1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Cơ sở dẫn liệu kiểm toán tài chính

10 7,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 166,98 KB

Nội dung

Cơ sở dẫn liệu là một trong những khái niệm quan trọng của kiểm toán. Việc nắm chắc khái niệm cơ sở dẫn liệu sẽ giúp KTV xác định được chính xác mục tiêu kiểm toán tổng quát của BCTC nói chung và mục tiêu kiểm toán từng bộ phận cấu thành của BCTC nói riêng.

Trang 1

Bài thảo luận môn Kiểm Toán Căn Bản Chủ đề 1: Cơ sở dẫn liệu

Danh sách nhóm 1:

1 Nguyễn Thị Trang

2 Lê Thị Thu Hiền

3 Bùi Thị Vân

4 Bùi Thị Xuyên

5 Lại Thị Trang

6 Lê Thị Bích Ngọc

Trang 2

1 Khái niệm

Cơ sở dẫn liệu là một trong những khái niệm quan trọng của kiểm toán Việc nắm

chắc khái niệm cơ sở dẫn liệu sẽ giúp KTV xác định được chính xác mục tiêu kiểm

toán tổng quát của BCTC nói chung và mục tiêu kiểm toán từng bộ phận cấu thành

của BCTC nói riêng

Để có thể nắm chắc khái niệm về cơ sở dẫn liệu chúng ta hãy xem xét quy trình xử

lý một nghiệp vụ kinh tế của ngân hàng thương mại, từ khi bắt đầu đến khi nghiệp

vụ này được phản ánh vào hệ thống BCTC của đơn vị: Quy trình xử lý nghiệp vụ

cho vay của ngân hàng

Để có thể phản ánh nghiệp vụ cho vay phát sinh tại đơn vị vào hệ thống BCTC của

đơn vị các sự kiện này bắt buộc phải trải qua một loạt các khâu xử lý Đầu tiên, khi

khách hàng đến vay nợ ngân hàng, ngân hàng sẽ tiến hành bước đầu tiên đó là Lập

hồ sơ cấp tín dụng trên cơ sở xem xét thông tin về khách hàng, các hồ sơ pháp lý,

hồ sơ kinh tế do khách hàng cung cấp Hồ sơ cấp tín dụng sẽ gồm có giấy đề nghị

vay vốn, tài liệu thuyết minh vay vốn, tài liệu chứng minh năng lực pháp lý Bước

thứ hai ngân hàng tiến hành phân tích tín dụng nhằm đánh giá chính xác mức độ

rủi ro của khách hàng Ngân hàng sẽ phỏng vấn khách hàng vay vốn, điều tra cơ sở

sản xuất kinh doanh…để nắm được những thông tin xác thực về khách hàng, sau

đó phân tích uy tín, tính cách, năng lực tài chính, bảo đảm tiền vay Từ đó, ngân

hàng ra quyết định có cấp khoản vay hay không và giải ngân Để công nhận các sự

kiện trên được thực hiện, các nhà lãnh đạo phải thực hiện sự phê chuẩn của mình

L

p

s

ơ

c

p

t

í

n

g

P

h

â

n

t

í

c

h

t

í

n

g

R

a

q

y

ế

t

đ

n

t

í

n

g

G

i

i

n

g

â

n

G

i

á

m s

á

t

v

à

t

h

Trang 3

đối với các sự kiện này Ví dụ như phê chuẩn vào tờ trình cấp tín dụng, ký kết hợp đồng tín dụng, ký nhận giải ngân khoản vay., các chứng từ kế toán hợp lệ khác… Trên cơ sở đó, hệ thống kế toán của đơn vị sẽ áp dụng sẽ tiến hành xử lý, ghi nhận, phản ánh khoản cho vay trên vào BCTC của ngân hàng

Như vậy, các quyết định của nhà quản lý đơn vị khi cho phép các sự kiện kinh tế được diễn ra, các chứng từ kế toán phát sinh, các số liệu, sổ sách kế toán và tài liệu khác có liên quan tạo nên một cơ sở và là căn cứ để đảm bảo các khoản mục thông tin được trình bày trên BCTC được lập ra hoàn toàn phù hợp với thông lệ, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành Các tài liệu đó hình thành nên một cơ sở dẫn liệu của BCTC

Cơ sở dẫn liệu là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán một cách trực tiếp hoặc dưới các hình thức khác về các khoản mục và thông tin trình bày trong các BCTC và được kiểm soát viên sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra

Hình thức của cơ sở dẫn liệu thường là:

- Các quyết định đã được ban hành

- Các quy định, chế độ, văn bản pháp luật hiện hành

- Các chứng từ kế toán đã được tạo lập

- Các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp

- Sổ cái các tài khoản liên quan

2 Nội dung cơ sở dẫn liệu

2.1 Đối với các nhóm giao dịch và sự kiện trong kỳ được kiểm toán

2.1.1 Tính hiện hữu Các giao dịch và các sự kiện được ghi nhận đã xảy ra và liên quan đến đơn vị

Ví dụ : Các nghiệp vụ xuất nhập HTK trong kỳ được ghi nhận trên các BCTC phải

là các sự kiện đã diễn ra Trong kỳ doanh nghiệp tiến hành nhiều đợt mua, bán hàng hóa, nguyên vật liệu nên hàng tồn kho thường xuyên có sự biến động Các nghiệp vụ xuất nhập hàng tồn kho được ghi nhận trên BCTC phải thực sự diễn ra Các giấy tờ xuất nhập kho, sổ chi tiết kiểm kê vật tư hàng hóa, lệnh lắp ráp, sản

Trang 4

xuất, tháo dỡ, biên bản mua hàng, hóa đơn bán hàng… chính là các cơ sở dẫn liệu cho nghiệp vụ xuất nhập kho đã được tiến hành

2.1.2 Tính đầy đủ Tất cả các giao dịch và sự kiện cần ghi nhận đã được ghi nhận

Ví dụ : Trong kỳ DN vay vốn những Ngân hàng nào, bao nhiêu đợt, số tiền vay là bao nhiêu sẽ được ghi nhận thông qua hồ sơ vay vốn, giấy đề nghị vay vốn, tài liệu thuyết minh vay vốn, giấy tờ giải ngân khoản vay… Tất cả các khoản vay trong kỳ phải được ghi nhận đầy đủ

2.1.3 Tính chính xác

Số liệu và dữ liệu liên quan đến các giao dịch và sự kiện đã ghi nhận được phản ánh một cách phù hợp

2.1.4 Đúng kỳ

Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận đúng kỳ kế toán Các nghiệp vụ phát sinh phải được ghi nhận theo nguyên tắc kế toán dồn tích, tức là được ghi nhận vào kỳ

kế toán mà chúng phát sinh mà không căn cứ vào sự phát sinh của dòng tiền

Ví dụ : DN bán chịu hàng hóa vào tháng 12/2013 Khách hàng thanh toán cho DN vào tháng 1/2014 Ở đây giao dịch đã phát sinh trong năm 2013 và phải được ghi nhận vào BCTC năm 2013, không căn cứ vào việc luồng tiền phát sinh vào lúc nào

2.1.5 Phân loại

Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào đúng tài khoản

Ví dụ : Trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ bán chịu cho khách hàng hoặc trả trước tiền hàng cho người bán, DN phải ghi nhận các giao dịch này vào đúng tài khoản

Trang 5

2.2 Đối với số dư tài khoản cuối kỳ

2.2.1 Tính hiện hữu

Tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu thực sự tồn tại

Ví dụ : Trong BCTC năm 2013 của công ty Vinamilk, khoản mục Tiền và tương

đương tiền nằm trên bảng CĐKT, tại thời điểm ngày 31/12/2013 phải thực sự tồn

tại với số lượng đúng như ở quỹ tiền mặt của doanh nghiệp

Tiền 1.394.534.283.673 Biên bản kiểm kê quỹ, số dư tài

khoản ngân hàn, giấy tờ chuyển tiền

Tương đương tiền 1.351.111.042.277 Giấy tờ có giá ngắn hạn dưới 3

tháng…

2.2.2 Tính đầy đủ

Tất cả các tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu cần ghi nhận đã được ghi

nhận đầy đủ

Ví dụ : Khoản mục hàng tồn kho của công ty Vinamik tại ngày 31/12/2013 được

ghi nhận trên bảng CĐKT cần phải được ghi nhận đầy đủ dựa trên biên bản kiểm

kê hàng hóa, các phiếu xuất nhập kho trong kỳ Các khoản mục hợp thành hàng tồn

kho cũng phải được ghi nhận đầy đủ

Trang 6

2.2.3 Quyền và nghĩa vụ

Đơn vị nắm giữ các quyền liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của đơn vị và đơn vị

có nghĩa vụ với các khoản nợ phải trả

Ví dụ: Dưới đây là danh mục các khoản phải trả của Vinamilk tại thời điểm

31/12/2013 Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

cũng như dài hạn khi đến hạn, đặc biệt là các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhà

Trang 7

2.2.4 Đánh giá và phân bổ

Tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu được thể hiện trên báo cáo tài chính theo giá trị phù hợp và những điều chỉnh liên quan đến đánh giá hoặc phân bổ đã được ghi nhận phù hợp

Ví dụ : Vinamilk áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán HTK

và phân bổ khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản cố định hữu hình

 KTV cần xem xét :

- Chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng để đánh giá tài sản có đúng với các chuẩn mực, kế toán hiện hành hay không

- Việc áp dụng phương pháp đánh giá có nhất quán, hợp lý không

2.3 Cơ sở dẫn liệu đối với các trình bày và thuyết minh

2.3.1 Tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ

Các sự kiện, giao dịch và các vấn đề khác được thuyết minh thực sự đã xảy ra và

có liên quan đến đơn vị

Ví dụ : Trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty cổ phần Vinamilk có trình bày mục:

Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu

Các quỹ được trích lập dựa theo Điều lệ của Tập đoàn như sau:

Quỹ đầu tư phát triển 10% lợi nhuận sau thuế

Quỹ dự phòng tài chính đến 5% lợi nhuận sau thuế

Tập đoàn ngưng trích lập quỹ dự phòng tài chính khi số tiền trong quỹ đạt 10% trên vốn điều lệ Việc sử dụng các quỹ nói trên phải được sự phê duyệt của Đại hội Cổ đông, Hội đồng Quản trị hoặc Tổng Giám đốc tùy thuộc vào bản chất và qui mô của nghiệp vụ đã được nêu trong Điều lệ và Quy chế Quản lý Tài chính của Tập đoàn

 KTV cần xem xét quy định trên có thực sự có trong điều lệ của công ty, và các quỹ này có được trích lập đúng như thế trong bảng cân đối kế toán không

Trang 8

Hay việc công ty trình bày trên thuyết minh là:

Đầu tư mới vào Công ty TNHH Bò Sữa Thống Nhất Thanh Hóa

Ngày 17 tháng 11 năm 2013, Tập đoàn đầu tư vào một công ty con mới – Công ty TNHH Bò Sữa Thống Nhất Thanh Hóa với quyền biểu quyết là 96,33%, với tổng khoản thanh toán là 578 tỷ VND Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013, Công ty đã chuyển 4,3 tỷ VND để góp vốn cho công ty con này.

 KTV cần kiểm tra các giấy tờ, sổ sách thực tế xem xét liệu thong tin trên có là đúng sự thật

2.3.2 Tính đầy đủ

Tất cả các thuyết minh cần trình bày trên báo cáo tài chính đã được trình bày Nghĩa là KTV cần xem xét tất cả các khoản mục cần được thuyết minh trên BCTC đã được doanh nghiệp trình bày chưa

Ví dụ: trong thuyết minh báo cáo tài chính của công ty sữa vinamilk doanh nghiệp này đã nêu rõ, đầy đủ, chi tiết những khoản mục như:

tiền và tương đương tiền, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, hang tồn kho,TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, xây dựng cơ ản dở dang

2.3.3 Phân loại và tính dễ hiểu

Các thông tin tài chính được trình bày, diễn giải và thuyết minh hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu

Ví dụ: Ta có thể xem xét cấu trúc của một thuyết minh BCTC của Vinamilk trên thuyết minh này báo cáo tài chính đã được thuyết minh một cách rõ ràng, cụ thể và phân loại ra đúng từng phần Như khoản mục tiền và tương đương tiền được phân loại rõ ràng, cụ thể, nêu rõ có những loại tiền nào:

Trang 9

2.3.4 Tính chính xác và đánh giá

Thông tin tài chính và thông tin khác được trình bày hợp lý và theo giá trị phù

hợp (VSA 315, A111)

Các KTV có thể xem xét các số liệu, nguyên tắc được trình bày có phù hợp với thực tế và các chuẩn mực kế toán hay không

3 Cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán

Việc lập và trình bày BCTC trung thực, hợp lý, phù hợp với các chuẩn mực hiện hành là trách nhiệm của chủ doanh nghiệp Để đạt được mục đích toàn diện BCTC nói chung, tức là để đưa ra các ý kiến nhận xét về BCTC của đơn vị, KTV phải xem xét, kiểm tra các riêng biệt các bộ phận, khoản mục của chúng

Mục tiêu kiểm toán từng bộ phận của BCTC là nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ xác đáng về mọi khía cạnh làm cơ sở xác nhận cho từng bộ phận được kiểm toán

Để có thể đưa ra mục tiêu kiểm toán riêng biệt cho mỗi khoản mục, người ta cố gắng đưa ra những mục tiêu kiểm toán chung có thể áp dụng cho mọi khoản mục Các mục tiêu kiểm toán chung này được hình thành trên cơ sở dẫn liệu

Mối quan hệ mục tiêu kiểm toán và cơ sở dẫn liệu:

Như vậy, cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán có mối quan hệ với nhau Mục tiêu kiểm toán thường được xác định dựa trên cơ sở dẫn liệu của chỉ tiêu và bộ phận cấu thành trên BCTC Các bộ phận cấu thành khác nhau trong BCTC thì cơ sở dẫn

NHÀ QUẢN LÝ KIỂM TOÁN VIÊN

CƠ SỞ DẪN LIỆU

Là đối tượng hướng tới và là

cơ sở hình thành các mục tiêu kiểm toán

MỤC TIÊU KIỂM TOÁN

Đưa ra các nhận xét về mức độ trung thực và hợp lý của cơ sở dẫn liệu

Trang 10

liệu có thể không giống nhau Tuy nhiên mục tiêu kiểm toán tổng quát là giống nhau đối với mọi bộ phận cấu thành Cơ sở dẫn liệu của các chỉ tiêu, bộ phận cấu thành lại ảnh hưởng đến các mục tiêu kiểm toán cụ thể của các bộ phận này Khi tiến hành kiểm toán các chỉ tiêu bộ phận khác nhau trên BCTC, KTV phải xác định mục tiêu kiểm toán cụ thể khac nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng chỉ tiêu

bộ phận này

Ngày đăng: 10/10/2014, 23:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w