III. Giải pháp phát triển các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam.
1. Những thách thức đối với ngành logistics Việt Nam.
Tại Việt Nam thị trường logistics là một mảng thị trường khá mới mẻ, mặc dù logistics đã phổ biến trên thế giới hàng trăm năm nay. Theo tính toán cho thấy, chi tiêu hàng năm của một quốc gia cho mảng logistics là rất lớn. Các nước Châu Âu và Mỹ là những nước có nhiều kinh nghiệm về chuỗi quản lý logistics thì chi tiêu cho logistics cũng chiếm gần 10% GDP. Ở Trung Quốc thì chi tiêu cho Logistics chiếm gần 19%. Phải nói thẳng thắn rằng ở Việt Nam, ngành logistics chưa được coi trọng tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế. Các doanh nghiệp vận tải Việt Nam thì chỉ mới dừng lại ở một trong rất nhiều chuỗi Logistics là hình thức giao nhận vận tải, cho thuê kho bãi và vận chuyển nội địa. Tầm cỡ của các công ty Việt Nam trong lĩnh vực này là rất yếu và thiếu chuyên nghiệp.Ngành logistic tại Việt nam hiện đang phát triển rất nhanh, thực tế họat động ngành đã đi nhanh hơn các qui định luật pháp. Cùng với các chính sách hổ trợ của chính phủ, các doanh nghiệp logistic Việt Nam cũng cần phải nổ lực hơn, chuyên nghiệp hơn để có thể cạnh tranh tốt trong thời gian sắp tới và đóng góp chung vào việc phát triển của ngành nói riêng và nền kinh tế Việt nam nói chung. Hiệp hội hy vọng ngày càng có nhiều thành viên gia nhập đại gia đình VIFFAS để cùng chung sức, chung lòng, góp phần đưa ngành logistics Việt nam hội nhập và phát triển ngày càng tốt hơn.
Khái niệm logistics, theo ESCAP, là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và bao gồm cả vận chuyển các tài nguyên - yếu tố đầu vào và đầu ra từ nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Đối với nền kinh tế quốc dân, logistics đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông, phân phối. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ riêng họat động logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hầu hết các nước tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu á Thái Binh Dương.Vì vậy nếu nâng cao hiệu quả họat động logistics sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của đất nước. Đối với doanh nghiệp, logistics đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết bài toán đầu vào và đầu ra một cách có hiệu quả. Logistics có thể thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…logistics còn giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thế nhưng các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị mất thị phần nội địa. Sự bình đẳng trong kinh doanh cuối cùng được đo bằng vốn. Các doanh nghiệp logistics Việt Nam đều được xếp vào loại vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Do vậy, cơ hội thắng thầu đều thuộc về các doanh nghiệp lớn, có tính chuyên ngành logistics cao, có mạng lưới cung cấp dịch vụ toàn cầu. Đối với thị trường nước ngoài, hiện các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa có văn phòng đặt tại nước ngoài, và cũng chưa có doanh nghiệp nào tham gia thầu cung ứng dịch vụ tại nước ngoài nên xét trên nhiều mặt thì cơ hội xuất khẩu dịch vụ rất hạn chế.
Thêm vào đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam đang được điều chỉnh để ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường và phù hợp với cam kết trong gia nhập WTO.
Tuy nhiên vẫn có sự chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng chưa nắm vững luật pháp quốc tế, luật pháp của các quốc gia mà dịch vụ logistics Việt Nam có thể liên quan tới. Đây cũng là một nguy cơ tiềm ẩn khả năng thua thiệt trong kinh doanh. Hiểu biết pháp luật để áp dụng là một điều không thể thiếu trong kiến thức kinh doanh ngành logistics