MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC Đào tạo người học nắm vững những nguyên lý và phương pháp quy hoạch xây dựng phát triển đô thị và quy hoạch phát triển nông thôn nhằm mở rộng kiến thức về
Trang 1QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN
Trang 2MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC
Đào tạo người học nắm vững những nguyên lý và phương pháp quy hoạch xây dựng phát triển đô thị và quy hoạch phát triển nông thôn nhằm mở rộng kiến thức về quy hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai đáp ứng mục tiêu phát triển Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Từ kiến thức môn học, giúp người học hiểu sâu kiến thức của các môn học khác về quy hoạch phát triển, từ đó hiểu và bổ sung kiến thức cho ngành học, có những hướng nghiên cứu và ứng dụng vào các vấn đề về quy hoạch phát triển đô thị, phát triển nông thôn của địa phương và đất nước
Rèn luyện kỹ năng thực tiễn, kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn kiến thức để áp dụng vào những vấn đề quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn của địa phương, kỹ năng nghiên cứu khoa học trong quá trình thực hành và thực địa,
kỹ năng làm việc theo nhóm
Trang 3QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI MÔN HỌC VÀ YÊU CẦU CỦA GIÁO VIÊN
• Dự lớp: Tuân thủ theo quy chế 43 và các quy định đối với các hình thức đào tạo theo tín chỉ, tối thiểu có mặt
ở lớp 80% số tiết có trong học phần
• Thảo luận, Bài tập: Làm đầy đủ các bài tập thực hành, Seminar…
• Thi kết thúc học phần: thi tự luận, thời gian 120 phút
• Dụng cụ học tập: Theo yêu cầu cụ thể của giáo viên trong các buổi học
Trang 4PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔN HỌC
• Điểm chuyên cần chiếm tỉ lệ 1/10
• Điểm kiểm tra giữa môn học chiếm tỉ lệ 2/10
• Thi kết thúc môn học chiếm tỉ lệ 7/10
• Điêm môn học là trung bình chung của điểm chuyên cần + điểm kiểm tra giữa kì + điểm thi kết thúc môn học và phải đạt tối thiếu 4.5 điểm mới hoàn thành môn học
• Thang điểm 10
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS TS Nguyễn Thế Bá, Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị NXB Xây dựng Hà Nội 1997
2. Lê Đình Thắng (chủ biên) Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn NXB Chính trị Quốc gia, 2000.
3. Nguyễn Tiến Dư, Quy hoạch đô thị Việt Nam và những dự án phát triển đến sau 2000 NXB thống kê 1997.
4. PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, Quy hoạch phát triển nông thôn NXB Nông nghiệp 2004
5. PGS.TS Vũ Thị Bình, Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn NXB NN Hà Nội, 2006.
6. PGS TS Đỗ Đức Viêm, Quy hoạch xây dựng và phát triển điểm dân cư nông thôn Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
7. Đặng Xuân Nam Phát triển nông thôn NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1997.
8. TS Nguyễn Minh Tâm, Quy hoạch phát triển và xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư nông thôn NXB Xây dựng Hà Nội 2000.
9. GS.TS Nguyễn Đình Hương, Nguyễn Hữu Đoàn, Quản lý đô thị NXB Thống kê 2003.
10. Phan Văn Yên (chủ biên) Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2005.
11. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Giáo trình quy hoạch sử dụng đất NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2008.
Trang 6NỘI DUNG MÔN HỌC
• TÍN CHỈ 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
• TÍN CHỈ 2: QUY HOẠCH KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ TRONG NÔNG THÔN, KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN, QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI NÔNG THÔN
• TÍN CHỈ 3: KHÁI NIỆM VỀ ĐÔ THỊ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
• TÍN CHỈ 4: QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Trang 7TÍN CHỈ 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Chương 1: Khái quát về quy hoạch phát triển nông thôn
Chương 2: Quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch công nghiệp, quy hoạch thương mại_dịch vụ nông thôn
Trang 8Chương 1: Khái quát về quy hoạch phát triển nông thôn
1.1 Đại cương về phát triển nông thôn
1.2 Đặc trưng của vùng nông thôn và sự cần thiết phải phát triển nông thôn
1.3 Khái niệm về quy hoạch phát triển nông thôn
1.4 Nguyên lý của quy hoạch phát triển nông thôn
1.5 Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc của quy hoạch phát triển nông thôn
1.6 Nội dung cơ bản và phương pháp quy hoạch phát triển nông thôn
1.7 Các bước tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn
1.8 Nội dung xây dựng phương án quy hoạch phát triển nông thôn
Trang 91.1 Đại cương về phát triển nông thôn
1.1.1 Những khái niệm cơ bản về sự phát triển, phát triển bền vững
1.1.2 Ý nghĩa, tầm quan trọng của phát triển nông thôn
1.1.2.1 Phát triển nông thôn là gì?
1.1.2.2 Cách tiếp cận đối với phát triển nông thôn
1.1.2.3 Tầm quan trọng của phát triển nông thôn
1.1.3 Cơ sở đánh giá mức độ phát triển nông thôn
1.1.3.1 Các chỉ số phản ánh sự phát triển
1.1.3.2 Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội
Trang 101.1.1 Những khái niệm cơ bản về sự phát triển, phát triển bền vững
Trang 121.1.2 Ý nghĩa, tầm quan trọng của sự phát triển và phát triển nông thôn
1.1.2.1 Phát triển nông thôn là gì?
Là một quá trình thay đổi bền vững có chủ ý về xã hội, kinh tế, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân địa phương…
Vừa nâng cao đời sống vật chất vừa nâng cao đời sống tinh thần cho người dân nông thôn
Phát triển sản xuất nông nghiệp phải kết hợp với phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo thành
cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý…
Trang 131.1.2.2 Cách tiếp cận đối với phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn toàn diện?
Nhấn mạnh vào khía cạnh xã hội, kinh tế và môi trường…
Phát triển phải là cả “ từ trên xuống” và “từ dưới lên”…
Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng?
Phải dựa trên lợi ích, sự tham gia của cộng đồng sống trong khu vực đó Họ là cở sở cho phát triển nông thôn bền vững, vì?
Họ biết rõ những khó khăn và nhu cầu của mình
Họ quản lý sử dụng nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản phẩm địa phương, mà quá trình phát triển phải dựa vào đó;
Kỹ năng truyền thống, kiến thức và năng lực của họ là tiềm năng chính để phát triển;
Sự cam kết của họ là sống còn của kế hoạch phát triển
Trang 14 Phát triển nông thôn bền vững?
Con người?
Dân chủ và an toàn…;
Bình đẳng và đối xử công bằng với tất cả…
Chất lượng cuộc sống cho mọi người dân…;
Hành động của người dân trong hợp tác với Chính phủ…;
Tôn trọng với tổ tiên và quyền lợi của thế hệ tương lai…
Kinh tế?
Hỗ trợ để tăng cường và đa dạng hóa nền kinh tế nông thôn;
Đảm bảo cho người dân có lợi ích đáng kể từ hoạt động địa phương;
Thúc đẩy phồn vinh lâu dài ở nông thôn, hơn là vào lợi ích trước mắt;
Tránh gây tác động xấu đến các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân, đến các khu vực và địa phương khác trên lãnh thổ địa lý
Trang 15 Môi trường?
Tôn trọng nguồn tài nguyên và tính toàn vẹn của môi trường;
Giảm thiểu nguồn tài nguyên không có khẳ năng tái tạo;
Sử dụng tài nguyên có hiệu quả;
Tránh gây ô nhiễm và ảnh hưởng xấu đến môi trường
Tổ chức?
Nằm trong giới hạn năng lực của các tổ chức kinh tế để khống chế và quản lý, để có thể đáp ứng các tiêu chí trên;
Không gây ra loại chi phí không được hỗ trợ trong tương lai
Trang 161.1.2.3 Tầm quan trọng của phát triển nông thôn
Đặc điểm phát triển nông thôn Việt Nam?
Người dân – vai trò trung tâm của phát triển nông thôn…?
Có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống…?
Trang 17 Vai trò của nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp phát triển của đất nước
Nông thôn, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân….;
Trên địa bàn nông thôn có khoảng 70% lao động xã hội → cung cấp lao động cho các ngành kinh tế quốc dân; tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý trong phân công lao động xã hội;
Nông thôn có 75% dân số của cả nước → đó là thị trường tiêu thụ rộng lớn,…
Địa bàn nông thôn là nơi sinh sống của 54 dân tộc khác nhau, bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều thành phần, mỗi biến động tích cực, tiêu cực→ tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng→ổn định nông thôn → góp phẩn ổn định đất nước
Nông thôn chứa đựng đại đa số tài nguyên đất đai, khoáng sản, động thực vật,…→ phát triển lâu dài và bền vững của đất nước
Trang 181.1.3 Cơ sở đánh giá mức độ phát triển nông thôn
1.1.3.1 Các chỉ số phản ánh sự phát triển
Các chỉ số về tăng trưởng kinh tế? Tổng thu nhập (GNP; GDP); thu nhập bình quân trên đầu người;
Các chỉ số về cơ cấu kinh tế - xã hội? Chỉ số cơ cấu nghành trong tổng GDP; chỉ số X-M; …
Chỉ số về phát triển xã hội? Tuổi thọ bình quân trong dân số; mức tăng dân số hàng năm; trình độ học vấn,
…
Các chỉ số thể hiện cải thiện môi trường? Môi trường thiên nhiên; môi trường nông thôn,…
Trang 191.1.3.2 Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội
Tăng trưởng và phát triển kinh tế?
Trang 21* Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội
Phát triển toàn diện với ý nghĩa rộng hơn còn được hiểu là bao gồm cả những thuộc tính quan trọng có liên quan đến hệ thống giá trị của con người Đó là sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền
tự do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với nhà nước, với cộng đồng (W.B 1991).
Mục tiêu và phương hướng phát triển đúng đắn, hợp lý phải là đem lại nguồn lợi cả về kinh tế, văn hóa, tinh thần cho hầu hết mọi người dân trong nước, mặc dù họ sống ở thành thị hay các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh
Trang 22* Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một phương thức cơ bản để có được phát triển
Tăng trưởng kinh tế chưa phải hoàn toàn là phát triển kinh tế…
Tăng trưởng kinh tế nói lên sự biến động về lượng còn phát triển kinh tế nói lên sự tăng trưởng về chất của xã hội
Tăng trưởng kinh tế mặc dù rất quan trọng nhưng mới chỉ là điều kiện cần của phát triển;
Trang 231.2 Đặc trưng của vùng nông thôn và sự cần thiết phải phát triển nông thôn
1.2.1 Khái niệm và đặc trưng của vùng nông thôn
1.2.2 Người dân nông thôn và những vấn đề khó khăn của họ
1.2.3 Vấn đề đói nghèo và kém phát triển
1.2.4 Vấn đề dân số, văn hóa, giáo dục với môi trường phát triển
1.2.5 Sự cần thiết phải phát triển nông thôn
1.2.6 Phát triển nông nghiệp – điều kiện tiên quyết cho phát triển nông thôn
1.2.7 Công nghiệp hóa
Trang 241.2.1 Khái niệm và đặc trưng của vùng nông thôn
1.2.1.1 Khái niệm vùng nông thôn?
Nông thôn là vùng khác với đô thị là ở đó có một cộng đồng chủ yếu là nông dân, làm nghề chính là nông nghiệp; có mật độ dân cư thấp hơn; có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn; có mức độ phuc lợi xã hội thu kém hơn; có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn.
Trang 251.2.1.2 Đặc trưng của vùng nông thôn
Nông thôn phải gắn chặt với một nghề lao động xã hội truyền thống, đặc trưng và nổi bật là hoạt động sản xuất nông nghiệp,…
Bao gồm những tụ điểm quần cư (làng, bản) thường có quy mô nhỏ về mặt số lượng,
Có kết cấu hạ tầng chậm phát triển, mức độ phúc lợi xã hội thua kém,…
Có thu nhập và đời sống thấp, trình độ văn hóa, khoa học công nghệ thấp,…
Mật đô dân cư thấp nhưng giàu tiềm năng về tái nguyên thiên nhiên,…
Xã hội nông thôn rất đa dạng về điều kiện kinh tế xã hội, đa dạng về trình độ tổ chức quản lý, cung cách ứng xử
xã hội nặng về tục lệ nhiều hơn là pháp lý,…
Trang 26 Có 4 vấn đề cần quan tâm khi quy hoạch:
Có những chương trình hợp lý để dần dần cải tạo và phát triển nông thôn, rút ngắn khoảng cách nông thôn thành thị …
Phải nắm chắc điều kiện cụ thể của từng vùng nhằm khai thác tốt tiềm năng của vùng đó.…
Cần phải phân loại nông thôn theo trình độ phát triển, theo điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội…
Tính chất đa dạng của nông thôn đòi hỏi khi xây dựng và phát triển nông thôn phải nắm chắc các điều kiện cụ thể của từng vùng, khai thác và sử dụng tốt nhất tiềm năng của từng vùng…
Trang 271.2.1.3 Thực trạng nông thôn Việt Nam từ sau đổi mới
Kinh tế nông thôn còn mang nặng tính chất thuần nông→ làm cho năng suất lao động thấp, thu nhập và đời sống thấp… ;
Cơ sở hạ tầng kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống….;
Tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn còn khá cao→ sức ép trên nhiều mặt về ruộng đất, nhà ở, việc làm,…
Đời sống vật chất và tinh thân vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn,…
Bộ máy quản lý hành chính và trình độ quản lý cán bộ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng,…
Trang 281.2.2 Người dân nông thôn và những vấn đề khó khăn của họ
Sự khác biệt giữa cuộc sống đô thị và nông thôn tác động đến người dân nông thôn?
Sự khác nhau về cơ hội kiếm sống và hưởng thụ điều kiện sống…
Điều đó thúc đẩy người dân nông thôn muốn vươn ra thành phố để tìm kiếm cơ hội tốt hơn cho cuộc sống Tình trạng này đã dẫn đến dân số đô thị tăng nhanh hơn tốc độ phát triển đô thị,…
Trang 29 Những khó khăn mà người nông dân phải gánh chịu?
Lợi nhuận thu được từ sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp thường rất thấp, dẫn đến mức thu nhập của hầu hết người nông thôn đều thấp
Người nông dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nhưng lại thiếu đất để sản xuất,…
Khả năng lao động trong nông thôn rất lớn nhưng lại thiếu việc làm, thị trường lao động cung lớn hơn cầu nên tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp vẫn thường xuyên xảy ra,…
Thiếu các điều kiện và phương tiện thuận lợi cho giáo dục phổ thông Các điều kiện về y tế chăm sóc sức khoẻ yếu kém, nghèo nàn
Nhà ở và các điều kiện cải thiện môi trường sinh thái, vệ sinh nông thôn chưa bảo đảm;
Thiếu các cơ sở phương tiện và điều kiện vui chơi giải trí nghỉ ngơi;
Hàng tiêu dùng khan hiếm, giá cả đắt đỏ, người nông dân khó có thể mua được những thứ cần thiết cho cuộc sống
Trang 30 Kinh tế thị trường và phát triển xã hội tác động đến đời sống nông thôn?
Xu hướng gia tăng nhanh chóng mức chênh lệch thu nhập giữa các nhóm người một mặt kích thích hoạt động kinh doanh sôi động hơn, nhưng mặt khác cũng có tác động làm yếu đi các quan hệ cộng đồng trước đây vốn chặt chẽ
Trang 31 Phụ nữ nông thôn là lớp người chịu tác động mạnh hơn so với nam giới trong quá trình chuyển đổi cơ chế.
Sự "bình đẳng" của cạnh tranh trên thị trường lao động đã làm tăng sự bất bình đẳng về quan hệ giới trong cuộc sống theo hướng thiệt thòi hơn cho phụ nữ
Sự giãn cách trong thu nhập giữa người giàu và người nghèo có chiều hướng tăng nhanh,…
Trang 321.2.3 Vấn đề đói nghèo và kém phát triển
1.2.3.1 Khái niệm về sự đói nghèo
Nghèo: “nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người mà các nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”
Đói: “Đói là một bộ phận của những người nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu: cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thu nhập không đảm bảo duy trì cuộc sống”
Trang 331.2.3.2 Phương pháp xác định đói nghèo?
1.2.3.3 Nguyên nhân đói nghèo và ảnh hưởng của nó đến phát triển xã hội?1.2.3.4 Đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về xóa đói giảm nghèo?
Trang 341.2.4 Vấn đề dân số, văn hóa, giáo dục với môi trường và phát triển
1.2.4.1 Sự gia tăng dân số với phát triển và môi trường?
1.2.4.2 Vấn đề văn hóa, giáo dục, y tế với phát triển nông thôn?
1.2.5 Sự cần thiết phải phát triển nông thôn
1.2.5.1 Những quan niệm và nhận thức về phát triển nông thôn
1.2.5.2 Thách thức của phát triển nông thôn Việt Nam
Trang 351.2.6 Phát triển nông nghiệp- điều kiện tiên quyết cho phát triển nông thôn
Vị trí, vai trò của nông nghiệp đối với phát triển kinh tế, xã hội và phát triển nông thôn?
Những vấn đề cơ bản của phát triển nông nghiệp?
Vấn đề về an toàn lương thực?
An toàn lương thực là khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người ở mọi lúc có đủ lương thức cho một cuộc sống khoẻ mạnh và hoạt động Các thành phần quan trọng của nó là sự sẵn có lương thực và khả năng kiếm được lương thực
3 điều kiện cơ bản để đảm bảo an toàn lương thực cho mỗi quốc gia là:
• Khẳ năng sản xuất lương thực;
• Khẳ năng tài chính để mua lương thực;
• Điều kiện lưu thông lương thực đến người dân
Vấn đề an toàn lương thực ở Việt Nam?
Trang 36 Phát triển nông nghiệp bền vững?
Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sự phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả kinh tế và được xã hội chấp nhận (FAO,1992);
Trang 37 Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam
Đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và cán bộ khoa học kỹ thuật làm việc ở nông thôn…
Tăng trưởng nhanh sản xuất nông nghiệp trên cơ sở đa dạng hoá các loại hình sản xuất phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước…
Hướng tới sản xuất hàng hóa cao…
Dựa trên các cơ sở hạ tầng vật chất và ký thuật hiện đại,…
Ngày càng được cơ giới hóa nhằm giảm nhẹ sức lao động ở các công việc nặng nhọc và để đạt năng suất lao động cao;
Có thể cạnh tranh với bất kỳ sản phẩm nào trên thế giới để phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu,…
Tăng cường công tác giáo dục cộng đồng và mạng lưới dịch vụ xã hội khác như đào tạo, y tế sức khoẻ, phúc lợi công cộng
Trang 381.2.7 Công nghiệp hóa
Khái niệm công nghiệp hóa và ý nghĩa của nó?
Theo tác giả J.'Ladriere (UNESCO, 1977) thì: "Công nghiệp hoá là một quá trình mà các xã hội ngày nay chuyển từ một
kiểu kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp với các đặc điểm năng suất thấp, tăng trưởng rất thấp sang kiểu kinh tế về cơ bản dựa trên công nghiệp với các đặc điểm năng suất cao và tăng trưởng tương đôi cao”
Trang 39• Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc UDIDO (United Nations Industres Development Organion):
"Công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế mà trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại Đặc điểm mà kiểu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triểm với nhịp
độ cao, bảo đảm đạt tới sự tiên bộ về kinh tế xã hội".
Trang 40 Các nhà nghiên cứu của Việt Nam đã nêu ra những đặc điểm chung của công nghiệp hoá như sau:
Công nghiệp hoá là một sự biến đổi cơ cấu kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế), một sự chuyển từ kiểu kinh tế nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sang kiểu kinh tế được gọi là công nghiệp
Kiểu kinh tế công nghiệp có đặc điểm là năng suất cao và tăng trưởng nhanh…
Công nghiệp hoá phải được đặt trong bối cảnh chung của sự phát triển và phát triển kinh tế, đó là cách để đạt được tăng trưởng nhanh, thúc đẩy phát triển…