Thử nghiệm tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp thành lập bản đồ địa chính ở khu vực miền núi với sự tham gia của cộng đồng (Trang 60)

Cũng tƣơng tự nhƣ ở xã Đình Minh, tác giả đã gặp, làm việc với chủ tịch xã và cán bộ địa chính để giới thiệu nội dung, mục đích và lợi ích của đề tài thì sau đó đã chọn địa bàn thử nghiệm là Khu 7.

Hình 3.15. Giới thiệu với người dân xã Tứ Xã về PM và nội dung của đề tài

Việc gặp gỡ Trƣởng Khu 7 dƣới sự giới thiệu của cán bộ địa chính cũng đƣợc diễn ra và tập hợp đƣợc 10 ngƣời dân, họ đồng ý tham gia giúp đỡ cho đề tài.

55

Công tác giới thiệu về phƣơng pháp PGIS cũng đƣợc tổ chức nhƣ đã định.

Các bƣớc tiếp theo thực hiện tƣơng tự nhƣ đối với xã Đình Minh với kết quả nhƣ sau:

a. Đo vẽ mới bản đồ địa chính

Sau khi đƣợc nghe giới thiệu PM thì họ cùng thảo luận về ranh giới thửa đất tại khu vực mình sinh sống.

Tuy nhiên, do chất lƣợng ảnh khu vực này không đƣợc tốt nên việc in ảnh ra khổ giấy A0 không có ý nghĩa với đề tài, do vậy nhóm nghiên cứu đã bỏ qua cách thức vẽ trên ảnh in. Thay vào đó, tác giả đã sử dụng cách thức thứ hai là chỉ ra ranh giới và vẽ trực tiếp trên màn hình.

Hình 3.16. Người dân chỉ ranh giới thửa đất trên màn hình máy tính.

Với việc vẽ ranh giới trên nền ảnh in, có nảy sinh một số nhƣợc điểm do chất lƣợng ảnh in không đƣợc tốt, dễ nhàu nát, phải mất thêm công đoạn quét ảnh và số

56

hóa lại ranh giới sẽ sinh ra sai số. Còn với việc vẽ trên màn hình máy tính tức là sau khi ngƣời dân quan sát ảnh trên màn hình máy chiếu và máy tính thì họ chỉ ra ranh giới thửa đất cho kĩ thuật viên thao tác trực tiếp trên máy. Cách thức này có thể khắc phục đƣợc một số nhƣợc điểm nêu trên.

b. Cập nhật chỉnh lý biến động

Nhóm nghiên cứu cũng mở bản đồ địa chính trên nền ảnh trực giao thông qua phần mềm Microstation và IrasC. Từng ngƣời dân lên xem xét và chỉ cho kỹ thuật viên thao tác trên máy. Công việc khá thuận lợi, ranh giới thửa đất gắn trên nền ảnh trực giao cũng rất rõ ràng nên ngƣời dân dễ dàng nhận diện hơn so với ảnh trực giao thuần túy.

Những biến động về tách thửa hợp thửa ngƣời dân đều nắm rõ. Còn biến động về việc chuyển nhƣợng, thay đổi chủ sử dụng thì do bản đồ địa chính khu vực này thiếu thông tin chủ sử dụng nên ngƣời dân không thực hành đƣợc.

Tại Khu 7, biến động sử dụng đất chủ yếu diễn ra ở khu vực đất ở. Khu vực đất nông nghiệp ít biến động hơn, do chính sách dồn điền đổi thửa của xã Tứ Xã đã thực hiện xong.

c. Tham khảo, lấy ý kiến người dân

Có 10 hộ tham gia trả lời phiếu điều tra. Kết quả khu vực này nhƣ sau: - Về phƣơng pháp đo vẽ:

+ Vẽ ranh giới đất ruộng: 30% thấy bình thƣờng, 70% thấy khó. + Vẽ ranh giới đất ở: 20% thấy bình thƣờng, 80% thấy khó. + Cập nhật biến động: 100% thấy dễ.

- Chất lƣợng tài liệu cung cấp cho ngƣời dân: 100% cho rằng chƣa tốt. - Mức độ tin tƣởng của ngƣời đối với kết quả đo vẽ: 30% tin tƣởng.

- Khả năng sử dụng các kết quả đo vẽ này trong công tác quản lý đất đai: 50% tán thành.

57

Hình 3.17. Đánh giá của người dân xã Tứ Xã về mức độ khó / dễ của PM

Từ kết quả điều tra cho thấy đa phần ngƣời dân nơi đây cảm thấy việc vẽ mới bản đồ địa chính là khó, chỉ có công việc cập nhật biến động là dễ. Họ không hài lòng với chất lƣợng tài liệu đƣợc cung cấp. Từ việc họ cảm thấy vẽ ranh giới khó, dễ nhầm lẫn nên họ ít tin tƣởng vào kết quả đo vẽ, dẫn đến chỉ có 50% số ngƣời tham gia đề tài tán thành sử dụng kết quả đo vẽ này trong công tác quản lý đất đai.

So sánh kết quả lấy ý kiến người dân của xóm Khưa Khảo (xã Đình Minh) và Khu 7 (xã Tứ Xã), từ phiếu điều tra ta thấy:

- Về chất lƣợng ảnh: ảnh trực giao khu vực xã Đình Minh có chất lƣợng tốt hơn ảnh vệ tinh Google Earth khu vực xã Tứ Xã.

- Về việc khoanh vẽ mới bản đồ địa chính: ngƣời dân xóm Khƣa Khảo thấy việc khoanh vẽ dễ hơn ngƣời dân Khu 7.

- Về việc cập nhật biến động: nhân dân 2 khu vực đều thống nhất việc cập nhật biến động là không khó.

- Về mức độ tin tƣởng của ngƣời dân với kết quả đo vẽ: độ tin tƣởng của ngƣời dân xóm Khƣa Khảo cao hơn.

- Về việc tán thành áp dụng kết quả đo vẽ vào công tác quản lý đất đai: nhân dân xóm Khƣa Khảo thống nhất tán thành trong khi đa phần ngƣời dân ở Khu 7 không tán thành.

58

đến cả quá trình làm việc. Với ảnh tốt (độ phân giải cao, sắc nét, đƣờng ranh giới rõ ràng ít bị địa vật che chắn) sẽ dễ dàng hơn cho ngƣời dân trong việc khoanh vẽ, ít có sự nhầm lần. Dẫn tới độ tin tƣởng của ngƣời dân vào kết quả đo vẽ cao và họ sẽ tán thành kết quả mà họ tin tƣởng vào quản lý đất đai. Nếu chất lƣợng ảnh không tốt thì kết quả sẽ ngƣợc lại, ngƣời dân cảm thấy nghi ngờ kết quả đo vẽ, dẫn đến việc họ sẽ không đồng ý sử dụng kết quả đó vào quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp thành lập bản đồ địa chính ở khu vực miền núi với sự tham gia của cộng đồng (Trang 60)