Thu thập tài liệu lên kế hoạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp thành lập bản đồ địa chính ở khu vực miền núi với sự tham gia của cộng đồng (Trang 35)

Thông tin có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ hoạt động nào của con ngƣời. Do vậy, thu thập tài liệu là một việc rất cần thiết, nếu làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các khâu nghiệp vụ tiếp theo.

a) Thu thập dữ liệu ảnh hàng không

Ảnh hàng không gốc còn chứa nhiều sai số, không thể sử dụng để đo vẽ các đối tƣợng bản đồ ngay đƣợc nên nên chúng ta phải xử lý để loại bỏ những sai số này và đƣa ảnh về hệ tọa độ bản đồ. Công tác xử lý, nắn ảnh và tạo ảnh trực giao có nhiệm vụ chính là quá trình khử những sai số hình học có trong ảnh hàng không [2].

Những sai số này bao gồm các đại lƣợng cơ bản sau: - Các nguyên tố định hƣớng ảnh.

- Sai số của hệ thống máy chụp ảnh.

- Sai số của điểm ảnh do chênh cao địa hình. - Độ cong của Trái đất.

Bằng phƣơng pháp tam giác ảnh không gian, các nguyên tố định hƣớng ảnh đƣợc xác định, các sai số hệ thống của máy chụp ảnh cũng có thể đƣợc mô hình hóa và xác định khi bình sai bằng phƣơng pháp số bình phƣơng nhỏ nhất. Ảnh hƣởng độ cong của Trái đất chỉ đáng kể với khối ảnh phủ trùm một vùng lãnh thổ rộng lớn. Ảnh hƣởng của địa hình có thể đƣợc khử bằng mô hình số độ cao.

Quá trình nắn ảnh trực giao lấy các ảnh gốc và sử dụng mô hình số độ cao (MHSĐC) và các kết quả bình sai khối lƣới tam giác ảnh không gian để tạo ra ảnh trực giao

b. Thu thập dữ liệu khu vực nghiên cứu

- Về điều kiện tự nhiên cần thu thập các thông tin nhƣ: tên đơn vị hành chính, vị trí địa lý, ranh giới hành chính, đặc điểm địa hình - địa vật... Với những đặc điểm nhƣ vậy cần phân tích và dự báo những thuận lợi và khó khăn trong công tác thực địa.

- Về điều kiện kinh tế - xã hội cần thu thập các thông tin: dân số, nghề nghiệp, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, trình độ văn hóa, tập quán sinh hoạt,... những đặc điểm kinh tế xã hội và phong tục địa phƣơng có ảnh hƣởng gì tới

30 nhận thức của ngƣời dân.

- Về công tác quản lý đất đai của khu vực: Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai và đặc biệt là giao đất, cho thuê đất, thanh tra, kiểm tra đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, đơn thƣ khiếu nại, tố cáo vi phạm trong sử dụng đất,... với tất cả thông tin có đƣợc sẽ phục vụ cho việc lên kế hoạch đƣợc chi tiết hơn.

Việc khảo sát, thăm dò khu vực nghiên cứu không phải lúc nào cũng thực hiện đƣợc đúng và đẩy đủ, nhƣng đó luôn luôn là công việc cần làm, tìm hiểu đƣợc càng nhiều thông tin càng giúp ích cho quá trình lên kế hoạch và đi thực địa về sau.

Từ những dữ liệu thu thập đƣợc, tiến hành lên kế hoạch thực hiện dự án. Ở góc độ tổng thể, việc xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng. Trên thực tế, có thể không có kế hoạch nào hoàn toàn đúng, hoặc không khả thi nhƣng việc xây dựng kế hoạch vẫn là công việc rất cần thiết.

Kế hoạch là tiêu chuẩn, là thƣớc đo kết quả so với những gì đã đề ra. Kế hoạch dù có một số sai sót vẫn rất cần thiết, điều này đặc biệt quan trọng trong công tác thực địa. Một kế hoạch cụ thể, chi tiết sẽ dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện công việc của mình. Đặc biệt kế hoạch sẽ giúp chúng ta tránh đƣợc những việc bị động, đột xuất chen ngang làm mất thời gian và ảnh hƣớng đến tiến độ.

Kế hoạch đƣợc chia làm 2 loại là:

- Kế hoạch về thời gian: đi thực địa là công việc đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Do vậy, cần thảo luận trƣớc với cán bộ địa phƣơng để lên lịch cụ thể, sắp sếp công việc sao cho phù hợp và thuận lợi với cả hai bên, sắp xếp lịch họp dân sao cho không ảnh hƣởng tới sinh hoạt và công việc của họ.

- Kế hoạch làm việc: sau khi đã có thời gian làm việc cụ thể, cần lên kế hoạch làm việc, tùy theo đối tƣợng và mục đích của dự án mà xây dựng sẵn kịch bản sao cho phù hợp. Điều hành buổi làm việc theo kịch bản đó để hạn chế những phát sinh ngoài mong muốn và đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp thành lập bản đồ địa chính ở khu vực miền núi với sự tham gia của cộng đồng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)