1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài Giang Môn Thanh Tra Đất Đai Dành Cho Sinh Viên Quản Lý Đất Đai

85 3,5K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 664,5 KB

Nội dung

Hoạt động thanh tra hành chính do thanh tra bộ, sở tiến hành là một bộphận quan trọng của hoạt động thanh tra công vụ đối với việc chấp hành chínhsách, pháp luật và nhiệm vụ được giao củ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA ĐỊA LÝ-QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

ĐÀO KHANG

BÀI GIẢNG

THANH TRA ĐẤT ĐAI

(DÀNH CHO KHÓA 53 TRỞ ĐI)

2015

Trang 2

MỘT SỐ THỎA THUẬN/QUY ĐỊNH GIỮA ĐÀO KHANG VÀ SV

1 Trách nhiệm của GV:

- Phát ĐC chi tiết: Phát cho SV ở tiết học đầu tiên, SV dựa vào đó để chuẩn bị trước

bài học ở nhà

- Thống nhất với SV về cách gọi tên: Gọi theo số thứ tự trong danh sách

- Thống nhất với SV về điểm chuyên cần, thái độ:

Mỗi SV được cho điểm nền là 7 Dựa vào kết quả học tập trong kỳ học để cộng thêm hay trừ bớt để có điểm chuyến cần, thái độ chính thức.

* SV chưa chuẩn bị bài nếu báo trước sẽ bị 1 dấu trừ (-); nếu không báo mà sau

đó bị phát hiện sẽ bị 2 dấu trừ ( ) Nội dung nào đã được trình bày đầy đủ trong học liệu chính mà SV vẫn hỏi, cũng bị 2 dấu -.

* SV đã chuẩn bị bài, đăng ký câu hỏi yêu cầu giải đáp thì báo để GV ghi lênbảng (số thứ tự và nội dung câu hỏi) Mỗi câu hỏi mà trong học liệu chính chưa giảiđáp đầy đủ sẽ được 1 dấu +

Mỗi SV được hỏi nhiều câu nhưng tối đa chỉ được 2 dấu cộng/buổi học) SVkhông đăng ký mà có câu hỏi thì được giải đáp nhưng không được dấu + SV đăng ký

nhưng không đưa ra câu hỏi sẽ bị 1 dấu - (chưa chuẩn bị nhưng xí chỗ).

SV giải đáp được một câu hỏi ghi trên bảng sẽ được 1 dấu cộng.

SV vắng 1 buổi bị 2-; chậm hoặc vắng có lý do (có xác nhận của bệnh việnhoặc của địa phương) bị 1-

SV có hành vi quấy rối sẽ bị đánh dấu VKL và bị trừ 3 điểm vào điểm nền 7.0

GV chú ý ưu tiên/quan tâm đến những SV có nhiều dấu trừ để tăng cường kiểmtra các kỹ năng (Đây là các biện pháp đối với học sinh Tiểu học nhưng thực tế vẫnphải áp dụng đối với SV)

Mỗi dấu (-) sẽ bị trừ 0,5 điểm, mỗi dấu (+) sẽ được cộng 0,5 điểm Lấy điểm

nền là 7.0 rồi cộng, trừ các các dấu +, - nói trên sẽ cho ra điểm chuyên cần-thái độ chính thức (hệ số 1).

- Thống nhất với SV về điểm giữa kỳ

GV yêu cầu SV chọn 1 đề tài theo chủ đề môn học để tập kỹ năng nghiên cứu

khoa học Gợi ý SV chọn đề tài mà SV sẽ tiếp tục nghiên cứu để trở thành đồ án tốt

nghiệp hoặc đề tài sinh viên NCKH.

2 Trách nhiệm của SV:

- Tự học: SV nghiên cứu bài học từ ở nhà, để đến lớp trao đổi, yêu cầu GV giải đáp

những vấn đề SV cần nắm vững, SV có trách nhiệm xây dựng bài học, tham gia giảiđáp các câu hỏi của người khác

- Tự rèn luyện kỹ năng tự học: SV biến kiến thức của người khác (trong tài liệu) thành

kiến thức của mình (được biên tập lại theo nhận thức của SV)

SV phải có vở tự học: Trang bên phải ghi phần Chuẩn bị bài ở nhà (Biên tập lại kiến thức theo cách hiểu của SV-Như vở Soạn văn ở phổ thông); trang bên trái gồm 2 nội dung: 1.Những vấn đề SV chưa hiểu để đến lớp yêu cầu giải đáp, 2 Kiến thức bổ sung ở lớp (lĩnh hội được ở lớp qua giải đáp của GV, giống như vở Chữa bài tập ở phổ thông).

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Trang 3

Chương trình đào tạo trình độ đại học

Ngành đào tạo: Quản lý đất đai

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

- Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ

- Hướng nghiên cứu chính: Đánh giá - Quy hoạch - Sử dụng đất đai;

Dân tộc - Miền núi; Môi trường - Phát triển bềnvững

- Địa chỉ, điện thoại: Khoa Địa lý, Trường Đại học Vinh;

+ Nắm vững công tác thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai

+ Nắm vững các công tác: Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và Giải quyếttranh chấp về đất đai

- Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng:

+ Biến kiến thức (bất biến) trong tài liệu thành kiến thức (vạn biến) của bảnthân để giải quyết mọi tình huống của thực tế QL đất đai ở môi trường công tác saukhi ra trường

+ Trình bày trước đám đông kiến thức bài học có chính kiến của mình

+ Xử lý các tình huống liên quan đến đất đai theo Luật đất đai 2013

- Thái độ

Yêu thích môn học Tiếp cận Luật đất đai 2013; Chính sách mới, Văn bản hướngdẫn về đất đai

8 Mô tả vắn tắt nội dung môn học

- Một số vấn đề chung về thanh tra và thanh tra đất đai

- Thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

- Giải quyết tranh chấp về đất đai

Trang 4

9 Nội dung chi tiết môn học

TÍN CHỈ 1 THANH TRA VÀ THANH TRA ĐẤT ĐAI

(Lý thuyết: 12 tiết ; Thảo luận: 3 tiết)

tiết

Chương 1 Một số vấn đề chung về thanh tra và thanh tra đất đai

6

1.1 Một số vấn đề chung về thanh tra

1.1.1 Khái niệm về thanh tra, kiểm tra

1.1.2 Hệ thống tổ chức thanh tra

1.1.2.1 Hệ thống thanh tra nhà nước

1.1.2.2 Hệ thống thanh tra nhân dân

1.1.3 Mục đích, đối tượng và thẩm quyền thanh tra, kiểm tra

1.1.3.1 Mục đích, ý nghĩa của thanh tra, kiểm tra

1.1.3.2 Đối tượng thanh tra, kiểm tra

1.1.3.3 Thẩm quyền của thanh tra, kiểm tra

1.1.3.4 Thẩm quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra, quyết định thanh tra1.1.4 Nguyên tắc cơ bản của thanh tra

1.1.4.1 Nguyên tắc phải tuân theo pháp luật

1.1.4.2 Nguyên tắc đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ,kịp thời

1.1.4.3 Nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cánhân là đối tượng thanh tra

1.1.5 Các loại hình thanh tra

1.1.6 Phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra

1.1.6.1 Điều kiện tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra

1.1.6.2 Trình tự các bước tiến hành một cuộc thanh tra

1.2 Tổ chức và hoạt động của thanh tra đất đai

1.2.1 Khái niệm và mục đích, ý nghĩa của thanh tra, kiểm tra đất đai

1.2.1.1 Khái niệm về thanh tra đất đai

1.2.1.2 Mục đích và ý nghĩa của thanh tra, kiểm tra đất đai

1.2.2 Tổ chức hoạt động thanh tra đất đai

1.2.3 Thẩm quyền ra quyết định thanh tra đất đai

1.2.4 Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra đất đai các cấp

1.2.4.1 Trách nhiệm của các cơ quan quản lý đất đai các cấp

1.2.4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra đất đai các cấp

1.2.5 Nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn thanh tra và thanh tra viên đất đai

1.2.6 Quyền và nghĩa vụ của đối tượng bị thanh tra đất đai

1.2.6.1 Quyền của đối tượng thanh tra

1.2.6.2 Nghĩa vụ của đối tượng bị thanh tra

1.3 Những biện pháp tăng cường công tác thanh tra

Chương 2 Thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai

6

2.1 Phạm vi, đối tượng, nội dung và trình tự thanh tra đất đai

2.1.1 Phạm vi của thanh tra đất đai

Trang 5

2.1.2 Đối tượng

2.1.3 Nội dung của thanh tra đất đai

2.1.4 Phương pháp thanh tra đất đai

2.1.5 Trình tự thanh tra đất đai

2.2 Thanh tra việc quản lý về đất đai của UBND các cấp

2.2.1 Mục đích, yêu cầu của thanh tra việc quản lý về đất đai của UBND các cấp2.2.2 Nội dung thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của UBND các cấp

2.3 Thanh tra việc thực hiện pháp Luật Đất đai của các chủ sử dụng đất

2.3.2.2 Thanh tra việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất

2.3.2.3 Thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất

2.3.2.4 Thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ của một số đối tượng cụ thể

2.4.5 Xác định mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính

2.4.6 Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai

2.4.6.1 Thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp

2.4.6.2 Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành về đất đai

2.5 Tình hình thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai từnăm 1993 - 2003

2.6 Kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai theo Quyết định số273/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

2.6.1 Những thành tích đã đạt được

2.6.2 Những yếu kém trong quản lý và sử dụng đất

THẢO LUẬN: Nêu và phân tích một số sự kiện về quản lý sử dụng đất không đúng

mà bạn biết Nếu có thẩm quyền, bạn sẽ giải quyết như thế nào?

3

TÍN CHỈ 2 GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

(Lý thuyết: 12 tiết ; Thảo luận: 3 tiết)

Chương 3 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

6

3.1 Khái niệm về khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện đất đai

3.1.1 Khái niệm khiếu nại về đất đai

3.1.2 Khái niệm về tố cáo đất đai

3.1.3 Khái niệm về khiếu kiện

3.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên khiếu nại, tố cáo, bị khiếu nại, bị tố cáo về đất đai

3.2.1 Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại về đất đai

Trang 6

3.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại về đất đai

3.2.3 Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo về đất đai

3.2.4 Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo về đất đai

3.3 Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai 3.4 Thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

3.4.1 Thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết khiếu nại về đất đai

3.4.2 Thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết tố cáo về đất đai

3.5 Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

3.5.1 Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai

3.5.2 Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo về đất đai

3.6 Trình tự, thủ tục giải quyết một đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai

4.1 Khái niệm về tranh chấp đất đai và ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đai

4.2 Các loại tranh chấp đất đai

4.2.1 Tranh chấp quyền sử dụng đất đai

4.2.2 Tranh chấp quyền quản lý đất đai

4.2.3 Tranh chấp về tài sản trên đất gắn liền với quyền sử dụng đất đai

4.3 Nguyên nhân xảy ra tranh chấp đất đai

4.3.1 Nguyên nhân chủ quan

4.3.2 Nguyên nhân khách quan

4.4 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai

4.4.1 Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhấtquản lý

4.4.2 Đảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

4.4.3 Khuyến khích việc hoà giải các tranh chấp về đất đai

4.4.4 Giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích ổn định tình hình kinh tế, xãhội và phát

triển sản xuất

4.5 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

4.5.1 Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân các cấp (huyện và tỉnh)

4.5.2 Thẩm quyền của Toà án

4.5.3 Thẩm quyền của Chính phủ, Quốc hội

4.6 Những nội dung cơ bản khi tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai

4.6.1 Nguồn gốc và quá trình sử dụng thửa đất tranh chấp

4.6.2 Kết quả thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất

4.6.3 Quá trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại của chính quyền địa phương các cấp4.6.4 Hiện trạng sử dụng đất của nguyên đơn và bị đơn

4.7 Công tác tổ chức hoà giải về tranh chấp đất đai

4.8 Tình hình tranh chấp đất đai ở nước ta trong thời kỳ từ 1993 - 2003

THẢO LUẬN: Vai trò của tranh chấp đất đai trong việc ổn định tình hình an ninh,

kinh tế, xã hội ở địa phương bạn.

10 Học liệu

10.1 Tài liệu chính

Trang 7

Nguyễn Bá Long Tập bài giảng Thanh tra đất đai Trường Đại học Lâm nghiệp

2007

10.2 Tài liệu tham khảo

Mai Xuân Yên Giáo trình Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai ĐH Quốc gia Hà Nội 2003.

Tuần thứ

TÍN CHỈ 1 THANH TRA VÀ THANH TRA ĐẤT ĐAI

(Lý thuyết: 12 tiết ; Thảo luận: 3 tiết)

và thanh tra nhân dân

quyền thanh tra, kiểm tra

- Nguyên tắc cơ bản của thanh tra

- Các loại hình thanh tra

- PP tiến hành một cuộc thanh tra

thanh tra đất đai

- Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của

thanh tra, kiểm tra đất đai

- Tổ chức hoạt động thanh tra đất

đai

- Thẩm quyền ra quyết định

- Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh

tra đất đai các cấp

- Nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn

thanh tra và thanh tra viên đất

đai

- Quyền và nghĩa vụ của đối tượng

bị thanh tra đất đai

1.3 Những biện pháp tăng cường

Đọc 1 (11-19)

- Cơ cấu tổ chức và chứcnăng, quyền hạn của thanhtra, kiểm tra

- Các loại hình thanh tra ởnước ta hiện nay

tra đất đai

- Tổ chức hoạt động vànhiệm vụ, quyền hạn củathanh tra đất đai các cấp

- Bất cập và các biện pháptăng cường công tác thanhtra đất đai ở nước ta

3

Trang 8

công tác thanh tra

2.1 Phạm vi, đối tượng, nội dung

và trình tự thanh tra đất đai

Đọc 1 (11-19)

Câu hỏi:

- Phạm vi, đối tượng, nộidung, thủ tục của thanh trađất đai

- Nội dung thanh tra việcthực hiện pháp Luật Đất đaicủa các chủ sử dụng đất

2.2 Thanh tra việc quản lý về đất

đai của UBND các cấp

- Mục đích, yêu cầu của thanh tra

việc quản lý về đất đai của UBND

các cấp

- Nội dung thanh tra việc quản lý

nhà nước về đất đai của UBND

các cấp

Đọc 1 (19-21)

Hành vi vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực đất đai

2.3 Thanh tra việc thực hiện pháp

Luật Đất đai của các chủ sử dụng

2.6 Kết quả thanh tra, kiểm tra

việc quản lý và sử dụng đất đai

theo Quyết định của Thủ tướng

Chính phủ

Đọc 1 (21-29)

- Thời hiệu xử phạt hànhchính, hình thức xử phạt, cácbiện pháp khắc phục?

- Các nguyên tắc và thẩmquyền xử phạt hành chínhtrong lĩnh vực đất đai

6

Thảo

luận

(3)

Nêu và phân tích một số sự kiện về quản lý sử dụng đất không

đúng mà bạn biết Nếu có thẩm quyền, bạn sẽ giải quyết như thế

Trang 9

tiết)

3.1 Khái niệm về khiếu nại, tố

cáo, khiếu kiện đất đai

3.2 Quyền và nghĩa vụ của các

bên khiếu nại, tố cáo, bị khiếu nại,

bị tố cáo về đất đai

cáo và khiếu kiện về đất đai

- Đối chiếu: Quyền và nghĩa

vụ của người khiếu nại vàngười bị khiếu nại

- Đối chiếu: Quyền và nghĩa

vụ của người tố cáo và người

bị tố cáoTự

3.3 Nguyên tắc giải quyết khiếu

nại, tố cáo trong quản lý và sử

và sử dụng đất đai?

- Thẩm quyền và tráchnhiệm giải quyết khiếu nại

Chương 4 Giải quyết tranh chấp về đất đai

4.1 Khái niệm về tranh chấp đất đai và ý nghĩa của

việc giải quyết tranh chấp đất đai

4.2 Các loại tranh chấp đất đai

So sánh,đối chiếu:

- Tranhchấpquyền sửdụng đấtđai

- Tranhchấpquyềnquản lýđất đai

- Tranhchấp về tàisản trênđất gắnliền vớiquyền sửdụng đấtđai

4.3 Nguyên nhân xảy ra tranh chấp đất đai

- Nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân khách quan

4.4 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai

- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại

diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý

- Đảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử

dụng đất

-Khuyến khích việc hoà giải các tranh chấp về đất đai

- Giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích

ổn định tình hình kinh tế, xã hội và phát triển sản

13

Trang 10

4.5 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

4.6 Những nội dung cơ bản khi tiến hành giải quyết

tranh chấp đất đai

4.7 Công tác tổ chức hoà giải về tranh chấp đất đai

4.8 Tình hình tranh chấp đất đai ở nước ta trong thời

Vai trò của tranh chấp đất đai trong việc ổn định tình hình an ninh,

kinh tế, xã hội ở địa phương bạn

Giải quyết các sự kiện trong 252 câu hỏi theo luật đất đai 2013:

Các tình huống 241-252

15

12 Quy định đối với môn học và yêu cầu của giảng viên

- Dự lớp: Tuân thủ theo quy chế 43 và các quy định đối với hình thức đào tạo

theo tín chỉ, tối thiểu có mặt ở lớp 80% số tiết có trong học phần Số tiết vắng sẽ là mộttrong những căn cứ để giáo viên cho điểm "chuyên cần"

- Thảo luận: Các buổi thảo luận phải có bài chuẩn bị trước từ ở nhà, cuối buổi

nộp lại để giáo viên chấm Điểm của các bài thảo luận là một trong những căn cứ quantrọng để giảng viên cho điểm "chuyên cần"

- Điểm giữa kỳ sẽ lấy từ bài kiểm tra giữa kỳ theo một trong các hình thức: chobài tập về nhà, kiểm tra ở lớp Điểm giữa kỳ là cơ sở để giảng viên lựa chọn SV làmbài tập lớn theo quy chế

- Thi kết thúc học phần: Thi viết 90 phút

- Dụng cụ học tập: Theo yêu cầu cụ thể của giáo viên trong buổi học đầu tiên.

13 Phương thức kiểm tra đánh giá kết quả môn học:

- Theo Quy chế 43 và các quy định đối với hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ:

Trang 11

```Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA ĐẤT ĐAI 1.1 Một số vấn đề chung về thanh tra, kiểm tra

1.1.1 Khái niệm và phân biệt về thanh tra, kiểm tra

1.1.1.1 Khái niệm thanh tra, kiểm tra

Những khái niệm về thanh tra, kiểm tra được sử dụng rộng rãi trong côngtác quản lý nói chung và quản lí nhà nước nói riêng Do các quan điểm và cáchtiếp cận khác nhau mà nhiều người sử dụng chúng theo những mục đích riêngcủa mình

Theo từ điển tiếng Việt, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá,

nhận xét Ví dụ, như kiểm tra sổ sách, kiểm tra sức khoẻ, kiểm tra chất lượng, kiểmtra phương tiện Trên thực tế, hoạt động kiểm tra diễn ra thường xuyên và rộng rãi

Về mặt phương diện đời sống xã hội thì đóng vai trò giúp cho mỗi người điềuchỉnh được hành vi của mình cho phù hợp với mục đích của mình và đáp ứng đượcyêu cầu của cộng đồng, từ đó có thể lý giải được hành vi của mình Về phươngdiện quản lý nhà nước, thì kiểm tra được coi như một nội dung không thể thiếu.Thông qua kiểm tra thì mới biết việc làm đúng, việc làm sai đến đâu so với quyđịnh của nhà nước; biết được các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân thựchiện các quy định của pháp luật, chính sách, kế hoạch, nhiệm vụ của Nhà nước giaocho như thế nào để từ đó có thể tác động, điều chỉnh cho phù hợp với những yêucầu mục đích đặt ra của công tác quản lý nhà nước

Với ý nghĩa và mục đích của kiểm tra như vậy, chúng ta có thể hiểu khái niệm

về kiểm tra như sau:

Kiểm tra là một dạng hoạt động xem xét thực tế về sự kiện, kết quả hoạt động nào đó để rút ra nhận xét, đánh giá và cuối cùng nhằm tác động điều chỉnh hoạt động của con người cho phù hợp với mục đích đặt ra.

Theo từ điển tiếng Việt, thanh tra là điều tra, xem xét để làm rõ sự việc, như cấp

trên về thanh tra cấp dưới

Thanh tra có thể hiểu là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền Nhà nước.Bởi vì khi các cơ quan, tổ chức, cá nhân được trao quyền, nhân danh chủ thể quản

lý nhà nước tiến hành thanh tra, tức là thực hiện kiểm soát, xem xét tận nơi, tạichỗ các đối tượng quản lý để giúp cho hoạt động quản lý đạt được mục tiêu đề ra

Như vậy, thanh tra còn có nghĩa là sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng nhất định.

Do vậy, chúng ta có thể hiểu thanh tra như sau:

Thanh tra là một hoạt động của chủ thể mang thẩm quyền Nhà nước, thực hiện các công việc như kiểm soát, xét tận nơi, tận chỗ các việc làm của một đối tượng nhất định.

1.1.1.2 Phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra

Kiểm tra và thanh tra đều giống nhau ở mục đích, vì đều hướng tới việc phát huynhững nhân tố tích cực; phát hiện, phòng ngừa và xử lý những vi phạm, góp phần

Trang 12

thúc đẩy và hoàn thành nhiệm vụ trong quản lý nhà nước Mặt khác, nó giúp choviệc hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợiích của Nhà nước, tập thể và nhân dân.

Tuy nhiên, hai hoạt động động có sự khác biệt cơ bản về mức độ thực hiện vàcách thức xem xét Cụ thể sự khác nhau đó là:

- Khác nhau về nội dung:

+ Nội dung kiểm tra thường dễ thấy, dễ xác định;

+ Nội dung thanh tra thường đa dạng, phức tạp, không chỉ tìm ra cái sai

mà còn xác định các nguyên nhân để phân xử và tìm ra những giải pháp khắc phục.

- Khác nhau về chủ thể:

+ Chủ thể của thanh tra trước hết là tổ chức thanh tra chuyên nghiệp của Nhànước hoặc khi cần thiết thì có thể thành lập đoàn thanh tra để thực hiện quyềnthanh tra theo thẩm quyền quản lý được pháp luật quy định;

+ Chủ thể của kiểm tra mang tính phổ biến hơn, rộng hơn Bởi vì, tổ chức hoạtđộng kiểm tra thì bất kể cơ quan, đoàn thể nào, cơ quan nhà nước hoặc khôngphải Nhà nước cũng

có thể tiến hành được

- Khác nhau về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

+ Hoạt động thanh tra đòi hỏi thanh tra viên phải có nghiệp vụ giỏi, có trình độ,

am hiểu về kinh tế, xã hội, có năng lực nhằm mục đích đáp ứng được các yêucầu công việc như: thu thập thông tin, chứng cứ, xác minh, đối chiếu, phân tích,đánh giá tình hình để đi đến kết luận chính xác khách quan

+ Còn yêu cầu của hoạt động kiểm tra ít phức tạp hơn, mang tính rộngkhắp, quần chúng, vì vậy nghiệp vụ không nhất thiết đòi hỏi cao như đối vớithanh tra

- Khác nhau về phạm vi hoạt động:

+ Phạm vi hoạt động kiểm tra thường theo bề rộng, liên tục, ở khắp nơi

với nhiều hình thức phong phú, mang tính quần chúng

+ Phạm vi hoạt động của thanh tra hẹp hơn kiểm tra, có tính chọn lọc.

- Khác nhau về thời gian tiến hành:

+ Thời gian cho thanh tra thường kéo dài hơn;

+ Thời gian cho kiểm tra thường nhanh chóng hơn

1.1.1.3 Mối quan hệ qua lại giữa thanh tra và kiểm tra

Thực tế sự phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra mang tính tương đối, bởi

lẽ khi tiến hành một cuộc thanh tra thì phải thực hiện công việc kiểm tra Ngượclại, trong một số trường hợp tiến hành kiểm tra để làm rõ vụ việc và từ đó lựachọn nội dung thanh tra cho phù hợp

Như vậy, Thanh tra và kiểm tra là hai khái niệm khác nhau, nhưng có

liên quan mật thiết với nhau Vì thế, cặp từ thanh tra và kiểm tra thường đi liềnvới nhau khi tiến hành xem xét từng lĩnh vực cụ thể

Trong phạm vi và tính chất của môn học thì thanh tra – kiểm tra mang tính chấtnghiệp vụ Thanh tra – kiểm tra đất đai nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhànước nói chung và quản lý hành chính nhà nước về đất đai nói riêng

1.1.2 Hệ thống tổ chức thanh tra

Trang 13

1.1.2.1 Hệ thống thanh tra nhà nước

Hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước là tổ chức trong bộ máy quản lý nhà nước,bao gồm nhiều đơn vị theo một hệ thống từ trung ương đến địa phương và các bộngành Các cơ quan, đơn vị trong hệ thống đó có một mối quan hệ chặt chẽ vớinhau theo nguyên tắc nhất định

Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của các cơ quan quản

lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan,

tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quyđịnh theo luật này và các quy định khác của pháp luật (Luật Thanh tra 2004).Thanh tra nhà nước ở nước ta hiện gồm thanh tra theo cấp hành chính (còn gọi

là thanh tra hành chính) và thanh tra chuyên ngành

- Thanh tra hành chính: "Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của

cơ quan quản lý nhà nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách,pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trựctiếp" như Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, cơquan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và cấp huyện, đội ngũ cán bộ, côngchức tại các bộ, sở

Đối tượng của thanh tra hành chính là cơ quan hành chính và công chức

Nhà nước cấp dưới trực tiếp, mục tiêu là nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của cơ quan hành chính và đội ngũ công chức.

Hoạt động thanh tra hành chính do thanh tra bộ, sở tiến hành là một bộphận quan trọng của hoạt động thanh tra công vụ đối với việc chấp hành chínhsách, pháp luật và nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ, công chức tại các bộ,sở; thể hiện sự kiểm tra, giám sát của cấp trên đối với cấp dưới trong hệ thống

cơ quan quản lý nhà nước

- Thanh tra chuyên ngành

Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhànước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hànhpháp luật, những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành,lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý

Mục tiêu của thanh tra chuyên ngành là đảm bảo cho các quy định của pháp luật,nhất là những quy định chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý chuyên ngànhđược chấp hành nghiêm túc

Đối tượng của thanh tra chuyên ngành là mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân

mà hoạt động trong lĩnh vực quản lý của bộ, ngành, tức là mọi đối tượng màhành vi, hoạt động của đối tượng đó thuộc phạm vi quản lý của ngành và lĩnhvực đó Ví dụ Thanh tra chuyên ngành đất đai của tỉnh Hà Tây có thể thanh traviệc quản lý, sử dụng đất của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trên địa bàntỉnh, dù là cơ quan của Hà Tây, hay cơ quan trung ương, cơ quan hành chính hay

tư pháp, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước

Quyền hạn

Quyền hạn nổi bật nhất của thanh tra chuyên ngành là xử phạt vi phạm

hành chính, là điểm khác biệt so với thanh tra hành chính nhà nước

Việc phân loại trên là vấn đề vô cùng quan trọng và có thể coi đó là điểmmới nổi bật trong Luật Thanh tra 2004 so với Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 Sự

Trang 14

phân định này không chỉ ở khái niệm mà xuyên suốt toàn bộ nội dung của luật.

Đó là sự khác nhau về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các loại hình thanh tranhà nước, là bước tiến cơ bản trong quy định về các cơ quan thanh tra theo cấphành chính, với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là thành việc thực thi công vụ củacác cơ quan hành chính Nhà nước các cấp

Tại Điều 15, 18, 21 Luật Thanh tra 2004 vẫn giao cho thanh tra hànhchính các cấp nhiệm vụ thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng hoặc Chủ tịchUBND cấp tỉnh, huyện giao cho, nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của hệ thốngthanh tra vẫn là thanh tra việc thực thi công vụ của bộ máy hành chính Nhànước, vì nó gắn liền với công cuộc cải cách nền hành chính mà Đảng và Nhànước ta đang tiến hành Một vấn đề lớn đặt ra trong công cuộc cải cách hànhchính là Thủ tướng và Chủ tịch UBND các cấp cần có một công cụ thanh trahữu hiệu để xem xét việc thực thi công vụ của các cơ quan hành chính, của độingũ công chức hành chính trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệmvụ; từng bước hình thành một hệ thống thanh tra công vụ đối với nền hành chínhnhà nước, để bảo đảm nền hành chính nhà nước thực sự là một bộ máy phục vụcho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong các hoạt động sảnxuất, kinh doanh, văn hoá, xã hội, góp phần tạo ra môi trường làm ăn sinh sốngthuận lợi cho nhân dân, tạo thêm động lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đấtnước

Tại các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lýnhà nước theo ngành, lĩnh vực, những Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nướctheo uỷ quyền của UBND cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật sẽ thành lậpcác cơ quan thanh tra vừa có chức năng thanh tra hành chính vừa có chức năngthanh tra chuyên ngành (thanh tra bộ, thanh tra sở)

Hoạt động

+ Trên cơ sở phân định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ cùng với việc làm rõ

đặc thù của hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, LuậtThanh tra 2004 đã quy định cụ thể phù hợp với tính chất hoạt động của mỗi loạihình thanh tra: từ việc ra quyết định thanh tra đến việc thực hiện các nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể trong quá trình tiến hành thanh tra và cả những quy định vềtiêu chuẩn thanh tra viên cũng có sự phân biệt khá rõ giữa thanh tra hành chính

và thanh tra chuyên ngành

+ Thanh tra hành chính còn có nhiệm vụ quan trọng là phòng ngừa và đấu tranhchống tham nhũng, để qua đó Nhà nước có những giải pháp thích hợp đấu tranhvới quốc nạn này, đặc biệt là khi nước ta đã tham gia ký kết Công ước quốc tếcủa Liên hợp quốc về đấu tranh chống tham nhũng Cho nên, ngoài nhữngnhiệm vụ có tính chất truyền thống về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tốcáo, Luật Thanh tra quy định phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng nhưmột trong những nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức thanh tra nhà nước

Những đổi mới về tổ chức, hoạt động, đặc biệt là sự phân định chức năng, nhiệm

vụ quyền hạn giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành là những biểuhiện nổi bật của sự đổi mới so với Pháp lệnh thanh tra năm 1990 Đánh dấu mộtbước tiến mạnh mẽ trong quá trình hoàn thiện pháp luật về thanh tra

a Hệ thống thanh tra nhà nước theo cấp hành chính

Trang 15

Cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính gồm:

- Thanh tra Chính phủ;

- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Thanh tra huyện, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

Chức năng thanh tra nhà nước ở xã phường, thị trấn được giao cho UBND cùngcấp đảm nhận

Thanh tra theo cấp hành chính thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính

b Hệ thống thanh tra nhà nước theo chuyên ngành

Cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành và theo lĩnh vực gồm:

- Thanh tra bộ: Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là thanh trabộ), Thanh tra bộ có thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành;

- Thanh tra cấp Sở: thanh tra của cơ quan chuyên môn có chức năng quản

lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực

Những năm gần đây, tổ chức thanh tra cũng đa dạng, có Bộ có thanh tra chuyênngành do Thanh tra bộ đảm nhiệm (Bộ Y tế, Bộ Văn hoá - Thông tin) và đã đảmbảo được tính tập trung thống nhất Một số bộ thành lập tổ chức thanh tra chuyênngành độc lập với thanh tra bộ và không có sự ràng buộc về tổ chức cũng như chỉđạo, điều hành như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động – Thương binh xã hội

Có bộ thành lập thanh tra chuyên ngành nhưng chịu sự chỉ đạo của thanh tra bộ,như là một bộ phận của thanh tra bộ như Bộ Khoa học và Công nghệ

Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra theo ngành, lĩnh vực chủ yếu thựchiện chức năng thanh tra chuyên ngành

1.1.2.2 Hệ thống thanh tra nhân dân

Tổ chức thanh tra nhân dân hình thành và phát triển từ năm 1976, đến pháplệnh TT/1991 đã xác định rõ hơn vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mốiquan hệ chỉ đạo của tổ chức thanh ra nhân dân, đảm bảo cho tổ chức này là củadân, do dân, vì dân

Theo Nghị định số 241/1991/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 5/8/1991

về quy định tổ chức hoạt động của các ban ngành thanh tra nhân dân, tổ chứcthanh tra nhân dân là tổ chức thanh tra của quần chúng được thiết lập như sau:

- Thanh tra ở đơn vị xã, phường, thị trấn (gọi là cấp xã)

- Thanh tra ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tranhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại,

tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân cótrách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanhnghiệp nhà nước (Khoản 4, Điều 4 Luật Thanh tra 2004)

Như vậy, mục đích của thanh tra nhân dân là nhằm đảm bảo quyền giámsát kiểm tra của quần chúng đối với mọi tổ chức, cá nhân trong việc thực hiệnchính chính sách pháp luật của nhà nước ở phạm vi xã

Các uỷ viên trong ban thanh tra nhân dân do Hội nghị nhân dân bầu ra (ở xã,phường) và do đại hội công nhân viên chức bầu ra (các cơ quan, đơn vị)

Thực chất là một hoạt động giám sát của quần chúng lao động ở cơ sở (xã,phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước), là biểu hiện cụ thểcủa dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Luật Thanh tra hiện hành tiếp tục

Trang 16

ghi nhận và quy định cụ thể hơn, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra nhândân có hiệu quả Nội dung của Thanh tra nhân dân được quy định rõ hơn so vớiPháp lệnh thanh tra 1990, cụ thể:

+ Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật;

+ Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;

+ Giám sát việc thực hiện cơ chế dân chủ ở cơ sở

Đối tượng giám sát là cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chứ không phải

mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức như trước kia Tính chất của hoạt động thanh tra

nhân dân là giám sát, cho nên nội dung giám sát và đối tượng giám sát thể hiện

đúng bản chất của thanh tra nhân dân là hoạt động giám sát của quần chúng,giám sát, kiểm tra "từ dưới lên" Vì thế, về cơ bản Thanh tra nhân dân khôngtiến hành thanh tra, kiểm tra như các tổ chức thanh tra nhà nước, mà chủ yếu làtheo dõi việc thực hiện chính sách, pháp luật để phát hiện vi phạm và kiến nghị

cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền làm rõ và xử lý Tên gọi Thanh tranhân dân là tên gọi truyền thống mà không phản ánh nội dung hoạt động của nó.Hoạt động thanh tra của nhân dân phải do Ban thanh tra nhân dân thực hiện Banthanh tra nhân dân là tổ chức được lập theo đúng quy định của pháp luật về trình

tự, thủ tục bầu, số lượng, tiêu chuẩn

Luật Thanh tra 2004 không quy định việc thanh tra nhà nước hướng dẫn nghiệp

vụ cho Thanh tra nhân dân Hoạt động thanh tra khác với hoạt động giám sát, vànghiệp vụ giám sát cũng khác với nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra Để đảm bảođúng tích chất của giám sát nhân dân, Luật Thanh tra quy định Mặt trận tổ quốcViệt Nam và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạtđộng của các Ban thanh tra nhân dân

1.1.3 Mục đích, đối tượng và thẩm quyền thanh tra, kiểm tra

1.1.3.1 Mục đích, ý nghĩa của thanh tra, kiểm tra

Mục đích của hoạt động thanh tra nhằm:

- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;

- Phát hiện các cơ sở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiếnnghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phát huynhân tố tích cực;

- Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệlợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật là mục tiêuchủ yếu, trực tiếp của hoạt động thanh tra, kiểm tra Thanh tra, kiểm tra là hoạtđộng thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cho các quyếtđịnh quản lý được chấp hành, đảm bảo mọi hoạt động của cơ quan tổ chức, cánhân tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Chính tính chất thường xuyêncủa hoạt động thanh tra đã có tác dụng phòng ngừa các vi phạm pháp luật Bởi

vì, các cuộc thanh tra thường chỉ rõ sai phạm, lệch lạc cần phải chấn chỉnh tronghoạt động của các đối tượng thanh tra, kể cả những việc chưa xảy ra nhưng đang

có nguy cơ hoặc dấu hiệu của sự sai phạm Hoạt động thanh tra, kiểm tra nhắcnhở các cơ quan, tổ chức và cá nhân thường xuyên cân nhắc, tự kiểm tra việclàm của mình để tránh khỏi những vi phạm Hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng

có tính chất răn đe đối với những người có ý định vi phạm pháp luật Tóm lại,

Trang 17

phòng ngừa là một trong những mục đích quan trọng nhất của công tác thanhtra, kiểm tra và điều này đã được chứng minh qua thực tiễn Bác Hồ đã từng nói:

“kiểm soát khéo bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm soát khéo về sau khuyết điểm nhất định sẽ bớt đi”.

Thanh tra giúp phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách,pháp luật để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắcphục và phát huy nhân tố tích cực Qua đó giúp cho cơ quan nhà nước bổ sunghoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, vàtăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơquan, tổ chức, cá nhân

1.1.3.2 Đối tượng thanh tra, kiểm tra

Thanh tra, kiểm tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, vìvậy đối tượng của quản lý đồng thời cũng là đối tượng của thanh tra, kiểm tra,hay quản lý đến đâu thì thanh tra, kiểm tra đến đó Đối tượng thanh tra, kiểm tragồm :

- Các cơ quan bộ, ngành, UBND các cấp, các sở ban, ngành, đơn vị sự nghhệp,doanh nghiệp nhà nước (các cơ quan quản lý nhà nước);

- Các cán bộ công chức, viên chức thuộc các cơ quan trên;

- Các tổ chức cá nhân

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chủ thể quản lý tác động đến đối tượng thườngxuyên, liên tục bằng các quy định, các quyết định, còn tác động của thanh trađến đối tượng bằng cách xem xét, đánh giá và kết luận

1.1.3.3 Thẩm quyền của thanh tra, kiểm tra

Theo Luật Thanh tra 2004 đã đổi tên gọi Thanh tra nhà nước ở trung ươngthành Thanh tra Chính phủ Cơ cấu tổ chức và chức năng, quyền hạn thanh tra cáccấp như sau:

a Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính

- Thanh tra Chính phủ

Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trướcChính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ

Thanh tra Chính phủ gồm Tổng thanh tra, Phó tổng thanh tra và thanh tra viên.Tổng thanh tra là thành viên của Chính phủ, do Thủ tướng Chính phủ đề nghịQuốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổngthanh tra chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ về công tácthanh tra

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra Chính phủ do Chính phủ quy định.Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ được quy định theo Điều 15, nhiệm

vụ, quyền hạn của Tổng thanh tra được quy định theo Điều 16, Luật Thanh tra2004

- Thanh tra tỉnh

Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, có trách nhiệm giúpUBND cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND cấptỉnh

Trang 18

+ Cơ cấu tổ chức gồm: Chính thanh tra, Phó chánh thanh tra và Thanh tra viên.Chánh thanh tra tỉnh do Chủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức sau khi thống nhất với Tổng thanh tra.

+ Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉđạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra tỉnh được quy định tại Điều 18, nhiệm vụ

và quyền hạn của Chánh thanh tra tỉnh được quy định tại Điều 19, Luật Thanh tra2004

- Thanh tra huyện

Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có tráchnhiệm giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước củaUBND cấp huyện (Điều 20, Luật Thanh tra 2004)

+ Cơ cấu tổ chức gồm: Chính thanh tra, Phó chánh thanh tra và Thanh tra viên.Chánh thanh tra huyện do Chủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức sau khi thống nhất với Chánh thanh tra cấp tỉnh

+ Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉđạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra cấp tỉnh

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra huyện được quy định tại Điều 21,nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh thanh tra huyện được quy định tại Điều 22,Luật Thanh tra 2004

b Cơ quan thanh tra theo ngành

- Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ)

Thanh tra bộ gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, là cơ quan

thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đượcthành lập cơ quan thanh tra Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanhtra của cơ quan

thuộc Chính phủ được áp dụng như đối với Thanh tra bộ

+ Theo Điều 24, Luật Thanh tra 2004, Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, có tráchnhiệm giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vựcthuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ

+ Cơ cấu tổ chức gồm: Chánh thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức sau khi thống nhất với Tổng thanh tra

+ Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng, đồng thời chịu sự chỉđạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra bộ được quy định tại Điều 25, nhiệm vụ

và quyền hạn của Chánh thanh tra bộ được quy định tại Điều 26, Luật Thanh tra2004

- Thanh tra sở

+ Theo Điều 27, Luật Thanh tra 2004, Thanh tra sở là cơ quan của sở, có tráchnhiệm giúp Giám đốc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính vàthanh tra chuyên

ngành trong trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc sở

Trang 19

+ Cơ cấu tổ chức gồm: Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra, Thanh tra viên.Chánh thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khithống nhất với Chánh thanh tra cấp tỉnh.

+ Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc sở, đồng thời chịu sựhướng dẫn về công tác và nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra cấp tỉnh,

về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra cấp bộ

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra sở được quy định tại Điều 28, nhiệm vụ

và quyền hạn của Chánh thanh tra sở được quy định tại Điều 29, Luật Thanh tra2004

1.1.3.4 Thẩm quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra, quyết định thanh tra

- Thanh tra hành chính: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh

và huyện, Giám đốc Sở phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra của năm sau doTổng thanh tra, Chánh thanh tra cùng cấp trình chậm nhất vào ngày 31 tháng 12của năm trước, quyết định thanh tra theo đề nghị của Tổng thanh tra, Chánh thanhtra cùng cấp

- Thanh tra chuyên ngành: Bộ trưởng, Giám đốc Sở có trách nhiệm phê duyệtchương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành, quyết định việc thanh tra doChánh thanh tra cùng cấp trình

1.1.4 Nguyên tắc cơ bản của thanh tra

1.1.4.1 Nguyên tắc phải tuân theo pháp luật

- Là nguyên tắc chủ yếu, có tính chất chủ đạo trong hoạt động thanh tra;

- Là căn cứ quan trọng trong quá trình tiến hành một cuộc thanh tra nói riêng vàhoạt động thanh tra nói chung

Pháp lệnh thanh tra 1990 quy định "thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ

quan quản lý" Điều đó có thể hiểu hoạt động thanh tra luôn gắn bó và phụ thuộcvào cơ quan quản lý, không độc lập hoàn toàn Đó là điều bất hợp lý, cụ thể:+ Về tổ chức: Tổ chức thanh tra nhà nước thực hiện theo chế độ "song trùng"lãnh đạo, vừa chịu sự lãnh đạo của Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước,vừa chịu sự chỉ đạo của cơ quan thanh tra cấp trên về công tác, tổ chức, nghiệpvụ

+ Về hoạt động: Chương trình công tác của Thanh tra bộ, thanh tra tỉnh vừa căn

cứ vào chương trình chung của thanh tra nhà nước vừa thể hiện sự chỉ đạo của

Bộ trưởng và Chủ tịch UBND cấp tỉnh Trong quá trình thực hiện thanh tra,trưởng đoàn thanh tra chịu sự chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra, kể cảkết luận thanh tra trước khi ký chính thức cũng cần báo cáo người ra quyết địnhthanh tra

Mặc dù chỉ thay đổi một từ "Phải" nhưng làm thay đổi hoàn toàn nội dung

nguyên tắc này Nó xuất phát từ một cách tiếp cận mới, một nhận thức mới vềhoạt động của cơ quan thanh tra cũng như về hoạt động của bộ máy Nhà nướcnói chung theo nguyên tắc định hướng xây dựng một nhà nước pháp quyềnXHCN

Nguyên tắc hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật bao gồm từ việc raquyết định thanh tra, tiến hành thanh tra, ra kết luận thanh tra đến việc xử lý kếtluận thanh tra đều phải thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục do

Trang 20

pháp luật quy định, không được tuỳ tiện, không được xuất phát từ ý kiến chủquan của cơ quan và chức danh quản lý.

1.1.4.2 Nguyên tắc đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời

- Chính xác: các thông tin, nhận xét, đánh giá phải chính xác, đúng với thực tế,không được sai lệch Các cán bộ thanh tra phải kiểm tra, xác minh, đối chiếugiữa các đối tượng, giữa các nguồn thông tin khác nhau để chắt lọc thông tinchính xác, phản ánh đúng bản chất và thực tế

- Khách quan: không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của con người hay yếu tốbền ngoài nào, nhất là yếu tố quyền lực Mục đích là nhằm đảm bảo cho cácquyền thanh tra được thực hiện một cách đúng đắn, tránh tuỳ tiện, duy ý chí, dẫnđến vi phạm pháp luật hoặc gây tâm lý không tốt cho đối tượng, sẽ ảnh hưởngđến quá trình thực hiện nhiệm vụ của đoàn thanh tra Để thực hiện tốt nguyêntắc này, đòi hỏi thanh tra viên phải có trình độ hiểu biết nhất định, nhất là nghiệp

vụ thanh tra, nắm vững pháp luật, phải nắm được mục đích, yêu cầu, nội dungcủa cuộc thanh tra Trong quá trình thanh tra thì phải điều tra, ghi chép thông tin

từ hai chiều

- Trung thực: Các thanh tra phải nghiêm túc, thẳng thắn thực hiện đúng theonhiệm vụ, chức trách và quy định pháp luật, không thiên vị, không lạm dụngquyền hạn để bao biện, chữa tội cho đối tượng phải chịu trách nhiệm trước phápluật về hành vi, quyết định của mình

- Công khai: Đây là nguyên tắc đảm bảo tính hợp pháp của công tác thanh tra,

và là phương thức thực hiện dân chủ của quần chúng nhân dân Công khai còn

có tác dụng ngăn ngừa, giáo dục, tạo thành dư luận xã hội, lên án những hành vi

vi phạm, biểu dương những việc làm tốt, giúp người dân tin tưởng vào pháp luật

và chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta Đây là nguyêntắc có tính chất giáo dục, thuyết phục, động viên quần chúng tích cực tham gia,giám sát, phát hiện, đấu tranh với những sai trái, tiêu cực, góp phần nâng caohiệu quả công tác thanh tra

Công khai có thể thực hiện bằng nhiều hình thức Tuỳ theo từng trường hợp cụthể mà chọn hình thức thích hợp, như nội dung nào thì cần công khai rộng rãi,nội dung nào chỉ thông báo trong phạm vi hẹp, hay có nội dung công khai từ đầu(ra quyết định thanh tra), nhưng có nội dung kết thúc mới công bố (kết luậnthanh tra)

- Dân chủ: tôn trọng các quyền của đối tượng thanh tra, tiếp thu ý kiến đónggóp, kiến nghị và những thông tin phản hồi khác từ đối tượng

- Kịp thời: Khi có vấn đề cần khẩn trương tiến hành, giải quyết nhanh chóng.Điều 12 Luật Thanh tra 2004 quy định các hành vi nghiêm cấm trong hoạt độngthanh tra:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sáchnhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra;

- Thanh tra vượt quá thẩm quyền, phạm vi, nội dung trong quyết định thanh tra;

- Cố ý kết luận sai sự thật, quyết định, xử lý trái pháp luật, bao che cho người cóhành vi vi phạm pháp luật;

Trang 21

- Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khichưa có kết luận chính thức;

- Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, thủtiêu tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra;

- Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập người làm nghiệp vụ thanh tra,người cung cấp thông tin, tài liệu cho hoạt động thanh tra; gây khó khăn chohoạt động thanh tra;

- Cai thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra;

- Các hành vi khác bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra theo quy định củapháp luật

1.1.4.3 Nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra

Đây là nguyên tắc thể hiện mối quan tâm về đảm bảo tính pháp chế và hiệu quảcủa công tác thanh tra Hoạt động thanh tra thể hiện quyền lực của Nhà nước vàmối quan hệ với xã hội Nhìn một cách tổng quát, mục đích cuối cùng của hoạtđộng thanh tra là góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định và lành mạnh Chính

vì lẽ đó, nó không được làm cản trở hoạt động bình thường, hợp pháp của cácthành viên trong xã hội Đây thực sự là một nguyên tắc thể hiện quan niệm mới

về vai trò và mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội trong một nhà nước phápquyền và dân chủ Nhà nước là bộ máy quản lý xã hội, nhưng không phải phục

vụ xã hội Nhà nước đảm bảo cho các thành viên trong xã hội thực hiện đầy đủquyền và lợi ích hợp pháp của mình như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà phápluật quy định Nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng, hoạt động bình thường của đốitượng thanh tra là hoạt động nằm trong khuôn khổ pháp luật, theo pháp luật.Những hành vi hay biểu hiện vi phạm pháp luật, những hiện tượng "không bìnhthường" mà thanh tra phát hiện sẽ phải được ngăn chặn và xử lý kịp thời

1.1.5 Các loại hình thanh tra

- Phân loại theo đối tượng thanh tra:

+ Thanh tra hành chính Nhà nước;

+ Thanh tra chuyên ngành

- Phân loại theo tính kế hoạch thì có 2 loại hình thanh tra

+ Thanh tra theo chương trình kế hoạch: là loại hình thanh tra theo kế hoạch đãxây dựng, có tính chất chủ động, thường xuyên;

+ Thanh tra đột xuất: là loại hình thanh tra được tiến hành bất ngờ, không theo kếhoạch, như khi có sự việc cấp bách nảy sinh và cần điều tra, xem xét, kết luậnchính xác trong một thời gian ngắn nhằm đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của côngtác lãnh đạo

- Phân loại theo quy mô, phạm vi:

+ Thanh tra diện rộng;

+ Thanh tra diện hẹp

- Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ thì có 2 hình thức thanh tra là:

+ Thanh tra kinh tế - xã hội

Đây là loại hình thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, nhiệm vụ,

kế hoạch của Nhà nước trong phạm vi quản lý nhà nước Đây là cuộc thanh tra doxuất phát từ yêu cầu trong công tác chỉ đạo, điều hành quản lý Mục đích của loại

Trang 22

hình thanh tra này là: phòng ngừa, chấn chỉnh, xử lý vi phạm trong vịêc chấp hànhpháp luật, chính sách, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của một ngành, một lĩnh vực,một địa phương, một đơn vị; xem xét, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi một hoặc một

số cơ chế, chính sách quản lý

+ Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thông thường được các cơ quan quản lý cóthẩm quyền và giải quyết bằng việc kiểm tra, phân tích tình hình để có biện phápgiải quyết Tuy nhiên, có những đơn thư khiếu nại, tố cáo có nhiều tình tiết phứctạp hoặc xảy ra trên diện rộng và phải tiến hành một cuộc thanh tra mới có đủthẩm quyền, căn cứ để kết luận sự việc Vì thế, nó được gọi là thanh tra giảiquyết khiếu nại, tố cáo

1.1.6 Phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra

1.1.6.1 Điều kiện tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra

- Phải có quyết định thanh tra của cấp có thẩm quyền:

+ Quyết định thanh tra phải được Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ban hành;

+ Nội dung trong quyết định đó không vượt quá thẩm quyền mà pháp luậtquy định cho tổ chức thanh tra được phép tiến hành thanh tra;

+ Văn bản thanh tra trình bày đúng với thể thức quy định: chữ ký, đóng dấu, sốvăn bản, địa danh, ngày tháng năm ban hành; ghi lý do cần thanh tra, căn cứ raquyết định thanh tra, người có thẩm quyền thực hiện thanh tra, thời hạn tiếnhành, người có trách nhiệm thi hành quyết định thanh tra

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra đối từng hình thức thanh tra như sau:

+ Thẩm quyền ban hành quyết định Thanh tra hành chính: là Thủ trưởng

cơ quan Thanh tra, khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý hànhchính nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra (Điều 36,Luật Thanh tra);

+ Thẩm quyền ban hành quyết định Thanh tra chuyên ngành: là Chánhthanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoànthanh tra để thực hiện quyết định thanh tra được phân công hoặc phân côngthanh tra viên chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ thanh tra Khi xét thấy cầnthiết, Bộ trưởng, Giám đốc Sở ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanhtra Trong quyết định thanh tra phải có các nội dung theo quy định tại Điều 37của Luật Thanh tra

Trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra là phải thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ được giao, giải quyết kịp thời việc thực hiện các kết luận, kiến nghị quyết định xử lý của đoàn

thanh tra hoặc thanh tra viên

- Phải đảm bảo các yếu tố về lực lượng, kinh phí, phương tiện, vật chất kỹ thuật

để tiến hành thanh tra:

+ Việc đảm bảo các yếu tố về lực lượng, kinh phí, phương tiện, vật chất kỹ thuật

để tiến hành thanh tra do người ban hành quyết định thanh tra phê duyệt;

+ Về lực lượng: bao gồm đủ lực lượng, cơ cấu trưởng đoàn, đoàn viên thực hiệntheo quy định của pháp luật Trưởng đoàn thanh tra là người đứng đầu đoàn thanhtra có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, điều hành đoàn thanh tra thực thi nhiệm vụ vàchịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả cuộc thanh tra Các thành viên trong

Trang 23

đoàn thanh tra có thể bao gồm cán bộ công chức trong hoặc ngoài ngành thanh trađược quyết định tham gia trong đoàn thanh tra.

1.1.6.2 Trình tự các bước tiến hành một cuộc thanh tra

Trình tự tiến hành một cuộc thanh tra gồm 4 bước sau:

Bước 1: Ra quyết định thanh tra;

Bước 2: Chuẩn bị thanh tra;

Bước 3: Tiến hành thanh tra;

Bước 4: Kết thúc thanh tra

Bước 1 Ra quyết định thanh tra

Quyết định thanh tra là văn bản pháp lý do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kýgồm cả cơ quan quản lý hành chính Nhà nước (cơ quan có thẩm quyền chung)

và cơ quan chuyên ngành là căn cứ để đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra thựchiện

- Căn cứ để ra quyết định thanh tra:

+ Chương trình kế hoạch thanh tra đã được thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính cùng cấp phê duyệt Chương trình kế hoạch, thanh tra của các cơ quan đơn

vị phải được lập hành năm trong đó có nội dung, thời gian tiến hành, và phảitrình chậm nhất vào 31/12 năm trước (loại hình thanh tra theo định kỳ);

+ Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, công luận, báo chí đăng tin (loại hình thanh tra đột

xuất);

+ Yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.

- Nội dung quyết định thanh tra phải bao gồm:

+ Căn cứ pháp lý để thanh tra;

+ Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra: quy định rõ thanh tra vềvấn đề gì? ai, ở đâu? làm rõ cái gì;

+ Thời hạn tiến hành thanh tra;

+ Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của đoàn thanh tra: cần chỉ rõđoàn gồm bao nhiêu người? ai là trưởng đoàn?

Chậm nhất 3 ngày kể từ ngày ký, quyết định thanh tra phải được gửi cho đốitượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất;

Quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày raquyết định thanh tra Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành vănbản

Trong trường hợp phân công thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lậpthì người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra phải xác định rõ phạm vi, nhiệm

vụ, thời hạn tiến hành thanh tra

Th i h n thanh traời hạn thanh tra ạn thanh tra

1 Do Chính phủ tiến hành: Không quá 60 ngày;

- Trường hợp phức tạp kéo dài không quá 90 ngày;

- Nếu đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều ngành lĩnh

vực, nhiều địa phương thì thời hạn có thể kéo dài nhưng

không quá150 ngày

Được tổ chứctheo Đoàn thanh trakhông quá 30 ngày

từ ngày công bốquyết định thanh tra

Trang 24

đến khi kết thúcviệc thanh tra tại nơiđược thanh tra.

trường hợp cầnthiết, người ra quyếtđịnh thanh tra có thểgia hạn 1 lần Thờigian gia hạn khôngvượt quá thời giantrên

2 Thanh tra tỉnh, thanh tra bộ:

- Không quá 45 ngày;

- Trường hợp phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá

70 ngày

3 Thanh tra Huyện, thanh tra Sở:

- Không quá 30 ngày;

- Trường hợp miền núi đi lại khó khăn có thể kéo dài

nhưng không quá 45 ngày

4 Thời hạn của cuộc thanh tra: được tính từ ngày công bố

quyết định thanh tra đến khi kết thúc việc thanh tra tại nơi

thanh tra

5 Việc kéo dài thời hạn thanh tra: do người có thẩm

quyền ra quyết định thanh tra quyết định

6 Một số nhận xét:

- Thời hạn rút ngắn hơn so với trước: Thanh tra nhà nước:

120 ngày; cấp tỉnh, bộ: 90 ngày; cấp huyện, Sở: 50 ngày

- Việc gia hạn: trước đây quy định thời gian gia hạn là

không quá thời gian quy định cho mỗi cấp, còn nay quy

định là kéo dài thêm và thêm điều kiện kéo dài;

- Cách tính thời gian thanh tra: trước đây tính từ ngày bắt

đầu thanh tra ghi trong quyết định đến ngày công bố kết

luận, kiến nghị trước đối tượng thanh tra, nay tính từ ngày

công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc việc thanh

tra tại nơi được thanh tra

Bước 2 Chuẩn bị thanh tra

- Nghiên cứu quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc thanh tra: nộidung phù hợp với yêu cầu;

- Xây dựng và trình duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra: các nội dung công việc,thời gian tiến hành ;

- Tổ chức tập huấn để quán triệt nội dung, mục đích, yêu cầu, nhiệm vụcủa đoàn thanh tra, phổ biến quy chế sinh hoạt của đoàn, xác định tư tưởng, tácphong, thái độ, trách nhiệm của đoàn đối với đối tượng thanh tra;

- Xây dựng nội quy làm việc của đoàn;

- Chuẩn bị đề cương, yêu cầu đối tượng bị thanh tra báo cáo;

- Bố trí lực lượng thanh tra, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên cũng nhưcông tác chuẩn bị của mỗi thành viên;

- Chuẩn bị thủ tục hành chính và điều kiện làm việc, sinh hoạt của đoàn thanhtra như: gửi thông báo cho đối tượng thanh tra, chuẩn bị giấy tờ cần thiết, tàichính (kinh phí), phương tiện vật chất (thanh tra ô nhiễm môi trường), giao dịchcông tác, phương tiện đi lại

Bước 3 Tiến hành thanh tra

Đây là khoảng thời gian tiếp xúc làm việc trực tiếp với đối tượng thanh tra, điềutra xác minh, gặp các bên liên quan Các công việc cần tiến hành trong bướcnày là:

Trang 25

- Công bố quyết định thanh tra đối với đối tượng thanh tra, sau đó đi đến thốngnhất giữa đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra về mục đích, yêu cầu, nội dungcủa cuộc thanh tra, lưu ý việc công bố quyết định thanh tra tại nơi đối tượng bịthanh tra và phải làm thành biên bản Thành phần của buổi công bố gồm: đoànthanh tra, người đứng đầu đối tượng bị thanh tra, người có liên quan đến đốitượng bị thanh tra.

- Yêu cầu đối tượng bị thanh tra báo cáo theo đề cương Việc báo cáo của đốitượng thanh tra phải được ghi thành biên bản có ký tên, đóng dấu Sau khi ngheđối tượng thanh tra báo cáo, đoàn thanh tra phải nghiên cứu, phân tích, khai thác

và làm rõ một số nội dung như:

+ Sự mâu thuẫn giữa sự việc với quy định quản lý;

+ Những vấn đề có dấu hiệu vi phạm pháp luật để có thể tập trung thanh tra,kiểm tra cho tiết những trọng tâm, trộng điểm;

- Thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra

Để thực hiện tốt công đoạn này thì đoàn thanh tra phải tiến hành các khâu nhiệm

vụ sau:

+ Kiểm tra giấy tờ, sổ sách;

+ Kiểm tra trên thực địa: phải đi thực địa, xuống từng cơ sở;

+ Tổ chức nghe ý kiến quần chúng, công luận, báo chí;

+ Nghe ý kiến của các cơ quan chức năng liên quan;

+ Nghe ý kiến của các cơ quan chủ quản cấp trên;

+ Tổ chức đối thoại, chất vấn: đối tượng thanh tra sẽ bị hỏi và trả lời;

+ Xử lý hành vi chống đối (nếu có): căn cứ vào pháp lệnh xử phạt hành chính, ràsoát để xử lý tốt các mối quan hệ

- Kết thúc thanh tra từng phần:

Đây là công đoạn cuối cùng của bước tiến hành thanh tra, phải xây dựng

dự thảo kết luận (báo cáo), dự thảo kết luận do trưởng đoàn thành tra viết dựatrên cơ sở các biên bản, kết luận từng phần của mỗi thành viên thanh tra đãđược phân công Dự thảo xong phải đưa ra cả đoàn xem để hoàn chỉnh trướckhi công bố trước đối tượng thanh tra

Như vậy, sau khi thực hiện các khâu nghiệp vụ, mỗi thành viên trong đoàn thanhtra được phân công phụ trách từng chuyên đề phải kết luận và lập hồ sơ từngphần theo yêu cầu, mục đích nội dung và kế hoạch thanh tra đã đề ra

Hồ sơ báo cáo bao gồm như sau:

+ Báo cáo tường trình, kiểm điểm của cá nhân hay đơn vị;

+ Biên bản đối thoại, chất vấn đối tượng;

+ Biên bản kiểm tra, kiểm kê, biên bản xác minh đối chiếu

+ Biên bản hội nghị, kết luận từng phần

Từ thực tế cho thấy, nếu kết luận từng phần có đầy đủ hồ sơ, chứng từ thì kếtluận cuối cùng của cuộc thanh tra đạt chất lượng cao, đối tượng thanh tra ít cógiải trình, khiếu nại

Bước 4 Kết thúc cuộc thanh tra

Kết thúc cuộc thanh tra được thể hiện bằng việc Đoàn thanh tra công bố kết luậnthanh tra Việc kết thúc cuộc thanh tra phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

Trang 26

- Kết luận thanh tra phải nêu rõ đúng sai (cả về tính chất, mức độ và tác hại), nêu

rõ nguyên nhân (khách quan và chủ quan);

- Quy rõ trách nhiệm (tập thể, cá nhân); kiến nghị các giải pháp (của đối tượng vàcấp trên); kiến nghị hoặc quyết định các hình thức xử lý (kinh tế, hành chính, hình

sự nếu có)

Việc công bố kết luận thanh tra phải được tổ chức chính thức tại đơn vị đượcthanh tra Công bố những kết luận thanh tra có kèm theo công bố những quyếtđịnh xử lý của đoàn thanh tra (nếu có) Đối tượng thanh tra được quyền giảithích và khiếu nại những vấn đề chưa thoả đáng

Như vậy, chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, trưởng đoànthanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra với nội dung quy định và gửitới người ra quyết định thanh tra hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước(Điều 41, Luật Thanh tra 2004) Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báocáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanhtra theo các nội dung quy định tại khoản 1, Điều 43, Luật Thanh tra 2004 Trongthời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhànước cùng cấp có trách nhiệm xem xét kết luận thanh tra; xử lý đối với các đốitượng có vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiếnnghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện

cơ chế, chính sách pháp luật

1.2 Tổ chức và hoạt động của thanh tra đất đai

1.2.1 Khái niệm và mục đích, ý nghĩa của thanh tra, kiểm tra đất đai

1.2.1.1 Khái niệm về thanh tra đất đai

Thanh tra đất đai là thanh tra chuyên ngành về đất đai, là chức năng thiết yếu của

cơ quan quản lý hành chính nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ, là phương thứcđảm bảo pháp chế, tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai và đo đạcbản đồ

Theo Trần Quang Huy (2005): Thanh tra đất đai là xem xét một cách khách quan việc chấp hành các quy định của pháp Luật Đất đai, đảm bảo cho các quy định đó được thực hiện và thực hiện đúng.

1.2.1.2 Mục đích và ý nghĩa của thanh tra, kiểm tra đất đai

- Phát hiện và kiến nghị với cơ quan quản lý đất đai sửa chữa những thiếu sóttrong quá trình quản lý đất đai để hoàn thành các chế độ, thể chế về quản lý và

sử dụng đất đai, tăng cường kỷ cương trong công tác quản lý đất đất đai

- Qua thanh tra nhằm tham gia vào hoạt động kiểm tra việc thực hiện chức năng,nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với đất đai, thực hiện quyền củangười sử dụng đất Qua đó, giúp cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân thấy rõ đượctrách nhiệm của mình trong việc thực hiện các quy định của pháp luật nhằm bảo vệcác quan hệ đất đai XHCN, đảm bảo sử dụng đất đai đúng quy hoạch, kế hoạch,hợp lý, hiệu quả, bền vững

- Phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp Luật Đấtđai, tranh chấp đất đai, ngăn ngừa và xử lý những hiện tượng lãng phí đất, huỷhoại đất, lấn chiếm đất đai, đảm bảo thực hiện đúng đắn các chính sách phápLuật Đất đai, tăng cường trách nhiệm đối với cơ quan quản lý và người sử dụngđất, bảo vệ quyền lợi của của Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở

Trang 27

hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, duy trì trật tự ổn định,đoàn kết trong nội bộ nhân dân.

Như vậy, vai trò và ý nghĩa của công tác thanh tra, kiểm tra đất đai là:

- Đảm bảo đất đai được quản lý chặt chẽ;

- Sử dụng đất đai đúng quy hoạch, kế hoạch;

- Góp phần tăng cường đoàn kết toàn dân, xác lập mối quan hệ đúng đắn giữanhà nước với nhân dân;

- Góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp Luật Đất đai của mọi người;

- Bổ sung hoàn thiện các quy định, các văn bản pháp luật về đất đai

1.2.2 Tổ chức hoạt động thanh tra đất đai

Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của thanh tra đất đai, hệ thống thanh tra đấtđai ở nước ta gồm 2 cấp:

- Trung ương: là Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Cấp tỉnh: là Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường

Vụ thanh tra thuộc Bộ TNMT là cơ quan thanh tra nhà nước chuyên ngành TNMT ởcấp trung ương Cho nên, thanh tra chuyên ngành về đất đai ở trung ương nằm trong

vụ này

Đối với cấp huyện thì không có riêng cơ quan thanh tra chuyên ngành, TrưởngPhòng TNMT chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra và thườngxuyên báo cáo kết quả thanh tra với Chủ tịch UBND cấp huyện và Chánh thanhtra Sở TNMT, song không có thẩm quyền ra quyết định thanh tra vì không nằmtrong hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước

Đối với cấp xã, cán bộ địa chính xã giúp Chủ tịch UBND xã làm công tác tổchức thanh tra và có trách nhiệm thực hiện kiểm tra theo nghiệp vụ quản lý đấtđai và tham mưa cho Chủ tịch UBND xã nội dung cần thanh tra, thực hiện chế

độ báo cáo với Phòng TNMT cấp huyện

1.2.3 Thẩm quyền ra quyết định thanh tra đất đai

Theo quy định của Luật Thanh tra 2004 và Quy chế tổ chức hoạt động Thanh trađịa chính, thẩm quyền ra quyết định thanh tra ngành địa chính thuộc về:

- Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường

Khi xét thấy cần thiết thì Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc SởTài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra

1.2.4 Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra đất đai các cấp

Theo Khoản 3 Điều 132 của Luật Đất đai 2003, thanh tra đất đai có cácnhiệm vụ sau:

+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sửdụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất;

+ Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quannhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai

1.2.4.1 Trách nhiệm của các cơ quan quản lý đất đai các cấp

+ Bộ Tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thựchiện thanh tra đất đai trong cả nước;

+ Cơ quan quản lý đất đai ở đại phương chịu trách nhiệm tổ chức thựchiện thanh tra đất đai tại địa phương

Trang 28

1.2.4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra đất đai các cấp

- Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường

+ Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Bộ TNMT, tổ chức chỉ đạo,hướng dẫn thực hiện kế hoạch của Bộ đối với các đơn vị trực thuộc, định hướngthanh tra hàng năm cho

thanh tra sở TNMT;

+ Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất đai

và môi trường, hoạt động đo đạc bản đồ của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,

xã hội;

+ Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao củacác cơ quan hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp và cá nhân thuộc quyềnquản lý trực tiếp của Bộ;

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo mà thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyềnquản lý trực tiếp của Bộ đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại, hoặc pháthiện có tình tiết mới hoặc giải quyết có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

+ Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết khiếu nại, tố cáo những vấn đề thuộcthẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Trong trường hợp kiến nghị không đượcthực hiện thì có quyền bảo lưu và báo cáo Tổng thanh tra giải quyết;

+ Chỉ đạo công tác, nghiệp vụ thanh tra đối với các đơn vị trực thuộc Bộ,kiểm tra đôn đốc Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định về côngtác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho thanhtra sở TNMT;

+ Kiến nghị những điều cần sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ quản

lý, sử dụng đất đai, đo đạc bản đồ, tài nguyên khoáng sản và môi trường;

+ Báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổ chức tiếpdân theo yêu cầu và quy định của Bộ trưởng, tổng thanh tra nhà nước, quản lý

hồ sơ tài liệu công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Sở TNMT

+ Thanh tra là đơn vị chuyên ngành thực hiện công tác thanh tra, kiểm traviệc chấp hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

+ Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài nguyên và môitrường;

+ Xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theoLuật khiếu nại, tố cáo, Luật Thanh tra, Pháp lệnh xử phạt hành chính, Nghị định số182/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnhvực đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 182/2004/NĐ-CP) và các nghị định khác cóliên quan

1.2.5 Nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn thanh tra và thanh tra viên đất đai

Theo Điều 133, Luật Thanh tra, đoàn thanh tra và thanh tra viên đất đai khi tiến hành thanh tra có các quyền hạn sau:

- Yêu cầu cơ quan nhà nước, người sử dụng đất và các đối tượng khác cóliên quan cung cấp tài liệu và giải trình những vấn đề cần thiết cho việc thanhtra;

Trang 29

- Quyết định tạm thời đình chỉ việc sử dụng phần đất không đúng phápluật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó, đồng thời báo ngayvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý;

- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩmquyền xử lý các vi phạm về đất đai;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật về thanh tra

Đoàn thanh tra và thanh tra viên đất đai khi tiến hành thanh tra có các nhiệm vụ:

- Xuất trình quyết định thanh tra, thể thanh tra viên với đối tượng thanhtra;

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và trình tự, thủ tục thanh tra theo quyđịnh của pháp luật;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình;

- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về thanhtra

1.2.6 Quyền và nghĩa vụ của đối tượng bị thanh tra đất đai

1.2.6.1 Quyền của đối tượng thanh tra

- Yêu cầu đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thi hành công vụ giải thích rõcác yêu cầu về thanh tra;

- Giải trình trong quá trình thanh tra, tham gia ý kiến về kết luận thanh tra;trường hợp không nhất trí với kết luận thanh tra, quyết định xử lý vi phạm phápluật của thanh tra đất đai thì có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền theoquy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

- Tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu đoàn thanh tra hoặcthanh tra viên vi phạm lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật về thanh tra

1.2.6.2 Nghĩa vụ của đối tượng bị thanh tra

- Không được cản trở, gây khó khăn cho đoàn thanh tra hoặc thanh traviên thực hiện nhiệm vụ;

- Cung cấp tài liệu, giải trình các vấn đề cần thiết liên quan đến nội dungthanh tra đất đai; chấp hành các quyết định của đoàn thanh tra, thanh tra viêntrong quá trình thanh tra và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kếtthúc thanh tra;

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về thanh tra

1.3 Những biện pháp tăng cường công tác thanh tra

- Quán triệt nguyên tắc Thanh tra phải tuân theo pháp luật, đảm bảo tính chínhxác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ kịp thời, không làm cản trở hoạtđộng bình thường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra;

- Yêu cầu tuân thủ pháp chế XHCN trong khi thực hiện các quy định về thẩmquyền, trình tự, thủ tục, thời hạn, hồ sơ thanh tra, nêu cao tinh thần gương mẫucủa cán bộ và thanh tra viên;

- Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu theo yêu cầu củathanh tra viên và Đoàn thanh tra, người có thẩm quyền ra kết luận thanh tra phải

là người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra;

Trang 30

- Xử lý cương quyết các đối tượng vi phạm, khắc phục tâm lý nể nang, né trách,đặc biệt là bao che cho đối tượng thanh tra Cương quyết ra quyết định thu hồitiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép, thất thoát do đối tượng thanh tragây ra, áp dụng nghiên chỉnh quy định xử lý vi phạm hành chính;

- Thủ trưởng các cơ quan cùng cấp phải phải xem xét các kết luận thanh tra và xử

lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có sai phạm, áp dụng các biện pháp theothẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện phápkhắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật trong 15 ngày kể từ ngày cókết luận thanh tra;

- Nâng cao phẩm chính chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn, trình độnghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thanh tra đất đai, phải quy định tiêu chuẩn đối vớicác thanh tra viên (chính trị, đạo đức, trung thành với tổ quốc, trung thực, liênkhiết, công minh, khách quan, trình độ học vấn, trình độ quản lý nhà nước, kiếnthức pháp luật, kiến thức chuyên môn)

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 1: Khái niệm và phân biệt sự khác nhau giữa thanh tra, kiểm tra đất đai.Câu 2: Hệ thống tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước và thanh tra nhândân

Câu 3: Thực trạng công tác thanh tra và yêu cầu đổi mới ngành thanh tra trongthời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Câu 4: Anh (chị) hãy nêu cơ cấu tổ chức và chức năng, quyền hạn của thanh tra,kiểm tra

Câu 5: Anh (chị) hãy phân tích những nguyên tắc cơ bản của thanh tra

Câu 6:Anh (chị) hãy nêu các loại hình thanh tra ở nước ta hiện nay

Câu 7: Điều kiện và trình tự tiến các bước tiến hành một cuộc thanh tra

Câu 8: Anh (chị) hãy trình bày mục đích, đối tượng của thanh tra đất đai

Câu 9: Anh (chị) hãy trình bày tổ chức hoạt động và nhiệm vụ, quyền hạn củathanh tra đất đai các cấp

Câu 10: Anh (chị) hãy nêu những bất cập trong công tác thanh tra đất đai hiệnnay và các biện pháp tăng cường công tác thanh tra đất đai ở nước ta

Trang 31

CHƯƠNG 2

THANH TRA VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

2.1 Phạm vi, đối tượng, nội dung và trình tự thanh tra đất đai

2.1.1 Phạm vi của thanh tra đất đai

Phạm vi của thanh tra đất đai là tất cả các loại đất đang quản lý và sửdụng đất trên toàn quốc, từng đơn vị hành chính, lãnh thổ

2.1.2 Đối tượng

Đối tượng của thanh tra, kiểm tra đất đai là UBND các cấp, các cơ quanquản lý đất đai các cấp (nhằm mục đích thanh tra việc quản lý đất đai), và cácchủ sử dụng đất hoặc đối tượng sử dụng đất (các tổ chức, cá nhân sử dụng đất)

2.1.3 Nội dung của thanh tra đất đai

Theo Khoản 2 Điều 132 của Luật Đất đai 2003, thì nội dung thanh tra đấtđai bao gồm:

- Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của UBND các cấp: thẩm

quyền giao, cấp đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụngđất, việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm sử dụng đất hợp lý, hiệuquả; xử lý các vi phạm pháp Luật Đất đai

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của các chủ sử dụng đất

(các tổ chức và cá nhân sử dụng đất)

+ Thanh tra quyền sử dụng đất: quyền sử dụng hợp pháp khi được cơ

quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ, xem xét vị trí, diện tích, loại đất,thời hạn, biến động đất đai ;

+ Thanh tra tình hình sử dụng: xem xét việc sử dụng đất có đúng với quy

hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đúngmục đích đã ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất không? Đối với đốitượng sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp thì kiểm tra quá trình thực hiện

dự án đầu tư với việc sử dụng và bố trí mặt bằng đã được phê duyệt, qua đó xemxét quá trình sử dụng đất có hợp lý hay không? Đối với chủ thể sử dụng đất vàomục đích nông nghiệp thì xem biện pháp canh tác, bảo vệ đất, cải tạo đất Tức

là thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

2.1.4 Phương pháp thanh tra đất đai

Phương pháp thanh tra là cách thức cụ thể về nghiệp vụ được quy định mộtcách thống nhất nhằm đảm bảo thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của thanh trađối với các đối tượng quản lý và sử dụng đất

Kết quả của công tác thanh tra phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đóviệc xây dựng kế hoạch thanh tra và chọn đề tài thanh tra chiếm vị trí đặc biệtquan trọng Kế hoạch thanh tra được xây dựng dựa vào phương hướng, nhiệm

vụ của các cơ quan quản lý đất đai và hướng dẫn công tác thanh tra của cấp trên

Nội dung của kế hoạch thanh tra gồm 3 phần:

- Phần 1: cần nêu nhận định, đánh giá tình hình thực hiện chính sách chế

độ, thể lệ về quản lý và sử dụng đất ở tất cả các ngành, các cấp;

- Phần 2: cần nêu được nội dung những vấn đề cần thanh tra, phạm vi, đốitượng, địa điểm thanh tra, nhu cầu cán bộ và các điều kiện vật chất cần thiếtkhác;

Trang 32

- Phần 3: cần nêu biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện trên cơ sở kế hoạchthanh tra đã được xây dựng và căn cứ vào những vấn đề nổi cộm, những mâuthuẫn cần thiết phải được giải quyết ở từng nơi, từng địa điểm mà lựa chọn đềtài thanh tra Đề tài thanh tra là vấn đề điển hình nhất, nổi cộm nhất cần phải giảiquyết (về quản lý và sử dụng ) Phát hiện và giải quyết được các vấn đề đó sẽgiúp công tác quản lý, sử dụng đạt được hiệu quả như mong muốn, nếu không sẽphát sinh các tiêu cực trong quản lý sử dụng đất và chấp hành pháp Luật Đất đai,tạo các điểm nóng về đất đai, gây bất ổn định, chính trị, xã hội.

2.1.5 Trình tự thanh tra đất đai

Tương tự như thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành về đất đaicũng được tiến hành theo 2 hình thức là thanh tra theo chương trình, kế hoạch vàthanh tra đột xuất Theo hình thức nào thì cuộc thanh tra cũng phải trải qua 4bước (nội dung và yêu cầu cơ bản của từng bước như đã trình bày ở chương1), 4bước đó là:

- Bước 1: Ra quyết định thanh tra

- Bước 2: Chuẩn bị thanh tra

Chuẩn bị mục tiêu, lực lượng và địa bàn thanh tra Khi bố trí lực lượngthanh tra, cần phải căn cứ vào mục đích, nội dung của cuộc thanh tra mà thànhlập đoàn thanh tra bao gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp

- Bước 3: Tiến hành thanh tra

Trọng tâm của bước này là thẩm tra, xác minh và kết luận từng vấn đề.Một số công việc được tiến hành như: đoàn thanh tra tiếp xúc với đối tượngthanh tra, thông báo cho đối tượng thanh tra biết kế hoạch thanh tra và yêu cầu

họ cung cấp những tài liệu cần thiết; xác minh tìm ra sự thật đúng, sai để làmcăn cứ cho những kết luận nhất định Trên cơ sở thẩm tra sổ sách, giấy tờ, tàiliệu, bản đồ và so sánh những tài liệu đó với thực tế, đồng thời dựa vào chínhsách, chế độ thể lệ, những quy định của pháp luật để đi đến những kết luận, làm

rõ mức độ, tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của hiện tượng, sự việc đó

- Bước 4: Kết thúc thanh tra

Làm báo cáo thanh tra và nêu những kiến nghị để giải quyết những vấn đề

đã kết luận Báo cáo thanh tra phải được thông qua cơ quan chủ trì cuộc thanhtra và Đoàn thanh tra, sau đó thông qua đối tượng thanh tra để đối tượng đó có ýkiến về những kết luận của đoàn thanh tra Cuối cùng là lưu trữ hồ sơ thanh tra,

hồ sơ gồm: quyết định, báo cáo kết quả thanh tra, các văn bản, chứng từ khithẩm tra, xác minh tài liệu, văn bản, bản đồ, sổ sách Đây là những căn cứ pháp

lý và có thể dùng để rút kinh nghiệm cho cuộc thanh tra tiếp theo

2.2 Thanh tra việc quản lý về đất đai của UBND các cấp

2.2.1 Mục đích, yêu cầu của thanh tra việc quản lý về đất đai của UBND các cấp

Mục đích của thanh tra là xem xét việc chấp hành pháp luật về quản lý đấtđai ở địa phương, qua đó rút kinh nghiệm, phát hiện những vấn đề mà trong cácvăn bản chưa có hoặc chưa phù hợp để giúp hoàn chỉnh hệ thống văn bản, xử lýnghiêm minh những vi phạm về đất, giúp cho công tác quản lý đất đai chặt chẽ,hiệu quả hơn

Yêu cầu của công tác thanh tra phải đảm bảo chính xác, khách quan, côngkhai, dân chủ và kịp thời

Trang 33

2.2.2 Nội dung thanh tra việc Quản lý nhà nước về đất đai của UBND các cấp

Thanh tra định kỳ theo 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai và thanhtra đột xuất những nội dung bị khiếu tố

2.2.2.1 Thanh tra việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Nội dung về việc ban hành và rà soát các văn bản quy phạm pháp luật vềquản lý sử dụng đất đai:

+ Số lượng các văn bản pháp quy ban hành trong lĩnh vực quản lý đất đai từtrước tới thời điểm thanh tra, kiểm tra (số lượng, liệt kê hệ và thống hoá theothời gian, nội dung) của cấp ngành trên địa bàn thanh tra;

+ Đánh giá việc tuân thủ quy định về thẩm quyền, quy trình, thủ tục, hình thứcban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định về thể thức trình bày vàban hành văn bản;

+ Đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản đã ban hành

Tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy đã ban hành

+ Đánh giá công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và các văn bản chuyên ngành;+ Công tác chỉ đạo, phân công trách nhiệm thực hiện cụ thể của UBND cấp dưới,các ngành chuyên môn và các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của các vănbản;

+ Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp quy;

+ Đánh giá hiệu quả và kết quả thực hiện các văn bản pháp quy;

+ Đánh giá hiệu quả và kết quả thực hiện từng văn bản và quá trình điều chỉnhnội dung các văn bản đã ban hành;

+ Việc tuân thủ của các cấp ngành, các đối tượng điều chỉnh của văn bản đã ban hành

2.2.2.2 Thanh tra việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

- Việc tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa vàlập hồ sơ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương của UBND các cấp;

- Việc chấp hành các trình tự, thủ tục về quản lý địa giới hành chính, quản

lý mốc giới địa chính và hồ sơ địa giới hành chính; việc chấp hành các quy định

về kỹ thuật và định mức kinh tế trong việc cắm mốc địa giới hành chính và lập hồ

sơ địa giới hành chính (sai lệch vị trí mốc giới so với thực địa, vật liệu, số lượng,chất lượng mốc giới )

- Đánh giá hồ sơ địa giới hành chính:

+ Hồ sơ đảm bảo yêu cầu hay chưa, có đầy đủ các văn bản, tài liệu có liênquan không? chất lượng? cơ sở pháp lý không? lưu trữ?

- Việc tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính: kết quả, chất lượng ?

2.2.2.3 Thanh tra việc khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Nội dung thanh tra kiểm tra tập trung vào một số vấn đề sau:

Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch hàng năm về công tác đo đạc, phân hạngđất, lập bản đồ địa chính, bản đồ HTSDĐ, bản đồ quy hoạch sử dụng đất củaUBND các cấp Các nội dung bao gồm:

+ Nhận thức về công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản

đồ quy hoạch sử dụng đất ở địa phương;

Trang 34

+ Các giải pháp tổ chức quản lý công tác đo đạc;

+ Tình hình tư liệu, tài liệu đo đạc ở địa phương, thực trạng về quản lý tài liệu

đo đạc (Lưu trữ hồ sơ và sử dụng tài liệu đo đạc bản đồ);

+ Tác dụng của công tác đo đạc bản đồ trong quá trình quản lý đất đai;

+ Tình hình xây dựng kế hoạch đo đạc hàng năm;

+ Các biện pháp, giải pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác trên địa bàn;+ Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch được giao;

+ Đầu tư kinh phí của trung ương, địa phương, tình hình thanh quyết toán kinh phí

Công tác tổ chức thực hiện chuyên môn:

+ Việc lập và thực hiện luận chứng kinh tế - kỹ thuật;

+ Việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật, quy phạm, các văn bản hướng dẫn của

Bộ TNMT, các ngành liên quan trong các công việc của quá trình đo đạc lập bảnđồ;

+ Đánh giá chất lượng sản phẩm đo đạc bản đồ, tức xem xét việc tuân thủ quy chếkiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu, giao nộp sản phẩm công trình của Bộ ban hành vàthực hiện bảo quản tư liệu làm ra: Chất lượng sản phẩm ngoại nghiệp, kiểm trađến từng lô, thửa đất, điều kiện nghiệm thu (đúng chủng loại, chất lượng tài liệu,mức độ đầy đủ của hồ sơ nghiệm thu bên B, tính thống nhất của sản phẩm, biênbản nghiệm thu);

Hồ sơ quyết toán luận chứng do bên A lập gồm :

+ Hồ sơ kiểm tra nghiệm thu;

+ Biên bản giao nộp sản phẩm kèm theo bản thống kê đã giao nộp ;

+ Quyết định phê duyệt, nghiệm thu quyết toán luận chứng kinh tế của BộTNMT;

+ Quyết toán với vụ tài chính của Bộ TNMT

- Tuân thủ chế độ và nguyên tắc chỉ tiêu tiền lương cho người lao động;

- Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước (nếu có)

Thanh tra, kiểm công tác bảo quản, lưu trữ và sử dụng tư liệu đo đạc, bản

đồ, kết quả đánh giá, phân hạng đất:

+ Thanh tra công tác bảo quản các tư liệu: việc quản lý hệ thống dấu

mốc ngoài thực địa (gồm 2 giai đoạn: (1) thu thập thông tin về mốc trắc địa, địagiới hành chính các cấp và tổ chức thanh tha, kiểm tra các kết luận đó; (2) Đánhgiá thực trạng bảo quản mốc trắc địa, địa giới hành chính ở địa phương qua đó

đề xuất biện pháp tăng cường quản lý mốc);

+ Thanh tra công tác lưu trữ tư liệu đo đạc, gồm hệ thống sổ nhập tài

liệu, đối chiếu tài liệu có trong kho với kết quả nghi chép, theo dõi trong sổnhập, phiếu nhập; hệ thống sổ cấp phát, cho mượn tài liệu; vấn đề chấp hành

Trang 35

quy chế hoạt động của trung tâm lưu trữ; việc quản lý tài liệu, đĩa từ số liệu, sổđo; việc sắp xếp, phân cấp, điều kiện bảo quản tài liệu, an toàn, phòng cháy,chữa cháy; đánh giá vai trò của cơ quan lưu trữ trong việc bảo vệ, khai thác sảnphẩm đo đạc bản đồ.

+ Thanh tra việc khai thác các sản phẩm đo đạc bản đồ, kết quả đánh giá,phân hạng đất, gồm thanh tra việc sử dụng bản đồ địa chính chính quy đã đượcnghiệm thu; số lượng bản đồ đã được sử dụng/chưa sử dụng, kết quả đánh giá,phân hạng đất được áp dụng hay chưa áp dụng, nguyên nhân; thanh tra việc sửdụng bản đồ địa chính chính quy gốc, như chế độ quản lý (nhập kho, lưu trữ,bảo quản và sử dụng)

+ Thanh tra việc thu thập, bảo quản, sử dụng ảnh máy bay để xây dựngbản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Đánh giá chung về tư liệu đo đạc bản đồ, kết quả đánh giá, phân hạng đất,thực trạng lưu trữ, sử dụng, khai thác tốt hay chưa tốt

2.2.2.4 Thanh tra việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Việc chỉ đạo thực hiện công tác lập quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sửdụng đất Đối với nội dung này cần thanh tra, kiểm tra các nội dung công việcsau:

+ Nhận thức của cơ quan nhà nước các cấp trong việc xây dựng quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất;

+ Cơ chế quản lý điều hành hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;+ Chỉ đạo của cơ quan nhà nước trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấthiện nay;

+ Tính pháp lý và kỹ thuật của các văn bản của UBND tỉnh, thành phố thựcthuộc trung ương trong việc chỉ đạo, giao nhiệm vụ hàng năm cho cơ quanchuyên môn giúp việc và UBND cấp dưới thực hiện nhiệm vụ này;

+ Chỉ đạo thực hiện và phối kết hợp các ngành trong việc lập, phê duyệt, xétduyệt các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn, các điềukiện vật chất phục vụ;

- Công tác tổ chức, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất:thực hiện quy hoạch:

+ Việc xác định hoặc cắm mốc giới quy hoạch;

+ Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các phương án quy hoạch, các chỉ tiêu kế hoạch

sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (giao nhiệm vụ cho các cấp, cácngành, làm thủ tục hành chính để thực hiện phương án, các phương án tổ chức,triển khai thực hiện);

+ Công tác tổng kết đánh giá việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

(5 năm) và kế hoạch hàng năm làm cơ sở xây dựng kỳ kế hoạch sử dụng đất tiếptheo và kế hoạch hàng năm mới và bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.+ Quy chế kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm ởtừng cấp và của các cơ quan chức năng, các chủ sử dụng đất;

+ Kiểm tra việc tổ chức thực hiện của UBND cấp dưới; việc tiếp nhận lấy kiếnđóng góp của nhân dân, lấy ý kiến phản hồi và thực hiện phương án, quy trình

xử lý và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt ;

Trang 36

+ Đánh giá tính khả thi, hợp pháp, hợp lý, chưa hợp lý của phương án quyhoạch, mức độ hợp lý của cơ cấu diện tích, so sánh cơ cấu đất đai trước và saukhi quy hoạch, khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội; phân tíchhiệu quả sử dụng.

- Công tác quản lý sử dụng tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Bảoquản, sử dụng tài liệu quy hoạch tốt hay chưa tốt;

- Kiểm tra thực địa: Kiểm tra một số dự án có sử dụng đất nêu trong kỳ kế hoạch

để xác đinh tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

2.2.2.5 Thanh tra việc quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

- Tính hợp pháp của các quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất:

+ Căn cứ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Thẩm quyền ra quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích

sử dụng đất;

+ Việc tuân thủ trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mụcđích sử dụng đất, quy định hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mụcđích sử dụng đất;

+ Việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính khi giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,chuyển mục đích sử dụng đất của các bên liên quan;

+ Các biện pháp đảm bảo trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mụcđích sử dụng đất;

+ Việc thực hiện các chính sách ưu đãi và giải quyết khó khăn đối với các đốitượng bị thu hồi đất, như nhà ở tái định cư, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, chínhsách tạo việc làm

- Tổ chức thực hiện các quy định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất:

+ Giải phóng mặt bằng, giao đất ngoài thực địa ;

+ Đền bù thiệt hại, phương án di chuyển, ổn định đời sống nhân dân cóđất bị thu hồi

- Việc sử dụng đất của các đối tượng được giao đất, cho thuê đất:

+ Kiểm tra thực trạng sử dụng đất so với quyết định giao đất, cho thuêđất, chuyển mục mục đích sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất theo dự ánhoặc luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt;

2.2.2.6 Thanh tra việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trang 37

- Tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định của ngành trong công tác đăng

ký, lập hồ sơ, quản lý hồ sơ và cấp GCNQSDĐ (các điều kiện, các bước tiếnhành, các loại biểu mẫu, sổ sách, cách ghi chép sổ sách);

- Trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ở cấp mình và UBND cấpdưới thực hiện nhiệm vụ này;

- Đánh giá tiến độ đăng ký lập hồ sơ, cấp GCNQSDĐ so với tiến độ đo đạc vàlập bản đồ địa chính;

- Điều kiện và thẩm quyền GCNQSDĐ: các đối tượng cấp giấy có đủ điều kiệnchưa, nguyên nhân, cách xử lý, giải quyết, thẩm quyền cấp giấy đúng haychưa?);

- Tuân thủ các quy định về đăng ký và khai báo biến động đất đai;

- Tuân thủ các quy định về lưu giữ bảo quản hồ sơ địa chính (tốt hay xấu);

- Những mâu thuẫn hay phát sinh cần phải giải quyết trong công tác đăng ký,thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.2.2.7 Thanh tra việc thống kê, kiểm kê đất đai

- Việc tuân thủ thống kê hàng năm và kiểm kê đất định kỳ 5 năm cũng như cácđợt thống kê, kiểm kê đột xuất;

- Trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ở cấp mình và UBND cấpdưới, các ngành chuyên môn trong việc thực hiện công tác thống kê, kiểm kê:xác định phương pháp, xây dựng phương án, kế hoạch triển khai, cụ thể hoá cácgiải pháp chuyên môn, tổ chức lực lượng triển khai, tổ chức lực lượng chuyênmôn để chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các lực lượng thực hiện, tập huấnnghiệp vụ cho cán bộ, thu thập, xử lý số liệu, phân tích ;

- Chất lượng thống kê, kiểm kê đất đai, chế độ báo cáo (đúng thời gianquy định chưa) và nội dung báo cáo

2.2.2.8 Thanh tra việc quản lý tài chính về đất đai

- Thống kê các nguồn thu từ đất đai: thuế đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất,tiền thuê đất, tiền giao đất, lệ phí địa chính, tiền bồi thường gây thiệt hại, tiền xửphạt vi phạm hành chính về đất đai ;

- Việc chấp hành các quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền giaođất, lệ phí địa chính, tiền bồi thường khi gây thiệt hại trong quản lý, sử dụng đất;tiền xử phạt vi phạm hành chính về đất đai; các biên lai thu và chứng từ

2.2.2.9 Thanh tra việc quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

- Ban hành các quy định khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất:cạnh tranh trong thị trường quyền sử dụng đất?

- Việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất: minh bạch không, chấp hànhcác quy định về đấu giá?

- Việc kê khai, đăng ký bất động sản;

- Điều kiện các loại đất được phép tham gia thị trường bất động sản (đất thamgia thị trường bất động sản có GCNQSDĐ, tranh chấp không? còn trong thờihạn sử dụng đất không? có bị kê biên để đảm bảo thi hành án không?

- Các biện pháp bình ổn giá, chống đầu cơ đất đai? chuyển nhượng quyền

sử dụng đất trái phép ;

Trang 38

- Vấn đề đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản: giấy phép, chủtrương?

2.2.2.10 Thanh tra việc quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

- Thanh tra việc quản lý, giám sát việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất:

+ Việc quản lý, giám sát việc chuyển quyền sử dụng đất;

+ Việc giải quyết đơn thư khiếu tố của người sử dụng đất;

+ Việc hưởng lợi từ sử dụng đất và hưởng lợi ích từ các công trình củaNhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp

- Thanh tra việc quản lý, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất:

+ Tình hình nộp thuế nhà đất, thuế chuyển quyền, tiền thuê đất, tiền giao đất;+ Xem xét có bao nhiêu trường hợp thực hiện và không thực hiện nghĩa vụ?

+ Việc phát hiện, xử lý đối với các trường hợp sử dụng đất không đúngmục đích đã ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất; tình hình sai lệch vềranh giới thửa đất, việc bảo vệ các công trình trong lòng đất, độ sâu, chiều cao?

+ Đối với đất phi nông nghiệp thì kiểm tra quá trình tình hình thực hiện

dự án đầu tư với việc sử dụng và bố trí mặt bằng đã được phê duyệt;

+ Thanh tra việc quản lý, giám sát đối với việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệđất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường ;

2.2.2.11 Thanh tra việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

- Thanh tra kế hoạch và nội dung thanh tra;

- Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất đối với UBNDcấp dưới, các chủ sử dụng đất: Số cuộc thanh tra được tiến hành, số vụ được xử

lý, diện tích được thu hồi là bao nhiêu, diện tích được hợp pháp hoá, giá trị kinh

- Đề xuất các chính sách, chế độ qua công tác thanh tra, kiểm tra

2.2.2.12 Thanh tra việc giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại,

tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

- Kết quả giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai vàkết quả thi hành quyết định giải quyết;

- Kiểm tra đột xuất một số vụ việc mà UBND đã giải quyết về tranh chấp, khiếunại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai (về trình tự, thủ tục, thời gian, thời hiệu, thẩmquyền thể thức văn bản, điều tra thu thập thông tin, hoà giải, áp dụng các điềuluật, các quy định và kết quả thực hiện quyết định trên thực tế);

Trang 39

- Việc áp dụng các quy định cụ thể của địa phương trong việc hoà giải tranhchấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của công dân;

- Sự phối kết hợp của các cấp, các ngành trong việc giải quyết tranh chấp, khiếunại, tố cáo về đất đai;

- Tuân thủ các quy định trong công tác tiếp dân, tiếp nhận đơn thư, tổng hợp đơnthư, trả lời đương sự, tổ chức thụ lý, giải quyết các đơn thư;

2.2.2.13 Thanh tra việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Nội dung này kiểm tra các cơ quan như Văn phòng đăng ký quyền sử dụngđất, Trung tâm phát triển quỹ đất, các công ty tư vấn trong lĩnh vực quản lý đấtđai (quy hoạch, định giá đất, đo đạc ) Các nội dung cần thanh tra kiểm tra:+ Tình hình giải quyết công việc theo cơ chế một cửa: kết quả đã làm, hiệuquả công việc,

+ Cấp phép hoạt động: đủ điều kiện và tư cách pháp nhân không;

+ Hiệu quả công tác tư vấn: các hợp đồng đã kí kết, các văn bản chứng từ,đánh giá, nhận xét của các đối tác

+ Năng lực đội ngũ, các lĩnh vực đăng ký kinh doanh

+ Đối với Trung tâm phát triển quỹ đất: diện tích đất công đang quản lý,tình hình quản lý, sử dụng, thu hồi, giải phóng mặt bằng (nếu có)

Một số điểm cần lưu ý:

- Đối với cấp tỉnh và cấp huyện thì nội dung thanh tra tập trung chủ yếu vào 13nội dung quản lý nhà nước về đất đai

- Đối với cấp xã thị chủ yếu tập trung và các nội dung sau:

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật đã triển khai ở cấp xã;+ Thanh tra việc thực hiện Nghị định số 02/1994/NĐ-CP của Chính phủ về giaođất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài;

+ Thanh tra việc thực hiện Nghị định số 01/NĐ-CP của Chính phủ về giao đất

và khoán bảo vệ rừng cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân đối với các lâm trườngquốc doanh;

+ Thanh tra việc thực hiện Nghị định số 64/1993/NĐ-CP của Chính phủ về giaođất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài;

+ Thanh tra việc thực hiện Chỉ thị 10/1998/TTg, Chỉ thị 18/1999/TTg của Thủtướng Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp, đất ở nông thôn;

+ Thanh tra việc thực hiện Chỉ thị 24/TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổngkiểm kê đất đai;

+ Thanh tra việc thực hiện Nghị định 163/1999/NĐ-CP của Chính phủ về giaođất lâm nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân;

+ Thanh tra việc thực hiện Nghị định 17/1999/NĐ-CP, của Chính phủ vềthủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp;+ Việc lập và quản lý sổ địa chính, đăng ký vào sổ địa chính đất chưa sử dụng,đăng ký biến động đất đai;

+ Thanh tra việc thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai 5 năm;

+ Thanh tra việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quyết định giao đất;

+ Thanh tra việc lập, quản lý, sử dụng kinh phí thu từ quỹ đất công ích;

Trang 40

+ Thanh tra hoà giải, tranh chấp đất đai;

+ Thanh tra việc tổ chức thực hiện các dự án đo đạc lập bản đồ địa chính.quản lý mốc giới địa chính, hồ sơ địa giới hành chính ở địa phương

2.3 Thanh tra việc thực hiện pháp Luật Đất đai của các chủ sử dụng đất

2.3.1 Mục đích, yêu cầu

2.3.1.1 Mục đích

Công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai nhằm làm cho các chủ sửdụng đất nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp Luật Đất đai, sử dụngđất đai hiệu quả, đồng thời phòng ngừa và ngăn chặn những hành vi vi phạmpháp Luật Đất đai, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội củađịa phương, tăng cường pháp chế XHCN

2.3.1.2 Yêu cầu

Thanh tra việc thực hiện pháp Luật Đất đai của các chủ sử dụng đất, cần:+ Xác định được quyền sử dụng hợp pháp, ranh giới đất;

+ Xác định được diện tích sử dụng trái phép, bỏ hoang, gây suy thoái đất

2.3.2 Nội dung thanh tra việc thực hiện pháp Luật Đất đai của các chủ sử dụng đất

2.3.2.1 Thanh tra quyền sử dụng đất hợp pháp

- Tổ chức và cá nhân nước ngoài;

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

* Đối với các tổ chức:

Nội dung thanh tra như sau:

+ Đơn xin giao đất, xin thuê đất;

+ Dự án đầu tư xây dựng (hay luận chứng kinh tế kỹ thuật) được cơ quannhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

+ Bản đồ địa chính hoặc bản đồ hiện trạng khu đất được giao;

+ Phương án đền bù;

+ Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Hợp đồng thuê đất (đối với tổ chức xin thuê đất);

+ Biên bản giao đất, cắm mốc ngoài thực địa;

+ Thanh tra thẩm quyền giao đất, cấp GCNQSDĐ và thực tế sử dụng đất;+ Thanh tra đất đang sử dụng đã đăng ký vào sổ địa chính Nhà nước chưa?việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo thẩm quyền;

+ Thanh tra việc chuyển quyền sử dụng đất có hợp pháp hay không?

+ Thanh tra việc góp đất để sản xuất kinh doanh;

+ Hồ sơ thuê lại đất (dự án đầu tư, hợp đồng thuê lại, đăng ký biến động,giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng từ nộp tiền thuê đất);

+ Bản sao (có công chứng) quyết định thành lập của tổ chức xin sử dụng đất,giấy phép kinh doanh (đối với tổ chức kinh tế), giấy phép khai thác khoáng sản(đối với tổ chức xin thuê để khai thác khoáng sản)

Ngày đăng: 30/04/2016, 12:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w