Tình hình ứng dụng PM trong thu thập dữ liệu đất đai ở Việt Nam và trên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp thành lập bản đồ địa chính ở khu vực miền núi với sự tham gia của cộng đồng (Trang 28)

thế giới

a. Trên thế giới

PM - phƣơng pháp sử dụng khả năng của ngƣời dân để lập bản đồ - chỉ đƣợc biết đến từ những năm 1990, ngay sau đó phƣơng pháp này đã đƣợc sử dụng rộng rãi với nhiều biến thể và các ứng dụng không chỉ trong quản lý tài nguyên thiên

23 nhiên mà còn trong nhiều lĩnh vực khác.

Trong những năm gần đây, nhiều chính phủ và các tổ chức quốc tế đã nỗ lực thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Lập bản đồ với sự tham gia của ngƣời dân đã nổi lên nhƣ một công cụ quản lý mạnh mẽ, cho phép ngƣời dân đƣa ra ý kiến và quan điểm của mình, thậm chí đƣa ra phƣơng pháp quản lý phù hợp với khu vực họ đang sống, gây đƣợc sự chú ý của các cơ quan chính phủ và các nhà hoạch định chính sách.

Hình 1.3. Họp dân để phổ biến phương pháp PM tại Ấn Độ [27].

Vì lý do này, phƣơng pháp PM đƣợc sử dụng để tạo ra bản đồ quản lý đất đai, các mô hình sử dụng tài nguyên, phƣơng pháp này dựa trên nhận thức nhận thức và tập quán truyền thống của cộng đồng để thu thập thông tin, dữ liệu vụ cho đánh giá và theo dõi tài nguyên thiên nhiên [27].

24

khai thác mỏ, và các khu vực bảo vệ nghiêm ngặt khác ... Có nhiều cách để thực hành tiếp cận với PM:

+ Vẽ các bản đồ nhanh chóng là vẽ trên mặt đất, có sử dụng các công cụ hỗ trợ nhƣ: dầu vẽ, đá xỏi, lá cây,... để thể hiện ranh giới và phân bố các đội tƣợng trong không gian địa lý.

Sản phẩm đạt đƣợc kết quả ra sao còn phụ thuộc vào kiến thức của cộng đồng về không gian và khả năng thể hiện lại nó trên bản đồ. Cách thức này rất phù hợp với những nơi kinh tế khó khăn, điển hình là các nƣớc đang phát triển ở Châu Phi.

Hình 1.4. Cộng đồng dân cư vẽ bản đồ trên đất [26]

+ Vẽ trực tiếp hiện trạng trên nền ảnh hàng không được in ở khổ lớn: cách này sử dụng ảnh hàng không sau khi đã qua xử lý tiến hành in cho ngƣời tham gia tự phân tích nhận biết đối tƣợng và vẽ ranh giới từ đó vẽ phân vùng các đối tƣợng.

25

Hình 1.5. Vẽ trên nền ảnh hàng không

Cách này đƣợc sử dụng cho thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, áp dụng đƣợc ở hầu hết các nƣớc.

+ Thành lập mô hình không gian 3 chiều (mô hình nổi)

Cách này đòi hỏi khá nhiều thời gian và số lƣợng ngƣời tham gia; sử dụng bản đồ địa hình có sẵn cùng với các công cụ hỗ trợ nhƣ bìa giấy cứng, sơn màu, đinh ghim gắn đầu nhựa các màu khác nhau, sợi dây các màu, giấy mỏng,... Với những gì có tiến hành cắt các bìa giấy rồi chồng xếp lên nhau theo các đƣờng bình độ đƣợc mô hình nổi của địa hình. Sau đó ngƣời tham gia tiến hành sơn màu theo sự phân bố thực vật, đất, gắn ghim các màu sắc theo sự phân bố của các đối tƣợng rời rạc khác nhau, còn các sợi dây màu để xác định ranh giới khoanh vùng đối tƣợng và tạo lƣới tọa độ. Mô hình này là một sản phẩm kết hợp giữa công nghệ và nhận thức của ngƣời tham gia. Cách này đƣợc áp dụng tại tất cả các nƣớc có sử dụng PM [28].

26

Hình 1.6. Phương pháp PM sử dụng mô hình nổi [28] b. Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, PM còn khá mới mẻ và thƣờng tồn tại ở dạng dự án có sự tham gia của các tổ chức quốc tế. Ví dụ nhƣ dự án IAPD (Integrated Approaches to Participatory Development - Các cách tiếp cận tích hợp nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng) của Avenues đã dựa vào kiến thức địa phƣơng, có sự tham gia phối hợp với chính phủ nhiều nƣớc, đến nay tạo ra bản đồ ở Philippines, Campuchia, Việt Nam và Malaysia. Việc lập đƣợc bản đồ sẽ thúc đẩy đa dạng sinh học và bảo vệ môi trƣờng sống, quản lý khu vực ven biển, và giảm thiểu xung đột tài nguyên theo định hƣớng. Bổ sung mới cho các ứng dụng Google Earth, cung cấp cho ngƣời dùng cái nhìn sâu sắc vào sự thay đổi độ che phủ rừng quốc gia theo thời gian, từ đó nâng cao nhận thức của nhân dân [25].

Một số dự án khác chỉ mới thí điểm trên quy mô nhỏ nhƣ ở Vƣờn quốc gia Pumat – Nghệ An là mô hình 3D về không gian sống, hiện trạng của rừng ...; một vài bản ở Sơn La thí điểm lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và một số ít ở đồng bằng sống Cửu Long là thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất [23],...

27

Kết quả đạt đƣợc từ những thử nghiệm trên cho thấy khả năng nhận thức về thông tin địa lý của ngƣời dân cũng rất đáng kể. Cụ thể là các sản phẩm của họ đƣợc đánh giá cao, song bên cạnh đó lĩnh vực ứng dụng PM ở Việt Nam còn khá hạn hẹp. Chính vì vậy mà thông qua luận văn này, tác giả hy vọng đề tài sẽ đóng góp một phần nào đó cho sự tiếp cận về khả năng ứng dụng PM tại Việt Nam.

28

CHƢƠNG 2. QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỪ ẢNH HÀNG KHÔNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp thành lập bản đồ địa chính ở khu vực miền núi với sự tham gia của cộng đồng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)