1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tổng quan dân tộc Mường (PDF,Word)

17 578 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 0,98 MB
File đính kèm Tổng Quan Dân Tộc Mường.zip (2 MB)

Nội dung

Tổng quan về dân tộc Mường, đặc điểm kinh tế và văn hoá truyền thống của dân tộc Mường.Tài liệu có hình minh hoạ đuợc tổng hợp từ các nguồn thu thập đuợc từ trên internet. Đuợc dung cho mục đích tham khảo và làm tài liệu cho các đề tài. Xin mời xem thêm phần mục lục để thấy rõ cấu trúc của tài liệu.

Trang 1

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 1 | 17

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC MUỜNG

MỤC LỤC:

1 Vài Nét Về Dân Tộc Mường 2

2 Kinh Tế Truyền Thống 2

2.1 Trồng trọt 2

2.2 Chăn nuôi 3

2.3 Khai thác tự nhiên 4

2.4 Ngành nghề thủ công 4

2.5 Trao đổi, mua bán 5

3 Văn hoá truyền thống 6

2.6 Làng 6

2.7 Nhà ở 6

2.8 Y phục, trang sức 7

2.9 Ẩm thực 9

2.10 Phương tiện vận chuyển 10

2.11 Ngôn ngữ 10

2.12 Tín ngưỡng tôn giáo 10

2.13 Lễ Hội 11

2.14 Văn hóa xã hội 14

2.15 Gia đình, dòng họ 14

2.16 Tục lệ cưới xin 14

2.17 Tập quán tang ma 15

2.18 Văn nghệ dân gian 15

Trang 2

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 2 | 17

1 Vài Nét Về Dân Tộc Mường

Địa bàn cư trú:

Người Mường sống tập trung tại tỉnh Hòa Bình (63,9%), Thanh Hóa (10%), Phú Thọ, Sơn La, Hà Nội

2 Kinh Tế Truyền Thống

2.1 Trồng trọt

Người Mường sinh sống bằng nghề

làm ruộng, cây trồng chính là cây

lúa Đồng bào trồng lúa “nếp”

nhiều hơn lúa tẻ Do sinh sống ở

miền núi, để làm ruộng nước, đồng

bào thường phải khai thác các triền

đất, các sườn đồi thành ruộng bậc

thang Người Mường làm ruộng

bậc thang với kỹ thuật cao, gồm

các khâu: cày, bừa, gieo mạ, cấy

lúa, làm cỏ, bón phân cho cây lúa

Khâu làm đất dùng trâu, bừa cày

mộng là phổ biến Tuy nhiên có nơi, do loại đất, đồng bào chỉ dùng trâu giẫm cho nát nhuyễn đất, rồi cấy luôn Sau cấy độ một tháng, đồng bào làm cỏ cho cây lúa một lần Để tăng chất màu, đồng bào Mường thường bón phân cho cây lúa Đồng bào không chỉ tận

Dân số : 1.268.963 người (2009) Ngôn Ngữ: thuộc nhóm ngôn ngữ Việt -

Mường

Tên gọi khác: Mual, Moi, Au tá, Ao tá Nhóm địa phương: Ao Tá (âu tá), Mọi Bi

Địa bàn cư trú:Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Sơn La, Hà Nội

Trang 3

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 3 | 17

dụng các dòng chảy của sông, suối đưa nước vào ruộng mà còn làm cọn nước để đưa nước lên cao, khai thoáng máng cho dòng nước chảy vào ruộng ở cao hơn mực nước sông mà dòng chảy tự nhiên không thể chảy vào được

Dân tộc Mường còn trồng trọt trên nương rẫy Nếu ruộng chuyên trồng lúa nước, thì trên nương lại chuyên trồng ngô khoai, sắn Các loại cây trồng này được đồng bào sử dụng làm thức ăn chăn nuôi lợn, gà, vịt, nhưng cũng có thể được sử dụng như nguồn lương thực dự phòng khi mùa màng thất bát, cây lúa nước bị thất thu do hạn hán

Ngoài cây lương thực, đồng bào Mường ở tỉnh Thanh Hoá còn trồng một số cây khác có giá trị kinh tế như: cây luồng, cây trẩu, cây sở; vài vùng khác trồng cây quế, cây gai, cây đay, cây bông, cây dâu nuôi tằm, cây lấy cánh kiến Một số nơi có trồng rau xanh, trồng cây ăn nhưng chưa nhiều, chưa thành tập quán phổ biến trong các gia đình

2.2 Chăn nuôi

Đồng bào Mường chăn nuôi

đại gia súc: trâu, bò theo

phương thức ban ngày thả

trâu, bò vào rừng tự kiếm cỏ

ăn, chiều tối lùa trâu, bò vào

chuồng Trâu, bò được nuôi

để làm sức kéo: cày ruộng,

nương, kéo gỗ nhưng đồng

thời trâu, bò cho nguồn phân

chuồng để bón cho ruộng,

nương và các loại cây trồng

khác Nuôi trâu, bò còn có

mục đích sử dụng vào việc

ăn thịt trong các dịp cưới xin, ma chay, lễ tết và cho đồng bào miền xuôi Chăn nuôi trâu,

bò được thực hiện trong gia đình Mỗi gia đình thường nuôi dăm, bảy con đại gia súc Tiểu súc cũng được nuôi nhiều trong các gia đình đồng bào Mường Đó là chó, mèo Chó, mèo nuôi để giữ nhà, còn lợn thì chủ yếu để ăn thịt làm vật hiến sinh trong các nghi lễ cúng bái, cưới xin, tang ma và cũng để bán

Gia cầm được nuôi phổ biến là gà, vịt Cách nuôi cũng chủ yếu chăn thả ra vườn, ra đồi núi để tự kiếm ăn ban ngày, chiều tối gọi về cho ăn một bữa rồi chúng tự vào chuồng ngủ đêm

Chăn nuôi Dê của đồng bào Mường

Trang 4

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 4 | 17

Trong môi trường rừng núi, một số gia đình nuôi ong lấy mật sáp Mật ong dùng để ăn, nhưng cũng để bán hoặc làm vật trao đổi hàng

Ở một số nơi đồng bào nuôi tằm lấy tơ dệt lụa

2.3 Khai thác tự nhiên

Đồng bào Mường tận dụng môi trường tự nhiên để thu hái lâm, hải sản; săn bắt muông thú đánh cá Sản vật trên núi rừng là nguồn cung cấp thực phẩm thường xuyên cho đồng bào Mường Hàng ngày đi làm nương, ngoài đồng ruộng, lúc về nhà, chị em phụ nữ thường tranh thủ hái rau rừng, măng rừng hoặc lấy bó củi về đun Lúc đói kém, người Mường vào rừng đào củ mài, củ nâu, hạ cây báng về chế biến ăn thay cơm Nấu hương, mộc nhĩ, mật ong rừng, quế cũng được đồng bào hết sức chú tâm thu hái, bởi đây được coi là thứ đặc sản rừng Những sản vật này không chỉ có giá trị sử dụng cao, mà còn có giá trị kinh tế lớn, có thể đem bán ở ngoài chợ bất kì mùa nào Con trai đồng bào Mường cũng hay đi đánh bẫy, săn đuổi, săn rình các con thú nhỏ và hạ thủ chúng bằng súng kíp, súng hoả mai Trong bản làng người Mường, gia đình nào cũng có súng để sử dụng vào việc săn bắn thú rừng Việc săn bắn thú rừng vừa để bảo vệ mùa màng vừa để cải thiện cuộc sống và điều quan trọng nhất là rèn tính can đảm trước sự “uy hiếp” của thú rừng đối với con người như mùa màng Người Mường hay đánh bắt cá, mò cua, bắt ốc ao, đầm, hồ và những con sông, con suối hoặc trên đồng ruộng khi vào mùa cày cấy Người nam giới nào cũng biết đánh cá trên sông suối, hồ Công cụ đánh cá khá đa dạng: chài, lưới, đơm, đó, đăng Ngoài cách vây đánh bắt, người Mường còn dùng cách đánh cá bằng thuốc lá một số nơi, người Mường có thói quen đánh cá vào dịp cuối năm, Mực nước ở các ao, hồ, sông, suối xuống thấp, đồng bào hay đánh cá để lấy thực phẩm dự trữ ăn trong những ngày tết cổ truyền

2.4 Ngành nghề thủ

công

Ngành nghề thủ công phổ

biến ở đồng bào Mường là

nghề dệt, đan lát song, mây,

tre và nghề mộc làm nhà

cửa Trong từng gia đình,

phụ nữ ai cũng biết dệt vải,

nam giới ai cũng biết đan

Trang 5

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 5 | 17

Nghề dệt được chị em phụ nữ đảm nhiệm từ khâu trồng bông, kéo sợi, dệt vải, dệt thổ cẩm, nhuộm, cho đến khâu cắt may, khâu thành

quần, váy mặc Sản phẩm dệt của đồng bào Mường không chỉ được sử dụng làm‘ làm y

phục, mà còn được dùng làm chăn đắp, làm màn gió, màn cửa buồng ngủ, làm màn

chống muỗi Kỹ thuật dệt thổ cẩm của người Mường rất độc đáo Vải thổ cẩm làm nên những tấm váy Mường nổi sóng đẹp với những mô típ hoa văn hình rồng, hình phượng, hươu, rùa, rlúm có tính thẩm mĩ cao Nghề dệt thổ cẩm của người Mường rất độc đáo với kỹ thuật dệt chiếc thắt lưng

Vùng người Mường sinh sống có sẵn các sản vật: tre, luồng, song, mây Đàn ông Mường

sử dụng các sản vật đó để đan những đồ gia dụng như thúng, mủng, giần, sàng, nong nia; đan các công cụ dùng đánh bắt cá như: đơm, đó, giỏ; dùng dây gai, dây đay để đan chìa, lưới đánh cá

Người Mường cũng như các dân tộc khác, tự làm lấy nhà để ở Kỹ thuật làm nhà của người Mường đã đạt đỉnh cao của kỹ thuật đục, bào Tuy nhiên ở nhiều nơi kỹ thuật dựng nhà vẫn chưa vượt qua kỹ thuật thô sơ ban đầu, tức là dùng ngoãm để đặt xà ngang, quá giang, cột nhà chôn thẳng xuống đất

2.5 Trao đỏi, mua bán

Tuy nền kinh tế tự túc, tự cấp là chính, nhưng bước đầu có một số hoạt động mua bán ở trong vùng người Mường Đó là sự hình thành các chợ nông thôn Trong các chợ này, đồng bào Mường bán các loại hàng nông sản như: trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngô, khoai, sắn, thổ cẩm; bán các lâm sản như măng khô, mật ong, nấm hương, mộc nhĩ, quế; mua các hàng nhu yếu phẩm như muối, dầu thắp, kim khâu, sách vở, giầy bút cho trẻ em đi học; mua các loại công cụ sản xuất như: lưỡi cuốc, cày, thuổng, xẻng, dao, búa

Trang 6

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 6 | 17

3 Văn hoá truyền thống

2.6 Làng

Làng của dân tộc Mường được

dựng ở chân núi, thông thường

trước làng có vùng đất bằng để

khai phá thành ruộng nước, cấy

lúa; làng là đồi núi thấp, có thể

khai phá thành nương rẫy, trồng

ngô, kho sắn bông, dâu nuôi tằm

Mỗi làng có địa giới được dân

bản quy định với nhau, không có

văn bản phân chia địa giới làng,

mà chỉ là truyền miệng, nhưng

được mọi người tôn trọng nghiêm túc Trong địa phận của làng có hai loại đất là đất đã được khai thác và đất chưa được khai thác Đất đã được khai thác là đất ruộng, đất

nương, đất trồng các loại cây, đất ao hồ của các gia đình trong bản Tuyệt nhiên không có người ở làng khác vào đây khai phá ruộng, nương ; đất làm nhà ở, làm các chuồng trại gia súc Còn đất chưa được khai thác là đất rừng, đất chung của cả làng để cho cả làng chăn gia súc, thu hái lâm thổ sản và cũng là đất dự trữ để dân làng có thể khai phá thành ruộng, nương, làm nhà ở khi xuất hiện nhu cầu mới Một làng của dân tộc Mường còn có

hệ thống thuỷ lợi chung của làng, do dân làng cùng góp sức xây dựng nên

Là cư dân sống định canh, định cư lâu đời, làng của người Mường khá đông đúc, mỗi làng có hàng chục đến vài chục nóc nhà Cư dân trong làng thuộc nhiều dòng họ khác nhau, cùng chung sống, làm ăn hoà thuận với nhau Trong làng, người Mường dựng một chiếc miếu thờ thổ công và đặc biệt hơn là trong rừng của làng thường có cây si - nơi

thần linh trông coi bản cư trú Ngoài ra, trong làng người Mường thường có hủn| cau cao,

làm nổi lên nét văn hoá làng riêng của dân tộc Mường

2.7 Nhà ở

Nhà ở truyền thống của người Mường là nhà sàn - nhà gác Nguyên liệu làm nhà là

những cây que, gỗ tre, nứa, lá sẵn có tại địa phương nơị đồng bào sinh sống Đồng bào vào rừng chặt lấy cây về làm nhà chứ không phải đi mua Kỹ thuật làm nhà có thể chia thành hai trình độ: kỹ thuật phu lật dùng cội nguồn, chôn xuống đất và kỹ thuật dùng cột

kê Những gia đình giàu sang thường làm nhà với kỹ thuật cao lum - dùng cột kê, lắp

Trang 7

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 7 | 17

ghép mộng; còn đại đa số thường

làm nhà cột chôn xuống đất Nhà có

4 mái: hai mái chính và hai mái nhỏ

ở đầu hồi Nhà người Mường thường

mở cửa đi lại ở hai đầu hồi nhà, cầu

thang lên nhà được đặt ở dưới mái

nhà cho nên thang không bị mưa

Mái nhà người Mường thường thấp

so với sàn người ở Từ mặt sàn người

ở có một số cửa sổ, cửa sổ này được

mở từ sát mặt sàn Trong nhà người

Mường có bàn thờ tổ tiên và còn có

cột ma cho con ma đi lại cỏ lui bếp, một bếp nấu ăn, một bếp để sưởi và đun nước uống, tiếp khách Dưới sàn nhà ở là nơi để cối giã gạo, các công cụ sản xuất như cày, bừa, cuốc xẻng, các đồ đan, nhưng cũng có nơi làm cả chuồng nhốt gia súc như chuồng trâu,

chuồng bò, chuồng lợn và làm chuồng nhốt gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng

Mỗi ngôi nhà ở hầu như đều có hàng rào bằng tre, nứa hoặc bằng cây xương rồng để hạn chế trộm cắp và đề phòng thú dữ làm hại Mỗi ngôi nhà cũng là nơi ở của một gia đình Gia đình dân tộc Mường là tiểu gia đình phụ hệ mỗi gia đình thông thường chỉ có hai thế

hệ cùng sinh sống, đó là cha mẹ và các con Ngày trước thường mỗi gia đình có đến 5-7 con, cho nên trong mỗi gia đình thường khá đông người Một số gia đình còn có cả ông

bà cùng sinh sống, cho nên thành ba thế hệ Con cái sinh ra lấy họ cha Họ từng gia đình, từng dòng họ cũng căn cứ vào họ của người cha Họ người cha là họ nội, còn những người bên họ mẹ là họ ngoại

2.8 Y phục, trang sức

Bộ y phục của người Mường được làm bằng vải bông Chị em phụ nữ Mường là người làm ra vải, may quần áo, váy cho cả gia đình dùng Vải không chỉ để làm ra y phục, mà còn dùng làm chăn, màn chống muỗi, màn gió che cửa buồng ngủ của phụ nữ, màn gió để trang trí nơi thờ phụng trong gia đình Với nền kinh tế tự túc, tự cấp, đồng bào tự lo cả các khâu làm quần áo như: trồng bông, dệt vải, nhuộm, cắt, may thành quần, áo cho nam giới; cắt, may áo váy cho phụ nữ Người Mường cũng như nhiều dân tộc khác sinh sống ở vùng thấp, trong y phục thì chỉ y phục phụ nữ là có sự khác nhau rõ rệt còn y phục nam giới thì có nhiều nét tương tự như nhau

Trang 8

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 8 | 17

Bộ y phục nữ gồm

khăn đội đầu, yếm, áo

và váy Khăn đội đầu

của phụ nữ Mường sử

dụng trong dịp lễ tết

thường là chiếc khăn

hình vuông, màu trắng

tự nhiên của bông,

không thêu thùa hoa

văn, khi đội gấp khúc

theo một chiều 4 lần

thành một dải, rồi

buộc dải khăn đó lên

đầu, để đuôi khăn ở

sau gáy Chiếc khăn đội hàng ngày có thể là chiếc khăn màu nâu Phụ nữ Mường sử dụng yếm che ngực Chiếc yếm của chị em tương tự như chiếc yếm của phụ nữ dân tộc Kinh,

đủ che kín phần ngực, dải dây giữ yếm buộc lên cổ, một dải khác buộc ngang thân người Yếm cũng có màu trắng tự nhiên của bông, hoặc nhuộm màu nâu Yếm màn nâu thường được sử dụng trong lao động ngoài đồng áng hoặc trên nương rẫy Vào các dịp cần diện, chị em hay mặc yếm màu trắng Chiếc áo phụ nữ Mường có đặc điểm là ngắn, bó sát lấy người Phần chiều dài của áo chỉ chấm vùng thắt lưng Áo được cắt may theo kiểu Xa ngực, cũng có khi xẻ trên vai, ống tay áo nhỏ Mặc áo xẻ trước ngực nhưng khi mặc phần nhiều là không cài cúc Khi mặc, toàn bộ áo ôm siết lấy thân hình người phụ nữ Áo của chị em phụ nữ cũng thường dùng hai màu: màu trắng tự nhiên của vải bông và màu nâu

được nhuộm từ củ trên rừng Áo màu trắng được sử dụng trong ngày lễ hội, còn áo màu

nâu được mặc thường ngày ở nhà cũng như khi lao động trên ruộng, trên nương Chị em phụ nữ Mường mặc váy dài Váy phụ nữ Mường có hai phần rõ rệt là thân váy và cạp

váy Phần thân váy chỉ có một màu đen hoặc nâu, nhưng phần cạp váy lại được dệt hoa

văn nhiều màu sặc sỡ Những mô típ hoa văn thường gặp trên cạp váy là hình rồng,

phượng, hươu, nai, chim, đồng tiền hoặc quả mê Hoa văn trên cạp váy Mường không chỉ

là những hình thêu, dệt mang tính mỹ thuật, mà ẩn sau nó còn 1 là nhân sinh quan và thế giới quan của một dân tộc

Trang 9

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 9 | 17

2.9 Ẩm thực

Nguồn lương

thực chính của

người Mường là

lúa gạo do họ tự

sản xuất trên

đồng ruộng, trên

nương Trong bữa

cơm thường ngày,

đồng bào chủ yếu

ăn cơm nếp với

rau xanh và có

thể có cua, cá,

ếch nhái Rau

xanh thu hái ở

trên rừng và rau

xanh trong vườn

nhà; cua, cá, ếch

nhái thì đánh bắt ở ngoài suối, trên đồng ruộng Thịt các con gia súc, gia cầm thường được sử dụng trước tiên vào việc cúng

bái, sau đó ăn thịt; cũng có nhiều trường hợp người Mường dùng thịt gia cầm để tiếp khách quý, Trong các dịp cưới xin, giỗ chạp, ma chay, đồng bào Mường giết mổ gia cầm hoặc gia súc để làm cỗ bàn chiêu đãi khách

Cách chế biến thức ăn của đồng bào Mường rất gây ấn tượng cho du khách Đến với đồng bào Mường ta được nghe câu nói về đặc trưng chế biến ẩm thực: “cơm đồ, lợn

thui”., trước đây, họ không đùng nước nóng để cạo sạch lông, mà dung

lửa thui lông lợn Một số món ăn được đồng bào chế biến sử dụng là canh thịt nấu với lá lùm và món cá ướp muối ăn tươi Đồng bào Mường uống rượu cần trong các lễ tết, hội

hè, những lúc gặp gỡ đông người vui vẻ Rượu cần được ủ từ gạo nếp con và trấu Trấu được cho vào bình ủ cùng rượu để có chỗ hở cho không khí lọt vào, rượu dễ lên men, nhưng đồng thời trong trấu còn có vitamin bổ dưỡng cho người

Món sâu măng của người Mường (Ảnh sưu tầm )

Trang 10

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 10 | 17

chuyển

Đồng bào Mường vận chuyển vật

dụng bằng cách dùng sức người như

gùi, gánh; dùng suốt trâu để kéo gỗ,

trâu, bò, ngựa kéo xe Những làng

người Mường ở gần sông thì dùng

thuyền, bè làm phương tiện vận

chuyển

Tiếng nói dân tộc Mường thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Việt - Mường Tiếng Mường rất gần với tiếng Mường cùng sinh sống trong vùng Tuy nhiên do cư trú gần dân tộc Thái và nhiều nơi sống định cư, cho nên nhiều người Mường còn thành thạo

cả tiếng Kinh và tiếng Thái

Chữ viết: Người Mường chưa có chữ viết riêng của dân tộc mình

Đồng bào Mường tin vào đa thần giáo, coi vạn vật hữu linh, mọi vật đều có hồn - linh hồn, thần linh Các thần linh là những siêu nhiên có khả năng tác động tốt hoặc xấu đến cuộc sống con người Con người có 90 vía, 10 vía ở bên vai phải, 50 vía ở bên vai trái Vía đi lạc không biết đường về với thân chủ thì người bị ốm Do đó khi có người ốm, ngoài việc chữa chạy bằng thuốc thang, đồng bào thường tổ chức cúng ma Lễ kẻo si là một nghi lễ cúng ma rất đặc trưng của người Mường để gọi vía lạc về với thân chủ Khi trong nhà có người ốm đau, người Mường bắt đầu chữa chạy bằng thuốc lá, nhưng khi chữa chạy bằng thuốc lá không khỏi, họ tìm đến thầy cúng ma tổ chức lễ “kéo si” Người Mường quan niệm, con người sinh ra thì cũng lúc đó cây si mọc lên một cành xanh tốt Người chết thì cành si đó cũng chết theo Thực hiện lễ kéo si là để cúng vía cho người

ốm Sau khi chọn được ngày lành, tháng tốt, con dâu trưởng đi đến từng gia đình trong làng xin mỗi nhà một nắm gạo; còn con trai trưởng đi đến cây cổ thụ ở hướng mặt trời mọc để lấy một cành si nhó về nhà chức lễ kẻo si tại nhà người ốm, với ba mâm cỗ cúng

Trong các gia đình đồng bào Mường đều thờ cúng tổ tiên

Dùng gánh để thồ hàng (Ảnh sưu tầm)

Ngày đăng: 04/05/2016, 15:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w