Mục tiêu phát triển các dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 47 - 48)

1. Mục tiêu cần đạt được của logistics trên bình diện quốc gia

Là khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn lực quốc gia trong các hoạt động vận tải, giao nhận, lưu trữ hàng hoá và những hoạt động khác có liên quan.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao thông vận tải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của WTO và các nghĩa vụ của thành viên, bảo đảm thực hiện đúng các cam kết về mở cửa thị trường, tự do hoá dần từng bước đối với việc cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực giao thông vận tải theo các phương thức phù hợp để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài

Chú trọng phát triển nhanh hệ thống phân phối hiện đại theo mô hình "chuỗi” để mở rộng địa bàn theo không gian kinh tế, trong đó lấy các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu… làm trung tâm, phát triển các kênh lưu thông đến các vùng nông thôn. Trên cơ sở tạo quy mô kinh doanh đủ lớn để tổ chức hệ thống logistics, tổng kho bán buôn, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển thương mại điện tử, mở rộng hệ thống phân phối theo phương thức nhượng quyền để thương mại trong nước thực sự trở thành lực lượng vật chất có khả năng tác động, định hướng sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng phát triển.

- Thiết lập hệ thống phân phối trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống tổng kho bán buôn, hệ thống trung tâm logistics được bố trí theo khu vực thị trường để tiếp nhận hàng hoá từ các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và cung ứng hàng hoá cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ (cửa hàng trực thuộc, các đại lý) trên địa bàn;

- Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh các nhóm, mặt hàng có mối quan hệ với nhau trong tiêu dùng phát triển mối liên kết ngang trong khâu phân phối để giảm chi phí đầu tư, chi phí lưu thông và giảm chi phí của xã hội do tiết kiệm được thời gian mua sắm (liên kết ngang trong khâu bán buôn thông qua việc cùng xây dựng các trung tâm giao dịch, tổng kho bán buôn, trung tâm

logistics; liên kết ngang trong khâu bán lẻ thông qua việc cùng phát triển mạng lưới cửa hàng tiện lợi);

2. Mục tiêu là dựa vào khách hàng logistics của công ty nước ngoài, cung cấp toàn bộ dịch vụ logistics nội địa (khắc phục được tình trạng bẻ gãy chuỗi cấp toàn bộ dịch vụ logistics nội địa (khắc phục được tình trạng bẻ gãy chuỗi logistics).

Xây dựng chiến lược khách hàng nhằm gia tăng thị phần vận chuyển của các công ty giao nhận VN. Nhằm tạo được nguồn hàng vận chuyển ổn định; xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng để có điều kiện thuận lợi trong việc thiết kế chuỗi Logistics và giảm chi phí cho khách hàng, tăng lợi nhuận cho công ty Logistics.

3. Tiếp thu công nghệ kỹ thuật, trình độ quản lý logistics, kinh nghiệm,… khi đủ lớn mạnh về thế và lực có thể vươn ra cung cấp logistics toàn cầu. khi đủ lớn mạnh về thế và lực có thể vươn ra cung cấp logistics toàn cầu.

Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, giữa kết cấu hạ tầng giao thông với vận tải và công nghiệp tạo thành mạng lưới giao thông vận tải hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước, liên kết các phương thức vận tải đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách tăng nhanh trong giai đoạn 2007- 2012 và các năm tiếp theo

4. Mục tiêu là dựa vào bạn hàng lâu dài, dựa vào điều kiện thực tế, thị trường tiềm năng để thiết kế logistics cho một vài tuyến chính. Đầu tiên phải tìm trường tiềm năng để thiết kế logistics cho một vài tuyến chính. Đầu tiên phải tìm kiếm đối tác và đại lý; nghiên cứu tổ chức hoạt động Logistics tại thị trường nước ngoài. Tiếp theo mở chi nhánh/ gửi đại diện để giao dịch. Thuê nhân viên để tổ chức hoạt động giao nhận hàng hóa tại thị trường nước ngoài. Cuối cùng là xây dựng kho/ thuê kho, đầu tư cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động Logistics tại thị trường nước ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 47 - 48)