Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-
NGUYỄN VĂN TRỊ
NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LỒNG GHÉP YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
QUỐC TẾ CẦU TREO, HÀ TĨNH
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình, luận
án nào và chƣa sử dụng để bảo vệ học vị nào
Mọi sự giúp đỡ đã đƣợc cảm ơn và các thông tin tham khảo, trích dẫn đã đƣợc nêu rõ nguồn gốc
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Trị
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, bạn bè và đồng nghiệp Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành về sự quan tâm quý báu đó
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn GS.TSKH Đặng Hùng Võ - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý, góp ý hoàn thiện Luận án và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; cảm ơn TS Nguyễn Duy Bình và ThS Nguyễn Anh Tuấn - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đã giúp đỡ, phối hợp nghiên cứu chuyên đề ứng dụng công nghệ mô hình hoá để đánh giá, dự báo xói mòn đất; cảm ơn ThS Phạm Như Hách - Viện Nghiên cứu quản lý đất đai đã phối hợp, giúp đỡ xử lý các tài liệu, số liệu, các loại bản
đồ, bản vẽ…trong việc hoàn thiện Luận án
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo khoa và các bộ môn; các thầy
cô giáo Bộ môn Quy hoạch đất đai và các Bộ môn khác thuộc Khoa Quản lý đất đai; các cán bộ Viện Đào tạo Sau đại học (trước đây), Ban Quản lý đào tạo - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai, Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai; lãnh đạo và các phòng, ban Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; UBND huyện Hương Sơn, các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị trong địa bàn Khu kinh tế; Sở TNMT và các
sở, ban, ngành tỉnh Hà Tĩnh và các bạn bè, đồng nghiệp, người thân…đã tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn về tất cả sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Nguyễn Văn Trị
Trang 51.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường 5
1.1.2 Quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu phát triển bền vững 6 1.1.3 Cơ sở của việc lồng ghép quy hoạch sử dụng đất và yếu tố môi trường 12 1.2 Cơ sở thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường 20 1.2.1 Quy hoạch môi trường trên thế giới và ở Việt Nam 20 1.2.2 Quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển
1.2.3 Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường của Chương trình
1.2.4 Tình hình quy hoạch sử dụng đất tại các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam 35 1.2.5 Những cảnh báo về tác động giữa đất đai và môi trường ở Việt Nam 37 1.3 Cách tiếp cận lồng ghép yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất 47
Trang 61.3.2 Cách tiếp cận sinh thái 47
2.1.1 Đánh giá khái quát về quy hoạch sử dụng đất và môi trường trong
quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 53 2.1.2 Nghiên cứu hiện trạng các yếu tố môi trường tác động đến sử dụng
đất tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 53 2.1.3 Xác định các yếu tố môi trường cần giám sát và lựa chọn các yếu tố
môi trường để lồng ghép trong quy hoạch sử dụng đất tại Khu Kinh tế
2.1.4 Đánh giá tác động và lồng ghép các yếu tố môi trường vào quy hoạch
một số khu chức năng của Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 54 2.1.5 Đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch một số khu chức năng và một số
giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch của Khu Kinh tế cửa khẩu quốc
2.1.6 Đề xuất cách tiếp cận về phương pháp xác định yếu tố môi trường và
cách thức lồng ghép yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất 54
2.2.3 Phương pháp chuyên gia (phương pháp Delphy) 56 2.2.4 Phương pháp ma trận môi trường (Matrix method) 58
Trang 72.2.5 Phương pháp cho điểm 58
2.2.7 Phương pháp sử dụng các phần mềm để xây dựng các loại bản đồ của
2.2.8 Ứng dụng công thức tính toán gần đúng mức ồn tương đương trung
bình, mức ồn nguồn và mức suy giảm ồn theo khoảng cách 61 2.2.9 Sử dụng công thức tính dự báo ô nhiễm môi trường 62 2.2.10 Sử dụng kết hợp các phương pháp điều tra thực địa, điều tra, thu thập
thông tin thứ cấp, phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp và bản
3.1 Đánh giá khái quát về quy hoạch sử dụng đất và môi trường trong quy
hoạch chung xây dựng của Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 64 3.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Khu Kinh tế cửa
3.1.2 Đánh giá nội dung quy hoạch sử dụng đất trong đồ án quy hoạch
chung xây dựng của Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 71 3.1.3 Đánh giá việc xây dựng báo cáo môi trường chiến lược trong quy
hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 75 3.2 Hiện trạng các yếu tố môi trường tác động đến sử dụng đất tại Khu
3.2.1 Hiện trạng môi trường nước, không khí, tiếng ồn 77
3.2.4 Hiện trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và nguồn nước 84
3.3 Xác định các yếu tố môi trường cần giám sát và lựa chọn yếu tố môi
trường để lồng ghép trong quy hoạch sử dụng đất tại Khu Kinh tế cửa
Trang 83.3.1 Phân tích tác động của các yếu tố môi trường đối với sử dụng đất và
quy hoạch sử dụng đất tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 89 3.3.2 Xác định các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất cần giám
sát tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 96 3.3.3 Lựa chọn các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất để lồng
ghép tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 102 3.4 Đánh giá tác động và lồng ghép các yếu tố môi trường trong quy hoạch
sử dụng đất tại một số khu chức năng của Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế
3.4.1 Lựa chọn các khu chức năng để đánh giá tác động và lồng ghép với yếu
tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất tại Khu Kinh tế cửa khẩu
3.4.2 Ứng dụng một số phương pháp dự báo để đánh giá tác động và lồng
ghép các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất đối với một
số khu chức năng của Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 111 3.5 Đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất của Khu Kinh tế
3.5.1 Một số kiến nghị, đề xuất chung đối với quy hoạch sử dụng đất Khu
3.5.2 Đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất ở một số khu đô
thị, khu công nghiệp và khu tái định cư của Khu Kinh tế cửa khẩu
3.5.3 Tổng hợp diện tích các loại đất các khu chức năng trong quy hoạch chung
Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo sau khi điều chỉnh, bổ sung 140 3.5.4 Đề xuất bổ sung một số giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch sử
dụng đất tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 142 3.6 Đề xuất cách tiếp cận về phương pháp lựa chọn các yếu tố môi trường
và các bước lồng ghép những yếu tố môi trường chủ yếu trong quy hoạch sử dụng đất của các Khu kinh tế cửa khẩu 142
Trang 9KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148
Danh mục công trình đã công bố liên quan đến luận án 151
Trang 10Biến đổi khí hậu
Bộ Tài nguyên và Môi trường Cửa khẩu quốc tế
Chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt Đồng bằng sông Cửu Long
Đa dạng sinh học Đánh giá môi trường chiến lược Đánh giá tác động môi trường
Hệ thống thông tin địa lý Giải phóng mặt bằng
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc Viện quốc tế về Môi trường và Phát triển
Khu công nghiệp Khu dân cư Khu đô thị Kinh tế - Xã hội Môi trường sinh thái
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development) Phương pháp tham gia cộng đồng
Quy chuẩn Quy hoạch sử dụng đất Chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển về tăng cương năng lực quản lý đất đai và môi trường
Trang 11Thể dục thể thao Tài nguyên và Môi trường Thanh niên xung phong Trung ương
Ủy ban nhân dân Chương trình phát triển Liên hợp quốc (United Nations Development Programme) Chương trình môi trường Liên hợp quốc Ngân hàng Thế giới (World Bank)
Ủy ban thế giới về Môi trường và phát triển Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index) Yếu tố môi trường
Trang 123.6 Chất lượng môi trường đất tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 80
3.8 Danh sách 10 họ thực vật giàu loài nhất ở Bắc Trường Sơn 85 3.9 Một số loài động vật tiêu biểu ở Bắc Trường Sơn 86 3.10 Tổng hợp kết quả tham vấn về yếu tố tác động đến sử dụng đất 90 3.11 Tổng hợp điều tra, tham vấn về nguồn gây tác động và các tác động 91 3.12 Tổng hợp phân tích về nguồn gây tác động và yếu tố tác động 93 3.13 Mức độ tác động của các yếu tố môi trường tự nhiên tại Khu Kinh tế
3.14 Mức độ tác động của các yếu tố kinh tế tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc
3.15 Mức độ tác động của các yếu tố xã hội tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc
3.16 Tổng hợp điểm của các yếu tố môi trường tự nhiên 100
3.19 Khung đánh giá chỉ số tác động của các yếu tố môi trường trong quy
hoạch sử dụng đất tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 103
Trang 133.20 Tổng hợp phiếu điều tra lấy ý kiến tham vấn mức độ tác động của yếu
3.21 Đánh giá tác động của các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng
3.22 Kết quả tính toán mực nước theo các tần suất và mực nước lũ cao nhất
3.23 Kết quả điều tra, thống kê diện tích có cốt đất thấp hơn trên 5,0 m so
3.24 Tên các loại đất và giá trị thông số thổ nhưỡng tương ứng 118 3.25 Tên loại sử dụng đất tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và hệ
3.32 Đánh giá đất xây dựng trong đồ án quy hoạch chung 132 3.33 Diện tích và tỷ lệ các loại đất thu hồi ở một số dự án 134 3.34 Dự báo thành phần, tỷ lệ khối lượng chất thải rắn tại Khu Kinh tế cửa
3.35 Dự báo khối lượng chất thải rắn năm 2020 136 3.36 Điều chỉnh diện tích của một số khu đô thị và khu công nghiệp 139 3.37 Bổ sung quy hoạch tái định cư cho các hộ vùng lũ quét 140 3.38 Tổng hợp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng 141 3.39 Mối quan hệ giữa các bước lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch lồng
ghép yếu tố môi trường và mô hình quy hoạch lồng ghép của SEMLA 146
Trang 143.4 Biểu đồ lượng mưa tháng tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 68
3.5 Biểu đồ hoạt động xuất nhập cảnh tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế
3.6 Sơ đồ quy hoạch các khu chức năng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 74
3.8 Rừng và động vật rừng tại Bắc Trường Sơn 84 3.9 Khai thác gỗ trái phép tại rừng Bắc Trường Sơn 86 3.10 Buôn bán động vật hoang dã qua đường 8A 87
3.13 Sơ đồ mô phỏng dữ liệu địa hình Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 117 3.14 Sơ đồ mô phỏng dữ liệu thổ nhưỡng Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế
3.15 Sơ đồ mô phỏng dữ liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2010 Khu Kinh
3.16 Sơ đồ mô phỏng dữ liệu sử dụng đất đến năm 2020 Khu Kinh tế cửa
3.17 Biểu đồ lượng mưa và lưu lượng dòng chảy theo ngày tại Khu Kinh tế
3.18 Bản đồ 21 tiểu lưu vực Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 120
Trang 153.19 Bản đồ mô phỏng mức độ xói mòn đất năm 2010 tại Khu Kinh tế cửa
3.20 Bản đồ mô phỏng dự báo mức độ xói mòn đất năm 2020 tại Khu Kinh
3.21 Biểu đồ mức độ xói mòn đất năm 2010 và dự báo năm 2020 tại Khu
3.24 Sơ đồ các bước lồng ghép yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất 147
Trang 16
MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức
và quản lý trên cơ sở phân bố quỹ đất một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả vào các mục đích phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng theo các đơn vị hành chính các cấp, các vùng và cả nước, nhằm khai thác hiệu quả tối đa tài nguyên đất đai trong mối tương quan với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ: “công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nước ta được triển khai
đồng bộ ở các cấp hành chính; việc phân bổ quỹ đất đã đáp ứng cơ bản cho các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh Cơ cấu sử dụng đất từng bước phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế…” (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012a) Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà khoa học, quy hoạch sử dụng đất ở nước ta hiện nay còn mang nặng “hình thức phân bổ đất”, chủ yếu phân bổ về diện tích theo từng thời kỳ cho các mục đích khác nhau, thiếu quy hoạch không gian và chưa có
hệ thống đánh giá một cách khoa học các tác động của các yếu tố môi trường, vì vậy việc phân bổ diện tích đất đai chưa đảm bảo yêu cầu của phát triển bền vững
Trên thế giới, việc quy hoạch sử dụng đất lồng ghép các yếu tố môi trường
và biến đổi khí hậu đã được Liên hợp quốc khuyến nghị, đa số các nước coi đây là một trong các tiêu chí phát triển bền vững Đối với nước ta, trong vài thập kỷ gần đây kinh tế phát triển với tốc độ khá nhanh làm tăng áp lực đối với tài nguyên đất đai và các tài nguyên khác Mục tiêu phát triển bền vững đã được Đảng và Nhà nước đặt ra với nhiều chủ trương, chính sách cụ thể có tính chiến lược lâu dài Do
đó, đối với quy hoạch sử dụng đất cũng cần thiết phải thay đổi cách tiếp cận để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và mục tiêu bền vững của quốc gia Theo đó, quy hoạch
sử dụng đất không chỉ bảo đảm hiệu quả về kinh tế mà còn phải gắn với phát triển bền vững về mặt xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với
Trang 17biến đổi khí hậu Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số địa phương đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu
tố môi trường ở một số đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã Tuy vậy, phạm vi nghiên cứu còn hẹp, chưa tổ chức triển khai nghiên cứu ở cấp quốc gia, cấp vùng và các loại hình khu kinh tế Nội dung lồng ghép môi trường trong quy hoạch sử dụng đất ở các
dự án thử nghiệm chủ yếu tập trung vào đánh giá tác động môi trường hoặc đánh giá môi trường chiến lược Các đề tài khoa học nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường cũng còn hạn chế và chưa mang tính hệ thống Có thể nói nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường từ cấp Trung ương đến địa phương chưa được đề cập đúng mức đã gây những hạn chế không nhỏ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp
Đối với loại hình Khu kinh tế, kể cả các Khu kinh tế cửa khẩu, phương án quy hoạch sử dụng đất chủ yếu được thể hiện trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng, phần diện tích ngoài Quy hoạch chung xây dựng được thể hiện theo quy hoạch sử dụng đất chi tiết của cấp huyện và xã Về đánh giá tác động của các yếu tố môi trường khi lập quy hoạch sử dụng đất, đối với đồ án Quy hoạch chung xây dựng có nội dung “đánh giá tác động môi trường đô thị và đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường”; đối với diện tích ngoài Quy hoạch chung xây dựng chưa có quy định cụ thể về đánh giá tác động của yếu tố môi trường trong phương án quy hoạch sử dụng đất
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên
cứu quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh”
2 Mục tiêu của đề tài
+ Xác lập cơ sở lựa chọn các yếu tố môi trường cần giám sát và các yêu tố môi trường chủ yếu để lồng ghép trong quy hoạch sử dụng đất tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh
+ Đánh giá tác động của các yếu tố môi trường chủ yếu và đề xuất cách thức lồng ghép yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh
Trang 183 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, gồm: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất và việc đánh giá tác động môi trường trong đồ án quy hoạch chung xây dựng; hiện trạng các yếu tố môi trường có tác động đến sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất; tác động qua lại của các yếu tố môi trường và quy hoạch sử dụng đất
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh thuộc địa giới hành chính của các xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tây và Thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, với tổng diện tích tự nhiên 56.714,97 ha
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1 Về khoa học
Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường trên thế giới và ở Việt Nam, góp phần hoàn thiện phương pháp luận về giải pháp tích hợp môi trường trong quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch sử dụng đất khu kinh tế cửa khẩu nói riêng; góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai ở nước ta
4.2 Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng các yếu tố môi trường tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; việc lồng ghép yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất góp phần hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đảm bảo tính khả thi, đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững; kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được ứng dụng vào việc lập quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu
tố môi trường tại các khu kinh tế cửa khẩu khác của nước ta
5 Những đóng góp mới của đề tài
- Kết quả nghiên cứu đã đề xuất cách tiếp cận về phương pháp lựa chọn các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất, các bước lồng ghép yếu tố môi
Trang 19trường trong quy hoạch sử dụng đất của các khu kinh tế cửa khẩu và đã thực hiện cụ thể tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được 10 yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất cần giám sát tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, gồm: (i) Lũ lụt, ngập úng; (ii) Thoái hóa đất do xói mòn, sạt lở đất; (iii) Hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học; (iv) Mở rộng các khu đô thị và phát triển các khu công nghiệp; (v) Phát triển đường giao thông; (vi) Phát triển khu du lịch; (vii) Xử lý ô nhiễm môi trường (chất thải rắn, nước thải, khí thải, tiếng ồn); (viii) Thu hồi đất sản xuất; (ix) Tăng dân số; (x) Giải quyết việc làm Đề tài đã lựa chọn được 4 yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất chủ yếu để lồng ghép, gồm: (i) Lũ lụt, ngập úng; (ii) Thoái hóa đất do xói mòn, sạt lở đất; (iii) Mở rộng các khu đô thị và phát triển các khu công nghiệp; (iv) Phát triển đường giao thông Đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ở một số khu chức năng trên cơ sở đánh giá tác động và lồng ghép các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh
Trang 20Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Theo từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 2003) quy hoạch sử dụng đất là việc bố trí, sắp xếp và sử dụng các loại đất một cách hợp lý để sản xuất ra nhiều nông sản với chất lượng cao, hiệu quả kinh tế lớn
Theo Nguyễn Đức Minh (1994), Võ Tử Can (1998), Chu Văn Thỉnh và cs (2000), Tôn Gia Huyên (2007) nhìn từ góc độ kinh tế, kỹ thuật và pháp chế: Quy hoạch
sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường
Theo Luật Đất đai 2013 “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh
vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013)
1.1.1.2 Khái niệm về yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005)
- Yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất bao gồm các yếu tố môi
trường tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy hoạch sử dụng đất
Trang 211.1.1.3 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường
Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường là quá trình tích hợp, lồng ghép yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất; đánh giá, dự báo tác động qua lại giữa quy hoạch sử dụng đất và các yếu tố môi trường để đề xuất phương án bố trí, cân đối nguồn lực đất đai hợp lý, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, vừa hạn chế gây ô nhiễm, suy thoái đất, giảm thiểu tác động xấu của thiên tai và hoạt động của con người, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai, đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững
1.1.2 Quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu phát triển bền vững
1.1.2.1 Sử dụng đất bền vững
Theo khung đánh giá quản lý đất bền vững Nairobi, Kenya (FAO, 1991):
“Quản lý sử dụng bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế, xã hội với các quan tâm đến môi trường để đồng thời đạt được 5 tiêu chí:
- Duy trì hoặc nâng cao sản lượng nông nghiệp (hiệu quả sản xuất);
- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên;
- Ngăn ngừa thoái hoá đất và nước (tính bảo vệ);
- Có hiệu quả lâu dài (tính lâu bền);
Trang 22Bất kỳ nước nào, đất đều là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ
để phân bố các ngành kinh tế quốc dân Nói đến tầm quan trọng của đất, từ xa xưa, người Ấn Độ, người Ả - rập, người Mỹ đều có cách ngôn bất hủ: “Đất là tài sản vay mượn của con cháu” Người Mỹ còn nhấn mạnh “ Đất không phải là tài sản thừa kế của tổ tiên” Người Ét-xtô-ni-a, người Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất còn quý hơn
có vàng” Người Hà Lan coi “mất đất còn tồi tệ hơn sự phá sản” Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học -
kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất” Đối với Việt Nam,
một đất nước với “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, đất đai càng đặc biệt quý giá (ii)
Tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi Toàn lục địa trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu héc-ta) chỉ có 13.340 triệu héc-ta Trong đó phần lớn
có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh Diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu héc-ta Hiện
nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu héc-ta đất canh tác (iii) Diện tích tự nhiên
và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu
Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha Theo tính toán của
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha
đất canh tác (iv) Do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả
của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc
ô nhiễm, dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác Trên thế giới hiện có 2.000 triệu héc-ta đất đã và đang bị thoái hóa, trong
đó 1.260 triệu héc-ta tập trung ở châu Á, Thái Bình Dương Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu héc-ta bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu héc-ta đất có tầng mỏng và
độ phì thấp, 3 triệu héc-ta đất thường bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu héc-ta đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ
Trang 23thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất trượt, sạt lở đất,
thoái hóa lý, hóa học đất (v) Lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được
tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm Vì vậy, mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác cần cân nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt mà làm tổn hại đến đất đai
1.1.2.2 Tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững
Theo FAO (1997), tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững bao gồm: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về mặt môi trường Các tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững là căn cứ để xem xét đánh giá các loại hình
sử dụng đất bền vững hiện tại và tương lai, xác định các loại hình sử dụng đất phù hợp, đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất bền vững
a) Bền vững về mặt kinh tế: (i) Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất
sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả … và tàn
dư để lại) Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, có khả năng tiêu thụ tại địa
phương, trong nước và xuất khẩu (ii) Tổng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích là
thước đo quan trọng của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ người sử dụng sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn
lãi suất tiền vay vốn ngân hàng (iii) Tổng giá trị xuất khẩu, thu nhập hỗn hợp, hiệu
quả đồng vốn và giá trị ngày công lao động là các chỉ tiêu cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất Các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh
tế cao phải mang lại giá trị cao cho người sản xuất thông qua các chỉ tiêu trên
b) Bền vững về mặt xã hội: (i) Hệ thống sử dụng đất phải thu hút được lao
động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều
Trang 24quan tâm trước, nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường…) Sản phẩm thu được cần thỏa mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu cuộc sống
hàng ngày của người dân (ii) Hệ thống sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà
nông dân có quyền thụ hưởng lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể Loại hình sử dụng đất phải phù hợp với năng lực của nông
hộ, có khả năng cung cấp sản phẩm hàng hóa, phù hợp với mục tiêu phát triển của
địa phương, khu vực (iii) Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với nền văn hóa dân
tộc và tập quán địa phương để đạt được sự đồng thuận của cộng đồng
c) Bền vững về mặt môi trường: (i) Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn
chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí (ii) Hệ thống sử dụng đất phải đảm
bảo hạn chế các quá trình thoái hóa đất do tác động tự nhiên: xói mòn, rửa trôi, hoang
mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa (iii) Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo ngăn ngừa, giảm nhẹ thiên tai: bão lụt, xói lở, đất trượt, cháy rừng…(iv) Hệ thống sử dụng
đất phải đảm bảo ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm do hoạt động của con người như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân vô cơ không hợp lý Giảm mức độ
ô nhiễm, nhiễm mặn, nhiễm phèn đất, nước, hạn chế cát bay, giảm thiểu xói mòn, thoái hóa đến mức cho phép, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đa dạng sinh học
1.1.2.3 Quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu phát triển bền vững
Quy hoạch sử dụng đất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời khi thực hiện việc phân bổ đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất
và khai thác sử dụng đất theo quy hoạch sẽ có tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên và xã hội
Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững đã được hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển áp dụng gắn với vấn đề quy hoạch bảo vệ môi trường và các yêu cầu của phát triển bền vững Theo Lê Văn Khoa (2002), cho đến nay có nhiều khái niệm và cách hiểu khác nhau về phát triển bền vững, nhưng các nghiên cứu và phần lớn các quốc gia trên thế giới đều công nhận phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu xã hội và bền vững môi trường sinh thái Phát triển bền vững còn bao hàm cả khía
Trang 25cạnh phát triển trong sự quản lý tốt các xung đột môi trường.Yêu cầu phát triển bền vững đến nay được coi là một trong những giá trị phổ quát cần được đảm bảo bởi bất kỳ mô hình phát triển kinh tế nào trên thế giới Phát triển bền vững được Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED, 1987) định nghĩa là “ sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” Yêu cầu phát triển bền vững được hiểu một cách giản lược là yêu cầu phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ thỏa đáng môi trường sinh thái Điều này cũng có nghĩa rằng, mọi hoạt động kinh tế, xã hội đều phải tính đúng, tính đủ các chi phí cho việc bảo vệ môi trường Nói cách khác, yêu cầu bảo vệ môi trường phải được tôn trọng trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, mọi dự án sản xuất, tiêu thụ và phát triển
Theo Trần Hồng Hà và cs (2008) “Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ
XX, ADB cho rằng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng với những cân nhắc cần thiết tới nhu cầu phát triển bền vững bằng cách nhất thể hóa với quản lý tài nguyên và môi trường, điều này có nghĩa là trong quy hoạch phát triển vùng các thông số môi trường cần được đưa vào quy hoạch ngay từ đầu ADB đã soạn thảo hướng dẫn quy hoạch thống nhất phát triển kinh tế kết hợp với môi trường vùng và quy trình xây dựng quy hoạch vùng Kể từ đó, nhiều nước đã hướng vào việc xây dựng quy hoạch tốt hơn, bền vững hơn về môi trường và kinh tế
Mặc dù có nhiều cách diễn giải khác nhau về quy hoạch môi trường, nhưng trong những nghiên cứu ứng dụng của nhiều nước trên thế giới vẫn có nhiều điểm chung là trong quy hoạch phát triển phải xem xét các yếu tố tài nguyên và môi trường, các mục tiêu phát triển phải gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường”
Từ nhận thức và lý luận chung như đã trình bày ở các phần trên, chúng ta có thể hiểu rằng quy hoạch sử dụng đất đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững là đảm bảo phân bổ, bố trí đất đai cho các ngành, lĩnh vực một cách khoa học, hợp lý, vừa mang lại giá trị kinh tế/hiệu quả kinh tế cao, vừa đảm bảo giải quyết lao động/việc làm, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của cộng đồng và địa phương, đồng thời quy hoạch sử dụng đất phải gắn với bảo vệ môi trường, hạn chế đến mức
Trang 26thấp nhất sự ô nhiễm, suy thoái đất và các tác động xấu đến đất đai của các yếu tố môi trường tự nhiên và hoạt động của con người
- Phân bổ, bố trí đất đai khoa học, hợp lý, mang lại giá trị /hiệu quả kinh tế cao, phát huy nguồn lực đất đai cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là phải dựa trên cơ
sở đánh giá hiện trạng, tiềm năng đất đai và các điều kiện kinh tế - xã hội địa bàn quy hoạch để dự báo nhu cầu sử dụng đất đất đai, phân bổ đất đai cho các ngành, lĩnh vực một cách hợp lý, không gây xung đột xã hội do cơ cấu lại đất đai, vừa ưu tiên phát triển những ngành, vùng kinh tế trọng điểm, vừa duy trì những ngành nghề truyền thống; áp dụng các mô hình sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, tiên tiến phù hợp khả năng sản xuất/tập quán của cộng đồng dân cư; tạo điều kiện để kết hợp giữa sản xuất, chế biến với các loại hình dịch vụ “sạch” để thu được giá trị kinh tế cao
- Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững về mặt xã hội phải cân đối, bố trí đất đai đảm bảo mục tiêu và định hướng phát triển của địa phương; ổn định dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị; phát triển các loại hình đô thị, các khu công nghiệp trong sự cân đối với phát triển nông thôn; nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần, sức khỏe và lợi ích lâu dài của người sử dụng đất và của địa phương; giải quyết xung đột xã hội trên cơ sở giải quyết lao động việc làm từ các mô hình sản xuất kinh tế/ mô hình sử dụng đất; phát huy tối
đa năng lực sản xuất, tập quán của địa phương, và động viên sự tham gia của người dân để tạo sự đồng thuận xã hội
- Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo bền vững về môi trường là dựa trên đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng đất đai và các yếu tố môi trường, lựa chọn các yếu tố môi trường chủ yếu để tích hợp vào phương án quy hoạch sử dụng đất nhằm phân bổ đất đai đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm đất, nước, không khí, tiếng ồn…; kiểm soát quá trình thoái hóa đất; giảm thiểu tác động xấu của thiên nhiên và hoạt động của con người đối với đất đai và môi trường; bảo
vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái; áp dụng các mô hình sử dụng đất hiệu quả, bền vững đảm bảo thân thiện với môi trường
Trang 271.1.3 Cơ sở của việc lồng ghép quy hoạch sử dụng đất và yếu tố môi trường
1.1.3.1 Mối quan hệ giữa đất đai và môi trường
Xuất phát từ nghiên cứu mối quan hệ mật thiết giữa đất đai và môi trường cho chúng ta thấy quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường có cơ sở khoa học khách quan
Các nhà khoa học cho rằng đất đai là sản phẩm của tự nhiên, dưới tác động của lao động của con người đất đai trở thành tư liệu sản xuất (Võ Tử Can, 1998; Đoàn Công Quỳ, 2006) Đất đai là môi trường sống và là “vật mang” của hệ sinh thái; đất đai vừa là một thành tố của môi trường cùng với các thành tố khác như nước, không khí, v.v , lại vừa là yếu tố đầu vào của nhiều quá trình sản xuất, sinh hoạt - vốn là các hoạt động có liên quan mật thiết tới môi trường và có khả năng gây tổn hại cho môi trường Theo BLume et al (1998), khẳng định đất là thành phần của môi trường thiên nhiên, của sinh quyển và có mối quan hệ mật thiết với các tài nguyên thiên nhiên khác như nước, thực vật Lê Văn Khoa (2002) cho rằng đất là một vật thể sống động, một “vật mang” của các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất; đất đai có vai trò là môi trường để các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển, địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân huỷ các phế thải hữu cơ và khoáng chất, nơi cư trú cho động vật đất, địa bàn của các công trình xây dựng, là nơi cung cấp nước và lọc nước Nghiên cứu của Vũ Thị Bình (2003) cũng cho rằng đất là tài nguyên không tái tạo, là vật mang của hệ sinh thái Theo Đoàn Công Quỳ (2006), vai trò của đất đai được nhìn nhận là môi trường sống, cơ sở của quá trình sản xuất, hình thành cân bằng sinh thái, kho tàng lưu trữ và cung cấp nguồn nước, không gian của
sự sống, trung gian để bảo tồn, bảo tàng lịch sử và là vật mang sự sống
Đất đai và môi trường có mối quan hệ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau rất rõ nét Các nghiên cứu về quá trình hình thành đất cho thấy yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến quá trình hình thành đất, đến đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất đất Các yếu tố khí hậu như mưa, nắng, biên độ nhiệt , thúc đẩy quá trình phong hoá, tạo thành đất (Trần Đức Hạnh và cs., 1997; Trần Kông Tấu và Lê Thái Bạt, 2000) Theo Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1997), Nguyễn Ngọc Bình
Trang 28(2007) cho rằng trong sử dụng đất phải gắn đất đai với yếu tố khí hậu Các nghiên cứu của Nguyễn Đình Bồng (2007), Tôn Gia Huyên (2002) và nhiều tác giả khác đã đưa ra nhận định rằng điều kiện tự nhiên của đất đai là tồn tại khách quan, việc khai thác, sử dụng đất quyết định vẫn là do con người, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất, điều kiện tự nhiên cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất, còn sử dụng đất như thế nào được quyết định bởi con người và các điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật hiện có
Mặt khác, quá trình khai thác sử dụng đất của con người cũng ảnh hưởng và gây hậu quả đến môi trường Môi trường sẽ chịu tác động xấu nếu chúng ta không tuân thủ theo các tiêu chuẩn, yêu cầu về bảo vệ môi trường Chẳng hạn sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp, thải bừa bãi các chất độc hại ra đất; nước thải và chất thải rắn của các đô thị và khu công nghiệp không được xử lý trước khi thải ra môi trường; ô nhiễm không khí và tiếng ồn của giao thông vận tải, của các khu công nghiệp không được kiểm soát, v.v sẽ gây nhiều hậu quả đối với môi trường Theo SEMLA (2007c), trong Báo cáo tổng hợp các vấn đề lồng ghép đất đai
và môi trường, cho biết “ô nhiễm môi trường đất do sử dụng phân bón hoá học không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp Có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý (K2SO4), (NH4)2SO4, KCl, super phôtphat còn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất làm giảm hoạt tính sinh học của đất và tăng năng suất cây trồng Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất - nước, tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất; hiện nay mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt Nam còn ít, trung bình từ 0,5 - 1,0 kg/ha/năm, tuy nhiên ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất Ô
Trang 29nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt động ở các khu công nghiệp hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây, ví dụ tại cụm công nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao gấp 15 lần tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần”
Theo Báo cáo Môi trường quốc gia 2010 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011) cho thấy nạn phá rừng, khai thác gỗ để lấy đất canh tác dẫn đến mất lớp phủ thực vật diễn ra ở những vùng có địa hình dốc, dẫn đến rửa trôi, xói mòn đất, trong
đó đất thoái hóa và chưa sử dụng ở 4 vùng chịu ảnh hưởng lớn nhất là Trung du Miền núi phía Bắc (chiếm 70%), Bắc trung Bộ (54%), Tây Nguyên (47%), Nam trung Bộ (61%) Suy thoái đất với các hiện tượng thoái hoá đất chủ đạo ở nước ta là xói mòn, rửa trôi, sạt và trượt lở đất Các tỉnh miền núi địa hình dốc và chia cắt mạnh, thung lũng hẹp có nguy cơ cao về xói mòn và trượt lở đất (Hà Giang dao động từ 25 - 200 tấn/ha/năm, Tây Nguyên 33,8 - 150,5 tấn/ha/năm); suy thoái hoá học (mặn hoá, chua hoá, phèn hoá), nước ta có 500.000ha đất nhiễm mặn, 1,9 triệu
ha đất phèn ở ĐBSCL; hiện tượng hoang mạc hoá xuất hiện, hiện nay Việt Nam còn khoảng 9,3 triệu ha liên quan đến tái hoang mạc hóa, chiếm 28% diện tích tự nhiên
Sự suy thoái đất sẽ dẫn đến giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, làm nghèo thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học Đồng thời chúng có tác động ngược lại làm cho quá trình xói mòn, thoái hoá đất diễn ra nhanh hơn Sự tích tụ các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người
Hiến chương đất đai thế giới năm 1992 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc đã chỉ ra rằng trong những tài nguyên chính mà con người
sử dụng có đất, bao hàm cả đất, nước và những đời sống thực vật, động vật gắn liền, vì vậy sử dụng các tài nguyên đó không được dẫn đến sự suy thoái hay phá hoại vì sự tồn tại của loài người, có mối quan hệ chặt chẽ với việc duy trì khả năng sản xuất của chúng
Từ những vấn đề trên, chúng ta có thể kết luận rằng trong quản lý và sử dụng đất phải luôn luôn bảo đảm mối quan hệ hài hoà giữa mục tiêu phát triển kinh
Trang 30tế - xã hội và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững Hay nói cách khác, trong quản lý và sử dụng đất đai phải phát huy tối đa những tác động tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của yếu tố môi trường đối với đất đai và ngược lại Đây là những cơ sở khoa học rất quan trọng đối với việc nghiên cứu mối quan hệ, tác động giữa đất đai và môi trường trong quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường
1.1.3.2 Cơ sở pháp lý
a) Về chủ trương: Nước ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề môi trường ngày càng trở thành các mối quan tâm hàng đầu có tính chất chính trị Thực trạng môi trường ở nước ta cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi, nhất là ở các lưu vực sông, các nhà máy, làng nghề, khu đô thị, khu công nghiệp, v.v… đã trở thành những điểm nóng đòi hỏi phải có chính sách rất cụ thể Nhận thức được thực tế này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường
- Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đã xác định mục tiêu cần đạt được trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là: "Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường của những nơi, những vùng đã
bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế, xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Phấn đấu đến năm 2000 phải đạt được các mục tiêu về bảo vệ môi trường mà Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra" (Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998)
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định
“tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường”, “Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch
Trang 31cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Mọi hoạt động kinh tế được đánh giá bằng hiệu quả tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường, quốc phòng và an ninh” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2001)
- Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX khẳng định “Khai thác, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất; đầu tư mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước”
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường Đầu tư cho bảo
vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững" và “Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên" (Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2004) Thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị, ngày 22 tháng 02 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg, ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định
“coi trọng việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, xử lý tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2006)
Trang 32- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, khẳng định “Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của cán bộ lãnh đạo các cấp
về bảo vệ môi trường Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường Ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng và tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi; xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình, dự án đầu tư Các dự án, công trình đầu tư xây dựng mới bắt buộc phải thực hiện nghiêm các quy định bảo vệ môi trường Quản lý, khai thác hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch Chủ động nghiên cứu, đánh giá, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với nước ta Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu Tích cực tham gia, phối hợp cùng cộng đồng quốc tế hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất Tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng hệ thống dự báo, cảnh báo thiên tai Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống thiên tai trong mỗi người dân, nhất là nhân dân vùng thường xảy ra thiên tai Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các địa phương phải chú ý đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nơi neo đậu tàu thuyền tránh bão, hệ thống thoát lũ, phương tiện liên lạc, cứu hộ, cứu nạn ở vùng thường xuyên bị thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời có các cơ chế, chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xã hội hoá, huy động các nguồn lực phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2011)
- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001 - 2010 và Kế hoạch hành động môi trường Việt Nam 2001 - 2005 khẳng định quan điểm: “Công tác bảo vệ môi trường
là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành " (Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003)
Trang 33- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn dến năm
2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1216/QĐ - TTg ngày
05 tháng 9 năm 2012 đã định hướng “Đưa tiêu chí môi trường vào quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên môi trường” (Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012)
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của BCH TW tại Hội nghị T.Ư 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nêu rõ: “…Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước…” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013)
b) Về pháp lý: Các quy định của Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường và
một số văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta bước đầu đã thể chế hóa chủ trương, chính sách về lồng ghép đất đai và môi trường Ngay từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 được ban hành, pháp luật nước ta đã có quy định yêu cầu chủ các dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục đánh giá tác động môi trường Điều này có nghĩa rằng, các dự án đầu tư có sử dụng đất đai phải làm thủ tục đánh giá tác động môi trường, nhờ đó, các yêu cầu bảo vệ môi trường được cân nhắc, tuân thủ ngay từ giai đoạn xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư
Luật Đất đai năm 2013 đã quy định các nội dung tạo cơ sở pháp lý cho việc lồng ghép đất đai và môi trường Khoản 2, Điều 6, Luật Đất đai năm 2013 quy định việc sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc: “…tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013)
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã cụ thể hoá yêu cầu phát triển bền vững
“là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại, mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005) Luật Bảo vệ môi
Trang 34trường năm 2005 đã có nhiều nội dung cụ thể theo hướng yêu cầu về bảo vệ môi trường phải được lồng ghép vào từng loại hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của con người, chẳng hạn bảo vệ môi trường đối với các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, bảo vệ môi trường làng nghề, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, v.v…
Đối với sử dụng đất, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã quy định:
(i) Dự án quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng đều phải làm thủ tục đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC); (ii) Việc lập các dự án phát triển kinh tế - xã hội, phải đảm bảo thủ tục đánh giá tác động môi trường (ĐTM); (iii) Việc sử dụng đất cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường theo các yêu cầu bảo vệ môi trường (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005)
Nghị định số 29/2011/ NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo
vệ môi trường nêu rõ:
- Đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, diện tích đất 2 vụ lúa: Diện tích từ 5 ha trở lên đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn sóng, rừng đặc dụng; diện tích từ 10 ha trở lên đối với rừng tự nhiên; diện tích từ 50
ha trở lên đối với các loại rừng khác; diện tích từ 3 ha trở lên đối với đất lúa 2 vụ
- Dự án trồng rừng và khai thác rừng: Trồng rừng diện tích từ 1.000 ha trở lên; khai thác rừng diện tích từ 200 ha trở lên đối với rừng trồng, 50 ha trở lên đối với rừng tự nhiên sản xuất và 10 ha trở lên đối với rừng tự nhiên phòng hộ
- Dự án xây dựng vùng trồng cây công nghiệp; vùng trồng rau, hoa tập trung (kể cả các dự án tái canh): Diện tích từ 50 ha trở lên (Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2011)
Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là cơ sở chính trị quan trọng để thực hiện việc lồng ghép đất đai và môi trường ở Việt Nam
Trang 351.2 Cơ sở thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường
1.2.1 Quy hoạch môi trường trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1.1 Quy hoạch môi trường trên thế giới
Theo Trần Hồng Hà và cs (2008), vấn đề lồng ghép các yếu tố môi trường vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng để đảm bảo phát triển bền vững là vấn đề mới mẻ Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về vấn đề này ở nước ta cũng còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu xuất phát điểm của thuật ngữ “quy hoạch môi trường” Thuật ngữ quy hoạch môi trường ra đời vào những năm 70 và phổ biến rộng rãi vào những năm 90 của thế kỷ XX Theo ADB, Mỹ là quốc gia đầu tiên khởi xướng và yêu cầu ĐTM, coi đó là một biện pháp không nhằm thay thế cho quy hoạch thích hợp Các hoạt động môi trường ở Mỹ vào những năm 60 đã có tác động đến các chính phủ trên toàn cầu thực sự chú ý tới các yếu tố môi trường trong quá trình ra quyết định về phát triển Tuy mức độ khác nhau nhưng ít nhất cũng có thể uốn nắn lại những thiếu sót về môi trường trong từng dự án ADB đã soạn thảo hướng dẫn Quy hoạch thống nhất phát triển kinh tế kết hợp với môi trường vùng và Quy trình xây dựng quy hoạch vùng Kể
từ đó, nhiều nước đã hướng vào việc đem lại quy hoạch tốt hơn, bền vững hơn về môi trường và kinh tế”
Cho đến nay vẫn đang tồn tại nhiều quan niệm, phương pháp nghiên cứu khác nhau về vấn đề quy hoạch môi trường “Từ những năm đầu của thập kỷ 70, Susan Buckingham, Hatfield và Bob (1962) cho rằng thuật ngữ quy hoạch môi trường có thể hiểu rất rộng là quá trình hình thành, đánh giá và thực hiện chính sách môi trường John (1984) chỉ ra rằng quy hoạch môi trường là việc khởi thảo và điều hành các hoạt động nhằm hướng dẫn, kiểm soát việc thu nhập, biến đổi, phân bố, và đổ thải một cách phù hợp với các hoạt động của con người sao cho các quá trình tự nhiên, sinh thái và xã hội tổn thất một cách ít nhất Quy hoạch môi trường là sự xác định các mục tiêu mong muốn về kinh tế - xã hội đối với môi trường tự nhiên và tạo ra các chương trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó Theo Alan (1996) trong từ điển về môi trường và phát triển bền vững (Dictionary of Environment and Sustainable Development) cho rằng quy hoạch môi trường là "sự xác định các mục tiêu mong
Trang 36muốn về kinh tế - xã hội đối với môi trường tự nhiên và tạo ra các chương trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó" Những vấn đề trong quy hoạch môi trường thành phố và quy hoạch vùng bao gồm sử dụng đất, giao thông vận tải, lao động, sức khỏe, các trung tâm, thị xã mới, dân số, chính sách của nhà nước về định cư, các vấn
đề nhà ở, công nghiệp, phát triển đô thị, chính sách môi trường đối với quốc gia, vùng
và đô thị, các vấn đề về ô nhiễm và ĐTM” (Trần Hồng Hà và cs., 2008)
Quy hoạch môi trường là một thuật ngữ được hiểu rất rộng, theo Ortolano (1985), quy hoạch môi trường là một công việc hết sức phức tạp và để thực hiện quy hoạch môi trường phải sử dụng kiến thức liên ngành, nội dung quy hoạch môi trường bao gồm sử dụng đất, quản lý chất tồn dư và kỹ thuật ĐTM
Đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi nghiên cứu về quy hoạch phát triển vùng, ADB (1991) nhận định trong quy hoạch nhằm phát triển vùng các thông số môi trường cần được đưa vào quy hoạch ngay từ đầu và sản phẩm cuối cùng là quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng với những cân nhắc cần thiết tới nhu cầu phát triển bền vững bằng cách nhất thể hóa với quản lý tài nguyên và môi trường Cũng theo ADB (1991) tại Báo cáo môi trường số 3 đã điểm lại một số nghiên cứu quy hoạch phát triển môi trường khu vực châu Á, gồm dự án lưu vực hồ Laguna và vùng Palawan (Philippin); dự án lưu vực sông Hàn (Hàn Quốc); dự án vùng Segara Anakan (Indonesia); dự án thung lũng Klang (Malaysia)
Theo Trần Hồng Hà và cs (2008): “Toner (1996) cho rằng quy hoạch môi trường là việc ứng dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên và sức khỏe trong các quyết định về sử dụng đất Malone and Lee (1997) cho rằng để giải quyết những
"xung đột" về môi trường và phát triển cần thiết phải xây dựng hệ thống quy hoạch trên cơ sở những vấn đề môi trường Các tác giả như Anne (1990), Walter (1985), John (1977), Richard (1990) phân tích sâu mối quan hệ giữa quy hoạch môi trường với ĐTM và các yếu tố sinh thái Theo nhóm tác giả, quy hoạch môi trường thực chất
là công tác quy hoạch lồng ghép kinh tế với môi trường (E - c - E) Công tác này phải được thực hiện ở tất cả 5 cấp bậc: từ cấp toàn cầu đến cấp toàn khu vực, cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương”
Trang 37Như vậy, việc lồng ghép nội dung môi trường trong quy hoạch phát triển kinh tế được tiến hành theo cả hai chiều ngang (trong từng cấp) và chiều dọc (theo các cấp) và được thực hiện thông qua quy hoạch môi trường Mặc dù có nhiều cách diễn giải khác nhau về quy hoạch môi trường, nhưng trong những nghiên cứu ứng dụng của nhiều nước trên thế giới vẫn có nhiều điểm chung là trong quy hoạch phát triển phải xem xét các yếu tố tài nguyên và môi trường, các mục tiêu phát triển phải gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường
1.2.1.2 Quy hoạch môi trường ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề lập quy hoạch bảo vệ môi trường và việc lập báo cáo
ĐTM đối với các dự án quy hoạch lãnh thổ và đô thị đã được quy định tại Luật Bảo
vệ Môi trường 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, theo đó vấn đề về môi trường phải được xem như một hợp phần trong quy hoạch phát triển
Theo đánh giá của Trần Hồng Hà và cs (2008), “đến nay hầu như những quy định này còn ít được triển khai thực hiện, mặc dù các thành phố, thị xã và nhiều vùng lãnh thổ đã có quy hoạch phát triển tổng thể được phê duyệt Riêng trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 677/TTg năm 1997 có cân nhắc đến các vấn đề môi trường trong vùng và ngoài vùng” Về quy hoạch môi trường, hiện nay
“mới chỉ có một vài thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường Ngoài ra đã có một số nghiên cứu bước đầu về quy hoạch môi trường đối với vùng Hạ Long - Quảng Ninh, vùng đồng bằng sông Hồng Một số tỉnh như Thái Nguyên, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Ninh Bình, v.v…
đã lập quy hoạch môi trường, xây dựng Chiến lược bảo vệ môi trường cấp tỉnh Nghệ
An đang xây dựng quy hoạch môi trường thành phố Vinh Cục Môi trường đã đầu tư kinh phí để nghiên cứu về quy hoạch môi trường với các đề tài: Nghiên cứu về phương pháp luận quy hoạch môi trường (1998) Quy hoạch môi trường sơ bộ đồng bằng sông Hồng (1999) Dự thảo hướng dẫn quy hoạch môi trường (1999) Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long (1999) Quy hoạch môi trường vùng Đông Nam Bộ gắn với quy hoạch phát triển (2000 - 2003)
Trang 38Dự án quy hoạch môi trường Thị xã Bắc Ninh với sự tài trợ của Canađa (2002 - 2003) đã được thực hiện, ngoài ra còn nhiều dự án môi trường khác
Công tác nghiên cứu khoa học về quy hoạch môi trường, giai đoạn 2001 - 2005 Chương trình cấp nhà nước nghiên cứu về “Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” đã có 2 đề tài về quy hoạch môi trường, đó là “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, mã số KC 08.02” và “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi) mã số KC 08.03” Hai
đề tài này được triển khai với nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu về phương pháp luận quy hoạch môi trường Ngoài ra được sự tài trợ của SEMLA, Bộ TNMT đã triển khai nghiên cứu đề tài khoa học” Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp luận lồng ghép các khía cạnh môi trường vào quy hoạch sử dụng đất, áp dụng thí điểm cho Đảo Phú Quốc” do Trần Hồng Hà và cs thực hiện năm 2008
Nhìn chung, ở Việt Nam cho đến nay quá trình nghiên cứu, xây dựng quy hoạch môi trường các cấp độ khác nhau, chỉ chú trọng đến các yếu tố tài nguyên, hệ sinh thái, chưa đi sâu phân tích các vấn đề về kinh tế, thị trường, văn hoá xã hội và
cơ chế chính sách đầu tư phát triển
1.2.2 Quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở một số nước và tổ chức quốc tế
1.2.2.1 Quy hoạch sử dụng đất với yêu cầu quản lý và bảo vệ môi trường ở Mỹ
Theo nghiên cứu của Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng (2006), Nguyễn Dũng Tiến (2009), quy hoạch sử dụng đất ở Mỹ phải “Nhằm mục tiêu sử dụng đất hiệu quả về tài nguyên đất gắn chặt với vấn đề bảo vệ môi trường, trong quy trình lập và nội dung quy hoạch sử dụng đất của Mỹ đã đặt ra yêu cầu về yếu tố môi trường và quản lý môi trường” (Howard, 2001)
Về yêu cầu bảo vệ và quản lý môi trường, nội dung quy hoạch sử dụng đất ở
Mỹ phải thể hiện các nội dung:
- Mô tả khu vực chú trọng tới các yếu tố (như vị trí địa lý, địa hình…)
Trang 39- Thống kê nồng độ chất ô nhiễm đất và nước
- Phân loại nồng độ chất ô nhiễm đất và nước
- So sánh nồng độ chất ô nhiễm với tiêu chuẩn cho phép
- Thống kê tác động của ô nhiễm đất và nước
- Phân tích nguyên nhân
- Giá thành của quá trình kiểm soát
- Phân tích lợi nhuận mang lại do kiểm tra, kiểm soát môi trường
- Dự đoán cho tương lai nhằm giải quyết ô nhiễm
Như vậy, quy hoạch sử dụng đất của Mỹ không chỉ chú trọng đến hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội mà còn gắn kết chặt chẽ với việc giám sát ô nhiễm và kiểm soát môi trường
1.2.2.2 Quy hoạch sử dụng đất với yêu cầu phát triển bền vững ở Trung Quốc
Theo Lu (2003) công tác quy hoạch sử dụng đất đai của Trung Quốc đã trải qua
3 lần làm quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi toàn quốc Lần 2 (năm 1998), thực hiện theo Luật quản lý đất đai và được quản lý bởi Bộ Đất đai và Tài nguyên; mục tiêu phân vùng sử dụng đất, bảo tồn đất đai, bảo vệ môi trường; lần 3 (năm 2003), thực hiện theo
dự án thử nghiệm tại một số thành phố của Trung Quốc bằng chương trình hợp tác với Canada (CIP) Nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất là thúc đẩy sử dụng hợp lý đất đai; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tăng cường chất lượng môi trường, thúc đẩy sử dụng bền vững; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy sự quản lý tốt
Như vậy mãi đến năm 2003, Trung Quốc mới đặt vấn đề quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu phát triển bền vững Mục tiêu chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn hiện nay đó là:
- Thiết kế sử dụng đất hợp lý, giảm thiểu sự xung đột với các lợi ích kinh tế, xã hội
- Bảo tồn đất canh tác, nước và các tài nguyên thiên nhiên khác, cũng như các di sản văn hóa và tự nhiên
- Đảm bảo và bố trí hợp lý đất sử dụng cho các mục đích công cộng
- Ngăn chặn tình trạng mở rộng đô thị lộn xộn; nâng cao chất lượng sống và bảo vệ tốt môi trường tự nhiên phục vụ cuộc sống của con người
Trang 40- Khai thác và củng cố tài sản đất đai đến mức cần thiết để thúc đẩy hiệu quả kinh tế, tăng cường sự quản lý nhà nước về đất đai
Theo chúng tôi, quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu phát triển bền vững ở Trung Quốc trong giai đoạn này đã quan tâm nhiều đến khai thác kinh tế đất, bảo tồn đất canh tác, giải quyết xung đột xã hội trong bố trí đất đai, nâng cao chất lượng sống và bảo vệ môi trường tự nhiên Đây cũng là những vấn đề mà quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam cần quan tâm, nghiên cứu
1.2.2.3 Quy hoạch sử dụng đất của FAO
Năm 1992, FAO đã đưa ra quan điểm sử dụng đất có hiệu quả, bền vững, đáp ứng tốt những yêu cầu hiện tại và đảm bảo an toàn cho tương lai, chú trọng đến hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, gắn kết với khả năng phát triển bền vững
Theo FAO (1993) và FAO (1997) trong quy hoạch sử dụng đất có nội dung đánh giá mức độ thích nghi của đất đai
Theo Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998), Vũ Thị Bình (2003),phương pháp quy hoạch sử dụng đất của FAO, công tác đánh giá đất được đặc biệt quan tâm, coi đánh giá đất là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất Đánh giá đất theo FAO được thực hiện theo trình tự sau: (1) Xác định mục tiêu; (2) Thu thập tài liệu; (3) Xác định loại sử dụng đất; (4) Xác định các đơn vị đất đai; (5) Đánh giá khả năng thích hợp; (6) Xác định môi trường và kinh tế - xã hội; (7) Xác định loại sử dụng đất thích hợp nhất; (8) Xây dựng quy hoạch sử dụng đất; (9) Ứng dụng đánh giá đất đai
Phương pháp quy hoạch sử dụng đất của FAO đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường Tuy nhiên, quy hoạch sử dụng đất của FAO nội dung chủ yếu thiên về đánh giá thích hợp cho loại hình đất nông nghiệp, chưa có tiêu chí đánh giá phù hợp cho các loại đất phi nông nghiệp, do vậy quy hoạch sử dụng đất bền vững một mặt nên áp dụng những khuyến cáo của FAO, mặt khác cần nghiên cứu các tiêu chí cho loại hình đất phi nông nghiệp Việc áp dụng nội dung trong các bước quy hoạch sử dụng đất của FAO vào các quốc gia phải chỉnh lý và thay đổi cho phù hợp với thực tiễn của từng nước bởi vì quy hoạch sử dụng đất luôn luôn thay đổi theo kiểu sử dụng đất mới và thay đổi