Thực trạng hoạt động các dịch vụ logistics của một số doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 34 - 37)

II. Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam

3.Thực trạng hoạt động các dịch vụ logistics của một số doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam

tiêu biểu của Việt Nam

3.1. Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines)

Tổng công ty hàng hải Việt Nam được xếp vào vị trí số 1 trong nước về khả năng thực hiện dịch vụ logistics.

Được thành lập và hoạt động từ ngày 1/1/1996 theo Quyết định 250/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/4/1995, Vinalines lúc đầu gồm 22 công ty nhà nước, 2 công ty cổ phần và 9 công ty liên doanh, sở hữu 49 tàu với tổng trọng tải là 396696 DWT và có 18456 lao động

Kể từ khi đi vào hoạt động năm 1996, Tổng công ty đã tham gia vào rất nhiều hoạt động vận tải, như:

- Vận tải biển, khai thác cảng, đại lý vận tải, môi giới, giao nhận , kinh doanh vận tải đa phương thức, sửa chữa tàu biển, cung cấp dịch vụ hàng hải và các hoạt động khác liên quan;

- Xuất khẩu, nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị chuyên ngành; - Cung cấp thuyền viên;

- Tham gia liên doanh, hợp tác kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật.

Năm 2007, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cùng các doanh nghiệp thành viên đã tham gia góp vốn thành lập các công ty cổ phần như Vinalines Logistics, Kinh doanh Bất động sản Vinalines, Kinh doanh Bất động sản Vinalines Vĩnh Phúc, Đầu tư cảng Cái Lân, cảng Hiệp Phước, Đầu tư dầu khí Sao Mai - Bến Đình ...

Trong năm 2007, tổng sản lượng vận tải biển ước đạt 24,9 triệu tấn và 75,1 tỷ Tkm, tương ứng tăng 7% và 30%, tổng sản lượng hàng thông qua cảng đạt 54,2 triệu tấn, tăng 9%. Năm 2008, Tổng công ty phấn đấu vận chuyển 27,3 triệu tấn, và 92,6 tỷ tấn Tkm, tăng 9% và 23%; sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 47,5 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2007.

 Vận tải biển

Đến cuối năm 2007, Vinalines có đội tàu gồm 134 chiếc với tổng trọng tải là 2,1 triệu DWT. Tổng số hàng hoá vận chuyển bởi đội tàu đạt 24,9 triệu tấn và 75,1 tỷ Tkm.

Tuy nhiên, điều này lại đem lại những cơ hội to lớn cho Tổng công ty khi nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu gia tăng đáng kể. Tất cả những yếu tố này buộc Vinalines phải nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động vận tải của đội tàu.

Trên thực tế, Vinalines đã có kế hoạch phát triển đội tàu để tăng năng lực lên 2,6 - 3 triệu DWT vào năm 2010 và 6 - 7 triệu DWT vào năm 2020. Cơ cấu đội tàu sẽ được thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ các tàu chuyên dụng như tàu container, tàu hàng rời cỡ lớn và tàu chở tàu, đồng thời giảm độ tuổi trung bình của đội tàu xuống dưới 16 tuổi.

Theo đó, Vinalines mong muốn chiếm được thị phần lớn hơn nhờ nâng cao vị trí và thương hiệu của mình tại thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.

 Dịch vụ phụ trợ khác

Hiện nay, Vinalines nắm giữ khoảng 40 công ty dịch vụ tham gia vào nhiều hoạt động logistics khác nhau trong hệ thống logistics toàn quốc. Những công ty này cung cấp nhiều dịch vụ như giao nhận, đại lý tàu biển, vận tải đường bộ, thông quan, cung cấp thuyền viên, quản lý tài sản … Với hệ thống dịch vụ rộng khắp, Vinalines có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường vận tải trong nước Với hệ thống dịch vụ rộng khắp, Vinalines có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường vận tải trong nước

Bên cạnh đó, Vinalines đã đẩy mạnh hoạt động cung cấp thuyền viên, đáp ứng kế hoạch đầu tư đội tàu, và bắt đầu triển khai những hoạt động mới tại Việt Nam như môi giới hàng hải, môi giới tàu …

Để tăng cường và mở rộng mạng lưới logistics, Vinalines sẽ thành lập hệ thống các cảng container nội địa (ICD) Bắc vào Nam thông qua việc cơ cấu lại các ICD hiện có và đầu tư xây dựng các ICD mới. Việc này sẽ giúp Vinalines cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho khách hàng và bạn hàng đồng thời cắt giảm chi phí hoạt động. Nhờ đó, Vinalines sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập mạng lưới logistics khu vực và quốc tế thông qua việc hợp tác với các tập đoàn và công ty quốc tế, thành lập các công ty, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở nước ngoài

Khai thác cảng

Với việc quản lý và khai thác 5 cảng biển chính tại 5 khu vực kinh tế trọng điểm là Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, Vinalines hiện là nhà khai thác cảng hàng đầu tại Việt Nam.

Năm 2006, tổng sản lượng thông qua các cảng của Vinalines đạt gần 41,5 triệu tấn.

Kể từ năm 2007, ngoài việc đầu tư đổi mới đội tàu, Vinalines đã xúc tiến một số dự án cải tạo, mở rộng và xây dựng nhiều cảng mới dọc bờ biển, trong đó có một số dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng về doanh thu của Vinalines.

Các dự án thu hút vốn đầu tư lớn trong 5 năm tới hiện đang tiếp tục thực hiện gồm: Cảng nước sâu Lạch Huyện, Cảng Đình Vũ và Cảng Cái Lân (ở miền

Bắc), Bến Hiệp Phước và các bến tại Vũng Tàu (ở miền Nam), và nhất là cảng trung chuyển quốc tế đầu tiên của Việt Nam tại Vân Phong, Khánh Hoà (ở miền Trung).

Khi đi vào hoạt động, các dự án này sẽ giúp Vinalines đạt mục tiêu 55 triệu tấn hàng hoá thông qua vào năm 2010. Năng suất hàng rời từ 3500 - 4500 tấn/m bến/năm, năng suất hàng container từ 10000 - 12000 tấn/m bến/năm. Khi đó, hệ thống cảng biển của Vinalines không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn chiếm vị trí cạnh tranh đáng kể trong khu vực. Năm 2006: -

Tổng số chiều dài cầu Cảng của Vinalines là 9.400m

- Tổng số hàng hoá thông qua cảng đạt 41,5 triệu tấn (hơn 9% so với năm 2005)

Năm 2007:

- Tổng sản lượng vận tải biển đạt 24,9 triệu tấn và 75,1 tỷ Tkm.

+ Vận tải nước ngoài đạt 21 triệu tấn và 69,7 tỷ Tkm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sản lượng vận tải nội địa 3,9 triệu tấn và 5,5 tỷ Tkm

+ Sản lượng vận chuyển container đạt 488.387 TEU - Tổng sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt 45,2 triệu tấn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 34 - 37)