1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tổng quan dân tộc Pu Péo (PDF,Word)

17 615 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,18 MB
File đính kèm Tổng Quan Dân Tộc Pu Péo.zip (2 MB)

Nội dung

Tổng quan về dân tộc Pu Péo, đặc điểm kinh tế và văn hoá truyền thống của dân tộc Pu Péo.Tài liệu có hình minh hoạ đuợc tổng hợp từ các nguồn thu thập đuợc từ trên internet. Đuợc dung cho mục đích tham khảo và làm tài liệu cho các đề tài. Xin mời xem thêm phần mục lục để thấy rõ cấu trúc của tài liệu.

Trang 1

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 1 | 17

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC PU PÉO

MỤC LỤC:

1 Vài Nét Về Dân Tộc Pu Péo 2

2 Kinh tế truyền thống 2

2.1 Trồng trọt 2

2.2 Chăn nuôi 3

2.3 Khai thác tự nhiên 4

2.4 Ngành nghề thủ công 4

2.5 Trao đổi, mua bán 4

3 Văn hoá truyền thống 5

3.1 Làng 5

3.2 Nhà ở 5

3.3 Y phục, trang sức 6

3.4 Ẩm thực 8

3.5 Phương tiện vận chuyển 9

3.6 Ngôn ngữ 9

3.7 Tín ngưỡng tôn giáo 9

3.8 Lễ hội 10

3.9 Gia đình, dòng họ 11

3.10 Tục lệ cưới xin 12

3.11 Tập quán tang ma 15

3.12 Văn nghệ dân gian 15

Trang 2

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 2 | 17

1 Vài Nét Về Dân Tộc Pu Péo

Địa Bàn Cư Trú

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Pu Péo ở Việt Nam có dân số

687 người, có mặt tại 20 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố Người Pu Péo cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (580 người, chiếm 84,4% tổng số người Pu Péo tại Việt Nam), Tuyên Quang (48 người), thành phố Hồ Chí Minh (15 người), Đồng Nai (11 người)

2 Kinh tế truyền thống

2.1 Trồng trọt

Nguồn sống chính của đồng bào Pu Péo là nương và ruộng bậc thang Giữa vùng núi đá - cao nguyên đá Đồng Văn, nhiều dân tộc sinh sống ở nơi này đã chọn hình thức canh tác

là nương rẫy, còn người Pu Péo lại gồng mình khai khẩn đất đai làm ruộng bậc thang, có thể điều này nói lên truyền thống làm ruộng của dân tộc Pu Péo trong lịch sử

Dân số : 687 người (2009)

Pu Péo nói giỏi tiếng Hmông, Quan Hỏa

Nhóm địa phương:

Địa bàn cư trú:Hà Giang, Tuyên Quang, Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai

Trang 3

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 3 | 17

Cây trồng chính là cây lúa,

cây ngô, mạch ba góc, đậu

răng ngựa Cây lúa được trồng

ở dưới ruộng, có giống lúa

nếp (piê ná), giống lúa lề (piê

là) Sau vụ lúa, ở ruộng

thường được trồng thêm vụ

mạch ba gỏi Ngô và lúa

nương được trồng ở trên

nương Giống ngô cũng có hai

loại ngô nếp - toòng hủ ná và

ngô tẻ - hủ là

Ngoài ra, họ còn trồng dong riềng, rau cải, dưa chuột, hành, tỏi ớt ; các cây ăn quả: đào,

lê, mận Từ những thập kỉ trước, đồng bào trồng thêm các cây mới như su hào, bắp cải,

và các loại câv dược liệu như xuyên khung, huyền sâm, tam thất

Kỹ thuật trồng trọt của người Pu Péo khá phát triển Đồng bào dùng sức kéo con trâu, bò

để làm đất; chọn thời vụ sản xuất dựa vào sự đâm chồi, nảy lộc của cây hoang dại rụng lá vào mùa đông; dùng phân bón và phân chuồng cho cây trồng: cây lương thực, cây thực phẩm; thực hiện thâm canh, xen canh, gối vụ cho các cây trồng trên các loại nương khác nhau một cách hợp lý, đạt hiệu quả

2.2 Chăn nuôi

Người Pu Péo coi trọng chăn nuôi

gia súc, gia cầm Trong tất cả các

gia đình đều chăn nuôi trâu (pạ

cài), bò (pạ nu), ngựa (pạ riê), lựu

(mnhn), gà (pạ cáy), vịt (pạ cạt),

ngan (pạ cạt cưa), ngỗng (pạ han),

mèo (pạ meo), dê (soọc) Đồng

bào nuôi gia súc gia cầm phục vụ

sản xuất: kéo cày, đồng thời kết

hợp với việc cúng bái trong các dịp

cúng bái, tế lễ Sau tế lễ là ăn

thịtnhững con vật hiến sinh đó Gia

súc, gia cầm cũng dùng để bán ở các

chợ phiên trong vùng

Chăn nuôi trâu bò (Ảnh minh họa)

Trang 4

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 4 | 17

Người Pu Péo chăn nuôi theo cách chăn thả, tuy nhiên từng gia đình đều làm chuồng gia súc gia cầm chắc chắn để nhốt chúng vào lum liêm Ngoài việc chăn thả, nhiều khi đồng bào còn phải chăn dắt trâu, bò; cắt thêm cỏ cho trâu hò ăn

2.3 Khai thác tự nhiên

Dân tộc Pu Péo sống ở trên cao nguyên đá Đồng Văn, đã thu hái các loại lâm sản trên cao nguyên như sa nhân, thảo quả, sam pết, ú tảu Do nhu cầu cần đất sản xuất, cây rừng bị chặt trụi, cho nên lâm sản, một loại cây sản vật sống “tầm gửi” trong rừng núi đá cũng ít dần, tuy nhiên những sản vật thu hái trên núi đá lại có nét độc đáo là có ít trên núi đất, cho nên nó vẫn có giá trị nhất định đối với cuộc sống của đồng bào

2.4 Ngành nghề thủ công

Người Pu Péo có một số ngành thủ

công Đàn ông biết nghề mộc, tự

làm nhà ở và những đồ gỗ gia dụng

Từ nửa sau của thế kỷ trước, một số

gia đình làm thêm nghề gạch, ngói

máng Sản phẩm gạch ngói của họ

đã đáp ứng một phần nhu cầu ngói

lợp nhà ở thị trấn Phó Bảng và một

số xã lân cận

Thông rõ nghề mộc nên có thể tự làm nhà

2.5 Trao đỏi, mua bán

Kinh tế truyền thống của người Pu Péo cũng như bao dân tộc khác là kinh tế tự túc, tự cấp Tuy nhiên đồng bào cũng tham gia họp chợ cùng các dân tộc Mông, Dao, Nùng, Tày trong vùng Họ thường họp chợ Phó Hàng, Phó Cáo, Lũng Phin, Đồng Văn, Sà Phin, Mèo Vạc, Yên Minh Người Pu Péo thường đem ra chợ bán: ngô hạt, mạch ba góc, đậu tương; gia súc, gia cầm như: trâu, bò, lợn, gà, chó; các loại rau xanh: rau cải, đậu Hà Lan,

cà chua, bí đỏ; các loại quả: lê, mận, đào; các loại lâm sản: mộc nhĩ, nấm hương Đồng bào Pu Péo thường mua ở chợ những mặt hàng thiết yếu cho gia đình: muối, dầu thắp, kim khâu, chỉ thêu, vải mộc làm quần áo, đồ làm đẹp cho chị em

Trang 5

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 5 | 17

3 Văn hoá truyền thống

3.1 Làng

Người Pu Péo, do dân số ít, cho

nên cư trú thành làng riêng, nhỏ,

hoặc cư trú thành từng xóm nhỏ

xen kẽ trong các làng cùng dân

tộc Mông ở huyện Đồng Văn tỉnh

Hà Giang Tên làng của người Pu

Péo được đặt theo ba ngôn ngữ

khác nhau: theo tiếng Quan hỏa,

theo tiếng Kinh và theo tiếng Pu

Péo Tên làng theo tiếng Quan

Hỏa như: Củng Chả, Chồ Chà

Ván (xã Phó Là, huyện Đồng Văn); tên làng theo tiếng Kinh như: Dông Nhìn (xã Dông Minh, huyện Yên Minh), Hiến Xuân (xã Yên Cường, huyện Bắc Mê); tên làng đặt theo tiếng Pu Péo như: Mơ Diên (Cúng Chá), Mơ Nè (Trống Chải), Mơ Nê (xã Phó Là), Mơ Pươn (huyện Đồng Văn) Mỗi làng người Pu Péo có khoảng 4 - 5 nóc nhà và những tập quán riêng của dân tộc chỉ thể hiện chủ yếu trong sinh hoạt cộng đồng

Người Pu Péo chọn đất dựng bản thường là những chân núi, lộ khoảng không gian rộng trước làng để làm ruộng bậc thang hoặc nương Họ quan niệm nơi dựng bản phải là nơi có các ngọn núi hướng về khu đất nơi sẽ dựng bản Mỗi bản có địa giới riêng Mốc phân chia ranh giới bản thường là ngọn núi, cây cổ thụ hoặc lối mòn Cư dân trong bản

thường là những người có quan hệ huyết thống nhưng cũng có cả các mối quan hệ thông gia và quan hệ láng giềng

3.2 Nhà ở

Người Pu Péo xưa kia ở nhà sàn

Theo các cụ già kể lại, nhiều cụ già

còn nhớ, thời cách đây vài chục

năm, khi còn trẻ có cụ còn sinh sống

trên nhà sàn Nhà sàn được làm

bằng gỗ lấy từ trên núi đá cho nên

rất chăc chắn, tồn tại hàng trăm năm

mà vẫn chưa hỏng, về sau này do

người đông dân lên, cần khai phá

rừng để làm nương trồng cây lương

Trang 6

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 6 | 17

thực, cho nên rừng ngày càng ít đi, không còn những cây gỗ quý để làm nhà, đồng bào dần dần chuyển sang làm nhà đất, ở nhà đất ngày càng phổ biến rộng rãi Hiện nay, người

Pu Péo ở nhà đất như người Mông, người Hoa cùng cư trú trong vùng Nguyên vật liệu làm nhà chủ yếu là gỗ làm cột, tre làm mái Nhà chình tường đất, với độ dày khoảng 40 - 50cm bằng tre chẻ nhỏ Tường dầy có tác dụng chống rét Nhà hai mái lợp ngói máng hoặc cỏ gianh Nhà ở của người Pu Péo có ba gian hoặc bốn gian, không chái, một cửa ra vào, ít cửa sổ Cách bố trí trong nhà được quy định chặt chẽ Bàn thờ, chỗ ngủ của các thành viên nam, nữ và bếp được đặt ở những chỗ nhất định Một điều cần chú ý đối với việc bố trí bên trong ngôi nhà người Pu Péo là có hai bàn thờ: bàn thờ thiên địa - bàn thờ bếp lò và bàn thờ tổ tiên Bàn thờ thiên địa đặt chính giữa nhà, còn bàn thờ tổ tiên đặt ở một góc kín trong nhà Ngôi nhà rất đặc biệt của người Pu Péo là ngôi nhà của ông Củng

Tờ Ding Ngôi nhà được xây bằng đá từ nhiều thập niên trước, ở ngay chân núi sau chợ Phó Bảng Ngôi nhà được xây theo hình vuông, bên trong ngôi nhà ngăn thành các buồng

dựa vào tường cho các gia đình nhỏ, ở giữa sân rộng sử dụng chung

3.3 Y phục, trang sức

Trang phục cũa người Pu Péo được làm bằng vải bông Đồng bào tự sản xuất ra vải từ khâu trồng bông, kéo sợi dệt vải, nhuộm, cắt may thành quần áo Y phục của nam giới

Pu Péo có kiểu dáng tương tự như y phục của nam giới các dân tộc khác ở miền núi trong vùng; còn y phục của phụ nữ thì có sự

khác biệt, thể hiện ở bộ y phục của họ

Bộ y phục gồm khăn đội đầu, áo, váy,

tạp dề, xà cạp

Chiếc khăn đội đầu - pưoi tô của chị em

là khăn hình vuông, có chiều dài mỗi

cạnh khoảng 70cm, khi đội khăn thì gấp

khăn theo đường chéo, đặt mép gấp đó

lên chân tóc trên trán, toàn phần khăn

còn lại trùm xuống phía sau, thắt khăn ở

sau gáy Trước đây có nền vải đen, trên

đó ghép nhiều mảnh vải nhỏ màu đỏ,

xanh, trắng được cắt với nhiều kích cỡ

và hình thù khác nhau: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác Diện tích trang trí trên khăn băng và tổng thể diện tích của khăn, tạo nên tổng thể hoa văn hài hoà sặc sỡ Sau này chị em có chiều hướng dùng khăn nhiều màu vải dệt bằng kỹ thuật công nghiệp

Trang 7

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 7 | 17

Chị em phụ nữ hay mặc áo ngắn, màu đen hay chàm, chiều dài của áo chỉ đủ trùm qua vùng thắt lưng Áo xẻ dưới cổ, mở chéo sang nách phải Song song với mép xẻ từ dưới cổ sang nách phải của chiếc áo là những đường viền sặc sỡ màu đỏ, vàng Trên cánh tay áo cũng trang trí những dải hoa văn tương tự, tạo thành ba hay bốn khoanh tròn quanh ống tay áo Ống tay áo cũng đắp hai miếng vải có màu xanh, đỏ để trang trí Hiện nay loại áo này được cắt may bằng vải công nghiệp mua ở chợ

Trước đây, chị em hay mặc chiếc áo dài bên ngoài chiếc áo ngắn Áo dài xỏ ngực, nhưng không làm cúc cài Gấu và cổ áo được đáp bằng miếng vải nhỏ khác màu Những miếng vải nhỏ này được ghép, xếp thành hình tam giác, hình vuông, hình quả trám, cổ tay áo cũng viền những khoanh vai khác màu

Váy của chị em phụ nữ Pu Péo có nhiều nét đặc sắc: chiều dài váy khoảng 75 - 80cm, đến mắt cá chân và cạp váy rộng, khoảng 115 - 120cm Gấu váy xoè rộng từ 369 - 380cm Hoa văn trang trí trên váy chỉ được thực hiện ở gấu váy với kỹ thuật cắt ghép vải màu xanh, đỏ, vàng, tạo thành đường viền sặc sỡ, sáng sủa trên nền váy màu đen Trong việc làm một chiếc váy, trang trí chân váy là khâu tổn công và phức tạp nhất với nhiều miếng vải màu: xanh, đỏ, trắng, vàng; với các hình tam giác - hựt, hình chữ nhật, hình thoi - lổm, có kích cỡ khác nhau, ghép lại với nhau tạo thành hoa văn chân váy sặc sỡ, mang nét đặc trưng cho dân tộc Pu Péo Chân váy rộng khoảng 6 - 8cm

Chị em phụ nữ Pu Péo dùng tạp dề, đeo ở phía trước và sau Tạp dề được đeo ngoài váy, vừa che cho váy khỏi bị bẩn, bị cào rách, nhưng đồng thời cũng có giá trị trang trí làm duyên, làm đẹp cho bộ trang phục Màu của tạp dề thường là màu xanh lá chân trời, không trang trí hoa văn Chiều dài của tạp dề ngắn hơn váy, khi mặc tạp dề vẫn để lộ rõ toàn bộ chân váy

Xà cạp của người Pu Péo là miếng vải mộc có màu trắng hay đen xanh, có hình tam giác, giống như tạp dề của các dân tộc Mông, Cờ Lao, Giáy cùng cư trú trong vùng

Y phục thầy cúng - coong pèi mở: Khi thực hiện nghi lễ ở trong nhà, thầy cúng mặc như thường ngày, rồi trùm lên trên đầu một chiếc khăn dài màu trắng, hai đầu khăn được buông dài xuống đất và đeo thêmI một thanh kiếm - tỉp Khi hành lễ ở ngoài trời, thầy cúng đội nón, trên nón gài một ngôi sao 5 cánh làm bằng những mảnh tre đan cài vào nhau Mỗi mảnh tre có kích thước khoảng 6 - 7cm Theo quan niệm của người Pu Péo, ngôi sao 5 cánh là biểu tượng của ngũ hành, thể hiện sự may mắn Như chúng ta biết, thầy cúng dân tộc La Chí cũng đội nón khi thực hiện nghi lễ cúng bái ở ngoài trời Sự trùng lặp về việc thầy cúng người Pu Péo và thầy cúng người La Chí đều cùng đội nón

Trang 8

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 8 | 17

khi hành nghề ngoài trời và sự gần gũi về ngôn ngữ phải chăng nói lên mối quan hệ của haí dân tộc trong lịch sử

Trang sức của người Pu Péo thường ngày, chủ yếu là vòng cổ t'khổ, vòng tay - khiĩởi và chiếc nhẫn Chất liệu của những đồ trang trí này đều bằng bạc Trong ngày cưới, cô dâu

Pu Péo đeo hai chiếc vòng cổ, hai chiếc vòng tay, một chiếc khánh bạc - pá pai có gắn những chiếc chuông nhỏ - k’mìn, chân đi đôi giầy vải đỏ - khơ liếu, do cô dâu tự khâu trước khi đi lấy chồng và đi tất - cơ mắt tự dệt hoặc mua

3.4 Ẩm thực

Người Pu Péo ăn cơm nấu từ gạo tẻ -

piê và mèn mén làm từ nếp, Từ gạo tẻ

và ngô, người Pu Péo còn chế biến

thành nhiều loại bánh khác nhau Nấu

cơm bữa nào ăn bữa ấy, còn mèn mén

thì đồ một lần vào buổi sáng, rồi để

dành ăn cả ngày Người Pu Péo chủ

yếu ăn cơm nấu từ gạo tẻ Tuy nhiên,

những ngày đói kém, lúc giáp hạt

nhiều gia đình thường ăn ngô nấu độn

với khoai, sắn Người Pu Péo có tục

gói hai loại bánh Rhirng: bánh chưng

đen với bánh chưng trắng trong dịp tết

Thông thường trong bữa cơm có cơm

rau xanh nấu canh và bát muối giã với ớt, tỏi Hụt được ăn kết hợp với cúng bái, lễ tết

hoặc những khi có khách thông gia hoặc khách quý đến nhà Thường ngày, người Pu Péo

ăn cơm ở ngay cạnh bếp lò, khi có khách, mâm cơm khách được đặt ở gian bếp thờ Chỗ ngồi trong mâm cơm cũng được sắp xếp theo một trật tự nhất định, nơi phía bàn thờ được coi là phía trên của mâm cơm là chỗ ngồi của chủ nhà và nam giới; phía đối diện ở bên dưới là chỗ ngồi của phụ nữ trong gia đình Trong bữa ăn, đồng bào thường rất quan tâm dành phần ngon cho người già và kiêng không cho trẻ con ăn chân gà và đầu gà Ăn chân

gà sẽ viết chữ xấu, ăn đầu gà ma sẽ bám theo Đầu gà thường dành cho chủ gia đình ăn

Mèn mén – món ăn ưa thích của người Pu péo

Trang 9

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 9 | 17

3.5 Phương tiện vận chuyển

Cũng như các dân tộc vùng cao khác, người Pu Péo chủ

yếu dùng gùi làm phương tiện vận chuyển ngô lúa từ trên

nương về nhà Ngoài ra họ cũng dùng ngựa thồ khi cần vận

3.6 Ngôn ngữ

Tiếng nói: Tiếng nói của người Pu Péo thuộc hệ ngôn ngữ

Tày - Thái, gần tiếng Tày, Nùng hơn tiếng Thái, vì họ cư

trú lâu đời gần các dân tộc Tày, Nùng hơn Theo một số nhà nghiên cứu ngôn ngừ, trong tiếng Pu Péo có nhiều yếu tố của ngôn ngữ Malayo - Polinesia và ngôn ngừ Môn -

Khmer Trong bài viết “Thái - Kadai - Indonesia” công bố năm 1942, p Benedict đã có nhận xét rằng, ngôn ngữ La Quả (Pu Péo) vá các ngôn ngữ Cờ Lao, La Chí ở gần biên giới Việt - Trung và ngôn ngữ Lê (Dai) ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) có cơ tầng

Indonesia ở lục địa châu Á và tập hợp thành một nhóm ngôn ngữ gọi là Kadai Hiện nay người Pu Péo sinh sống trong môi trường xã hội là dân tộc Mông và người Hoa, cho nên ngoài tiếng mẹ đẻ, người Pu Péo thông thạo cả tiếng Mòng và tiếng Hoa

Chữ viết: Người Pu Péo chưa có chữ viết riêng của dân tộc mình Họ dùng chữ Hán (Nho) để ghi chép gia phả, giá thú, các văn tự liên quan đến đất đai, ruộng, nương Đặc biệt họ sử dụng tiếng Hán để ghi chép sách cúng truyền từ đời này qua đời khác

3.7 Tín ngưỡng tôn giáo

Người Pu Péo tin vào tôn giáo đa

thần, coi vạn vật hữu linh, mọi vật đều

có thể xác và có linh hồn tồn tại cùng

thể xác Vật vô tri, vô giác cũng như

sinh vật đều có linh hồn Núi, sông,

đất, cỏ cây đều có linh hồn, mà người

trần, mắt thịt không thể nhìn thấy

được Những linh hồn đó luôn có tác

động đến đời sống con người, thậm

chí quấy phá cuộc sống bình an của

con người Người Pu Péo quan niệm

con người, nam cũng như nữ đều có 8

hồn - mrư vân ngóa và 9 vía - m xỉa vân au Khi người còn sống vía cùng tồn tại với

Chiếc gùi trong đời sống của người Pu Péo

Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo

Trang 10

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 10 | 17

người, khi người chết đi, vía biến thành hồn Do đó, người Pu Péo lập bàn thờ cúng linh hồn tổ tiên trong nhà

Đồng bào Pu Péo thờ cúng tổ tiên, nhưng chỉ ba đời: pệ mái tế ngân, giá ngân - ông, bà;

tế ngạo, giá ngạo - cụ ông, cụ bà Thông thường trên bàn thờ tổ tiên, họ đặt ba hũ sành, mỗi hũ tượng trưng cho một đời (bố mẹ, ông bà, các cụ) Nhưng khi có người ốm đau, đi bói toán với thầy cúng, thầy cúng nói đời nào của tổ tiên đòi hỏi phải cúng riêng thì để thêm một hũ nữa lên bàn thờ Do vậy, mặc dù theo tập quán chỉ cúng hu đời, nhưng mà tổ tiên đòi, cho nên có gia đình, trải qua nhiều thề hệ, tổ tiên đòi cúng riêng, vì vậy mà trên bàn thờ có tới chục hũ sành

Những tổ tiên từ đời kỵ - tế pầu trở lên được coi là tế sau, tế không có hũ thờ riêng,

nhưng mỗi lần cúng tổ tiên đều được nhắc đến Những người chết không bình thường: chết đuối, chết ngã cây, bị hổ vồ không được đưa lên bàn thờ tổ tiên, mà chỉ coi là ma ngoài klnộc plầng hay ma dưới - kluộc ptè Vì vậy, mỗi khi cúng tổ tiên, người Pu Péo lúc nào cũng bày hai mâm: một mâm cho tổ tiên và một mâm cho ma ngoài Dụng cụ để cúng tổ tiên là một quả bầu khô hay đuôi lông buộc vào một que gỗ - bi xuy-ê Người Pu Péo tin rằng, chỉ có những dụng cụ cúng đó, tổ tiên mới nhận ra con cháu cùa mình Xuất phát từ quan niệm tín ngưỡng vạn vật hữu linh và chịu ảnh hưởng giao lưu văn hoá qua lại giữa các dân tộc, người Pu Péo có nhiều lỗ, tết như các dân tộc trong vùng tết Nguyên đán, tết ngày 5 tháng 5 tết ngày 15 tháng 1

3.8 Lễ hội

Tết Nguyên đán - cần chửa: Tết Nguyên đán là tết lớn nhật trong năm Người Pu Péo quan niệm, người có xác và hồn Con người sống có cả hai phần này (xác và hồn) Quanh năm suốt tháng, người đi làm lụng vất vả, đi lại nhiều nơi xa, gần, cho nên không chỉ có xác mệt mỏi, mà hồn cũng vất vả không kém Cho nên, vào dịp tết năm mới, người Pu Péo có ba nghi lễ quan trọng là: Lễ chiêu hồn cho cả người ở nhà người không ở nhà, tổ chức vào chiều ngày 29 tháng chạp; lễ đón giao thừa tổ chức vảo đêm cuối Chạp và lễ đón năm mới được chức vào sáng ngày mồng một năm mới 1 điều đặc biệt trong lễ tết năm mới của người Pu Péo là đồng bào làm hai loại bánh chưng: bánh chưng đen và bánh chưng trắng Bánh chưng đen bày cúng vào lúc giao thừa với ý tưởng xua đuồi mọi xui xẻo, rủi ro năm cũ; còn bánh chưng trắng bày cúng vào ngày mồng Một năm mới với ý tưởng đón năm mới mọi điều tốt lành, may mắn, người mạnh khoẻ, mùa màng tươi tốt

Ngày đăng: 04/05/2016, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w