7 Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch của khách sạn Hòn Ngư, Nghệ An. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động marketing thu hút khách du lịch. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Giới hạn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp marketing thu hút khách du lịch của khách sạn Hòn Ngư, Nghệ An. Về không gian: Khách sạn Hòn Ngư, Nghệ An. Về thời gian: Giới hạn dữ liệu nghiên cứu trong 2 năm 2014– 2015, định hướng đề xuất giải pháp cho năm 2018 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Bước 1. Xác định mục tiêu: Thu thập các dữ liệu về chính sách sản phẩm, cơ cấu tổ chức, giá, chính sách quảng cáo từ đó làm cơ sở đánh giá về hoạt động marketing tại Khách sạn Hòn Ngư trong thời gian gần đây. Bước 2. Xác định nguồn dữ liệu: Dữ liệu bên trong: bao gồm các dữ liệu nội bộ trong các phòng ban của Khách sạn Hòn Ngư như: Phòng giám đốc, phòng Kế toán, phòng kinh doanh...Dữ liệu bên ngoài: các dữ liệu bên ngoài thu thập từ các cơ quan Nhà nước, Tổng cục du lịch, tạp chí du lịch, các luận văn khóa trước, website... Bước 3. Thu thập dữ liệu: Thông tin về thực trạng marketing nhằm thu hút KDL của KS trong 2 năm 20142015; Thông tin về lượng KDL đến với toàn tỉnh cũng như các chương trình, hoạt động thu hút KDL của Tổng cục du lịch, của địa phương như hội nghị kích cầu du lịch. Bước 4. Tổng hợp phân tích số liệu: Các dữ liệu thứ cấp sau khi thu thập được, tiến hành phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau. 8 Bước 3. Thiết kế phiếu điều tra: Bao gồm các câu hỏi đóng và mở, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt (phụ lục 1). Bước 4. Tiến hành điều tra: Phát trực tiếp 150 phiếu cho KH thông qua nhân viên lễ tân, sau đó được thu trực tiếp khi khách làm thủ tục checkout. Phiếu điều tra được phát trong khoảng thời gian 15 ngày, từ 0532016 đến 20032016. Bước 5. Tổng hợp dữ liệu: Kết quả điều tra được tổng hợp theo từng chỉ tiêu để đánh giá. Trong 150 phiếu phát ra thu về được 140 phiếu trong đó có 10 phiếu không hợp lệ do không điền đầy đủ thông tin. Như vậy tổng số phiếu thu về hợp lệ là 140 phiếu, chiếm tỷ lệ 93,333 % số phiếu phát ra. Phương pháp phỏng vấn nhà quản trị Bước 1. Xác định mục tiêu phỏng vấn: nhằm làm rõ việc thực hiện và kết quả đạt được của các giải pháp marketing mà KS Hòn Ngư sử dụng để thu hút KDL, xu hướng các giải pháp marketing trong thời gian tới của KS. Bước 2. Xác định đối tượng phỏng vấn: Giám đốc Nguyễn Anh Tuấn của KS Hòn Ngư. Bước 3. Tiến hành phỏng vấn: vào ngày 26032016. Bước 4. Tổng hợp dữ liệu: Kết quả được tổng hợp lại, phân tích và đánh giá.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tại ngôi trường Thương mại, dưới sự dạy dỗ chỉ bảo tậntình của các thầy cô giáo đã giúp em không những nắm vững các kiến thức chuyênngành mà còn trau dồi được các kiến thức cần thiết khác phục vụ cho công việc Emxin trân trọng cám ơn quý thầy cô giáo trường Đại Học Thương mại, đặc biệt em xingửi lời cám ơn sâu sắc đến cô giáo- Thạc sĩ Nguyễn Thị Huyền Ngân, người đã tậntình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian em đi thực tập và hoàn thành khóaluận tốt nghiệp
Ngoài ra, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến đơn vị thực tập- Khách sạnHòn Ngư, Nghệ An, ban giám đốc, các anh chị nhân viên trong khách sạn đã tạo điềukiện và giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian thực tập tại đây
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và thiếu sót về kiến thức lẫn kinh nghiệm,khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong ban giámđốc, quý thầy cô sẽ ghóp ý và giúp đỡ để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoànthiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Phú Thị Hoàng Yến
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
1 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của khách sạn Hòn Ngư Phụ lục 1
2 Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh hai năm 2014 và 2015 của
Trang 4Từ viết tắt Nguyên nghĩa
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng tại Việt Nam Nền kinh tế ViệtNam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ Hơn một phần bacủa tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi lĩnh vực này, trong đó bao gồm kháchsạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải Ngày càng có nhiều dự án đầu tưtrực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch.Năm 2015, du lịch Việt Nam đón 7,943triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 1% với năm 2014 KDL nội địa đạt 57 triệu lượt,tổng thu từ KDL đạt 338.000 tỷ đồng
Khách du lịch là yếu tố sống còn của một khách sạn nói riêng và của nền dulịch nói chung Mặt khác, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường kinh doanhđược mở rộng hơn làm xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực lớn mạnh khiếncho các KS gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu làm báo cáo thực tập tại khách sạn HònNgư, em nhận thấy bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì KS còn gặp rất nhiềuhạn chế trong hoạt động kinh doanh Cụ thể là cơ sở vật chất đã lạc hậu, sản phẩmkinh doanh của khách sạn còn ít và kém đa dạng, chất lượng và trình độ đội ngũ laođộng còn ở mức thấp, đặc biệt hoạt động marketing ở khách sạn chưa nhiều, chưahiệu quả khiến cho mật độ phủ sóng về hình ảnh và thương hiệu ở mức rất thấp Chính
vì thế sức cạnh tranh của khách sạn Hòn Ngư còn gặp nhiều hạn chế, số lượng kháchđến với KS còn ít và có xu hướng giảm Chính vì thế, việc đưa ra các giải phápmarketing nhằm thu hút KDL đặc biệt cấp thiết và quan trọng với sự phát triển của KSHòn Ngư
Xuất phát từ lí luận và thực tiễn đó, em đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đềtài: “Giải pháp marketing thu hút khách du lịch của Khách sạn Hòn Ngư, Nghệ An”với mong muốn thu hút khách hàng đến với khách sạn, đồng thời đưa hình ảnh của KSHòn Ngư đến gần hơn với KDL và khẳng định uy tín, thương hiệu của KS trong tâmtrí KH
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu, có một số đề tài nghiên cứu có liênquan như sau:
Đào Thị Bích Việt (2010), “Giải pháp marketing thu hút khách du lịch nội địatại khách sạn Thương Mại” Đề tài đã đưa ra được hệ thống các khái niệm và một số lýluận cơ bản về khách sạn, marketing và chính sách marketing nhằm thu hút khách.Thứ hai, đề tài nghiên cứu thực trạng các hoạt động marketing của KS Thương Mại để
Trang 6đưa ra vấn đề đang tồn tại trong DN, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằmthu hút KDL nội địa đến với KS Thương Mại.
Nguyễn Thị Bé (2013), “Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách dulịch quốc tế đến với Khách sạn Quốc Tế ASEAN” Nghiên cứu dựa trên lí luận cơ bảnxoay quanh khách sạn, marketing trong kinh doanh KS để từ đó nêu bật được thựctrạng áp dụng các giải pháp marketing trong việc kinh doanh tại KS Quốc Tế ASEAN
Nguyễn Thị Hương (2013), “Giải pháp marketing-mix thu hút khách du lịchcông vụ đến với SUNRISE HOIAN BEACH RESORT, Quảng Nam” - ĐH ThươngMại Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lý luận, phân tích thực trạng cơ cấu khách công
vụ cũng như các hoạt động marketing nhằm thu hút khách công vụ đến với khu nghỉdưỡng, đề xuất các giải pháp nhằm thu hút khách công vụ đến với khu nghỉ dưỡng
Văn Ngọc Quỳnh Như (2014), “Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách
du lịch đến với khách sạn Celadon Place Hue” Luận văn trình bày một số vấn đề lýluận cơ bản về hoạt động marketing thu hút khách du lịch trong kinh doanh KS.Nghiên cứu thực trạng về hoạt động marketing thu hút khách của khách sạn CeladonPlace Hue từ đó đưa ra một số giải pháp marketing thu hút KDL tại khách sạn CeladonPlace Hue
Hoàng Nhân Khôi (2014), “Giải pháp marketing thu hút khách du lịch vào huyệnCôn Đảo” Nghiên cứu chỉ ra hệ thống lí luận bao gồm nhiều khái niệm liên quan đến
du lịch, kinh doanh du lịch, nên bật được các ưu điểm và hạn chế của vùng đất CônĐảo Cuối cùng tìm ra các thiếu sót, hạn chế trong công cuộc marketing du lịch và đềxuất các giải pháp và kiến nghị lên các cấp ban nghành
Các đề tài trên đã nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề mang tính lý luận vàthực tiễn về hoạt động marketing nhằm thu hút KDL, KDL công vụ cũng như nội địatại các DN Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về việc đưa ra các giải phápmarketing thu hút KDL của Khách sạn Hòn Ngư, Nghệ An Từ đó có thể thấy đề tài:
“Giải pháp marketing thu hút khách du lịch của Khách sạn Hòn Ngư, Nghệ An”
là không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố trước
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đưa ra một số giải pháp marketing nhằm thu hútkhách du lịch đến với khách sạn Hòn Ngư, Nghệ An
Để thực hiện mục tiêu đã xác định cần làm rõ 3 nhiệm vụ cơ bản sau:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến vấn đề marketing thu hútkhách du lịch trong kinh doanh khách sạn
Khảo sát, phân tích thực trạng marketing thu hút khách du lịch của khách sạnHòn Ngư, Nghệ An Từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
Trang 7Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịchcủa khách sạn Hòn Ngư, Nghệ An.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động marketing thu hút khách du lịch
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Giới hạn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải phápmarketing thu hút khách du lịch của khách sạn Hòn Ngư, Nghệ An
Về không gian: Khách sạn Hòn Ngư, Nghệ An
Về thời gian: Giới hạn dữ liệu nghiên cứu trong 2 năm 2014– 2015, định hướng
đề xuất giải pháp cho năm 2018- 2020
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Bước 1 Xác định mục tiêu: Thu thập các dữ liệu về chính sách sản phẩm, cơcấu tổ chức, giá, chính sách quảng cáo từ đó làm cơ sở đánh giá về hoạt độngmarketing tại Khách sạn Hòn Ngư trong thời gian gần đây
Bước 2 Xác định nguồn dữ liệu: Dữ liệu bên trong: bao gồm các dữ liệu nội
bộ trong các phòng ban của Khách sạn Hòn Ngư như: Phòng giám đốc, phòng Kếtoán, phòng kinh doanh Dữ liệu bên ngoài: các dữ liệu bên ngoài thu thập từ các cơquan Nhà nước, Tổng cục du lịch, tạp chí du lịch, các luận văn khóa trước, website
Bước 3 Thu thập dữ liệu: Thông tin về thực trạng marketing nhằm thu hútKDL của KS trong 2 năm 2014-2015; Thông tin về lượng KDL đến với toàn tỉnh cũngnhư các chương trình, hoạt động thu hút KDL của Tổng cục du lịch, của địa phươngnhư hội nghị kích cầu du lịch
Bước 4 Tổng hợp phân tích số liệu: Các dữ liệu thứ cấp sau khi thu thậpđược, tiến hành phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau
5.1.2.Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
* Phương pháp điều tra
Bước 1 Xác định vấn đề: Điều tra nhằm mục tiêu thu thập ý kiến khách hàng
về mức độ nhận biết và đánh giá của khách các hoạt động marketing của Khách sạnHòn Ngư, từ đó làm căn cứ đánh giá, đưa ra các giải pháp marketing phù hợp để thuhút KDL tới Khách sạn Hòn Ngư trong thời gian tới
Bước 2 Xác định mẫu điều tra: Đối tượng điều tra là KDL đến và sử dụng dịch
vụ tại KS Hòn Ngư Phiếu được phát cho 150 KDL lưu trú tại KS Hòn Ngư Phươngpháp chọn mẫu dùng phương pháp ngẫu nhiên để điều tra
Trang 8Bước 3 Thiết kế phiếu điều tra: Bao gồm các câu hỏi đóng và mở, sử dụngngôn ngữ tiếng Việt (phụ lục 1).
Bước 4 Tiến hành điều tra: Phát trực tiếp 150 phiếu cho KH thông qua nhân viên
lễ tân, sau đó được thu trực tiếp khi khách làm thủ tục check-out Phiếu điều tra đượcphát trong khoảng thời gian 15 ngày, từ 05/3/2016 đến 20/03/2016
Bước 5 Tổng hợp dữ liệu: Kết quả điều tra được tổng hợp theo từng chỉ tiêu đểđánh giá Trong 150 phiếu phát ra thu về được 140 phiếu trong đó có 10 phiếu khônghợp lệ do không điền đầy đủ thông tin Như vậy tổng số phiếu thu về hợp lệ là 140phiếu, chiếm tỷ lệ 93,333 % số phiếu phát ra
* Phương pháp phỏng vấn nhà quản trị
Bước 1 Xác định mục tiêu phỏng vấn: nhằm làm rõ việc thực hiện và kết quảđạt được của các giải pháp marketing mà KS Hòn Ngư sử dụng để thu hút KDL, xuhướng các giải pháp marketing trong thời gian tới của KS
Bước 2 Xác định đối tượng phỏng vấn: Giám đốc Nguyễn Anh Tuấn của KSHòn Ngư
Bước 3 Tiến hành phỏng vấn: vào ngày 26/03/2016
Bước 4 Tổng hợp dữ liệu: Kết quả được tổng hợp lại, phân tích và đánh giá
5.2 Phương pháp xử lí dữ liệu
5.2.1 Phương pháp xử lí dữ liệu thứ cấp
Phương pháp phân tích: tập hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được như dữliệu về chính sách sản phẩm, cơ cấu tổ chức, chính sách giá, chính sách quảng cáo,chính sách phân phối
Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu thu thập được ở trên từ các phòng bancủa KS Hòn Ngư, rút ra các kết luận về mức chênh lệch các con số như so sánh kếtquả hoạt động kinh doanh của năm 2015 so với năm 2014
Phương pháp đánh giá: đánh giá sự tăng giảm các chỉ tiêu trong các dữ liệu thuđược
5.2.2 Phương pháp xử lí dữ liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp và so sánhnhằm phân tích kết quả thu thập được theo từng chỉ tiêu Đối với các câu hỏi đánh giácủa khách theo thang điểm từ 1- Kém đến 5-Tốt được thống kê thành bảng, so sánh tỷ
lệ giữa các dữ liệu thu thập được từ đó làm căn cứ đánh giá chung
Phương pháp phỏng vấn nhà quản trị: Từ bảng kết quả câu hỏi phỏng vấn nhàquản trị, sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin thu được, từ đó nghiêncứu được thực trạng của hoạt động marketing tại Khách sạn Hòn Ngư
Trang 96 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu, Danh mục sơ
đồ, Hình vẽ, Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, kết cấu khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận cơ bản về marketing thu hút khách du lịch trongkinh doanh khách sạn
Chương 2: Thực trạng marketing thu hút khách du lịch của khách sạn Hòn Ngư,Nghệ An
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách
du lịch của khách sạn Hòn Ngư, Nghệ An
Trang 10CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING THU
HÚT KHÁCH DU LỊCH TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN
1.1.Khái luận về marketing thu hút khách du lịch trong kinh doanh khách sạn
sử dụng mà phân loại khách sạn tạm trú, du lịch, nghỉ dưỡng, hội nghị, v.v
Như vậy ta có thể hiểu, Khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ mườibuồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất trang thiết bị và dịch vụ cầnthiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ (Thông tư số 01/2002/TT-TCDL ngày27/04/2001 của Tổng Cục Du Lịch )
Dưới góc độ là một loại hình kinh doanh thì KS là một loại hình DN đượcthành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích sinh lời
Tóm lại, có thể hiểu Kinh doanh KS là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cungcấp dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung cho KH nhằm đáp ứng nhu cầu ănnghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích sinh lãi (Quản trị kinhdoanh khách sạn, đồng chủ biên TS Nguyễn văn Mạnh- ThS Hoàng Lan Hương)
1.1.2.Khách du lịch
1.1.2.1 Khái niệm
Theo Điều 4, Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Khách du lịch là người đi du lịchhoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thunhập ở nơi đến”
Theo UNWTO ( tổ chức du lịch thế giới): “Khách du lịch là người rời khỏi nơi
cư trú thường xuyên của mình trên 24h với nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mụcđích kiếm tiền”
Như vậy, KDL là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đếnmột nơi nào đó, quay trở lại với mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công vànhận thù lao từ nơi đến, có thời gian lưu trú ở nơi đến từ 24h trở lên và không quá thờigian quy định của từng quốc gia
1.1.2.2 Phân loại khách du lịch
Trang 11Căn cứ vào mục đích chuyến đi: Khách du lịch tham quan; KDL hội nghị; KDLnghỉ dưỡng; KDL công vụ; KDL thể thao; KDL thám hiểm;KDL giao lưu văn hoá;KDL tôn kết hợp nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe; KDL kết hợp thăm hỏi.
Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi: KDL đi theo tập thể; KDL đi theo cánhân; KDL đi theo tour trọn gói; KDL đi theo tour tự do
Căn cứ vào phạm vi đi du lịch: Theo cách phân loại này chia làm 2 nhóm làKDL quốc tế và KDL nội địa
Khách du lịch quốc tế(International tourist) là người lưu trú ít nhất 1 đêm nhưngkhông quá 1 năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đíchkhác nhau ngoài hoạt động đểtạo thu nhập ở nơi đến
Khách nội địa(Domestic tourist) là một người đang sống trong 1 quốc gia không
kể quốc tịch nào, đi đến 1 nơi khác không phải nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia
đó trong thời gian ít nhất là 24h và không quá 1 năm với các mục đích có thể là giải trí,công vụ, hội họp, thăm gia đình ngoài hoạt động làm việc đểtạo thu nhập ở nơi đến
1.1.3 Marketing trong kinh doanh khách sạn
Khái niệm marketing du lịch: “Marketing là quá trình liên tục, nối tiếp nhau qua
đó bộ phận marketing của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, du lịch lập kếhoạch, nghiên cứu, thực hiện, kiểm soát, đánh giá các hoạt động nhằm thỏa mãn nhucầu, mong muốn của khách hàng và đạt được những mục tiêu của công ty” (TS BùiXuân Nhàn – Giáo trình marketing du lịch – Đại học thương mại)
Tiếp cận marketing trong lĩnh vực kinh doanh KS, du lịch dưới góc độ hệ thống
là quá trình kế hoạch hóa, nghiên cứu thực hiện, kiểm tra đánh giá có hệ thống nhữnghoạt động marketing của một doanh nghiệp kinh doanh khách sạn
Như vậy có thể hiểu, Marketing lữ hành và khách sạn là quá trình liên tục nốitiếp nhau, qua đó các cơ quan quản lý trong ngành lữ hành và khách sạn lập kế hoạchnghiên cứu thực hiện, kiểm soát và đánh giá các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vàmong muốn của khách hàng, mục tiêu của công ty và các cơ quan quản lý.( TheoMorrison)
1.1.4 Hành vi mua của khách du lịch
1.1.4.1 Đặc điểm hành vi mua sản phẩm của khách du lịch
Nhóm KDL đi du lịch với mục đích giải trí: Họ lựa chọn các điểm đến phù hợpvới sở thích của họ để hưởng thụ các giá trị văn hoá, cảnh quan thiên nhiên hoặc phụchồi sức khoẻ; họ ít trung thành với các điểm đến du lịch, tính thời vụ thể hiện rõ; quyếtđịnh lựa chọn điểm đến của họ khá nhạy cảm với giá cả; thời gian dành cho chuyến đithường dài; có thể họ thường đến nhiều điểm khác nhau trong một chuyến đi
Trang 12Đối với nhóm KDL công vụ: Mục đích chính cho chuyến đi của họ là thực hiệnmột công việc nào đó, tuy nhiên, trong các chuyến đi đó họ thường kết hợp tham quan,nghỉ ngơi; việc lựa chọn phương tiện giao thông, loại hình lưu trú, thời gian lưu lại phụ thuộc vào loại công việc của họ; họ ít chịu sự chi phối của biến động giá cả cácsản phẩm du lịch; mức chi tiêu của họ cao.
Nhóm KDL thăm thân: thời gian lưu lại không dài, ít nhạy cảm với giá cả, việc kếthợp tham quan các điểm du lịch ít khi được xác định trước
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2015, tỷ lệ khách quốc tếđến Việt Nam đi du lịch theo mục đích giải trí, nghỉ ngơi chiếm 52,2%, kinh doanhchiếm 19,5%, thăm thân chiếm 28,3%
1.1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm khách sạn của khách du lịch
Các yếu tố văn hóa: Văn hoá là nguyên nhân cơ bản, đầu tiên dẫn dắt hành vi
của con người nói chung và hành vi tiêu dùng nói riêng Đó chính là văn hoá tiêudùng Cách ăn mặc, tiêu dùng, sự cảm nhận giá trị của hàng hóa, sự thể hiện mìnhthông qua tiêu dùng đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của văn hóa
Những yếu tố xã hội: Trong kinh doanh khách sạn có hai nguồn thông tin chính
đó là nguồn thông tin thương mại là các tài liệu quảng cáo khuyến mại do các doanhnghiệp chủ động tạo ra và nguồn thông tin xã hội là các kênh thông tin giao tiếp trong
đó có người định hướng dư luận
Các nhân tố cá nhân: quyết định mua sắm của KDL là khác nhau trong các giai
đoạn khác nhau Người làm marketing phải theo dõi rất sát hoàn cảnh sống luôn thayđổi và những tác động cùa sự thay đổi đó trong đời sống mỗi người đến hành vi mua của
họ
Những yếu tố tâm lý: Trong khách sạn, KDL thường biểu lộ quan điểm của
mình về dịch vụ bằng các lý do lý trí nhiều hơn như tiện nghi, dịch vụ… mà ít biểu lộcác lý do phi lý trí
1.1.4.3 Quá trình ra quyết định mua sản phẩm khách sạn của khách du lịch
Bước 1 Ý thức được nhu cầu: khi KDL có ý định đi xa nhằm mục đích vuichơi, giải trí, hay tham quan, công tác xa nhà thì họ sẽ có nhu cầu tìm kiếm chỗ nghỉgần nơi đi và hình thành ý tưởng tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của KS
Bước 2 Tìm kiếm thông tin: khi có nhu cầu KH sẽ tìm kiếm các thông tin.Trong quá trình đó, KH biết tới các dịch vụ của KS có thể đáp ứng nhu cầu của họ
Bước 3 Đánh giá các phương án: KH đặt các phương án lên để so sánh lợi ích,
họ sẽ lựa chọn cái họ cho là tốt nhất, phù hợp nhất với họ
Bước 4 Quyết định mua hàng: quyết định mua của ai, chi phí mua, thời gian sửdụng, phương pháp thanh toán, sẽ làm gì và tiêu dùng gì ở đó
Trang 13Bước 5 Đánh giá sau khi sử dụng dịch vụ trong khách sạn: sau khi tiêu dùng cóhài lòng không
1.2 Nội dung marketing thu hút khách du lịch trong kinh doanh khách sạn
1.2.1.Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu marketing là chức năng liên kết người tiêu dùng, khách hàng vàcông chúng với người làm công tác marketing thông qua thông tin Những thông tinnày được sử dụng nhằm: định nghĩa và xác định các vấn đề và cơ hội marketing; tạo
ra, sàng lọc và đánh giá các hoạt động marketing; kiểm soát quá trình thực hiệnmarketing; nâng cao hiểu biết về marketing như một quá trình (Theo hiệp hội
Marketing Mỹ-AMA)
Đây là hoạt động vô cùng quan trọng trong một KS, đó là các hoạt động tìmhiểu, thu thập thông tin về các yếu tố trên thị trường làm cơ sở ra quyết định cũng nhưcác cách thức ứng xử marketing phù hợp với mục tiêu của DN Bao gồm: Nghiên cứu
số lượng DN đang kinh doanh cùng lĩnh vực KS, xem xét đánh giá quy mô, điểmmạnh, điểm yếu của ĐTCT so với DN mình, đồng thời nhận rõ khả năng cung ứng củamình với việc thỏa mãn nhu cầu KDL; Nghiên cứu nhu cầu của KH hay thị trường vềcác sản phẩm của KS, các đối tượng chính, tập trung ở đâu, thời điểm nào, tập trung ởthị trường nào, đặc trưng thị trường, từ đó dự báo nhu cầu
Việc nghiên cứu có thể thông qua hệ thống thông tin thứ cấp hay thông tin sơcấp qua báo trí, internet, các kết quả nghiên cứu trước đó, báo cáo…hoặc điều tra bằngviệc phỏng vấn trực tiếp, gọi điện thoại hỏi thăm, phiếu điều tra hay phiếu xin ý kiếnkhách hàng sau mỗi chuyến đi
1.2.2.Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
1.2.2.1 Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là chia toàn bộ thị trường của một dịch vụ nào đó ra thànhcác nhóm Trong mỗi nhóm có những đặc trưng chung Một đoạn thị trường là mộtnhóm hợp thành có thể xác định được trong một thị trường chung, mà một sản phẩmnhất định của doanh nghiệp có sức hấp dẫn đối với họ Một vài tiêu thức phân đoạn thịtrường du lịch thường được sử dụng:
Theo dân số học: là việc chia thị trường dựa theo những thống kê, được thuthập từ các thông tin điều tra dân số như độ tuổi, giới tính…
Theo mục đích chuyến đi: phân đoạn theo nhu cầu đi du lịch: nghỉ dưỡng, dulịch văn hóa, thể thao nghỉ mát, thăm thân…
Theo đặc điểm tâm lý học: chính là dựa trên sự phân tích tâm lý khách hàng,các đánh giá về lối sống mà có chương trình phù hợp
Trang 14Theo sản phẩm: dựa và đặc điểm hay các khía cạnh khác nhau của sản phẩm
Có 3 phương pháp phân đoạn chính :
Phân đoạn một lần: Chọn một trong các tiêu thức phân đoạn căn bản để phânđoạn thị trường
Phân đoạn hai lần: Sau khi đã phân đoạn theo một tiêu thức cơ bản, tiếp tụclựa chọn tiêu thức khác để chia nhỏ thị trường
Phân đoạn nhiều lần: Chọn một tiêu thức phân đoạn căn bản, sau đó lựa chọnthêm hai hay nhiều các tiêu thức khác để chia nhỏ thị trường hơn nữa
1.2.2.2.Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu haymong muốn mà doanh nghiệp khách sạn có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ưuthế cạnh tranh trên thị trường mục tiêu đó Các phương án có thể lựa chọn:
Bao phủ toàn bộ thị trường: Doanh nghiệp nỗ lực đáp ứng nhiều nhất kháchhàng bằng các sản phẩm của mình
Chuyên môn hóa có chọn lọc: Chọn thị trường riêng biệt có sức hấp dẫn phùhợp với khả năng của doanh nghiệp
Chuyên môn hóa theo sản phẩm: Doanh nghiệp tập trung vào sản xuất mộtloại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường
Chuyên môn hóa theo thị trường: Doanh nghiệp tập trung thỏa mãn nhu cầu đadạng của một nhóm khách hàng
Tập trung vào một đoạn thị trường: Lựa chọn một đoạn thị trường phù hợpvới sản phẩm của khách sạn và khai thác thị trường đó
1.2.3 Xác định vị thế
Là việc đưa ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thị trường và định vị chúng làsản phẩm phù hợp thỏa mãn nhu cầu của KH mục tiêu Nó đòi hỏi việc thiết kế sảnphẩm mang tính khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, tạo nên hình ảnh đặc biệt riêngtrong ấn tượng của KH Để xác định vị thế có hiệu quả các khách sạn cần tiến hànhcác bước sau:
Xác định những lợi ích quan trọng nhất đem lại cho KH khi tiêu dùng các sảnphẩm của khách sạn
Trang 15Người làm marketing cần quyết định về hình ảnh mà khách sạn mong muốntạo ra trong tâm trí của KH tại các thị trường mục tiêu đã chọn.
Tạo ra sự khác biệt trong SPDV của KS so với KS khác Sự khác biệt đó càngkhác xa nhau càng tốt
Truyền tải được những sự khác biệt đã tạo ra trong các tuyên bố về vị thế vàcác mặt khác của marketing đến thị trường mục tiêu
Thực hiện tốt những gì mà khách sạn đã hứa với KH tiềm năng của mình
1.2.4 Các chính sách marketing nhằm thu hút khách du lịch
1.2.4.1 Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm được hiểu là tổng thể các quy tắc chỉ huy việc tạo ra vàtung sản phẩm vào thị trường để thỏa mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu của kháchhàng trong cùng thời kỳ kinh doanh đảm bảo mục tiêu của doanh nghiệp Danh mụcsản phẩm là tập hợp tất cả những nhóm chủng loại sản phẩm và các SPDV cụ thể củamột KS đưa ra để bán cho KDL Danh mục sản phẩm của một doanh nghiệp có thểđược xác định bằng:
Bề rộng danh mục sản phẩm cho biết tổng số các nhóm chủng loại dịch vụ dokhách sạn cung cấp ra thị trường
Bề dài hay mức độ phong phú của danh mục sản phẩm là tổng các SPDVtrong cùng một chủng loại trong danh mục sản phẩm của khách sạn
Bề sâu danh mục sản phẩm biểu thị số lượng những SPDV khác nhau có trongtừng nhãn hiệu của từng loại sản phẩm của danh mục sản phẩm
Mức độ hài hòa tương thích của danh mục sản phẩm thể hiện sự gần gũi;giống nhau giữa các sản phẩm của tất cả các chủng loại khác nhau xét theo mục đích
sử dụng cuối cùng, hoặc được sản xuất từ những yếu tố giống nhau, hoặc những tiêuchuẩn giống nhau nào đó
Phát triển sản phẩm mới: là yêu cầu tất yếu khách quan trong hoạt động kinhdoanh của KS do nhu cầu thị hiếu của KH luôn thay đổi và có xu hướng từ thấp đếncao, đồng thời cạnh tranh trên thị trường ngày càng diễn ra khốc liệt kèm theo sự chínmuồi và suy thoái trong sản phẩm cũ của KS
Quyết định về chính sách sản phẩm bao gồm các nội dung:
Quyết định về các dịch vụ cơ bản và bổ sung là căn cứ vào đoạn thị trường đãchọn, các DN quyết định về dịch vụ cơ bản và những lợi ích mà dịch vụ đó mang lại;
Trang 16Quyết định các hướng tăng trưởng là phát triển cả sản phẩm và thị trường cho
DN Bao gồm việc thâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm, phát triển thị trường và
1.2.4.2 Chính sách giá
Chính sách giá là chính sách marketing duy nhất tạo ra doanh thu và lợi nhuậncho DN Giá cả luôn là một trong những yếu tố quyết định tính cạnh tranh trên thịtrường đồng thời là yếu tố quyết định đến việc xác định lợi ích kinh tế của DN lẫn KH.Chính sách giá được hiểu là toàn bộ quyết định về giá mà người quản trị giá phải đề ra
và tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu mà DN theo đuổi
Các mục tiêu mà chính sách giá của DN theo đuổi bao gồm: Đầu tiên là mục tiêuchiếm lĩnh thị trường, đó là áp dụng mức giá tương đối thấp để tăng tối đa mức tiêuthụ thị trường, điều này làm chi phí đơn vị giảm xuống, qua đó vẫn đảm bảo lợi nhuậncho khách sạn; Tiếp theo là mục tiêu dẫn đầu về chất lượng bằng cách đưa ra sảnphẩm có chất lượng cao và áp dụng mức giá cao Tiếp sau là mục tiêu tồn tại, với mứcgiá đặt ra thấp hơn giá thành song cao hơn mức chi phí cố định, thường áp dụng đểvượt qua các giai đoạn khó khăn Ngoài ra còn có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bằngviệc định giá trên cơ sở xác định nhu cầu thị trường Và cuối cùng là các mục tiêukhác thì tùy theo tình hình cụ thể để định giá
Các phương pháp định giá trong kinh doanh khách sạn bao gồm: Định giá theogiá trị nhận thức của KH, căn cứ vào cảm nhận của KH về giá trị của SPDV chứkhông phải căn cứ vào chi phí của người bán; Định giá theo cách cộng lời vào chi phí,chỉ cần cộng thêm mức chi phí trung bình cho một đơn vị sản phẩm một mức lợinhuận dự kiến để có giá bán; Định giá theo giá hiện hành: căn cứ vào giá của ĐTCT
và ít quan tâm hơn đến chi phí và nhu cầu KH Khách sạn có 3 sự lựa chọn, hoặc làđịnh giá bằng, hai là định giá cao hơn, ba là định giá thấp hơn; cuối cùng phương phápđịnh giá theo lợi nhuận mục tiêu bằng cách xác định mức giá của mình sao cho đảmbảo được tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư
Trang 17-Các chính sách giá bao gồm: Định giá cho sản phẩm mới và định giá áp dụngcho danh mục sản phẩm Trong đó, với chính sách định giá cho sản phẩm mới có haichiến lược chính là chiến lược giá hớt váng và chiến lược thâm nhập thị trường Cònvới chính sách định giá cho danh mục sản phẩm bao gồm các chính sách nhỏ như địnhgiá chủng loại sản phẩm, định giá cho các dịch vụ tùy chọn, định giá sản phẩm phụ,định giá sản phẩm bắt buộc, định giá hai phần và định giá trọ gói Cụ thể:
Chiến lược giá hớt váng: KS đặt giá cao nhất có thể cho các đoạn thị trường sẵnsàng chấp nhận sản phẩm mới Khi mức tiêu thụ giảm xuống thì KS lại giảm giá để hútthêm KH ở giai đoạn thị trường thấp hơn và giúp DN thu được lợi nhuận cao ngay ởgiai đoạn đầu của chu kỳ sống sản phẩm
Chiến lược thâm nhập thị trường: DN thực hiện định giá thấp để xâm nhập vànhanh chóng giành thị phần tối đa và tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô, giávẫn có thể tiếp tục giảm xuống khi sản lượng sản xuất tăng lên
Định giá chủng loại sản phẩm: Xác định các mức giá cho các sản phẩm ở cùngmột chức năng nhưng khác nhau về kiểu dáng, mẫu mã hoặc có sự cải tiến, khác biệt
về chất lượng
Định giá cho các dịch vụ tùy chọn: Một số sản phẩm chính được bán kèm theosản phẩm phụ thêm tùy chọn mà DN phải định giá cho các sản phẩm phụ thêm này.Tùy từng chủng loại hàng hóa, hình thức, mô hình KD, DN có thể tiến hành định giá
“bán kèm tùy chọn” này cao hoặc thấp
Định giá sản phẩm phụ: Định giá sản phẩm phụ cao, nếu nó có giá trị thươngmại và ngược lại
Định giá với sản phẩm bắt buộc: chỉ có thể định giá cao nếu KS kiểm soát đượcviệc ung ứng các SPDV bắt buộc
Định giá hai phần: Phải lựa chọn định giá bao nhiêu cho dịch vụ cơ bản và giábao nhiêu cho dịch vụ khách tự chọn như việc định giá sản phẩm bắt buộc
Định giá trọn gói: Là việc khách sạn tập hợp một số SPDV lại thành gói và địnhgiá chúng
-Các chiến lược điều chỉnh giá gồm định giá theo nguyên tắc địa lí, chiết giá vàbớt giá, định giá khuyến mại và định giá phân biệt Cụ thể:
Định giá theo nguyên tắc địa lý: định giá bán cho các khách hàng vượt quákhoảng cách vận chuyển, đưa đón để bù đắp chi phí tăng thêm
Chiết giá và bớt giá: sử dụng việc thay đổi giá cơ bản của mình để thưởng chonhững khách hàng thanh toán nhanh, thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán một lần, haymua với số lượng lớn
Trang 18Định giá khuyến mại: định giá lỗ để lôi kéo khách, định giá cho những đợt bánhàng đặc biệt, giá trả góp, bán hàng theo phiếu mua hàng, chiết giá tâm lý.
Định giá phân biệt: KS điều chỉnh mức giá cơ bản để phù hợp hơn với nhữngđặc điểm khác biệt của sản phẩm, hay điều kiện của KH Dưới các hình thức như địnhgiá theo nhóm khách hàng, định giá theo dạng sản phẩm, định giá theo hình ảnh kháchsạn, định giá theo địa điểm, và định giá theo thời gian
-Thay đổi giá bao gồm : Chủ động cắt giảm giá khi dư thừa năng lực sản xuất, tỷphần thị trường giảm sút, khống chế thị trường bằng việc bán hạ giá và chủ động tăng giákhi diễn ra lạm phát, cầu tăng quá mức so với cung
1.2.2.3 Chính sách phân phối
Phân phối là việc đưa đến người tiêu dùng những sản phẩm có nhu cầu ở nhữngthời điểm, thời gian, chất lượng, chủng loại và mong muốn Trong kinh doanh KS, KH
có tính phân tán trong khi nhà cung cấp chỉ tập trung được ở những lĩnh vực nhất định,
do đó việc cung ứng toàn bộ các sản phẩm là điều khó khăn, nên DN thường sử dụngcác đơn vị trung gian
Có 2 loại kênh phân phối: Kênh trực tiếp là hình thức doanh nghiệp bán thẳnghàng hóa đến tay khách hàng Kênh này giúp DN tiếp xúc được trực tiếp với KH, dễnắm bắt tâm lý; Kênh gián tiếp là bán hàng qua trung gian, do đó bán được nhiều sảnphẩm, chia sẻ bớt được rủi ro song số lượng trung gian quá lớn dẫn đến chi phí tăng,giá thành cao, DN khó kiểm soát giá, khó nắm bắt thông tin KH
Quản trị kênh phân phối là việc phát triển và điều hành các quan hệ liên kết vớicác doanh nghiệp và cá nhân bên ngoài tham gia vào quá trình tiêu thụ SPDV theohướng hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của các chiến lược và công cụ khác của marketing-mix nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu
1.2.2.4 Chính sách xúc tiến
Xúc tiến hỗn hợp là việc sử dụng các phương tiện truyền tin giữa người bán vàngười mua để thuyết phục họ mua và sử dụng dịch vụ của DN Quy trình xúc tiếndiễn ra như sau:
Bước 1 Xác định người nhận tin: Chính là xác định khách hàng mục tiêu của
DN, bao gồm KH hiện tại và tiềm năng, những người quyết định hay người có ảnhhưởng
Bước 2 Xác định phản ứng đáp lại của người nhận tin: Phản ứng của ngườinhận tin được biểu diễn bằng các mô hình sau: Mô hình AIDA, mô hình hiệu quả, môhình chấp nhận đổi mới, mô hình truyền tin
Trang 19Bước 3 Thiết kế thông điệp: Phải xây dựng được thông điệp truyền tin có hiệuquả theo mô hình AIDA, đảm bảo 3 vấn đề về nội dung, kết cấu và hình thức thôngđiệp.
Bước 4: Lựa chọn các kênh truyền tin
Bước 5: Ấn định thời gian xúc tiến
Bước 6: Xác định ngân sách dành cho xúc tiến
Chính sách xúc tiến sử dụng 5 nhóm công cụ của xúc tiến sau:
Quảng cáo: bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề caonhững ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ, được thực hiện theo yêu cầu của các chủ thể quảngcáo và họ phải trả tiền cho quảng cáo
Khuyến mại hay xúc tiến bán: bao gồm một loạt các biện pháp nhắm đến việckích thích nhu cầu của thị trường trong ngắn hạn
Quan hệ công chúng: Kích thích gián tiếp nhằm phát triển nhu cầu, tăng uy tíncủa đơn vị kinh doanh bằng cách đưa tin tức có ý nghĩa thương mại
Marketing trực tiếp: là việc sử dụng một hay nhiều công cụ truyền thôngmarketing ảnh hưởng tới quyết định mua trực tiếp
Bán hàng trực tiếp là quá trình giao tiếp trực tiếp giữa người bán hàng và KH,qua đó người bán tìm hiểu nhu cầu, tư vấn, giới thiệu, thuyết phục KH lựa chọn vàmua sản phẩm
1.2.4.5 Chính sách marketing mix khác
Chính sách con người: Con người là yếu tố quyết định tới sự thành công cácchính sách marketing thu hút KDL vì họ là người tạo ra, thực hiện các chính sáchmarketing, là cầu nối giữa các DN và KH Do vậy, để xây dựng chính sách con ngườiđúng đắn, DN cần phải thu hút, đào tạo và duy trì đội lao động có phẩm chất, phongcách, có kỹ năng nghiệp vụ sẽ tạo ra những công việc thỏa mãn nhu cầu cá nhân và tổchức phối hợp tốt các công việc trong DN, thực hiện tốt công tác marketing nội bộnhằm khuyến khích những thái độ tốt của nhân viên nhằm thỏa mãn và thu hút KH
Chính sách tạo sản phẩm trọn gói và lập chương trình: Tạo được các dịch vụtrọn gói và chương trình tốt, đa dạng và độc đáo sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
KH, thu hút được sự chú ý, quan tâm đến quyết định mua của khách, đồng thời còn tạođiều kiện cho việc thu hút khách vào lúc trái vụ của các nhà kinh doanh KS
Chính sách quan hệ đối tác: Các hình thức quan hệ đối tác là đối tác về mặtchiến lược, về mặt sản phẩm, hợp tác về hậu cần, về quảng cáo khuyến mại, mở rộngquan hệ đối tác trong việc định giá và quan hệ đối tác trong phân phối và tiêu thụ sảnphẩm Thực hiện tốt chính sách quan hệ đối tác, DN cần xây dựng mối quan hệ chặt
Trang 20chẽ, gắn bó với các đối tác, không ngừng mở rộng quan hệ đối tác nhằm đảm bảo sẵnsàng phục vụ KH, cung cấp dịch vụ hoàn hảo với chi phí thấp để thu hút KH.
1.3 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến marketing thu hút khách du lịch trong kinh doanh khách sạn
1.3.1.Các nhân tố môi trường vĩ mô
Dân số: Các nhà kinh doanh khách sạn cần căn cứ vào các yếu tố môi trường
dân số nhằm nắm rõ đặc điểm của thị trường KDL từ đó đưa ra được các CSSP phùhợp với nhu cầu của khách, từ đó thu hút khách mua các SPDV của DN
Kinh tế: Môi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các giải pháp
marketing của doanh nghiệp Khi tốc độ phát triển kinh tế cao, hoạt động kinh doanhtốt có thể ảnh hưởng đến ngân sách marketing Như vậy đầu tư cho hoạt độngmarketing cao và hiệu quả thu hút khách có thể tăng lên…
Công nghệ: Trong kinh doanh khách sạn công nghệ thông tin là rất quan trọng
như quản lý bán hàng, kế toán, đặt chỗ trên mạng, check in, check out, thiết bị trongphòng, máy chiếu….nhằm tạo điều kiện thu hút KDL khi đến với KS vì thời gian, thiết
bị đồ dùng trong phòng rất quan trọng để họ có thể tiện lợi thoải mái trong công việccũng như nghỉ ngơi
Văn hoá: Môi trường văn hóa giúp DN xác định được nhu cầu, sở thích của KH
từ đó xây dựng sản phẩm phù hợp với sở thích khác nhau của họ, thực hiện các công
cụ xúc tiến phù hợp với chuẩn mực văn hóa nhằm thỏa mãn, thu hút KDL
Tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên chính là yếu tố để thu hút được KDL vì yếu tố
khí hậu thời tiết tốt và thuận lợi sẽ là một yếu tố mà KDL lưu ý khi lựa chọn điểm đến
du lịch
Chính trị: Yếu tố chính trị ổn định đã giúp các DN kinh doanh khách sạn tại
Việt Nam có thế mạnh trong việc thu hút KDL Thay vì chọn các nước bất ổn về chínhtrị như Thái Lan, khách du lịch nước ngoài sẽ chọn điểm dừng chân là Việt Nam,chính trị ổn định giúp KDL an tâm và thoải mái trong chuyến đi của mình, kéo theonhững sự tiêu dùng các dịch vụ như lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí
1.3.2.Các nhân tố môi trường ngành
Những người cung ứng: Các nhà cung ứng bao gồm các nhà cung ứng nguyên
vật liệu phục vụ ăn uống, đồ dùng hàng ngày, dịch vụ…KS cần đảm bảo nguồn cungứng tốt, kịp thời để đảm bảo phục vụ khách, từ đó nâng cao chất lượng SPDV cũngnhư uy tín nhằm thu hút KDL
Đối thủ cạnh tranh: Để hiểu rõ điểm mạnh điểm yếu của ĐTCT thì các KS phải
thường xuyên so sánh các dịch vụ của mình, giá cả, các kênh phân phối, các hoạt động
Trang 21khuyến mại của mình so với các ĐTCT Từ đó tạo ra sự khác biệt của DN mình so vớiĐTCT để thu hút KH, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Các trung gian marketing: Đó là các tổ chức dịch vụ, các DN lữ hành, các KS,
các công ty vận chuyển, các nhà tổ chức hội nghị, các đại lý lữ hành, văn phòng dulịch Những đối tác này có vai trò rất quan trọng trong việc tìm kiếm KH và bán cácSPDV cho KS Các trung gian mareting còn giúp KS thực hiện công tác quảng cáonhằm thu hút KDL đến với DN mình
Công chúng trực tiếp: Hoạt động kinh doanh của các KS bị bao bọc và chịu tác
động bởi hàng loạt các tổ chức công chúng Họ sẽ ủng hộ hoặc chống lại các quyếtđịnh marketing của DN Để thành công KS phải thường xuyên phân tích, phân loại vàthiết lập quan hệ đúng mức với từng nhóm công chúng
Khách hàng: Để đảm bảo giữ chân được KDL đòi hỏi khách sạn phải đáp ứng
được nhu cầu và tạo cho họ sự tin tưởng về uy tín chất lượng Khách hàng là yếu tố cóảnh hưởng nhiều nhất đối với các chính sách marketing của KS
1.3.3.Môi trường vi mô
Khả năng tài chính: Nếu không có khả năng tài chính vững mạnh, hoạt động
marketing nhằm thu hút KDL của DN sẽ không thực hiện được Phải đảm bảo bằngcác nguồn tài chính nhất định và những khoản dự phòng cần thiết để đối phó với rủi
ro, bất trắc xảy ra
Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ: đây là yếu tố không chỉ làm nên bộ mặt
của DN mà còn tạo điều kiện tốt để các nhân viên trong khách sạn phát huy hết khảnăng của mình trong hoạt động thu hút KDL
Nguồn nhân lực: Đây là yếu tố rất quan trọng trong các doanh nghiệp Nguồn
nhân lực tốt sẽ tạo ra các SPDV chất lượng tốt cho KH Đồng thời họ chính là người tạo
ra, điều chỉnh và thực hiện các chương trình mareting để thu hút khách cho DN
Trình độ tổ chức quản lí: hoạt động trong khách sạn rất đa dạng song phải được
diễn ra chu đáo và nhanh chóng nên phải đòi hỏi có trình độ tổ chức chuyên môn caođảm bảo ra được các quyết định nhanh chóng và chính xác
Trình độ hoạt động marketing: khách sạn cần tìm hiểu nhu cầu của KDL từ đó
đáp ứng đúng nhu cầu, mong muốn của khách bằng các SPDV của khách sạn để kinhdoanh có hiệu quả cao, giảm bớt được rủi ro
Trang 22CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNGMARKETING THU HÚT KHÁCH DU LỊCH
CỦA KHÁCH SẠN HÒN NGƯ, NGHỆ AN 2.1.Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến marketing thu hút khách du lịch của khách sạn Hòn Ngư, Nghệ An
2.1.1 Tổng quan về khách sạn Hòn Ngư Nghệ An
2.1.1.1 Quá trình hình thành phát triển
Khách sạn Hòn Ngư trực thuộc Công ty TNHH 1 Thành Viên Du lịch TrườngSơn COECCO- doanh nghiệp thuộc Tổng Công Ty Hợp Tác Kinh Tế- Bộ QuốcPhòng
Thành lập năm 1995, khách sạn Hòn Ngư lúc bấy giờ với nền tảng là đơn vịđoàn điều dưỡng 40A của quân khu 4, bộ quốc phòng, đặt tại phường Nghi Thu, thị xãCửa Lò, tỉnh Nghệ An Quy mô khách sạn đã có sự tăng lên theo thời gian, ban đầu sốlượng phòng chỉ là 55 phòng, tại thời điểm đó, đây là một khách sạn có tầm cỡ trongkhu vực Sau đó, năm 2005 doanh nghiệp đầu tư xây dựng lên 100 phòng, và đến năm
2013 thì phát triển lên 122 phòng, đây là số phòng giữ nguyên cho tới thời điểm hiệntại Cho đến nay, khách sạn đã có hơn 20 năm kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú và đãtạo được một hình ảnh, dấu ấn riêng biệt cho mình
2.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
Dịch vụ lưu trú: Đây là lĩnh vực kinh doanh chính của KS Hòn Ngư, đồng thời
cũng là lĩnh vực kinh doanh mang lại doanh thu thứ hai cho KS Với 122 phòng ngủđẹp, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi được phân bổ cho 3 dãy nhà 7- 5- 2 tầng
Dịch vụ ăn uống: Đây là lĩnh vực kinh doanh quan trọng và đem lại doanh thu
lớn nhất của KS Hòn Ngư Các nhà hàng của KS Hòn Ngư được thiết kế mộc mạc, cóphong cách riêng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp mang lại sự thoải mái cao chokhách hàng
Các dịch vụ bổ sung khác: Ngoài những dịch vụ nêu trên Khách sạn Hòn Ngư
còn tiến hành hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực khác tiêu biểu là: Dịch vụ tổ
Trang 23chức hội nghị - hội thảo; Câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe; Hàng bán sản phẩm lưu niệm;Các dịch vụ khác.
Có thể thấy rằng, hiện nay KS Hòn Ngư đang tiến hành kinh doanh khá nhiềulĩnh vực khác nhau Tuy nhiên quy mô và loại hình chưa thực sự đa dạng, cơ sở vậtchất và trang thiết bị chưa thực sự hiện đại nên việc cung ứng các loại hình dịch vụcòn gặp nhiều hạn chế
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Dựa vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn Hòn Ngư ( Sơ đồ 2.1- phụ lục 1) ta
có thể nhận xét như sau:
Bộ máy tổ chức còn đơn giản, sơ sài, các phòng ban còn nhỏ lẻ và đơn giản.Trong cơ cấu còn thiếu nhiều bộ phận quan trọng như nhân sự, Sale & Marketing,trong bộ phận lễ tân mới chỉ là tập hợp của tổ lễ tân, chưa có các tổ như tổ đón tiếp, tổhành lí Đặc biệt chức vụ và số lượng thành viên trong mỗi tổ còn ở mức thấp
Tuy nhiên, kiểu cơ cấu tổ chức này thể hiện sự phân quyền trong quản lý, đồngthời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận chức năng, mỗi vị trí trong tổchức đảm bảo cho công việc thực hiện thông suốt, tạo điều kiện cho cấp dưới chủđộng chuyên sâu vào công việc
2.1.1.4 Tình hình kinh doanh 2014-2015
Qua bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn qua hai năm 2014
và 2015 ( bảng 2.2- phụ lục 2) ta thấy được:
Doanh thu: Tổng doanh thu của Khách sạn Hòn Ngư năm 2015 so với năm
2014 giảm 149.580.819 đồng, tương ứng với tỷ lệ 1,14% Trong đó:
So với năm 2014, doanh thu năm 2015 của tất cả các lĩnh vực kinh doanh củaKhách sạn Hòn Ngư đều giảm Trong đó giảm nhiều nhất (cả về số lượng và tỷ trọng)
là doanh thu từ dịch vụ lưu trú Đây cũng chính là lĩnh vực kinh doanh trọng tâm của
KS do đó dẫn đến doanh thu toàn khách sạn giảm Đây là một dấu hiệu xấu cho việclàm ăn kinh doanh đang trên đà đi xuống, hậu quả của việc số lượt khách giảm sút, chothấy sức hút của KS với KDL ngày càng ít đi
Chi phí: Tổng chi phí của Khách sạn Hòn Ngư năm 2015 giảm 67.062.503
đồng so với năm 2014, tương ứng với tỷ lệ 0,55% Tỷ suất chi phí của khách sạn năm
2015 tăng 0,56% so với năm 2014
Chi phí kinh doanh của KS Hòn Ngư năm 2015 giảm so với năm 2014, nhưngtốc độ giảm thấp hơn so với tốc độ giảm của doanh thu nên lợi nhuận của KS vẫn giảm
so với năm 2014 Việc giảm chi phí kinh doanh ở đây không thể hiện việc KS đã thựchiện các biện pháp để cắt giảm chi phí mà nó là hệ quả của việc kinh doanh sa súttrong giai đoạn này Đặc biệt có chi phí lưu trú tăng 101.387.974 đồng trong khi doanh
Trang 24thu từ nó lại giảm -32.082.819 đồng Đây là một trong những nguyên nhân lớn nhấtdẫn đến giảm lợi nhuận của toàn KS trong năm 2015.
Lợi nhuận sau thuế của Khách sạn Hòn Ngư năm 2015 so với năm 2014 giảm
64.365.065 đồng, tương ứng với tỷ lệ 9,16% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế năm 2015giảm 0,43% so với năm 2014
Qua tình hình kình doanh của khách sạn Hòn Ngư trong năm 2014- 2015, nhìnchung tình hình kinh doanh là chưa tốt Chính vì thế KS cần chú trọng việc sử dụng cácchính sách marketing nhằm thu hút KDL, nâng cao doanh thu cho KS
2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến marketing thu hút khách du lịch của Khách sạn Hòn Ngư Nghệ An
2.1.2.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường nhân khẩu học: KDL đến với khách sạn Hòn Ngư chủ yếu là khách
công vụ hoặc khách đi du lịch theo tour, thường là khách có khả năng chi trả mứctrung bình Với đặc điểm tiêu dùng của tập KH mục tiêu này, KS Hòn Ngư đã định giáSPDV ở mức trung bình nhằm thu hút KDL Tuy nhiên vì khả năng liên kết với cáccông ty Lữ hành còn kém nên KS chưa thực sự quảng bá được hình ảnh của mình tớicác KDL theo tour
Môi trường kinh tế: Hiện nay, kinh tế thế giới có những khởi sắc sau cuộc khủng
hoảng, kinh tế toàn cầu về cơ bản đang trên đà phục hồi Kinh tế vĩ mô Việt Nam cũngđang có dấu hiệu tốt dần lên Kinh tế phát triển, giúp nâng cao đời sống của người dântrong nước, nhu cầu du lịch và giải trí cũng tăng theo do đó thị trường KDL dự báo sẽgia tăng mạnh mẽ Đồng thời, ổn định kinh tế tạo điều kiện tốt cho các KS nói chung vàHòn Ngư nói riêng phát triển, có cơ hội gia tăng nguồn đầu tư cho các hoạt độngmarketing nhằm thu hút KDL
Môi trường tự nhiên: Cửa Lò được coi là một trong những bãi biển đẹp và sạch
của Việt Nam Đây là một điểm cộng trong công cuộc quảng bá hình ảnh Cửa Lò nóichung và thu hút KDL cho KS Hòn Ngư nói riêng Việt Nam đang ở thời kỳ dân số trẻvới chủ yếu là người ở độ tuổi lao động do vậy các sản phẩm, chương trình được KSHòn Ngư xây dựng cũng như các chính sách xúc tiến, quảng cáo chủ yếu nhằm vào đốitượng như các gia đình, cặp tình nhân KS Hòn Ngư còn căn cứ vào cơ cấu dân số đểước tính lượng cầu nhằm xây dựng sản phẩm và mức giá phù hợp để thu hút khách
Môi trường công nghệ: con người ngày càng trở nên hiện đại nên sử dụng công
nghệ là không thể thiếu đối với con người Khách sạn Hòn Ngư đã trang bị những thiết
bị để phục vụ các dịch vụ như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, các dịch vụ bổ sungkhác, ngoài ra khách sạn còn ứng dụng các phần mềm quản lý bán hàng, kế toán, đặt
Trang 25chỗ trên mạng … nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho KDL vừa nghỉ ngơi vừa tiện lợitrong các giao dịch phát sinh Tuy nhiên, do thời gian hoạt động đã lâu, các tài sản cốđịnh đã trở nên cũ kĩ và lạc hậu, đây chính là điểm trừ cho khách sạn Hòn Ngư.
2.1.2.2 Môi trường ngành
Nhà cung ứng: KS Hòn Ngư đã xây dựng được mối quan hệ khá chặt chẽ với
các nhà cung ứng của mình.Các nhà cung ứng của KS gồm các nhà cung cấp vật dụng,
đồ dùng phục vụ, thực phẩm, nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển Lượng lớn hải sảnphục vụ cho nhà hàng được cung cấp bởi nhà cung cấp uy tín trong chợ Hải sản, nơi mànhững hải sản vừa mới đánh bắt được đưa đến để giữ được sự tươi ngon, nhằm thỏa mãnnhu cầu của KH Tuy nhiên các nhà cung ứng vẫn xuất hiện tình trạng không cung cấpđúng đủ số lượng hàng đặt, dẫn đến sản phẩm ăn uống của KS không đáp ứng được nhucầu KH
Đối thủ cạnh tranh: Đối với khách sạn Hòn Ngư đối thủ cạnh tranh của khách
sạn chính là các nhà khách, nhà hàng, khách sạn 3 sao, 2 sao trên địa bàn Thị Xã Cửa
Lò như KS Thái Bình Dương, KS Hạ Long, KS Phương Đông cạnh tranh về giá,chất lượng phục vụ và các dịch vụ bổ sung Các KS trong khu vực sử dụng các chínhsách về xúc tiến, phân phối còn kém hiệu quả, chính vì thế mà sự cạnh tranh trong hoạtđộng marketing còn chưa mãnh liệt Chính sách giá và sản phẩm tương đương với KSHòn Ngư và chưa thực sự nổi bật, khác biệt Chính vì thế hiệu quả marketing của KSHòn Ngư nói riêng và trong khu vực nói chung còn ở mức thấp
Khách hàng: Khách hàng mục tiêu của khách sạn chính là khách nội địa, những
người có mức thu nhập trung bình, yêu cầu không quá cao và khắt khe Chính vì thế,SPDV được định giá thấp và chất lượng dịch vụ không quá được trau chuốt.Tuy nhiên,
bộ phận marketing đã xác định tập khách hàng tiềm năng trong tương lai là KDL lẻ từcác nước Châu Âu, chính vì thế dự án Cổ Phần Hóa tăng vốn đầu tư, cải tiến cơ sở vậtchất sẽ được nghiên cứu và tiến hành bắt đầu từ năm 2016 nhằm đáp ứng được nhucầu ngày càng cao của KDL
2.1.2.3 Môi trường vi mô
Về nguồn lực: Trình độ chuyên môn của lao động trong khách sạn còn ở mức
thấp, trình độ ở mức đại học cao đẳng chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu (chiếm16,2%), lực lượng lao động chính vẫn là trung cấp và công nhân nghề, vì đặc trưng củakinh doanh dịch vụ cần lao động trực tiếp lớn, kĩ năng nghiệp vụ cần thiết hơn là trình
độ chuyên môn cao Trình độ ngoại ngữ của khách sạn Hòn Ngư ở mức trung bìnhkhá, so với tiêu chuẩn khách sạn 3 sao Hơn một nửa nhân lực biết giao tiếp bằng tiếnganh (chiếm 46,3%) Phân bổ chủ yếu vào các bộ phận trực tiếp tiếp xúc với kháchhàng như lễ tân, nhà hàng, ban giám đốc và một số ít bộ phận buồng
Trang 26Về cơ sở vật chất của khách sạn: cơ sở vật chất của khách sạn Hòn Ngư đã
khấu hao gần hết, trở nên cũ kĩ, lạc hậu, bề ngoài không còn được bắt mắt và thu hút
so với các khách sạn khác trên địa bàn Chính vì thế khả năng cạnh tranh của KS HònNgư không cao, các chương trình xúc tiến quảng cáo cũng không thể đưa ra nhữnghình ảnh lộng lẫy thu hút Tập KH mà KS hướng đến bây giờ chủ yếu là KDL nội địa
Trang 272.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng marketing thu hút khách du lịch của Khách Sạn Hòn Ngư, Nghệ An
2.2.1.Nghiên cứu thị trường
Sơ đồ cơ cấu quy mô khách sạn tại Thị Xã Cửa Lò
Nguồn: Tổng cục du lịch Nghệ An
Dữ liệu thứ cấp từ tổng cục du lịch Nghệ an cho thấy, về mảng kinh doanhkhách sạn, thị trường KDL tại Cửa Lò rất tiềm năng, tuy các khách sạn từ 4 sao trở lêncòn ít nhưng khách sạn 2-3 sao chiếm tỉ trọng lớn, đạt 65% số lượng toàn Thị xã
Khách sạn Hòn Ngư đã tiến hành nghiên cứu thị trường và kết quả cho thấy, thịtrường du lịch tại Cửa Lò đang ngày một hẹp lại, thị phần dành cho các khách sạnngày càng cạnh tranh gay gắt Đây là một thị trường tiềm năng, có sức hút KDL Theothống kê của Tổng cục Du Lịch Nghệ An, tại đây có hơn 50 khách sạn lớn nhỏ Và vìtính mùa vụ đặc trưng của du lịch biển nên thời gian để thị trường hoạt động chỉ từtháng 4 đến tháng 9 hàng năm
ĐTCT của KS là các KS và nhà hàng 2-3 sao trên khu vực Cửa Lò Số lượngĐTCT tuy nhiều ( chiếm 65%) nhưng quy mô và chất lượng còn thấp KH chủ yếu sửdụng các dịch vụ như lưu trú, ăn uống, ngoài ra còn một số dịch vụ bổ sung khác Tuynhiên yêu cầu chưa thực sự cao, chủ yếu là KDL ngắn ngày
Để nghiên cứu thị trường, KS hòn Ngư đã tận dụng cơ sở dữ liệu thứ cấp có sẵn
từ Tổng Cục Du Lịch Nghệ An, và các thông tin lưu trữ về đăng kí đặt chỗ tại các đại
lý lữu hành, các hãng vận chuyển Ngoài ra còn sử dụng các thông tin về bán hàng và
KH mà KS đã bán được trong thời gian trở về trước Bên cạnh đó KS cũng sử dụng dữliệu sơ cấp Bằng cách điều tra KH qua bảng hỏi, họp nhóm trọng điểm Cụ thể, KSHòn Ngư đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp điều tra thăm dò, phươngpháp tiếp xúc như phỏng vấn quá điện thoại Tuy nhiên, tần xuất nghiên cứu thị trườngcủa KS rất ít, một kết quả nghiên cứu được sử dụng cho khoảng 5 năm sau đó, chính vìthế mà tính cập nhật không cao, không nắm bắt kịp thời những biến động của thịtrường
2.2.2 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu