1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LỒNG GHÉP YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HUYỆN NAM ĐÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 20082010

127 589 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 6,74 MB

Nội dung

Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đồng thời bảo vệ tài nguyên và môi trường trong khai thác sử dụng đất trước mắt cũng như lâu dài, huyện Nam Đàn cần phải có một phươn

Trang 1

Đơn vị lập dự án Đơn vị tư vấn

UBND huyện Nam Đàn Trung tâm KTTN Đất và Môi trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Cơ quan thẩm định

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An

CHƯƠNG TRÌNH TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ MÔI TRƯỜNG (SEMLA)

BAN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH SEMLA NGHỆ AN

Trang 2

Hà Nội 2009

Trang 3

MỤC LỤC

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LỒNG GHẫP YẾU TỐ MễI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI

Đơn vị lập dự ỏn Đơn vị tư vấn 1 UBND huyện Nam Đàn Trung tõm KTTN Đất và Mụi trường 1 Đại học Nụng nghiệp Hà Nội 1

Biểu 01/QH Tổng hợp nhu cầu tăng, giảm diện tích SDĐ trong kỳ QHSDĐ của Huyện Nam iv

Biểu 12/KH Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất phân theo từng năm của Huyện Nam

Trang 4

Phụ biểu 03: Dự kiến quy hoạch đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp đến năm 2020 v Phụ biểu 04: Dự kiến quy hoạch đất thể dục thể thao đến năm 2020 v Phụ biểu 05: Dự kiến quy hoạch đất quốc phòng, an ninh đến năm 2020 v Phụ biểu 07: Dự kiến quy hoạch đất di tích, danh thắng đến năm 2020 v

Phụ biểu 09: Dự kiến quy hoạch đất công trình bưu chính viễn thông đến năm 2020 v Phụ biểu 10: Dự kiến quy hoạch đất công trình năng lượng đến năm 2020 v

Phụ biểu 12: Dự kiến quy hoạch đất bải thải, xử lý chất thải v Phụ biểu 13: Dự kiến quy hoạch đất tôn giáo và nghĩa trang nghĩa địa v Phụ biểu 14 Dự kiến quy hoạch đất khu công nghiệp đến năm 2020 v Phụ biểu 15: Dự kiến quy hoạch đất cơ sở sản xuất kinh doanh đến năm 2020 v Phụ biểu 16: Dự kiến quy hoạch đất cho hoạt động khoáng sản đến năm 2020 v Phụ biểu 17: Dự kiến quy hoạch đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ đến năm 2020 v Phụ biểu 18: Dự kiến chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch v

I Đặt vấn đề 1

VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA HUYỆN

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LỒNG GHÉP YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI

Đơn vị lập dự án Đơn vị tư vấn 1 UBND huyện Nam Đàn Trung tâm KTTN Đất và Môi trường 1 Đại học Nông nghiệp Hà Nội 1

Cơ quan thẩm định 1

Trang 5

Sở Tài nguyờn và Mụi trường tỉnh Nghệ An 1

Hà Nội 2009 2

Tờn bảng Trang ii

Biểu 01/QH Tổng hợp nhu cầu tăng, giảm diện tích SDĐ trong kỳ QHSDĐ của Huyện Nam iv

Biểu 12/KH Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất phân theo từng năm của Huyện Nam

Phụ biểu 09: Dự kiến quy hoạch đất cụng trỡnh bưu chớnh viễn thụng đến năm 2020 v Phụ biểu 10: Dự kiến quy hoạch đất cụng trỡnh năng lượng đến năm 2020 v

Phụ biểu 12: Dự kiến quy hoạch đất bải thải, xử lý chất thải v Phụ biểu 13: Dự kiến quy hoạch đất tụn giỏo và nghĩa trang nghĩa địa v

Trang 6

Phụ biểu 14 Dự kiến quy hoạch đất khu cụng nghiệp đến năm 2020 v Phụ biểu 15: Dự kiến quy hoạch đất cơ sở sản xuất kinh doanh đến năm 2020 v Phụ biểu 16: Dự kiến quy hoạch đất cho hoạt động khoỏng sản đến năm 2020 v Phụ biểu 17: Dự kiến quy hoạch đất sản xuất vật liệu xõy dựng gốm sứ đến năm 2020 v Phụ biểu 18: Dự kiến chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nụng nghiệp trong kỳ quy hoạch v

I Đặt vấn đề 1

VÀ TèNH HèNH QUẢN Lí SỬ DỤNG ĐẤT, HIỆN TRẠNG MễI TRƯỜNG CỦA HUYỆN

DANH MỤC CÁC BIỂU QUY HOẠCH

Biểu 01/QH Tổng hợp nhu cầu tăng, giảm diện tích SDĐ trong kỳ QHSDĐ của Huyện Nam

Đàn - Tỉnh Nghệ An Biểu 02/QH Tổng hợp nhu cầu SDĐ trong kỳ QHSDĐ của Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An Biểu 08/QH Diện tích đất cần thu hồi trong kỳ quy hoạch sử dụng đất của Huyện Nam Đàn

Tỉnh Nghệ An Biểu 09/QH Diện tích đất cha sử dụng đa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch của Huyện Nam

Đàn - Tỉnh Nghệ An Biểu 11/QH Diện tích, cơ cấu sử dụng đất trớc và sau quy hoạch củaHuyện Nam Đàn - Tỉnh

Nghệ An Biểu 12/QH Phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch củaHuyện Nam Đàn - Tỉnh

Nghệ An Biểu 13/QH diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch của Huyện Nam Đàn

Tỉnh Nghệ An Biểu 14/QH Phân kỳ diện tích đất thu hồi trong kỳ quy hoạch của Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ

An Biểu 15/QH Phân kỳ diện tích đất CSD đa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch của Huyện Nam

Đàn - Tỉnh Nghệ An Biểu 10/KH Chỉ tiêu sử dụng đất từng năm kế hoạch của Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An Biểu 11/KH Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm của Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An

Trang 7

Biểu 12/KH Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất phân theo từng năm của Huyện Nam Đàn

Tỉnh Nghệ An Biểu 13/KH Kế hoạch thu hồi đất phân theo từng năm của Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An Biểu 14/KH Kế hoạch đa đất CSD vào sử dụng phân theo từng năm của Huyện Nam Đàn - Tỉnh

Nghệ An

DANH MỤC CÁC PHỤ BIỂU

Phụ biểu 01: Quy hoạch đất ở huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Phụ biểu 02: Quy hoạch đất giao thụng đến năm 2020 huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An

Phụ biểu 03: Dự kiến quy hoạch đất trụ sở cơ quan, cụng trỡnh sự nghiệp đến năm 2020

Phụ biểu 04: Dự kiến quy hoạch đất thể dục thể thao đến năm 2020

Phụ biểu 05: Dự kiến quy hoạch đất quốc phũng, an ninh đến năm 2020

Phụ biểu 06: Dự kiến quy hoạch đất giỏo dục đào tạo đến năm 2020

Phụ biểu 07: Dự kiến quy hoạch đất di tớch, danh thắng đến năm 2020

Phụ biểu 08: Dự kiến quy hoạch đất y tế đến năm 2020

Phụ biểu 09: Dự kiến quy hoạch đất cụng trỡnh bưu chớnh viễn thụng đến năm 2020

Phụ biểu 10: Dự kiến quy hoạch đất cụng trỡnh năng lượng đến năm 2020

Phụ biểu 11: Dự kiến quy hoạch đất chợ đến năm 2020

Phụ biểu 12: Dự kiến quy hoạch đất bải thải, xử lý chất thải

Phụ biểu 13: Dự kiến quy hoạch đất tụn giỏo và nghĩa trang nghĩa địa

Phụ biểu 14 Dự kiến quy hoạch đất khu cụng nghiệp đến năm 2020

Phụ biểu 15: Dự kiến quy hoạch đất cơ sở sản xuất kinh doanh đến năm 2020

Phụ biểu 16: Dự kiến quy hoạch đất cho hoạt động khoỏng sản đến năm 2020

Phụ biểu 17: Dự kiến quy hoạch đất sản xuất vật liệu xõy dựng gốm sứ đến năm 2020

Phụ biểu 18: Dự kiến chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nụng nghiệp trong kỳ quy hoạch

Trang 8

Phần 1

MỞ ĐẦU

I Đặt vấn đề

Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, công tác quản lý

và tổ chức sử dụng đất đai đang được củng cố và hoàn thiện, nhằm tăng cường khai thác sử dụng đất lồng ghép với yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu theo hướng hiệu quả và bền vững

Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các cơ sở

hạ tầng kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện là thực hiện một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai (theo luật đất đai năm 2003) Muốn có Quy hoạch

sử dụng đất bền vững phải đề xuất được phương án sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả cao và bền vững về mặt kinh tế, xã hội, môi trường Có nghĩa là, trong vùng quy hoạch sử dụng đất phải đạt được những tiêu chí sau: Sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ tài nguyên đất Ngoài ra, còn phải đáp ứng được những yếu tố: Ổn định đời sống dân sinh, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do quá trình đô thị hóa, nâng cao học vấn, bảo vệ tính đa dạng văn hóa bản địa, bình đẳng giới, phát triển các ngành, nhưng không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường

Tóm lại, trong quy hoạch sử dụng đất đai cần phải phòng ngừa những tác động xấu do thiên tai gây ra Cần phải có các giải pháp hợp lý để giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên

Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 1996 - 2005 Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, huyện Nam Đàn phải tiến hành xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội

Mặt khác, trên địa bàn huyện Nam Đàn có nhiều di tích lịch sử văn hoá quan trọng của tỉnh cũng như của cả nước: Khu Di tích Kim Liên - quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, khu mộ Vua Mai Hắc Đế ở xã Vân Diên; nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở thị trấn Nam Đàn, mộ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ở xã Nam Kim; thành Lục Niên trên dãy núi Thiên Nhẫn Sông Lam chảy qua địa bàn huyện dài 16 Km, là cuối nguồn của hệ thống Sông Cả nên hàng năm thường gây ra lũ lụt, sạt lỡ đất cho các xã ven sông gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân

Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đồng thời bảo vệ tài nguyên và môi trường trong khai thác sử dụng đất trước mắt cũng như lâu dài, huyện Nam Đàn cần phải có một phương án Quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh

Với lý do trên, Ban quản lý Chương trình SEMLA tỉnh Nghệ An đã lựa chọn huyện Nam Đàn để thực hiện mô hình thí điểm quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất giai

Trang 9

đoạn 2008 - 2010 của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Kết quả của dự ỏn sẽ được rỳt kinh nghiệm để ỏp dụng cho cỏc địa phương khỏc.

II Căn cứ xõy dựng dự ỏn

1 Căn cứ phỏp lý:

- Luật đất đai năm 2003 ;

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 24/10/2004 của Chớnh phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003;

- Thụng tư số 30/2004/TT-BTNMT, ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Bộ Tài nguyờn – Mụi trường;

- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT, ngày 30/6/2005 của Bộ trưởng bộ Tài nguyờn & Mụi trường về ban hành quy trỡnh lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất;

- Thực hiện Luật Bảo vệ Mụi trường đó được Quốc Hội khoỏ XI thụng qua kỳ họp thứ 8 ngày 29 thỏng 11 năm 2005 và cú hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006;

- Căn cứ cỏc điều khoản của Luật Mụi trường: Điều 28, 29, 32, 36, 38, 40, 41,

47, 48, 50, 51, 55, 56, 59, 63, 69, 74, 76, 79, 80, 86, 95, 96 về cỏc nội dung của Quy hoạch mụi trường;

- Kết quả kiểm kờ đất đai của huyện Nam Đàn năm 2005 theo Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chớnh phủ và Thụng tư số 30/2004/TT-BTNMT của bộ Tài nguyờn và Mụi trường

2 Căn cứ khỏc:

- Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngàỳ 28/12/2007 của Thủ tớng của Chính Phủ

về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020

- Quy hoạch phỏt triển kinh tế – xó hội tỉnh Nghệ An đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Bỏo cỏo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch

sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2005-2010) tỉnh Nghệ An;

- Quy hoạch tổng thể phỏt triển du lịch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2006 - 2020;

- Điều chỉnh bổ sung quy hoạch phỏt triển cụng nghiệp Nghệ An giai đoạn

2001 - 2015;

- Quy hoạch hệ thống giao thụng Nghệ An đến năm 2020;

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện của Huyện Ủy Nam Đàn khúa XXIII, nhiệm kỳ 2005-2010;

- Kế hoạch phỏt triển kinh tế - xó hội của UBND huyện Nam Đàn giai đoạn

Trang 10

- Tài liệu về khí tượng thủy văn tại Trạm Vinh - Nghệ An 1995 - 2007

III Mục đích ý nghĩa

Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu đến năm 2020 của huyện Nam Đàn sẽ đạt được các mục đích và ý nghĩa sau:

- Kiểm tra và đánh giá toàn bộ quỹ đất hiện có và hiệu quả sử dụng đất;

- Đề xuất việc khoanh định, phân bố đất đai phục vụ yêu cầu phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội trong thời gian tới, đảm bảo hài hoà giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh;

- Cung cấp tầm nhìn tổng quan, tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành Trung ương và địa phương trong quá trình quản lý, điều hành để phù hợp với kế hoạch đề ra;

- Cung cấp những thông tin về hiện trạng, tiềm năng và định hướng sử dụng đất gắn với các yếu tố môi trường cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm tạo điều kiện ban đầu trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư;

- Kết quả dự án nhằm đóng góp những căn cứ quan trọng vào việc hình thành các chương trình phát triển và hệ thống các dự án đầu tư trọng điểm, xác định mục tiêu, yêu cầu cho một kế hoạch ngắn hạn đảm bảo cho mục đích lâu dài;

- Thông qua kế hoạch sử dụng đất đai để nắm chắc quỹ đất đai và xây dựng chính sách quản lý, sử dụng đất đai đồng bộ gắn với môi trường, cảnh báo biến đổi khí hậu thủy văn nhằm phát triển kinh tế, xã hội vững chắc - hiệu quả và bền vững

IV Sản phẩm của dự án

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp của dự án “Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất 2008 – 2010 (các bảng số liệu về đất đai, môi trường năm 2007 và quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường đến năm 2020 kèm theo)”;

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Nam Đàn, năm 2007, tỷ lệ 1:25000;

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất lồng kép yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu huyện Nam Đàn, giai đoạn 2008 – 2020, tỷ lệ 1:25000;

- Bản đồ chuyện đề: Bản đồ đất, giao thông, thủy lợi, nông lâm nghiệp, công nghiệp và môi trường, tỷ lệ 1:25000

Trang 11

Xây dựng bối cảnh và mục tiêu của quy hoạch

Xây dựng dự án và kế hoạch thực hiện Xác định các chỉ tiêu KTXH tác động đến môi trường và QHSDĐ Xác định mục tiêu của QHSDĐ lồng ghép yếu tố môi trường.

Xác định các chỉ số cơ bản để đánh giá phương án quy hoạch

Điều tra thu thập dữ liệu nền cần thiết, phân tích xu thế

Thu thập tài liệu đặc điểm điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển KTXH Thu thập số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất

Thu Thập số liệu về thực trạng môi trường xu thế biến đổi khí hậu

của huyện, tỉnh

Xác định những lợi thế và tiềm năng của

vùng

Định hướng phát triển KTXH và nhu cầu sử dụng đất các lĩnh vực

Đánh giá xu thế biến đổi khí hậu và môi trường

Đánh giá tiềm năng sử dụng đất

Phác thảo phương án QH sử dụng đất

Các ban ngành của huyện

Lựa chọn phương án, chi tiết hóa phương án lựa chọn, xây dựng kế hoạch sử dụng đất đầu

kỳ

Đoàn tư vấn

Lấy ý kiến cộng đồng thông qua tiếp xúc cử tri

Lấy ý kiến từ cuộc hội

thảo các ban ngành huyện

Trang 12

Phần 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

CỦA HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

I Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Nam Đàn là huyện nằm cạnh kề thành phố Vinh, có tổng diện tích đất tự nhiên

là 29399,38 ha Và nằm trong tọa độ từ 18030’ đến 18047’ vĩ độ Bắc, từ 105025’ đến

105031’ kinh độ Đông Ranh giới hành chính của huyện:

- Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc và Đô Lương

- Phía Nam giáp huyện Hương Sơn và Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh

- Phía Tây giáp huyện Thanh Chương

- Phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên

Huyện Nam Đàn có các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng đi qua (QL

46, QL 15A, TL 539, TL 540), là quê hương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại Đây

là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, tiếp thu khoa học công nghệ, văn hóa để phát triển kinh tế xã hội trong tương lai

1.1.2 Địa hình

Nam Đàn nằm giữa hai dãy núi Đại Huệ ở phía Bắc và dãy núi Thiên Nhẫn ở phía Tây tạo ra thung lũng, đồng bằng hình tam giác, có sông Lam chảy dọc theo hướng Bắc Nam, chia huyện thành 2 vùng, đó là tả ngạn và hữu ngạn sông Lam Địa hình của huyện Nam Đàn có 2 loại chính: đồng bằng và đồi núi

- Địa hình đồng bằng: có độ dốc < 80, độ cao trung bình khoảng 10 - 20 m so với mực nước biển và được phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Lam, sông Đào Phần lớn diện tích đất ở đây được khai thác để sản xuất nông nghiệp Cây trồng chính là cây lúa nước, các loại cây lương thực, cây trồng hàng năm, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản

- Địa hình đồi núi:

Bảng 1: Bảng số liệu phân cấp độ dốc huyện Nam Đàn

+ Địa hình đồi núi thấp, có độ chia cắt trung bình, lượn sóng, độ dốc trung bình khoảng 8 – 150, hướng dốc không ổn định Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 120 – 150 m, đất đai ở vùng này được trồng chủ yếu các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày

+ Địa hình đồi núi cao: gồm khu vực sườn phía Nam dãy núi Đại Huệ và khu vực sườn phía Đông bắc dãy núi Thiên Nhẫn Địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc

>250, đất đai ở đây chủ yếu trồng rừng

Trang 13

1.1.3 Khí hậu

a) Nhiệt độ:

Nam Đàn nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp, vừa mang đặc tính mùa đông lạnh của khí hậu miền Bắc, vừa mang đặc tính nắng nóng của khí hậu miền Nam, được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ bình quân 23,90C, mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Nhiệt độ bình quân 19,90C, tháng

7 nhiệt độ có thể lên tới 400C Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1637 giờ

b) Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình năm 1944,3 mm, phân bố không đồng đều, mưa từ trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10 gây úng ngập cục bộ ở các xã vùng thấp Từ tháng 1 đến tháng 4 lượng mưa chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, gây khô hạn cho các khu đất chân cao

1.2 Các nguồn tài nguyên

1.2.1 Tài nguyên đất

Kết quả phân loại đất theo FAO-UNESCO của viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (năm 2005), cho thấy: đất đai của huyện Nam Đàn được chia thành 5 nhóm với 10 đơn vị đất như sau:

a) Nhóm đất phù sa (FL):

Nhóm đất phù sa phân bố ở các xã phía Nam của huyện và được hình thành do

sự bồi đắp phù sa sông Lam, có phản ứng trung tính đến ít chua, thuận lợi cho canh tác lúa nước Nhóm đất phù sa có diện tích 3396,0 ha chiếm 22,81% tổng diện tích đất được điều tra Nhóm đất này chỉ có một đơn vị đất, đó là đất phù sa trung tính ít chua

Đất có thành phần cơ giới tùy thuộc địa hình Ở chân đất cao thường có thành phần cơ giới nhẹ (cát, cát pha thịt) Ở chân đất trũng thường có thành phần cơ giới nặng (thịt, thịt pha sét) Đất có phản ứng từ ít chua đến trung tính (pHH2O dao động từ 5,6 đến 7,5), độ bão hòa bazơ lớn hơn 50% Hàm lượng OC% trong đất từ 0,4 -

Trang 14

1,2%, N <1%, P2O5% từ 0,04 - 0,10% K2O% < 1%, K2O dễ tiêu < 10 mg/100 g đất CEC < 8 lđl/100 g đất.

b) Nhóm đất glây (GL):

Nhóm đất glây có diện tích 2211,0 ha, chiếm 14,85% diện tích đất điều tra Đất được hình thành ở những vùng úng, trũng, khả năng tiêu nước kém, thường ngập nước trên 6 tháng/ năm Được phân bố ở các xã trong đê, thường thâm canh 2 vụ lúa

Bảng 2: Bảng phân loại đất huyện Nam Đàn

Tên đất theo

FAO-UNESCO

Ký hiệu Tên đất Việt Nam

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1.1 Eutric Fluvisols FLe 1.1 Đất phù sa trung tính 3396,0

2.2 Eutric Gleysols GLe 2.2.Đất glây trung tính ít chua 679,4

2.3 Dystric Gleysols GLd 2.3 Đất glây chua 1531,6

3.4 Gleyic Acrisols ACg 3.4 Đất xám glây 678,5

3.5 Haplic Acrisols ACh 3.5 Đất xám điển hình 35,0

3.6 Ferralic Acrisols ACf 3.6 Đất xám feralit 2302,3

3.7 Ferric Acrisols ACfe 3.7 Đất xám kết von 497,8

4.8 Eutric Plinthosols PTe 4.8 Đất có tầng loang lổ trung tính ít chua 370,0

4.9 Dystric Plinthosols PTd 4.9 Đất có tầng loang lổ chua 803,0

5.10 Dystric Leptosols LPd 5.10 Đất tầng mỏng chua 4291,4

Ghi chú: Tổng diện tích đất được điều tra phân loại = 14.890,0 ha

- Đất glây trung tính ít chua (GLe)

Đơn vị đất này có diện tích 679,4 ha, đất có một số tính chất cơ bản như sau: Thành phần cơ giới đất dao động từ thịt pha cát đến thịt pha sét, có phản ứng trung tính ít chua (pHH2O từ 5,6 - 7,0), BS lớn hơn 60% Hàm lượng OC% từ 0,5 - 1,5%, N% < 0,12%, P2O5% từ 0,05 - 0,11%, K2O% < 1%, CEC < 8 lđl.100 g đất

% từ 0,8 - 1,1%, N% < 0,1%, P2O5% từ 0,05 - 0,10%, K2O% < 1%, CEC < 8 lđl/100g đất

Trang 15

- Đất xám điển hình (ACh)

Đơn vị đất này chỉ có 35 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Nam Nghĩa và Nam Lĩnh, được sử dụng trồng cây lâu năm hoặc cây hoa màu

Đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất có phản ứng chua (pHH2O từ 5,5 - 6,5, pHKCl

từ 4 – 5), BS < 50% Hàm lượng N, P, K tổng số và dễ tiêu của đất đều thấp, CEC <

8 lđl/100g đất

- Đất xám Feralit (ACf)

Đơn vị đất này có diện tích 2302,3 ha, phân bố chủ yếu ở các xã miền núi: Khánh Sơn, Nam Kim, Nam Thái, Nam Anh,…Đất thường được sử dụng trồng cây lâu năm hoặc trồng rừng

Đất được hình thành trên đá granit hoặc riolit nên có thành phần cơ giới nhẹ

và tầng đất mỏng Thành phần cơ giới nhẹ (cát pha), trong đất lẫn nhiều sỏi, sạn thạch anh, đất có phản ứng chua (pHH2O từ 4,5 - 6,0, pHKCl <5,0), BS nhỏ hơn 30%, OC% từ 1,0 - 1,8%, N% từ 0,10 - 0,15%, P2O5% từ 0,06 - 0,10%, rất nghèo P2O5

dễ tiêu (< 3 mg/100g đất) K2O% < 1%, CEC < 10 lđl/100g đất

- Đất xám kết von (ACfe)

Đơn vị đất này có diện tích 497,8 ha, được phân bố ở các xã Nam Nghĩa, Nam Thanh Đất có địa hình lượn sóng, thoát nước tốt, thường được trồng một vụ lúa hoặc cây trồng cạn

Đất có thành phần cơ giới thịt pha cát, đất chua (pHH2O từ 5 - 6, pHKCl từ 4 – 5),

BS nhỏ hơn 50%, OC% < 0,8%, N% < 0,1%, P2O5% và K2O% đều nghèo, dung tích hấp thụ của đất rất thấp, CEC < 5 lđl/100g đất

d) Nhóm đất có tầng loang lổ (PT):

Nhóm đất này có diện tích 1478,0 ha, chiếm 9,93% tổng diện tích đất được điều tra Đất được hình thành trên trầm tích phù sa bị thoái hóa do ảnh hưởng của điều kiện khô hạn lâu dài dẫn đến sự tích tụ nhiều oxit Fe trong đất, đất có tầng loang

lổ đỏ vàng

- Đất có tầng loang lổ trung tính ít chua (PTe)

Đơn vị đất này có diện tích 370,0 ha, được phân bố chủ yếu ở các xã Nam Thanh, Vân Diên,loại đất này được thâm canh chủ yếu là lúa màu Đất có thành phần

cơ giới thịt pha cát, đất ít chua (pHH2O từ 5,5 - 6,5), BS chiếm khoảng 50%, OC% < 1%,

P2O5% từ 0,05 - 0,12%, K2O% <1% CEC < 6 lđl/100g đất

- Đất có tầng loang lổ chua (PTd)

Đơn vị đất này có diện tích 803,0 ha, được phân bố ở các xã Nam Kim, Nam Hùng, Nam Thái, Nam Nghĩa Đất có thành phần cơ giới thịt pha cát, có phản ứng chua (pHH2O từ 4,5 - 6,0, pHKCl < 4,5), BS < 40%, OC% < 1% P2O5% từ 0,05 - 0,10%; K2O%

< 1%, CEC từ 5 - 10 lđl/100g đất Cây trồng chủ yếu là lúa và hoa màu

e) Nhóm đất tầng mỏng (LP):

Nhóm đất tầng mỏng có diện tích 4291,4 ha, được phân bố chủ yếu ở địa hình đồi, núi có độ dốc từ 150 đến 25o hoặc > 25o Đất có nhiều đá lộ đầu và bị xói mòn nghiêm trọng Thực vật chủ yếu là cây rừng (thông, bạch đàn) Nhóm đất này chỉ có một đơn vị đất, đó là đất tầng mỏng chua (LPd)

Trang 16

Do đất có độ dốc lớn, bị xói mòn mạnh, nhiều nơi trơ đá gốc ra ngoài nên độ dày tầng đất rất mỏng, thường không vượt quá 30cm Dưới độ sâu 30cm có nhiều đá cứng Thành phần cơ giới nhẹ lẫn nhiều sỏi thô (15 - 30%), đất chua (pHH2O từ 4,5 - 5,5, pHKCl < 4,5), BS rất thấp, nhỏ hơn 20%, OC% từ 0,4 - 1,8%, N% từ 0.09 - 0,20%, P2O5% từ 0,03

- 0,09%, K2O% < 0,6% Dung tích hấp thụ của đất thấp, CEC < 5 lđl/100g đất

1.2.2 Tài nguyên rừng

Nam Đàn hiện có khoảng 7.447,22 ha đất lâm nghiệp, chiếm 25,33% tổng diện tích tự nhiên Trong đó: đất rừng sản xuất là 3.398,20 ha; rừng phòng hộ là 3.516,92 ha; rừng đặc dụng là 532,10 ha, gồm 2 khu: khu lăng mộ thân mẫu Chủ Tịch Hồ Chí Minh và khu di tích núi Chung được nhà nước đầu tư, tôn tạo và bảo vệ với nhiều chủng loại cây rừng phong phú

1.2.3 Tài nguyên khoáng sản

Vật liệu xây dựng: Khai thác cát sỏi ở sông Lam, sản xuất vật liệu xây dựng

có ở Nam Thái; khai thác Đá granit, Riolit, phiến thạch sét ở dãy núi Đại Huệ và Thiên Nhẫn với trữ lượng rất lớn, song hiện nay chỉ mới khai thác số lượng rất nhỏ tại xã Nam Giang Ngoài ra Nam Đàn còn có mỏ sắt, mangan ở dãy núi Thiên Nhẫn,

mỏ QuắcZit ở Nam Anh (Đại Huệ), tuy nhiên trữ lượng không lớn

1.2.4 Tài nguyên sinh vật

Nam Đàn có nguồn tài nguyên sinh vật rất phong phú, ngoài các loại cây trồng truyền thống, như: Lúa, ngô, khoai, sắn, đậu đỗ, các loại cây ăn quả: Hồng, chanh, nhãn, vải, xoài, chuối, cam, quýt Đặc biệt ở huyện Nam Đàn có diện tích đất lâm nghiệp 7447,22 ha với nhiều cây rừng có nguồn gen quý, như: Thông, trám, keo,

1.2.5 Tài nguyên nhân văn và cảnh quan môi trường

Nam Đàn có cảnh quan môi trường rất đẹp, nên thơ Đặc biệt trên địa bàn huyện

có khu du di tích Kim Liên thuộc xã Kim Liên, quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh và 6

di tích lịch sử được Bộ Văn hoá công nhận, đó là: Nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở thị trấn Nam Đàn, Mộ và Đền thờ Mai Hắc Đế ở thị trấn và xã Vân Diên, Đền thờ Nhạn Pháp ở xã Hồng Long, Đình Hoàng Sơn ở xã Khánh Sơn, Đình Trung Cần, Mộ Tồng Tất Thắng ở xã Nam Trung, Mộ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ở Nam Kim, Thành Lục Niên trên dãy núi Thiên Nhẫn tạo nên một quần thể du lịch rất có giá trị Do vậy Nam Đàn được coi là trọng điểm du lịch đứng thứ hai của tỉnh Nghệ An

Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, nhân dân Nam Đàn luôn luôn phát huy truyền thống cách mạng cha ông, góp người, góp của vào chiến thắng chung của dân tộc

Người dân Nam Đàn cần cù chịu khó, đức độ, sáng tạo với bản chất vốn có, giàu truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, có chính sách thu hút nhân tài dưới

sự lãnh đạo của Huyện Ủy, UBND chắc chắn sẽ xây dựng quê hương Nam Đàn ngày càng giàu đẹp

II Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Nam Đàn

2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nền kinh

tế Nam Đàn có những bước chuyển biến rõ rệt Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,50%/năm vào năm 2005 và đạt 12,70%/năm vào năm 2007 Tổng giá trị sản

Trang 17

phẩm năm 2007 đạt 1203,9 tỷ đồng, tăng gấp 2,42 lần so với năm 2000 Tỷ trọng giữa các ngành kinh tế có sự chuyển dịch: tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm (từ 62,1% năm 2005 xuống 55,1% năm 2007), tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng (từ 21,03% năm 2005 lên 24,5% năm 2007), tỷ trọng ngành DV - TM tăng (từ 16,87% năm 2005 lên 20,40% năm 2007).

Tuy ngành nông nghiệp giảm về tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế nhưng giá trị sản xuất tăng đều qua các năm: năm 2007 đạt 663,35 tỷ đồng (tăng gấp 1,99 lần so với năm 2000)

Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm trong cơ cấu kinh tế, tuy nhiên giá trị sản xuất nông nghiệp tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2000 giá trị của sản xuất nông nghiệp đạt 333,12 tỷ đồng đến năm 2007 đạt 663,35 tỷ tăng 330,23 tỷ đồng

Thu nhập bình quân/người/năm từ 1,86 triệu đồng (năm 1995) tăng lên 7,50 triệu đồng (năm 2007)

Bảng 3: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Đàn 1995 - 2007

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Nam Đàn năm 2007

Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2007 đạt 80.683 tấn, tăng gấp 1,10 lần năm 2000 và tăng gấp 1,18 lần so với năm 1995 Bình quân lượng thực/người/năm cũng được cải thiện đáng kể, năm 1995 là 280 kg/người/năm; năm 2007 là 504 kg/người/năm

Tuy cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm

tỷ trọng lớn Hiện nay, ngành nông nghiệp vẫn là ngành quyết định sự phát triển kinh

tế của huyện Để kinh tế của huyện đi lên một mặt cần chuyển dịch mạnh mẽ sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, mặt khác cần tập trung vào phát triển sản xuất nông

Trang 18

nghiệp bằng các biện pháp tăng vụ trên một đơn vị diện tích, dồn điền đổi thửa tạo ra các vùng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra sản phẩm mang tính hàng hoá.

Trong những năm qua nền kinh tế Nam Đàn đã có những bước phát triển tương đối toàn diện Sản xuất phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đời sống nhân dân

và cơ sở hạ tầng nông thôn đang từng bước được cải thiện

Nhìn chung nền kinh tế hiện nay vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, các tiềm năng, nguồn lực và những lợi thế chưa được khai thác đúng mức

Năm 2007, sản xuất đạt hiệu quả kinh tế 35 triệu đồng/ha trở lên có 7552 ha, tăng hơn so với năm 2005 là 3685 ha, chiếm 74,9% diện tích đất sản xuất nông nghiệp Trong đó, giá trị đạt trên 50 triệu/ha có là 1699,4 ha, chiếm 16,8 % diện tích đất canh tác hàng năm, điển hình như ở các xã: Nam Xuân, Nam Anh, Xuân Hoà

Cơ cấu cây trồng có sự chuyển đổi hợp lý, diện tích đất trồng các cây rau màu

có giá trị kinh tế cao như: hoa lý, mướp đắng, cà tím, dưa chuột…có xu hướng tăng

Năng suất lúa xuân năm 2005, đạt 64,34 tạ/ha; năm 2007, đạt 58,10 tạ/ha Năng suất lúa hè thu tăng từ 41,60 tạ/ha năm 2005 lên 45,50 tạ/ha năm 2007 Năng suất lúa mùa tăng từ 25 tạ/ha năm 2005 đến 28 tạ/ha vào năm 2007

Diện tích trồng Ngô đông năm 2007 là 3439,0 ha, năng suất đạt 31,23 tạ/ha cho tổng sản lượng là 10739 tấn, ngoài ra còn thâm canh ngô xuân với diện tích là 1211,0 ha, cho tổng sản lượng là 5726 tấn, ngô hè thu có diện tích gieo trồng là 110,0 ha, đạt 150 tấn Như vậy ngoài cây lúa là cây lương thực chính của huyện Nam Đàn, cây ngô trên đồng đất Nam Đàn cũng đóng vai trò rất quan trọng, cho tổng sản lượng ngô năm 2007 đạt 16.615 tấn

Diện tích trồng rau xanh ở Nam Đàn liên tục tăng, năm 2004 có 1955,0 ha, thì năm 2007 tăng lên là 3253,9 ha, tăng gấp 1,66 lần Sản lượng rau xanh, năm 2007 đạt 34474,20 tấn, tăng gấp 2,82 lần so với năm 2004

+ Ngành chăn nuôi:

Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2007 tổng đàn trâu bò của huyện là

43220 con, trong đó: trâu có 9904 con, bò có 33316 con; tổng đàn lợn là 61.289 con Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 5.413,3 tấn, sản lượng thịt bò hơi xuất bán là 585 tấn, sản lượng thịt trâu xuất chuồng là 198 tấn Đàn gia cầm phát triển khá mạnh, sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng là 778,69 tấn

Trang 19

Bảng 4: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng huyện Nam Đàn

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Nam Đàn năm 2007

Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản cũng không ngừng phát triển Diện tích cá – lúa, diện tích cá vụ 3 tiếp tục được mở rộng Tổng diện tích nuôi cá là 2015,6 ha (trong đó diện tích nuôi cá ao hồ là 1093,9 ha, cá – lúa là 367,9 ha, diện tích cá vụ 3 là 353,8 ha) Sản lượng cá đạt 3116,36 tấn, trong đó ao hồ là 2134,1 tấn,

cá nuôi ruộng lúa là 465,9 tấn, cá vụ 3 là 516,36 tấn Sản lượng thủy sản khai thác hàng năm: cá 202,9 tấn; tôm 34,01 tấn; thủy sản khác 410 tấn Nhiều hộ nông dân đã

áp dụng mô hình VAC vào kinh tế hộ gia đình, và mô hình kinh tế trang trại

Trang 20

Bảng 5: Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

So sánh 2007/2004

Bảng 6: Tình hình sản xuất và khai thác của ngành lâm nghiệp

A Giá trị sản xuất lâm nghiệp

-Theo số liệu thống kê được thể hiện ở bảng 5, cho thấy:

Công tác chăm sóc bảo vệ phòng chống cháy rừng được triển khai tổ chức thực hiện tốt, tiến hành ký cam kết giữa huyện với xã, xã với xóm, hoàn chỉnh việc thiết kế phân lô, chia thửa cho 100,0 ha đất lâm nghiệp, khống chế tốt được các dịch

Trang 21

sâu bệnh hại cây, năm 2007 trồng mới tập trung và rừng bổ sung được 100 ha rừng, trồng cây phân tán 365.700 cây, chăm sóc 360,0 ha rừng, khoanh nuôi bảo vệ tái sinh

2500 ha Gieo ươm được 17 vạn cây giống các loại, tu sửa 16 km đường băng cản lửa, khai thác được 203 tấn nhựa thông, 2154 m3 gỗ, 65732 STE củi, khai thác được

10100 cây tre luồng, 29 tấn song mây và khoảng 10 tấn măng

2.2.2 Ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản

+ Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp – xây dựng của huyện Nam Đàn đã

có những chuyển biến mang tính đột phá Những sản phẩm có tiềm năng, lợi thế được phát huy và phát triển khá, như: khai thác cát sạn đá đạt 5.716 triệu đồng, chế biến thực phẩm 14.394 triệu đồng, công nghiệp may mặc 1.284 triệu đồng, công nghiệp chế biến gỗ 21.930 triệu đồng, sản phẩm phi kim loại 17.575 triệu đồng, sản phẩm từ kim loại 6.041 triệu đồng, gỗ đồ mộc 994 triệu đồng, sản phẩm kim loại 80 triệu đồng, công nghiệp phế liệu nhựa 6.430 triệu đồng, phân phối điện 7.048 triệu đồng… Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, chế biến lâm sản đang được huyện chú trọng phát triển, tuy nhiên vẫn sản xuất quy mô nhỏ (đội sản xuất hoặc hộ gia đình)

Bảng 7: Một số chỉ tiêu sản xuất của ngành công nghiệp huyện Nam Đàn

ĐVT: triệu đồng

1 Công nghiệp khai thác cát sạn, đá 7523 8112 10287 5716

- SP từ khoáng phi kim loại 4590 8607 16391 17575

+ Ngành xây dựng cơ bản:

Thực hiện Nghị quyết của Huyện Ủy Nam Đàn, đó là nhà nước và nhân dân cùng xây dựng cơ sở hạ tầng, tiếp tục phát huy nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ từ bên

Trang 22

ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong những năm vừa qua cơ sở hạ tầng của huyện Nam Đàn đã được cải thiện đáng kể.

Hiện nay, trên địa bàn huyện đang được tiến hành một số dự án như: dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử văn hoá Kim Liên, dự án đường giao thông ven sông Lam, dự án xây dựng nhà máy bia Sài Gòn tại núi Mượu thuộc xã Nam Giang, xây dựng bến xe tại xã Vân Diên…

Các nguồn vốn đầu tư xây dựng có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, được tập trung cho phát triển giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, du lịch

2.2.3 Ngành thương mại - dịch vụ

Trên địa bàn huyện mạng lưới thương mại dịch vụ phát triển tương đối nhanh, hiện nay trên địa bàn đã xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh khác nhau với nhiều thành phần kinh tế tham gia, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Theo thống kê đến cuối năm 2005, toàn huyện có 31 doanh nghiệp; 2777

hộ kinh doanh cá thể với 3330 lao động (so với năm 2000 tăng 1490 hộ và 1830 lao động), các hộ kinh doanh cá thể chủ yếu là kinh doanh bán lẻ, đa số doanh nghiệp và

hộ kinh doanh đều chấp hành tốt các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại, đảm bảo an ninh trật tự và các yêu cầu của nghề kinh doanh

Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với lực lượng chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể ngày càng khẳng định được vị trí vai trò của mình trên thị trường Hệ thống chợ trên địa bàn huyện ngày một phát triển cả về số lượng lẫn quy mô Trong các chợ, ngoài các mặt hàng nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu, còn có các mặt hàng cao cấp như: Hàng công nghiệp điện tử, may mặc, mỹ phẩm Hệ thống chợ phát triển đã đáp ứng được phần nào nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân từ thị trấn đến nông thôn, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho nhân sách Nhà nước Bên cạnh đó công tác quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn huyện ngày càng được tăng cường Tính đến trước tháng 5/2005 chỉ có một bộ phận nhỏ làm công tác quản lý thị trường thuộc phòng Tài chính - kế hoạch Nhưng kể từ tháng 5/2005 đến nay UBND huyện đã thành lập Phòng Thương mại – Du lịch để tham mưu cho UBND huyện trong công tác quản lý về Nhà nước về thương mại và dịch vụ Trong những năm qua các cơ quan chuyện môn đã tham mưu cho UBND huyện làm tốt công tác quản lý thị trường, cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, kiểm soát xử lý nạn kinh doanh hàng giả hàng kém chất lượng góp phần lành mạnh hoá thị trường thúc đẩy kinh tế phát triển Trong năm 2007 tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 245,60 tỷ đồng

2.3 Dân số, lao động và việc làm của huyện Nam Đàn

Tỷ lệ tăng dân số toàn huyện năm 2007 là 0,33%, chủ yếu là tăng dân số tự nhiên Nếu so sánh từ năm 2000 đến năm 2007, tỷ lệ tăng dân số mỗi năm giảm

Trang 23

0,06% Theo đánh giá của UBDS tỉnh Nghệ An, thì Nam Đàn là một trong những huyện làm tốt nhất công tác dân số kế hoạch hoá gia đình trong tỉnh

Bảng 8: Hiện trạng dân số, số hộ huyện Nam Đàn năm 2007

(hộ)

Mật độ dân số (người/km 2 )

Xã có mật độ dân số cao nhất là Thị Trấn với 3471,92 người/km2, tiếp theo là

ở xã Xuân Hòa là 933,62 người/km2 Mật độ dân số thấp nhất là ở xã Nam Hưng chỉ với 174,04 người/km2, tiếp sau là ở xã Nam Thái là 278,40 người/km2

Trang 24

Với 75929 lao động có việc làm hoạt động kinh tế được phân theo các ngành như sau: có 60463 lao động làm trong ngành nông - lâm - thủy sản, chiếm 80,30%; ngành công nghiệp 3056 người, chiếm 4,06%; ngành dịch vụ thương mại có 4372 người, chiếm 5,81%; xây dựng vận tải có 2902 lao động, chiếm 3,85%; lĩnh vực khác (y tế, giáo dục, …) có 4499 lao động, chiếm 5,98% Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn là 79,03%

2.4 Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

2.4.1 Thực trạng phát triển Thị trấn Nam Đàn

Thị trấn có diện tích đất tự nhiên là 196,75 ha, chiếm 0,67% tổng diện tích toàn huyện Trong đó: đất nông nghiệp là 71,64 ha (chiếm 36,41% tổng diện tích đất của thị trấn), đất phi nông nghiệp là 120,45 ha (chiếm 61,22% tổng diện tích đất của thị trấn), đất chưa sử dụng có diện tích 4,66 ha (chiếm 2,37% tổng diện tích đất tự nhiên) Dân số thị trấn có 6831 người, mật độ dân số 3471,92 người/km2, phân bố chủ yếu về phía Bắc và ven đường Quốc lộ 46

Tỷ trọng các ngành kinh tế như sau: Nông nghiệp - thủy sản: 9,75%; XD: 28,65%; Thương mại- dịch vụ: 61,60% Thu nhập bình quân đầu người đạt 10,8 triệu đồng/năm

TTCN-2.4.2 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Đất khu dân cư nông thôn có diện tích 3536,66 ha, chiếm 12,03% tổng diện tích đất của toàn huyện Ở các xã vùng đồng bằng dân cư bố trí chủ yếu theo các tuyến giao thông và khu vực có địa hình tương đối cao Đối với các xã vùng bán sơn địa dân cư bố trí chủ yếu ở các vùng đất tương đối bằng phẳng dưới chân núi và dọc theo các tuyến giao thông

Cho đến nay cơ bản các xã đều có mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ

lẻ Tuy nhiên, sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn mang tính chất của các hộ gia đình, chưa có tính tập trung, quy mô lớn tạo nên thương hiệu đặc trưng cho sản phẩm Một số cụm dân cư phát triển theo mô hình thị tứ

Những năm gần đây nhờ đầu tư thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản lượng lương thực đạt hiệu quả cao, đồng thời thu nhập của lực lượng lao động ở các tỉnh ngoài và xuất khẩu lao động đầu tư về gia đình nên đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện

2.5 Thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện Nam Đàn

2.5.1 Giao thông

* Hệ thống giao thông đường bộ:

Hệ thống giao thông phát triển tương đối toàn diện cả đường bộ lẫn đường thủy Trong đó, các tuyến đường ôtô trên địa bàn huyện là 301,4 km bao gồm:

- Đường quốc lộ, gồm 2 tuyến là:

+ Quốc lộ 46 từ TP Vinh qua huyện dài 20 km, đã rải nhựa

+ Quốc lộ 15 A từ phía Nam (xã Nam Kim) lên phía Tây Bắc huyện (xã Nam Hưng) dài 36,6 km, đang tiến hành rải nhựa

- Đường tỉnh lộ, gồm 2 tuyến:

Tỉnh lộ 539 và 540 qua các xã Kim Liên và Nam Giang dài 8,7 km đã rải nhựa (đường về quê Bác Hồ)

Trang 25

- Các tuyến đường huyện tổng chiều dài 123 km đã được nâng cấp, rải nhựa.

- Đường giao thông nông thôn 1107 km (đường liên xã, đường làng, đường ra đồng), hầu hết các tuyến đường đều được rải nhựa, bê tổng hoặc đá cấp phối đáp ứng khá tốt nhu cầu đi lại của nhân dân

Hệ thống giao thông đường bộ huyện khá phát triển bao gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường nội thị và đường xã Bình quân có 9 tuyến đường/ 1km2, tỷ

lệ này tương đối phù hợp, đảm bảo cho các hoạt động giao thông trong khu dân cư

* Giao thông đường thuỷ:

Trên địa bàn huyện có 30 km đường sông vận chuyển hàng hoá từ trung tâm huyện đi Bến Thuỷ và ngược lại Có một cảng sông tại địa phận Thị trấn và 7 Bến đò ngang, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng (cát, sạn…)

Các tuyến kênh tưới chính là: Kênh từ Rú Gành đi Hồng Long với chiều dài 6

km đã được bê tổng hóa Các tuyến kênh mương nội đồng xã kim Liên cũng đã được cứng hóa, ngoài ra còn hệ thống mương máng dẫn nước từ kênh chính vào các cánh đồng Hệ thống này chưa được bê thông hóa (mương đất)

- Công trình tiêu:

Huyện Nam Đàn có kênh tiêu chính là kênh: Thiên Nhẫn, Bàu Láng, Bàu Nón, Lam Trà – sông Đào, Bàu Trường, Bàu Quan với tổng chiều dài 25,6 km và một số kênh rạch khác, những kênh này phục vụ tiêu cho khoảng 2000 ha ở các chân ruộng trũng úng vào mùa mưa bão Tuy nhiên tốc độ tiêu úng còn chậm, nhất là vùng Năm Nam

- Hệ thống đê, kè phòng lũ

Hiện nay hệ thống đê kè phòng lũ của huyện nhiều tuyến đã được xây dựng, nhiều đoạn đang được nâng cấp, tu sửa để đáp ứng được yêu cầu phòng chống bão lụt hàng năm Trên địa bàn huyện Nam Đàn có 35,4 km đê, gồm:

- Đê 42 (cấp II) dài 12 km, rộng 4m

- Đê bao năm Nam (cấp IV) dài gần 10 km, rộng 3m

- Đê Nam Thượng dài 2 km, rộng 2m

- Đê Nam Thái (cấp IV) dài 2,6 km, rộng 2m

Hệ thống đê trên địa bàn của huyện còn nhiều đoạn cần phải tu sửa, kiên cố để phòng chống sạt lở vào mùa mưa bão

2.6 Giáo dục - Đào tạo

Trong những năm qua nhờ thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục nên ngành giáo dục huyện đã thu được nhiều kết quả khá : 100% các xã có Hội khuyến học, thành lập được 23 Trung tâm học tập cộng đồng Tỷ lệ các cháu trong độ tuổi vào nhà trẻ là 37,7%, số cháu vào mẫu giáo là 86%, số cháu 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 99%, học sinh tiểu học 99%, học sinh trung học cơ sở 98%, 24/24 xã có trường mầm non và tiểu học,

Trang 26

21/24 xã có trường trung học cơ sở và toàn huyện có 5 trường trung học phổ thông

và 1 trung tâm GDTX

Chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học 99,9%; trung học cơ sở 99,4%; trung học phổ thông 98,6% Có 25 trường đạt chuẩn quốc gia

* Hiện nay trên địa bàn huyện có 27 trường mầm non với 353 lớp, 6718 học sinh Bình quân có 21,96 m2/ học sinh Tổng số giáo viên mầm non và cô nuôi dạy trẻ là 502 giáo viên

* Số trường tiểu học là 29 trường (có 1 trường chung với PTCS) Số trường đạt chuẩn quốc gia là 20 trường Với tổng số lớp đạt 424 lớp, 10667 học sinh và 722 giáo viên Với số phòng học là 303 phòng Có 115 phòng học kiên cố và 188 phòng học cấp 4 Bình quân có 29,7 m2 / học sinh

* Số trường THCS có 20 trường Số trường đạt chuẩn quốc gia là 2 trường.Tổng số lớp đạt 308 lớp, 10987 học sinh và 838 giáo viên Có số phòng học là

286 phòng, Với 142 phòng học kiên cố và 144 phòng học cấp 4, bình quân có 22,22 m2

có 10 bác sỹ chuyện khoa; có 40 y sỹ, 132 y tá nữ hộ sinh, 1 dược sỹ chuyện khoa cấp 1-2, 18 dược sỹ trung học, 1 dược tá

Trong năm 2007, tại bệnh viện tuyến huyện đã khám chữa bệnh cho 18100 lượt bệnh nhân, điều trị cho 12600 lượt bệnh nhân, cấp cứu cho gần 1000 ca và phẫu thuật cho 896 lượt bệnh nhân, tỷ lệ sử dụng giường bệnh đạt 110%, ngày điều trị trung bình là 6,7 ngày Tại các trạm y tế xã, thị trấn đã tiến hành khám cho 115200 lượt người, điều trị cho 11804 lượt bệnh nhân

Dịch vụ y tế được mở rộng và phát triển đa dạng, có chất lượng, tỷ lệ người dân được chăm sóc y tế ngày càng tăng, bệnh viện huyện bước đầu đã phát huy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong chuẩn đoán, điều trị bệnh Công tác phòng, chống dịch bệnh được thực hiện tích cực và chủ động, nên nhiều năm liền không có dịch bệnh lớn xảy ra

Trang 27

huyện cũng tổ chức các phong trào thể thao như giải bóng đá thanh niên và học sinh huyện, phong trào hội khỏe phù đổng hàng năm cũng được tổ chức Bên cạnh đó tại các

xã hàng năm cũng tổ chức các phong trào thể thao như đá bóng thiếu niên - nhi đồng

Cùng với những di tích đó là các lễ hội được tổ chức hàng năm Đáng chú ý nhất là lễ hội làng Sen vào dịp 19/05 kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với đó là liên hoan tiếng hát làng Sen Những hoạt động này diễn ra hàng năm và thu hút được đông đảo sự quan tâm chú ý của nhân dân trên địa bàn huyện, cũng như của

cả nước Bên cạnh đó thì lễ hội vua Mai Hắc Đế được tổ chức vào dịp tết cũng tạo được sự quan tâm của nhân dân

2.10 Đất chợ

Hiện nay trên địa bàn huyện có 17 chợ, với 5 chợ trung tâm, trong đó có nhiều chợ đã xuống cấp hay quy mô không đủ đáp ứng nhu cầu về trao đổi mua bán hàng hoá tại chỗ của người dân như: Chợ Hồng ở xã Hồng Long, chợ Cồn Bụt ở xã Hùng Tiến Bên cạnh đó có nhiều xã vẫn chưa có chợ gây khó khăn trong nhu cầu về trao đổi hàng hoá tại chỗ của người dân Vì vậy trong thời gian tới huyện cần có kế hoạch để xây mới

và mở rộng một số chợ để đáp ứng đựơc nhu cầu tại chổ của người dân trên địa bàn các

- Tổng số 75 trạm biến áp với tổng dung lượng 20.570 KVA

- Đơn vị dùng điện : 23 xã và 1 thị trấn trong huyện đều đã có điện, 100% hộ gia đình trong huyện đều có điện sinh hoạt

Mặc dù trên địa bàn huyện có nhiều trạm biến áp với dung lượng lớn nhưng hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ được nhu cầu tiêu thụ về điện năng của nhân dân, nhiều nơi trên địa bàn huyện thì trạm biến áp đã xuống cấp do thời gian sử dụng đã lâu Vì vậy, có nhiều xã ở cuối đường truyền dòng điện yếu gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân

2.12 Thực trạng phát triển an ninh chính trị và an toàn xã hội

* Tình hình an ninh chính trị: Công tác an ninh chính trị và an toàn xã hội ở

huyện Nam Đàn những năm gần đây đã có nhiều cố gắng, nhiều ổ tội phạm đã được triệt phá, cho đến nay an ninh chính trị trên địa bàn tương đối ổn định, các tệ nạn

trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút gần như ít thấy xuất hiện.

Trang 28

*Phong trào đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc huyện Nam Đàn đã lãnh đạo khối

Đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố và phát triển mạnh cả về chiều rộng

và chiều sâu để thực hiện Nghị quyết của Đảng, Nhà nước theo phương châm " Dân giàu - Nước mạnh -Xã hội công bằng - Dân chủ và Văn minh"

Động viên toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhằm phát triển kinh tế xã hội toàn diện, xây dựng nếp sống văn minh đưa Nam Đàn thành huyện vững mạnh toàn diện, xứng danh Quê hương Bác Hồ vĩ đại

III Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội của huyện Nam Đán

3.1 Thuận lợi:

- Nam Đàn có vị trí địa lý rất thuận lợi (cạnh kề TP Vinh), có hệ thống đường giao thông rất thuận tiện (2 đường QL46 và QL 15A, 2 đường TL 539 và TL540, giao thông đường thủy trên dòng sông Lam) đi qua địa phận của huyện do đó thuận tiện cho việc trao đổi hàng hoá với bên ngoài và tiếp thu, cũng như ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới để phát triển nhanh, mạnh kinh tế - xã hội;

- Nam Đàn có nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước dồi dào, tài nguyên sinh vật, tài nguyên rừng phong phú;

- Là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, nên Nam Đàn có thể phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi và phát triển những khu du lịch sinh thái tầm cỡ quốc gia, quốc tế;

- Nam Đàn còn có cảnh quan thiên nhiên khá đẹp và nhiều di tích lịch sử nổi tiếng được Nhà nước công nhận, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch trên địa bàn huyện Là quê hương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại;

- Những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế xã hội khá, an ninh chính trị và an toàn xã hội ổn định Người dân Nam Đàn có truyền thống cách mạng cần cù chịu khó, có nhiều kinh nhiệm trong lao động sản xuất để xây dựng quê hương Nam Đàn giàu đẹp

- Ngành công nghiệp chế biến chưa phát triển, công nghiệp khai thác khoáng sản còn nhỏ lẻ, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tầm cỡ để xây dựng khu công nghiệp lớn;

- Chưa phát huy đúng tiềm năng, thế mạnh của ngành du lịch và thương mại, dịch vụ;

- Đất đai nghèo dinh dưỡng, hay bị xói mòn rửa trôi bạc màu hóa;

- Điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện, nhưng chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới;

- Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, khả năng thu hút lao động ở các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế;

- Trình độ văn hoá, chuyện môn nghiệp vụ kỹ thuật của lực lượng lao động còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới;

- Tư duy kinh tế, làm giàu chưa cao Bản sắc văn hoá quê hương và nhiều ngành nghề truyền thống chưa được phát huy phát triển

Trang 29

IV Tham vấn cộng đồng

Để tham vấn cộng đồng có hiệu quả, hoạt động tham vấn cần được bắt đầu từ những bước đầu tiên của công tác lập quy hoạch sử dụng đất Đồng thời đối tựơng tham vấn bao gồm nhiều thành phần: người sử dụng đất, nhà khoa học, nhà hoạch địnhchính sách, các cơ quan tư vấn Việc thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên kinh

tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất và môi trường huyện Nam Đàn thông qua một số hoạt động sau:

- Ngày 16/7/08 Đoàn tư vấn QH làm việc với tư vấn của chương trình SEMLA quốc gia, tư vấn SEMLA tỉnh Nghệ an, UNBD huyện Nam Đàn, đại diện HĐND, Huyện uỷ về việc triển khai thực hiện xây dựng phương án QHSDĐ Tổng số đại biểu đến dự là 18 người Sau buổi làm việc đã thống nhất được kế hoạch triển khai thực hiện dự án quy hoạch

- Ngày 22/7/08 UBND huyện cùng đoàn tư vấn Tổ chức Hội nghị triển khai xây dựng dự án quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường tại huyện, đồng thời phổ biến quá trình thực hiện cũng như nội dung cần thiết cho các phòng ban trong huyện và các xã Có 65 đại biểu đến dự gồm có UBND huyện, đại diện HDND huyện, huyện uỷ, đại diện các phòng ban trong huyện, tư vấn SEM LA tỉnh, đại diện phòng Quy hoạch - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, Đoàn tư vấn, lãnh đạo 24 xã, thị trấn trong huyện và cán bộ địa chính của 24 xã, thị trấn Sau hội nghị

đã thống nhất nội dung và kế hoạch làm việc cụ thể đối với từng ban, ngành trong huyện và từng xã

- Từ ngày 23/07/2008 đến 4/8/2008 cán bộ điều tra làm việc trực tiếp với từng phòng, ban, xã để thu thập số liệu Ngoài các số liệu thứ cấp lấy trong phòng, cán bộ điều tra cùng với địa phương đi khảo sát thực tế về hiện trạng sử dụng đất và môi trường, các vị trí dự kiến chuyển mục dích sử dụng đất và tiến hành điều tra phỏng vấn đại diện và điều tra phỏng vấn nông hộ Tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn và của nhân dân đánh giá một số điểm:

+ Những tiềm năng và lợi thế của huyện

+ Những vấn đề môi trường hiện nay

+ Những khó khăn của nhân dân và những khó khăn mà huyện đang phải đối mặt

- Ngày 6/8/2008 UBND huyện cùng đoàn tư vấn Tổ chức hội nghị: “ý tưởng xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Nam đàn đến năm 2020 và chiến lược sử dụng đất đến năm 2020 và hội thảo về công tác điều tra thu thập số liệu” Có 35 đại biểu đến dự Hội nghị đã thống nhất định hướng quy hoạch tổng thể đến năm 2020 và thống nhất chiến lược sử dụng đất đến năm 2020 Thống nhất số liệu hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng môi trường

Trang 30

Phần 3

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 1995 – 2007

- Chỉ thị số 04/CT/1998-CT ngày 15/4/1998 về việc đẩy mạnh và hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp trong năm

1999 nhằm thực hiện Chỉ thị số 10/TTg

- Thực hiện chỉ thị 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, huyện đã triển khai công tác thống kê, kiểm kê đất đai năm 2000

- Thực hiện Nghị quyết 01/NQ-TU ngày 12/6/2001 của Ban chấp hành Đảng

bộ tỉnh Nghệ An về chuyển đổi sử dụng đất Nông nghiệp, đến năm 2004 đã có 24/24

xã thị trấn tiến hành chuyển đổi đất và có kết quả khả quan

1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An và sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, UBND huyện Nam Đàn cùng với các huyện giáp ranh đã tổ chức triển khai thực hiện công tác xác định địa giới hành chính đã thức hiên được những công việc sau:

- Phân định rõ ràng,chính xác địa giới hành chính của huyện trên bản đồ và trên thực địa

- Hồ sơ ranh giới đã được thành lập và được cấp có thẩm quyền công nhận

- UBND huyện đã chỉ đạo và triển khai cấp xã tiến hành lập hồ sơ địa giới hành chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

- 23 xã và 1 thị trấn đều có hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính tỷ lệ 1:5.000

1.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất đai, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

* Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính

Thực hiện Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi toàn huyện đã có 24/24 xã, thị trấn tiến hành đo đạc thành lập bản đồ giải thửa Trong năm 2000 UBND huyện và phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Đàn đã triển khai thực hiện đo đạc, thành lập bản đồ địa chính cho các xã là Hùng Tiến, xã Vân Diên, xã Nam Cường và thị trấn huyện Nam Đàn Đến năm 2007 huyện đã đo đạc địa chính cho 13 xã, thị trấn và năm 2008 đang triển khai đo đạc tại

2 xã: Nam Thái và Nam Nghĩa

Trang 31

* Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Huyện đã triển khai xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho các xã ở các năm 2000; 2005 với tỷ lệ 1:5.000 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện xây dựng vào các năm 2000; 2005 với tỷ lệ 1:25.000

* Công tác quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất

Huyện đã xây dựng và tổ chức thực hiện xong phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 1997- 2002 cho 24 xã thị trấn và công bố đưa vào quản lý

1.4 Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, giai đoạn 1995 - 2005

1.4.1 Nhóm đất nông nghiệp

Qua bảng 9 cho thấy đất nông nghiệp đạt diện tích 20245,49 ha đạt 100,04%

so với phương án đã duyệt Trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm: kết quả thực hiện đạt 10103,63 ha, đạt 99,17% so

với phương án quy hoạch

+ Đất trồng lúa: kết quả thực hiện đạt 7864,70 ha, đạt 95,44% so với phương

án quy hoạch

+ Đất trồng cây hàng năm khác: kết quả thực hiện đạt 2238,93 ha, đạt 114,98%.

- Đất trồng cây lâu năm: kết quả thực hiện đạt 1890,88 ha, đạt 78,93% so với

quy hoạch

- Đất lâm nghiệp: thực hiện đạt 7786,79 ha, chỉ đạt 108,67%.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: kết quả thực hiện đạt 463,99 ha, không theo diện

tích đã quy hoạch

1.4.2 Đất phi nông nghiệp:

Theo số liệu thống kê, năm 2005 thì diện tích đất phi nông nghiệp là 5973,29 ha, đạt 120,99% so với phương án quy hoạch, hầu hết các loại đất đều thực hiện vượt xa so với phương án quy hoạch, trừ đất ở Trong đó:

- Đất ở: kết quả thực hiện đạt 89,09% so với phương án quy hoạch.

- Đất chuyên dùng: kết quả thực hiện đạt 3151,94 ha, đạt 124,74% Các loại

đất thực hiện ở mức cao so với phương án đề ra

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: kết quả thực hiện đạt 313,68 ha, đạt 126,71% so

với quy hoạch

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: kết quả thực hiện đạt 1727,08 ha,

đạt 133,07%

1.4.3 Đất chưa sử dụng:

Năm 2005, quỹ đất chưa sử dụng của huyện Nam Đàn chỉ còn 3163,45 ha, vượt chỉ tiêu theo phương án quy hoạch là 1185,97 ha, tăng 27,3 % Đặc biệt là đất đồi núi chưa sử dụng được khai thác tốt

Bảng 9: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu SDĐ trong QHSDĐ kỳ trước của Huyện

Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An

duyệt 1995 - Kết quả thực hiện năm 2005

Diện tích ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 29522,88 29382,03 99,52

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12583,50 11994,51 95,32

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10187,94 10103,63 99,17

Trang 32

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 8240,74 7864,70 95,44 1.1.1.1.

1 - Đất chuyện trồng lúa nước LUC 7580,90 7204,86 95,041.1.1.1.

2 - Đất trồng lúa nước còn lại LUK 659,84 659,84 100,001.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 1947,20 2238,93 114,98

1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 3,40 3,40 100,00 1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 3310,50 2310,01 69,78 1.2.1.4 Đất trồng rừng sản xuất RSM 824,12 824,12 100,00

1.2.2.2 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT 2299,53 3299,53 143,49 1.2.2.4 Đất trồng rừng phòng hộ RPM 226,72 848,43 374,22

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 34,19 34,19 100,00

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 91,93 172,77 187,94 2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 28,42 28,42 100,00 2.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 63,51 144,35 227,29 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 2290,30 2778,02 121,30

2.2.4.3 Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông DNT 1,89 1,89 100,00

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 247,56 313,68 126,71 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1297,90 1727,08 133,07

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 837,72 335,79 40,08

1.4.4 Đánh giá nguyên nhân tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện quy hoạch:

Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 1995– 2005 cơ bản được thực thi, nhiều chỉ tiêu đề ra vượt kế hoạch so với được duyệt cụ thể:

- Các chỉ tiêu đất nông nghiệp hầu hết không thực hiện theo chỉ tiêu phương án quy hoạch đề ra Mức độ thực hiện thấp, đặc biệt trên diện tích đất trồng cây lâu năm;

- Các chỉ tiêu đất phi nông nghiệp hầu hết thực hiện vượt chỉ tiêu của phương

án quy hoạch và ở mức cao;

- Đất chưa sử dụng còn 3163,45 ha, vượt định mức so với phương án quy

Trang 33

hoạch, đó chứng tỏ rằng việc khai thác cải tạo quỹ đất chưa sử dụng được UBND huyện chỉ đạo trong những năm qua là rất tốt;

* Tóm lại: Phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, giai đoạn 1995 –

2005 còn chưa bắt kịp và chưa đáp ứng theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện Nam Đàn trong quá trình đổi mới, dẫn đến trong quá trình thực hiện phương án

có nhiều tiêu chí bị phá vỡ Nhất là công tác chỉnh lý biến động đất đai hàng năm chưa kịp thời quỹ đất quy hoạch cho xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, dịch vụ thương mại để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn ở Nam Đàn

1.5 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

* Công tác giao đất:

Thực hiện luật đất đai và Nghị định 64/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ về việc giao đất lâu dài ổn định cho nhân dân, Huyện uỷ, UBND huyện

đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện giao ruộng ổn định lâu dài cho nhân dân Đất thổ

cư và đất nông nghiệp đã giao cho các hộ gia đình đạt 100%

* Công tác thuê đất:

Ngoài diện tích đất cho hộ gia đình, cá nhân thuê để phục vụ sản xuất nông nghiệp Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Đàn tham mưu cho UBND huyện làm thủ tục trình UBND tỉnh cho thuê đất cho các tổ chức là 18,29 ha, cụ thể:

Xí nghiệp sản xuất gạch ngói Nam Giang: 12,2 ha; Xí nghiệp sản xuất gạch ngói Tuynel Xuân Hoà 4,6 ha; Ngân hàng chính sách xã hội huyện: 1,246 ha; Bảo hiểm xã hội huyện: 0,24 ha

Đến năm 2008 toàn huyện có 65 tổ chức thuê đất với diện tích 90,06 ha, 2 cá nhân thuê đất với diện tích 0,23 ha

* Công tác thu hồi đất:

Công tác thu hồi giải phóng mặt bằng được UBND huyện và phòng Tài nguyên và Môi trường quan tâm Năm 2002 UBND huyện Nam Đàn đã quyết định thu hồi 26.3674,54 m2 đất của 189 hộ dân thuộc các xã ven sông Lam thuộc các xã Hùng Tiến, Nam Lộc và thị trấn Huyện đang sử dụng để mở rộng và nâng cấp tuyến đường du lịch ven sông Lam theo Quyết định số 291QĐ/UB ngày 25/10/2001 của UBND huyện Trong năm 2007 trên toàn huyện đã thu hồi 158.245,44 m2 đất Trong đó: đất ở 1.143,60 m2; đất vườn 30.564,12 m2; đất nông nghiệp 126.537,72 m2 của các hộ gia đình, cá nhân, đất UBND xã quản lý để giải phóng mặt bằng xây dựng 5 công trình (hành lang đường du lịch ven sông Lam; xây dựng ngân hàng chính sách huyện; xây dựng trường cấp 3 tư thục; xây dựng xí nghiệp gạch ngói Tuynel)

1.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Công tác đăng ký quyền sử dụng đất được tổ chức thực hiện tương đối tốt, 100% các hộ gia đình đã đăng ký quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất ở Sau khi luật đất đai có hiệu lực và nhiều văn bản pháp luật được ban hành có nhiều quy định mới Để thuận lợi trong việc quản lý và sử dụng đất đai đúng pháp luật, năm 2007 UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Đàn đã triển khai cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 5 xã và 1 thị trấn với 428 hộ gia đình, cá

Trang 34

nhân Năm 2008, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch và triển khai cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 6 xã với số lượng 12000 giấy.

1.7 Thống kê và kiểm kê đất đai

- Thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, huyện đã triển khai công tác thống kê đất đai được tổ chức thực hiện thường xuyên Hàng năm, huyện chỉ đạo các xã thống kê biến động đất đai, lập biểu thống kê đất đai đến thời điểm 01/01 hàng năm nộp lên huyện để tổng hợp biểu thống kê đất toàn huyện

- Công tác kiểm kê đất đai được thực hiện 5 năm một lần vào các năm 1995,

2000 theo chỉ đạo của Nhà nước

- Đã triển khai thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai năm 2005 trong toàn huyện theo Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/01/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thống kê, kiểm kê đất đai

1.8 Quản lý tài chính về đất

Nguồn thu từ đất bao gồm lệ phí giao đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tiền thuê đất…được thu nộp vào kho bạc theo đúng quy định về tài chính Huyện thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra tài chính

về đất, kịp thời xử lý các vi phạm

1.9 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Đây là một nhiệm vụ mới trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai được quy định trong Luật đất đai năm 2003 Hiện nay, UBND huyện đã thành lập Văn phòng đăng ký QSDĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc chuyển quyền, đăng ký biến động về đất đai

1.10 Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Đây là công việc được huyện tổ chức thường xuyên, thông qua các biện pháp

tuyên truyền để mọi người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định UBND huyện chỉ đạo chính quyền địa phương và các ngành theo dõi sát sao tình hình

sử dụng đất, đảm bảo việc sử dụng đất đúng pháp luật và có hiệu quả kinh tế cao

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai

và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai, công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại và tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai được triển khai thường xuyên, tiếp nhận và giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân

1.11 Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai

UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Đàn thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra các xã, thị trấn trong địa bàn huyện Xử lý ngay các vụ vi phạm về đất đai

1.12 Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại và tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Đàn đã giải quyết được 112 vụ

về tranh chấp đất đai và đang tiếp tục thụ lý hồ sơ 2 vụ tranh chấp đất lâm nghiệp và đất ở Công tác giải quyết tranh chấp đất đai đúng pháp luật và kịp thời, các bên có liên quan đều thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình

Trang 35

II Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu thống kờ năm 2007, Nam Đàn cú tổng diện tớch tự nhiờn là 29399,38 ha Trong đú diện tớch đó đưa vào sử dụng là 26030,99 ha, chiếm 88,54 % tổng diện tớch đất tự nhiờn và diện tớch đất chưa sử dụng là 3368,39 ha, chiếm 11,46%

Bảng 10: Diện tớch, cơ cấu cỏc loại đất chớnh năm 2007

2.1.1 Đất sản xuất nụng nghiệp:

Diện tớch đất sản xuất nụng nghiệp cú 11.977,75 ha, chiếm 59,97 % diện tớch đất nụng nghiệp của huyện Đất sản xuất nụng nghiệp tập trung nhiều ở cỏc xó: Nam Thanh (959,91 ha), Kim Liờn (782,21 ha), Nam Kim(780,12 ha)

2.1.1.1 Đất trồng cõy hàng năm:

Diện tớch trồng cõy hàng năm là 10.072,84 ha, chiếm 84,10 % đất sản xuất nụng nghiệp, bao gồm: cỏc cõy trồng chớnh là lỳa, rau cỏc loại, đậu cỏc loại, lạc, khoai lang Diện tớch đất thõm canh lỳa là 7,695,91 ha, chiếm 76,40 % diện tớch đất trồng cõy hàng năm

2.1.1.2 Đất trồng cõy lõu năm:

Diện tớch đất trồng cõy lõu năm trờn địa bàn của huyện Nam Đàn là 1904,91ha, chiếm 15,90 % diện tớch đất sản xuất nụng nghiệp, trong đú đất trồng cõy ăn quả là 571,46 ha,chủ yếu trồng Hồng ở Nam Anh, Chanh ở Nam Kim, Khỏnh Sơn

Bảng 11: Hiện trạng sử dụng đất nụng nghiệp huyện Nam Đàn năm 2007

Thứ tự Mục đích sử dụng Mã Diện tớch (ha) Cơ cấu (%)

1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 19971,47 67,93

1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 7261,12 24,701.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 434,79 1,48

Trang 36

1.2.2 §Êt rõng phßng hé RPH 3516,92 11,96

1.2.2.2 §Êt cã rõng trång phßng hé RPT 3342,32 11,371.2.2.3 §Êt khoanh nu«i phôc håi rõng phßng hé RPK 0,00

2.1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 546,08 ha và trung nhiều ở các xã: Xuân Lâm (54,33 ha), Nam Thanh(35,02 ha), Kim Liên (38,87 ha)

2.2 Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp có 6.059,52 ha, chiếm 20,61 % diện tích đất tự nhiên, trong đó:

+ Đất ở 830,58 ha, chiếm 13,71 % đất phi nông nghiệp

+ Đất chuyên dùng 3.199,76 ha, chiếm 52,81 % đất phi nông nghiệp

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa 314,75 ha, chiếm 5,19 % diện tích đất phi nông nghiệp.+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.685,21 ha, chiếm 27,81% đất phi nông nghiệp

+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 20,64 ha, chiếm 0,34 % diện tích đất phi nông nghiệp.+ Đất phi nông nghiệp khác: 8,58 ha, chiếm 0,14 % diện tích đất phi nông nghiệp.Một số xã có diện tích đất phi nông nghiệp lớn là: xã Kim Liên (461,01ha), Nam Lộc (309,34 ha), Khánh Sơn (361,48 ha) Một số xã, thị lại có diện tích đất phi nông nghiệp nhỏ là thị trấn Nam Đàn (120,45 ha), Nam Thượng (158,55 ha), Nam Nghĩa (168,7 ha)

và 229,17m2/hộ, ở mức trung bình so với bình quân chung của tỉnh

+ Đất ở tại đô thị 22,30 ha, chiếm 2,68 % diện tích đất ở phân bố ở thị trấn Nam Đàn, với dân số là 6831 người và 1726 hộ Bình quân diện tích đất ở 32,65m2/người và 129,2m2/hộ

Trang 37

2.2.2 Đất chuyên dùng

Diện tích đất chuyên dùng toàn huyện có 3.199,76 ha, chiếm 52,81 % diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó: có 88,71 % diện tích đất công cộng

2.2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp:

Có diện tích 32,34 ha, chiếm 1,01 % diện tích đất chuyên dùng Đơn vị có diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp nhiều nhất đó là thị trấn Nam Đàn (5,19 ha), tiếp sau là xã Xuân Lâm (1,89 ha)

2.2.2.2 Đất quốc phòng an ninh:

Diện tích 166,96 ha, chiếm 5,2% diện tích đất chuyên dùng Trong đó:

- Đất quốc phòng: 154,45 ha, chiếm 4,82% đất chuyên dùng, gồm một số công trình chủ yếu là Doanh trại quân đội ở các xã: Nam Anh, Nam Thái, Nam Thanh, Nam Nghĩa, Nam Xuân và Xuân Hoà Ngoài ra, còn có các doanh trại và các công trình quốc phòng khác nằm rải rác ở các xã

- Đất an ninh có diện tích 12,51 ha chiếm 0,40% diện tích đất chuyên dùng

2.2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp:

Diện tích là 161,91 ha, chiếm 5,06 % diện tích đất chuyên dùng, trong đó chủ yếu là đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ là 132,20 ha và đất cơ sở sản xuất kinh doanh 29,51 ha, đất cho kinh doanh khoáng sản là 0,2 ha

Bảng 12: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

huyện Nam Đàn năm 2007

2.2.4 §Êt s¶n xuÊt, kinh doanh phi n«ng nghiÖp CSK 161,91 0,55

2.2.4.2 §Êt c¬ së s¶n xuÊt, kinh doanh SKC 29,51 0,10

Trang 38

2.2.4.4 §Êt s¶n xuÊt vËt liÖu x©y dùng, gèm sø SKX 132,20 0,45

2.2.5.13 §Êt b i th¶i, xö lý chÊt th¶i· DRA 2,72 0,01

2.5 §Êt s«ng suèi vµ mÆt nưíc chuyªn dïng SMN 1685,21 5,73

2.5.1 §Êt s«ng ngßi, kªnh, r¹ch, suèi SON 1383,85 4,71

c) Đất cơ sở văn hoá: Có diện tích 33,80 ha, chiếm 1,19% diện tích đất có mục đích công cộng Bình quân đất cơ sở văn hoá trên 1 người của huyện là 2,11 m2/người

d) Đất cơ sở y tế: Có diện tích 12,00 ha, chiếm 0,42% diện tích đất có mục đích công cộng, với bình quân 0,75 m2/người phù hợp so với định mức sử dụng đất y

tế (0,65-0,76 m2) của vùng

đ) Đất cơ sở giáo dục - đào tạo:

Có diện tích 84,63 ha, chiếm 2,98% diện tích đất có mục đích công cộng, bình quân 5,29 m2/người so với định mức sử dụng đất giáo dục – đào tạo vùng Bắc Trung

bộ 4,54 – 6,09 m2/người như vậy là phù hợp

e) Đất cơ sở thể dục thể thao: Có diện tích đất là 89,24 ha, chiếm 3,14 % diện tích đất có mục đích công cộng, bình quân 5,57 m2/người Nhìn chung, quỹ đất dành cho thể thao còn thấp, các công trình còn thiếu về chủng loại và số lượng, chưa đáp ứng nhu cầu về diện tích cho thể thao quần chúng

h) Đất chợ: Toàn huyện hiện nay có 17 chợ với quy mô diện tích 11,31 ha, chiếm 0,40% diện tích đất có mục đích công cộng (bình quân 0,71 m2/người, so với định mức sử dụng đất chợ của vùng 1,13 – 1,66 m2/người thì hiện nay diện tích đất chợ của huyện thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh)

i) Đất di tích, danh thắng:

Trên địa bàn huyện hiện có nhiều di tích danh thắng với diện tích 29,50 ha, chiếm 29,50 % diện tích đất có mục đích công cộng Trong đó có các di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia, như: Khu di tích Kim Liên quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu mộ bà Hoàng Thị Loan thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Nam Giang, khu

Trang 39

mộ Vua Mai Hắc Đế, khu di tích cụ Phan Bội Châu ở Thị Trấn, khu di tích Thành Lục Niên, đập Tràng Đen ở Nam Hưng.

k) Đất bãi thải: Có diện tích 2,72 ha, chiếm 0,10% diện tích đất có mục đích công cộng

2.2.2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Hiện tại hệ thống nghĩa trang, nghĩa địa ở các xã với diện tích 314,75 ha, chiếm 5,19% diện tích đất phi nông nghiệp Các nghĩa trang, nghĩa địa nằm rải rác hầu hết ở các

xã trong huyện, cần có quy hoạch và nâng cấp nghĩa địa các xã vào các năm tới

2.2.2.6 Các loại đất phi nông nghiệp còn lại:

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có 1.685,21 ha, chiếm 27,81% diện tích đất phi nông nghiệp, chủ yếu là diện tích sông Lam

- Đất tôn giáo, tín ngưỡngcó 20,64 ha, chiếm 0,34 % diện tích đất phi nông nghiệp

- Đất phi nông nghiệp khác có 8,58 ha, chiếm 0,14 % diện tích đất phi nông nghiệp

2.3 Đất chưa sử dụng

Năm 2007, đất chưa sử dụng của huyện có diện tích 3.368,39 ha, chiếm 11,46% diện tích đất tự nhiên, trong đó:

- Diện tích đất bằng chưa sử dụng là 552,80 ha, chiếm 16,41 % đất chưa sử dụng

- Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là 2.478,63 ha, chiếm 73.59% đất chưa sử dụng

- Diện tích đất núi đá không có rừng cây là 336,96 ha, chiếm 10,00% diện tích đất chưa sử dụng tập trung chủ yếu ở các xã Khánh Sơn (161,63 ha), Kim Liên (75,87 ha) và Nam Lộc (62,35 ha)

III Biến động sử dụng đất từ năm 1995 đến năm 2007

3.1 Biến động tổng diện tích tự nhiên

Năm 2007 tổng diện tích tự nhiên của huyện Nam Đàn là 29399,38 ha giảm 123,5 ha so với năm 1995 Nguyên nhân giảm tổng diện tích tự nhiên là do sau khi thực hiện đo đạc chính quy theo toạ độ địa chính quốc gia tại một số xã đã phát hiện sai sót kết quả đo đạc theo chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính Phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất trước kia

3.2 Biến động đất nông nghiệp

Bảng 13: Biến động quỹ đất nông nghiệp, giai đoạn 1995 - 2007

- Do chuyển sang đất phi nông nghiệp còn lại 1,48

Trang 40

- Do chuyển sang đất phi nông nghiệp còn lại 2,88

- Do chuyển sang đất chưa sử dụng 235,52

- Do chuyển từ đất phi nông nghiệp 72,32

Số liệu ở bảng 10, cho thấy: Quỹ đất nông nghiệp tăng 3198,33 ha, đất sản xuất nông nghiệp tăng 310,26 ha do chuyển từ đất chưa sử dụng và đất lâm nghiệp sang Riêng đất trồng lúa giảm 368,79 ha chủ yếu do chuyển sang đất ở 88,51 ha và đất có mục đất chuyên dùng 154,15 ha Đây là một vấn đề cần được đặc biệt quan tâm vì đất trồng lúa là loại đất chính tạo ra sản phẩm nông nghiệp Trong khi mức tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng, khả năng khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác còn rất ít, nên trong tương lai huyện cần có biện pháp quản lý chặt quỹ đất này, đồng thời phải luân canh cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới cho năng suất cao vào sản xuất

Đất trồng cây lâu năm tăng 424,51 ha chủ yếu do chuyển từ đất lâm nghiệp và một phần từ diện tích đất bằng chưa sử dụng Mặt khác một phần diện tích đất trồng cây lâu năm sang trồng rừng sản xuất

Đất lâm nghiệp tăng 2502,52 ha chủ yếu từ diện tích đất đồi núi chưa sử dụng Trong giai đoạn 1995-2007, đã chuyển được 2842,09 ha đất đồi núi chưa sử dụng sang đất rừng sản xuất Đây là kết quả của chương trình vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, chương trình giao đất giao rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ và UBND huyện Nam Đàn

3.3 Biến động đất phi nông nghiệp

3.3.1 Biến động đất ở

Tính đến thời điểm 31/12/2007 tổng diện tích đất ở là 830,08 ha, tăng 124,12

ha so với năm 1995 Đất ở đô thị tăng 6,92 ha do chuyển từ đất lúa sang Đất ở nông thôn tăng 117,2 ha được lấy từ đất chưa sử dụng và đất sản xuất nông nghiệp

3.3.3 Biến động một số loại đất phi nông nghiệp khác

* Đất tôn giáo, tín ngưỡng

Đất tôn giáo tín ngưỡng tại thời điểm 01/01/1995 có diện tích 17,76 ha Trong giai đoạn 1995 – 2007 đất tôn giáo tín ngưỡng tăng 2,88 ha do chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang

* Đất nghĩa trang nghĩa địa

Đất nghĩa trang nghĩa địa tại thời điểm 01/01/1995 có diện tích 247,56 ha Trong giai đoạn 1995 - 2007 đất nghĩa trang nghĩa địa tăng 67,19 ha do đất nông

Ngày đăng: 30/04/2016, 12:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w