Tổng quan về dân tộc Nùng, đặc điểm kinh tế và văn hoá truyền thống của dân tộc Nùng.Tài liệu có hình minh hoạ đuợc tổng hợp từ các nguồn thu thập đuợc từ trên internet. Đuợc dung cho mục đích tham khảo và làm tài liệu cho các đề tài. Xin mời xem thêm phần mục lục để thấy rõ cấu trúc của tài liệu.
Trang 1N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 1 | 28
TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC NÙNG
MỤC LỤC:
1 Vài Nét Về Dân Tộc Nùng 2
2 Kinh Tế Truyền Thống 3
2.1 Trồng trọt 3
2.2 Chăn nuôi 4
2.3 Khai thác tự nhiên 5
2.4 Ngành nghề thủ công 6
2.5 Trao đổi, mua bán 7
3 Văn hoá truyền thống 8
3.1 Làng 8
3.2 Nhà ở 9
3.3 Y phục, trang sức 10
3.4 Ẩm thực 12
3.5 Phương tiện vận chuyển 14
3.6 Ngôn ngữ 14
3.7 Tín ngưỡng tôn giáo 15
3.8 Lễ Hội 16
3.9 Gia đình, dòng họ 20
3.10 Tục lệ cưới xin 20
3.11 Tập quán sinh đẻ và nuôi con nhỏ 23
3.12 Tập quán tang ma 25
3.13 Văn nghệ dân gian 26
Trang 2Dân số : 968.800 người (2009) Ngôn Ngữ: thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai)
Tên gọi khác: Nùng Giang, Nùng Phàn Sình, Nùng An…
Nhóm địa phương: Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín
Địa bàn cư trú: Lạng Sơn,Cao Bằng,Nùng, Bắc Giang,Đắk Lắk, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Đắk Nông, Lào Cai, Lâm Đồng, Bình Phước
Trang 3N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 3 | 28
2 Kinh Tế Truyền Thống
2.1 Trồng trọt
Nghề nghiệp chính của người Nùng là gieo trồng cây lúa nước, làm nương và một
số thị dân chuyên buôn bán nhỏ ở các thị trấn
Người Nùng sinh sống ở thượng lưu các dòng sông: sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Lục Nam, sông Bằng Giang, sông Cầu, sông Chảy, ở các thung lũng lòng chảo miền núi phía Bắc, thì chủ yếu sinh sống bằng nghề cấy lúa nước và làm nương Trên đồng ruộng, đồng bào Nùng cấy lúa tẻ là chính, cấy một ít lúa nếp; trên nương đồng bào trồng ngô, khoai, sắn và nhiều loại cây thuộc văn hoá khô cạn khác.Kỹ thuật trồng trọt của người Nùng đạt trình độ cao của kỹ thuật sản xuất tiền công nghiệp.Để chuẩn bị cho vụ lúa mới, từ tháng Chạp (tháng trước tết Năm mới), đồng bào hay đốt rạ trên đồng ruộng Động tác này có ý nghĩa lớn đ ối với việc bảo vệ môi trường, phòng trừ sâu bệnh hại lúa sau này, bởi vì khi đốt rạ trên đồng, rạ cháy làm chết con sâu ngủ đông, làm cháy những ổ trứng sâu chờ ngày xuân ấm áp đến sẽ nở Việc làm đất được đồng bào thực hiện các khâu: cày
ải lật đất lên trong tháng Giêng, tháng Hai, khi mùa mưa đến đồng bào bừa, sau
đó tiếp tục cày lần hai và bừa rồi mới cấy Đồng bào Nùng làm ruộng nước, nhưng nhiều ruộng không có dòng nước chảy tự nhiên vào, do đó để đảm bảo đủ nước cho cây lúa phát triển, đồng bào làm lóc nặm - cọn nước như nhiều dân tộc khác làm ruộng nước trong các thung lũng ở miền núi phía Bắc Cọn nước được đồng bào làm bằng cây que, gỗ, lạt, dây rừng, có thể đưa nước lên cao hàng chục mét Cọn nước là chiếc “máy bơm” không dùng năng lượng điện như máy bơm hiện đại, mà dùng ngay năng lượng dòng chảy của nước sông làm quay guồng đưa nước lên cao, đổ vào máng, theo mương dần vào ruộng Đồng bào Nùng cũng như nhiều dân tộc ở miên núi phía Bắc có tập quán giữ rừng đầu nguồn để giữ nước cho bốn mùa lấy về bản cho người ăn, cho sản xuất Rừng đầu nguồn có thể ví như li bể nước tự nhiên, khi mưa cây rừng giữ nước lại, khi hết mưa rừng lại tự động điều chỉnh “mở van” xả nước chảy ra đều đều quanh năm Trong trồng trọt, hàng năm, khi mùa xuân về, đồng bào nhìn vào sự đâm chồi nảy lộc của một s ố loài cây mọc hoang dại trong tự nhiên để xác định thời vụ gieo trồng Đây là cách chọn thời vụ cho cây trồng rất cụ thể, nhưng cũng rất khoa học, phù hợp với khí
Trang 4thực (lúa, ngô); cây
hoa màu (khoai, sắn,
đậu đỗ); các loại cây
rau xanh (bầu, bí,
mướp, rau cải, su
2.2 Chăn nuôi
Chăn nuôi là một bộ phận cấu thành nền kinh tế nông nghiệp tới tự túc, tự cấp.Đồng bào Nùng nuôi trâu, bò, ngựa, dê, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, chó, mèo Nuôi trâu, bò để kéo cày, kéo gỗ, kéo xe, lấy phân bón ruộng, làm của hồi môn cho con gái khi đi lấy chồng, hoặc bán Đồng bào Nùng tuyệt đối không ăn thịt trâu, bò và càng không dùng thịt trâu, bò để cúng Nuôi ngựa để cưỡi, để thồ
Phụ nữ Nùng trên rẫy (Ảnh sưu tầm)
Trang 5N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 5 | 28
hàng, để kéo xe Con dê được đồng bào Nùng nuôi làm vật hiến sinh cho một số
lễ nghi theo phong tục và còn để diệt vắt trên rừng già ẩm thấp Con vắt cắn hút máu dê căng bụng không tiêu được, tự chết Con lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng được nuôi để làm vật hiến sinh kết hợp với ăn thịt, bán, biếu tặng Vật hiến sinh được đánh giá cao là con gà Con gà được sử dụng làm vật hiến sinh trong tất cả các dịp lễ tết, hội hè, bởi tiếng gáy của con gà trống hoa linh th iêng, có ma lực lớn,
có thế điều khiển được mặt trời: tiếng con gáy khiến mặt trời phải mọc và phải lặn Trong các con vật nuôi có hai con vật liên quan đến tâm linh Đó là con ngựa
và con ngỗng Nhà nhiều người làm nghề thầy cúng nhất thiết phải nuôi ngỗn g hoặc ngựa
Trong chăn nuôi đồng bào Nùng còn nuôi tằm, nuôi cá ở ao
2.3 Khai thác tự nhiên
Môi trường tự nhiên, nơi đồng bào Nùng cư trú là miền núi, núi rừng.Môi trường
tự nhiên rừng núi có nhiều lâm, thổ sản có thể khai thác được để phục vụ cuộc sống.Đồng bào Nùng đã tận dụng khai thác nguồn lợi tự nhiên đó Người Nùng vào rừng hái nấm hương, mộc nhĩ thu hái hoa quả dại như: mác tém, mác nhàu, lấy mật ong, đào củ mài, lá cây ngót rừng nấu canh để ăn lấy các cây dược liệu như rễ dó chữa cảm tầm gửi, cây gỗ nghiến ngâm rượu bồi bổ sức khoẻ, rễ, lá một số cây dùng làm men rượu, cây gỗ tốt, chắc, không mối, không mọt để làm nhà, làm công cụ sản xuất và thông thường nhất là hái lấy củi về đun nấu hàn g ngày Ở rừng, người Nùng còn tài giỏi săn bắn, đánh bắt thú rừng Đối tượng săn bắt là tất cả các loại thú rừng có thể ăn thịt hoặc lấy xương làm cao làm thuốc bổ Những con thú ăn thịt như: hươu, nai, hoẵng, cầy hương, cáo, khỉ, vượn, chồn, nhím, các loại chim rừng (gà gô, chim trĩ, gà rừng, chim gáy, chim ngói) Cách lấy thú lấy xương nấu cao như hổ, thú lấy mật như gấu Công cụ để săn bắn thú rừng có súng kíp, các loại bẫy bẫy chuồng sập; bẫy thòng lọng treo Có trường hợp, người ta làm bẫy chuồng sập bắt được hàng chục con khỉ vào nương ăn ngô,
bí đỏ Thông thường đồng bào hay dùng cách đánh bẫy, vì làm bẫy dễ dàng và đánh bẫy hiệu quả cao, lại không mất công rình mò, không nguy hiểm cho bản thân người đi săn
Ngoài hái lượm và săn bắn các thú trên rừng, người Nùng còn đánh bắt cá, tôm,
Trang 6N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 6 | 28
cua ở dưới nước.Cách đánh bắt cá thông thường và hiệu quả là làm lái - đắp đập ngăn con suối cho nước suối chỉ chảy qua một cửa nhỏ - cửa đập.Người ta làm một sàn bằng cây vầu ở dưới cửa đó.Vào xuân hè, cá theo dòng nước suối bơi ra sông lớn, qua cửa dập bị mắc lại Hàng ngày, sáng sớm chủ làm đập ngăn suối chỉ việc ra nhặt lấy, đồng bào cũng hay đặt đơm ở các dòng chảy của con suối nhỏ để bắt 4 Mùa xuân hè, đặt đơm quay miệng đơm ngược dòng nước chảy, đón những con cá bơi xuôi dòng ra sông, ra biển kiếm ăn Mùa thu, lại đặt bẫy quay miệng xuôi dòng nước chảy, đón những con cá bơi ngược về với nước ấm ở nguồn
2.4 Ngành nghề thủ công
Người Nùng không chỉ tự túc cái ăn, mà còn phải tự túc cả cái mặc và những đồ gia dụng khác.Tuy nhiên, trong các ngành nghề thủ công ở người Nùng có hai nghề nổi lên, đó là nghề gốm sứ, nghề rèn đúc
Nghề gốm sứ ở thị xã (nay là thành phố) Lạng Sơn chuyên sản xuất các mặt hàng chum, vại, bát, đĩa đã nổi tiếng trên thị trường toàn miền thời kì trước năm 1945 Nhờ kinh doanh đồ gốm sứ mà chủ lò gốm là người giàu có, mua công trái thời
kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp với trị giá hàng chục nghìn tấn thóc
Nghề rèn đúc ở tỉnh Cao Bằng (xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên) với các sản phẩm như: cuốc, búa, liềm, lưỡi cày; xoong, nồi gang, chảo các kích thước đã cung cấp cho thị trường nhiều tỉnh và
mộng nơi nào cũng có, đủ khả năng
tự túc nhu cầu gia đình và bản làng
Đồ đan bằng nan tre dành riêng cho
cưới xin thường được đan nghệ thuật,
cài đan hoa văn, quét sơn màu đỏ hoa
văn đó, tạo màu sắc sặc sỡ
Nghề dệt vải của người Nùng (Ảnh sưu
tầm)
Trang 7N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 7 | 28
2.5 Trao đổi, mua bán
Từ thời Pháp thuộc, học giả Pháp đã viết về người Nùng là “biết buôn bán”.Người Nùng có câu: Mân sèn slam chường đắc, pò hâu lắc- nghĩa là: Đồng tiền ở sâu ba chượng (dưới đất), ai chăm chỉ thì lấy được Câu nói này cho ta cơ sở để nghĩ rằng trong dân tộc Nùng, xuất hiện quan hệ liên quan đến đồng tiền, đến buôn bán Quả thật, tại tỉnh có dân tộc Nùng cư trú đông nhất từ trước đến nay là tỉnh Lạng Sơn,
Từ xa xưa đã có câu: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh Phố Kỳ Lừa với các tên phố bằng tiếng Nùng, nàng trông con chờ chồng
đi buôn bán thuốc bắc chưa về là minh chứng về sự phát triển nghề buôn bán
của người Nùng trong quá khứ Một thực lí nữa là việc trao đ ổi hàng, buôn bán ở vùng Việt Bắc khá phát triển, có một hệ thống chợ họp theo phiên, năm ngày một phiên Chợ phát triển không chỉ ở thị trấn - huyện lỵ, mà còn ở nhiều thị tứ khác nhau trong mỗi huyện.Cư dân sinh sống bằng nghề buôn bán ở các thị tứ, thị trấn thị xã, đều có người Nùng, người Kinh, người Tày.Ở nhiều thị trấn, người dân tộc Nùng chiếm đến 80% dân cư sống bằng nghề buôn bán.Để buôn bán phát triển ở vùng nào đó, thì cần có mặt hàng uy tính đặc sản quê hương, mà nơi khác không
có Đặc sản đó ở vùng người Nùng chính là sản phẩm hồi: quả hồi tươi, quả hồi phơi khô, quả hồi (tươi, khô) chưng cất thành tinh dầu hồi Tinh dầu hồi Lạng Sơn được người Pháp đánh giá cao về chất lượng Theo tiêu chuẩn quốc tế, ở nhiệt độ 12°c, tinh dầu hồi phải đông đặc, nhưng tinh dầu hồi Lạng Sơn đặc ở nhiệt độ 18°c Sản phẩm cây hồi có giá trị y tế và kinh tế cho khách hàng, mua sản phẩm hồi chủ yếu là khách Trung Quốc và Pháp
Trang 8N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 8 | 28
3 Văn hoá truyền thống
3.1 Làng
Người Nùng chọn đất dựng làng là
chân núi, phía trước làng với
không gian thoáng đãng, thường
được đồng bào khai phá, cải tạo
thành ruộng bậc thang; sau làng
thường là đồi núi, được khai phá
thành nương Do làng phải dựa
vào thế núi đồi, cho nên không thể
chọn hướng (Đông, Tây, Nam,
Bắc) cho làng Do vậy có làng hướng Đông, có làng hướng Tây, thậm chí có làng hướng Bắc - hướng gió mùa Đông Bắc có thế thổi mang theo gió lạnh đến
Làng của người Nùng có địa phận rõ ràng Địa phận làng được xác định bằng quy ước miệng, không có văn bản pháp quy, nhưng được dân làng hiểu rõ, hiểu đúng, không có hiện tượng tranh chấp địa phận làng này với làng khác Địa giới làng có thể là đèo, dốc, chỗ ngoặt trên đường đi, cũng có thể là con đường, bờ ruộng, con suối, gốc cây cổ thụ Đất của mỗi làng thường có hai loại: đất riêng cùa từng gia đình và đất, rừng chung của cả làng Đất riêng của từng gia đình là đất do gia đình khai phá thành ruộng, nương, rừng cây, ao; đất làm nhà, làm các công trình chuồng trại gia súc ; còn đất, rừng chung là đất chưa được khai phá, là rừng chung của làng Đất và rừng chung này là nơi để dân làng hái củi, là nơi chăn thả
bò, , thu hái lâm thổ sản, Dân làng này không được qua rừng làng khác hái cùi, thu hái lâm thổ sản, thả trâu, bò
Người Nùng là dân định cư lâu đời, cho nên làng của người Nùng là ổn định, mỗi làng có từ vài chục đến hàng trăm gia đình sinh sống Trong mỗi làng thường có nhiều dòng họ, nhưng mỗi làng thường một họ đông người hơn, do đó, có uy tín
và ảnh hưởng lớn hơn các họ khác Trong làng thường có hai dân tộc là Nùng và Tày cùng cư trú.cùng xuất trên những thửa ruộng, mảnh nương xen kẽ nhau Là dân cùng họ giao tiếp thường ngày với nhau, kết bạn với nhau Trong làng người Nùng có những mối quan hệ văn hoá chung của cả làng Đó là miếu thờ thổ công
Trang 9N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 9 | 28
chung và lễ hội lùng tùng chung, tập quán làng chung: quy định về tổ chức và hoạt động của phe - hội hiếu, quy định ngày mùa thả rông trâu, bò, tập quán giúp nhau trong sản xuất
Làng là một đơn vị xã hội dân gian, cho nên cần có thiết chế quản làng.Bộ máy quản lý làng của người Nùng cũng tương tự như một số dân tộc khác, tức là tự hình thành, tự suy tôn theo nguyên tắc nhất định Nguyên tắc đó là cần quản lý việc đời thường và quản lý cả việc tâm linh Tức là cần có trưởng bản và có thầy cúng phối hợp với nhau đê quản lý hoạt động của làng Trưởng bản thường là người trưởng họ của dòng họ lớn có ảnh hưởng chi phối hoạt động của bản và thầy cúng, là hai nhân vật này là chỗ dựa đời thường và đời sống tâm linh của dân
làng , thực sự có ảnh hưởng đến đời sống của dân bản
3.2 Nhà ở
Đại đa số người Nùng ở nhà sàn, chỉ một số ít ở nhà đất Theo giải thích của đồng bào, sở dĩ ở một số nơi đồng bào ở nhà đất là do không còn gỗ để làm nhà sàn Nguyên vật liệu để làm nhà là gỗ, tre, đất đá Nhà sàn thường dùng gỗ nghiến
là cột, kèo, xà, quá giang, “qua tùng”
làm ở trên mái và ở sàn Khi gỗ
nghiến không còn nữa thì buộc người
Địa điểm chọn làm nhà, được đồng
bào quan tâm trong mối tương quan
giữa nơi ở, nơi sản xuất va nước cho sinh hoạt Thế đất lý tưởng người Nùng chọn làm nhà là chân núi, trước nhà là đất có thề khai phá thành ruộng, sau nhà là đất làm nương, đất trồng rừng và bắc được nước máng chảy về nhà.Với thế đất đó, một mặt, đi làm ruộng, làm nương hay chăm sóc rừng đều gần và không lo đi gánh nước ăn, nước sinh hoạt hàng ngày Mặt khác, khi trời mưa xuống, đất màu
mỡ từ trên nương lúc trôi đi thì cũng trôi xuống ruộng nhà mình; hàng ngày con
Trang 10- mặt đất, mặt sàn và gác Gầm sàn thường là nơi để công cụ sản xuất, bếp lò nấu cám lợn là chuồng gia cầm.Có nhiều nơi, gầm sàn còn có cả chuồng gia súc Mặt sàn nhà được bố trí: bếp, bàn thờ, chỗ ngủ, chỗ sinh hoạt chung Bếp của người Nùng được đặt ngay trên sàn nhà ở, khu vực bếp chiếm 1/3 chiều sâu, ở nửa sau của ngôi nhà Trên người ta làm lá - gác bếp để những cần hong khô: bao diêm, đóm Cũng ở phần này, người ta làm cầu thang đi xuống gầm sàn.Ngăn cách phần bếp với phần còn lại của ngôi nhà bằng một bức phên đan bằng tre.Hai phần
ba còn lại của ngôi nhà, một bên ngăn làm buồng ngủ của phụ nữ; gian giữa là
chỗ đặt bàn thờ.Nơi sinh hoạt chung, một gian bên còn lại đặt các giường ngủ
Gác là nơi chứa lương thực dự trữ để ăn quanh năm và các loại giống cây trồng: thóc giống, lạc giống, đồ giống Nhà có hai cửa ra vào Ngoài nhà ở, phía trước
có sàn phơi Sàn phơi làm ở ngoài nhà ở Có hai cầu thang bắc lên nhà ở: Một cầu thang bắc lên sàn phơi, từ đi qua cầu to (rộng khoảng 2m) vào nhà, cầu thang kia bắc lên cửa nơi có nước rửa
từ khâu đầu: trồng bông dệt
vải, nhuộm chàm đến khâu
cắt may thành quần, áo
mặc, khăn, mũ đội đầu Y
phục là sản phẩm của con
Trang 11N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 11 | 28
người mang ý tưởng nhân văn lớn: vừa che kín cơ thể, nhưng lại vừa phơi bày khiếu thẩm mỹ của con người - chủ nhân y phục Có y phục nam giới, phụ nữ, tang phục và y phục thầy cúng
Y phục nam giới người Nùng gồm áo ngắn, quần dài, mũ đội, giầy vải Nam giới mặc áo ngắn, chiều dài của áo đủ trùm qua vùng thắt lưng xuống mông, áo xẻ trước ngực, cài 7 cúc - chất khấu, cúc áo tết bằng dây vải, có 2 - 4 túi ở hai vạt trước của áo Nếu áo có hai túi thì cả hai túi đều làm ở phần dưới của vạt áo Áo nam dân tộc Nùng khác áo nam dân tộc Rày ở chỗ: áo Nùng có chân cổ áo, thân
áo hẹp bó lấy người, ống tay áo rộng Nam giới mặc quần cắt kiểu chân què, cạp
lá tọa, sau này mặc quần luồn dây dải rút, đầu đội mũ, chân đi giầy vải (dịp làm khách, lễ tết) Nam giới Nùng không dùng đồ trang sức.Tuy nhiên, khi còn nhỏ tuổi (dưới 12 tuổi) trong các trường hợp hay ốm đau, có thể dùng vòng cổ “bảo mệnh” Loại vòng này thường có ba dây kim loại: bạc, đồng, s ắt
Y phục phụ nữ Nùng gồm áo dài 5 thân, quần dài, khăn đội đầu, thắt lưng vải, giầy Áo dài 5 thân của phụ nữ Nùng gồm 4 thân dài và 1thân ngắn để che đường
xẻ từ dưới cổ sang nách bên phải Chiều dài của áo đủ che kín hết mông.Áo không có chân cổ như áo nam giới Áo phụ nữ Nùng khác áo phụ nữ Tày ở chỗ:
áo phụ nữ Nùng có chiều dài ngắn hơn, thân áo và ống tay áo rộng hơn và đắp một miếng vải láng công nghiệp màu đen vào cửa tay áo và dọc theo mép đường
xẻ chéo từ dưới cổ sang nách bên phải Chiều rộng của miếng vải láng này khoảng 6 - 7cm Quần của phụ nữ có cách cắt, may cơ bản như quần nam giới, kiểu chân què, cạp lá toạ, sau này luồn dải rút Trước đây, phụ nữ Nùng thường dùng thắt lưng vải để thắt giữ áo cho gọn, thuận tiện cho lao động Phụ nữ Nùng đội khăn trên đầu Có ba cách đội khăn khác nhau của ba nhóm Nùng: nhóm Nùng Inh, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình đội khăn ngang giữ tóc ở bên trong, rồi dùng khăn vuông gấp chéo trùm qua bên ngoài, buộc thắt nút ở sau lưng; nhóm Nùng Phàn Slình thua lài, dùng khăn dài có đốm trắng - lài trùm qua bên ngoài và thả đuôi khăn xuống bả vai; nhóm Nùng Giang (hay còn gọi là Nùng Cúm Cọt), chỉ dùng một dải vải dệt có kẻ sọc xanh, đỏ, gấp lại to khoảng 7cm, rồi buộc ngang qua trán, thắt nút ở sau gáy Phụ nữ Nùng đi giày vải khi có công có việc Phụ nữ Nùng thích dùng đồ trang sức: khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích
Trang 12N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 12 | 28
Những đồ trang sức này thường được làm bằng hạc.Trẻ em gái, nếu gặp cảnh hay
ốm đau, cũng hay dùng vòng “bảo mệnh” như trẻ em trai.Người Nùn g không có kiểu y phục riêng cho trẻ em và y phục cưới Cô dâu mặc y phục như kiểu cắt may bình thường, nhưng là đồ mới hoàn toàn
Y phục cùa người Nùng có màu chàm, được nhuộm bằng chàm, có độ đậm nhạt khác nhau Màu chàm hoà đồng với tự nhiên, với rừng xanh Ngoài ra theo quan niệm của đồng bào, màu chàm tượng trưng cho lòng chung thuỷ vợ chồng
Tang phục của người Nùng có màu trắng tự nhiên của vải bông Vải dùng làm tang phục thường là vải dệt xô, áo dài, quần dài, khăn
Người hành nghề thầy cúng có hai loại áo.Không có quần riêng cho người hành nghề thầy cúng.Áo thầy cúng chỉ sử dụng khi hành nghề Thây tào, thây mo dùng
áo thụng, dài, không có tay, trên thân, phía sau được thêu hoa văn sặc sỡ Tổng thể hoa văn thể hiện vũ trụ của người Nùng là vũ trụ có 9 tầng, trên đó Ngọc Hoàng có vị trí cao nhất - là chúa tể của muôn loài (kể cả thần thánh và ma quỷ)
Áo của các thầy then, pụt cũng là áo thụng, dài, chỉ một màu đỏ, không hoa văn.Mo thây tào, mo là một miếng vải, chiều dài đủ quấn một vòng quanh đầu; chiêu rộng khoảng lOcm Trên tâm vải đó cũng thêu hoa văn, chủ yếu là hoa văn hình học Mũ thầy then, pụt là mũ hình chữ A (chữ A in), trôn mũ có trang trí hoa văn tôn giáo Thầy then khi hành nghề còn đeo các dải vải màu đỏ có hoa văn từ vùng thắt lưng và trên mũ then, phía sau, cũng treo các dải vải, buông xuống sau lưng
3.4 Ẩm thực
Người Nùng làm ruộng cho nên họ
ăn gạo tẻ và nếp Cơm ăn thường
ngày nấu bằng gạo tẻ, cách nấu như
thông thường Đồng bào Nùng có
thói quen nấu cháo loãng để húp và
uống thay nước vào mùa hè, sau
buổi lao động mệt nhọc ở ngoài
Trang 13N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 13 | 28
Nùng cho thêm muối, tuỳ khẩu vị mặn nhạt khác nhau.Gạo nếp được sử dụng trong các dịp lễ tết, cúng bái.Từ gạo nếp đồng bào chế biến thành nhiều loại bánh khác nhau Một số bánh thường được đồng bào làm để ăn trong dịp tết và theo mùa nhất là: bánh chưng (gói kiểu bánh dài), bánh giầy lá ngải cứu, bánh gai chuối, bánh gai lá mơ lông, bánh dẻo gừng, khảu sli (một dạng bánh bỏng), bánh khảo; xôi trám đen, xôi trứng kiến, xôi cai màu: đỏ, đen, vàng, tím, xanh (lá gừng) Thực phẩm của người Nùng cũng là những thứ mà đồng bào tự sản xuất hoặc thu hái, đánh bắt được từ tự nhiên Tuy nhiên cách chế biến món ăn của người Nùng cũng tạo nên những nét đặc trưng tạo thành những món ăn đặc sản
Đó là: thịt lợn quay nhồi lá mác mật vào bụng, thịt vịt quay nhồi lá mác mật, vịt rán nhồi lá mác mật, vịt luộc, nhưng trước khi luộc đã rán qua làm chín phần 4% bên ngoài của con vịt, thịt lợn nạc nấu canh gừng, nghộ, phúng xoòng (lạp xưởng), khau nhục; các loại canh rau: canh rau ngót rừng, quả trám đen, chân giò lợn ninh khoai môn Người Nùng cũng dùng nhiều gia vị trong chế biến thực phẩm như: gừng, nghệ, dùng rau thơm các loại Đặc biệt người Nùng có cách dùng gia vị khá đặc trưng Đó là quả ớt cay: ớt chỉ thiên - mác chiêu nghiều, mác chiêu vài Với đồng bào Nùng quả ớt cay vừa là để khai vị, nhưng cũng vừa là chât kỵ độc Trong bữa ăn, các ông bà già khi cảm thấy không muốn ăn nữa, mặc
dù mới ăn một ít cơm, thì dùng một miếng ớt Ớt cay khích thích dịch vị, do đó có thể ăn thêm cơm.Ở góc nhìn khác, quả ớt cay được coi là vị thuốc kỵ độc thực phẩm.Như chúng ta biết, vua chúa dùng bát bạc, dũa bạc, chén bạc với mục đích
là tránh độc thực phẩm Nếu trong thực phẩm có chất độc khi tiếp xúc với bát, đũa bạc, thì bát, đũa sẽ đổi sang màu đen Còn người bình dân Nùng thì thử chất độc bằng giải pháp dùng quả ớt cay Khi đi xa, để tránh độc nước, các cụ người Nùng mang theo quả ớt, khi uống nước, cắn miếng ớt ăn, nếu thấy ớt không cay tức bị độc nước ở mức độ nhẹ, vì vậy tiếp tục ăn tiếp vài miếng ớt nữa Nế u trong thức ăn có thuốc độc nặng, cắn ăn miếng ớt có thể bị chết n gay ở bàn ăn Người Nùng thường chế biến rau xanh bằng cách xào với mỡ lợn, hầu như không ăn luộc, vì vùng người Nùng cư trú thường rét
Về cách tổ chức bữa ăn của người Nùng có nét đáng chú ý là con dâu, em dâu không được phép ngồi chung mâm cơm với bố chồng, anh chồng
Trang 14N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 14 | 28
Đồng bào Nùng nói riêng và các dân tộc Tày, Nùng, Hoa ở Lạ ng Sơn có tục mời uống rượu nhiều Khách đến chơi nhà mời uống rượu trước, uống nước sau Mời uống rượu trong khi còn chờ đun nước pha chè Khi uống rượu, đồng bào có tục uống chép chén, nghĩa là chủ nhà rót rượu, đưa chén rượu mời khách, thì khách lấy chính chén rượu đó đưa lên miệng chủ, mời chủ uống trước, sau đó chủ lại lấy chén rượu của mình đưa lên miệng khách và dốc rượu vào miệng khách Rượu do đồng bào tự nấu bằng gạo nếp và men lá tự làm Những bữa cơm khách, cơm trong dịp lễ tết, hội hè, luôn có rượu.Mỗi năm đồng bào Nùng có một dịp cúng cần có rượu nếp
3.5 Phương tiện vận chuyển
Chữ viết: Người Nùng không sáng tạo ra chữ viết Trước đây người Nùng dùng chữ Nho (Hán) để ghi chép các văn tự liên quan đến ruộng đất, rừng hồi, khai sinh, giấy giá thú và nhiều nhất là sách cúng Do
Dùng bò để làm sức kéo
Người Nùng dung chữ
Hán để ghi chép
(Ảnh minh họa)