1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển sản phẩm LC UPAS tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh đông đô

21 1,6K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 86,33 KB

Nội dung

Về khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, tại điều 2, UCP 600, đượcđịnh nghĩa như sau: “Credit means any arrangement, however named or discribed, that is irrevocable and thereby constitutes a definite undertaking of the issuing bank to honour a complying presentation”. Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp. Như vậy tín dụng chứng từ thực chất đây là một sự thỏa thuận, mà sự thỏa thuận này thường được thể hiện bằng nội dung một bức thư hay một bứcđiện, gọi là Thư tín dụng hay Tín dụng thư (Letter of Credit – LC).

Trang 1

Nguyễn Trang

Đề tài: Phát triển sản phẩm L/C UPAS tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Đông Đô

Trang 2

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM L/C UPAS CỦA

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM L/C UPAS

1.1.1 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Với xu thế hợp tác và hội nhập toàn cầu không chỉ về văn hóa mà còn cả kinh tếnhư hiện nay thì hoạt động ngoại thương có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế củamỗi quốc gia.Mỗi nước đều là thành viên của rất nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, diễnđànkinh tế trên thế giới mà từđó được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan cũng như chínhsáchđể phát triển kinh tế.Chính vì thế mà ngày nay, các doanh nghiệp trong nước ngàycàng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế của thế giới mà đặc biệt là các doanh nghiệp

có hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thường xuyên.Song hành với những thuận lợi khihội nhập là những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt như sức cạnhtranh các sản phẩm trên một thị trường quốc tếđòi hỏi tiêu chuẩn cao, đồng thời thịtrường này cũng hết sức rủi ro với những nguy cơ từ gian lận, rửa tiền, lừađảo Bêncạnhđó, bản thân các doanh nghiệp này lại bị hạn chế về uy tín cũng như nguồn vốn nêntừđó sẽ phát sinh những nhu cầu được hỗ trợ từ các khía cạnh khác nhau như tìm kiếm thịtrường tiêu thụ, lựa chọn những phương thức thanh toán và đặc biệt là hỗ trợ về mặt uytín và tài chínhđể hạn chế rủi ro cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh Để hoạt độngngoại thương giữa các nước diễn ra thuận lợi và hiệu quả, các NHTM đã tham gia vàoquá trình này với vai trò hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về vốn cũng như uytín Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chính là một trong những cách thức tài trợcủa các NHTM dành cho các doanh nghiệp nhằm thanh toán tiền hàng giữa các nhà xuấtnhập khẩu bên cạnh các phương thức như nhờthu, chuyển tiền

Về khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, tại điều 2, UCP 600,

đượcđịnh nghĩa như sau: “Credit means any arrangement, however named or discribed,

that is irrevocable and thereby constitutes a definite undertaking of the issuing bank to honour a complying presentation”.

Trang 3

Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.

Như vậy tín dụng chứng từ thực chất đây là một sự thỏa thuận, mà sự thỏa thuậnnày thường được thể hiện bằng nội dung một bức thư hay một bứcđiện, gọi là Thư tíndụng hay Tín dụng thư (Letter of Credit – L/C)

Yêu cầu mở L/C Phát hành L/C

Hợp đồng

Từ sơ đồ trên có thể rút ra một số đặcđiểm chính của giao dịch L/C là:

- Thứ nhất, L/C là hợp đồng kinh tế giữa hai bên đó là NHPH và người thụ hưởngtức là nhà xuất khẩu trong giao dịch mua bán hàng hóa

- Thứ hai, L/C là giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ

- Thứ ba, L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ

- Thứ tư, L/C độc lập với hợp đồng cơ sở hàng hóa

- Thứ năm, L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro vàđôi khi còn là công cụ từchối thanh toán và lừađảo

1.1.2 Khái niệm về sản phẩm L/C UPAS

Khi bộ chứng từ xuất trình thanh toán về tới ngân hàng, các nhà nhập khẩu buộcphải thanh toán thì mới được các ngân hàng trao trả chứng từđểđi nhận hàng Nhưngkhông phải lúc nào các doanh nghiệp nhập khẩu cũng có một nguồn tiền nhàn rỗi ngaylập tức hoặcđã được dự phòngđể phục vụ cho việc thanh toán L/C, trong khi đó nếukhông thanh toán ngay, sẽ dẫn tới không lấy được bộ chứng từđểđi nhận hàng ở hải quan

về phục vụ cho sản xuất kinh doanh Từđó, các ngân hàngđã nghĩ tới việc tài trợ vốn chocác doanh nghiệpđể họ cóđủ tiền thanh toán bằng các hình thức như cho vay, cấp hạnmức tín dụng…Sản phẩm L/C UPAS chính là một trong những phương pháp giúp cho

NHPH

HƯỞNG

Trang 4

doanh nghiệp không phải thanh toán ngay mà vẫn có thể có được bộ chứng từđểđi nhậnhàng

Theo quan điểm củahầu hết các NHTM hiện nay thìUPAS (Usance LC payable at

sight) là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trả chậm nhưng nhà xuất khẩu ở nước ngoài có thể nhận được tiền thanh toán ngay thông qua hình thức chiết khẩu từ các ngân hàng đại lý nước ngoài Sản phẩm này giúp cho các nhà nhập khẩu được cung ứng vốn lưu độngđể sản xuất kinh doanh (thay vì phải vay ngoại tệ) từ nhà xuất khẩu thông qua hình thức trả chậm tiền hàng với chi phí hợp lý.

1.1.3 Đặc điểm giao dịch và lợi ích đối với các bên L/C UPAS

tham khảo: final

http://www.slideshare.net/xalochienthang/upas-lc-training-material-1.1.3.1 Đối với ngân hàng phát hành

1.1.3.2 Đối với ngân hàng đại lý

1.1.3.3 Đối với nhà xuất khẩu

1.1.3.4 Đối với nhà nhập khẩu

1.2 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM L/C UPAS CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái niệm phát triển sản phẩm L/C Upas của NHTM

Bất kỳ một sản phẩm nào ra đời cũng đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường vàviệc nắm bắt được nhu cầuđó của các doanh nghiệp Nhận thấy được nhu cầu về vốn củacác nhà nhập khẩu tại thờiđiểm thanh toán bộ chứng từ, bên cạnhđó việc thanh toánthường yêu cầu bằng ngoại tệ trong khi các nhà nhập khẩu lại không có sẵn ngoại tệ dựtrữ, hoặc bị hạn chế vay vốn bằng ngoại tệ, các NHTM đã ban hành sản phẩm L/C Upas

để giải quyết những khó khăn cho nhà nhập khẩu Việc tất cả các ngân hàng đều cho rađời sản phẩm L/C trong khi thị trường cho sản phẩm này còn khá mới mẻđã gây ra sựcạnh tranh tranh giành khách hàng giữa các NHTM.Chính vì thế mà đổi mới, phát triển

Trang 5

sản phẩmđể ngày càng phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là mộtyêu cầu hết sức cần thiết.

Phát triển sản phẩm L/C Upas là một định hướng phát triển mới và có vai trò quantrọng với mỗi NHTM Khi mà sự cạnh tranh trong hoạt động xuất nhập khẩu ngày cànggia tăng, đi kèm vớiđó là những chính sách về ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước banhành nhằm điều chỉnh tỷ giá, và cả sự hội nhập với nền kinh tế thế giới khiến cho nhữngyêu cầu về thanh toánhàng hóa xuất nhập khẩu cũng trở nên chặt chẽ hơn bao giờ hết.Việc cung cấp đa dạng các sản phẩm tài trợ thương mại sẽ mang lại những lợi thế to lớncho các NHTM, tránh phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trên thị trường

Có thể hiểu, phát triển sản phẩm L/C Upas là việc các NHTM thực hiện các biệnpháp, chính sách cũng như công cụđể hỗ trợ nghiên cứu, giới thiệu và cung cấp sản phẩmnày tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Để có thể phát triển sản phẩm L/C Upas theođúng hướng và phù hợp với nhu cầu của thị trường, đòi hỏi các NHTM phải thực hiệncông tác nghiên cứu thị trường vàđánh giá chính xác khả năng thực hiện tại ngân hàngmình

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển sản phẩm L/C Upas của NHTM

1.2.2.1 Chỉ tiêu định tính

a Mức độ hài lòng của khách hàng

Mức độ hài lòng của khách hàng là chỉ tiêu thể hiện đánh giá của khách hàng khi

sử dụng sản phẩm L/C Upas Chỉ tiêu này được xem xét trên nhiều khía cạnh như chấtlượng sản phẩm, lợi ích của sản phẩm đối với khách hàng, thái độ và sự chuyên nghiệpcủa các chuyên viên khách hàng và chuyên viên thanh toán quốc tế khi tư vấn bán sảnphẩm Một ngân hàng cung cấp sản phẩm L/C Upas có mức độ hài lòng của khách hàngcao chứng tỏ chất lượng sản phẩm tốt, công tác tổ chức thực hiện cung cấp sản phẩm hiệuquả Chỉ tiêu mức độ hài lòng của khách hàng có thể được thu thập thông qua các bảnkhảo sát, thăm dò dành cho khách hàng

b Thời gian xử lý nghiệp vụ

Thời gian xử lý nghiệp vụ là khoảng thời gian từ khi ngân hàng nhận hồ sơ đềnghị phát hành L/C Upas của khách hàng đến khi khách hàng nhận được sự tài trợ lần

Trang 6

đầu tiên.Thời gian xử lý nghiệp vụ thể hiện sự hiệu quả của bộ máy hoạtđộng, tính thuậntiện cũng nhưđơn giản của các thủ tục giấy tờ và quy trình nghiệp vụ.Thời gian xử lýcàng ngắn, khách hàng sớm nhận được sự tài trợ về vốn và cả uy tín, đẩy nhanh tốc độthực hiện hợp đồng ngoại thương và sự quay vòng vốn của ngân hàng.Như vậy L/C Upasphát triển sẽ có thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng mà vẫnđảm bảo được chất lượng

và tínhan toàn của nghiệp vụ

c Khả năng hỗ trợ cho các nghiệp vụ khác của NHTM

Các sản phẩm của ngân hàng không tồn tại độc lập mà thường có liên quan đếncác dịch vụ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, cũng như cấp tín dụng Chính vìthếđểđánh giá mứcđộ phát triển của sản phẩm L/C Upas cần phảiđánh giá khả năng hỗtrợ của sản phẩm đó đối với các sản phẩm, dịch vụ có liên quan khác Ví dụ một doanhnghiệp đề nghị phát hành L/C Upas(thiếu)

1.2.2.2 Chỉ tiêu định lượng

Ngoài một số các chỉ tiêu định tính nêu trên thì còn có một số chỉ tiêu định tínhdùng đểđánh giá sự phát triển của sản phẩm L/C Upas như sau :

a. Chỉ tiêu về doanh số và số món của sản phẩm L/C Upas

Chỉ tiêu doanh số phản ánh tổng số tiền mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đượcngân hàng tài trợ thông qua sản phẩm L/C Upas Chỉ tiêu này sẽ phản ánh quy mô hoạtđộng đối với sản phẩm này của NHTM trong từng thời kỳ Doanh số càng lớn chứng tỏsản phẩm bán được nhiều, quy mô lớn và chiếm lĩnh được thị trường

Chỉ tiêu này có thể được đánh giá chi tiết thông qua nhiều chỉ tiêu nhỏ hơn như :Doanh số mở L/C Upas, doanh số cho phát hành bảo lãnh, tổng phí dịch vụ thu được từ

mở, thanh toán, bảo lãnh, ký hậu…

Tuy nhiên, chỉ tiêu này cần được xem xét trong mối quan hệ về số lượng (số món)của L/C Upas để có thể đánh giá chính xác nhất tình hình phát triển sản phẩm L/C Upastại ngân hàng Có thể doanh số L/C Upas của ngân hàng lớn nhưng số lượng món thựchiện lại không nhiều do tỷ lệ thực hiện trên một món lớn thì điều đó cũng chưa cho thấysản phẩm đã thực sự phát triển

Trang 7

b. Chỉ tiêu về thị phần sản phẩm của NHTM

c. Chỉ tiêu về số lượng khách hàng

Một sản phẩm được coi là phát triển nếu nó thu hút được nhiều khách hàng sửdụng Khi một ngân hàng tung ra sản phẩm L/C Upas nếu được các doanh nghiệp xuấtnhập khẩu sử dụng chứng tỏ nóđápứng được những nhu cầu của khách hàng, mang lạinhững lợiích cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi thực hiện hợp đồng ngoại thương

Hơn nữa, chỉ tiêu số lượng khách hàng phảnánh khả năng cạnh tranh của ngânhàng trên thị trường L/C Upas Ngân hàng nào có L/C Upas phù hợp với nhu cầucủađạiđa số các doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, từđó ngân hàng sẽ

có lợi thế cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác

d. Chỉ tiêu về mức độ cạnh tranh về giá

Trên một thị trường hết sức cạnh tranh như thị trường ngân hàng thì việc cạnhtranh về giá là một vấn đề hết sức quan trọng Các doanh nghiệp sẵn sàng từ bỏ ngânhàng đang phục vụ mình để chuyển sang một ngân hàng khác có mức phí dịch vụ, lãi vaythấp hơn Chính vì thế mà đánh giá một sản phẩm tài trợ thương mại, mà đặc biệt là sảnphẩm mới như L/C Upas phát triển hay không thì chất lượng, lợi ích thôi là chưa đủ, màsản phẩm đó còn phải được cung cấp ở một mức giá hợp lý, cạnh tranh

Giá của sản phẩm L/C Upas thể hiện ở các mức phí như phí mở L/C, phí thanhtoán, phí ký hậu, phí bảo lãnh nhận hàng, đặc biệt là phí chấp nhận thanh toán L/C trảchậm (thu khi đi điện chấp nhận thanh toán bộ chứng từ), phí thanh toán ngay trả choNgân hàng nước ngoài (thu khi đến hạn trả nợ vay nước ngoài), và lãi suất cho vay USD

Những mức phí và lãi suất vay kể trên càng cạnh tranh và phù hợp với chất lượngsản phẩm thì L/C Upas sẽ càng được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đánh giá cao, từ

đó thu hút được thêm nhiều khách hàng

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển sản phẩm L/C Upas của NHTM

1.2.3.1 Những nhân tố khách quan

a Môi trường pháp lý

Trang 8

Hoạtđộng của ngân hàng nói chung và tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng đều chịu sựđiều chỉnh trực tiếp của luật quốc gia và luật quốc tế Các NHTM đều phải dựa vào cácquy định của pháp luậtđể làm cơ sở cung cấp các dịch vụ cho khách hàng Vì thế môitrường pháp lý là điều kiện tiên quyếtđể ban hành sản phẩm L/C Upas.

Một ngân hàng muốn phát triển một sản phẩm mới phụ thuộc rất nhiều vào việcpháp luật nướcđó quy định như thế nào về sản phẩm đó Nếu không được pháp luật bảo

hộ mà cứ ban hành sản phẩm, sẽ dẫn đến những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt khi cótranh chấp xảy ra mà không có căn cứ pháp lý giải quyết Đồng thời việc buôn bán, giaothương giữa các nước trên thị trường quốc tế luôn đi kèm với những bất đồng, rào cản vềngôn ngữ, phong tục tập quán nên rất dễ xảy ra tranh chấp

b Yếu tố khách hàng

Yếu tố khách hàng cũng là một điều kiện khách quan cần quan tâm của NHTMtrong việc phát triển sản phẩm L/C Upas.Bất kỳ một sản phẩm nào khi được cung cấp rathị trường cần phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng mà nó hướng tới Về yếu tố này

có thể xem xét trên những khía cạnh như sau:

Thứ nhất là nhu cầu của khách hàng về sản phẩm L/C Upas:

Thứ hai là trình độ hiểu biết của khách hàng về sản phẩm L/C Upas: Một trongnhững khó khăn khi phát triển sản phẩm mớiđó là khách hàng thường không có nhữnghiểu biết về lợiích sản phẩm nên mới không có nhu cầu sử dụng, hoặc do không có kiếnthức nghiệp vụ dẫn đến hiểu sai về bản chất và thực hiện sai quy trình Vì vậy một điềukiện không thể thiếuđể có thể phát triển sản phẩm L/C Upas đó là các khách hàng phải cónhững nhận thức nhấtđịnh về sản phẩm mới này cả về lợiích kinh tế mang lại cho họ vàquy trình thực hiện Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào công việc bán hàng, giới thiệu sảnphẩm của chuyên viên khách hàng, chuyên viên thanh toán quốc tế, cũng như quá trìnhquảng cáo, marketing của ngân hàng dành cho sản phẩm mới này

Trang 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM L/C UPAS TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCPSÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tạiThành phố Hồ Chí Minh vào năm 1991 từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế GòVấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia

Năm 2006, Sacombank chính thức trở thành Ngân hàng TMCP đầu tiên tại ViệtNam tiên phong niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch HOSE với tổng số vốn niêm yết là1.900 tỷ đồng, đồng thời thành lập nhiều công ty trực thuộc bao gồm công ty Kiều hốiSacombank-SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL, Công ty Chứng khoánSacombank-SBS Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoánTP.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tưtrong và ngoài nước.Ngày 03/02/2012, cổ phiếu STB của Sacombank nằm trong nhóm cổphiếu VN30 được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) công bố Các cổ phiếuđược lựa chọn vào VN 30 dựa vào 3 tiêu chí: vốn hóa, số lượng cổ phiếu lưu hành tự do

và tính thanh khoản cao Việc cổ phiếu STB của Sacombank được xếp thứ nhất trongtổng số 30 cổ phiếu tiêu của nhóm VN30 đã khẳng định vị thế và sức hấp dẫn của cổphiếu STB trên thị trường

Trải qua hơn 24 năm hoạt động và phát triển, Sacombank liên tục phát triển mạnh

mẽ, tốc độ tăng trưởng ổn định Ngân hàng đã xây dựng được một hệ thống mạng lướirộng khắp cả nước và không ngừng mở rộng với 72 chi nhánh, phòng giaodịch.Sacombank có quan hệ đại lý với 14331 đại lý, 805 ngân hàng và 82 quốc gia trêntoàn thế giới Năm 2015 cũng đánh dấu những bước chuyển mình đáng chú ý củaSacombank khi Ngân hàng Phương Nam được sáp nhập vào ngân hàng này, hứa hẹn làmtăng quy mô, thị phần cũng như vị thế của Sacombank trên thị trường ngân hàng ViệtNam

Trang 10

Với tầm nhìn trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu khu vực,Sacombank đã và đang thực hiện nhiều chính sách mới nhằm tăng nhanh thị phần bánlẻ.Sacombank là NHTM cổ phần giữ vai trò quan trọng góp phần phát triển đất nước,hoạt động hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam và sự thành công của các doanhnghiệp.

Chi nhánh Đông Đô được thành lập ngày 15/02/2007, trụ sở đặt tại số 363 HoàngQuốc Việt, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội Được thành lập trong giai đoạn

2007 -2008 là giai đoạn bùng nổ của các ngân hàng, đến nay, chi nhánh đã phát triểnthêm 4 điểm giao dịch bao gồm Tây Hồ, Quan Hoa, Lê Đức Thọ và Nguyễn Phong Sắc,chiếm thị phần lớn về hoạt động cho vay, huy động vốn, sản phẩm thẻ trong khu vực CầuGiấy

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng Kinh doanh

Phòng Kiểm soát rủi ro

Phòng Kế toán Hành chính

Phòng Hỗ

trợ Kinh

doanh

4 Phòng giao dịch

Bộ phận Hành chính

Bộ phận Kế toán

Bộ phận

thanh toán

quốc tế

Bộ phận Giao dịch Ngân quỹ

Ngày đăng: 05/05/2016, 21:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w