1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng chương trình du lịch Hà Nội Hà Tĩnh

41 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Quy trình xây dựng chương trình du lịch trọn gói, tính giá bán cho tour, các thông tin cần thiết cho việc lập một chương trình du lịch hoàn hảo. Tour Hà Nội Hà Tĩnh nghỉ dưỡng kết hợp thăm quan di tích lịch sử văn hóa 3N 2Đ

Trang 1

THIẾT KẾ MÔN HỌC

Xây dựng chương trình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp thăm quan di tích lịch sử văn hóa

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I 5

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN 5

1.1 Cơ sở lý luận xây dựng chương trình 5

1.2 Tình hình du lịch Việt Nam năm 2014 6

1.3 Một số nét cơ bản của tuyến du lịch 7

1.3.1 Tình hình du lịch tỉnh Hà Tĩnh 7

1.3.2 Tình hình giao thông ở Hà Tĩnh 8

1.4 Phương án thực hiện chương trình 9

1.4.1 Đi bằng tàu hỏa 9

1.4.2 Đi bằng máy bay 11

1.4.3 Đi bằng oto 12

1.5 Phân tích chung 13

CHƯƠNG II 15

GIỚI THIỆU CÁC ĐIỂM THĂM QUAN TRÊN TUYẾN 15

2.1 Khu di tích lịch sử Đại thi hào Nguyễn Du 15

2.2 Biển Thạch Hải 17

2.3 Chùa Hương Tích 18

2.4 Ngã ba Đồng Lộc 19

2.5 Thành phố Hà Tĩnh 20

CHƯƠNG III 21

CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ DU LỊCH TẠI HÀ TĨNH 21

3.1 Các tuyến quốc lộ trong tỉnh 21

3.2 Các loại hình vận tải 21

Xe bus 21

Taxi 22

Ga tàu 22

3.3 Cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu vui chơi, mua sắm, giải trí 22

CHƯƠNG IV 24

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN VẬN CHUYỂN, LƯU TRÚ, ĂN UỐNG VÀ CÁC DỊCH VỤ KHÁC 24

4.1 Lựa chọn tuyến đường 24

Trang 4

4.2 Lựa chọn doanh nghiệp vận tải 25

4.3 Lựa chọn cơ sở lưu trú 26

4.4 Lựa chọn cơ sở ăn uống 28

CHƯƠNG V 33

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 33

5.1 Kế hoạch chi tiết lịch trình tour 33

5.2 Xác định giá thành của chương trình 34

5.2.1 Xác định giá vận chuyển 34

5.2.2 Xác định giá lưu trú 35

5.2.3 Xác định chi phí ăn uống 36

5.2.4 Chi phí hướng dẫn viên 36

5.2.5 Phí bảo hiểm 36

5.2.6 Vé tham quan 36

5.2 Tính giá thành của chương trình 38

5.3 Tính giá bán của chương trình 38

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG 1: BÁO GIÁ CHO THUÊ XE ĐI CÔNG TÁC, DU LỊCH, XE ĐI NGOẠI

TỈNH 25

BẢNG 2: BẢNG GIÁ PHÒNG 27

BẢNG 3: THỰC ĐƠN BỮA TRƯA TẠI NHÀ HÀNG: 30

BẢNG 4: THỰC ĐƠN TẠI NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN ĐIỆN LỰC 31

BẢNG 5: XÁC ĐỊNH GIÁ VẬN CHUYỂN 35

BẢNG 6: GIÁ LƯU TRÚ 35

BẢNG 7 XÁC ĐỊNH CHI PHÍ ĂN UỐNG 36

BẢNG 8: TỔNG MỤC CHI PHÍ 37

BẢNG 9 GIÁ THÀNH 38

BẢNG 10: GIÁ BÁN CỦA CHƯƠNG TRÌNH 39

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một hoạtđộng nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầukhông thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước Mạng lưới du lịch đãđược thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Các lợi ích kinh tế mang lại từ dulịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sảnphẩm của du lịch

Tại Việt Nam, hiện đất nước vẫn đang trong quá trình hội nhập, quá trình côngnghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra ngày càng sâu rộng hơn, nền kinh tế của đất nước cónhiều bước tiến đáng kể Hơn hết, con người cần nhiều hơn những phút giây để giảitỏa áp lực, căng thẳng mệt mỏi của cuộc sống hay chỉ đơn giản để tham quan, tìm hiểukhám phá những điều mới lạ của thế giới tự nhiên bên ngoài Trong những năm gầnđây, khi đời sống của người dân Việt Nam ngày một nâng cao thì nhu cầu du lịch theo

đó cũng phát triển mạnh mẽ

Hà Tĩnh như một bức tranh thu nhỏ của dải đất miền Trung nói riêng và nướcViệt nói chung, tựa lưng vào dãy Trường Sơn và hướng ra biển Đông, với nhiều cảnhquan thiên nhiên kỳ thú và di tích, danh thắng tiêu biểu, có giá trị tầm cỡ quốc gia vàquốc tế, nhiều di tích lịch sử, văn hoá được công nhận cấp Quốc gia Hà Tĩnh đượcđánh giá là một vùng đất có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, dịch vụthành một ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnhnói riêng và của khu vực miền Trung Hà Tĩnh đang nỗ lực vươn lên, mở rộng vòngtay chào đón bè bạn khắp cả nước cũng như quốc tế

Trên cơ sở với mục đích là lập chi tiết hành trình đi để có kế hoạch khoa học,đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp lữ hành, giúp doanh nghiệp chủ độngnâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, kịp thời điều chỉnh những phát sinh trongquá trình hoạt động thì việc tính toán chi phí hợp lý, cân đối thu chi giúp doanh nghiệp

có cơ sở cho những quyết định quản lý Em xin xây dựng nên chương trình du lịchnghỉ dưỡng kết hợp thăm quan ngắm cảnh di tích lịch sử văn hóa Hà Nội- Hà Tĩnh- HàNội

Trang 7

CHƯƠNG I

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN.

1.1 Cơ sở lý luận xây dựng chương trình.

Tất cả mọi đối tượng trong xã hội cũng đều mong muốn được đi du lịch để thưgiãn, nghỉ ngơi hay khám phá tìm hiểu những vùng đất mới, những con người mới trêncác vùng đất khác nhau Hoạt động du lịch luôn có tính chất đối lập, người dân sống ởmột thành thị phồn hoa, hiện đại lại mong muốn được đi du lịch tại những vùng thônquê yên bình thanh vắng để thư giãn, con người như thoát ra khỏi cuộc sống đờithường với bao nhiêu lo toan, vất vả, bận rộn và có điều kiện thảnh thơi nghĩ đến chínhmình

Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch giúp cho con người phục hồi sức khoẻ

và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng thường xuyênxảy ra trong cuộc sống Du lịch đồng nghĩa với việc tham quan thưởng ngoạn nhữngđất khu vực mới lạ, những danh lam thắng cảnh, hay tiếp xúc với những con người cóphong tục tập quán, văn hóa khác với mình Tìm hiểu nguồn cội, về những di tích lịch

sử cổ kính của dân tộc nhưng đồng thời cũng nâng cao được sức khỏe, tái tạo lại tinhthần lẫn thể lực Đây chính là lợi ích mà du lịch nghỉ dưỡng kết hợp thăm quan ngắmcảnh đem lại cho du khách

Nhu cầu du lịch là một nhu cầu đặc biệt của con người, nhu cầu này được hìnhthành dựa trên nền tảng nhu cầu sinh lý (đi lại) và tinh thần (nghỉ ngơi, tự khẳng định,nhận thức, giao tiếp)

Nhu cầu du lịch phát triển là kết quả tác động của lực lượng sản xuất trong xãhội và trình độ sản xuất trong xã hội Trình độ sản xuất trong xã hội càng cao, các mốiquan hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch của con người càng trở nên gay gắthơn Do vậy để đáp ứng nhu cầu du lịch của tất cả các đối tượng thì việc nghiên cứuthị trường để xác định nhu cầu của du khách cũng như những xu hướng du lịch trongtương lai đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp công ty du lịch tạo ra sản phẩm phùhợp với nhu cầu của du khách Từ nhu cầu thực tế đó của thị trường trong bài tiểu luậnnày em đưa ra các phương án để xây dựng chương trình: 3 ngày 2 đêm : Du lịch nghỉdưỡng kết hợp thăm quan di tích lịch sử văn hóa:

Hà Nội – KDT Đại thi hào Nguyễn Du – Biển Thạch Hải - Chùa Hương Tích –

Tp Hà Tĩnh – Biển Thạch Hải – Hà Nội

Trang 8

1.2 Tình hình du lịch Việt Nam năm 2014

Năm 2014, mặc dù kinh tế thế giới có xu hướng dần phục hồi và tăng trưởnggóp phần kích thích du lịch toàn cầu, thúc đẩy dịch chuyển luồng khách quốc tế,nhưng tình hình quốc tế vẫn còn có nhiều biến động về chính trị, kinh tế tại một số khuvực, gây ra những ảnh hưởng theo nhiều chiều hướng khác nhau

Với ngành Du lịch Việt Nam, 2014 là một năm đầy thử thách và cũng không ít

cơ hội, từ đó có thêm những điểm tựa để du lịch năm 2015 có những đột phá Với 5tháng đầu năm phát triển một cách bứt phá, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đạt 35%.Nhưng sau đó, do Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyềnkinh tế của Việt Nam, nên ngành Du lịch đã bị ảnh hưởng khá lớn

Cụ thể, du lịch Việt Nam đã bị giảm sút rất mạnh với thị trường khách nói tiếngHoa, trong đó có Trung Quốc là thị trường trọng điểm, chiếm 25% tổng số khách dulịch đến Việt Nam (năm 2013) Hiệu ứng từ sự kiện này còn ảnh hưởng tới tăng trưởngcủa một số thị trường khác khiến ngành du lịch đã mất 1,5 triệu khách du lịch quốc tếnăm 2014 Trong đó riêng khách Trung Quốc là 1 triệu và khách nói tiếng Hoa (ĐàiLoan, Macao, Hong Kong) gần 500.000 khách

Sau đó lại xảy ra dịch bệnh Ebola làm khách du lịch trên toàn cầu e ngại đi dulịch Cùng với đó là những khó khăn về kinh tế-xã hội chưa được phục hồi như mongmuốn

Năm 2014 cũng là năm xảy ra nhiều điểm nóng về mất an toàn cho du khách.Liên tiếp xảy ra những sự việc cướp giật, lừa đảo, bán hàng chộp giật,… đã gây tácđộng tiêu cực tới hình ảnh du lịch Việt Nam Tuy nhiên, từ những khó khăn, ngành Dulịch Việt Nam cũng hiểu rõ một điều, đó là cần phải đa dạng hóa thị trường, không nênquá tập trung vào một thị trường, dù thị trường đó có lớn đến mấy

Trước sự suy giảm nghiêm trọng của thị trường khách nói tiếng Hoa, ngành Dulịch đã rất nỗ lực để chuyển hướng thị trường Hướng đến những thị trường mới như

Ấn Độ, Trung Đông, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản Chính sự chuyển hướng kịp thờinày đã giúp ngành Du lịch lấy lại đà tăng trưởng những tháng cuối năm

Với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, trực tiếp là Ban Chỉ đạo Nhànước về Du lịch và Bộ VHTT&DL, sự hỗ trợ của các bộ, ngành liên quan… ngành Dulịch đã vượt qua khó khăn, duy trì được sự tăng trưởng trong bối cảnh đầy khó khănthách thức

Năm 2014, ngành Du lịch Việt Nam đã đón được 7,87 triệu lượt khách du lịchquốc tế, phục vụ 38,5 triệu lượt khách nội địa (tăng tương ứng 4,0% và 10% so với

Trang 9

năm 2013) Tổng thu từ khách du lịch đạt 230 nghìn tỷ đồng (tăng 15% so với năm2013) Tốc độ tăng trưởng về tổng thu từ khách du lịch cao hơn tốc độ tăng trưởng vềlượng khách cho thấy, vấn đề chất lượng đã được chú trọng và cải thiện một bước.

Năm 2015, ngành Du lịch phấn đấu đạt khoảng 8,5 triệu lượt khách quốc tế, 41triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 270 nghìn tỷ đồng

1.3 Một số nét cơ bản của tuyến du lịch.

1.3.1 Tình hình du lịch tỉnh Hà Tĩnh.

Cùng với tiến trình phát triển của du lịch cả nước, du lịch Hà Tĩnh đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể Thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọngGDP và việc làm đã khẳng định vai trò, vị thế của ngành du lịch Du lịch Hà Tĩnhđang từng bước trở thành một trong những ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơcấu kinh tế của địa phương, góp phần xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội,bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh quốcphòng

Theo thống kê của Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Hà Tĩnh, tổng lượt khách du lịch toàn ngành đón và phục vụ trong năm 2014 đạt1.300.259 lượt người (tăng 18,9% so với năm 2013), trong đó khách quốc tế là 16.250,khách nội địa 1.298634 lượt người Trong đó, lượng khách nước ngoài đến từ các nướcASEAN như Lào, Thái Lan…tăng mạnh

Có được sự khởi sắc đó là nhờ trong năm 2014 du lịch Hà Tĩnh đã triển khainhiều chương trình kích cầu du lịch, đặc biệt quyết liệt thực hiện Kế hoạch số 75 củaUBND tỉnh về việc Thực hiện nhiệm vụ phát triển dịch vụ du lịch - thương mại năm

2014 – 2015 Bên cạnh tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyền, đầu tư phát triển

đa dạng các sản phẩm du lịch, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, Hà Tĩnh đãchủ động mở rộng tua tuyến như: khai trương tua tuyến du lịch Hà Tĩnh –SakonNakhon, Hà Tĩnh – Nongkhai , tham gia Caravna xúc tiến du lịch Việt Nam -Lào - Thái Lan - Myanmar

Trong năm 2015, ngành du lịch Hà Tĩnh phấn đấu đón 1.489.861 lượt khách(tăng 14,6% so với năm 2014), trong đó có 22.927 lượt khách quốc tế (tăng 41%),1.466.934 lượt khách nội địa (tăng 13%)

Trang 10

1.3.2 Tình hình giao thông ở Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh có 7 huyện, thị dọc Quốc lộ 1A; 3 huyện dọc theo đường Hồ Chí Minh

và 4 huyện có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua Theo trục Đông - Tây, Hà Tĩnh cóQuốc lộ 8, Quốc lộ 12 qua Lào, Thái Lan

Có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắtBắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào quacửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảngVũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan

Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đều thuận lợi với quốc lộ 1A vàđường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh Tỉnh cũng có cửa khẩu Kẹo Nưa thuận tiệncho việc giao lưu với các nước Lào, Thái Lan Thành phố Hà Tĩnh cách Hà Nội341km

Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùngvới hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triểnkinh tế xã hội

Năm 2014 được xem là năm điểm nhấn của giao thông tỉnh Hà Tĩnh khi một sốtuyến quốc lộ (QL) trục dọc và trục ngang qua địa bàn hoàn thành việc mở rộng, nângcấp và đưa vào hoạt động Ðầu tiên là việc hoàn thành mở rộng, nâng cấp tuyến QL1đoạn nam cầu Bến Thủy đến bắc đường tránh TP Hà Tĩnh Những ai thường xuyên đilại trên cung đường này thì giờ đây mới thấy hết giá trị đoạn QL do Cienco 4 đầu tưtheo hình thức BOT Mặt đường trải nhựa phẳng phiu như dải lụa đi qua các huyện:Nghi Xuân, Hồng Lĩnh, Can Lộc, Thạch Hà nối với tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh vớihàng cây hai bên đường bắt đầu xanh tươi Với bốn làn xe có dải phân cách, ô-tô cóthể duy trì tốc độ 70 đến 80 km/giờ, rút ngắn thời gian tuyến Vinh - Hà Tĩnh từ 10 đến

15 phút Gần một nửa tuyến đường được làm mới phía đông dãy Hồng Lĩnh vừa làmtuyến tránh thị xã Hồng Lĩnh vừa tránh lũ lụt Nhờ địa phương bàn giao mặt bằngđúng cam kết, cho nên Cienco 4 đã hoàn thành công trình trước chín tháng và tiết kiệm20% chi phí

Hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng và đưa vào bàn giao, sử dụng các tuyến trụcdọc nối từ QL1 lên đường Hồ Chí Minh, như: QL15 (đoạn từ TP Hà Tĩnh đi Ngã baPhúc Ðồng (Hương Khê), QL8 (từ thị xã Hồng Lĩnh đến thị trấn Phố Châu, HươngSơn) Ngoài ra, một số tuyến đường tránh đô thị đã, đang được xây dựng, như tuyếntránh TX Hồng Lĩnh; tuyến tránh TP Hà Tĩnh, và tránh Khu kinh tế Vũng Áng

Tuyến quốc lộ ven biển dài hơn 100 km cũng dần hoàn thành; hai trong số bốn

Trang 11

cầu lớn qua các cửa biển cũng đã hoàn thành, trong đó có cầu Cửa Nhượng dài 2,5 km.Ðây là một trong những cây cầu dự ứng lực dài nhất miền trung qua cửa biển, nối mỏsắt Thạch Khê với hai khu du lịch biển Thiên Cầm, Kỳ Ninh Ông Phạm Vĩnh Phúc(62 tuổi) ở Cồn Gò, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) vui mừng cho biết: "Người dânCẩm Nhượng và Kỳ Xuân đứng nhìn thấy nhau, nhưng vào mùa mưa gió thì phải đilên thị trấn Cẩm Xuyên rồi vào Kỳ Anh xa khoảng 30 km mới gặp được nhau Nay cócầu Cửa Nhượng rồi, người dân không còn lo cảnh đò ngang mùa mưa bão, biển động,buôn bán làm ăn cũng thuận lợi hơn nhiều" Hà Tĩnh cũng đang tranh thủ nguồn vốnnước ngoài để hoàn tất nốt hai cầu bắc qua cửa Hội và cửa Khẩu, tạo điều kiện thuậnlợi cho việc hoàn thành tuyến QL ven biển trong vài năm tới.

Cùng với việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ quốc gia, thời gianqua, hệ thống cảng biển ở Hà Tĩnh có bước đột phá Cảng nước sâu Vũng Áng ở KỳAnh đã có thể đón được tàu tải trọng 55 nghìn tấn Công ty CP cảng Vũng Áng - ViệtLào đang khẩn trương hoàn tất thủ tục đầu tư (theo hình thức xã hội hóa) xây dựng bến

số 3, khi hàng hóa thông qua bến số 1 và 2 cảng Vũng Áng đã vượt gấp 2,5 công suấtthiết kế Cùng với đó, nhà đầu tư Formosa (Ðài Loan, Trung Quốc) đang đầu tư 12 bếncảng (giai đoạn 1) tại vịnh Sơn Dương Các bến cảng này đang khẩn trương xây dựng,phấn đấu đi vào hoạt động cuối năm 2015, phục vụ đón đội tàu 10 vạn đến 20 vạn tấn

1.4 Phương án thực hiện chương trình

Vì đặc điểm địa hình cũng như mạng lưới giao thông của tỉnh Hà Tĩnh đều chophép các các loại hình vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường thủy, chỉ có đườnghàng không là chưa đáp ứng được bởi tỉnh Hà Tĩnh chưa có sân bay Còn về đườngthủy, mặc dù có 137 km bờ biển có 2 cảng lớn nhưng lại là cảng hàng hóa cộng thêmviệc nếu đi từ Hà Nội mà đi bằng đường thủy đến Hà Tĩnh chắc chắn sẽ không phải làphương án hợp lý cho nên trong trong phần này em chỉ đưa ra 3 phương án như sau:

 Đi bằng tàu hỏa: Bắt đầu từ ga Hà Nội

 Đi bằng oto bắt đầu từ bến xe Nước Ngầm, Hà Nội

 Đi bằng máy bay bắt đầu từ sân bay Nội Bài, Hà Nội

1.4.1 Đi bằng tàu hỏa.

Với hình thức này, tour sẽ bắt đầu từ ga Hà Nội, sau đó sẽ dừng lại ở ga Vinhhoặc ga Yên Trung, Thị Trấn, Đức Thọ, Hà Tĩnh; rồi tiếp tục đi oto cho đến biểnThạch Hải

Trang 12

Ga Hà Nội – Ga Vinh:

Ở phương án này, khách sẽ được đón tại ga Hà Nội, chuyến đi kéo dài trungbình từ 5- 6 tiếng tùy theo loại tàu, dưới đây là bảng giờ tàu và loại tàu đi từ ga Hà Nộiđến ga Vinh

Ga Hà Nội – Ga Yên Trung

Hà Nội 0 06:00 09:00 13:1

Trang 13

Yên Trung 340 12:35 15:38 20:2

Việc di chuyển đến ga Yên Trung sẽ mất nhiều thời gian hơn khoảng 30 phút,các loại tàu đi qua ga Yên Trung cũng như ga Vinh bao gồm tàu SE7, SE5, SE1, S3,TN1

Ưu điểm:

+ Với quãng đường trên 300km thời gian chạy tàu từ 5-6 tiếng là tương đối phù hợp,không quá gây mệt mỏi đối với khách

+ Du khách có thể thoải mái, tự do sinh hoạt trong chuyến đi, trang thiết bị thì đồng

bộ, hiện đại, nhà ăn, nhà vệ sinh… hơn so với việc di chuyển bằng các phương tiệnkhác

+ Một số toa tàu được nâng cấp với chất lượng cao, như tàu SE3, dù được nâng cấp,nhưng giá vé SE3 không thay đổi so với tàu thường

+ Tính an toàn giao thông, đảm bảo trong quá trình di chuyển cao

+ Chở được với số lượng đoàn khách lớn, nhiều hành lý

Nhược điểm:

+ Khi đã xuống ga, đoàn sẽ lại phải tiếp tục hành trình bằng xe oto từ ga Vinh cũngnhư ga Yên Trung khoảng 1 tiếng 20 phút nữa mới đến được khách sạn, tổng thờigian là hơn 7 tiếng có thể gây ra mệt mỏi do phải đổi phương tiện di chuyển

+ Khi đi tàu, du khách dễ bị phân tán với đoàn, hướng dẫn viên khó có thể kiểm soátđược Trong lúc xuống tàu, nếu không cẩn thận du khách có thể bị lạc

+ Cự ly vận chuyển không quá lớn nên việc kết hợp sẽ tốn khá nhiều chi phí vậnchuyển

1.4.2 Đi bằng máy bay

Đi bằng máy bay, du khách sẽ được đón ở trung tâm Hà Nội rồi đưa lên sân bay

và sân bay hạ cánh là sân bay Vinh

Trang 14

Ưu điểm:

+ Đây là loại hình phương tiện mang lại sự thoải mái, tiện nghi và an toàn, cho dukhách

+ Thời gian bay mất hơn 1 tiếng, đảm bảo tốt tình trạng sức khỏe của khách

+ Sân bay Vinh là sân bay quốc tế nên đảm bảo đủ trang thiết bị kỹ thuật để phục vụhành khách lúc xuống máy bay

+ Sau khi hạ cánh, di chuyển tiếp bằng oto chỉ mất 1 tiếng 30 phút, tổng thời gian dichuyển chưa đến 3 giờ đồng hồ

Trang 15

lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướngBắc Nam Đây là một lợi thế để sử dụng oto làm phương tiện du lịch.

+ Thời gian mất khoảng 8 tiếng, là khoảng thời gian dài nhất trong các phương án đãnêu tuy nhiên bù lại, du khách lại được ngắm cảnh, chơi các trò chơi trên oto

+ Không có sự chuyển đổi phương tiện nên không gây mất thời gian

+ Chi phí cho việc sử dụng oto tương đối rẻ

+ Nếu có trường hợp du khách muốn thay đổi chặng đường đi, tuyến điểm đến thìhướng dẫn viên có thể điều chỉnh lại sao cho hợp lý nhất

Nhược điểm:

+ Thời gian chạy xe khá là dài, gây mệt mỏi cho khách

+ Độ an toàn không cao hơn so với việc sử dụng máy bay hoặc tàu hỏa

+ Thời gian dừng đỗ dọc đường gây mất thời gian cho hành trình

Về thời gian cũng như sự tiện nghi, thoải mái , so sánh 3 loại hình phương tiện

ta thấy đi bằng máy bay là nhanh nhất, tiếp đó đến tàu hỏa và cuối cùng là xe oto Tuynhiên nếu nhìn nhận ở khía cạnh khác, không phải lúc nào cứ nhanh là tốt nhất Việc đi

du lịch là một hoạt động thưởng ngoạn, thăm thú cảnh quan không chỉ ở nơi đến dulịch mà còn cả trên chặng đường, điều này thì đi bằng máy bay không thể thực hiện.Bên cạnh đó còn có các hoạt động giải trí, trò chơi tập thể, trong quá trình đi tour thìchỉ có oto mới đáp ứng được

Về giá cả: Đi bằng máy bay sẽ bị chia làm 2 chặng đi bằng oto, chặng một là đi

Trang 16

từ điểm đón khách lên sân, phí đón tiễn tại sân bay: 1.2000.000 đồng – xe 29 chỗ,1.900.000 – xe 45 chỗ Chặng tiếp theo là từ sân bay về khách sạn từ 1.600.000 đến2.000.000, cộng thêm giá vé máy bay Nó làm tăng giá vận chuyển tất nhiên sẽ dẫnđến giá tour cũng tăng Đi tàu, đã đi theo đoàn thì chất lượng toa xe phải đáp ứng đượctối thiểu những nhu cơ bản, vì thế giá đi tàu theo đoàn thường rất cao, chỉ phù hợp vớichuyến đi đường dài, với cách chỉ 300 km thì đi tàu không phải là một phương án tốt.

Đi oto, giá trung bình trên thị trường hiện trong khoảng 5.000.000 đồng – 6.500.000đồng, khá phù hợp đối với chi phí vận chuyển

Kết luận: Qua những phân tích trên em chọn phương án là đi bằng ô tô từ điểm đón khách tại Hà Nội đến biển Thiên Cầm.

Trang 17

CHƯƠNG II

GIỚI THIỆU CÁC ĐIỂM THĂM QUAN TRÊN TUYẾN.

2.1 Khu di tích lịch sử Đại thi hào Nguyễn Du

Khu di tích thuộc làng Tiên Điền, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh HàTĩnh, có tổng diện tích khoảng 28.562m2 được xây dựng để các nho sỹ, văn sỹ và dukhách trong và ngoài nước yêu thích Truyện Kiều, ngưỡng mộ cụ Nguyễn Du - mộtĐại thi hào dân tộc, một Danh nhân văn hóa thế giới; đến thắp hương tưởng niệm

Trang 18

Khu lưu niệm Nguyễn Du hiện nay các hạng mục sau:

 Nhà tư văn: do Quận công Nguyễn Nghiễm dựng tại khu vườn của ông tổ họNguyễn năm 1785, được tu sửa vào các năm Tự Đức thứ 3 (1850) và Tự Đứcthứ 13 (1860) Ban đầu, đây là địa điểm tụ hợp bình thơ, bình văn của các nhàkhoa bảng trong vùng

 Nhà thờ Nguyễn Du: được xây dựng vào năm 1825, ngay trên mảnh vườn nhà

cụ thuộc xóm Tiền Giáp Bên trong có bàn thờ xây bằng vôi cát, phía trên cótreo bức hoành phi đề 4 chữ "Hồng sơn thế phả" do Hoàng Phù Phái, tước trunghiếu đại phu đời nhà Thanh tặng vào năm thứ 55 triều Càn Long (1790) cùngbài vị bằng đá có khắc dòng chữ "Thanh Hiên Nguyễn Tiên Sinh"

 Đàn tế và bia đá Nguyễn Quỳnh: do Nguyễn Nghiễm cùng người em là NguyễnTrọng dựng năm 1762, để báo hiếu công ơn sinh thành của cha mẹ

 Nhà trưng bày: Đây là khu vực trưng bày gần 1000 tài liệu, hiện vật, tiêu biểunhư nghiên bút của Nguyễn Du, bản Kiều in từ bản khắc năm 1866, cuốnTruyện Kiều viết theo lối thư pháp (độc bản), thư pháp Truyện Kiều dài nhấtViệt Nam (độc bản), bộ sưu tập Truyện Kiều xuất bản bằng các thứ tiếng, sưutập sách viết về Nguyễn Du

 Khu lăng Văn Sự: Đây là mộ cụ tổ đời thứ 3 của dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền.Khu vực này còn là nơi an táng Giới Hiên công Nguyễn Huệ, trưởng nam đờithứ 6 của dòng họ và Thuật Hiên công Nguyễn Khản, anh cùng cha khác mẹvới Nguyễn Du

 Mộ Đại thi hào Nguyễn Du: Táng ở Đồng Cùng, thuộc giáp Tiền (xã TiênĐiền), quay hướng chính Tây, có tổng diện tích khoảng 3.219m2 Ban đầu, đâychỉ là ngôi mộ đất đơn sơ, sau đó cụ Đặng Thai Mai dựng tấm bia ghi “TiênĐiền Nguyễn tiên sinh phần mộ”

 Đền thờ và mộ Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm: Ở thôn Bảo Kệ (nay là thônMinh Quang, xã Tiên Điền) có tổng diện tích khoảng 682m2, mặt bằng kiếntrúc theo kiểu chữ Nhị, phong cách kiến trúc thời hậu Lê

 Đền thờ và mộ Nguyễn Trọng: Ở thôn Thuận Mỹ, xã Tiên Điền Nguyễn Trọng(1709 - 1789), là con thứ 3 của Nguyễn Quỳnh, là chú ruột của Nguyễn Du

Trang 19

Đền quay hướng Nam, tổng diện tích khoảng 998m2 Trước đây, phần mộ nàyđược táng tại đồng Đùng, thuộc thôn Minh Quang, xã Tiên Điền.

 Khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du: thuộc địa phận giáp Tiền, thônLương Năng, làng Tiên Điền, là nơi nghỉ dưỡng của Nguyễn Du mỗi dịp vềquê Sau khi Nguyễn Du mất, ngôi nhà trong vườn được cải tạo thành nhà thờ Ngoài ra, trong Khu di tích còn hệ thống di vật, cổ vật gắn với một số nhân vậtcủa dòng họ Nguyễn (ở Tiên Điền), tiêu biểu như bia Cầu Tiên, do Nguyễn Nghiễmsoạn, bia Trường Ninh, khánh đá ghi lại việc sửa chùa

2.2 Biển Thạch Hải.

Thuộc huyện Thạch Hà, bãi biển Thạch Hải là bãi biển trải dài 23km kéo dài từThiên Cầm đến Xuân Thành, với một lớp cát mịn màng trắng xóa, bờ biển thoai thoải.Khoảng cách từ cách bờ ra xa khoảng 300m mà độ sâu cũng chỉ loanh quanh khoảngmột mét, là một nơi lý tưởng cho tắm biển nếu như nhà bạn có trẻ nhỏ

Đến Thạch Hải, du khách sẽ được ngắm nhìn bãi biển phẳng lỳ, nước trong vắt,cát trắng tinh khôi, sóng vỗ nhẹ nhàng hòa vào tiếng vi vu của rừng phi lao xanh ngắtrộng 60 - 70 m, chạy dài trên 10 km

Trang 20

Từ khách có thể tản bộ dọc theo bãi biển, dạo chơi trong rừng phi lao hoặc sửdụng các phương tiện cơ giới theo đường nhựa để đến với những điểm du lịch hấp dẫntrong quần thể khu du lịch.

Khách ở gần có thể đưa gia đình bằng xe máy xuống tắm biển, ăn cháo cá, mựcluộc kẹp bánh đa vào mỗi chiều hè sau giờ làm việc Khách ở xa có thể đến đây để tắmbiển, du lịch sinh thái và thưởng thức sự thi vị của đêm trong những căn nhà rộng ẩnmình dưới rừng phi lao Riêng với người dân thành phố Hà Tĩnh và các vùng lân cận,Thạch Hải là điểm thư giãn lý tưởng cho cả gia đình vào các kỳ nghỉ cuối tuần, thậmchí mỗi ngày trong suốt cả mùa hè Vì thế, dù mới đưa vào khai thác 4 năm, nhưngkhu du lịch sinh thái này đã thu hút trên 5 vạn lượt người trong và ngoài tỉnh đến tắmbiển và du lịch vào mỗi mùa hè

2.3 Chùa Hương Tích.

Chùa Hương Tích nằm ở dãy núi Hồng Lĩnh, thuộc địa phận xã Thiên Lộc,huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Chùa được xây dựng vào đời Trần, là một trong hai ngôichùa Hương nổi tiếng ở Việt Nam

Hồng Lĩnh là thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Tĩnh Từ xưa, dãy núi 99 ngọn vút caonày đã được xếp vào 1 trong 21 danh thắng của nước Nam Ðặc biệt sự hiện hữu củachùa Hương Tích với nhiều kỳ quan liên kết đã xứng danh là "Hoan Châu đệ nhấtdanh lam"

Chùa Hương Tích ở Hà Tây thật ra chỉ là một "phiên bản" đầy ý nghĩa của củaHương Tích trên núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Nếu đường vào chùa Hương ở Hà Tây bắt đầu từ dòng suối Yến tấp nập những

du thuyền thì lối vào chùa Hương ở Hà Tĩnh cũng từ mênh mông hồ nước nhà Ðườngtheo dòng suối rộng có tên là suối Hương Tuyền đi ngược lên Nhưng do nhiều nămtrước trung tâm chùa Hương Tích mờ dần (ba lần chùa Hương này bị tàn phá bởi giặcMinh, thực dân Pháp và cháy rừng) Vì thế có nhiều khoảng thời gian chùa không,

Ngày đăng: 29/04/2016, 20:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w