Thử nghiệm tại xã Đình Minh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp thành lập bản đồ địa chính ở khu vực miền núi với sự tham gia của cộng đồng (Trang 55)

Sau khi làm việc với chủ tịch xã và cán bộ địa chính để giới thiệu nội dung, mục đích và lợi ích của đề tài, cùng với sự tƣ vấn của cán bộ địa chính xã thì tác giả đã chọn địa bàn thử nghiệm là xóm Khƣa Khảo.

Với sự giúp đỡ của cán bộ địa chính, tác giả đã gặp trƣởng xóm để trình bày lý do của việc tập hợp một số ngƣời dân tham gia vào đề tài này. Khi có đƣợc sự đồng tình của trƣởng xóm thì đã có khoảng 10-12 ngƣời dân trong xóm là chủ sử dụng của các thửa đất đồng ý trực tiếp tham gia. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã tổ chức giới thiệu cho ngƣời dân về PM và lợi ích của phƣơng pháp đem lại cho chính họ, đồng thời giới thiệu các trang thiết bị, dữ liệu và quy trình làm việc để có thể thực hiện đƣợc đề tài này.

Tất cả quy trình làm việc đƣợc diễn ra dƣới sự giám sát của cán bộ địa chính, ngƣời nắm rõ tình hình đất đai khu vực nhất.

50

a. Khoanh vẽ ranh giới thửa đất phục vụ đo mới bản đồ địa chính

Nhƣ đã nêu ở phần trên, sau khi trình bày và hƣớng dẫn cách thực hiện, nhóm nghiên cứu đã phát cho ngƣời dân ảnh trực giao in trên giấy khổ A0 (rút kinh nghiệm từ những nghiên cứu trƣớc, tác giả đã số hóa một vài đối tƣợng định hƣớng và địa danh trên ảnh, nhằm giúp ngƣời dân dễ dàng nhận biết vị trí của mình).

Từ những thông tin đƣợc tác giả cung cấp thì ngƣời dân tổ chức thảo luận xác định vị trí khu vực sinh sống, ranh giới thửa đất của mình trên nền ảnh giấy và qua màn hình máy chiếu. Họ cùng nhau bàn luận, trao đổi về ranh giới thửa đất của mình cũng nhƣ của các hộ xung quanh.

Đối với những thửa đất mà có ranh giới mờ, khó xác định thì hai chủ hộ phải thảo luận với nhau để đi đến thống nhất về ranh giới thửa, đôi khi phải có sự trợ giúp của những hộ lân cận. Điều này cho thấy tính trợ giúp cộng đồng trong phƣơng pháp này rất lớn, ngƣời dân rất hợp tác và thấy đƣợc sự nghiêm túc trong cách làm việc của họ. Ngƣời dân thực sự muốn sản phẩm mà họ làm ra có tính chính xác cao và có thể sử dụng trong thực tế.

Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã chuẩn bị bút chì, bút mực, tẩy,… phục vụ cho việc khoanh vẽ trên ảnh trực giao đã in ra giấy.

Với cách thức này thì ngƣời dân tự tay vẽ trực tiếp lên ảnh. Họ cùng nhau bàn luận, đi đến thỏa thuận thống nhất giữa các bên về ranh giới thửa đất của họ.

Đầu tiên là vẽ ranh giới bằng bút chì. Sau đó cùng quan sát xem vẽ nhƣ vậy đã hài lòng các bên chƣa, có nảy sinh tranh chấp gì nữa không rồi đi đến thống nhất thỏa thuận đồng thời vẽ lại bằng bút mực.

Trong quá trình thực tế ngƣời dân xác định và vẽ ranh giới thửa đất trên ảnh in có nảy sinh một vấn đề là ranh giới thửa đất là ruộng tƣơng đối rõ nét, nhƣng ranh giới thửa đất ở (có nhà) khó xác định, nhóm nghiên cứu đã thử phóng to bằng máy chiếu nhƣng kết quả không khả quan vì ranh giới nhà bị cây cối che chắn chứ không phải do độ phân giải ảnh.

51

Hình 3.11. Người dân tiến hành khoanh vẽ ranh giới thửa đất

Hình 3.12. Khó khăn trong việc khoanh vẽ ở khu dân cư.

Trong hình 3.12, ảnh số 1 (bên trái) là khu vực nhà dân có rất nhiều cây cối xung quanh, ảnh số 2 (bên phải) là bản đồ địa chính trên nền ảnh trực giao của khu

52

vực đó. Ta có thể thấy rằng với những khu vực nhƣ vậy sẽ rất khó khăn trong việc khoanh vẽ ranh giới một cách chính xác.

Nhận thấy rằng đây có thể là nguồn gây sai số lớn, nên trong quá trình làm việc, nhóm nghiên cứu có tách riêng phần ranh giới đất sản xuất nông nghiệp (đất ruộng) và đất ở, để sau khi bình sai tính toán sẽ xác định xem khu vực nào có độ chính xác cao hơn. Từ đó, giới hạn lại phạm vi ứng dụng của PM cho từng khu vực để đem đến kết quả tốt nhất.

b. Xác định lại ranh giới thửa đất phục vụ cập nhật chỉnh lý biến động

Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm IrasC chạy trên nền Microstation để mở ảnh trực giao và bản đồ địa chính cần chỉnh lý biến động (hình 3.13). Trên màn hình hiển thị của máy chiếu và máy tính, ngƣời dân quan sát, xác định thửa đất, cùng nhau bàn luận thỏa thuận từ đó sẽ chỉ cho ngƣời thao tác trên máy tính vẽ theo ranh giới họ xác định.

53

Công việc này đòi hỏi độ tỷ mỉ, chi tiết tới từng thửa đất nên từng ngƣời dân lên gần màn hình và chỉ cho tác giả thao tác trên máy. Qua thực tế làm việc cho thấy họ làm rất tốt, các biến động nhƣ gộp thửa, tách thửa hay đổi chủ sử dụng họ đều nắm đƣợc. Nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ snap bắt điểm nên đem lại độ chính xác cao. Tuy nhiên, công việc này tốn rất nhiều thời gian do mỗi ngƣời dân sở hữu nhiều thửa đất ở nhiều khu vực khác nhau.

c. Tham khảo ý kiến người dân

Để đánh giá mức độ hợp tác của ngƣời dân trên địa bàn tác giả đã dùng phiếu điều tra để hỏi ý kiến của từng ngƣời dân khi trực tiếp tham gia khoanh vẽ. Có 12 hộ gia đình tham gia trả lời và phiếu điều tra đã đạt đƣợc kết quả nhƣ sau:

- Về phƣơng pháp đo vẽ:

+ Vẽ ranh giới đất ruộng: 66,7% thấy dễ, 33,3% thấy bình thƣờng. + Vẽ ranh giới đất ở: 16,7% thấy bình thƣờng, 83,3% thấy khó. + Cập nhật biến động: 100% thấy dễ.

- Chất lƣợng tài liệu cung cấp cho ngƣời dân: 83,3% thấy bình thƣờng, 16,7% cho rằng chƣa tốt.

- Mức độ tin tƣởng của ngƣời đối với kết quả đo vẽ: 100% tin tƣởng.

- Khả năng sử dụng các kết quả đo vẽ này trong công tác quản lý đất đai: 100% tán thành.

54 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣ vậy, từ kết quả phiếu điều tra có thể thấy rằng ngƣời dân thấy vẽ ranh giới đất ruộng dễ hơn vẽ ranh giới đất ở, điều này hoàn toàn dễ hiểu do ranh giới đất ruộng tƣơng đối rõ ràng và ít bị địa vật che khuất trong khi ranh giới đất ở bị địa vật nhƣ cây cối xung quanh nhà che chắn khá nhiều, 100% ngƣời dân cho biết việc cập nhật biến động là dễ. Họ khá hài lòng với chất lƣợng tài liệu đƣợc cung cấp, tin tƣởng tuyệt đối vào kết quả đo vẽ và hoàn toàn tán thành nếu kết quả này đƣợc sử dụng trong quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp thành lập bản đồ địa chính ở khu vực miền núi với sự tham gia của cộng đồng (Trang 55)