Các chỉ tiêu tài chính:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 37 - 42)

+ Tổng doanh thu đạt 14.641 tỉ đồng

+ Lợi nhuận đạt 861 tỉ đồng

+ Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đạt 777 tỷ đồng.

3.2.VietnamShipper

www.vietnamshipper.com : Tạp chí điện tử Vietnamshipper cung cấp các thông tin cần thiết cho giới chủ hàng tại Việt Nam, gồm các thông tin về lịch tàu, lịch bay, tin Logistics, hàng hải. Là một kênh thông tin điện tử được đánh giá cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giao nhận, tiếp vận và logistics… www.vietnamshipper.com có lượng thông tin lớn, được cập nhật nhanh liên tục trong ngày. Website có giao diện thiết kế thuận lợi cho việc truy cập và tìm

kiếm thông tin và là nơi cung cấp dữ liệu tìm kiếm cho các search engine như Google, Yahoo, MSN…

Mỗi ngày có trên 7000 người truy cập website, chủ yếu là những người hoạt động trong những ngành lĩnh vực xuất nhập khẩu, giao nhận, tiếp vận và logistics.

Mạng www.vietnamshipper.com có 10% diện tích dành cho quảng cáo với các hình thức quảng cáo đặt top banner, bottom banner, right banner…Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà vận tải, các hãng tàu, các hãng hàng không,… mong muốn giới thiệu dịch vụ của mình đến khách hàng một cách hiệu quả thông qua dịch vụ quảng cáo.

Tạp chí chủ hàng Việt Nam là một kênh thông tin để liên kết khách hàng với chủ hàng, nó đóng góp một phần rất lớn trong việc liên kết và phát triển chuỗi logistics.

3.3. Vietnam Airlines

Tổng công ty Hàng không Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch tiếng anh là Vietnam Airlines) được thành lập vào ngày 27 tháng 5 năm 1996 trên cơ sở sát nhập 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng không với Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam là nòng cốt. Hãng nằm dưới sự quản lí của một hội đồng 7 người do Thủ tướng chỉ định. Hãng từng là cổ đông chi phối của hãng hàng không thứ hai của Việt Nam – Pacific Airlines nhưng cổ phần của hãng đã được chuyển sang Bộ tài chính vào tháng 1 năm 2005

Dịch vụ hành khách Vận tải hàng hóa - Dịch vụ hạng thương gia - Sản phẩm và dịch vụ - Dịch vụ trước chuyến bay - Tàu bay

- Dịch vụ tại sân bay - Các phương tiện chất xếp - Dịch vụ đặc biệt - Dịch vụ trực tuyến

- Thông tin hành lý - Hướng dẫn gửi hàng đặc biệt - Thông tin cần biết

- Thông tin liên lạc

Trong những năm qua, các DN vận tải hàng không Việt Nam, nhất là Vietnam Airlines đã có bước phát triển vượt bậc. Hiện nay, Vietnam Airlines đang có đội máy bay trẻ và hiện đại thuộc hàng đầu thế giới. Tỷ lệ máy bay hiện đại và mới trong tổng số đầu máy của Vietnam Airlines là rất cao so với các hãng hàng không trong khu vực và trên thế giới. Độ tuổi trung bình đội máy bay của Vietnam Airlines là 8,3 năm và đội máy bay sở hữu là 5,2 năm. Đặc biệt, Vietnam Airlines đã khẳng định được vị trí vững chắc trong khu vực cũng như tạo lập được thương hiệu, hình ảnh riêng.

Vietnam Airlines là một trong những công ty quốc doanh hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sinh lãi khá của Việt Nam. Tổng kết năm 2006, Vietnam Airlines đã vận chuyển hơn 6,8 triệu lượt hành khách (trong đó có 3,1 triệu khách quốc tế), nhiều hơn năm 2005 gần 1 triệu lượt khách; và 106.600 tấn hàng với tổng doanh thu đạt 17.500 tỷ đồng (gần 1,1 tỷ USD), cao hơn mục tiêu đề ra đến 5% và tăng 12,4% so với doanh thu năm 2005. Nhưng do chi phí gia tăng, đặc biệt là giá nhiên liệu đã tăng quá cao nên lãi trước thuế chỉ đạt 92% kế hoạch, cụ thể là 304,5 tỷ đồng.

Trong năm 2007, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã thực hiện hơn 62.900 chuyến bay an toàn, đạt doanh thu hơn 20.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 370 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2007, hãng đã vận chuyển hơn 8 triệu lượt khách, vượt mức kế hoạch ban đầu là 7,6 triệu khách và đạt mức tăng trưởng 15,5 %. Hệ số sử dụng ghế của hãng đạt 75,7%.

III.Thực trạng phát triển của các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có hơn 800 nhà cung cấp dịch vụ giao nhận và logistics, trong đó có khoảng 18% là công ty nhà nước, 70% là công ty tư nhân, 10% là không đăng ký và 2% là các công ty có vốn đầu tư nước ngoàii.

Theo ước tính, mặc dù chỉ chiếm 2% tổng số doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 30-35% thị phần của thị trường. Và hơn 784 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3PL trong nước sẽ phải chia 60% - 65% thị phần còn lại. Vì thế thị trường dịch vụ logistics tại Việt Nam rất phân tán (fragmented), điều này dẫn đến mức độ cạnh tranh ngành sẽ rất cao. Hơn thế nữa, do áp lực cạnh tranh và thiếu hẳn những dịch vụ giá trị gia tăng, giá sẽ trở thành công cụ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp giao nhận và logistics. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung vào khai thác những mảng nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng mà chúng ta thấy phổ biến là hình thức giao nhận vận tải (Freight Forwarding). Đây là hình thức khá đơn giản, các công ty giao nhận đóng vai trò là người buôn cước sỉ sau đó bán lại cho người mua lẻ. Thông qua các hãng vận tải biển, cũng như hàng không. Hàng sau khi được gom thành những container đầy sẽ được vận chuyển đến quốc gia của người nhận. Tại đó các đại lý mà các công ty Việt Nam có đối tác sẽ làm thủ tục hải quan và giao hàng cho người nhận kho.

Đối với doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp xây dựng: Dịch vụ

logistics đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển về xu hướng phát triển, về quy mô. Logistics phát triển yêu cầu lớn tới nghành xây dựng đó là kho bến bãi…nó giúp cho quá trình hoàn thiện chuỗi logistics một các thông suốt và giảm thiểu chi phí.

Thật vậy:

Theo đánh giá và khảo sát của các công ty bất động sản, phân khúc thị trường bất động sản công nghiệp ở Việt Nam vẫn đang trong tình trạng cung không đủ cầu. Tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, gần như các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương đều hoạt động hết công suất với tỉ lệ lấp kín gần 100%.

Từ những năm cuối 1990, đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất tăng mạnh. Hiện tại Việt Nam có hơn 150 khu công nghiệp, khu chế xuất với khoảng 320.000 ha tại 55 tỉnh thành trên cả nước, trong đó đã có 21.700 ha đã được lấp kín.

Cả nước đang có 2.600 dự án có vốn đầu tư nước ngoài trị giá 25,3 tỷ USD, chiếm 72% quỹ đất của khu công nghiệp, khu chế xuất, chiếm 60% nguồn vốn FDI và 2.800 dự án của doanh nghiệp trong nước đầu tư đạt tổng giá trị hơn 437 tỷ USD.

Theo kế hoạch Chính phủ đã phê duyệt phát triển khu công nghiệp của cả nước, đến năm 2010 diện tích đất công nghiệp sẽ đạt 40.000 - 45.000 ha. Đến năm 2020, diện tích đất công nghiệp sẽ tăng lên khoảng 70.000-80.000 ha. Theo kế hoạch trong giai đoạn từ 2006-2010, Việt Nam sẽ lập thêm 100 khu công nghiệp, khu chế xuất nâng đất công nghiệp lên khoảng trên 40.000 ha.

Theo Giám đốc bộ phận công nghiệp và logistics của công ty tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam, ông David W.Neal, cho biết: xu hướng thuê nhà xưởng đang rộ lên. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu thuê nhà xưởng xây sẵn. Hầu hết phía nhà đầu tư nước ngoài muốn khi đặt chân vào Việt Nam là có thể tiến hành ngay hoạt động sản xuất. Do đó, nhu cầu nhà xưởng hiện nay rất lớn.

Có rất nhiều khách hàng của CBRE Việt Nam có nhu cầu thuê nhà xưởng, song nhà xưởng xây sẵn, một trong những hàng hóa đang khan hiếm trên thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Lâu nay, các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp mới chỉ tập trung và dừng lại ở hoạt động đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, rất ít nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề trang bị sẵn hệ thống nhà xưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một nhà xưởng đạt theo tiêu chuẩn phải tốn thời gian từ 4-5 tháng mới hoàn thành. Chi phí xây dựng trong quý 4/2007, 1m2 nhà xưởng cho ngành công nghiệp nhẹ khoảng 165-280 USD/m2. Chi phí xây dựng nhà xưởng và kho hàng cho ngành công nghiệp nặng và nhà xưởng theo mô hình truyền thống (1 tầng) khoảng từ 280-380 USD/m2. Với tình hình giá cả ngành vật liệu xây dựng những tháng đầu năm 2008 tăng mạnh thì chi phí xây dựng nhà xưởng cũng sẽ tăng lên.Nhu cầu cao đã đẩy giá cho thuê nhà xưởng tại các địa phương đắt hơn trước đây.

Nếu muốn thuê mức giá tương đối rẻ hơn, doanh nghiệp phải đi xa hơn,giá nhà xưởng cho thuê từ 1,5-2,2 USD/m2. Tuy nhiên, giá cho thuê phụ thuộc vào chất lượng và giá trị dịch vụ của các dịch vụ phụ trợ.

Theo dự báo của Công ty CBRE Việt Nam, thị trường bất động sản công nghiệp sẽ còn tiếp tục sôi động trong vài năm tới, bởi lẽ Việt Nam đang là một trong những điểm đầu tư thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2007 được đánh giá là năm có vốn FDI đạt đến con số cao nhất từ trước đến nay, đạt hơn 20,3 tỷ USD. Công nghiệp là một trong những lĩnh vực chiếm lượng lớn vốn FDI đổ vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 37 - 42)