a. Tạo Project
Tạo Project là quá trình sắp xếp các tấm ảnh theo các dải bay sao cho đúng nhƣ khi bay chụp, đồng thời thiết đặt các thông số của khu đo nhƣ hệ tọa độ, tỷ lệ.
b. Định hướng và tăng dày điểm khống chế
Các bƣớc này đƣợc thực hiện trong Modul AT của phần mềm PhotoMOD. Đầu tiên ta tiến hành định hƣớng trong cho các tấm ảnh bằng cách nhập tọa độ các điểm mấu khung ở trang 1 của cửa sổ AT (hình 3.3)
Hình 3.3. Xác định điểm mấu khung (khu đo xã Đình Minh)
Tại trang 2 của cửa sổ AT ta tiến hành tiến hành nhập tọa độ các điểm khống chế mặt đất. Điểm khống chế mặt đất gồm 4 điểm ở khu đo Trùng Khánh đƣợc lấy
44 từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000.
Hình 3.4. Tọa độ các điểm khống chế mặt đất khu vực xã Đình Minh
Sau đó, tiến hành xác định vị trí chính xác của các điểm khống chế mặt đất trên ảnh (hình 3.5).
Hình 3.5. Xác định vị trí các điểm khống chế trên ảnh
Do chỉ có 1 dải bay nên ta bỏ qua trang 3 (nhập điểm nối giữa 2 giải bay) và chuyển sang trang 4 để nhập điểm nối của ảnh lập thể (hình 3.6).
c. Bình sai khối
Bình sai khối là phƣơng pháp bình sai lƣới tam giác ảnh không gian. Bình sai khối có nhiệm vụ tính toán bình sai các số liệu đo đạc lƣới tam giác ảnh không gian (bao gồm điểm khống chế mặt đất, điểm nối,…) thành lập bằng modul AT ở trên. Kết quả của bình sai khối ta sẽ tìm đƣợc:
45
Hình 3.6. Nhập điểm nối giữa các cặp ảnh lập thể
- Tọa độ các điểm khống chế mặt đất đã bình sai.
- Tọa độ các điểm nối (điểm tăng dày khống chế) trong hệ hệ tọa độ mặt đất. - Các nguyên tố định hƣớng ngoài của tấm ảnh.
Bình sai khối đƣợc thực hiện bằng module Solver. Đặt thông số bình sai ở hộp thoại Parameters, sau đó tiến hành bình sai bằng cách ấn nút Compute. Kết quả bình sai đƣợc thể hiện ở hình 3.7
Hình 3.7. Kết quả bình sai khối ảnh xã Đình Minh
Do tọa độ các điểm đƣợc lấy từ bản đồ địa chính nên sẽ gặp khó khăn trong việc chọn vị trí chính xác trên ảnh. Độ cao các điểm đƣợc nội suy từ đƣờng bình độ
46
có độ chính xác không cao. Tuy nhiên, với tỷ lệ của bản đồ cần thành lập dự kiến là 1:5000 - 1:10.000 (quy định về sai số vị trí mặt phẳng và độ cao của điểm khống chế ngoại nghiệp sau bình sai khối là không quá 0,2mm theo tỷ lệ bản đồ và không quá 1/4 khoảng cao đều đƣờng bình độ cơ bản) và độ chính xác của phƣơng pháp PM thì các sai số trên có thể tạm chấp nhận đƣợc. Độ chính xác xử lý ảnh có thể đƣợc tăng lên nếu sử dụng các thiết bị đo đạc chuyên dụng, ví dụ nhƣ máy GPS trắc địa, để đo đạc tọa độ các điểm khống chế mặt đất.
d. Thành lập mô hình số độ cao
Quy trình thành lập mô hình số độ cao đƣợc mô tả trên hình 3.8.
Hình 3.8. Quy trình thành lập mô hình số độ cao [2]
Tạo lƣới đo (grid)
Quan sát lập thể, kiểm tra lỗi Đo vẽ độ cao tự động Xây dựng mô hình lập thể
Đo vẽ bổ sung các yếu tố đặc trƣng của địa hình
47
Mô hình số độ cao đƣợc tạo bằng module DTM trên cửa sổ Project Manager của PhotoMOD. Để tạo đƣợc mô hình số độ cao, ta cần thực hiện các bƣớc: tạo lƣới đo, tạo picket tự động, tạo lớp TIN từ lớp picket vừa tạo, quan sát lập thể để kiểm tra lỗi và đo vẽ bổ sung (nếu cần).
e. Ghép ảnh và nắn ảnh trực giao
Sử dụng module Mosaic để ghép ảnh và nắn ảnh trực giao. Mở 2 tấm ảnh bằng thực đơn Image → Open. Đặt các thông số ghép ảnh ở hộp thoại Parameter sau đó tạo ảnh trực giao bằng thực đơn Mosaic → Build.
Ảnh trực giao của xã Đình Minh đƣợc thể hiện ở hình 3.9, trong đó khu vực thử nghiệm đƣợc khoanh vùng bằng hình chữ nhật màu đỏ.
48
Việc khoanh vẽ ranh giới thửa đất sẽ đƣợc thực hiện trên nền của tấm ảnh trực giao này. Đối với xã Tứ Xã thì đề tài sử dụng trực tiếp ảnh vệ tinh Google Earth.