sản xuất → phân phối → tiêu dùng Vì thế, chất lượng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nhiều điều kiện liên quan trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm Tất cả các yếu tố tác động vào chu kỳ ấy đều có thể tác động và ảnh hưởng đến chất lượng Có thể khái quát thành 4 nhóm yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng như sau:
Nhu cầu của nền kinh tế:
Chất lượng sản phẩm luôn bị chi phối, ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu nhất định của nền kinh tế
- Chính sách kinh tế:
Hướng đầu tư, hướng phát triển các loại sản phẩm và mức thỏa mãn các loại nhu cầu của chính sách kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Đối với một nền kinh tế, các chính sách kinh tế bao gồm: chính sách đầu tư, chính sách phát triển ngành hoặc chủng loại sản phẩm, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu Các chính sách này có ảnh hưởng trực tiếp tới cung, cầu trên thị trường, do đó cũng ảnh hưởng tới chất lượng
Vậy chính sách kinh tế phần nào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gạch Ví
dụ như: chính sách đầu tư của nhà nước chú trọng đến ngành sản xuất kinh doanh gạch, khi đó các doanh nghiệp có thể vay vốn hỗ trợ của nhà , cải thiện máy móc nâng chất lượng sản phẩm gạch
Trang 19Thay đổi theo từng loại thị trường, các đối tượng sử dụng, sự biến đổi của thị trường Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải nhạy cảm với thị trường để tạo nguồn sinh lực cho quá trình hình thành và phát triển các loại sản phẩm Điều cần chú ý là phải theo dõi, nắm chắc, đánh giá đúng đòi hỏi của thị trường, nghiên cứu, lượng hóa nhu cầu của thị trường để có các chiến lược và sách lược đúng đắn
Các doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu của thị trường để tiến hành sản xuất, cho
ra đời những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường, nhu cầu của khách hàng Nhu cầu thị trường đòi hỏi ngày một cao, bởi vậy các doanh nghiệp gạch nói chung phải theo dõi biến động của thị trường để kịp thời cải tiến chất lượng sản phẩm của mình, tránh bị lạc hậu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm
- Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất:
Trình độ phát triển kinh tế của một nền kinh tế, một quốc gia được thể hiện qua tiềm năng kinh tế Đó là khả năng kinh tế (tài nguyên, tích lũy, đầu tư ) và trình độ kỹ thuật (chủ yếu là trang thiết bị công nghệ và các kỹ năng cần thiết) có cho phép hình thành và phát triển một sản phẩm nào đó có mức chất lượng tối ưu hay không Việc nâng cao chất lượng không thể vượt ra ngoài khả năng cho phép của nền kinh tế
Mỗi quốc gia có một đặc thù kinh tế khác nhau bởi vậy doanh nghiệp phải nắm bắt cũng như duy trì kế hoạch kinh doanh sản xuất để sản phẩm gạch sản xuất ra phù hợp với nền kinh tế nước nhà Ví dụ như một nền kinh tế đang trên đà phát triển như Việt Nam cần những sản phẩm gạch có chất lượng đồng đều tốt, giá cả vừa phải mẫu
mã đa dạng phù hợp với hầu hết những công trình có quy mô vừa
Sự phát triển của khoa học-kỹ thuật:
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi
sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là sự ứng dụng các thành tựu của nó vào sản xuất Khi khoa học- kĩ thuật phát triển sẽ tạo ra của cải, vật chất ngày càng nhiều cho
xã hội và người tiêu dùng được cung cấp nhiều tiện ích hơn Nhu cầu, đòi hỏi của người tiêu dùng vì thế cũng ngày càng cao và vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn lại, các chuẩn mực chất lượng càng dễ bị thay thế Kết quả chính của việc áp dụng khoa
Trang 20học kỹ thuật vào sản xuất là tạo ra sự nhảy vọt về năng suất, chất lượng và hiệu quả Các hướng chủ yếu của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay là:
+ Sáng tạo vật liệu mới hay vật liệu thay thế
+ Cải tiến hay đổi mới công nghệ
+ Cải tiến sản phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới
Hình thành phương pháp quản lý tiên tiến góp phần nắm bắt nhanh và chính xác nhu cầu khách hàng, tổ chức quá trình sản xuất- kinh doanh hợp lý, giảm chi phí, tăng năng suất, hiệu quả
Các doanh nghiệp sản xuất gạch đa phần đều sử dụng các máy móc công nhệ Ví dụ như hệ thống lò nung, máy nén gạch, máy tạo hình Khi máy móc công nghệ của doanh nghiệp sử dụng hiện đại và đồng bộ thì chất lượng sản phẩm gạch được nâng cao rất nhiều, chất lượng viên gạch đáp ứng yêu cầu kĩ thuật, kịp thời đáp ứng các đơn hàng
Hiệu lực của cơ chế quản lý:
Hiệu lực cơ chế quản lý ảnh hưởng tới chất lượng thông qua các khía cạnh chủ yếu sau đây:
- Hiệu lực của hệ thống pháp luật:
Bất kỳ một tổ chức nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh tế- xã hội nhất định và do đó nó phải tuân thủ và chịu sự điều chỉnh của một trường pháp luật với những văn bản chính sách pháp luật về quản lý kinh tế nói chung và quản lý chất lượng nói riêng Những văn bản, chính sách này luôn có tác động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm của tổ chức Đồng thời, kiểm tra, theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Hiệu lực quản lí của pháp luật liên quan đến chất lượng sản phẩm gạch như là: gạch được sản xuất ra, sử dụng trong thi công phải đảm bảo độ nén , độ nung, và đảm bảo an toàn trong xây dựng Nếu không chấp hành hệ thống quản lí trên, thanh tra sẽ tước quyền sản xuất kinh doanh , cấm lưu hành trên thị trường
- Hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng:
Trang 21hành lang pháp lý về chất lượng cho các tổ chức, các doanh nghiệp Nhà nước thiết lập
bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng từ trung ương đến địa phương thiết lập hệ thống thanh tra, giám sát chuyên ngành đầu tư xây dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật để thanh tra, kiểm tra về chất lượng, đảm bảo quyền và lợi ích cho người tiêu dùng khi mua và sử dụng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm chịu tác động, chi phối bởi các cơ chế quản lý kinh tế, kỹ thuật, xã hội như :
+ Kế hoạch hóa phát triển kinh tế
+ Giá cả
+ Chính sách đầu tư
+ Tổ chức quản lý về chất lượng
Các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng
Quan niệm về chất lượng và sự đánh giá về chất lượng của mỗi người, mỗi cộng đồng dân cư là khác nhau Sự khác nhau đó xuất phát bởi sự khác biệt về văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán, thói quen tiêu dùng Do đó, yếu tố văn hóa, truyền thống, thói quen tiêu dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng Cụ thể:
+ Ảnh hưởng tới quan điểm về chất lượng
+ Ảnh hưởng tới cảm nhận và đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng
+ Ảnh hưởng tới cách thể hiện chất lượng
+ Ảnh hưởng tới cách thức triển khai hoạt động chất lượng trong tổ chức
Vì vậy, văn hóa chính là yếu tố đầu tiên tổ chức cần quan tâm khi xâm nhập vào một thị trường Sản phẩm chỉ thực sự có chất lượng khi nó phù hợp với những đặc trung về văn hóa, truyền thống, thói quen tiêu dùng của một nhóm đối tượng khách hàng trong một cộng đồng hay một quốc gia cụ thể
1.4.1.2 Môi trường ngành
Nhà cung ứng , khách hàng, đối thủ cạnh tranh đôi khi ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Đòi hỏi doanh nghiệp phải cải tiến liên tục để
Trang 22đáp ứng nhu cầu của khách hàng và có lợi thế so với đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh là nhân tố mà doanh nghiệp không thể bỏ qua trong quá trình sản xuất và kinh doanh gạch Gạch là loại hàng hóa đặc thù trong ngành xây dưng bởi
vì ki khách hàng mua , sẽ mua với một số lượng rất lớn chứ không đơn thuần là một viên hoặc hai viên Vì thế doanh nghiệp cần phải chú tâm đến các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về chính sách giá, chất lượng sản phẩm, mãu mã sản phẩm
Việc bám sát đối thủ cạnh tranh không chỉ giúp cho doanh nghiệp mở rộng được mẫu mã sản phẩm, mà chính sách giá sẽ phù hợp với thị trường thu hút nhiều khách hàng, đứng vững trên thị trường
1.4.1.3 Nhân tố thời tiết
Nhân tố thời tiết ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng sản phẩm gạch Việt Nam là nước có khí hậu nóng ẩm, nắng nhiều mưa nhiều, thiên tai lũ lụt nhiều Khi làm gạch khâu pha chế đất, phơi goòng trông chờ rất nhiều vào thời tiết Đó cũng là một yếu điểm của các doanh nghiệp sản xuất gạch hiện nay vì hầu hết chưa có phương
án đối phó với thời tiết bất thường hoặc nếu có cũng chỉ là rất thô sơ Hầu hết nhà xưởng kho chưa nguyên vật liệu chưa được đâu tư hiện đại, nên thời tiết bất thường ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng viên gạch
1.4.2 Các yếu tố môi trường bên trong
Trong nội bộ doanh nghiệp, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm có thể được biểu thị bằng qui tắc 4M, đó là:
+ Men: con người, lực lượng lao động trong doanh nghiêp
+ Methods: phương pháp quản trị, công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
+ Machines: khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị của doanh nghiệp
+ Materials: vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư, nguyên nhiên vật liệu của doanh nghiệp
Yếu tố con người (Men )
Trang 23lý chất lượng cũng vậy, con người bao gồm cả con người bên trong và bên ngoài tổ chức, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo thành và duy trì chất lượng Sự hiểu biết và tinh thần trách nhiệm của con người trong hệ thống sẽ quyết định lớn đến việc hình thành chất lượng Điều đó có thể được thể hiện qua quan điểm, nhận thức về chất lượng, trình độ chuyên môn, tay nghê, trình độ quản lý điều hành, ý thức và tinh thần của mọi thành viên trong tổ chức Ý thức và hiểu biết người tiêu dùng sẽ duy trì chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng chúng.
Mỗi vị trí bên trong tổ chức họ đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trong
tổ chức Trong đó:
Lãnh đạo cấp cao là cấp quyết định các vấn đề chiến lược về chất lượng của tổ chức Do đó, chất lượng được xác định bởi lãnh đạo cấp cao nhất của tổ chức và phụ thuốc vào trình đồ, tầm nhìn chiến lược, sự quan tâm và cam kết của người lãnh đạo.Các nhà quản lý cấp trung gian là người cụ thể hóa các mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao đưa ra
Các nhân viên, các công nhân trực tiếp lao động sản xuất là những người trực tiếp lao động để tạo ra sản phẩm Vì vậy, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng
Vì vậy, để quản trị chất lượng thành công cần có sự tham gia của mọi người, mọi cấp, mọi bộ phận trong tổ chức Đồng thời, phải tạo mọi điều kiện để con người hoạt động có chất lượng
Yếu tố phương pháp ( Methods):
Sẽ không có sản phẩm có chất lượng, hoạt động có chất lượng nếu không xác định được phương pháp thực hiện đúng đắn và phù hợp với các hoạt động và đặc trưng riêng của tổ chức
Phương pháp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng, đảm bảo độ an toàn, độ tin cậy cho các sản phẩm cũng như các quá trình và quyết định yếu tố cạnh tranh của tổ chức Phương pháp tiếp cận và thực hành quản trị chất lượng
là các phương pháp phòng ngừa, lấy việc cải tiến nâng cao chất lượng làm phương châm hành động chính, đồng thời trung thành với mục tiêu định hướng khách hàng
Máy móc, thiết bị (Machines):