Thanh tra tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theocấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÀI GIẢNG THANH TRA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HÀ NỘI, năm 2018
Trang 2CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1 Khái quát chung về thanh tra, kiểm tra
1.1.1 Khái niệm thanh tra, kiểm tra
Kiểm tra: là xem xét những sự việc diễn ra có đúng các quy tắc đã xác lập và cácmệnh lệnh về quản lý đã được ban hành hay không Kiểm tra là chức năng của mọi ngườiquản lý, ở các cấp bậc khác nhau tương ứng quy mô và yêu cầu kiểm tra có khác nhau
Kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”(1), để chỉ hoạt động củachủ thể tác động vào đối tượng kiểm tra (có thể trực thuộc hoặc không trực thuộc) Tuynhiên, khái niệm kiểm tra (control) có thể được hiểu theo 2 nghĩa Theo nghĩa này, tínhquyền lực nhà nước trong kiểm tra bị hạn chế vì các chủ thể thực hiện kiểm tra không cóquyền áp dụng trực tiếp những biện pháp cưỡng chế nhà nước
Kiểm tra gắn liền với công việc của một tổ chức, một cán bộ, một công chức nhấtđịnh và thường theo một số hướng sau:
-Theo dõi để cho hoạt động của tổ chức phù hợp với chức năng nhiệm vụ và phâncông giữa các đơn vị
-Quan sát để đảm bảo nhiệm vụ được giao có đủ điều kiện thực hiện, phù hợp vớithực tế Hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hiệu suất công việc của từng đơn vị
-Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của các hoạt động theo kếhoạch đề ra
Về quản lý chung, kiểm tra hướng tới việc xem xét tính hợp lý hay không hợp lý củamột chương trình công tác đã vạch ra, khả năng thực hiện trong thực tế
Về quản lý hành chính Nhà nước, kiểm tra có mục tiêu: tìm kiếm động cơ, nguyênnhân cán bộ làm tốt hay không làm tốt nhiệm vụ được giao Một sự kiểm tra như vậy có thểđược thực hiện trong nội bộ của bộ máy quản lý, nhưng cũng có thể ở ngoài hệ thống đó,được gọi là kiểm soát ngoại lai
Trang 3Thanh tra là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cánhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục
vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp củachủ thể quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân khác
Thanh tra gồm có 4 loại hình thanh tra đó là thanh tra nhà nước, thanh tra hành chính,thanh tra chuyên ngành và thanh tra nhân dân
Tại điều 3 Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 quy định:
Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đốivới việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sựquản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này và các quy địnhkhác của pháp luật Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyênngành
Thanh tra tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theocấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức,
cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theongành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quyđịnh về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quảnlý
Thanh tra tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tranhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việcthực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã,phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước
1.1.2 Mục đích, phạm vi hoạt động thanh tra
a)Mục đích thanh tra
- Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạmpháp luật;
- Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghịvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục;
- Phát huy nhân tố tích cực;
Trang 4- Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước;
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân
b)Phạm vi thanh tra
- Cơ quan thanh tra nhà nước tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, phápluật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơquan quản lý nhà nước cùng cấp
- Ban thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổchức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị
sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước
1.1.3 Nguyên tắc hoạt động của thanh tra
- Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai,dân chủ, kịp thời
- Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các
cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơquan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra
1.1.4 Hình thức thanh tra
-Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặcthanh tra đột xuất
+ Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt
+ Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơquan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
+ Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấuhiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chốngtham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao
1.1.5 Tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra Nhà nước
a) Tổ chức cơ quan thanh tra theo cấp hành chính gồm có:
Trang 5a1) Thanh tra Chính phủ: là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chínhphủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếunại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật Thanh tra Chính phủ
có Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và Thanh tra viên TổngThanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu ngành thanh tra TổngThanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về công tácthanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
Trong quản lý nhà nước về thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạnsau: a) Xây dựng chiến lược, Định hướng chương trình, văn bản quy phạm pháp luật vềthanh tra trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền;hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra; b) Lập kếhoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng
và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra; c) Chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụthanh tra; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tácthanh tra; d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức bộ máy, biên chế thanhtra các cấp, các ngành, điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanhtra, Thanh tra viên các cấp, các ngành; đ) Yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dâncấp tỉnh báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; tổngkết kinh nghiệm về công tác thanh tra; e) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kếtluận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chínhphủ; g) Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra
Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau: a)Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước doThủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; b) Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đếntrách nhiệm quản lý của nhiều bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; c) Thanh tra vụ việc khác doThủ tướng Chính phủ giao; d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra vàquyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết
Ngoài ra Thanh tra Chính phủ còn thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo
Trang 6theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thamnhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
a2) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh);Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có tráchnhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật Thanh tra tỉnh có ChánhThanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Uỷ bannhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh traChính phủ
Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy bannhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau: a) Xây dựng kế hoạch thanhtra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó; b)Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Uỷban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tácthanh tra; c) Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính đối vớiThanh tra sở, Thanh tra huyện; d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiếnnghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh
Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau: a)Thanh traviệc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, của Ủy ban nhân dâncấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquyết định thành lập; b) Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở,
Uỷ ban nhân dân cấp huyện; c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhgiao; d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sauthanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết
Ngoài ra, thanh tra tỉnh còn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về côngtác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quyđịnh của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thamnhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng,chống tham nhũng
a3) Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh trahuyện)
Trang 7Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, có tráchnhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật Thanh tra huyện có ChánhThanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Uỷban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với ChánhThanh tra tỉnh.
Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy bannhân dân cấp huyện, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau: a) Xây dựng kế hoạchthanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạchđó; b) Báo cáo kết quả về công tác thanh tra; c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiệnkết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện,Thanh tra huyện
Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau: a) Thanh traviệc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc
Uỷ ban nhân dân cấp huyện, của Uỷ ban nhân dân cấp xã; b) Thanh tra vụ việc phức tạp, cóliên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện,
Uỷ ban nhân dân cấp xã; c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyệngiao
Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếunại, tố cáo
Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thamnhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng,chống tham nhũng
b) Tổ chức cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực gồm có:
b1) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ)
Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanhtra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chínhđối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyênngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnhvực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp
Trang 8luật Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên ChánhThanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với TổngThanh tra Chính phủ.
Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, Thanhtra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau: a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phêduyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra bộ; hướng dẫn,theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quanđược giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ; b) Hướng dẫn nghiệp vụthanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành thuộc bộ, Thanh tra sở; hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc bộ thực hiện quyđịnh của pháp luật về thanh tra; c) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chứcnăng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kếtquả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; d) Theo dõi, đôn đốc,kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng,Thanh tra bộ
Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau: a) Thanh traviệc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhânthuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởngquyết định thành lập; b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định vềchuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộcphạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách; c) Thanh tra vụ việc khác do
Bộ trưởng giao; d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử
lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vựcquản lý nhà nước của bộ khi cần thiết
Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiệnnhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo
Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiệnnhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống thamnhũng
b2) Thanh tra sở
Trang 9Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính vàthanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quyđịnh của pháp luật Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhànước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật Thanhtra sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên Chánh Thanh tra sở doGiám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra sở là:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt; tổ chức thực hiện
kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra sở; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểmtra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh trachuyên ngành thuộc sở;
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơquan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở;
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn
-kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản
lý của sở
- Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao
- Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của phápluật về thanh tra
- Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanhtra thuộc phạm vi quản lý của sở
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử
lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở
- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lýsau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngànhthuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của sở khi cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo
Trang 10- Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật vềphòng, chống tham nhũng.
1.2 Khái quát chung về thanh tra, kiểm tra Bảo vệ môi trường
1.2.1 Khái niệm và một số thuật ngữ liên quan đến thanh tra Bảo vệ môi trường—
Khái niệm thanh tra TN&MT: (Theo nghị định số 35/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 07năm 2009 về tổ chức và hoạt động của thanh tra tài nguyên môi trường), Thanh tra Tàinguyên và Môi trường là cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, được tổ chức, thực hiệnchức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về đất đai, tài nguyên nước, tàinguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, đo đạc, bản đồ, quản lý tổnghợp và thống nhất về biển và hải đảo (sau đây gọi chung là tài nguyên và môi trường) theoquy định của pháp luật
- Khái niệm thanh tra BVMT:
Hiện nay chưa có khái niệm chính thức về thanh tra BVMT, dựa trên khái niệm thanhtra chuyên ngành, có thể hiểu khái niệm thanh tra BVMT như sau: TTBVMT là hoạt độngthanh tra chuyên ngành về BVMT của cơ quan nhà nước có thẩm quyển đối với cơ quan, tổchức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn-kỹthuật, quy tắc quản lý trong BVMT
1.2.2 Mục đích, phạm vi, đối tượng thanh tra Bảo vệ môi trường
a)Mục đích của thanh tra bảo vệ môi trường
Hoạt động thanh tra BVMT nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi viphạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chínhsách pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục;góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực BVMT
b)Phạm vi thanh tra bảo vệ môi trường
Thanh tra bảo vệ môi trường là thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của Thủ trưởng cùng cấp đối với cơquan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường và các quy định kháccủa pháp luật liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường
c)Đối tượng thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường
Trang 11Điều 2 nghị định số 35/2009 NĐ-CP có quy định đối tượng của Thanh tra Tài nguyên
và Môi trường trong đó có Thanh tra chuyên ngành Bảo vệ môi trường gồm có:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lýnhà nước về tài nguyên và môi trường
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môitrường tại Việt Nam
- Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kếthoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc
tế đó
1.2.3 Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường
- Hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường phải tuân theo pháp luật; bảođảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đếnhoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổchức, cá nhân có liên quan
- Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quanThanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên đoàn thanh tra phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình
1.2.4 Phương thức và hình thức thanh tra
a)Phương thức thanh tra
- Việc thanh tra được thực hiện theo phương thức Đoàn thanh tra hoặc Thanh traviên
Trang 12- Khi xử lý vi phạm, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên độc lập phải thực hiện
- đầy đủ trình tự theo quy định của pháp luật
b)Hình thức thanh tra
- Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kếhoạch và thanh tra đột xuất
- Thanh tra theo chương trình kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch
đã được phê duyệt
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấuhiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc doThủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao
1.2.5 Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bảo vệ môi trường Nhiệm vụ và chức năng của thanh tra môi trường các cấp
-Cấp Trung ương
+ Thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụthuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên vàMôi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; phối hợp với thanh tra chuyênngành của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ môi trường củacác đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an
+ Xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xử
lý VPHC
+ Thanh tra vụ việc liên quan đến công tác bảo vệ môi trường do Bộ trưởng giao.+ Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngtheo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo
+ Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng
+ Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường đối với Thanh trachuyên ngành môi trường của sở Tài nguyên và Môi trường
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chốngtham nhũng về bảo vệ môi trường của bộ
Trang 13+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Cấp Tỉnh
+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của tổ chức kinh tế, đơn vị sựnghiệp trên địa bàn đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác độngmôi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các dự án thuộcthẩm quyền kiểm tra, thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp có dấuhiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
+ Xử phạt VPHC theo quy định của pháp luật về xử lý VPHC
+ Thanh tra vụ việc liên quan đến công tác bảo vệ môi trường do Giám đốc sở giao.+ Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo
+ Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chốngtham nhũng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của sở
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
Chức năng, nhiệm vụ của cảnh sát môi trường
- Là đơn vị quản lý hành chính trật tự xã hội
- Có nhiệm vụ điều tra, phòng ngừa, phát hiện ban đầu các vi phạm về môitrường
- Chủ động triển khai trinh sát các điểm nóng về môi trường
- Phối hợp với ngành TNMT tập trung đi sâu vào xử lý những điểm nóng
Trang 14- Có quyền ra lệnh đình chỉ hoạt động của cơ sở nếu thấy có vi phạm môitrường.
- Khởi tố vụ án, đề nghị đưa ra truy tố trước pháp luật nếu cơ sở có dấu hiệu viphạm hình sự
Sự khác nhau giữa thanh tra tài nguyên môi trường và cảnh sát môi trường:
Về nhiệm vụ: xử phạt hành chính là nhiệm vụ của thanh tra tài nguyên và môi trường.Trong trường hợp phát hiện đơn vị có dấu hiệu vi phạm đến mức phải xử lý hình sự thì sẽlập hồ sơ, khởi tố thì đó là nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát môi trường
Về phạm vi hoạt động:
+ Hoạt động của Cảnh sát môi trường là hoạt động của cơ quan điều tra về môitrường, khác với hoạt động thanh tra môi trường là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước,chỉ tiến hành với các đối tượng bị quản lý cụ thể, khi thanh tra phải xác định trước nội dung,đối tượng cụ thể và phải có quyết định thanh tra gửi trước cho đối tượng thanh tra Hoạtđộng của Cảnh sát môi trường, được tiến hành mà không cần xác định đối tượng; khi có dấuhiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa xác định được đối tượng vi phạm, Cảnh sát môi trườngphải tiến hành điều tra, làm rõ đối tượng vi phạm để xác định mức độ vi phạm Nói một cáchkhác: hoạt động thanh tra môi trường cần xác định thanh tra ai? thanh tra nội dung gì? vàolúc nào? và phải báo trước cho đối tượng bị thanh tra bằng văn bản (quyết định) Hoạt độngcủa Cảnh sát môi trường nhằm xác định một hành vi vi phạm pháp luật về môi trường do aigây ra? gây ra vào thời gian nào? Tính chất mức độ vi phạm ra sao? Và không cần phải báotrước cho đối tượng cần điều tra
+ Hoạt động thanh tra môi trường chỉ có thể xử lý các hành vi VPHC (chưa phải là tộiphạm) về bảo vệ môi trường, một hành vi VPHC về môi trường nếu có dấu hiệu cấu thànhtội phạm, nếu đã bị xử phạt VPHC nhưng đối tượng không thực hiện các yêu cầu
khắc phục của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng thì phải chuyển hồ
sơ sang cơ quan Cảnh sát môi trường để khởi tố, điều tra
Sự phối hợp giữa thanh tra môi trường và cảnh sát môi trường các cấp:
+ Lực lượng Cảnh sát môi trường cũng như Thanh tra môi trường, có tổ chức ở haicấp: Trung ương có Cục Cảnh sát môi trường thuộc Bộ Công an tương đương với Thanh traMôi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở địa phương có Phòng Cảnh sát môi trường
Trang 15thuộc Công An cấp tỉnh tương được với Thanh tra môi trường của Sở Tài nguyên và Môitrường cấp tỉnh.
+ Để có thể phối hợp hoạt động giữa thanh tra môi trường với Cảnh sát môi trườngtheo luật định, khi Cảnh sát môi trường cần phối hợp phải có Văn bản đề nghị phối hợp gửiThanh tra môi trường, Thanh tra môi trường sẽ có văn bản cử cán bộ phối hợp Thanh tramôi trường có trách nhiệm cử cán bộ hoặc cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin, tài liệucần thiết đã có cho Cảnh sát môi trường khi có yêu cầu Ngược lại khi Cảnh sát môi trườngphát hiện đối tượng vi phạm pháp luật về môi trường nhưng chưa đến mức để cấu thành tộiphạm thì chuyển hồ sơ sang Thanh tra môi trường để xử phạt VPHC
+ Thanh tra môi trường và Cảnh sát môi trường thường xuyên liên hệ, tiếp xúc đểnắm bắt các thông tin về tình hình vi phạm pháp luật về môi trường để có hướng phối hợp
xử lý ngăn chặn kịp thời các vi phạm và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của phápluật
1.3.Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tra
1.3.1 Văn bản pháp quy về môi trường
a)Các công ước Quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã tham gia
- Công ước LHQ về biến đổi môi trường – 1980
- Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặcbiệt là nơi cư trú của các loài chim nước, 1988
- Công ước quốc tế về Luật biển 1982/1994
- Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, 1985 (26/4/1994)
- Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, 1987(26/1/1984)
- Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994)
- Công ước về Ða dạng sinh học, 1992 (16/11/1994)
- Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại
và việc loại bỏ chúng (13/5/1995)
- Công ước Cites về buôn bán quốc tế các giống loài động vật có nguy cơ bị đedọa,1994
Trang 16- Công ước chống sa mạc hóa, 1998
- Tuyên ngôn quốc tế của LHQ về sản xuất sạch hơn, 1999
- Công ước Stockhom về các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy,2002
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 quy định về đánh giá môi trườngchiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường…
………
1.3.2 Văn bản pháp quy về thanh tra và thanh tra bảo vệ môi trường
Các quy định của pháp luật về thanh tra và xử lý VPHC có rất nhiều, phạm vi điềuchỉnh rất rộng, tuy nhiên chúng ta chỉ quan tâm đến một số văn bản và một số nội dung củacác văn bản pháp luật thường được sử dụng trong hoạt động thanh tra
Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 :
+ Mục đích thanh tra và nguyên tắc hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 3 vàĐiều 5
+ Các hành vi bị cấm trong hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 12
+ Điều 46 và Điều 47 quy định cụ thể về thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra vàcăn cứ để ra quyết định thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường
+ Trong quá trình thanh tra, trưởng đoàn thanh tra và đoàn viên đoàn thanh tra
Trang 17được thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 49, Điều 50.
+ Trong quá trình thanh tra đối tượng thanh tra có quyền và có nghĩa vụ theo quy địnhtại Điều 53, Điều 54
Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số Điều của Luật Thanh tra
Nguyên tắc hoạt động thanh tra được quy định tại điều 3
Nhiệm vụ,quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra Nhà nước được quy
định từ điều 6 đến điều 18
Hoạt động thanh tra hành chính từ điều 19 đến điều 31
Hoạt dộng thanh tra chuyên ngành từ điều 32 -33
Nghị định số 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năngthanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành
Thông tư số 05/2014/TT-TTCP Quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
1.3.3 Văn bản pháp quy về xử phạt vi phạm hành chính
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcBVMT
CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG THANH TRA MÔI TRƯỜNG
2.1 Quy trình tiến hành thanh tra (Theo thông tư 05/2014/TT-TTCP)
2.1.1 Chuẩn bị thanh tra
a) Lựa chọn đối tượng thanh tra, thu thập thông tin nắm tình hình
- Dựa trên mục đích của cuộc thanh tra:
+ Mỗi cuộc thanh tra được triển khai đều có mục đích rất cụ thể, ví dụ: Thanh tra môitrường nước lưu vực sông, thanh tra quản lý chất thải y tế, thanh tra giải quyết tố cáo vềtiếng ồn, khói, bụi, ô nhiễm,
Trang 18+ Để đạt được mục đích, yêu cầu thanh tra đặt ra, việc lựa chọn đối tượng thanh traphải phù hợp với mục đích của cuộc thanh tra dự kiến triển khai Trên cơ cở mục đích thanhtra đã đặt ra ta có thể lựa chọn theo từng nhóm đối tượng để dự kiến thanh tra.
- Để lựa chọn được đối tượng thanh tra cụ thể (tên, địa chỉ, loại hình sản xuất, )
có nhiều cách có thể triển khai Tuy nhiên, để có thể lựa chọn một cách chính xác đối tượngthanh tra phù hợp với mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra, có thể dựa trên một số cách sau:
+ Thông qua công tác khảo sát tại cơ sở: Việc khảo sát tại cơ sở giúp cơ quan thanhtra có thể xác định tương đối chính xác tình hình hoạt động (đang hoạt động bình thường haydừng hoạt động); tên và địa chỉ hiện tại các loại phát thải và tình trạng xả thải của cơ sở, xácđịnh vị trí xả thải, số lượng mẫu cần phân tích để có kế hoạch dự trù kinh phí lấy mẫu vàphân tích mẫu
Lưu ý: Hoạt động khảo sát được thực hiện bằng quan sát, nhìn nhận và phỏng vấnnhững người dân sinh sống sát cơ sở, không phải đăng ký làm việc với cơ sở
+ Qua công tác xử lý đơn, thư: Thông qua công tác xử lý đơn thư có thể tổng hợp vàlựa chọn được đối tượng thanh tra Thông thường các vi phạm pháp luật về bảo vệ môitrường được công dân phản ánh khá sát với thực tế Tuy nhiên, đôi khi cũng cần phải phântích các thông tin mà đơn thư phản ánh một cách khách quan để loại trừ những đơn thư códụng ý xấu, lợi dụng vấn đề môi trường để cản trở hoạt động bình thường của cơ sở Nóichung, qua công tác xử lý đơn thư có thể phát hiện các vi phạm của đối tượng và ưu tiên lựachọn đối tượng có nhiều vi phạm để đưa vào kế hoạch thanh tra
+ Thu thập những thông tin về đối tượng thanh tra: Hoạt động thu thập các thông tinliên quan đến đối tượng thanh tra giúp cơ quan thanh tra lựa chọn được đối tượng cần đượcthanh tra (những đối tượng có nhiều vi phạm) và những phát thải của cơ sở phù hợp với mụcđích của cuộc thanh tra
+ Các thông tin của đối tượng thanh tra cần phải thu thập gồm: Tên, địa chỉ, loại hìnhsản xuất, tình hình hoạt động, tình hình phát thải, những vi phạm của cơ sở Cách thu thập
có thể qua điện thoại, qua phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, qua xử lý đơnthư, qua tìm hiểu thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương
Báo cáo kết quả nắm tình hình gồm các nội dung chính sau:
Khái quát chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các quy định của pháp luậtliên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến được thanh tra;
Trang 19 Tình hình, kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến được thanhtra; kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan có thẩm quyền liên quanđến nội dung dự kiến thanh tra (nếu có) và các thông tin khác có liên quan;
Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất nội dung thanhtra và phương pháp tiến hành thanh tra
Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình
Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình tại cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiếnđược thanh tra; tại các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quanđến nội dung thanh tra;
Nghiên cứu, tổng hợp thông tin từ báo chí, đơn phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tốcáo liên quan đến nội dung dự kiến thanh tra;
Khi cần thiết, làm việc trực tiếp với những người có liên quan
b) Ra quyết định thanh tra
Theo quy định của Luật Thanh tra, "hoạt động thanh tra chỉ được thực hiện khi cóquyết định thanh tra", để hoạt động thanh tra có hiệu lực và hiệu quả, một trong những yếu
tố không thể thiếu đó là ban hành quyết định thanh tra Việc ban hành Quyết định thanh traphải đảm bảo các yếu tố sau đây:
- Thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra: Thẩm quyền ra Quyết định thanhtra chuyên ngành được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 51 - Luật Thanh tra: ChánhThanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanhtra chuyên ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết địnhthanh tra Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lậpĐoàn thanh tra
Bộ trưởng, Giám đốc sở ban hành quyết định thanh tra đột xuất Việc xác định thẩmquyền ban hành Quyết định thanh tra dựa trên một trong các căn cứ quy định tại khoản 3Điều 37-Luật Thanh tra
- Nội dung quyết định thanh tra: Quyết định thanh tra môi trường ngoài việcphải đảm bảo nội dung, thể thức văn bản theo quy định chung còn phải theo quy định củaLuật Thanh tra: căn cứ, đối tượng, phạm vi, thời hạn thanh tra, trưởng đoàn và các thànhviên đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, còn có một thành phần không thể thiếu là chỉ định
cơ quan lấy mẫu và phân tích mẫu
Trang 20Lưu ý: Cơ quan được chỉ định lấy mẫu và phân tích mẫu phải được lựa chọn kỹ càng,
có đủ năng lực và tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật để đảm bảo khi phát sinhkhiếu nại về quy trình lấy mẫu và kết quả phân tích mẫu thì đủ điều kiện giải quyết theo quyđịnh của Luật Khiếu nại, tố cáo
+ Gửi Quyết định thanh tra: Sau khi Quyết định thanh tra được ký ban hành, trongthời hạn 03 ngày kể từ ngày ký, quyết định thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra,trừ trường hợp thanh tra đột xuất Khi gửi Quyết định thanh tra cần phải gửi kèm theo yêucầu báo cáo nội dung thanh tra, yêu cầu chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, phô tô trước các loại tài liệuchính và kế hoạch làm việc với từng đối tượng thanh tra
Khi phát hành Quyết định thanh tra cần dành một số bản để dự phòng trường hợp cầncung cấp trực tiếp cho đối tượng thanh tra (khi có trục trặc do do tình huống bất khả khángkhi gửi văn bản theo đường công văn)
Mẫu quyết định thanh tra xem tại phụ lục 01
c) Xây dựng và phổ biến kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra
- Trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra:
+ Theo quy định, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiến hànhcuộc thanh tra, trước khi công bố quyết định thanh tra
+ Thực tế, kế hoạch triển khai thanh tra phải xây dựng đồng thời với dự thảo quyếtđịnh thanh tra để khi quyết định được ban hành chính thức có thể kịp điều chỉnh kế hoạchtriển khai để ban hành cùng với quyết định thanh tra
- Nội dung kế hoạch triển khai thanh tra: Kế hoạch triển khai thanh tra phải cónội dung rất cụ thể ngày, giờ, địa điểm, nội dung và thành phần (đại diện các cơ quan đơn vị
có liên quan) tham gia buổi làm việc
+ Sau khi có Kế hoạch triển khai thanh tra chi tiết, trưởng đoàn có trách nhiệm phổbiến kế hoạch thanh tra, gửi kế hoạch thanh tra đến đối tượng thanh tra để bố trí làm việc vớiđoàn theo ngày, giờ, nội dung và địa điểm đã định trước
+ Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào kế hoạch triển khai thanh tra để phân công nhiệm
vụ cho từng thành viên đoàn thanh tra
d) Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
Trang 21Căn cứ nội dung thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra cótrách nhiệm chủ trì cùng thành viên Đoàn thanh tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượngthanh tra báo cáo.Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi đối tượng thanh tra (kèm theo đềcương yêu cầu báo cáo) ít nhất 05 ngày trước khi công bố quyết định thanh tra; văn bản yêucầu phải nêu rõ cách thức báo cáo, thời gian nộp báo cáo.
e) Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra
Công tác chuẩn bị trước khi thanh tra
- Tập hợp văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội dung thanh tra:
+ Với nguyên tắc "Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật", do vậy, thôngthường, sau khi quyết định thanh tra được ban hành, đoàn thanh tra phải tập hợp các văn bảnquy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung thanh tra gồm các loại văn bản pháp quy vềhoạt động thanh tra, văn bản pháp lý về môi trường, văn bản xử phạt VPHC trong lĩnh vựcmôi trường
+ Để cuộc thanh tra đạt hiệu quả cao, trước khi thanh tra cần nghiên cứu trước hồ sơ
về môi trường của đối tượng thanh tra lưu tại cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môitrường Nắm các thông tin liên quan đến công nghệ sản xuất, các loại nguyên liệu, nhiên liệuđầu vào, các loại phát thải đầu ra, các biện pháp hoặc phương án giảm thiểu ô nhiễm môitrường khí thải, nước thải, chất thải rắn, khói, bụi, được đề xuất trong hồ sơ
+ Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của đối tượng thanh tra (nhữngnội dung chấp hành tốt, những nội dung còn vi phạm, ý thức chấp hành pháp luật của đốitượng thanh tra )
- Chuẩn bị các loại hồ sơ, biểu bảng, phương tiện liên quan đến hoạt độngthanh tra:
+ Các loại hồ sơ liên quan đến đối tượng thanh tra lưu tại cơ quan quản lý, đơn thưphản ánh của công dân, phản ánh của báo chí
+ Các loại biểu bảng thống kê các nội dung cần kiểm tra trong quá trình thanh tra,bảng tổng hợp các vi phạm của đối tượng thanh tra
+ Các loại biên bản thường được sử dụng trong hoạt động thanh tra không thể thiếugồm mẫu Biên bản thanh tra về bảo vệ môi trường, mẫu biên bản công bố quyết định thanhtra, mẫu biên bản VPHC, mẫu biên bản tạm giữ tang vật, biên bản niêm phong tài liệu, biênbản lấy mẫu
Trang 22+ Các loại mẫu biên bản trong hoạt động thanh tra môi trường phải phù hợp với quyđịnh của pháp luật về thanh tra và xử lý VPHC.
+ Phương tiện hỗ trợ: Máy ảnh, máy ghi hình, máy ghi âm, máy tính xách tay, kinhphí hoạt động của đoàn thanh tra
+ Trang bị phòng hộ lao động: tùy thuộc vào tính chất của cơ sở được thanh tra, đoànthanh tra phải chuẩn bị trang bị như găng tay, ủng cao su, khẩu trang, mặt nạ phòng độc, mũcứng, áo choàng và phổ biến các đặc điểm về an toàn của cơ sở sẽ thanh tra
2.1.2 Tiến hành thanh tra tại cơ sở
a) Công bố quyết định thanh tra
- Giới thiệu thành phần tham dự: Đại diện đơn vị được thanh tra giới thiệu thànhphần tham dự, Trưởng đoàn thanh tra đọc Quyết định thanh tra, giới thiệu họ tên, chức vụcủa từng thành viên đoàn thanh tra, đơn vị lấy mẫu và phân tích mẫu, cán bộ tham gia phốihợp
- Công bố nội dung, thời hạn thanh tra: Phổ biến phạm vi của cuộc thanh tra;thời hạn thanh tra theo quyết định và dự kiến nội dung, địa điểm, thời gian làm việc, thànhphần của đơn vị tham gia trong quá trình làm việc với đối tượng thanh tra
- Phổ biến nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra theo quy định tại Điều 49 vàĐiều 50 Luật Thanh tra; phổ biến quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra quy định tạiĐiều 53 và Điều 54 Luật Thanh tra
- Nghe đại diện cơ sở được thanh tra báo cáo nội dung thanh tra, nội dung thanhtra phải được đối tượng thanh tra lập thành văn bản chính thức theo đề cương yêu cầu báocáo đã gửi trước để có thời gian chuẩn bị
- Đối thoại, chất vấn, phỏng vấn: Sau khi nghe đại diện đơn vị báo cáo và trên
cơ sở các nội dung báo cáo của đối tượng thanh tra, các thành viên đoàn thanh tra cần rà soátlại các nội dung báo cáo, phát hiện và chất vấn những nội dung báo cáo có mâu thuẫn,những nội dung báo cáo nêu chưa rõ hoặc bất hợp lý trong các số liệu đã cung cấp Yêu cầu
cơ sở bổ sung nhưng nội dung có liên quan còn thiếu trong báo cáo
b) Kiểm tra hồ sơ
- Kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, kiểm trangành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với Dự án ngành sản xuất kinh doanh được phê
Trang 23duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không? Yêu cầu phô tô giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh mới nhất để lưu hồ sơ và sử dụng khi lập biên bản VPHC.
- Kiểm tra ĐTM, đây là loại hồ sơ pháp lý về mặt môi trường Đối với một dự
án đầu tư dù quy mô lớn hay nhỏ bắt buộc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trườnghoặc KHBVMT theo quy định NĐ 18/2015/NĐ-CP
+ Kiểm tra Quyết định phê duyệt ĐTM hoặc bản xác nhận KHBVMT được cơ quan
có đúng thẩm quyền không?
+ Kiểm tra đối chiếu tên Dự án
+ So sánh vị trí dự án được phê duyệt ĐTM và vị trí tại thời điểm thanh tra (dựa trênbáo cáo của cơ sở)
+ So sánh công suất Dự án được phê duyệt và công suất hiện tại (dựa trên báo cáo của
cơ sở)
+ So sánh các phương án xử lý giảm thiểu các loại phát thải với thực tế đầu tư xâydựng các công trình, hệ thống xử lý ô nhiễm (dựa trên báo cáo của cơ sở)
+ So sánh công nghệ xử lý được đề xuất trong ĐTM (KHBVMT) với công nghệ thực
tế đã triển khai (dựa trên báo cáo của cơ sở);
+ Nắm tình hình chủng loại nguyên, nhiên liệu đầu vào và các loại phát thải đầu rađược nêu trong ĐTM
+ Kiểm tra, so sánh tần suất, vị trí, thông số và yếu tố phải giám sát môi trường
định kỳ trong ĐTM với thực tế thực hiện (dựa trên kết quả quan trắc)
Trang 24+ Nếu phát hiện có thay đổi, công suất tăng lên, công nghệ sản xuất thay đổi khácvới Dự án được phê duyệt (hoặc xác nhận) thì phải yêu cầu xuất trình dự án đầu tư nângcông suất hoặc thay đổi công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Sau khi có
hồ sơ Dự án được duyệt, phải tiếp tục kiểm tra ĐTM (hoặc KHBVMT) đối với dự án mới Trình tự kiểm tra như trên)
Kiểm tra hồ sơ chứng từ có liên quan:
+ Kiểm tra kết quả giám sát môi trường định kỳ của 01 năm gần nhất để so sánh vớiĐTM hoặc KHBVMT, có đúng và đủ theo quy định không? Lưu ý thông số nào vượt tiêuchuẩn, thời điểm giám sát, vị trí, các thông số và yếu tố giám sát;
+ Kiểm tra thông báo kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chứng
từ nộp phí của cơ sở, đối chiếu số lượng nộp và số thông báo, nếu phát hiện khác phải yêucầu giải trình và cung cấp căn cứ được thay đổi
+ Kiểm tra hoá đơn mua nước đầu vào (nếu cơ sở mua nước để sản xuất và sinh hoạt)hoặc tổng hợp tình hình khai thác tài nguyên nước (nếu cơ sở tự khai thác nước) để trên cơ
sở lượng nước đầu vào đánh giá lượng nước thải, nhằm kiểm tra thải lượng do cơ sở báocáo
+ Kiểm tra hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (nếu cơ sở có các loạichất thải nguy hại) Kiểm tra giấy phép xử lý chất thải nguy hại nếu cơ sở được thanh tra xử
lý chất thải nguy hại: so sánh nội dung ghi chép, chủng loại theo các nội dung hồ sơ đăng
ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
+ Kiểm tra hợp đồng xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại (nếu có chất thảinguy hại), nắm số lượng, chủng loại chất thải được ký hợp đồng xử lý, trách nhiệm của cácbên liên quan đến việc quản lý, xử lý chất thải
+ Kiểm tra Phương án phòng ngừa sự cố tràn dầu, rò rỉ dầu (nếu cơ sở có sử dụnglượng dầu lớn để sản xuất)
+ Hồ sơ hệ thống xử lý chất thải (khí thải, nước thải, )
+ Văn bản kiểm tra, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền sau khi hệ thống xử lý chấtthải hoàn thành và đưa vào vận hành chính thức
+ Kiểm tra biên bản kiểm tra - thanh tra của Đoàn kiểm tra - thanh tra gần nhất tạiđơn vị để đánh giá ý thức chấp hành và khắc phục tồn tại của cơ sở đối với các yêu cầu của