Đánh giá về tính khả thi và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng PM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp thành lập bản đồ địa chính ở khu vực miền núi với sự tham gia của cộng đồng (Trang 72)

PM trong thành lập bản đồ địa chính tại Việt Nam

Với những kết quả đánh giá nêu trên có thể thấy tiềm năng của phƣơng pháp PM trong thành lập bản đồ là khá lớn. Việc để ngƣời dân tham gia là một cách tận dụng nguồn nhân lực có kiến thức thực tế mà không phải một cán bộ đo đạc nào cũng có đƣợc. Hơn nữa lại có thể gắn kết mối quan hệ trong cộng đồng với nhau và cộng đồng với chính quyền địa phƣơng. Bản đồ có sự tham gia của ngƣời dân đại diện cho sự hiểu biết rõ ràng về mặt xã hội, văn hóa và cảnh quan (những thông tin không đƣợc thể hiện nếu thành lập bản đồ bằng phƣơng pháp khác).

Một điểm quan trọng nữa là để ngƣời dân thấy đƣợc sự gần nhân dân của chính quyền địa phƣơng, quan tâm đến suy nghĩ của ngƣời dân, muốn họ nêu ra những gì mà bấy lâu nay họ chƣa có cơ hội. Từ đó họ sẽ tin tƣởng vào chính sách của Nhà nƣớc hơn, không chỉ trong lĩnh vực quản lý đất đai mà còn ở các khía cạnh kinh tế - xã hội khác nữa.

Từ đánh giá trên, dựa vào các nhân tố ảnh hƣởng ta cần cân nhắc đi tới xác định loại đất và khu vực áp dụng và cải tiến quy trình thực hiện để PM trở lên khả thi và hiệu quả hơn.

Thực tế triển khai cho thấy khả năng áp dụng cho đất nông nghiệp có tính khả quan hơn, bởi đặc điểm của đất nông nghiệp có khoanh vi thửa đất rộng. Tuy nhiên độ chính xác vẫn chƣa đạt đƣợc chuẩn theo quy định để áp dụng cho thành lập bản đồ địa chính đất nông nghiệp ở tỷ lệ lớn. Với độ chính xác hiện có phƣơng pháp này phù hợp với việc thành lập bản đồ đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp ở tỷ lệ nhỏ hơn 1:2000 (tốt nhất là 1:5000 - 1:10.000), hoặc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Bên cạnh đó, ở nƣớc ta phần lớn diện tích là đồi núi, nếu áp dụng phƣơng pháp này cho những khu vực có ranh giới biến động nhƣ bản đồ đất rừng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế hơn các phƣơng pháp khác.

67

biến động cũng là một hƣớng đáng đƣợc quan tâm bởi khả năng ứng dụng cao mà hiệu quả thiết thực mà nó đem lại.

Để cho hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế và rút kinh nghiệm từ những đề tài trƣớc tác giả nhận thấy:

Sau khi tạo đƣợc ảnh trực giao thì tiến hành giải đoán và điều vẽ một số đối tƣợng đặc trƣng mang tính định hƣớng nhƣ sông suối, đƣờng giao thông…và một số tên địa danh. Mục đích của công đoạn này là giúp ngƣời dân dễ dàng xác định vị trí và ranh giới các thửa đất trên ảnh. Đồng thời cũng rút ngắn đƣợc thời gian làm việc đáng kể do ngƣời dân không bị mất thời gian tìm kiếm khu vực họ sinh sống.

Ngoài dữ liệu ảnh hàng không, chúng ta có thể sử dụng ảnh vệ tinh nhƣ ảnh Google Earth. Ƣu điểm của việc sử dụng ảnh Google Earth là chi phí thấp (vì nguồn ảnh có thể lấy miễn phí từ trên mạng), ảnh có màu sắc trung thực, có độ trực quan cao giúp ngƣời dân dễ dàng nhận biết đối tƣợng hơn. Nhƣợc điểm của loại ảnh này là độ phân giải thƣờng thấp hơn ảnh hàng không.

Với việc vẽ ranh giới trên nền ảnh in đã nảy sinh một số nhƣợc điểm do chất lƣợng ảnh in không đƣợc tốt, dễ nhàu nát, phải mất thêm công đoạn quét ảnh và số hóa lại ranh giới sẽ sinh ra sai số. Vì vậy, chúng ta có thể vẽ trực tiếp tức là sau khi ngƣời dân quan sát ảnh trên màn hình máy chiếu và máy tính thì họ chỉ ranh giới cho kỹ thuật viên thao tác trực tiếp trên máy. Cách thức này có thể khắc phục đƣợc một số nhƣợc điểm nêu trên. Tuy nhiên phƣơng pháp này cũng có nhƣợc điểm là mất thời gian do từng ngƣời dân tham ra giải đoán, và nảy sinh sự thiếu ăn ý giữa ngƣời dân và kỹ thuật viên.

Mỗi một cách thức thực hiện đều có những ƣu nhƣợc điểm riêng. Tùy vào điều kiện khác nhau mà áp dụng cách thức nào cho hợp lý và hiệu quả nhất. Nhƣng nên phối hợp sử dụng đồng thời cả hai cách, nếu điều kiện cho phép, để có thể đánh giá cụ thể độ chính xác của hai sản phẩm có đƣợc.

68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Để thành lập bản đồ địa chính có nhiều phƣơng pháp khác nhau. Tuy nhiên bất kỳ một phƣơng pháp nào cũng có ƣu nhƣợc điểm của nó. Vì vậy, việc tìm hiểu những phƣơng pháp mới nhằm nâng cao khả năng sản xuất và linh hoạt hơn là rất cần thiết. Thành lập bản đồ, trong đó có bản đồ địa chính, với sự tham gia của cộng đồng (PM) là một phƣơng pháp còn khá mới ở Việt Nam, nhƣng lại có nhiều ƣu thế nổi bật.

Thông qua tìm hiểu các đề tài có liên quan trên thế giới và tại Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu và xây dựng đƣợc quy trình thử nghiệm thành lập bản đồ địa chính với sự tham gia của cộng đồng.

Áp dụng thử nghiệm PM tại Việt Nam cho thấy khả năng ứng dụng phƣơng pháp này là rất lớn, không những mang lại hiệu quả cho Nhà nƣớc mà còn đem lại lợi ích cho nhân dân, giảm khoảng cách giữa ngƣời dân và cán bộ quản lý.

Phƣơng pháp PM có khả năng áp dụng cho đất nông nghiệp tốt hơn, bởi đất nông nghiệp có khoanh vi thửa đất rộng và ít bị địa vật che khuất. Độ chính xác hiện tại cho phép phƣơng pháp này thành lập bản đồ địa chính đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp ở tỷ lệ 1:5000 - 1:10000, hoặc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Với chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cƣ của Nhà nƣớc thì việc áp dụng phƣơng pháp này cho thành lập bản đồ đất rừng sẽ đem lại hiệu quả rất lớn. Ngoài ra, sử dụng phƣơng pháp PM để cập nhật chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính cũng là một hƣớng đi thiết thực, đem lại hiệu quả cao.

Bằng việc áp dụng thử nghiệm PM thì đã thành lập đƣợc một phần bản đồ địa chính 2 khu vực là: xóm Khƣa Khảo của xã Đình Minh và Khu 7 của xã Tứ Xã với độ chính xác chấp nhận đƣợc cho tỷ lệ 1:5.000 - 1:10.000.

69

Kiến nghị

Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét và thừa nhận PM là một trong những phƣơng pháp chính thức sử dụng để thu thập dữ liệu không gian về đất đai.

Cần mở các đợt tuyên truyền phổ biến về PM đến ngƣời dân nhiều hơn nữa, giúp họ thấy đƣợc lợi ích từ việc tham gia và nâng cao kiến thức về thông tin địa lý cho ngƣời dân từ đó nâng cao tính hiệu quả của phƣơng pháp này.

Nên kết hợp của việc đo vẽ trực tiếp (ví dụ bằng phƣơng pháp toàn đạc điện tử) cho đất ở và PM cho đất nông nghiệp. Việc kết hợp này đem lại hiệu quả cao về tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn nhân lực.

Mặt khác, cũng cần học tập kinh nghiệm của nƣớc ngoài mà ta có thể mở rộng lĩnh vực áp dụng PM ở Việt Nam nhƣ: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, sự phân bố dân cƣ, văn hóa, các bản đồ về phân bố sinh thái tự nhiên trong các vƣờn quốc gia,… và còn nhiều loại bản đồ khác mà sự giúp đỡ của ngƣời dân là một nguồn thông tin thực tế rất hữu ích.

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Trần Trung Anh. Bài giảng Đo ảnh và Viễn Thám. Trƣờng Đại học Mỏ Địa chất, 2013.

2. Trần Quốc Bình. Bài giảng Công nghệ ảnh số. Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Thông tƣ 55/2013/TT-BTNMT ngày 30/12/2013 quy định về thành lập bản đồ địa chính. Hà Nội, 2013.

4. Trần Xuân Hoàn. Giáo trình trắc địa ảnh viễn thám. Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2010.

5. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam. Luật đất đai 2013. NXB Chính trị Quốc gia, 2014.

6. Đỗ Trọng Tuấn, Trần Đức Việt, Trịnh Minh Hồng, Nguyễn Hoài Thu. Nghiên cứu phƣơng pháp thành lập bản đồ địa chính bằng GIS với sự tham gia của cộng đồng (PGIS). Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên. Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.

7. Trang Web tổng hợp tài liệu về công nghệ thành lập bản đồ địa chính:

http://timtailieu.vn/tai-lieu/bai-giang-cong-nghe-thanh-lap-ban-do-dia-chinh-28936/

8. Trang Web hƣớng dẫn sử dụng Microstation để biên tập bản đồ địa chính:

http://www.doko.vn/luan-van/su-dung-microstation-de-bien-tap-ban-do-dia-chinh-213153

Tiếng Anh

9. Aberley D. Boundaries of home: Mapping for Local Empowerment. Gabriola Island, New Society Publisher, 1993.

10. Bersalona R., Zingapan K. P3DM: Mapping out the future of indigenous people in 3D. ICT Update, No.17, 2004.

71

11. Brody H. Map and Dreams: Indians and the British Columbia Frontier. Toronto, Waveland Pr In, 1997.

12. Bujang M. A community initiative: Mapping Dayak’s customary lands in Sarawak, Malaysia. Mapping for Change Conference. Nairobi, Kenya, 2005.

13. Chapin M., Lamb M., Threlkeld B. Mapping indigenous land. Annual Review of Anthropology, 2006.

14. Daniel Muller, Bjorn Wode. Manual on participatory village mapping using photomaps. Son La, 2003.

15. International fund of agricultural Development (IFAD). Good practices in participatory mapping. Rome, Italy, 2009.

16. Lasimbang A. Community Mapping in Malaysia: The use of community maps in resources management and protecting rights over indigenous people’s territory. Regional Community Mapping Network Workshop. Diliman, Quezon City, Philipines, 2004.

17. Mike McCall. Can participatory GIS strengthen local-level planning? Suggestion for better practicel. 7th International Conference on GIS for Developing Countries (GIS DECECO 2004). Universiti Teknologi Malaysia, Johor Malaysial, 2004.

18. Mike McCall. Mapping ambiguity and certainty in (Participatory) GIS. International Institute for Geo-Information science and earth observation (ITC), Enschede, The Netherlands, 2006.

19. Monmonier M. How to Lie with Maps. Chicago, The University of Chicago Press, 1991.

20. N.H. Trung, L.Q. Tri, M.E.F. van Mensvoort and A. Bregt. Participatory Land Use Planning (PLUP) in the Mekong Delta, Vietnam, 2004.

21. Orlove B. The ethnography of map: the cultural and social contexts of catographic representation in Peru. Cartographica, 1993.

22. Rambaldi G, Kwalu Kyem A.P, Mbile P, McCall M. and Weiner D. Participatory Spatial Information Management and Communication in Developing

72

Countries, Electronic Journal of Information Systems in Developing Countries (EjISDC), 2006.

23. Trang Web về PGIS của Trung tâm Hợp tác Nông nghiệp và Nông thôn:

http://pgis.cta.int/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24. Trang Web giới thiệu về phƣơng pháp đo vẽ bản đồ với sự tham gia của cộng đồng:

http://www.mappingforrights.org/participatory_mapping

25. Trang Web về dự án thành lập bản đồ sự biến đổi khí hậu và lên kế hoạch thích nghi với sự biến đổi đó với sự tham gia của cộng đồng:

http://www.searchlightcatalysts.org/node/772/Tools

26. Trang Web đào tạo và nâng cao nhận thức quản lý rừng trong cộng đồng tại Nepal:

http://www.communityredd.net/index.php?id=28

27. Trang Web dự án đa đối tác nhằm tối ƣu hóa các dịch vụ hệ sinh thái từ rừng trồng trong Uttranchal , miền Bắc Ấn Độ với sự tham gia của cộng đồng:

http://www.cifor.org/mla/_ref/method/india/

28. Trang Web tìm kiếm công cụ hỗ trợ cộng đồng tham gia khuôn khổ pháp lý để đảm bảo an ninh môi trƣờng và xã hội:

73

PHỤ LỤC

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN NGƢỜI DÂN

VỀ SỰ THAM GIA TRONG ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

Kính thưa các Bác! Thành lập bản đồ địa chính, hay nói cách khác là bản đồ ranh giới thửa đất, là rất cần thiết cho việc quản lý và sử dụng đai. Nhưng đội ngũ cán bộ đo đạc có chuyên môn và trang thiết bị đo còn thiếu rất nhiều, đặc biệt tại khu vực miền núi. Chính vì vậy, sự giúp đỡ của các Bác trong việc xác định thửa đất và vẽ chính xác ranh giới là hết sức có ý nghĩa. Vậy sau khi tham gia công việc này cháu muốn được nghe ý kiến đóng góp của các Bác để cháu có thể hoàn thiện đề tài thử nghiệm lần này, giúp cho đề tài đầy đủ hơn và khả thi hơn.

Xin các Bác cho ý kiến đóng góp qua các câu hỏi sau:

Câu 1: Việc xác định và khoanh vẽ ranh giới của các thửa ruộng nhƣ thế nào? A. Khó B. Bình thƣờng C. Dễ

Câu 2: Việc xác định và khoanh vẽ ranh giới nhà và vƣờn cây nhƣ thế nào? A. Khó B. Bình thƣờng C. Dễ

Câu 3: Theo Bác chất lƣợng ảnh để khoanh vẽ có tốt không? A. Tốt B. Bình thƣờng C. Chƣa tốt

Câu 4: Việc khoanh vẽ nhƣ thế này có khiến Bác gặp phải khó khăn gì không?

...

Câu 5: Bác có tin tƣởng vào kết quả làm việc không? A. Có B. Không

Câu 6: Bác thấy việc thành lập bản đồ nhƣ này mang lại lợi ích gì cho mình không? ... ...

74

Câu 7: Nếu xảy ra tranh chấp Bác có chấp nhận giải quyết dựa trên bản đồ đó không?

A. Chấp nhận B. Không chấp nhận

Câu 8: Nếu đƣợc nhờ giúp đỡ những việc tƣơng tự Bác có sẵn lòng giúp không? A. Có B. Không

Câu 9: Bác có đề nghị hay mong muốn gì sau khi tham gia lập bản đồ này không?

...

Xin chân thành cảm ơn Bác!

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp thành lập bản đồ địa chính ở khu vực miền núi với sự tham gia của cộng đồng (Trang 72)