1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình và khả năng tiếp cận thị trường lao động của người lao động nông thôn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.

97 234 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá tình hình và khả năng tiếp cận thị trường lao động của người lao động nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường lao động của người dân, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người dân trên địa bàn huyện. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động việc làm và vấn đề tiếp cận thị trường lao động của người dân nông thôn hiện nay. Đánh giá thực trạng lao động việc làm và tình hình tiếp cận thị trường lao động của người lao động nông thôn trong huyện trong thời gian qua từ đó thấy được mức độ tham gia thị trường lao động của người lao động. Nghiên cứu khả năng tiếp cận thị trường lao động và tìm việc làm của người dân trên địa bàn huyện. Đề xuất một số các giải pháp kinh tế xã hội chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động và tìm việc làm của người dân trong huyện.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận này

là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học hàm học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khoá luận đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khoá luận đều được trích rõ nguồn gốc.

Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2010 Người cam đoan

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các thầy, cô giáo thuộc khoa Kinh tế

và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến cô giáo TS Vũ Thị Phương Thụy thuộc bộ môn Kinh tế Tài nguyên và môi trường đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Thiệu Hoá, các phòng ban, UBND xã Thiệu Phú, Thiệu Đô, Thiệu Ngọc, các hộ nông dân, người lao động trong huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra về tình hình lao động việc làm tại địa phương.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập và thời gian thực hiện khoá luận này.

Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2010 Người cảm ơn

Trang 3

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

Vấn đề lao động việc làm là vấn đề nóng bỏng có tính chất quan trọngtrong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, một vùng hay một địaphương Những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách để giải quyếtviệc làm cho người lao động và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, giải quyếtnhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn Tuy nhiên, vấn đề việc làm chongười lao động nông thôn vẫn là vấn đề bức xúc của xã hội Hiện nay cho thấykhả năng tiếp cận thị trường lao động của người lao động nông thôn còn kém,đặc biệt thị trường lao động ngoài huyện và thị trường các ngành phi nông

nghiệp Vì vậy, tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình hình và khả năng tiếp cận thị trường lao động của người lao động nông thôn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.

Mục tiêu tổng quát của đề tài:

Đánh giá tình hình tiếp cận và khả năng tiếp cận thị trường lao động củalao động huyện Từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thịtrường lao động của người lao động nông thôn

Mục tiêu cụ thể của đề tài:

+ Phản ánh thực trạng lao động việc làm và tình hình tiếp cận thị trườnglao động của người lao động huyện trong thời gian qua

+ Đánh giá khả năng tiếp cận thị trường lao động của người lao động trênđịa bàn huyện

+ Đề xuất một số các giải pháp kinh tế xã hội chủ yếu nhằm nâng cao khảnăng tiếp cận thị trường lao động và tìm việc làm của người dân trong huyện

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế xã hội gắn liền vớitình hình và khả năng tiếp cận thị trường lao động của người lao động huyện

Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong đề tài:

Trang 4

+ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phỏng vấn điều tra trực tiếp 90 hộtrong 3 xã được chọn.

+ Số liệu thu thập được tổng hợp xử lý bằng các phương pháp thống kê

mô tả, phương pháp so sánh đối chiếu đồng thời sử dụng một số phương phápđánh giá nông thôn (PRA,RRA, chuyên gia chuyên khảo)

Qua quá trình nghiên cứu rút ra một số kết quả như sau:

1, Về lao động, việc làm của người lao động huyện

Thiệu Hóa là huyện thuần nông có dân số đông và lực lượng lao độngtrong tuổi khá dồi dào biến động tăng qua 3 năm, năm 2007 lực lượng lao độngcủa huyện là 79.395 lao động, năm 2009 tăng lên 81.649 lao động, bình quân 3năm tăng 1,41% Lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng laođộng, tập trung nhiều nhất trong độ tuổi từ 25- 44 tuổi song phần lớn lao độngtrong huyện là những lao động nông nghiệp gắn bó với đồng ruộng và nông thôn

Lao động thiếu việc làm thừa thời gian lao động chiếm tỷ lệ cao bìnhquân 3 năm số lao động thiếu việc làm tăng 1,60%, số lao động đủ việc làm, cóviệc làm ổn định còn thấp, lao động thất nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ song rải rác ở tất

cả các xã

2, Tình hình tiếp cận thị trường lao động của người lao động huyện

Số lượng lao động tham gia thị trường trong và ngoài huyện hàng nămtăng lên trong đó bao gồm lao động đủ việc làm, bình quân 3 năm tăng 3,79%

Xét về trình độ chuyên môn thì hầu hết lao động ở nông thôn có trình độchuyên môn thấp, tỷ lệ lao động được đào tạo có xu hướng tăng lên, tỷ lệ laođộng chưa qua đào tạo giảm, bình quân 3 năm giảm 1,99%

Đa số lao động trên địa bàn huyện tham gia thị trường lao động chủ yếudựa vào các mối quan hệ anh em, bạn bè,…Qua những mối quan hệ này họ cóđược các công việc phổ thông, tính ổn định không cao Trong tổng số 60/113 laođộng điều tra có 4 lao động tìm được việc làm thông qua các mối quan hệ anh

Trang 5

em bạn bè, chiếm 29,2%, thông qua hình thức tuyển dụng của các doanh nghiệp,qua trung tâm giới thiệu việc làm,… tỷ lệ lao động có được việc làm là rất thấp.Lao động trên địa bàn tham gia vào các hoạt động mua bán sức lao động cònthấp, không thường xuyên và chủ yếu thông qua hình thức giao dịch không chínhthức, hợp đồng miệng không có tính pháp lý.

Ngoài thị trường trong nước người lao động trong huyện còn tham gia thịtrường lao động nước ngoài Xét cả về mặt số lượng và chất lượng thì lao độngxuất khẩu trong huyện trong những năm gần đây đều tăng lên song vẫn chưa đápứng được thị trường lao động ngoài nước Yếu tố hạn chế đối với lao động xuấtkhẩu là trình độ thấp, thiếu thông tin xuất khẩu và tính kỷ luật trong lao độngchưa cao

3, Khả năng tiếp cận thị trường lao động của lao động huyện

Khả năng tiếp cận thị trường lao động của người lao động nông thônhuyện thấp thể hiện ở khả năng đáp ứng về trí lực, khả năng tài chính và khảnăng tiếp cận thông tin thị trường lao động:

+ Khả năng đáp ứng về trí lực là khả năng đáp ứng về trình độ chuyênmôn của người lao động được tiếp cận qua công tác đào tạo nghề, nguyệnvọng học nghề của người lao động

+ Khả năng đáp ứng về tài chính của các hộ nông thôn còn thấp, thể hiệnqua thu nhập của các nhóm hộ và tỷ lệ hộ vay vốn

+ Khả năng tiếp cận thông tin thị trường lao động thể hiện qua tỷ lệ laođộng biết thông tin về lao động việc làm và mức độ sử dụng các thông tin đó

4, Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường lao động

+ Trình độ người lao động

+ Tính tổ chức kỷ luật của người lao động

+ Một số các yếu tố khách quan khác: Thông tin thị trường lao động, thểchế chính sách của địa phương

Trang 6

5, Định hướng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động

Dự kiến trong giai đoạn 2010 – 2012 huyện sẽ phấn đấu tạo việc làm chohơn 44 nghìn lao động nông thôn bao gồm việc làm trong các trang trại và việclàm trong các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn Ngoài rahuyện dự kiến tạo việc làm cho lao động ngoài thị trường huyện qua hình thứcxuất khẩu lao động và làm việc tại các khu đô thị Để đạt được dự kiến trongtương lai thì có một số giải pháp được đặt ra:

Giải pháp nâng cao trình độ người lao động:

+ Đa dạng các hình thức đào tạo nghề

+ Phát triển các hình thức vừa học, vừa làm

+ Triển khai hình thức dạy nghề gắn với việc làm tại chỗ

Giải pháp tạo tính kỷ luật của người lao động:

+ Tăng cường giáo dục nhân cách, đạo đức, tác phong tính tổ chức kỷluật cho người lao động

+ Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy định của đơn vị, của cácdoanh nghiệp về giờ giấc làm việc và nội quy lao động

+ Có hình thức động viên khen thưởng kịp thời để tạo động cơ phấn đấutrong công việc

Giải pháp về hoạt động giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn:

+ Đa dạng hoá các hình thức giới thiệu việc làm, hình thức giới thiệu việclàm công và hình thức giới thiệu việc làm tư nhân

+ Cần liên kết các trung tâm giới thiệu việc làm với các doanh nghiệptrong việc tuyển dụng lao động

+ Thông tin về việc tuyển dụng lao động cần được phổ biến rộng rãi đếnngười lao động qua các kênh thông tin phổ biến nhất

Trang 7

MỤC LỤC

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

2.1 Cơ sở lý luận 5

2.1.1 Một số lý luận về lao động, việc làm và thị trường lao động 5

2.1.2 Một số lý luận về tiếp cận thị trường lao động và khả năng tiếp cận thị trường lao động 12

2.2 Cơ sở thực tiễn 20

2.2.1 Tổng quan về lao động việc làm ở nông thôn các nước trên Thế giới 20

2.2.2 Tổng quan tài liệu về lao động việc làm ở nông thôn Việt Nam 24

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 30

3.2 Phương pháp nghiên cứu 38

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và thu thập số liệu 38

3.2.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu 40

Trang 8

3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu 41

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43

4.1 Thực trạng lao động việc làm của lao động toàn huyện và hộ điều tra 43

4.1.1 Thực trạng lao động việc làm của người lao động trong toàn huyện 43

4.1.2 Thực trạng lao động việc làm tại các hộ điều tra 48

4.2 Đánh giá tình hình và khả năng tiếp cận thị trường lao động của người lao động huyện 51

4.2.1 Đánh giá tình hình tiếp cận thị trường lao động của người lao động 51

4.2.2 Đánh giá khả năng tiếp cận thị trường lao động của người lao động 62

4.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường lao động 70

4.3 Định hướng tạo việc làm và một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người lao động 75

4.3.1 Định hướng tạo việc làm cho người lao động 75

4.3.2 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động 77

4.3.2 Giải pháp nâng cao tính kỷ luật của người lao động 80

4.3.3 Giải pháp về hoạt động giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn 81

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

5.1 Kết luận 83

5.2 Kiến nghị 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 9

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta là một nước nông nghiệp với trên 70% dân số sống ở khu vựcnông thôn Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp nôngthôn là vấn đề bức thiết được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng giải quyết.Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định: “ Giải quyết việclàm là yếu tố quyết định phát huy yếu tố con người, ổn định và phát triển kinh tế,làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân” Nhữngnăm vừa qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách để giải quyết việc làmcho người lao động và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, giải quyết nhiềucông ăn việc làm cho lao động nông thôn Tuy nhiên, vấn đề việc làm cho ngườilao động nông thôn vẫn là vấn đề bức xúc của xã hội

Với khoảng 73% dân số ở nông thôn có đến 75,4% là lực lượng lao động,nông thôn được coi là khu vực cung cấp lao động chủ yếu cho nền kinh tế Songthực tế lao động nông thôn nói chung đều tập trung sản xuất nông nghiệp, bánnông nghiệp ít được đào tạo, thiếu việc làm trong thời gian nhàn rỗi do vậy năngsuất lao động thấp, thu nhập bấp bênh Mặt khác, trong thời gian nông nhàn hầuhết lao động nông nghiệp trở thành lao động phổ thông tự do ngay cả trong khuvực nông thôn và thành thị, thiếu thiết bị bảo hộ lao động, làm việc trong điềukiện không an toàn, không được hưởng một số quyền lợi của người lao động.Bên cạnh đó sự di chuyển tự do lao động từ nông thôn ra thành thị dẫn tới nhiềuvấn đề xã hội nảy sinh gây nhiều cản trở thậm chí là gánh nặng cho sự phát triểncủa đất nước Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thịtrường lao động của chúng ta chưa hoàn thiện, khả năng tiếp cận thị trường laođộng của người dân đặc biệt là đối với lao động ở khu vực nông thôn còn nhiềuhạn chế Vì vậy hoàn thiện hệ thống thị trường lao động, tạo cơ hội cho mọi người

Trang 10

tiếp cận và tìm kiếm việc làm là nhiệm vụ chiến lược của công cuộc công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước.

Thiệu Hóa là huyện thuần nông của tỉnh Thanh Hóa với hơn 170 nghìnnhân khẩu, trong đó chiếm hơn 46% là số dân trong độ tuổi lao động Mặc dùtrong thời gian qua Ủy ban nhân dân cùng các ban ngành đoàn thể huyện ThiệuHóa đã có nhiều chính sách nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập chongười lao động, song đến nay tỷ lệ nghèo của huyện còn ở mức 15,4%, tình trạngthiếu việc làm, thất nghiệp trá hình, lao động tự do vẫn chiếm tỷ lệ cao, khả năngtiếp cận của thị trường lao động của người lao động nông thôn còn nhiều hạn chế

Từ những lý do trên tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình và khả năng tiếp cận thị trường lao động của người lao động nông thôn huyện Thiệu Hóa – tỉnh Thanh Hóa”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá tình hình và khả năng tiếp cậnthị trường lao động của người lao động nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng đến khảnăng tiếp cận thị trường lao động của người dân, từ đó đề ra các giải pháp nhằmnâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người dân trên địa bànhuyện

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động việc làm và vấn

đề tiếp cận thị trường lao động của người dân nông thôn hiện nay

Đánh giá thực trạng lao động việc làm và tình hình tiếp cận thị trường laođộng của người lao động nông thôn trong huyện trong thời gian qua từ đó thấyđược mức độ tham gia thị trường lao động của người lao động

Nghiên cứu khả năng tiếp cận thị trường lao động và tìm việc làm củangười dân trên địa bàn huyện

Trang 11

Đề xuất một số các giải pháp kinh tế xã hội chủ yếu nhằm nâng cao khảnăng tiếp cận thị trường lao động và tìm việc làm của người dân trong huyện.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

1, Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường lao động và tiếp cận thị trườnglao động của người lao động nông thôn là gì?

2, Thực trạng lao động - việc làm của người lao động nông thôn huyệnThiệu Hoá như thế nào?

3, Tình hình tiếp cận thị trường lao động của người lao động nông thôntrong huyện như thế nào?

4, Khả năng tiếp cận và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thịtrường lao động của người lao động nông thôn?

5, Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếpcận thị trường lao động của người lao động?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội gắn liền với tình hình và khả năngtiếp cận thị trường lao động của người lao động nông thôn huyện Thiệu Hóa –tỉnh Thanh Hóa

- Nghiên cứu lực lượng lao động hiện đang có và chưa có việc làm trênđịa bàn huyện

- Nghiên cứu tình hình và khả năng thu hút lao động trong huyện của một

số ngành, lĩnh vực kinh tế, thành phần kinh tế đang sử dụng lao động tronghuyện hoặc đang tuyển dụng lao động trên địa bàn huyện để thấy được khả năngthu hút lao động nông thôn trong huyện

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình và khả năng tiếp cậnthị trường lao động của người lao động nông thôn trong huyện

Trang 12

- Về không gian: Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Thiệu Hóatỉnh Thanh Hóa, cụ thể sẽ nghiên cứu tại 3 xã trong huyện là Thiệu Phú, Thiệu

Trang 13

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số lý luận về lao động, việc làm và thị trường lao động

2.1.1.1 Lý luận về lao động

a, Khái niệm về lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người thong qua hoạt động

đó con người tác động vào giới tự nhiên cải biến thành những vật có ích nhằmđáp ứng nhu cầu nào đó của con người

Ngày nay khái niệm lao động đã được mở rộng, lao động là hoạt động cómục đích của con người Bất cứ ai làm việc gì cũng đều phải tiêu hao một nănglượng nhất định tuy nhiên chỉ có tiêu hao năng lượng có mục đích mới được gọi

là lao động Vì vậy, lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống conngười, là sự tất yếu vĩnh viễn Lao động làm cho con người ta ngày càng pháttriển toàn diện và mang tính sáng tạo cao Bất kỳ một xã hội nào muốn tồn tại vàphát triển đều phải không ngừng phát triển sản xuất, điều đó có nghĩa là lao độngsản xuất là hoạt động có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và giátrị tinh thần phục vụ cho nhu cầu bản thân và xã hội Lao động mãi là nguồn gốc

và động lực phát triển của xã hội Bởi vậy ,xã hội càng văn minh thì tính chất,hình thức và phương thức tổ chức lao động càng tiến bộ

Việt Nam bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nền kinh tếvận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì lý luận lao độnglại được đánh giá ở nhiều khí cạnh, cụ thể là:

Lao động vẫn được coi là phương thức tồn tại của con người nhưng vấn

đề đặt ra là lợi ích của con người vẫn được coi trọng bởi lao động biểu hiện bảnchất của con người, lợi ích là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất của conngười, là nhân tố thấm sâu, phức tạp trong quan hệ con người với con người,quan hệ cá nhân với xã hội

Trang 14

Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì lao động được xem xétdưới góc độ của năng suất, chất lượng, hiệu quả Đó là tiêu chuẩn, thước đo laođộng không chỉ vì số lượng, chất lượng mà cả về tính tích cực hăng say và tráchnhiệm với công việc.

Bất kỳ một hình thức lao động nào của cá nhân, không phân biệt thànhphần kinh tế nào nếu đáp ứng được nhu cầu xã hội tạo ra sản phẩm hoặc côngdụng nào đó, thực hiện được lợi ích đảm bảo nuôi sống mình không sống nhờvào người khác và xã hội lại có thể đóng góp cho xã hội một phần lợi ích thì laođộng đó được chấp nhận là lao động có ích

b, Lực lượng lao động

Trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về lực lượng lao động:

Từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Liên Xô (cũ) (Matxcơva

1977, tiếng Nga): lực lượng lao động là khái niệm định lượng của nguồn laođộng

Từ điển thuật ngữ Pháp (1977- 1985): lực lượng lao động là số lượng vàchất lượng những người lao động được quy đổi theo các tiêu chuẩn trung bình vềkhả năng lao động có thể sử dụng

Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO): lực lượng lao động

là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm và nhữngngười thất nghiệp

Theo nhà kinh tế học David Begg cho rằng: lực lượng lao động có đăng

ký bao gồm số người có việc làm cộng với số người thất nghiệp có đăng ký

Từ các khái niệm trên lực lượng lao động có thể được hiểu như sau: Lựclượng lao động bao gồm toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làmhoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc

Trang 15

Chất lượng lao động: Khi lao động con người sử dụng chính sức lao độngcủa mình để tác động vào đối tượng lao động, sức lao động hay năng lực laođộng là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể,trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sảnxuất ra một gí trị sử dụng nào đó Như vậy, theo C.Mac sức lao động chính lànăng lực lao động tồn tại dưới dạng năng lực thể chất - sức khoẻ, sức cơ bắp vànăng lực tinh thần - sức thần kinh, trí óc Chất lượng lao động xét theo cá nhânchính là trạng thái sức lao động bởi con người khi tham gia lao động suy chocùng họ thực hiện công việc tốt đến mức độ nào là do năng lực thể chất, năng lựctinh thần của họ.

Chất lượng lao động là khả năng lao động của người lao động Vì vậychúng ta có thể hiểu: chất lượng lao động là trạng thái nhất định của nguồn laođộng, nó được thể hiện qua mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành bản chất bêntrong của nguồn lao động

Như vậy, có thể nói chất lượng lao động là tổng thể những đặc tính biểuhiện ở từng người lao động và trên phạm vi từng vùng, từng đơn vị sản xuất kinhdoanh về các mặt: sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ tổchức, phẩm chất, đạo đức, ý thức pháp luật, kỷ luật của bản thân, phong tục tậpquán,

Trang 16

2.1.1.2 Lý luận về việc làm, thiếu việc làm

a, Khái niệm việc làm, thiếu việc làm

Theo từ điển Kinh tế khoa học xã hội xuất bản tại Paris năm 1996 kháiniệm việc làm được định nghĩa như sau: việc làm là công việc mà người laođộng tiến hành nhằm có thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật Việc làm là phạm trù

để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn,vật liệu sản xuất, công nghệ, ) để sử dụng sức lao động đó

Theo tác giả Ghi-hân-tơ thuộc viện phát triển hải ngoại Luân Đôn thì:Việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa

là tất cả những gì quan hệ cách kiếm sống của con người kể cả các quan hệ xãhội, các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế

Giăng Mu Li- phó cố vấn kinh tế của văn phòng lao động quốc tế kháiquát: Việc làm có thể được định nghĩa như một tình trạng trong đó có sự trả côngbằng tiền hoặc hiện vật do có một sự tham gia tích cực có tính chất cá nhân vàtrực tiếp vào nỗ lực sản xuất

Việc làm là hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm, có thu nhậphoặc tạo điều kiện có thu nhập cho người thân, gia đình hoặc cộng đồng Cáchoạt động được xác định là việc làm bao gồm: các công việc được trả công bằngtiền hoặc hiện vật, các công việc tự làm mang lại lợi ích cho bản thân và gia đìnhnhưng không được trả công bằng tiền hoặc hiện vật cho công việc đó

Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): Việc làm là những hoạt động đượctrả công bằng tiền hoặc hiện vật

Quan điểm xem xét việc làm như một tế bào, một đơn vị nhỏ nhất đượcphân chia từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì cho rằng: Việc làm là một phạmtrù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc hữngphương tiện sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội

Trang 17

Như vậy, việc làm có thể hiểu: hoạt động lao động của con người, hoạtđộng có mục đích tạo ra thu nhập, là hoạt động lao động không bị pháp luật ngăncấm Từ khái niệm trên có thể hiểu việc làm là sự tác động qua lại giữa các hoạtđộng của con người với những điều kiện vật chất kỹ thuật và môi trường tựnhiên tạo ra giá trị vật chất và tinh thần mới cho bản thân và xã hội, đồng thờinhững hoạt động lao động phải trong khuôn khổ cho phép Nói cách khác, việclàm là tổng thể những hoạt động kinh tế có liên quan đến thu nhập và đời sốngdân cư.

Theo Michael P.Todaro: Thiếu việc làm là những người làm việc ít hơnmức mà mình mong muốn

Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): Người thiếu việc làm là nhữngngười trong tuần lễ tham khảo có số giờ làm việc dưới mức quy định chuẩn chongười có đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm

Theo Bộ lao động - Thương binh và xã hội: Người thiếu việc làm gồmnhững người trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việcdưới 40 giờ hoặc số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định hiện hành của Nhànước có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn sàng làm việc nhưng không có việc để làm

Theo một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm: Người thiếuviệc làm là những người đang tìm việc làm, có mức thu nhập dưới mức lương tốithiểu và họ có nhu cầu làm thêm

Từ các quan điểm trên có thể hiểu khái niệm thiếu việc làm như sau:Người thiếu việc làm là những người thuộc lực lượng lao động, đang có việc làmnhưng thời gian làm việc ít hơn chuẩn quy định chho người có đủ việc làm vàmang lại thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu

b, Vai trò của việc làm

Việc làm là vấn đề mang tính xã hội, mỗi con người khi trưởng thành đềumong muốn có việc làm Việc làm có ý nghĩa rất quan trọng đem đến thu nhập

Trang 18

cho mỗi cá nhân, hạn chế được sự phân hoá giàu nghèo Mặt khác, có việc làmđầy đủ thì một số tệ nạn sẽ được đẩy lùi, chất lượng cuộc sống ngày một tăng, tỷ

lệ nghèo đói ngày càng giảm đi

Việc làm tạo cho mỗi cá nhân có tinh thần trách nhiệm cao hơn đối vớibản thân, gia đình và xã hội Vì vậy, việc làm là một trong những vấn đề nổi cộmthiết thực mà hiện nay cần được quan tâm giải quyết nhất là đối với cộng đồngngười nghèo

2.1.1.3 Lý luận về thị trường lao động

a, Khái niệm thị trường lao động

Theo tác phẩm của Adam Smith viết năm 1826: Thị trường là không giantrao đổi hàng hoá và dịch vụ Như vậy nếu coi sức lao động là hàng hoá hoặc nếucoi lao động là dịch vụ thì bản chất của khái niệm này là: Thị trường lao động lànơi diễn ra sự trao đổi hàng hoá sức lao động hoặc dịch vụ lao động giữa mộtbên là người sử dụng lao động, một bên là người lao động

Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): Thị trường lao động là thị trườngtrong đó các dịch vụ lao động được mua bán thông qua quá trình thoả thuận đểxác định mức độ có việc làm của lao động cũng như mức độ tiền công

Thị trường lao động được coi là nơi diễn ra sự trao đổi sức lao động Nóiđến thị trường lao động là nói đến khối nhân lực được đem ra trao đổi trên thịtrường chủ yếu giữa hai loại người đó là người lao động và người sử dụng laođộng Thị trường lao động biểu hiện mối quan hệ giữa một bên là người có sứclao động và bên kia là chất lượng lao động đem ra trao đổi và mức thù lao tươngứng Lao động được mua bán trên thị trường không phải là lao động trừu tượng

mà lao động biểu hiện thành việc làm Thị trường lao động là cơ chế dung hoànhững lợi ích của người bán và người mua, nhờ đó mà thực hiện được tất cả cácquyết định trong lĩnh vực việc làm Một thị trường lao động tốt là ở đó số lượng

Trang 19

và chất lượng cung ứng việc làm (bán) và sử dụng việc làm (mua) về cơ bản làtương ứng với nhau.

Theo Elliontt Robert, trong hệ thống các thị trường thị trường lao động làthị trường lớn nhất và quan trọng nhất là do:

- Lao động là hoạt động có ích và là nguồn gốc của đại bộ phận của cảitrong xã hội Do vậy, thu nhập do lao động là thu nhập lớn nhất trong tổng thunhập của tầng lớp dân cư trong xã hội

- Thời gian tham gia vào các hoạt động kinh tế, tham gia vào thị trườnglao động chiếm phần lớn nhất thời gian của con người, quyết định tham gia thịtrường lao động do vậy là quyết định có tính chất quan trọng nhất của con ngườitrong toàn bộ cuộc sống của mình

- Lao động không thể tách riêng khỏi người cung cấp lao động Đối vớicác loại hàng hoá bình thường quyền bán hàng hoá của mình sẽ chấm dứt khi đãthanh toán Trái lại, người lao động còn tham gia một cách tích cực và chủ độngtrong quá trình khai thác và sử dụng lao động, quyết định hiệu quả sử dụng cácyếu tố khác (công nghệ và vốn), tức là quyết định số lượng và chất lượng sảnphẩm hàng hoá và dịch vụ do họ sản xuất ra

Qua các quan điểm trên có thể nêu lên một định nghĩa khái quát về thịtrường lao động như sau: Thị trường lao động là nơi mà có nhu cầu tìm việc làm

và người có nhu cầu sử dụng lao động trao đổi với nhau, mua bán dịch vụ laođộng thông qua các hình thức xác định giá cả (tiền công , tiền lương) và các điềukiện thoả thuận khác (thời gian làm việc, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội )trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng hoặc thông quacác dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác

b, Sự hình thành thị trường lao động

Sự hình thành thị trường lao động ở Việt Nam cũng như nhiều nước đangphát triển gắn với quá trình phân hoá tự nhiên của nền sản xuất nhỏ, hình thức

Trang 20

phổ biến lao động theo kiểu hợp đồng miệng, thời gian ngắn, tạm thời không ổnđịnh.

Trước thời kỳ 1986 là thời kỳ chưa hình thành thị trường lao động chínhthống, sức lao động chưa được công nhận là hàng hoá Trong nền kinh tế tồn tạimột số hình thức thuê mướn lao động số lượng nhỏ lẻ, manh mún Sự di chuyểnlao động trên lãnh thổ còn nhiều hạn chế

Thời kỳ từ năm 1986 đến nay sự cải cách kinh tế theo cơ chế thị trường

đã tạo môi trường cho thị trường lao động nước ta hình thành, phát triển và hộinhập ngày càng sâu rộng hơn vào thị trường lao động quốc tế Kết quả đã làmxuất hiện cấu trúc mới về việc làm, với sự hình thành các chủ sử dụng lao độngmới phù hợp với nền kinh tế thị trường và hoạt động của thị trường lao động.Trong thời kỳ này thị trường lao động nước ta cung lớn hơn cầu lao động, thịtrường lao động bị phân mảng lớn, thiếu cung lao động chất lượng cao, dư thừalao động phổ thông và lao động tay nghề thấp, tiền lương tiền công trên thịtrường lao động còn thấp

Trong thời gian qua Nhà nước tiếp tục cải cách thể chế, đổi mới nộidung chính sách kinh tế xã hội và chúng ta đã tác động đến cung cầu lao động,thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động tạo điều kiện cho người lao động

có cơ hội tiếp cận được thị trường lao động trong nước cũng như quốc tế, nângcao năng lực người lao động cải thiện chất lượng cuộc sống

2.1.2 Một số lý luận về tiếp cận thị trường lao động và khả năng tiếp cận thị trường lao động

2.1.2.1 Lý luận về tiếp cận thị trường lao động

a, Khái niệm về tiếp cận thị trường

Có nhiều khái niệm khác nhau về tiếp cận thị trường:

Trang 21

Theo tổ chức FAO năm 1989 thì: Tiếp cận thị trường lao động bao gồmviệc tìm hiểu xem các khách hàng của bạn cần gì và cung cấp cái đó cho họ màvẫn có lãi.

Theo Nutilus Consultants 1987 thì: Tiếp cận thị trường là các hoạt độngthương mại liên quan đến việc chuyển sản phẩm từ người sản xuất tới người tiêudùng hoặc người sử dụng cuối cùng

Ngoài ra còn một số khái niệm khác về tiếp cận thị trường như:

- Tiếp cận thị trường là một quá trình hoặc một hệ thống, một loạt cáchoạt động và sự việc có liên quan móc xích và toàn bộ nhằm mang lại sự thoảmãn cho khách hàng

- Tiếp cận thị trường là việc xác định nhu cầu của khách hàng và cungcấp một hoặc nhiều sản phẩm thoả mãn các nhu cầu đó với giá cả có thể chấpnhận được đối với khách hàng mà đồng thời người bán vẫn có lãi

- Tiếp cận thị trường là một hệ thống các hoạt động và phân hệ ảnhhưởng lẫn nhau và ăn khớp vào nhau được thiết kế và vận hành nhằm mục đíchmang lại sự thoả mãn cho khách hàng

Như vậy, tiếp cận thị trường là một khái niệm rất rộng nó bao gồm nhữnghoạt động chủ yếu sau:

+ Xác định thị trường và thị phần mong đợi

+ Phát triển ý tưởng về các sản phẩm bán hoặc dịch vụ cung cấp

+ Tìm kiếm, lựa chọn và phối hợp các yếu tố đầu vào cho sản xuất sảnphẩm

+ Tìm ra những đối thủ cạnh tranh đang hoạt động

+ Quyết định các phương pháp đóng gói và phân phối

+ Bảo đảm nguồn cung cấp sản phẩm

+ Định giá

+ Nhận đơn hàng

Trang 22

+ Giao sản phẩm cho người tiêu dùng

+ Đảm bảo công việc kinh doanh trong tương lai

b, Khái niệm về tiếp cận thị trường lao động

Tiếp cận thị trường lao động là việc xem xét, xác định thông tin về cầu lao động của xã hội từ đó người lao động có thể tìm cho mình một công việcphù hợp với nhu cầu năng lực, trình độ của bản thân Người sử dụng lao động cóthể tìm được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trong sản xuất kinh doanh của đơn

cung-vị mình

Thực tiễn đã chứng minh rằng chính thị trường và sự biến động của thịtrường trong và ngoài nước có tính chất quyết định đối với sự thay đổi chiếnlược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vì vậy, để xác định được phương ánphát triển nguồn nhân lực cần phải nắm bắt được nhu cầu thị trường, sau đó lựachọn phương pháp tiếp cận

Nói đến thị trường lao động là nói đến cung- cầu lao động và giá cả sứclao động Có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau giữa người lao động, người

sử dụng lao động nhưng điều quan trọng nhất là phải nắm bắt được thông tin vềthị trường một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác các hình thức tiếp cận từ đó cóchiến lược trong đào tạo và sản xuất kinh doanh

2.1.2.2 Khả năng tiếp cận thị trường lao động

Khả năng tiếp cận thị trường lao động được thể hiện:

- Khả năng xem xét, xác định thông tin về cung - cầu lao động trên thịtrường của người dân ở mức độ nào?

- Khả đáp ứng về trí lực và thể lực của người dân so với đòi hỏi của thịtrường lao động như thế nào?

- Khả năng tài chính để tiếp cận được các thị trường lao động hay không

và tiếp cận được được ở mức độ nào?

Nội dung tiếp cận thị trường lao động bao gồm:

Trang 23

+ Tiếp cận thị trường lao động thông qua hệ thống thông tin: thông tin thịtrường lao động không những đóng vai trò quan trọng đối với Chính phủ và cộngđồng xã hội, các nhà hoạch định chính sách, các trung tâm dạy nghề và giới thiệuviệc làm, các nhà đầu tư trong phân tích cung - cầu lao động và các vấn đề liênquan đến lao động, định hướng công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và cácquyết định tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực mà thông tin thị trường laođộng tìm được những công việc phù hợp với bản thân mình

Các hệ thống thông tin có thể tiếp cận đó là hệ thống thông tin chínhthống và hệ thống thông tin không chính thống Hệ thống thông tin chính thốngnhư thông tin đại chúng như đài, báo, ti vi, thông báo của các cơ quan tổ chức vàchính quyền ở địa phương Hệ thống thông tin không chính thống như qua bạn

bè, họ hàng, làng xóm

+ Tiếp cận thị trường lao động thông qua các trung tâm giới thiệu việclàm: Với chức năng hoạt động để phục vụ cho việc tạo việc làm, tăng thu nhậpđồng thời hỗ trợ hình thành thị trường lao động, các trung tâm tạo điều kiện chongười tìm việc và việc tìm người dễ dàng gặp nhau hơn bằng hình thức đến trựctiếp hoặc thông qua các dịch vụ mà người lao động nhận được các thông tin vềcác khoá đào tạo, các chỗ làm trống cũng như chi phí dịch vụ và điều kiện đápứng

+ Tiếp cận thị trường lao động thông qua tổ chức tuyển dụng: tuyển dụng

là kênh giao dịch đang được áp dụng khá phổ biến, từ việc bổ nhiệm trực tiếpđến thi tuyển, thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các kênh

cá nhân, trường lớp, Trong đó việc tuyển chọn và thi tuyển là hình thức được ápdụng nhiều trong các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước Hình thức tuyểndụng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng thường được sử dụng trongcác đơn vị sản xuất kinh doanh

Trang 24

+ Tiếp cận thị trường lao động thông qua chợ lao động: bao gồm chợ laođộng có tổ chức và chợ lao động tự phát Thông qua chợ lao động này người laođộng có thể lựa chọn các loại hình công việc, mức trả công mà mình mongmuốn.

+ Tiếp cận thị trường lao động thông qua các cơ quan xuất khẩu laođộng: Người lao động bán sức lao động cho các chủ sử dụng lao động ngườinước ngoài thông qua các cơ quan, tổ chức xuất khẩu trong nước

2.1.2.3 Thông tin thị trường lao động

Thông tin thị trường lao động là hệ thống các chỉ tiêu phản ánh trạng tháicác thành tố của thị trường lao động như cung, cầu lao động, các điều kiện làmviệc (tiền lương, trợ cấp, ) và các trung gian thị trường lao động (các tổ chức và

cơ chế hỗ trợ việc kết nối người tìm việc (sức lao động) và chỗ làm việc trống(người sử dụng lao động)

Ngoài các thông tin định lượng, thông tin thị trường lao động được thuthập có thể là thông tin định tính như các văn bản pháp luật, các quy định, báocáo, bản ghi dữ liệu về điều kiện làm việc, nhu cầu đào tạo, lỗ hổng kỹ năng đàotạo nghề,

Thông tin thị trường lao động đóng vai trò quan trọng trong hoạch định

và điều chỉnh các chính sách của thị trường lao động chủ động và thụ động Cácnhà hoạch định chính sách cần có thông tin thị trường lao động và các xu hướnglàm việc, thất nghiệp và thiếu việc làm để phân tích cung và cầu lao động, banhành, sửa đổi và bổ sung các chính sách lao động cho phù hợp

Thông tin thị trường lao động giúp cho Chính phủ và cộng đồng xã hội đánh giánhững trợ cấp và chi phí bảo hiểm xã hội cho người lao động với các nội dungnhư trợ cấp thất nghiệp, đền bù mất việc làm,

Thông tin thị trường lao động cần cho các nhà đầu tư trong quyết địnhcác vấn đề tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp theo số

Trang 25

lượng, chất lượng lao động, kỹ năng nghề nghiệp, tiền lương và pháp luật laođộng.

Những người dạy nghề cần thông tin để thiết kế, thực hhiện nhữngchương trình đào tạo theo nhu cầu thị trường, yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp,ngành nghề của lao động trên thị trường

Thông tin thị trường cực kỳ quan trọng cho người tìm việc, qua các kênhthông tin thị trường người tìm việc có thể biết được nơi nào cần tuyển dụng, yêucầu của nhà tuyển dụng như thế nào Mặt khác còn dự báo tốt về thị trường loađộng trong tương lai giúp cho người lao động có định hướng về nghề nghiệp củamình từ đó đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động

Tóm lại, thông tin thị trường lao động rất có ích đối với cả người laođộng và người sử dụng lao động, giúp cho họ gặp nhau dễ dàng hơn

Để phát huy được hiệu quả hệ thống thông tin thị trường lao động củamột quốc gia phải được xây dựng với các yêu cầu kỹ thuật sau đây:

Thông tin thị trường lao động phải đảm bảo tính hệ thống: hệ thốngthông tin thị trường lao động phải được triển khai ở tất cả các đầu mối quản lýcác cấp của ngành Lao động- thương binh và xã hội và các cơ quan, tổ chức liênquan, qua đó tạo dựng môi trường đồng nhất để cung ứng, trao đổi thông tin, tracứu thông tin, xử lý thông tin

Mức độ chính xác của thông tin thị trường lao động: Thông tin thị trườnglao động phải bảo đảm độ tin cậy thì hiệu quả thông tin mới đi vào được cuộcsống, mới đáp ứng được việc ra quyết định một cách đúng đắn

Tính sử dụng thông tin thị trường lao động: Hệ thống thông tin thị trườnglao động phải bao gồm các thông tin thiết thực, phục vụ trực tiếp công tác quản

lý, nghiên cứu, giới thiệu việc làm, tuyển dụng đào tạo lao động kỹ năng và điềuchỉnh các khuyết tật của thị trường lao động

Trang 26

Tính cập nhật của thông tin: thông tin thhị trường lao động phải được cậpnhật một cách thường xuyên thông qua kết quả các cuộc điều tra thị trường laođộng, việc làm, thu nhập của người lao động và số liệu thống kê, báo cáo về cácchỉ tiêu cung cầu lao động, tiền lương,

Tính dễ hiểu, khoa học của thông tin thị trường lao động: Thông tin thịtrường lao động được sử dụng một cách đại chúng nên các chỉ tiêu phải dễ dàng

dễ hiểu Nếu thông tin khó hiểu thì thì có rất nhiều đối tượng đặc biệt là bản thânngười lao động sẽ khó khăn trong tiếp cận

Tính hiệu quả của thông tin thị trường lao động: thông tin thị trường phảiđược các cơ quan, tổ chức sử dụng một cách rộng rãi dem lại những hiệu quả tácđộng tích cực thúc đẩy sự phát triển thị trường lao động, thúc đẩy tạo việc làmthu nhập đào tạo phát triển nguồn nhân lực

2.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường lao động

Đối với chủ thể người lao động:

+ Về thể lực: Là yếu tố quan trọng cho phép người lao động có điều kiệntham gia vào quá trình lao động, là điều kiện cần để thị trường lao đồng đòi hỏi ởngười lao động Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thể trạng người lao động nhưtuổi tác, giới tính, chế độ dinh dưỡng,

+ Về trí lực: Trong quá trình tiếp cận thị trường lao động yếu tố trí lựccủa người lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định đếnnăng suất chất lượng công việc Nếu lao động có nhận thức đầy đủ, có kiến thức

cơ bản và đặc biệt có kỹ năng, kinh nghiệm trong quá trình lao động sản xuất thìlao động sản xuất thì lao động đó dễ được thị trường lao động tiếp nhận

+ Động lực người lao động: Những lao động khuyến khích một người đilàm cũng sẽ làm tăng khả năng tham gia thị trường lao động của họ Những nhân

tố như thái độ của gia đình, cha mẹ, vợ chồng, đối với việc đi làm một cá nhân,mức thu nhập bình quân của những thành viên trong gia đình hoặc trong cảnh

Trang 27

nghèo sẽ ít cơ hội mặc dù họ rất mong muốn điều này Người nghèo sẽ ít có cơhội được học tập, đào tạo nghề, thiếu thông tin nên khó có điều kiện di chuyển

để tìm việc làm cũng như dễ bị kỳ thị trên thị trường lao động

+ Các đặc tính nhân khẩu của người lao động như tuổi, giới tính cũngảnh hưởng tới khả năng tiếp cận Một số nghiên cứu cho thấy giới tính nam dễtiếp cận thành công thị trường lao động hơn những lao động nhiều tuổi và giớitính nữ

Các yếu tố khách quan:

+ Thể chế chính sách của Đảng và Nhà nước: Thông qua chủ trươngchính sách của Đảng và Nhà nước là nhân tố góp phần định hướng cho hoạtđộng tiếp cận thị trường của người lao động Hiện nay, với các chính sách địnhhướng, hỗ trợ vay vốn, đào tạo, tìm kiếm thị trường, cho người lao động đặcbiệt là ở khu vực nông thôn đã góp phần tạo điều kiện cho người lao động tiếpcận dễ dàng hơn với thị trường lao động Mặt khác, chính sách của Đảng, Nhànước còn tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người laođộng tạo động lực cho người lao động tham gia các quan hệ của thị trường laođộng

Bên cạnh đó, các chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn động nghĩa vớiviệc tiếp cận thị trường lao động của người lao động mà đặc biệt là lao độngnông thôn cũng gặp nhiều thuận lợi hơn

+ Hệ thống thông tin thị trường lao động: Là phương tiện của người laođộng tiếp cận với các thị trường lao động qua sự phản ánh trạng thái cung- cầulao động, điều kiện làm việc, nơi làm việc qua đó hỗ trợ người tìm việc có đượcviệc làm phù hợp, tìm kiếm các cơ hội đào tạo nâng cao trình độ năng lực Hệthống Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm: Với chức năng là dạy nghề vàgiới thiệu việc làm mạng lưới các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm góp

Trang 28

phần chắp nối việc làm cho người lao động thông qua việc đào tạo, định hướngđào tạo, tư vấn việc làm nghề nghiệp cũng như cung cấp thông tin về thị trườnglao động cho người lao động cũng như người sử dụng lao động.

+ Hoàn cảnh gia đình: Thông thường lao động trong các gia đình nghèo,

có thu nhập thấp lại có khả năng tiếp cận thành công thị trường lao động cao hơn

ở những hộ gia đình không nghèo Điều này có thể là do gia đình nghèo thì độnglực thúc đẩy các thành viên đi làm lớn hơn, mặt khác cũng phản ánh cơ cấu việclàm hiện nay cũng phù hợp với người nghèo, phổ biến nhiều công việc lao độngchân tay

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tổng quan về lao động việc làm ở nông thôn các nước trên Thế giới

2.2.1.1 Tình hình lao động, việc làm ở nông thôn các nước

Trung Quốc

Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới, với hơn 1,3 tỷ dân trong

đó khoảng 70% dân số thuộc khu vực nông thôn Giải quyết việc làm trong nôngnghiệp, nông thôn trở thành vấn đề nan giải của Nhà nước khi hàng năm có tớihơn 10 triệu lao động tham gia vào lực lượng lao động xã hội Các chương trìnhgiải quyết việc làm của Trung Quốc đã được thực hiện hiệu quả từ những nămcải cách và mở cửa nền kinh tế từ cuối thập kỷ 70 Điển hình là các chính sáchkhuyến khích phát triển công nghiệp Hương Trấn với phương châm “ly nông bất

ly hương, nhập xưởng bất nhập thành” nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh

tế và phân công lao động ở nông thôn rút ngắn chênh lệch giữa nông thôn vàthành thị, coi phát triển công nghiệp nông thôn là giả pháp để tạo việc làm Kếtquả là trong vòng 12 năm, từ 1978 – 1990 số lượng doanh nghiệp Hương Trấn ởTrung Quốc tăng 12 lần từ 1,5 triệu lên 18,5 triệu doanh nghiệp Quy mô và giátrị sản lượng doanh nghiệp cũng tăng nhanh chóng mỗi năm các doanh nghiệpHương Trấn này thu hút khoảng 12 triệu lao động dư thừa từ nông nghiệp

Trang 29

Đài Loan

Kinh nghiệm của Đài Loan cho thấy quá trình công nghiệp hóa khôngnhất thiết phải được khởi đầu ở khu vực thành thị và một số ít ở trung tâm côngnghiệp lớn Quá trình công nghiệp hoá của Đài Loan khởi đầu ở khu vực nôngthôn, tính chất “ nông thôn” của công nghiệp là một nét đặc trưng của côngnghiệp hoá

Phương châm “nông nghiệp bồi dưỡng, hỗ trợ cho nông nghiệp pháttriển” Chính quyền không hề bỏ rơi nông nghiệp trong quá trình công nghiệphoá mà luôn dành ưu đãi về tài chính 2/3 viện trợ từ Mỹ dùng cho phát triển cơ

sở hạ tầng và nông nghiệp

Các cơ sở công nghiệp nông thôn của Đài Loan thu hút số lượng lớn laođộng nông thôn (từ 78000 lao động năm 1930 lên 248000 lao động năm 1966).Vào đầu những năm 1950, do đất đai hạn chế cộng với số lượng lớn dân cư chảy

từ Trung Quốc sang dẫn đến nguy cơ thất nghiệp lớn ở nông thôn, nhưng nhờcông nghiệp nông thôn phi tập trung phát triển mà từ những năm 1960 nền kinh

tế đã có thể duy trì ở mức gần như toàn dụng lao động Lao động từ trên 50%năm 1950 đã rút xuống còn 14.2% năm 1988 và chuyển sang hoạt động phi nôngnghiệp Việc chuyển lao động liên tục từ nông nghiệp sang khu vực phi nôngnghiệp trong nông thôn đã không gây ra di dân với số lượng lớn từ nông thônvào thành thị

Thái Lan

Nét đặc trưng của Thái Lan là sự chênh lệch quá lớn về tốc độ tăng trưởngkinh tế giữa Băng Cốc với các vùng nông nghiệp do quá trình công nghiệp hoábắt đầu và phát triển ở khu vực thành thị Mỗi năm Băng Cốc đã sản xuất ra hơnmột nửa GDP cả nước trong khi dân số trong vùng chỉ chiếm khoảng 15% dân số

cả nước Những chính sách, những chương trình tạo việc làm chủ yếu của Thái

Trang 30

Lan thời gian qua đều tập trung vào phát triển vùng, tạo việc làm và giảm đóinghèo trong nông thôn, ví dụ như:

- “Chương trình phát triển xã”: được thực hiện từ năm 1975 nhằm hỗ trợnông dân tạo việc làm tại chỗ để tăng thu nhập Chính phủ tăng đầu tư cho thuêlao động nông thôn vào xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nôngnghiệp

- “Chương trình tạo việc làm ở nông thôn”: Được đưa ra từ năm 1980 vớimục tiêu tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân sau kì thu hoạch, tăng năngsuất lao động nông nghiệp thông qua các dự án xây dựng các công trình côngcộng, hạn chế di cư theo mùa từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm phát triểncác hoạt động phi nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực

- “Chương trình phát triển cộng đồng” nhằm tăng cường năng lực quản lýcho chính quyền cấp làng xã trong các hoạt động kinh tế nông thôn Thông quachương trình này các tổ chức cộng đồng làng xã đóng vai trò quan trọng trongviệc thực hiện các chương trình dự án tạo việc làm và phát triển nông thôn, tăngcường khả năng tham gia của người dân trong các hoạt động phát triển kinh tế xãhội của địa phương

- Chính sách khuyến khích tạo việc làm tại chỗ và phát triển doanh nghiệpquy mô nhỏ nông thôn như: Chương trình “ mỗi làng một sản phẩm” trong đóchính phủ hỗ trợ vốn cho các làng trong việc xây dựng vùng sản xuất, cải thiệnchất lượng sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, chương trình “ mỗi làng một triệuBath” được chính phủ đầu tư nhằm tạo cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nhậpcho nông thôn thông qua việc vay vốn từ chính phủ Ngoài ra những chươngtrình hỗ trợ vốn tạo việc làm thông qua các tổ chức xã hội như phụ nữ, thanhniên cũng đem lại tiến bộ đáng kể trong việc tạo việc làm cho lao động khu vựcnông nghiệp, nông thôn

Trang 31

2.2.1.2 Kinh nghiệm tạo việc làm của các nước

* Một số bài học kinh nghiệm của Trung Quốc được rút ra như sau:

Trung Quốc thực hiện chính sách đa dạng và chuyên môn hoá sản xuấtkinh doanh, thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong nông thôn, thực hiện các hìnhthức khoán sản phẩm trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân đầu tư dàihạn, phát triển sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp

Nhà nước tăng giá thu mua nông sản một cách hợp lý qua đó tăng sức muacủa người nông dân, tăng cầu cho các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ởnông thôn Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất đa dạng hóa theo hướngsản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế hơn, phù hợp với yêu cầu thị trường

Nhà nước tạo môi trường thuận lợi để công nghiệp nông thôn phát triểnbằng cách thực hiện các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, hạn chế các ưuđãi đối với các doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn đầu của quá trình côngnghiệp hoá nông thôn nhằm tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệpnông thôn Bên cạnh đó, nhà nước cũng thực hiện chính sách hạn chế lao động dichuyển giữa các vùng, do vậy tạo ưu thế cho các doanh nghiệp Hương Trấntrong việc sử dụng lao động đặc biệt là lao động trong nông nghiệp chuyển sang

Nhà nước thiếp lập hệ thống cung cấp tài chính có hiệu quả cho doanhnghiệp nông thôn giảm chi phí giao dịch để huy động vốn và lao động đó trongcông nghiệp nông thôn

Tạo mối liên kết chặt chẽ hỗ trợ nhau giữa doanh nghiệp nông thôn vàdoanh nghiệp Nhà nước trong việc mua bán, trao đổi vật tư nguyên liệu đầu vào

Trang 32

trong nông nghiệp được chuyển dần sang các ngành công nghiệp nhẹ ở nôngthôn Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừatạo ra công việc làm mới ở khu vực phi nông nghiệp, đẩy nhanh quá trình chuyểndich cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Đài Loan rấtchú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn và tạođiều kiện để các doanh nghiệp ở nông thôn mở rộng phạm vi hoạt động qua đóthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động.

Trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn, Đài Loan luôn chú trọngphát triển nguồn nhân lực nhằm không chỉ nâng cao nguồn lực kinh doanh vàcòn nâng cao cả chất lượng lao động Hệ thống giáo dục cơ sở được phát triển ở

cả các vùng nông thôn và ngày càng quan tâm hơn đến giáo dục trung học và đàotạo chuyên môn Những nỗ lực về cải thiên chất lượng nguồn nhân lực đã giúpĐài Loan tiếp cận tốt với những công nghệ cao và áp dụng hiệu quả vào pháttriển các ngành kinh tế

2.2.2 Tổng quan tài liệu về lao động việc làm ở nông thôn Việt Nam

2.2.2.1 Tình hình lao động việc làm ở nông thôn Việt Nam

Nông thôn là khu vực có tỷ lệ người nghèo cao, có đặc điểm chung là dân

số tăng nhanh tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động tham giatrong các khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề chiếm tỷ lệthấp

Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp vẫn là lĩnh vực tạo việc làm truyềnthống thu hút hầu hết lực lượng lao động nông thôn song bị giới hạn bởi diệntích đất canh tác có xu hướng giảm dần do quá trình đô thị hoá và công nghiệphoá đang đang phát triển mạnh mẽ, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạnkiệt, thiếu tư liệu sản xuất Việc di chuyển lực lượng lao động dôi dư này sangcác khu vực khác còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng thiếu việc làm ở lao độngnông thôn chiếm tỷ lệ cao

Trang 33

Lao động nông thôn mang tính thời vụ: Chủ yếu lực lượng lao động nàytập trung trong khu vực nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp lại chịu tác động và

bị chi phối các quy luật sinh học và điều kiện tự nhiên Vì vậy, quá trình sản xuấtnông nghiệp mang tính thời vụ cao, thu hút lao động không đồng đều, trongngành trồng trọt việc làm chỉ tập trung chỉ tập trung chủ yếu vào thời điểm gieotrồng và thu hoạch, thời gian còn lại là rỗi rãi tạo ra tính nông nhàn trong nôngthôn Thời kỳ nông nhàn một bộ phận lao động chuyển sang các công việc kháctheo tính thời vụ và ngắn hạn tạm thời Người ta có xu hướng là nhận bất cứ việc

gì, bất kể những công việc ấy có thích hợp với họ hay không, ngay trong môitrường mất an toàn lao động, thiếu thiết bị bảo hộ lao động khi được sự hỗ trợ từphía người sử dụng lao động khi có rủi ro về tai nạn lao động xảy ra

Lao động nông thôn ít chuyên sâu: Hầu hết lao động nông thôn hoạt độngtrong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ngành mà có nhiều loại công việc mangtính chất khác nhau Một lao động có thể làm được nhiều việc và nhiều lao động

có thể làm cùng một việc Chính vì vậy, lao động trong lĩnh vực này ít chuyênsâu, công việc lao động phổ thông, ít được đào tạo chủ yếu sản xuất bằng kinhnghiệm Vì thế, hiệu quả lao động thấp khó khăn trong việc chuyển giao khoahọc kỹ thuật

Hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra trên phạm vi không gian rộnglớn, chu kỳ sản xuất kéo dài lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng,dịch vụ sản xuất và yếu tố thị trường Do đó rủi ro đến với người lao động tronglĩnh vực này cao, có thể xảy ra bất cứ lúc nào

2.2.2.2 Chủ trương và chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước

Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản, là yếu tố quyết định

để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh hóa

xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân,khuyến khích làm giàu hợp pháp

Trang 34

- Về lao động: phấn đấu đến năm 2020 đồng thời với phát triển nôngnghiệp, dịch vụ và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nôngthôn cố gắng chuyển khoảng 50% hoặc hơn 50% số lao động nông thôn vào làmviệc trong các ngành phi nông nghiệp Trong số này gồm 7 – 8 triệu người hiệnnay ở nông thôn nhưng không có việc làm hoặc không đủ việc làm tạo điều kiệncho số lao động này có thu nhập và đảm bảo cho số lao động còn lại làm trongnông nghiệp có điều kiện vươn lên cuộc sống đầy đủ hơn.

- Giải quyết việc làm:

Một là, bằng mọi chính sách để tạo ra một cơ cấu kinh tế trong nôngthôn, thu hút nhiều công ăn việc làm nhất là công nghiệp sử dụng nhiều laođộng Đảm bảo các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dùng ít vốn, sởdụng nhiều lao động, chỉ phát triển ở nông thôn như chế biến nông – lâm – thủysản, may mặc, giày da, sản xuất vật liệu xây dựng

Hai là, khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, pháttriển kinh tế trang trại gia đình, trang trại tư nhân, xí nghiệp hợp tác xã, xí nghiệp

cổ phần để tạo việc làm cho người lao động

Ba là, khẩn trương xúc tiến kế hoạch xuất khẩu lao động, có chính sáchtoàn diện để tiến tới xuất khẩu hàng triệu lao động sang các nước

Một số chính sách về tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực nôngthôn:

- Nghị quyết 120/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ)ngày 11/4/1992 lập quỹ Quốc gia giải quyết việc làm Mục tiêu của trương trình

là cho lao động vay vốn với lãi suất thấp để tạo việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề

- Quyết định 06/2003/QĐ- TTg ngày 9/1/2003 của TTgCP, quyết định26/2003/QĐ- TTg ngày 10/8/2004 của TTgCP về các chương trình dự án pháttriển nguồn nhân lực

- Quyết định 67/1999/QĐ- CP quy định các hộ nông dân được vay vốndười 10 triệu đồng không cần thế chấp tài sản

Trang 35

2.2.2.3 Tình hình tiếp cận thị trường ở Việt Nam

Số lượng lao động đang làm việc: Nếu tại thời điểm năm 2002 cả nướcchỉ có 39,5 triệu lao động đang làm việc thì đến 1/7/2007 cả nước đã có hơn 44triệu lao động đang làm việc trong các ngành, các thành phần kinh tế, tăng11,8% so với năm 2002 Số lượng lao động tăng cao thể hiện quy mô lao độngngày càng được mở rộng theo nhu cầu của xã hội đồng thời giải quyết việc làmcho toàn xã hội

Bảng 2.1: Lực lượng lao động đang làm việc tại 1/7/2007

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt 114,7 197,0 82,3 71,75

Vận tải, kho bãi và TT liên lạc 1.183 1.217,3 34,3 2,90

Hoạt động khoa học và công nghệ 19,2 26,9 7,7 40,10

Y tế và các hoạt động bảo trợ XH 280,5 384,3 103,8 37,00Hoạt động văn hoá và thể thao 126,4 136,4 10,0 7,90

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2002)

Trang 36

Qua bảng 2.1 ta thấy hầu hết lực lượng lao động toàn xã hội đã tham gia

hoạt động trong các thành phần kinh tế và có xu hướng tăng qua các năm Điều

đó thể hiện mức độ tiếp cận việc làm của lao động là điều kiện tạo thu nhập và

cải thiện đời sống

Bảng 2.2: Tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao

động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng

Thành thị

Nông thôn

Qua bảng 2.2 ta thấy tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn thấp hơn khu

vực thành thị song lao động thiếu việc làm ở đây còn chiếm tỷ lệ cao Thiếu việc

làm và thất nghiệp đồng nghĩa với việc thu nhập thấp hay không có thu nhập, số

lao động này sẽ trở thành những người ăn theo trở thành gánh nặng của gia đình

và xã hội

Hiện tại khu vực nông thôn cần tạo thêm việc làm cho hơn 3,4 triệu lao

động trong đó ngành nông lâm nghiệp là 2,7 triệu lao động, ngành công

nghiệp-xây dựng là 163 nghìn lao động và ngành dịch vụ là 230 nghìn lao động Việc sử

dụng thời gian lao động của lao động nông thôn đang có chiều hướng tăng tuy

nhiên tăng chậm và không đồng đều giữa các ngành Năm 2005 số ngày làm việc

bình quân của lao động nông lâm nghiệp là 245 ngày (của nữ là 240 ngày),

ngành công nghiệp và xây dựng đạt 267 ngày/năm (lao động nữ là 260 ngày),

Trang 37

ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao hơn cả đạt 274 ngày (lao động nữ là 270 ngày).

So với khu vực thành thị thì khu vực nông thôn ít có thời gian hơn và mức độkhông đồng đều bằng Theo báo cáo các kết quả điều tra trong lực lượng laođộng từ 15 tuổi trở lên: khu vực thành thị 94,6% lực lượng lao động có việc làm,5,4% thất nghiệp, khu vực nông thôn có 98,8% có việc làm và 1,2% thất nghiệp.Năm 2005 thu nhập bình quân của khu vực nông thôn đạt 495 nghhìn đồng/tháng trong đó ngành nông lân ngư thấp nhất đạt 392 nghìn đồng/ tháng, laođộng ngành công nghiệp- xây dựng đạt 770 nghìn đồng/ tháng, ngành dịch vụ đạt

797 nghìn đồng/ tháng, bình quân thu nhập của lao động nông thôn thấp hơn gần

3 lần so với thu nhập của khu vực thành thị

Bên cạnh đó lao động nông thôn còn gặp rất nhiều khó khăn trong đó nổilên khó khăn như thiếu vốn đầu tư, thiếu kỹ năng lao động, thiếu cơ sở vậtchất, Lao động nữ nông thôn trong tát cả các ngành kinh tế luôn có ít cơ hội tìmkiếm việc làm cũng như tạo ra thu nhập thấp hơn so với nam giới

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Trang 38

Phía Đông giáp huyện Hoằng Hoá

Phía Tây giáp huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân

Phía Nam giáp huyện Đông Sơn, thành phố Thanh Hoá

Phía Bắc giáp huyện Yên Định

3.1.1.2 Điều kiện địa hình

Thiệu Hoá là một huyện đồng bằng có địa hình không quá phức tạp,tương đối bằng phẳng nằm giữa 2 bên dòng sông Chu và một phần sông Mã vàmột số con sông khác Tổng chiều dài của cả hệ thống sông chảy qua huyện gần150km Tổng thể địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có một số

xã có địa hình lòng chảo như : Thiệu Duy, Thiệu Giang, Thiệu Hợp và ThiệuThịnh

3.1.1.3 Điều kiện thời tiết, khí hậu

Thiệu Hoá nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hoá, chịu ảnhhưởng của hai hướng gió Đông Bắc về mùa đông, Đông Nam về mùa hè

Trang 39

Độ ẩm không khí trung bình từ 85- 86%, những tháng mùa đông thườngkhô hanh độ ẩm dưới 84% (tháng 12, tháng 1, tháng 2), các tháng 3,4,8,9 có độ

ẩm trên 88%

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên :

Nói chung huyện Thiệu Hoá có vị trí thuận lợi trong mối giao lưu kinh tế,văn hoá với các huyện và gần thành phố Thanh Hoá nên điều kiện giao lưu buônbán, kinh tế, xã hội rất thuận lợi

Địa hình Thiệu Hoá tương đối bằng phẳng có hệ thống sông ngòi dày đặc.Đặc biệt có hệ thống sông Chu và sông Mã chảy qua cung cấp một lượng nướclớn cho sản xuất nông nghiệp, bồi đắp phù sa Đất màu mỡ thích hợp cho sự sinhtrưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, tiềm năng tăng vụ lớn

Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đều trong năm lưu lượng dòng chảythay đổi mạnh theo mùa làm cho tình trạng ngập úng, hạn hán vẫn thường xảy ra ởmột số xã có địa hình trũng Những ngày mưa bão kéo dài ngập úng xảy ra với quy

mô diện tích khá lớn gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện

Huyện Thiệu Hoá có tổng diện tích tự nhiên là 17002,44 ha bao gồm đấtnông nghiệp, đất phi nông nghiệp (bao gồm đất ở, đất chuyên dùng và đất khác),đất chưa sử dụng

Trang 40

Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Thiệu Hoá qua 3 năm (2007- 2009)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)

Ngày đăng: 05/05/2016, 20:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Chu Tiến Quang, 2001, Việc làm ở nông thôn thực trạng và giải pháp, nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc làm ở nông thôn thực trạng và giải pháp
Nhà XB: nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
5. Đặng Xuân Thao, 1998, Mối quan hệ giữa dân số và việc làm, nhà xuất bản Thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa dân số và việc làm
Nhà XB: nhà xuất bản Thống kê Hà Nội
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: nhà xuất bản chính trị Quốc gia
7. Đỗ Thị Dinh, 2007, Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và tăng thu nhập của hộ nông dân huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và tăng thu nhập của hộ nông dân huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình
8. Hoàng Thị Thúy, 2009, Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho các hộ nông dân nghèo xã Đại Tư – Yên Lạc – Vĩnh Phúc, khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho các hộ nông dân nghèo xã Đại Tư – Yên Lạc – Vĩnh Phúc
9. Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn Ngọc Quân, 2007, Giáo trình quản trị nhân lực, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị nhân lực
10. Nguyễn Thị Thu Hà, 2008, Thực trạng và những giải pháp nâng cao trình độ tiếp cận thị trường cho các chủ trang trại huyện Gia Lâm – Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế, khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và những giải pháp nâng cao trình độ tiếp cận thị trường cho các chủ trang trại huyện Gia Lâm – Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế
11. Nguyễn Tiếp, 2008, Giáo trình Thị trường lao động, nhà xuất bản Lao động xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thị trường lao động
Nhà XB: nhà xuất bản Lao động xã hội Hà Nội
12. Nguyễn Thị Lan Hương, 2002, Thị trường lao động Việt Nam định hướng và phát triển, nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường lao động Việt Nam định hướng và phát triển
Nhà XB: nhà xuất bản Lao động – Xã hội
13. Phạm Đức Thành, Mai Quốc Chánh, 1998, Giáo trình Kinh tế lao động, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế lao động
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
14. Trần Hữu Cường, 2006, Tác động của tiếp cận thị trường đến năng suất tổng cộng của các trang trại trên địa bàn Hà Nội, tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp số 4-5/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của tiếp cận thị trường đến năng suất tổng cộng của các trang trại trên địa bàn Hà Nội
15. Trung tâm Thông tin Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, 2004, Lao động việc làm ở Việt Nam 1996 – 2003, nhà xuất bản lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lao động việc làm ở Việt Nam 1996 – 2003
Nhà XB: nhà xuất bản lao động Xã hội
16. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008, Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực
Nhà XB: nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
18. Vũ Quốc Huy, 2007, Các giải pháp kinh tế xã hội nhằm sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động ở xã Đồng Than huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên , khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp kinh tế xã hội nhằm sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động ở xã Đồng Than huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên
1. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 1992, Trung tâm thông tin khoa học lao động, công tác quản lý lao động khu vực Châu Á Thái Bình Dương Khác
2. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, 2002, Báo cáo tại hội thảo về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam do UNDP và Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức tại Hà Nội Khác
3. Bùi Thị Gia, Phạm Tiến Dũng, Đặng Việt Quang, 2004, Khả năng tiếp cận thị trường với sản xuất và tiêu thu lâm sản ở bản Tát, Tâm Minh, Đà bắc, Hòa Bình Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w