Ảnh hưởng của Phytase trong khẩu phần ăn không có đạm động vật đến khả năng sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn của lợn thịt và một số chỉ tiêu sinh lý máu lợn ..... Với mục tiêu: - Xác định
Trang 1TRẦN THỊ TÌNH
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ENZYME PHYTASE TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN TỚI HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN THỊT VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60 62 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: 1 TS PHẠM SỸ TIỆP
2 PGS.TS TRẦN HUÊ VIÊN
THÁI NGUYÊN - 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến quý báu để hoàn thiện luận văn này Tôi xin trân trọng cảm ơn: Đảng uỷ - Ban giám hiệu nhà trường, Khoa sau đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y, các Thầy, Cô giáo Trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt là Thầy giáo, Phó Giáo sư - TS
Trần Huê Viên trực tiếp hướng dẫn tôi
Tôi xin trân trọng cảm ơn trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi (TN1) và Hộ trang trại chăn nuôi lợn ngoại xã Minh Đức, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (TN2) đã cung cấp địa điểm, chuồng trại và giúp đỡ tôi trong quá trình làm thí nghiệm
Để hoàn thành luận văn này tôi còn nhận được sự động viên, giúp đỡ
của gia đình và bạn bè
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó
Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2011
Học viên
Trần Thị Tình
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên Ngày tháng 10 năm 2011
Tác giả
Trần Thị Tình
Trang 4MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3 Những đóng góp mới của đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1 Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của lợn 4
1.1.2 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn 7
1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng 11
1.1.4 Cơ sở khoa học của sức sống và khả năng kháng bệnh 22
1.1.5 Tổng quan về enzyme 22
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 43
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 43
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 45
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
2.1 Đối tượng nghiên cứu 48
2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 48
2.2.1 Địa điểm 48
2.2.2 Thời gian 48
2.2.3 Nội dung nghiên cứu 48
Trang 52.3 Phương pháp nghiên cứu 48
2.3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 48
2.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi 52
2.3.3 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 52
2.4 Xử lý số liệu 55
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56
3.1 Ảnh hưởng của enzyme phytase đến khả năng tiêu hóa, hấp thu Canxi, Nitơ và Photpho của lợn ngoại thương phẩm ở khẩu phần có đủ dinh dưỡng, có và không có đạm động vật 56
3.1.1 Khả năng thu nhận thức ăn của lợn 56
3.1.2 Hàm lượng Canxi thải ra trong nước tiểu và phân 63
3.1.3 Hàm lượng Nitơ thải qua phân và nước tiểu của lợn thí nghiệm 60 3.1.4 Một số chỉ tiêu về thành phần sinh lý - hóa sinh máu 63
3.1.5 Hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến khả năng tiêu hóa Photpho 64
3.2 Ảnh hưởng của Phytase trong khẩu phần ăn không có đạm động vật đến khả năng sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn của lợn thịt và một số chỉ tiêu sinh lý máu lợn 65
3.2.1 Kết quả theo dõi lợn thí nghiệm giai đoạn 20-50kg 65
3.2.2 Kết quả theo dõi lợn thí nghiệm giai đoạn 51-90kg 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 71
1 Kết luận 71
2 Đề nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 76
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 49
Bảng 2.2 Sơ đồ bố trí khẩu phần cho lợn thí nghiệm 53
Bảng 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 51
Bảng 3.1 Lượng P thải ra trong nước tiểu lợn thí nghiệm 56
Bảng 3.2 Lượng P thải ra trong phân lợn thí nghiệm 57
Bảng 3.3 Lượng Ca thải ra trong nước tiểu lợn thí nghiệm 58
Bảng 3.4 Lượng Ca thải ra trong phân lợn thí nghiệm 59
Bảng 3.5 Lượng N thải ra trong nước tiểu lợn thí nghiệm 60
Bảng 3.6 Lượng Nitơ thải ra trong phân lợn thí nghiệm 62
Bảng 3.7 Một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh máu lợn TN 63
Bảng 3.8 Tổng hợp hiệu quả tiêu hóa P của Phytase 64
Bảng 3.9 Khối lượng lợn thí nghiệm giai đoạn 20- 50 kg 65
Bảng 3.10 Tiêu tốn thức ăn cho lợn thí nghiệm giai đoạn 20- 50 kg 66
Bảng 3.11 Khối lượng lợn thí nghiệm giai đoạn 51- 90 kg 67
Bảng 3.12 Tiêu tốn thức ăn cho lợn thí nghiệm giai đoạn 51- 90 kg 68
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của phytase đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thịt 69
Bảng 3.14 Một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu lợn TN 70
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong chăn nuôi động vật, protein thức ăn đóng vai trò quyết định cho
sự tăng trưởng và phát triển của vật nuôi Thông thường nguồn protein thức
ăn sử dụng cho vật nuôi có nguồn gốc từ động vật và thực vật Tuy nhiên, ngày nay khuynh hướng giảm tỉ lệ sử dụng protein động vật trong thức ăn cho vật nuôi (TĂCVN), ngoài tác động do giá cả còn do tiến bộ khoa học kỹ thuật trong dinh dưỡng cho phép thay thế protein động vật bằng các protein thực vật sẵn có, rẻ tiền nhưng không làm thay đổi sức tăng trưởng của vật nuôi Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển protein thực vật trong TĂCVN, vấn đề trở ngại lớn nhất là khả năng tiêu hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức
ăn chứa nhiều protein thực vật
Các protein thực vật như khô dầu đậu tương, khô dầu lạc… có chứa một
số chất kháng dinh dưỡng ức chế enzyme trypsin… ngăn cản khả năng tiêu hoá của động vật Đặc biệt là photpho ở dạng acid phytic có nhiều trong thực vật liên kết chặt chẽ với Zn2+ tạo phức hợp phytinate-Zn gây bệnh lý thiếu kẽm ở vật nuôi Ngoài kẽm, acid phytic còn liên kết với các ion hoá trị 2 như Fe2+ hay liên kết với các amino acid và các chuỗi cacbon trong cacbohydrat tạo ra một phức
hệ phytate khó tiêu hoá và hấp thu cho động vật
Để bù đắp sự thiếu hụt photpho trong thức ăn do khả năng tiêu hoá thấp photpho trong protein thực vật, các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thường bổ sung 1 - 2% Dicalci photphate (DCP) hoặc Monocalci photphate (MCP), kết quả là làm tăng lượng photpho trong thức ăn lên 2-3 lần, tuy nhiên các sản phẩm này không sử dụng hết mà có tới 30-50% lượng photpho đó được thải ra ngoài qua phân, từ đó gây ô nhiễm môi trường
Để giảm sự ô nhiễm môi trường và đảm bảo nhu cầu photpho của vật nuôi thì việc gia tăng độ hữu dụng của photpho trong thức ăn thông qua sử
Trang 9dụng các enzyme tiêu hoá là một giải pháp khả thi Phytase là một enzyme tiêu hoá giúp giải phóng lượng Photpho bị giữ trong các phân tử phytate Phytase được sử dụng ngày càng rộng rãi và giúp làm giảm giá thành thức ăn chăn nuôi, ngoài ra phytase còn có tác dụng làm giảm mùi hôi, giúp cải thiện môi trường chăn nuôi Hiện nay trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về phytase cho lợn, thuỷ sản và gia cầm, tuy nhiên ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về phytase trong chăn nuôi còn ít và chưa hệ thống Do đó để ngành chăn nuôi động vật phát triển bền vững và làm giảm ảnh hưởng xấu đến môi trường thì việc bổ sung phytase vào trong khẩu phần ăn cho lợn thịt là một việc làm cần thiết
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu sử dụng phytase trong khẩu phần thức ăn tới hiệu quả chăn
nuôi lợn thịt và cải thiện môi trường"
Với mục tiêu:
- Xác định ảnh hưởng của phytase trong khẩu phần chứa đạm động vật
và trong khẩu phần không chứa đạm động vật tới hiệu quả chăn nuôi lợn thịt
Trang 10- Cải thiện khả năng tiêu hoá phot pho khó tiêu nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc thực vật, giảm sự ảnh hưởng vào thức ăn nguồn gốc động vật và các hợp chất vô cơ
- Kết quả đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm giảm giá thành thức ăn, giảm chi phí trong chăn nuôi và giảm
ô nhiễm môi trường, góp phần xây dựng ngành chăn nuôi “xanh”, chăn nuôi
“thân thiện” với môi trường
3 Những đóng góp mới của đề tài
- Việc nghiên cứu sử dụng enzyme phytase nhằm cải thiện khả năng tiêu hoá photpho, giảm thải photpho - một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam còn ít và chưa đồng bộ
- Vấn đề xác định ảnh hưởng của enzyme phytase đến việc cải thiện khả năng tiêu hoá protein và giải phóng năng lượng, góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam vẫn còn chưa được quan tâm Việc
sử dụng enzyme Phytase trong thức ăn hỗn hợp cho lợn còn góp phần làm giảm sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn động vật, giảm tỉ lệ bổ sung Dicanxi photphat
- Góp phần đẩy mạnh chương trình phát triển chăn nuôi bền vững
Trang 11Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hoá và sinh lý tiêu hoá của lợn
1.1.1.1 Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa của lợn
Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [10] cho biết dạ dày lợn là dạ dày trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép, bao gồm 5 phần như: dạ dày đơn vùng thực quản (nhỏ), vùng manh nang, vùng thượng vị, vùng thân vị
và vùng hạ vị Vùng thực quản không có tuyến, vùng manh nang và thượng vị
có tuyến tiết ra dịch nhầy không có pepsin và HCl
Theo Nguyễn Thiện và cs, (1998) [11], ruột non của lợn dài gấp 14 lần chiều dài cơ thể gồm 3 phần: Phần tá tràng, khổng tràng và hồi tràng Ruột già dài khoảng 4 - 5 m gồm 3 đoạn: manh tràng, kết tràng và trực tràng
Hệ tiêu hoá của lợn thay đổi khối lượng, kích thước và thể tích tuỳ theo giống, thức ăn, phương thức chăn nuôi Lợn nuôi theo hướng mỡ, chăn thả, quảng canh ăn nhiều thức ăn thô thì bộ máy tiêu hoá to hơn, dài hơn so với lợn hướng nạc Do đặc điểm cấu tạo tiêu hoá mà lợn có các đặc điểm tạp
ăn, chịu đựng kham khổ và có khả năng lợi dụng thức ăn thô xanh cao, nhất là nơi các giống lợn ít được chon lọc Do ăn nhiều thức ăn thô xanh nên ruột già của lợn tồn tại hệ vi kháng sinh vật có khả năng tiêu hoá một phần celluloza
Đặc điểm của hoạt động thần kinh và thể dịch mà lợn có khả năng tiêu hoá thức ăn cao Để sản xuất ra một khối lượng cơ thể, lợn chỉ sử dụng hết 4 - 6 kg thức ăn, trong khi đó bò phải ăn hết 8 - 12 kg và dê cừu phải ăn hết 6 - 10 kg
Dựa vào các đặc điểm sinh học của hệ tiêu hoá nói trên chúng ta có thể nghiên cứu phối hợp khẩu phần ăn cho phù hợp với hệ tiêu hoá của lợn, để nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn
Trang 121.1.1.2 Sinh lý tiêu hóa của lợn
Để nâng cao khả năng sinh trưởng, năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt, bên cạnh các biện pháp chọn giống, lai tạo giống thì việc tìm hiểu nắm bắt các đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn để tác động các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, chế biến thức ăn… là một vấn đề quan trọng Ta biết rằng lợn là loài gia súc ăn tạp, dạ dày của chúng có cấu tạo trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép
Trong quá trình phát triển các đặc điểm cấu tạo và chức năng của dạ dày lợn hoàn thiện dần ngay từ trong bào thai và tiếp tục phát triển cho đến ra ngoài môi trường
Theo A.V.Kvasnhiski (1951), cơ quan tiêu hóa của lợn phát triển hơn các cơ quan khác, khi còn ở trong bào thai bộ máy tiêu hóa đã hình thành đầy
Dạ dày tiết ra dịch vị, các men tiêu hóa, khi thức ăn xuống dạ dày cơ trơn nhào trộn thức ăn, cùng với đó là các men tiêu hóa thấm vào thức ăn Men trypsinogen nhờ tác dụng của axit HCL trở thành trypsin hoạt động, men này thủy phân protid thành axit amin và peptid để dạ dày và ruột non hấp thu
Ở dạ dày lợn nhu động yếu nên thức ăn có hiện tượng xếp lớp do vậy những thức ăn bên ngoài được tiêu hóa trước Hàm lượng HCL trong dịch vị tăng dần để đạt tới sự ổn đinh gắn liền với sự hoàn chỉnh về cấu tạo và chức năng của dạ dày lợn.Ở lợn con hàm lượng HCl là 0,05-0,15%, lợn 90 ngày tuổi 0,2-0,25 % còn ở lợn trưởng thành hàm lượng HCl là 0,35-0,40 % (Nguyễn Thiện
và cs (1998), [11]
Trang 13Ruột non của lợn dài 14-18 m, tiêu hóa ở ruột non là nhờ tác dụng của các dich tiêu hóa như: Dịch tụy, dịch ruột, dịch mật và các dịch tiết từ các cơ quan tiêu hóa phía trên đưa xuống Lợn có khối lượng 100 kg tiết 8 lít dịch tụy trong một ngày đêm và sự phân tiết này còn phụ thuộc vào các loại thức
ăn, cách chế biến và cách cho ăn…
Theo A.V.Kvasnhiski (1951) lợn con 20- 30 ngày tuổi, dich tụy phân tiết trong một ngày đêm 150-300 ml và sự phân tiết này tăng dần theo lứa tuổi: 3 tháng tuổi là 3,5 lít và từ 7 tháng tuổi trở lên là 10 lít/ ngày đêm Sự biến đổi khả năng phân tiết dịch tụy theo tuổi trái với sự biến đổi của dịch vị Trong thời kỳ thiếu HCl trong dịch vị, hoạt tính của dịch tụy rất cao để bù lại khả năng tiêu hóa kém của dạ dày Ở lợn trưởng thành dịch vị dạ dày phân tiết
có tính liên tục nhưng không đều, khi ăn tiết nhiều, không ăn tiết ít hơn, buổi sáng tiết ít hơn buổi chiều
Các nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc điểm phân tiết các loại dịch tiêu hóa, các nhân tố ảnh hưởng… đã được tiến hành bởi các tác giả: Trần Cừ và cs (1975) [2] và đi tới các nhận xét có ý nghĩa ứng dụng là: Số lượng và chất lượng các loại dịch tiêu hóa ở đường tiêu hóa của lợn thay đổi phụ thuộc vào loại thức ăn, phương pháp cho ăn và nhất là phương pháp chế biến thức ăn Nếu thức ăn được chế biến tốt sẽ nâng cao được hiệu suất tiêu hóa, tỷ lệ lợi dụng thức ăn từ đó nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn
Phần cuối cùng của bộ máy tiêu hóa là ruột già, ruột già dài khoảng 4
-5 m bao gồm manh tràng, kết tràng và trực tràng Ở ruột già chủ yếu xảy ra quá trình tiêu hóa chất xơ do vi sinh vật ở manh tràng phân giải tạo ra sản phẩm chính là axit lactic có tác dụng ức chế vi khuẩn gây thối và các vi sinh vật có hại khác Ruột già chủ yếu hấp thu nước và chất khoáng Với protein còn lại trong thức ăn chưa được tiêu hóa hết, đến ruột già được vi khuẩn vật gây thối ở ruột già phân giải thành các chất Crerol, Indon có tính độc, chúng
Trang 14được hấp thu vào máu và được giải độc ở gan Phần cặn bã đi vào kết tràng, trực tràng và tạo thành phân đưa ra ngoài
1.1.2 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn
1.1.2.1 Cơ sở di truyền học của sự sinh trưởng
Một số tính trạng năng suất của lợn đều có chung bản chất di truyền như với các giống gia súc khác, nhưng những biểu hiện cụ thể về giá trị kiểu hình của các tính trạng ấy lại mang các đặc thù riêng do các gen quy định về
di truyền của từng loài Theo Nguyễn Ân và cs, 1983 [1]; Trần Đình Miên và
cs, (1975)[7]; Nguyễn Văn Thiện và cs 1995 [14] , 1998 [13]: hầu hết các tính trạng về năng suất hay tính trạng có giá trị kinh tế của gia súc như: khả năng cho thịt, khả năng sinh sản, sinh trưởng, cho sữa, cho lông, cho da… đều là các tính trạng số lượng Ở các tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình (Phenotype Value – P) của tính trạng do giá trị kiểu gen (Genotyp value – G)
và sai lệch môi trường (Environmental deviation – E) quy định Quan hệ này được biểu thị bằng công thức P = G + E
Khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng
do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gene) cấu tạo thành Đó là gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Polygene) Các minor gen này tác động lên tính trạng theo 3 phương thức: cộng gộp, trội và át gen Vì vậy giá trị kiểu gen hoạt động thể hiện qua công thức: G = A + D + I Trong đó:
A: là giá trị cộng gộp hay giá trị giống (Additive value or Breeding value) D: là sai lệch trội (Dominance deviation)
I: là sai lệch tương tác (Interaction deviation)
Trang 15A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền cho đời sau Hai thành phần D và I cũng có vai trò quan trọng vì đó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định được thấp nhất con đường thực nghiệm
Các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng của sai lệch môi trường (E) gồm có 2 loại:
- Sai lệch môi trường chung (Eg): (General Environmental deviation) là sai lệch do các nhân tố môi trường tác động thường xuyên lên tính trạng một cách lâu dài Các yếu tố đó là: thức ăn, khí hậu, chế độ chăm sóc… tác động lên một nhóm cá thể hay một quần thể gia súc (Nguyễn Văn Thiện và cs
1995, [14])
- Sai lệch môi trường riêng (Es): (Special Environmental deviation) là sai lệch
do các nhân tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể riêng biệt trong nhóm vật nuôi, hoặc một vài bộ phận riêng biệt của một cá thể nào đó trong quần thể trong một thời gian ngắn và không thường xuyên (Nguyễn Văn Thiện 1975, [12])
Như vậy khi giá trị kiểu hình của một tính trạng nào đó chi phối bởi từ 2 locus trở lên thì giá trị ấy được biểu thị như sau: P = G + E = A + D + I + Eg + Es
Từ những phân tích ở trên cho thấy, các tính trạng năng suất ở lợn cũng như ở các vật nuôi khác là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường Các vật nuôi khác nhau đều nhận được từ bố mẹ chúng một vốn di truyền nhất định Nhưng tiềm năng di truyền ấy thể hiện cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống của chúng, đặc biệt là các yếu tố: khí hậu, thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý Vì thế trong công tác giống lợn, chúng ta muốn cải tiến các đặc điểm di truyền của giống lợn địa phương nhằm nâng cao năng suất, cần thiết phải thay đổi kiểu gen (G) qua việc tiến hành chọn lọc chặt chẽ giá trị gây giống (A), lai tạo để có những tổ hợp gen mới (D và I), kết hợp với việc cải tiến và tăng cường các biện pháp tác động:
Trang 16thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ… để khai thác tốt tiềm năng
di truyền và khả năng sản xuất của mỗi phẩm giống
1.1.2.2 Sự sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng ở lợn
-Khái niệm về sự sinh trưởng
Trong quá trình sinh trưởng sự tăng số lượng tế bào và tăng thể tích tế bào do kết quả của quá trình đồng hóa là quan trọng nhất (Trần Đình Miên và
cs, 1975 [7])
Quá trình phát triển của cơ thể là quá trình đồng hóa các vật chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lấy vào cơ thể vừa là điều kiện để tế bào sinh sôi, nảy nở, vừa là cơ sở để hình thành chất trong tế bào và giữa các tế bào, đó là protein, lipit, gluxit và các chất khoáng… Đàm Văn Tiện và cs (1992) [17] Chambers, 1990 [19]), cũng cho rằng: quá trình sinh trưởng là sự tổng hợp sự sinh trưởng của các phần cơ thể như thịt, xương, da, mỡ…
Người ta biết rằng sinh trưởng của gia súc là một quá trình mang 3 đặc tính: tốc độ, thời gian và tính chất diễn biến Tốc độ sinh trưởng biểu thị sự tăng khối lượng, thể tích, kích thước các chiều cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian xác định để cân đo
và tính tốc độ sinh trưởng nói trên (Trần Đình Miên và cs, 1975 [7]) Một số tác giả như G.A.Clayton, T.C.Powell, (1979) [20]) và A.S.Marco, 1982 cho biết: tốc độ sinh trưởng là tính trạng có hệ số di truyền cao (h2 = 0,4 – 0,5) và liên quan chặt chẽ tới các đặc điểm trao đổi chất đặc trưng cho từng dòng, giống, cá thể Từ tất cả các quan điểm trên, có thể rút ra bản chất sinh học về
sự sinh trưởng ở lợn cũng như các gia súc như sau: sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, thể tích, khối lượng các cơ quan bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở các tính chất di truyền từ đời trước truyền lại (Trần Đình Miên và cs, 1975 [7])
Trang 17-Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng
Sinh trưởng tích lũy: Là sự tăng lên về khối lượng cơ thể, kích thước
theo thời gian khảo sát
Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, thể tích và kích
thước các chiều cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (TCVN, 1977) [15], đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn có dạng Parabol
Tốc độ sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối
lượng, thể tích và kích thước các chiều cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN, 1977) [16] Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn có dạng Hyperbol, tốc độ sinh trưởng tương đối giảm dần theo tuổi của gia súc
- Các chỉ tiêu đánh giá năng suất thịt
Khối lượng sống: là khối lượng giết mổ của lợn sau khi cho nhịn ăn 24 giờ
Tỷ lệ mỡ, tỷ lệ da và tỷ lệ xương (%)
Trang 18Mỡ lợn ít được dùng làm thực phẩm ở những nước phát triển, tuy nhiên ở các nước đang phát triển, mỡ lợn rất cần thiết cho nhu cầu con người vì đó là nguồn cung cấp năng lượng cao Xu hướng hiện nay người
ta đang cố gắng giảm dần tỷ lệ mỡ của lợn xuống do nhu cầu về thịt nạc của người tiêu dùng ngày càng cao
Tỷ lệ xương và da phụ thuộc vào giống lợn Các giống lợn nội có tỷ lệ xương thấp hơn các giống lợn đã được cải tiến, tỷ lệ xương biến động trong khoảng 9 - 12%
Tỷ lệ lệ hao hụt (%)
Tỷ lệ hao hụt của thịt xẻ thể hiện tỷ lệ nước chứa trong thịt cao hay thấp, nói lên chất lượng thân thịt, chế độ nuôi dưỡng và thời tiết khí hậu làm thí nghiệm Nhìn chung tỷ lệ hao hụt càng nhỏ càng tốt
1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
1.1.3.1 Yếu tố bên trong
* Ảnh hưởng di truyền của dòng, giống cá thể
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [8] cho biết: Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau Do ảnh hưởng của các tuyến nội tiết và hệ thống thần kinh mà hình thành nên sự khác nhau giữa các giống lợn nguyên thuỷ và các giống lợn đã được cải tiến cũng như các giống lợn thành thục sớm và giống lợn thành thục muộn Sự khác nhau này không những chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể của cơ thể mà còn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và đã hình thành nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như: giống lợn hướng nạc, hướng mỡ
Trang 19*Điều khiển quá trình trao đổi chất của các hormone
Hormone tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào và giữ cân bằng các chất trong máu Trong thời kỳ đầu tiên của quá trình sống,
kể cả khi chưa có sự hoạt động của tuyến giáp đã có sự tham gia của tuyến ức trong điều khiển quá trình sinh trưởng Về sau điều khiển quá trình sinh trưởng có sự tham gia của tuyến yên Hormon của thuỳ trước
tuyến yên STH (somatotropin hormone) là loại hormon rất cần thiết cho
sinh trưởng của cơ thể Theo tác giả Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [10]: STH có tác dụng sinh lý chủ yếu kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổng hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xương (nhất là các xương dài) Khi thiếu hoặc thừa loại hormon này sẽ dẫn đến cơ thể quá nhỏ bé (nanismus) hoặc quá to (gigantismus)
1.1.3.2 Yếu tố bên ngoài
Trong chăn nuôi lợn ngoài việc cải tiến giống thì thức ăn dinh dưỡng là một yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng và phát triển
*Vai trò và nhu cầu về protein, axit amin đối với lợn nuôi thịt
Theo Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi (1985) [3]: Protein là nhóm chất hữu cơ có phân tử lượng cao và có chứa nitơ Protein đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng và là nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào Quá trình sinh trưởng của lợn là quá trình tăng lên của khối lượng protein, hàm lượng protein trong cơ thể rất cao Các cơ quan bộ phận khác nhau có hàm lượng protein không giống nhau Protein có nhiều nhất trong cơ từ 30 – 35% so với tổng lượng protein trong cơ thể
Lợn con bú sữa có tốc độ phát triển nhanh về hệ cơ và khả năng tích lũy protein lớn, do đó đòi hỏi về số lượng và chất lượng protein cao Nếu
Trang 20trong khẩu phần thiếu protein thì sinh trưởng của lợn con sẽ giảm hoặc ngừng, khả năng sống kém Nhu cầu protein trong thức ăn bổ sung cho lợn là 16- 18% Trong quá trình chăn nuôi thâm canh người ta đề nghị hàm lượng protein trong khẩu phần là 22- 24%
Axit amin là thành phần cấu tạo cơ bản của protein Theo Từ Quang Hiển
và cs (2001) [5] vai trò của các axit amin trong cơ thể rất đa dạng, nó là thành phần chủ yếu của protein, nhu cầu protein của cơ thể chính là nhu cầu về axit amin Cơ thể con vật chỉ có thể tổng hợp nên protein của nó theo mức cân đối các axit amin trong thức ăn, nhưng axit amin nào nằm ngoài cân đối sẽ bị oxy hóa cho năng lượng Do vậy, nếu cung cấp axit amin theo tỷ lệ cân đối sẽ nâng cao hiệu quả lợi dụng protein, tiết kiệm được protein thức ăn
Một thí nghiệm của Metz nghiên cứu trên lợn sinh trưởng cho biết, với yêu cầu tăng trọng 585g/con/ngày, nếu khẩu phần cân bằng các axit amin thì protein thô cần 11- 12%, nhưng nếu khẩu phần mất cân đối axit amin thì cần 20- 22% protein thô
Trong các loại thức ăn hàm lượng các loại protein rất khác nhau Một
số loại giàu protein động vật như cá, bột cá, bột thịt, bột máu, tôm, cua, trứng sữa Một số loại protein thực vật như các loại đậu, đỗ và sản phẩm phụ của nó
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [8] cho biết: nói chung lợn con tiêu hóa protein một cách dễ dàng, nhưng do nguồn gốc của thức ăn (động vật hay thực vật) và bản chất protein khác nhau nên sự tiêu hóa có những đặc điểm khác nhau quan trọng
*Vai trò và nhu cầu về năng lượng đối với lợn nuôi thịt
Song song với việc cung cấp đầy đủ nhu cầu về protein và axit amin thì chúng ta cần cung cấp đầy đủ và cân bằng về năng lượng
Trang 21Năng lượng có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng vật chất dinh dưỡng trong thức ăn phù hợp với từng loài, giống, tuổi, chức năng sản xuất Năng lượng trong thức ăn được sử dụng cho các hoạt động sống của cơ thể và hình thành nên các hợp chất hữu cơ của tế bào Chất cung cấp năng lượng chu yếu là gluxit như: Tinh bột, đường, xơ Hàng ngày gluxit đảm bảo từ 70-80% nhu cầu dinh cầu vềdưỡng của lợn Nếu thiếu lợn sẽ gầy yếu, còi cọc, chậm lớn
*Vai trò và nhu cầu về khoáng chất đối với lợn nuôi thịt
Theo Từ Quang Hiển và cs (2003) [5] gia súc non cần được cung cấp đầy đủ khoáng chất để phát triển bộ xương và đảm bảo cho các quá trình xảy ra trong cơ thể Nếu tính theo mức tăng trọng thì khoáng chất chiếm 3 - 4% khối lượng cơ thể tăng Nếu so với bộ xương thì khoáng chất chiếm 26% khối lượng xương tăng
Khả năng sử dụng khoáng chất trong thức ăn của gia súc non tốt hơn gia súc trưởng thành Quá trình trao đổi khoáng mà chủ yếu là trao đổi canxi
và phot pho xảy ra mạnh mẽ ở gia súc non Khi gia súc còn non khả năng tích luỹ canxi, phot pho cao Tuổi càng tăng, khả năng tích luỹ giảm Nhìn chung, gia súc non yêu cầu can xi lớn hơn phot pho, càng lớn và trưởng thành nhu cầu can xi giảm, nhu cầu phot pho tăng lên Để đảm bảo cho quá trình tiêu hoá hấp thu và sử dụng canxi, photpho được tốt, tránh được hiện tượng còi xương Ở gia súc non cần chú ý cung cấp đầy đủ, cân đối canxi, photpho (đối với gia súc non tỷ lệ Ca/P thích hợp là 1,5-2/1)
- Những nguyên tố đa lượng: Ca, P, Na, Cl, Mg, S…
- Những nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Mn, Co, Zn, I…
* Canxi và phot pho: Trong các nguyên tố đa lượng, can xi và phot pho còn được gọi là những nguyên tố cơ sở Phần lớn chúng tham gia vào cấu trúc
Trang 22của cơ thể Cùng với sự sinh trưởng của cơ thể, tỉ lệ can xi trong xương cũng tăng lên, ở đó nó nằm dưới dạng các muối của axit photphoric, ở các cơ thể già chất này chiếm tới 80% chất xương
Trong cơ thể lợn có tới 90 % lượng photpho và 99 % lượng can xi tập chung ở xương và răng
Nhu cầu Ca và P trong khẩu phần được diễn tả bằng tỉ lệ % của khẩu phần Vai trò của Ca:
Phân bố: Khoảng 99% Ca có trong xương và răng Trong xương Ca và
P có tỷ lệ khá ổn định là 2:1 Ca ở dưới dạng tinh thể hydroxyapatit:
Ca2+10x(PO3-4)6(OH-)2(H3O+)2x ; Trong đó x có thể 0 đến 2 Khi x = 0 thì hợp chất trên gọi là octacanxi photphat; khi x = 2 thì gọi là hydroxyapatit
Ca còn có trong máu (chủ yếu trong huyết tương) với nồng độ 10 mg/dl
và ở 3 dạng: ion tự do (66%), kết hợp protein (35%) hoặc tạo phức hợp với axit hữu cơ như citrat hay với axit vô cơ như photphat (5-7%)
Chức năng: Chức năng chủ yếu nhất của Ca là thành phần cấu trúc của
xương Bộ xương có cấu trúc rất phức tạp, thành phần vật chất khô của bộ xương xấp xỉ như sau: chất khoáng chứa 460 g/kg, 360 g protein/kg và 180 g mỡ/kg Tuy nhiên hàm lượng này thay đổi tùy theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng Ca và P là hai thành phần rất phong phú trong xương ở dưới dạng hydroxy apatit 3Ca3(PO4)2 Ca(OH)2 là những hợp chất rất cứng không tan trong nước Bộ xương chứa khoảng 360 g Ca/kg, 170 g P/kg và 10 g Mg/kg Thành phần hóa học của xương luôn biến động bởi vì một lượng lớn Ca và P
có thể được giải phóng vì cơ thể huy động, đặc biệt trong giai đoạn cho sữa và sản xuất trứng mặc dù sự trao đổi Ca và P giữa bộ xương và mô mềm là một quá trình liên tục Sự huy động Ca được điều khiển bởi hoạt động của tuyến giáp trạng (parathyroit) Trong khẩu phần thiếu Ca, tuyến giáp bị kích thích và hormon được sản sinh ra Ca từ xương được huy động để đáp ứng nhu cầu của
Trang 23cơ thể Bởi vì Ca và P kết hợp trong xương nên cả P cũng bị huy động và bài tiết ra ngoài Khi tuyến giáp trạng hoạt động quá mạnh, Ca của xương hoạt động quá mức làm cho xương bị mỏng và tạo nên các lỗ hổng ở mô xương Tuyến giáp cũng đóng vai trò điều hòa quan trọng trong sự điều hòa số lượng Ca hấp thu
ở ruột non bởi ảnh hưởng của sự sản xuất 1,25 dihydroxycholecalciferol, một dẫn xuất của vitamin D có liên quan đến sự hình thành protein liên kết Ca
Ca có tác dụng hoạt hóa nhiều enzym như lipaza, succinicdehydrogennaza adenosintriphosphataza và nhiều enzym proteolytic
Ca điều hòa tính nhạy cảm (dễ bị kích thích) của thần kinh và cơ Khi nồng độ Ca giảm làm giảm tính nhạy cảm của các sợi thần kinh Khi nồng độ
Ca cao hơn bình thường thì có tác dụng ngược lại và làm cho thần kinh và cơ nhạy cảm quá mức
Ngoài ra, Ca còn tham gia quá trình đông máu và làm đông vón cazein trong sữa Ca còn tham gia vào việc điều hòa áp suất thẩm thấu và cân bằng axit-bazơ
Trao đổi Ca: Ca thức ăn được hấp thu chủ yếu qua tá tràng và không
tràng bằng cả hai con đường bị động (khuyếch tán) và chủ động (năng lượng làm chất mang) Vitamin D protein cũng là chất mang quan trọng trong hấp thu Ca chủ động Khi tăng hàm lượng Ca trong khẩu phần làm giảm tỷ lệ hấp thu Ca Một vài axit amin (Lysin) kích thích sự hấp thu Ca nhưng axit phytic
và oxalic thì làm giảm hấp thu Ca do hình thành các phức hợp không tan oxalat và Ca-phytat
Ca-Ở gia súc sinh trưởng Ca tích lũy trong xương và các tổ chức khác nhiều hơn lượng mất qua phân, nước tiểu và mồ hôi Ở gia súc trưởng thành không mang thai, không nuôi con lượng Ca ăn vào bằng mất đi nếu nhu cầu trao đổi được thỏa mãn
Trang 24Triệu chứng thiếu Ca: Thức ăn thiếu Ca ở động vật non: Ca không đủ
để tạo tồ chức xương đưa đến bệnh còi xương (Rickets - xương cong vẹo, khớp to, què và cứng)
Thức ăn thiếu Ca ở động vật trưởng thành: Ca ở xương bị huy động mà không được thay thế tạo nên tình trạng gọi là nhão (xốp) xương (Osteomalacia - xương yếu dễ gãy; ở gà đẻ: mỏ và xương trở nên xốp, chân cong, vỏ trứng mỏng và đẻ ít) Các triệu chứng còi và xốp xương không chỉ đặc hiệu do thiếu Ca mà có thể còn do thiếu P hoặc thiếu vitamin D
Nguồn canxi: Sữa, lá cây bộ đậu chứa nhiều Ca, trong khi đó hạt cốc và
cây lấy củ rất nghèo Ca Trong các sản phẩm động vật: xương, bột cá, thịt, máu rất giàu Ca Nếu sử dụng đá Canxi photphát thì phải loại ngay fluorin, nếu không có thể bị ngộ độc Nếu khẩu phần của gia súc dạ dày đơn chứa nhiều mỡ thì hình thành xà phòng Ca-axit béo làm giảm hấp thu Ca
Vai trò của P:
Chức năng: P là một chất khoáng có nhiều chức năng hơn bất kỳ chất
khoáng nào khác P ngoài nhiệm vụ tạo xương còn có nhiệm vụ quan trọng khác như tham gia vào liên kết cao năng của ATP, trong quá trình tổng hợp phospholipit của màng tế bào, của tổ chức thần kinh, trong RNA và DNA và trong quá trình tổng hợp protein và di truyền do RNA và DNA
Triệu chứng thiếu P: Trong thức ăn thường thiếu P hơn là Ca Nguyên
nhân chính là do thiếu P trong đất nên hàm lượng P trong cây trồng thấp Trên thế giới rất nhiều vùng đất thiếu P, đặc biệt là những nước nhiệt đới và á nhiệt đới Thiếu P trong đất được xem là phổ biến và có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với gia súc chăn thả
Thiếu P gây ra những triệu chứng hoặc bệnh tật chủ yếu sau đây:
- Gây bệnh mềm xương và xốp xương như thiếu Ca
Trang 25- "Ăn bậy" (Pica) như ăn gỗ, giẻ rách, xương và những vật lạ khác Tuy nhiên bệnh này không phải là dấu hiệu đặc biệt do thiếu P mà còn có thể gây
ra do những nguyên nhân khác
- Triệu chứng kinh niên như khớp xương cứng và thịt nhão
- Giảm sản lượng sữa, giảm tỷ lệ thụ thai, sinh trưởng chậm Nhiều tài liệu cho là bổ sung P làm tăng tỉ lệ thụ thai của bò chăn thả
- Triệu chứng thiếu P thể hiện phổ biến trên cừu nhiều hơn bò vì cừu có thói quen chọn lựa khi ăn Cừu thường chọn những phần thực vật non đang sinh trưởng-phần chứa hàm lượng P thấp hơn
Nguồn P: Hạt cốc, sữa, bột cá và bột thịt có xương là nguồn cung cấp P
rất tốt, trong khi đó cỏ khô và rơm rạ chứa rất ít P Cám gạo chứa nhiều P trong khi đó bột sắn chứa rất ít
P cũng có vấn đề khá quan trọng về hiệu suất sử dụng Phần lớn P ở hạt cốc và nhất là cám ở dạng phytate, là muối của axit phytic (este của hexa P của inositol) Axit phytic kết hợp với Ca và Mg thành muối không tan
So với photphat vô cơ như dicanxi photphat thì mức độ sử dụng phytat canxi ở gà con là 10%, gà đẻ 50%, lợn 30% và nhai lại gần 90% Bò sử dụng được nhiều phytat nhờ có phytaza lấy từ thức ăn thực vật
* Natri, Clo và Kali: Hai nguyên tố natri và kali là những nguyên tố đối kháng với canxi, chúng có tầm quan trọng rất lớn đối với sự sống, natri, kali
có trong các hợp chất clorua, cacbonat, photphat, sunphat… một số ít ở dạng
tự do hoặc ion hoá, một số ít khác ở dạng liên kết với protein Nhiệm vụ của natri là ở trong máu, còn của kali là ở trong mô bào Cả hai nguyên tố đều có khả năng hút nước và vì vậy chúng dễ gây ra chứng thuỷ thũng Natri của máu còn tham gia vào sự vận chuyển cacbonic của phổi Trong dịch ruột natri đóng vai trò quyết định trong nhiệm vụ trung hoà môi trường axit
Trang 26Kali là khoáng chất có nhiều đứng hàng thứ ba trong cơ thể lợn, chỉ sau Ca
và P, nhu cầu Kali của lợn thường từ 0,15- 0,39 % tuỳ theo khối lượng
* Sắt: Sắt đóng vai trò sinh lý quan trọng trong cơ thể bằng sự tham gia vào cấu trúc của Hemoglobin, tham gia vai trò vận chuyển oxi từ phổi đến các
mô, do đó sắt tham gia tích cực vào quá trình hô hấp của cơ thể Sắt tham gia vào cấu tạo mioglobin, là thành phần của nhiều loại men hô hấp, xúc tác các quá trình hô hấp ở tế bào và các mô Trong cơ thể sắt tập chung ở gan và lá lách Khi thiếu sắt trong thức ăn, dẫn đến thiếu máu, số lượng và kích thước hồng cầu giảm, tuy nhiên khi cơ thể thừa sắt cũng không tốt, nó gây ra sự tích luỹ trong cơ thể tạo ra những hợp chất photpho không hoà tan
* Đồng: Sự hoạt động của đồng cũng liên quan đến một loạt các men, vitamin và hoor mon Do vậy đồng cũng tham gia nhiều quá trình sinh lý quan trọng trong cơ thể cùng với sắt Đồng cần thiết cho sự chuyển hoá sắt thành dạng kết hợp hữu cơ để tổng hợp nên hemoglobin, ngoài ra đồng còn tham gia nhiều vào các phản ứng oxi hoá- khử, chuyển hoá protein, lipit, gluxit
* Coban: Trong cơ thể lợn Coban chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, phân bố nhiều ở gan và thận Coban đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, xúc tác quá trình vận chuyển và dự trữ sắt trong cơ thể, đồng thời coban cũng kích thích quá trình tổng hợp protein, chuyển hoá gluxit, hoạt hoá một số men trong cơ thể Mặt khác Coban cũng liên quan đến sự tích luỹ vitamin A…
* Một số các nguyên tố vi lượng khác: Ngoài các loại khoáng đa- vi lượng như trên, còn có nhiều loại khoáng vi lượng khác cũng đóng vai trò quan trọng đối với gia cầm, trong đó có Mangan, Kẽm… tham gia vào các men, hoormon trong cơ thể, nếu thiếu một trong các loại khoáng vi lượng này
cơ thể sẽ bị ảnh hưởng tới các hoạt động sinh lý, trở ngai chức năng của một
số cơ quan, bộ phận Tuy nhiên nhu cầu về các loại khoáng này không cao
Trang 27* Vai trò và nhu cầu về vitamin đối với lợn nuôi thịt
Vitamin là loại vi chất dinh dưỡng, nó rất cần thiết để xúc tác cho mọi quá trình trao đổi chất cho sinh trưởng của động vật
Trong các loại Vitamin thì, Vitamin A và Vitamin D là hai loại Vitamin quan trọng nhất cho sinh trưởng.Trong đó Vitamin A xúc tiến quá trình sinh trưởng, nếu thiếu vitamin A có thể dẫn đến mù lòa, tốc độ sinh trưởng giảm, lông xù, gầy còm, năng suất sinh sản thấp, gây bệnh bần huyết
ở lợn con, xù lông, da khô ở lợn sinh trưởng Vitamin D cần thiết cho sự trao đổi can xi, phốt pho để phát triển bộ xương Nhu cầu của lợn thịt về Vitamin
A và D theo Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm 1995 là: tiêu chuẩn của Tây Đức (DLG) cho kết quả tốt hơn cả gồm vitamin A = 2000 UI/kg thức ăn, vitamin D = 2500 UI, vitamin E = 10- 15mg
Nhu cầu Vitamin của lợn được thỏa mãn từ nguồn rau xanh, ngũ cốc
và Vitamin được tổng hợp bổ sung vào thức ăn ở dạng Premix
- Nhiệt độ và ẩm độ môi trường: Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh
hưởng đến tình trạng sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể Nếu nhiệt độ môi trường không thích hợp thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn Việc đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho các loại lợn khác nhau phải căn cứ vào khả năng điều tiết thân nhiệt của chúng Một số công trình nghiên cứu chứng minh rằng khi nhiệt độ nuôi trường xuống thấp (dưới 5,5oC) thì lợn con bú sữa có nhu cầu về vitamin B2 cao hơn rất nhiều khi nhiệt
độ môi trường là 29o
C
Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp, lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó
ở lợn con và lợn nuôi thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tăng lượng tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 - 18oC, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10 - 11oC Nhìn chung, khi
Trang 28lợn càng lớn, càng trưởng thành thì cơ quan điều tiết thân nhiệt càng hoàn thiện, lớp mỡ dưới da càng dày và nhu cầu về nhiệt càng giảm xuống
Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm
độ không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%
- Ánh sáng: Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
lợn Khi nghiên về ảnh hưởng của ánh sáng đối với lợn người ta thấy rằng ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của lợn con, lợn hậu bị
và lợn sinh sản hơn là đối với lợn vỗ béo Khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh
hưởng đến quá trình trao đổi chất của lợn, đặc biệt quá trình trao đổi khoáng Đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 12%, tiêu tốn thức ăn giảm 8 - 9% so với lợn con
được vận động dưới ánh sáng mặt trời
Đối với lợn vỗ béo nhu cầu về ánh sáng thấp hơn, đặc biệt sau khi lợn ăn xong Trong thực tế ở một số trang trại, người ta đã giảm cường độ chiếu sáng xuống mức tối thiểu cho lợn vỗ béo, đặc biệt cho các giống lợn cao sản (do các giống lợn sinh sản sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn) và cũng không có
một phát hiện nào về ảnh hưởng của thiếu ánh sáng đối với lợn vỗ béo
Việc đảm bảo đủ ánh sáng đối với lợn sinh sản gồm cả lợn đực và lợn nái đều có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đối với quá trình trao đổi các chất khoáng trong cơ thể mà còn đối với các chức năng sinh sản như biểu hiện động dục, sự phát triển của phôi ở lợn nái, việc sinh tinh và các phản xạ nhảy giá của lợn đực Trong chăn nuôi công nghiệp khi thiết kế chuồng trại cần chú
ý đảm bảo đủ ánh sáng theo nhu cầu của các loại lợn, đặc biệt đối với lợn con
và lợn sinh sản
- Các yếu tố khác: Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển lợn đã nêu trên còn có các yếu tố khác như vấn đề chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi như không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ
Trang 29các khí thải Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng phát triển đạt mức tối đa
1.1.4 Cơ sở khoa học của sức sống và khả năng kháng bệnh
Trong chăn nuôi, số lượng đầu con trong đàn là một chỉ tiêu quan trọng, nó đòi hỏi phải có một môi trường thích hợp để đạt hiệu quả sản xuất cao Nếu sức sống và khả năng kháng bệnh của con vật kém sẽ gây tổn thất lớn cho chăn nuôi, khi đàn lợn bị mắc bệnh, sức đề kháng giảm nên dễ nhiễm các bệnh khác đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm làm tăng chi phí thú y, tỉ lệ chết tăng lên…
Sức sống của lợn được thể hiện ở thể chất và được xác định trước hết bởi khả năng có tính di truyền của con vật có thể chống lại những ảnh hưởng không thuận lợi của môi trường, cũng như những ảnh hưởng khác của dịch bệnh
1.1.5 Tổng quan về enzyme
1.1.5.1 Cấu tạo hoá học của enzyme
Enzyme là chất xúc tác sinh học, nhờ có enzyme mà các phản ứng sinh hóa học xảy ra với một tốc độ rất nhanh, chính xác, nhịp nhàng, hiệu quả cao
và tiết kiệm năng lượng
Bản chất của enzyme là protein vì cũng được cấu tạo từ các axit amin Nó
là thành phần cấu trúc của màng, trong ty lạp thể, trong máu, trong tinh dịch
Trong cuộc sống sinh vật xảy ra rất nhiều phản ứng hóa học, với một hiệu suất rất cao, mặt dù ở một điều kiện bình thường về nhiệt độ, áp suất,
pH Sở dĩ như vậy vì nó có sự hiện diện của chất xúc tác sinh học được gọi chung là enzyme
Như vậy, enzyme là các protein xúc tác các phản ứng hóa học Trong các phản ứng này, các phân tử lúc bắt đầu của quá trình được gọi là cơ chất (substrate), enzyme sẽ biến đổi chúng thành các phân tử khác nhau Tất cả các
Trang 30quá trình trong tế bào đều cần enzyme Enzyme có tính chọn lọc rất cao đối với
cơ chất của nó
1.1.5.2 Tính đặc hiệu của enzyme
Đa số các enzyme có tính chọn lọc đối tượng tác động một cách rõ rệt, mỗi loại enzyme chỉ tác động lên một cơ chất, một kiểu phản ứng hoặc một loại phản ứng tức là enzyme có tính đặc hiệu và có 4 kiểu đặc hiệu của enzyme là:
Đặc hiệu tuyệt đối: Mỗi enzyme chỉ xúc tác phản ứng cho một loại cơ chất mà thôi
Đặc hiệu tương đối: enzyme loại này xúc tác phân hóa một kiểu mạch nối, không chịu ảnh hưởng của chất tạo ra mạch nối đó
Đặc hiệu theo kiểu phản ứng: enzyme loại này chỉ tác động lên một kiểu phản ứng nhất định
Đặc hiệu theo kiểu hình học không gian: enzyme loại này chỉ tác động chọn lọc lên một kiểu của cơ chất, nếu cơ chất này có nhiều đồng phân không gian
1.1.5.3 Cơ chế hoạt động xúc tác của enzyme
Trong cơ thể sinh vật người ta thấy các phản ứng hóa học xảy ra với tốc
độ rất nhanh ở điều kiện đặc biệt về nhiệt hóa học như : Nhiệt độ bình thường, môi trường nước không phát nhiệt mạnh, hiệu quả phân giải và tổng hợp cao so với trình độ xúc tác kỹ thuật
Tính xúc tác sinh học của enzyme thể hiện chính ở chỗ enzyme với nồng
độ (số lượng) rất nhỏ cũng có khả năng tăng tốc độ phản ứng sinh hóa học lên hàng ngàn, hàng vạn lần so với điều kiện bình thường Nhưng cũng như các chất xúc tác khác, bản thân enzyme không tham gia vào sản phẩm cuối cùng của phản ứng
1.1.5.4 Cơ chế tác động của enzyme
Enzyme thức ăn thường được gọi là enzyme ngoại sinh để phân biệt với enzyme nội sinh, là những enzyme sinh ra trong cơ thể
Trang 31Enzyme thức ăn làm tăng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn và năng suất động vật theo hai cơ chế:
Một là kết hợp với enzyme nội sinh phân giải các hợp chất thành những chất có kích thước đủ nhỏ để hấp thu Như vậy, việc lựa chọn enzyme thức ăn sao cho có tác dụng hỗ trợ cho enzyme nội sinh trong việc phân giải chất dinh dưỡng của thức ăn là cần thiết
Hai là enzyme thức ăn phải giảm được độ nhớt sinh ra trong quá trình tiêu hoá thức ăn vì chính độ nhớt sinh ra trong quá trình tiêu hoá (digesta viscosity) cản trở sự hấp thu thức ăn Một vài hợp chất khi giải phóng khỏi vách tế bào đã hình thành các gel làm tăng độ nhớt trong ruột Thường các khẩu phần chứa nhiều polysacharide không phải tinh bột (non- starch polysaccharides - NSP) gây ra hiện tượng này Động vật non, đặc biệt là gia cầm rất nhậy cảm với sự biến đổi độ nhớt sinh ra trong quá trình tiêu hoá
Để tăng cường hai cơ chế trên, enzyme thức ăn thường được sản xuất dưới dạng những chế phẩm đa enzyme (multienzyme) để phân giải đồng thời nhiều hợp chất Ví dụ: nếu dùng β-glu-canase thì chỉ phá vỡ được vách nội nhũ của hạt đại mạch mà không phân giải được protein chứa trong tế bào chất (aleuronne layer), để phân giải được protein trong lớp tế bào chất này phải cần thêm cả enzyme cellulase và pen- tosanase
Và ngoài ra phải đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa enzyme với các thực liệu khác nhau trong khẩu phần Ví dụ bổ sung pentosanase vào khẩu phần lúa mạch đen thì thấy có ảnh hưởng xấu đến pH,
độ nhớt và tỷ lệ tiêu hoá chất khô khẩu phần lợn con, tuy nhiên bổ sung βglucanase vào khẩu phần lúa mạch đen hay pentosanase hay β-glucanase vào khẩu phần đại mạch thì không thấy có ảnh hưởng xấu trên đây
Vai trò của các enzyme phân giải NSP:
NSP ở dưới những dạng khác nhau là nguyên nhân chính cản trở sự tiêu hoá thức ăn, nhất là đối với động vật non NSP có nhiều trong hạt ngũ cốc
Trang 32và phụ phẩm của nó; các loại ngũ cốc khác nhau có các loại NSP khác nhau với những số lượng khác nhau
Vách tế bào (NDF), tinh bột, mỡ và năng lượng trao đổi (ME) của một số
Arabinoxylan và beta-glucan trong hạt (g/kg)
Hạt
Toàn
bộ hạt
Phần hạt hoà tan trong nước
Nội nhũ (% so với tổng số)
Toàn bộ hạt
Phần hạt hoà tan trong nước
Nội nhũ (% so với tổng số)
Trang 33ruột làm chậm tốc độ tiêu hoá và hấp thu, tăng hoạt động của vi khuẩn, giảm thu nhận thức ăn, đặc biệt ở gia cầm làm tăng độ ẩm của phân
Enzyme xylanase và β-glucanase làm giảm kích thước phân tử của arabinoxylan và β-glucan, nhờ vậy giảm độ nhớt
Tuy nhiên, hiệu quả của việc bổ sung enzyme tuỳ thuộc vào loại thức
ăn trong khẩu phần Khẩu phần lúa mì nếu được bổ sung enzyme xylanase (hay pentosanase) thì hiệu quả hơn bổ sung enzyme này vào khẩu phần lúa mạch, vì lúa mì có nhiều ara- binoxylan hơn lúa mạch Ngược lại khẩu phần lúa mạch nếu được bổ sung β- glucanase thì hiệu quả hơn bổ sung enzym này
và khẩu phần lúa mì, vì lúa mạch nhiều β-glucan hơn lúa mì
Như vậy, khi bổ sung enzym cần phải lựa chon enzyme sao cho phù hợp với thành phần nguyên liệu trong khẩu phần
- Vai trò của protease:
Hạt đậu thường chứa nhiều chất kháng dinh dưỡng như các chất ức chế enzyme phân giải protein, lectins và tan- nins mà làm giảm thành tích của động vật Để loại bỏ những chất kháng dinh dưỡng hạt đậu thường được sử lý nhiệt Cách chế biến này có thể làm giảm độ lợi dụng của axit min Thay cho phương pháp sử lý nhiệt người ta đã bổ sung enzyme để vô hoạt các chất kháng dinh dưỡng của hạt đậu Ví dụ bổ sung pro- tease cho khô dầu canola (khô cải dầu) không sử lý nhiệt đã cải thiện sinh trưởng của gà broiler (Simbaya et al 1996) Nếu enzyme protease được kết hợp với những enzyme khác thì kết quả sẽ tốt hơn nhiều
Còn cần nhiều nghiên cứu nữa đối với việc bổ sung enzyme protease cho hạt họ đậu không sử lý nhiệt
- Vai trò của phytase
Cấu tạo hóa học của phytase:
Trang 34Phospho dự trữ trong thực vật ở dưới dạng axit phytic, axit phytic khó
có thể phân giải trong đường ruột của động vật dạ dày đơn
Enzym phytase phân giải axit phytic cho ra 6 phân tử phosphat, enzyme này đã được đưa vào sử dụng từ giữa năm 1990 Bổ sung phytase vào khẩu phần có thể làm giảm lượng phospho vô cơ và từ đây giảm lượng phospho thải tiết ở phân Giảm thấp lượng phospho phế thải là một lợi thế đặc biệt của các cơ sở chăn nuôi thâm canh vì nó là một chất gây ô nhiễm
Phytase được dùng trên 80% trong thức ăn của lợn ở Hà lan và giảm được 60% P thải tiết trong phân của lợn
Ngoài việc giải phóng dây nối P, phytate còn có vai trò cải thiện giá trị năng lượng trao đổi của các loại thức ăn giàu protein Rojas và Scott (1969) bằng các thí nghiệm in vitro cho biết cả khô dầu bông và khô đỗ tương ủ với phytase đã cải thiện giá trị ME của cả hai loại khô dầu trên Các tác giả này cũng chứng minh rằng thêm phytase làm giảm gossypol trong khô dầu bông cũng như giảm phytate tổng số Các tác giả này cho rằng phytase đã phân giải
cả dây nối giữa phytate và những hợp chất khác như protein, nhờ vậy tỷ lệ tiêu hoá của protein thức ăn tăng lên và làm tăng giá trị ME của thức ăn
Vi sinh vật dạ cỏ có khả năng sản sinh phytase, nhưng phytase cũng có trong thức ăn tự nhiên Những loại hạt có loạt tính phytase cao là lúa mì, cám
Trang 35lúa mì, lúa mạch và triticale, còn những loại hạt có hoạt tính phytase thấp là ngô và hạt đậu đã xử lý nhiệt (Eeckout et al, 1994, Schroder et al, 1996)
Trong số 285 mẫu của 51 loại thức ăn mà Eeckout khảo sát chỉ có 13 mẫu có hoạt tính phytase >100 U/kg; tất cả những mẫu khác các rất ít hoặc không thấy có phytase
Han et al, 1998 đã thấy rằng tấm lúa mì là một nguồn phytase quan trọng đối với lợn Thí nghiệm của Han cho biết khẩu phần ngô-đỗ tương bổ sung 150g tấm lúa mì/kg có giá trị như khẩu phần ngô-đỗ tương bổ sung 1200
U phytase hay khẩu phần ngô-đỗ tương bổ sung thêm 2g/kg P vô cơ (đánh giá trên cơ sở các chỉ tiêu tăng trọng, thu nhận thức ăn, tỷ lệ chuyển hoá thức ăn
và độ chắc của xương chày-bàn - metatarsal bone)
Các loại thức ăn có trên 100 đơn vị phytase/kg
Lúa mì 1193 Bột mì làm thức ăn gia súc 3305
1 Bổ sung phytase cho phép giải phóng P thực vật mà động vật không lợi dụng được Phytase cũng có thể giải phóng những chất khoáng và protein liên kết với phytate tạo ra những phức gọi là phức phytate Bổ sung phytase giảm được nguồn P vô cơ và từ đó giảm được P thải tiết của động vật
2 Số lượng P giải phóng ra do phytase phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu trong khẩu phần
3 Một số hạt ngũ cốc như lúa mạch, triticale, lúa mì và phụ phẩm của lúa mì có hoạt tính phytase cao Xử lý nhiệt các loại thức ăn giàu protein thực vật làm vô hoạt phytase
Trang 361.1.5.5 Bổ sung enzym vào khẩu phần ăn của lợn
So với gia cầm, hiệu quả của enzyme thức ăn trong khẩu phần ăn của lợn giữa các nghiên cứu không thống nhất
Một tổng kết tập hợp kết quả 23 thí nghiệm bổ sung enzyme cho lợn tiến hành từ 1978 đến 1993 đã thấy rằng chỉ có 4 thí nghiệm trên lợn con là có kết quả dương tính (Oficer, 1995); còn đối với lợn sinh trưởng- vỗ béo thì kết quả không rõ rệt (Chu et al, 1998)
NSP hoà tan không làm giảm thành tích của lợn như ở gia cầm (Thacker et al, 1998) cho biết rằng tăng trọng, thu nhận cũng như chuyển hoá thức ăn của lợn 20 kg ăn khẩu phần đại mạch giầu glucan hoà tan đã không được cải thiện khi bổ sung β- glucanase (ngoại trừ tăng tỷ lệ tiêu hoá chất khô
và protein khẩu phần) Không giống như gia cầm, pentosannase không làm tăng thành tích (performence) của lợn con Bổ sung pentosanase vào khẩu phần cơ sở là rye không cải thiện được sinh trưởng của lợn 20-25kg (Thacker
et al 1991) Bổ sung β-glucanase cho lợn 80kg làm tăng tỷ lệ tiêu hoá chất khô và protein nhưng sự cải thiện này quá nhỏ để nâng cao tăng trọng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn
Tuy nhiên, đối với lợn việc bổ sung phytase thì có hiệu quả rõ rệt, phytase đã làm tăng tích luỹ khoáng và thành tích (performence) của lợn, giảm được chi phí thức ăn
Cần chú ý rằng không có mức tiêu chuẩn bổ sung phytase cho tất cả các khẩu phần, mức phytase bổ sung phụ thuộc vào loại lợn và loại khẩu phần Yi
et al (1996) thấy rằng số lượng phytase để giải phóng 1g P phytate khác nhau từ 785 FTU (đối với khẩu phần ngô-đỗ tương) đến 1146 FTU (đối với khẩu phần đỗ tương tinh chế) Hoppe et al (1993) cũng cho biết đối với khẩu phần ngô-mạch-đỗ tương cho lợn con thì để giải phóng 1g P phytate chỉ cần
380 FTU Ngoài ra các nguồn phytase khác nhau thì hoạt tính enzyme cũng
Trang 37khác nhau (hoạt tính enzym phytase vi sinh vật lớn hơn phytase lúa mì và làm tăng độ lợi dụng của P, sự tích luỹ Ca và N và giảm P thải tiết ở phân) Hiệu quả của phytase còn chịu sự chi phối của khẩu phần, số bữa ăn, lượng thức ăn cho ăn cũng như chức năng sinh lý của lợn (bổ sung cùng một lượng phytase vào một khẩu phần thì hiệu quả nhất là đối với lợn nái tiết sữa sau đến lợn sinh trưởng-vỗ béo, lợn con và thấp nhất là lợn chửa giữa kỳ)
1.1.5.6 Các yếu tố tác động đến tốc độ phản ứng enzyme
Enzyme cũng như mọi chất xúc tác có nguồn gốc vô cơ khác, chỉ ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng, làm hệ thống phản ứng chóng đạt đến giai đoạn cân bằng động Tuỳ theo yếu tố nồng độ và trạng thái cân bằng hoá học mà enzyme làm tăng tốc độ theo hướng này hoặc hướng khác
Nhưng vì enzyme là những chất xúc tác sinh học có bản chất protein và hoạt động xúc tác ở các vật thể sống nên chúng chịu tác động của một số yếu tố như nhiệt độ: Nếu nhiệt độ cao (> 70 - 800C) làm enzyme bị tê liệt và phá huỷ
do rối loạn về cấu trúc phân tử, làm hỏng trung tâm hoạt động được tạo nên từ các axit amin Nếu tác động của nhiệt chưa thật sâu sắc thì enzyme có khả năng khôi phục lại cấu trúc và do đó hoạt động xúc tác của enzyme vẫn còn
Enzyme cũng rất nhạy cảm với phản ứng môi trường và mỗi enzyme có vùng pH hoạt động tốt nhất riêng cho mình nên khi pH thay đổi sẽ ảnh hưởng tới độ phân ly các nhóm chức cấu tạo nên trung tâm hoạt động của enzyme Ngoài ra enzyme còn chịu tác động của nồng độ cơ chất, với một lượng xúc tác rất nhỏ cũng có khả năng thực hiện phản ứng cho một lượng cơ chất lớn gấp nhiều lần
1.1.5.7 Vấn đề sản xuất và sử dụng enzyme trong chăn nuôi
Enzyme có những đặc tính ưu việt hơn các chất xúc tác khác như:
+ Hiệu quả xúc tác cao, có thể làm tăng tốc độ phản ứng lên 105 - 1012 lần so với khi không có chất xúc tác
Trang 38+ Có tính đặc hiệu cao, có thể hoạt động ở điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường
+ Nhiều enzyme không bị mất hoạt tính trong dung môi hữu cơ
Do đó sử dụng enzyme sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
Việc sử dụng enzyme trong chăn nuôi để tăng hiệu suất sử dụng thức ăn, sản xuất thức ăn dễ tiêu hóa cho động vật Có hai cách sử dụng enzyme là trộn enzyme vào thức ăn trước khi dùng hoặc sử lý thức ăn với enzyme để chuyển thành dạng dễ tiêu hóa rồi mới cho động vật ăn
Thành phần thức ăn của nhiều động vật chủ yếu là ngũ cốc, có bổ sung các nguyên liệu giàu protein như đậu tương hoặc nguyên liệu giàu lipit Nhiều thức ăn thực vật chứa khoảng 30% là cellulose, hemi cellulose, pectin là những chất mà nhiều động vật không hấp thu được Mặc dù trong hệ tiêu hóa của động vật cũng có các enzyme phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn (tinh bột, protein, lipit) nhưng không đủ để tiêu hóa toàn bộ thức ăn Hơn nữa trong một số nguyên liệu còn có các chất kháng dinh dưỡng Sử dụng enzyme trong chăn nuôi đem lại những lợi ích như:
- Phân giải các chất kháng dinh dưỡng có trong nguyên liệu, làm cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn
- Phân giải các thành phần cấu trúc của ngũ cốc, do đó các chất dinh dưỡng dễ tách ra hơn, làm tăng hệ số sử dụng thức ăn
- Phân giải các chất dinh dưỡng ở dạng polymer phân tử lớn thành các sản phẩm phân tử thấp dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ, tăng hiệu qủa hấp thụ thức ăn
- Giảm ô nhiễm môi trường
Việc sử dụng enzyme phục vụ chăn nuôi được bắt đầu ở Liên Xô từ những năm 1970, chủ yếu là các chế phẩm enzyme thô Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng cellulase để phân giải cellulose không chỉ có tác dụng chuyển
Trang 39hóa nó thành dạng có thể hấp thụ được mà còn có ảnh hưởng tốt đến việc sử dụng protein và năng lượng của khẩu phần Khi thêm chế phẩm subtilase vào khẩu phần ăn của lợn làm tăng trọng cao hơn từ 15 - 20%, đối với gà cũng có thể làm tăng trọng từ 10 - 13%
Vào những năm 1980, ở Phần Lan đã sử dụng β - glucanase bổ sung vào thức ăn là lúa mạch để chăn nuôi gia cầm và được xem là sử dụng enzyme ở quy mô lớn nhất trong chăn nuôi
Cho đến nay, các enzyme được dùng nhiều và cho hiệu qủa cao là Protease, ∝ - amylase có tác dụng thuỷ phân protein thành các peptide phân tử thấp, dễ tiêu hóa, thường được sử dụng với các enzyme khác Các enzyme này
có tác dụng thuỷ phân các chất kháng dinh dưỡng có bản chất protein như lectin, các protein kìm hãm protease thường có nhiều trong các loại đậu, đặc biệt là đậu tương
* Đối với chất phytate
Ngày nay, enzyme được sử dụng như là chất chuẩn trong thức ăn gia súc Các enzyme phân hủy NSP (như endo-xylanase và β glucanase-glucanase)
và phân hủy phytate (như phytase) chứa nhiều trong cám gạo, lúa mì, lúa mạch được ứng dụng rộng rãi trong những khẩu phần ăn không chỉ do vấn đề môi trường, mà vì nó còn có ý nghĩa về mặt kinh tế Trong tự nhiên, khoảng 60 - 75% phốt pho có trong hạt ngũ cốc được liên kết hữu cơ dưới dạng phytate, đây là dạng rất khó hấp thu đối với lợn Giá trị sinh học của phốt pho ở hạt ngũ cốc rất biến động từ dưới 15% ở bắp cho tới khoảng 50% ở lúa mì Trong khẩu phần bắp - khô dầu đậu nành có hai phần ba lượng phốt pho bị liên kết dưới dạng axít phytic Lợn không thể tiêu hóa lượng phốt pho này Lượng phốt pho
bị thải này sẽ giảm đáng kể nếu bổ sung phytase vi sinh vào khẩu phần, enzyme này sẽ giải phóng một số mạch liên kết phốt pho làm cho lợn tiêu hóa
dễ dàng Do đó lượng phốt pho vô cơ phải bổ sung thêm để đáp ứng nhu cầu sẽ giảm, lượng phốt pho thải ra có thể giảm 30 - 50%
Trang 40Hiệu quả của việc bổ sung phytase thay đổi theo từng loại lợn, trọng lượng, khẩu phần, mức ăn, tần suất cho ăn, nguồn phytase, lượng phytase bổ sung và tình trạng sinh lý của lợn Không có mức chuẩn cho việc bổ sung phytase cho tất cả các loại khẩu phần bởi vì mức phốt pho tổng số và phốt pho phytate của các loại khẩu phần thay đổi Enzyme phytase không chỉ làm gia tăng khả năng tiêu hóa phốt pho mà còn làm tăng khả năng tiêu hóa những chất khoáng và các axít amin khác Theo một số tác giả, công nghiệp sản xuất thức
ăn gia súc có thể tiết kiệm trên 8 EUR/tấn thức ăn cho gà thịt và 2 EUP/tấn thức ăn cho lợn khi mức phốt pho trong khẩu phần được giới hạn
* Đối với môi trường
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã và đang nỗ lực tìm cách làm giảm ô nhiễm từ các chất thải ra trong chăn nuôi Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được rằng cần cải thiện khả năng sử dụng các dưỡng chất trong khẩu phần của vật nuôi để hạn chế tối đa lượng phân thải
ra Trước đây, do ít quan tâm đến lượng chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài nên hậu quả của việc cho ăn quá nhiều chất dinh dưỡng nhằm tối đa hóa năng suất
đã dẫn đến hậu quả là lượng chất dinh dưỡng thải ra quá nhiều qua phân và nước tiểu (chủ yếu là hàm lượng protein, phốt pho và canxi) Qua nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung enzyme tỏ ra có hiệu quả trong việc cải thiện các hạn chế trên
Ở các khẩu phần có bổ sung enzyme tiêu hóa thì lượng nitơ thải ra giảm một cách đáng kể và lượng nitơ tích lũy tăng 5 - 15% Khi bổ sung enzyme tiêu hóa phù hợp vào thức ăn có thể giảm lượng nitơ thải ra trên một con lợn từ 10 - 15%, tương đương với 200g Như vậy, một con lợn nuôi từ lúc sinh ra đến lúc giết thịt 100kg thì lượng vật chất khô thải ra trong phân sẽ ít hơn 5kg hoặc lượng phân ít hơn 15 - 20kg/con Enzyme đã có vai trò trong việc cải thiện khả năng sử dụng thức ăn nên giảm được lượng chất thải Khi tăng khả năng tiêu