Điều gì nên làm Điều gì không nên làm

Một phần của tài liệu nuôi con khỏe dạy con ngoan (Trang 26 - 28)

Hãy tạo cho trẻ cảm giác trẻ là người đặc biệt. Chúng ta có thể giúp trẻ tự tin hơn bằng cách quan tâm đến mọi việc trẻ làm, khuyến khích trẻ khi chúng đạt được những tiến bộ hoặc thành tựu mới.

Đừng quá chú tâm vào những nhược điểm của trẻ. Khi sự tự tin của trẻ bị suy giảm dù với bất kỳ lý do gì, chúng ta hãy khuyến khích trẻ hướng về những điều tích cực, chẳng hạn như cá tính lạc quan vui vẻ, hoặc óc hài hước của trẻ.

Luôn khuyến khích trẻ tự tin trong mọi tình huống. Hãy sử dụng những lời “có cánh”

để khích lệ lòng tự tin của trẻ, giúp trẻ cố gắng nhiều hơn.

Đừng bao giờ mỉa mai trẻ, cho dù những khó khăn mà trẻ gặp phải thật đơn giản đối với chúng ta. Chúng ta cũng đừng bao giờ áp đặt lên trẻ cách nhìn nhận vấn đề theo cách của riêng chúng ta. Khi trẻ gặp khó khăn, hãy lắng nghe những ưu tưđồng thời xem xét thật nghiêm túc vấn đề mà trẻđang gặp phải, cũng như vỗ về trấn an trẻ, sau đó hãy thảo luận với trẻ về những biện pháp có thể giúp trẻ vượt qua những khó khăn này.

Nên tách những vấn đề khó khăn ra thành từng phần nhỏ để trẻ dễ dàng thực hiện. Trẻ

Không cho trẻ có phản ứng tiêu cực khi gặp bất cứ tình huống khó khăn nào trong

sẽ có nhiều khả năng lấy lại niềm tin “làm

được mi chuyn” khi biết phân chia quá

trình thực hiện một công việc lớn thành nhiều giai đoạn nhỏ hơn. Chẳng hạn việc sắp xếp đồ đạc trong phòng cho gọn gàng có thể được thực hiện dễ dàng hơn nếu trẻ làm lần lượt từng phần một trong những khoảng thời gian khác nhau.

cuộc sống. Vì nếu như trẻ luôn có ý nghĩ hoài nghi về khả năng của bản thân rằng mình sẽ thất bại thì trẻ sẽ nhanh chóng bị thất bại thật sự. Chúng ta cần ngăn cản điều này để trẻ không có những suy nghĩ bi quan như vậy về năng lực của bản thân.

Cần duy trì kỷ luật trong gia đình một cách nhất quán. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng trẻ sẽ tự tin vào bản thân hơn khi cha mẹ đề ra kỷ luật chặt chẽ, thưởng phạt một cách nghiêm minh.

Đừng giải quyết mọi việc thay cho trẻ mà nên giúp trẻ tìm cách giải quyết vấn đề. Hãy thảo luận với trẻ về mọi phương thức để trẻ hiểu mỗi khi trẻ bối rối, không phán đoán được việc nào nên làm việc nào không. Tốt nhất nên giúp trẻ thực hiện từng bước một để đạt kết quả bằng chính khả năng của trẻ.

Để giúp trẻ cảm thấy tự tin thì bản thân cha mẹ cũng phải là người luôn “làm được mi chuyn” (luôn lạc quan). Bởi thái độ của chúng ta sẽ lan truyền sang trẻ rất nhanh. Trẻ sẽ biết cách học hỏi những chiến lược để có thể đương đầu với khó khăn khi quan sát cách cha mẹ xoay xở tích cực trước mọi vấn đề.

Đừng tiết kiệm lời khen đối với trẻ. Việc chúng ta biết nhìn nhận và công nhận giá trị của trẻ sẽ khích lệ trẻ bền chí và càng có thái độ tự tin, quyết tâm hơn khi thực hiện mọi chuyện. Sự khen ngợi của chúng ta còn giúp trẻ nhận ra những thành tựu mà trẻ đã đạt được, mà đôi khi vì một lý do nào đó mà trẻ chưa kịp nhận ra.

Tr 26

Một phần của tài liệu nuôi con khỏe dạy con ngoan (Trang 26 - 28)