1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN

86 796 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 713,5 KB

Nội dung

Phần II: Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm lữ hành Hội An Giới thiệu về Công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An và Trung tâm lữ hànhHội An, đánh giá tình hình sử dụng các ngu

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính Luận văn tốt nghiệpcấp Luận văn tốt nghiệpthiết Luận văn tốt nghiệpcủa Luận văn tốt nghiệpđề Luận văn tốt nghiệptài

Theo nhận xét của nhiều nhà quản lý du lịch nước ngoài, Việt Nam là điểm du lịchmới lạ, hấp dẫn, đặc biệt lại có địa hình thích hợp với các hoạt động thể thao mạo hiểmkết hợp với du lịch Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nguyên sơ và bản sắcvăn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, khu vực miền núi Đông Bắc, Tây Bắc, miềnTrung, Tây Nguyên là những địa chỉ tuyệt vời cho việc tổ chức các chuyến du lịch mạohiểm Nước ta với ba phần tư địa hình là đồi núi, hệ thống sông ngòi chằng chịt, có cácdãy núi đá vôi địa hình karst, nhiều hang động đẹp, nhiều khu rừng nguyên sinh nhiệt đới,các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia rộng lớn và hơn 3.000 km bờ biển, nếu biếtphát huy chắc chắn sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn với các du khách ưamạo hiểm, khám phá

Mấy năm gần đây, ngành du lịch, văn hóa đã tổ chức một số cuộc khảo sát cáctuyến điểm du lịch để đánh giá thực trạng và cơ hội mở tuyến du lịch mới Tuy nhiên, vừaqua chúng ta mới khai thác tài nguyên du lịch tại khu vực đồng bằng, ven biển và một sốkhu vực miền núi gần các thị trấn, ven đường quốc lộ Và hiện nay cũng còn rất ít doanhnghiệp lữ hành tham gia tổ chức các tours du lịch mạo hiểm Mới có một vài công ty dulịch mạnh dạn “tấn công” vào lĩnh vực này với chương trình lặn biển ở Nha Trang, CùLao Chàm, Phú Quốc, chinh phục đỉnh Bạch Mã, đèo Pren,đỉnh Lang Bian, đỉnh Phan XiPăng, chèo thuyền kayak trên Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà Tuy nhiên, do không có đượctiếng nói chung, nên nhìn chung du lịch mạo hiểm tại Việt Nam vẫn chưa được du kháchquốc tế biết đến nhiều

Điều cần làm hiện nay để giúp du lịch mạo hiểm có được bước đột phá, đón lấy cơhội “vàng” thu hút khách quốc tế là các cơ quan chức năng cần sớm hoàn thiện các cơ chếchính sách về phát triển du lịch sao cho phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế, phù hợpyêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hànhkhai thác kinh doanh, phát huy thế mạnh và tiềm năng về du lịch thể thao mạo hiểm

Hội An – di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận đã trở thành một trongnhững điểm du lịch nổi tiếng ở Miền Trung cũng như cả nước, lượng khách quốc tế đến

Trang 2

Hội An, Công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An cũng đã có những bước tiến mạnh

mẽ, cả về lượng và chất Uy tín, thương hiệu của Công ty ngày càng được nâng cao với hệhống cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng phục vụ tốt, nhiều dịch vụ đa dạng Tuy nhiên,thực tế ở Hội An hiện nay, việc khai thác tour của các doanh nghiệp lữ hành mới chỉ dừnglại ở việc tìm kiếm các di tích, các danh lam thắng cảnh có sẵn, rồi xâu chuỗi chúng lại,kết hợp với các cơ sở lưu trú là thành một tuyến du lịch Do đó, có những chương trìnhvẫn còn nghèo nàn, không hấp dẫn du khách và gây sự nhàm chán cho những ai quay lại.Bên cạnh đó, cùng với số lượng đối thủ cạnh tranh không ngừng gia tăng, sự xâm nhậpcủa nhiều tập đoàn kinh tế nước ngoài đã tạo nên môi trường cạnh tranh gay gắt ở Hội Annói riêng và khu vực Miền Trung nói chung Xây dựng nên những sản phẩm mới, làm đadạng hóa các sản phẩm du lịch của công ty cũng như đa dạng hóa các sản phẩm du lịch ởHội An là một trong những vấn đề luôn được quan tâm và đầu tư Đó là những lý do mà

em thực hiện đề tài: “XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN”.

2 Mục Luận văn tốt nghiệpđích Luận văn tốt nghiệpnghiên Luận văn tốt nghiệpcứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tạo ra một sản phẩm mới cho Trung tâm lữhành Hội An, cụ thể là xây dựng nên những chương trình du lịch mạo hiểm để làm phongphú thêm sản phẩm cho Trung tâm Ngoài ra, việc xây dựng chương trình du lịch mạohiểm ở Hội An còn làm cho du khách có một cái nhìn mới mẻ về đô thị cổ này, không chỉ

là điểm du lịch văn hóa nổi tiếng mà còn là nơi có thể tham gia những hoạt động mạohiểm thú vị

3 Đối Luận văn tốt nghiệptượng Luận văn tốt nghiệpvà Luận văn tốt nghiệpphạm Luận văn tốt nghiệpvi Luận văn tốt nghiệpnghiên Luận văn tốt nghiệpcứu

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch

và các tài nguyên du lịch tự nhiên có thể tổ chức được các hoạt động mạo hiểm

 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: nghiên cứu các tuyến, điểm du lịch; khả năng và cách thức xây dựngchương trình du lịch mạo hiểm

- Không gian: trên địa bàn thành phố Hội An và các vùng lân cận

4 Kết Luận văn tốt nghiệpcấu Luận văn tốt nghiệpcủa Luận văn tốt nghiệpluận Luận văn tốt nghiệpvăn

Trang 3

Nội dung luận văn ngoài danh mục các bảng biểu; danh mục các sơ đồ, đồ thị;danh mục các từ viết tắt; danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục thì gồm có 3 phầnchính sau:

Phần I: Cơ sở lý luận

Nhắc lại một số kiến thức về các bước thiết kế một chương trình du lịch, đưa ranhững khái niệm về loại hình du lịch mạo hiểm

Phần II: Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm lữ hành Hội An

Giới thiệu về Công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An và Trung tâm lữ hànhHội An, đánh giá tình hình sử dụng các nguồn lực và tình hình hoạt động kinh doanh củaTrung tâm

Phần III: Xây dựng CTDL mạo hiểm cho Trung tâm lữ hành Hội An

Xây dựng một số chương trình du lịch mạo hiểm trong phạm vi xung quanh Hội

An và đưa ra mức giá cho các chương trình đó

Luận văn tốt nghiệp được thực hiện trong thời gian thực tập tại Trung tâm lữ hành Hội An (thuộc Công ty Cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An), dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thống Nhất và sự giúp đỡ của các anh chị làm việc tại Trung tâm lữ hành Hội An Do thời gian thực tập hạn chế và kinh nghiêm thực tế chưa nhiều, luận văn sẽ còn nhiều thiết sót Vì thế, em mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô

và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2008

Sinh viên thực hiện

Khương Thanh Thúy

NỘI DUNG

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Các Luận văn tốt nghiệploại Luận văn tốt nghiệphình Luận văn tốt nghiệpdu Luận văn tốt nghiệplịch.

1.1.1 Khái niệm về loại hình du lịch

Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch có thể được định nghĩa như sau:

“Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểmgiống nhau, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặcđược sắp xếp chung theo một mức giá bán nào đó”

1.1.2 Phân loại các loại hình du lịch

1.1.2.1 Dựa vào động cơ chuyến đi

- Du lịch văn hoá

- Du lịch lịch sử

- Du lịch sinh thái

- Du lịch vui chơi giải trí

- Du lịch thuần tuý về nhu cầu thể chất và tinh thần

+ Du lịch thể thao+ Du lịch chữa bệnh+ Du lịch hành hương tôn giáo+ Du lịch hoài niệm

- Du lịch công vụ

- Du lịch mang tính chất xã hội

1.1.2.2 Dựa vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi

- Du lịch quốc tế: Bao gồm trong đó những chuyến du lịch mà nơi cư trú củakhách du lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau Trong đó, chúng ta phânbiệt:

+ Du lịch quốc tế chủ động: Là các hoạt động kinh doanh du lịch gắn liềnvới khách du lịch quốc tế đến nước ta

+ Du lịch quốc tế bị động: Là các hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền vớiviệc đưa khách du lịch nước ta ra nước ngoài

- Du lịch trong nước: Bao gồm những chuyến du lịch mà nơi đến du lịch và nơi cưtrú của khách du lịch ở trên cùng một quốc gia

Trang 5

1.1.2.3 Dựa vào nơi tham quan du lịch

- Du lịch bằng các phương tiện vận chuyển khác (môtô, xe đạp…)

1.1.2.5 Dựa vào thời gian của chuyến đi

- Theo tính chất tổ chức

+ Du lịch theo giá trọn gói+ Du lịch theo từng loại dịch vụ tự chọn lựa

1.2 Loại Luận văn tốt nghiệphình Luận văn tốt nghiệpdu Luận văn tốt nghiệplịch Luận văn tốt nghiệpmạo Luận văn tốt nghiệphiểm

1.2.1 Loại hình du lịch mạo hiểm là gì?

1.2.1.1 Khái niệm

- Du lịch mạo hiểm là một trong những loại hình du lịch mà với nó ta có thể thamgia vào những hoạt động vô cùng thú vị Thay vì chỉ đi xem các phong cảnh thiên nhiên,chúng ta thật sự tham gia vào việc khám phá những điều mới lạ và lý thú Theo cách đó,

Trang 6

- Có rất nhiều loại hình du lịch mạo hiểm khác nhau, chính vì thế, ai cũng sẽ tìmthấy được loại du lịch mạo hiểm phù hợp với mình Sự thật là mọi cá nhân đều có cáchsuy nghĩ khác nhau về ý nghĩa của từ “mạo hiểm”, khái niệm “du lịch mạo hiểm” trởthành một khái niệm rất rộng lớn Hơn nữa, quan trọng là phải hiểu rằng, không phải làgây nguy hiểm cho chính mình trong chuyến du lịch đó mới gọi là du lịch mạo hiểm Cóthể một số người cho rằng cắm trại ở một nơi kỳ lạ, quái đản là mạo hiểm, nhưng số khác

có thể cảm thấy chèo xuồng kayak hoặc vượt thác mới đúng ý nghĩa… Một cách hiểukhác, nếu sự mạo hiểm không phù hợp với bản thân mình thì cũng không cần phải lo lắng.khái niệm mạo hiểm khác nhau đối với mỗi người Do vậy, chúng ta vẫn có thể thực hiệnmột hoạt động nào đó mà trước giờ ta chưa từng thực hiện, đó cũng có thể xem như làmột loại du lịch mạo hiểm Chẳng hạn đến thăm Tây Ban Nha hoặc đi châu Phi, thậm chí

là đến Pháp…là những việc mà bạn chưa từng thực hiện trước đây Như vậy, để xác định

rõ du lịch mạo hiểm nghĩa là gì đối với bạn, bạn cần xác định được cảm giác của bản thânmình về khía cạnh của từ “mới lạ”, “thú vị” và “táo bạo”

- Một tour du lịch mạo hiểm có bao gồm các hoạt động như: leo núi (hiking), đi bộđường dài (trekking), đạp xe (bicycling), chèo xuồng kayak, bơi thuyền (boating), đithuyền buồm (sailing), lặn biển (scuba diving), leo dốc núi (mountain climbing), nhảy dù(sky diving) và còn nhiều hoạt động khác nữa Một lần nữa, du lịch mạo hiểm được địnhnghĩa bởi các cá nhân tham gia vào hoạt động mạo hiểm, mà giới hạn cho sự mạo hiểm lạituỳ thuộc vào mỗi người nên mức độ liều lĩnh cho chuyến du lịch của mỗi cá nhân cũngtuỳ thuộc vào cá nhân đó Do đó, sẽ không bao giờ ta bị buộc phải tham gia vào bất kỳnhững cái gì mà mình cảm thấy là vượt quá mức an toàn hoặc làm mình khiếp sợ Thật ra,

sự hấp dẫn của một chuyến du lịch mạo hiểm có thể hiểu đơn giản đó là sự hấp dẫn củanhững cái mới lạ mới vừa trải qua

- Mọi lứa tuổi khác nhau đều thích du lịch mạo hiểm và nó không chỉ dành riêngcho những người trẻ tuổi Thực tế là, nó không phải là không phổ biến cho những người

đã về hưu tham gia vào du lịch mạo hiểm Sau một quãng thời gian dài làm việc mệtnhọc, họ muốn có những trải nghiệm mới mẻ hoặc là muốn thay đổi cuộc sống nhàn rỗihiện tại để làm những việc mà họ chưa bao giờ tưởng tượng sẽ làm trước đó và du lịchmạo hiểm sẽ là lựa chọn hàng đầu của họ Du lịch mạo hiểm còn phù hợp cho nhiều gia

Trang 7

đình, những cặp yêu nhau hoặc cho bất cứ một người độc thân nào Thường thườngnhững tour như vậy là sự pha trộn giữa ngắm cảnh và các hoạt động mạo hiểm, một phầncủa chương trình mọi người sẽ được ngắm cảnh thành phố hoặc đồng quê mà họ dự địnhđến và phần còn lại được gói gọn trong những hoạt động mạo hiểm – là những hoạt động

đã được quy định sẵn trong chương trình

- Tóm lại, du lịch mạo hiểm giống như một điểm nhấn trong cuộc sống Bằng việcbiến kỳ nghỉ của mình thành một cuộc phiêu lưu kỳ thú, chúng ta sẽ mang lại cho chínhmình và cuộc sống những ký ức tuyệt vời Thêm vào đó, khi tham gia vào một chuyến dulịch mạo hiểm, chúng ta sẽ có thêm cơ hội để gặp gỡ những người mới, và có thêm nhữngkiến thức mới về các nền văn hoá Cuối cùng, sẽ không bao giờ biết trước được những gì

sẽ đến trong một chuyến du lịch mạo hiểm và đó là điều làm mọi người cảm thấy hồi hộp

và thú vị nhất

(Dịch từ www.essentialtips.net)1.2.1.2 Các loại hình du lịch mạo hiểm

a) Leo núi (Hiking)

Là một hình thức đi bộ với chủ định chính là khám phá và thưởng thức cảnh vật.Thường thì nó được thực hiện ở các con đường mòn trong vùng nông thôn hay khu vựcrừng núi hoang dã

Nhiều nơi có cảnh đẹp chỉ có thể đi tới đó bằng cách đi bộ, và những người nhiệttâm xem đây là cách tốt nhất để ngắm cảnh thiên nhiên Đi bộ là cách du ngoạn tốt hơn

so với bằng các loại xe vì cảm nhận của người đi không bị những thứ khác xâm nhập làmphân tâm, thí dụ như cửa kiếng xe, tiếng máy xe, bụi và hành khách đi chung xe Đi bộtrên những khoảng đường dài hoặc trên những địa hình khó khăn đòi hỏi một số cấp độhiểu biết và năng lực cơ thể

b) Đi bộ (Trekking/backpacking)

Đi bộ đường dài là một sự kết hợp giữa leo núi và cắm trại Thường người ta đi bộ

ở những vùng thưa người, có nhiều cảnh đẹp và ngủ đêm lại đó, hành lý mang theo chủyếu để thỏa mãn nhu cầu ăn và ngủ

Để chuẩn bị cho chuyến đi, người ta cho tất cả vào một túi xách bao gồm thức ăn,

Trang 8

chuyến đi chỉ kéo dài trong vài ngày (1 hoặc 2 đêm ngủ lại) nhưng cũng có những chuyến

đi kéo dài trong vài tuần, thậm chí và vài tháng; những chuyến đi như thế tất nhiên sẽnhận được sự viện trợ về lương thực và thuốc men

Việc dựng lều trại trong trường hợp này đơn giản hơn rất nhiều so với thôngthường Đối với những người đã có kinh nghiệm thì lều trại thường kèm theo lửa, bản tinnhỏ bằng gỗ với một bản đồ và những lưu ý hay các ký hiệu về thông tin cần thiết Cómột điều nên biết rằng, những vùng đất trống, là những nơi mà không có các bụi rậm hoặccây tầng thấp nhiều hơn số lều mà mọi người dựng lên Vì vậy, cắm lều ở những vùnghoàn toàn biệt lập là đều không thể tránh khỏi, và mọi người phải tự chọn cho mình vùngthích hợp nhất để dựng trại

c) Chèo xuồng kayak (Kayaking)

Kayaking là một hình thức di chuyển trên mặt nước bằng cách chèo xuồng kayak.Chèo xuồng kayak có một vài điểm khác với chèo xuồng thông thường, bởi vì xuồngkayak thì có một cái buồng lái đóng, còn xuồng bình thường thì có một buồng lái mở Tuynhiên, cả hai loại đều sử dụng loại mái chèo 2 đầu để hoạt động

Kayak được phân loại bởi ý định sử dụng chúng Có 5 sự phân loại chính: vượtthác, vượt sóng, đi thám hiểm, những chuyến đi nhanh và nhẹ nhàng, và đi giải trí thôngthường Từ những hình thức chính đó, người ta phân ra thành nhiều loại nhỏ nữa Ví dụ,

đi câu cá bằng xuồng kayak là một hình thức đơn giản của đi giải trí đơn thuần, và chiếcxuồng sẽ được trang bị thêm những đồ phụ tùng và sửa lại cho phù hợp với việc câu cá

d) Đạp xe (Bicycling)

Du lịch bằng xe đạp là một hoạt động du lịch đi theo đoàn, thường là đi để thámhiểm hoặc ngắm cảnh bằng xe đạp Du lịch bằng xe đạp giống như một cuộc đi du lịch ba

lô trên xe đạp vậy

Khoảng cách của các chuyến đi hoàn toàn không giống nhau, tùy thuộc vào sự phùhợp của mỗi người, tốc độ đi và số điểm dừng, người lái thường đi được khoảng từ 50 –

150 km/ngày Một chuyến đi ngắn cỡ vài ngày có thể đi được khoảng 200km còn xa hơnthì có thể đi trong phạm vi một nước hay vòng quanh thế giới

Những chuyến đi du lịch xa cần phải được chuẩn bị tốt, đặc biệt xe đạp phải có khảnăng chở được những hành lý nặng Mặc dù có rất nhiều loại xe đạp khác nhau để sử

Trang 9

dụng, xong loại xe đạp thích hợp nhất phải là loại chở được vật nặng và làm cho ta cảmthấy thoải mái khi di chuyển trong một thời gian dài.

e) Lặn biển (Scuba diving)

Lặn biển là một hoạt động bơi lặn diễn ra dưới lòng nước và sử dụng các dụng cụthở cá nhân chuyên dụng Bằng cách mang theo một bình khí gas (thường là khí nén),người lặn có thể ở dưới nước một thời gian dài với kỹ thuật duy trì sự hô hấp đơn giản là

sử dụng ống thở và sự tự do bơi lặn dưới nước mà không bị gây cản trở vì đã được cungcấp đủ nguồn khí Người lặn di chuyển dưới nước thường là sử dụng đuôi cá gắn ở bànchân, đôi khi cũng có sự trợ giúp của bộ truyền động, thường gọi là “scooter”

(Dịch từ www.wikipedia.org)

1.2.2 Các điều kiện để thực hiện loại hình du lịch mạo hiểm

a) Yêu cầu đối với du khách

Yêu cầu hàng đầu đối với những du khách muốn thực hiện một chuyến du lịch mạohiểm, đó là sức khoẻ Vì du lịch mạo hiểm đòi hỏi mỗi người phải tham gia vào nhữnghoạt động mang tính nguy hiểm, vì vậy, nếu không có sức khoẻ và tinh thần tốt thì bạn sẽkhông thể thực hiện được chuyến du lịch của mình và cũng sẽ không tìm thấy được cảmgiác thích thú, vui sướng khi chinh phục được thiên nhiên

Thứ hai, vì đặc điểm của mạo hiểm là mang tính nguy hiểm, chính vì thế, mỗingười khách phải trang bị cho mình những thiết bị bảo hộ cần thiết; ngoài những thiết bị

mà công ty lữ hành sẽ chuẩn bị cho du khách thì vẫn nên có thêm những thiết bị bảo hộkhác phù hợp với nội dung của hoạt động mạo hiểm mà mình sắp phải tham gia vào Đó

là điều kiện cần để được tham gia vào một tour du lịch mạo hiểm

Cuối cùng, vì một chuyến du lịch mạo hiểm cần chi phí cho rất nhiều lĩnh vực nhưkhảo sát địa hình, thiết bị bảo hộ, mua bảo hiểm cho mỗi du khách,… nên giá cho mộttour du lịch mạo hiểm cao hơn nhiều so với một tour du lịch bình thường, nên du kháchtham gia vào loại hình này thường là những người có mức sống cao

b) Yêu cầu đối với tài nguyên du lịch

Trang 10

Một chuyến du lịch mạo hiểm muốn diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp thì phải nơi đếnphải được khảo sát kỹ càng Tài nguyên du lịch để thực hiện loại hình du lịch mạo hiểmthì rất nhiều, nhưng phải xem xét nó có phù hợp hay không Nó phải đạt những yêu cầunhư: không quá khó để tiếp cận, không quá nguy hiểm khi thực hiện các hoạt động mạohiểm… Nước ta có rất nhiều khu vực có địa hình thích hợp để thực hiện loại hình du lịchmạo hiểm nhưng chưa được khảo sát và đưa vào chương trình Hy vọng trong thời giantới, cùng với sự phát triển của loại hình này thì tài nguyên du lịch trong nước cũng sẽđược khai thác hợp lý.

c) Yêu cầu đối với công ty tổ chức

Du lịch mạo hiểm đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao trong tổ chức tour, vì nó liênquan trực tiếp đến an toàn cho du khách Điều quan trọng nhất đối với một công ty tổchức du lịch mạo hiểm là phải có các đoàn thám thính địa hình chuyên nghiệp, nhóm hậucần chu đáo và phải luôn giữ thông tin liên lạc thật tốt trong mọi địa hình Điều này đòihỏi công ty lữ hành phải được trang bị kỹ càng Doanh nghiệp du lịch lữ hành cũng cầnphải phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và chính quyền địaphương khi tổ chức tour để nhận được sự hỗ trợ cần thiết

Ngoài ra, các công ty cần phải có một đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiêp, vừa

có sức khoẻ, sự khéo léo, lòng dũng cảm, vừa có trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ và phải có

sự quản lý tốt

1.3 Chương Luận văn tốt nghiệptrình Luận văn tốt nghiệpdu Luận văn tốt nghiệplịch Luận văn tốt nghiệpmạo Luận văn tốt nghiệphiểm

1.3.1 Khái niệm CTDL và CTDL mạo hiểm

1.3.1.1 Ch ươ ng trình du lịch là gì?

a) Khái niệm:

- Các chương trình du lịch là những nguyên mẫu, để căn cứ vào đó, người ta tổchức các chuyến du lịch với mức giá đã được xác định trước nội dung của chương trìnhthể hiện lịch trình chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí,tham quan… Mức giá của chương trình bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng hoáphát sinh trong quá trình thực hiện chương trình

b) Đặc điểm

Trang 11

Chương trình du lịch là sản phẩm du lịch đặc biệt Tính chất đặc biệt được thể hiện

ở nhiều khía cạnh khác nhau:

+ Nó là sản phẩm du lịch nên chứa các đặc điểm của sản phẩm du lịch+ Nó là sản phẩm tổng hợp của tất cả các dịch vụ riêng lẻ

+ Nó là phương án tối ưu hoặc một sự kết hợp hoàn thiện và thống nhất gữacác giá trị sử dụng để tạo ra chuyến du lịch trọn gói

+ Thể hiện tính hấp dẫn và khả năng sinh lời

c) Nội dung

Nội dung của chương trình du lịch rất phong phú và đa dạng, nó cũng xuất phát từnhiều yếu tố, trong đó có nhu cầu của du khách có tính chất quyết định Về cơ bản nó baogồm:

+ Tên chương trình – mã chương trình+ Thời điểm tổ chức chương trình+ Tổng quỹ thời gian của chương trình du lịch (n ngày, n-1 đêm)+ Chi tiết hoạt động từng ngày

+ Giá của chương trình du lịch+ Các dịch vụ khác (nếu có)+ Các điều khoản của chương trình1.3.1.2 Ch ươ ng trình du lịch mạo hiểm

Có thể nói, chương trình du lịch mạo hiểm là một khái niệm khá mới mẻ, cùng vớinhững đặc điểm chung của một chương trình du lịch như đã nói ở trên, nó còn có nhữngđiểm cần chú ý sau:

Có rất nhiều loại chương trình du lịch mạo hiểm để ta có thể tham gia Dù cho thịhiếu, sở thích của mỗi người là khác nhau, những ai cũng sẽ tìm được cho mình mộtchương trình du lịch mạo hiểm phù hợp với bản thấn mình

Trước khi dự định tham gia vào một chuyến du lịch mạo hiểm, có những việc tacần phải nhớ như sau Thứ nhất, tour du lịch mạo hiểm có rất nhiều giá khác nhau tùythuộc vào địa điểm đến và những tiện nghi và dịch vụ bao gồm trong đó Do đó, chúng taphải xem xét thật kỹ, bàn bạc những ý định của mình với một đại lý du lịch có đủ tư cách

Trang 12

phù hợp Thứ hai, ta sẽ phải tham gia tour mạo hiểm không chỉ một mình mà là với mộtnhóm người Vì vậy, nếu bạn không thích hợp với một đám đông thì du lịch mạo hiểmcũng không phải dành cho bạn.

Nếu bạn không thích đi với một đám đông xa lạ thì bạn vẫn có thể mang theo bạn

bè hoặc người thân bên cạnh mình Về mặt này, du lịch mạo hiểm hoàn toàn không thíchhợp để đi một mình, trong trường hợp có sự việc khẩn cấp xảy ra thì có người bên cạnhvẫn luôn là tốt nhất Thực tế, một tour du lịch mạo hiểm luôn tồn tại những nguy hiểm đặcbiệt, trong trường hợp một tai nạn xảy ra, bạn sẽ cần một ai đó gần bên để có thể giúp đỡbạn khi bạn cần đến

1.3.2.2 Yêu cầu

a) Yêu cầu của việc thiết kế CTDL mạo hiểm.

- Phù hợp với đối tượng khách: là những người có sức khoẻ tốt, muốn tìm nhữngcảm giác hồi hộp, mới lạ thông qua các hoạt động có tính chất nguy hiểm, thách thức

- Khai thác tối đa tài nguyên du lịch của vùng: một chương trình du lịch hấp dẫnphải khám phá được hầu hết các tài nguyên của khu vực đó Việc kết hợp tốt các tàinguyên du lịch trong vùng sẽ cho du khách cái nhìn tổng quát hơn về khu vực đó

- Khai thác tốt nhất hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của vùng

b) Yêu cầu bảo đảm tính hấp dẫn của một CTDL mạo hiểm.

- Một chương trình du lịch mạo hiểm không nên có quá nhiều các hoạt động mạohiểm, phải có một sự sắp xếp hợp lý giữa các hoạt động

- Không phải lâm vào những tình thế nguy hiểm mới được gọi là du lịch mạo hiểm,trên hết, du lịch mạo hiểm phải bảo đảm được sự an toàn tối đa cho du khách

- Trong chương trình du lịch lưu ý bố trí những buổi nhẹ nhàng đan xen nhữngbuổi vất vả Thỉnh thoảng có những giờ tự do cho du khách

Trang 13

1.4 Quy Luận văn tốt nghiệptrình Luận văn tốt nghiệpthiết Luận văn tốt nghiệpkế Luận văn tốt nghiệpchương Luận văn tốt nghiệptrình Luận văn tốt nghiệpdu Luận văn tốt nghiệplịch Luận văn tốt nghiệpmạo Luận văn tốt nghiệphiểm

1.4.1 Công tác chuẩn bị

1.4.1.1 Nghiên cứu nhu cầu thị trường

a) Mục đích đi du lịch của du khách

- Mỗi người đi du lịch vì những thúc bách nhất định Điều này ảnh hưởng đến việc

họ sẽ lựa chọ điểm đến này hay điểm đến khác, chương trình du lịch này hay chương trình

du lịch khác Bên cạnh động cơ chính, mỗi người đều có những động cơ phụ, bổ sung

- Đối với loại hình du lịch mạo hiểm, động cơ của đa số du khách là muốn tìm mộtcảm giác mới lạ, thích thú thông qua các hoạt động mạo hiểm Họ muốn được chinh phụcthiên nhiên, hoặc là thay đổi cuộc sống đơn tẻ hàng ngày của họ…Nắm bắt được mụcđích du lịch của du khách tiềm năng là cơ sở quan trọng trong định hướng xây dựngchương trình du lich

b) Nghiên cứu khả năng thanh toán của du khách

- Là cơ sở để chúng ta xác định điều kiện tiện nghi về phương tiện vận chuyển, lưutrú, ăn uống của khách

- Trước hết cần nghiên cứu về thu nhập của du khách ở các thị trường du lịch tiềmnăng và quan trọng nhất là chi tiêu cho du lịch trong tổng thu nhập đó, tuỳ theo từng dântộc, cư dân của các quốc gia khác nhau mà khả năng dành cho chi tiêu du lịch cũng khácnhau Theo xu hướng phát triển du lịch hiện nay, du khách ngày càng dành cho chi tiêu dulịch nhiều hơn Do đó các tổ chức lữ hành cũng cần phải xem xét cơ cấu chi tiêu của dukhách, điều này rất quan trọng cho việc xây dựng mức giá của chương trình du lich và xâydựng cơ cấu dịch vụ cung ứng sao cho đáp ứng tốt nhu cầu và khả năng của du khách

- Loại hình du lịch mạo hiểm là một loại hình du lịch đặc biệt chính vì thế giá củamột chương trình du lich thường rất cao Yêu cầu chung cho du khách muốn tham gia loạihình này phải là những người có thu nhập cao

c) Nghiên cứu quỹ thời gian dành cho du lịch của du khách

- Trước hết cần phải nghiên cứu quỹ thời gian rỗi của du khách ở thị trường tiềmnăng, đó là khoảng thời gian trong năm du khách không tham gia vào hoạt động sản xuấtkinh doanh mà chỉ dành nó vào việc thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi sau những tháng ngày

Trang 14

- Việc nắm bắt được chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc hoạch định

độ dài thời gian cho một chương trình du lich, từ đó có kế hoạch sắp xếp các tuyến điểmtham quan, nghỉ ngơi phù hợp

d) Nghiên cứu không gian du lịch muốn khám phá

- Là cơ sở để xác định vùng du lịch mà chương trình muốn giới thiệu Tuỳ theo nộidung của mỗi chương trình du lich mà không gian du lịch có thể thay đổi

- Đối với chương trình du lich mạo hiểm, không gian du lịch ở đây có thể là khuvực núi non trùng điệp, có khi là một thác nước hũng vĩ, lại có lúc chuyển sang một khurừng nào đó…

e) Nghiên cứu khả năng về sức khỏe của du khách

- Sức khoẻ của mỗi du khách trong chương trình du lich mạo hiểm là cơ sở để xácđịnh mức độ căng thẳng của chương trình du lịch, theo đó là xác định thời điểm bắt đầu

và kết thúc chuyến đi mỗi ngày

- Nguyên tắc là việc phân tích phải căn cứ trên người có điều kiện sức khỏe thấpnhất

- Du lịch mạo hiểm không những đòi hỏi sức khoẻ tốt mà còn phải có lòng dũngcảm, sự dẻo dai Để trang bị tốt nhất cho mỗi du khách, các công ty lữ hành còn tổ chứccác buổi tập huấn đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn cho du khách

f) Nghiên cứu yêu cầu và tập quán về chất lượng phục vụ

- Nghiên cứu thói quen tiêu dùng và yêu cầu chất lượng đối với các loại dịch vụvận chuyển, lưu trú, ăn uống Điều này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội và tập quántiêu dùng của du khách

- Việc nghiên cứu này làm cơ sở để kết hợp các thành phần yếu tố dịch vụ theo cáctiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của du khách về cấp hạng, chủng loại, tính chất… của cácdịch vụ

g) Nghiên cứu thời điểm nghỉ ngơi và có nhu cầu du lịch của du khách

- Nghiên cứu nội dung này cho phép doanh nghiệp lữ hành nắm bắt mùa vụ du lịchcủa một thị trường du lịch Từ đó, công ty lữ hành sẽ tiến hành xây dựng các chương trình

du lịch và xúc tiến các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền cho việc tiêu thụ sản phẩm tổchức thực hiện chương trình du lịch

Trang 15

1.4.1.2 Nghiên cứu nguồn cung

a) Nghiên cứu tài nguyên du lịch

- Kiểm kê tài nguyên du lịch

+ Tài nguyên thiên nhiên+ Tài nguyên nhân tạo

- Lựa chọn tài nguyên du lịch

Để lựa chọn tài nguyên du lịch đưa vào chương trình du lich mạo hiểm, người tathường căn cứ vào những yếu tố sau:

+ Giá trị của tài nguyên du lịch (uy tín và sự nổi tiếng)

+ Sự phù hợp của tài nguyên du lịch đối với mục đích của CTDL+ Điều kiện phục vụ đi lại, an ninh trật tự, độ an toàn và môi trường tựnhiên, xã hội của khu vực có tài nguyên du lịch

b) Nghiên cứu điều kiện sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách

Điều kiện đón tiếp khách ở đây được hiểu là hệ thống các điều kiện vật chất, kỹthuật phục vụ du lịch tại tất cả các tuyến điểm trên tuyến hành trình Đó là mạng lưới dulịch với hệ thống các cơ sở phục vụ du lịch như: cơ sở lưu trú, các điểm ăn uống, cácphương tiện vận chuyển

- Cơ sở hạ tầng xã hội cho dịch vụ du lịch

+ Mạng lưới giao thông

Hệ thống giao thông bao gồm các công trình đầu mối (phi trường, bến cảng, nhà

ga, bến xe…) và mạng lưới đường sá kể cả đường bộ, đường sắt và hệ thống sông ngòi

+ Các cơ sở hạ tầng khác (hệ thống điện, nước, y tế…)

 Để một chương trình du lich mạo hiểm được thành công, điều kiện giao thông

là một trong những điều kiện tiên quyết Doanh nghiệp lữ hành có thể tổ chức các chuyếnmạo hiểm bằng nhiều phương tiện khác nhau, phù hợp với khoảng cách và khả năng tiếpcận điểm du lịch, tạo sự đa dạng và hấp dẫn cho chương trình

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch

+ Các cơ sở lưu trú+ Các cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống

Trang 16

Trong lĩnh vực khách sạn và nhà hàng, vấn đề phân tích mạng lưới phân bố củachúng rất quan trọng trong quá trình kiểm kê và đánh giá cơ sở vật chất.

+ Các phương tiện chuyên chởBao gồm tất cả các phương tiện đưa khách từ nhà đến điểm du lich, giữa các điểm

du lịch và đi lại bên trong điểm du lịch Bao gồm máy bay, tàu thuỷ, tàu hoả, ôtô vậnchuyển và cho thuê đến môtô, xích lô

 Cùng với sự phát triển về kinh tế, du khách ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về chấtlượng và điều kiện phục vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, đáp ứng nhu cầu, tâm lý và khảnăng thanh toán của họ Do đó, sự chuẩn bị trước về điều kiện sẵn sàng đón tiếp kháchcàng trở nên quan trọng, yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành phải có sự chuẩn bị tốt ở khâunày

1.4.2 Thiết kế ch ươ ng trình du lịch mạo hiểm

1.4.2.1 Lập bảng phác thảo cung đư ờng

- Tập hợp các điểm thu hút chính thể hiện trên bản đồ: Điểm thu hút chính lànhững điểm thu hút phù hợp với chủ đề chính, các điểm thu hút phụ và bổ sung có sứchấp dẫn cao

- Phác thảo cung đường:

+ Trên bản đồ, tìm những cung đường đi qua những điểm thu hút chính.+ Luôn coi cung đường là một bộ phận quan trọng tạo nên sự hấp dẫn củachương trình du lịch

+ Hết sức cố gắng tránh việc đi và về trên cùng một cung đường

1.4.2.2 Lập bảng kỹ thuật

- Bảng kỹ thuật là sự phát triển của bảng phác thảo

- Phân bố tuyến hành trình một cách chi tiết theo từng ngày

Trang 17

- Lưu ý đến các hoạt động giải trí cho du khách về ban đêm, tránh sự đơn điệu, gâycảm giác nhàm chán cho du khách.

- Chú trọng đến hoạt động đón tiếp khách đầu tiên (long trọng, lịch sự, vui vẻ) vàcác hoạt động đưa tiễn cuối cùng (họp mặt, chia tay, tặng quà, ghi sổ lưu niệm…)

- Dành cho du khách một khoảng thời gian tự do trong hành trình để thực hiên cáchoạt động cá nhân

- Phải có sự cân đối, hài hoà, khả năng về thời hạn, tài chính của du khách với nộidung, chất lượng của chương trình du lịch, đảm bảo mục tiêu của hãng lữ hành và đápứng nhu cầu của khách

- Khi lựa chọn tuyến đường đến điểm tham quan ngoài khả năng giao thông cầnlựa chọn tuyến đường có nhiều cảnh đẹp để có thể chọn điểm dừng cho khách tham quanxen kẽ Bên cạnh đó, việc ngắm cảnh đẹp trên đường đi trước khi đến điểm tham quancũng mang lại cho du khách cảm giác thú vị trước khi bước vào một chuyến du lịch đầymạo hiểm

1.4.2.4 Định giá cho chương trình

- Dựa vào các phương pháp định giá và đánh giá mức độ hấp dẫn của chương trình

để đưa ra một mức giá thích hợp

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM LỮ

HÀNH HỘI AN

Trang 18

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Ngày thành lập : Ngày 09 tháng 04 năm 1990

+ Nhà hàng Hội An

 Lịch Luận văn tốt nghiệpsử Luận văn tốt nghiệphình Luận văn tốt nghiệpthành Luận văn tốt nghiệpvà Luận văn tốt nghiệpphát Luận văn tốt nghiệptriển Luận văn tốt nghiệpcông Luận văn tốt nghiệpty

Nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống lịch sử, văn hoá – nơi có hai

Di sản văn hoá Thế giới Hội An và Mỹ Sơn - lại ở khu vực trung tâm của đô thị cổ, Công

ty Du lịch – Dịch vụ Hội An có cơ hội khai thác tốt lợi thế và tiềm năng của một vùng dulịch năng động

Được thành lập từ tháng 4/1990, nhưng chính thức hoạt động từ ngày 15/08/1991,trên cơ sở bổ sung chức năng kinh doanh từ Công ty ăn uống dịch vụ Hội An, Công ty Cổphần Du lịch - Dịch vụ Hội An nay là một doanh nghiệp cổ phần thực hiện chức năngkinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, tổ chức các tour lữ hành trong nước, quốc tế và cácdịch vụ hỗ trợ khác

Khi mới thành lập (15/08/1991), công ty đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, cơ

sở vật chất ban đầu hầu như không có gì Cùng với sự trợ giúp từ nguồn vốn vay ngânhàng, công ty đã đầu tư, nâng cấp thành khách sạn mini với 8 buồng phòng Đây là kháchsạn đầu tiên trên địa bàn Hội An lúc bấy giờ

Từ năm 1996 đến năm 2001, đặc biệt là từ năm 1999, khi quần thể kiến trúc đô thị

cổ Hội An được UNESCO công nhận “Di sản văn hóa thế giới”, công ty đã tận dụng tối

Trang 19

đa cơ hội này, vạch ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn Đầu tư phát triển cơ sở hạtầng, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, cải tiến chất lượng dịch vụ, kết quả làcông ty đã có 118 buồng phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao, nhà hàng 2 tầng với quy mô

200 chỗ ngồi, một hội trường đạt tiêu chuẩn quốc tế, bể bơi, sân tenis, vũ trường, đội xe

du lịch… Năm 2000, công ty tiếp tuc đầu tư vào dự án: “Hội An Beach resort” với 102phòng, đạt tiêu chuẩn 4 sao, đa dịch vụ với số vốn hơn 35 tỷ đồng

Đến nay, bên cạnh việc đầu tư xây mới và nâng cấp cơ sở vật chất, Công ty luônchú trọng đầu tư phát triển và hoàn thiện các hệ thống dịch vụ bổ sung, trong đó đặc biệt

là sự ra đời của Trung tâm lữ hành quốc tế và các dịch vụ thể thao, vui chơi, giải trí trênbiển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách

Sau hơn 15 năm đổi mới và phát triển, Công ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An

đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tổng giá trị tài sản hơn 100 tỷ đồng, gồm 2 cơ sở kinhdoanh dịch vụ lưu trú đạt tiêu chuẩn 4 sao với 270 buồng phòng và hệ thống dịch vụ hỗtrợ đa dạng, đạt chất lượng cao như các thiết bị phuc vụ trò chơi trên biển, lặn biển, thamquan làng nghề… Công tác quảng bá tiếp thị được tiến hành có hiệu quả thông qua nhiềukênh, nhiều phương tiện khác nhau cả trong và ngoài nước Cùng với việc xây dựng 40tour – tuyến nội địa, Công ty đã xúc tiến quan hệ đối tác với trên 200 hãng lữ hành thôngqua 12 trang website Uy tín, thương hiệu ngày càng được khẳng định và phát triển vữngmạnh khi công ty chính thức trở thành thành viên của các Hiệp hội chuyên ngành trên thếgiới như: Hiệp hội lữ hành Bắc Mỹ (ASTA), Hiệp hội lữ hành Châu Á Thái Bình Dương(PATA), Hiệp hội lữ hành Nhật Bản (JATA)

Công ty được cổ phần hóa vào tháng 10 năm 2006, đánh dấu một bước phát triểnmới của công ty, một hướng đi hoàn toàn hợp lý khi xu thế hội nhập và toàn cầu hóa dangngày càng sâu rộng, sự thay đổi để thích ứng là cần thiết không chỉ cho hôm nay mà cho

cả tương lai

Với những kết quả đạt được trong nhiều năm qua, Công ty Du lịch - Dịch vụ Hội

An đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng,trong đó nổi bật là:

- Được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng III (1999), Huân chương

Trang 20

- Nhiều năm liền được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ luân lưu xuất sắc

- Tổng cục Du lịch tặng cờ luân lưu xuất sắc trong 10 năm đổi mới

- Bộ Công an tặng cờ luân lưu xuất sắc trong phong trào QCBVATTQ (Quầnchúng bảo vệ an toàn tổ quốc)

- Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về hoàn thành nghĩa vụ đối với Ngânsách Nhà nước

- 5 năm liền (2000 – 2004) Khách sạn Hội An được Tổng cục Du lịch Việt Nambình chọn là 1 trong 10 khách sạn hàng đầu Việt Nam

2.1.2 Chức năng kinh doanh, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty

 Chức năng kinh doanh

Hiện nay, chức năng kinh doanh của Công ty bao gồm:

 Kinh doanh khách sạn

 Kinh doanh nhà hàng

 Kinh doanh lữ hành

 Kinh doanh dịch vụ vận chuyển

 Kinh doanh các dịch vụ thư giãn, vui chơi giải trí lành mạnh khác

Tuy nhiên, chức năng kinh doanh chính của Công ty vẫn là kinh doanh khách sạn

và lữ hành Trong thời gian đến, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào các loại hình kinh doanhdịch vụ khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm cũng như cơ cấu doanh thu của Công ty

 Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty

 Kinh doanh đúng mục đích ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lậpdoanh nghiệp

 Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của các nhà đầu tư

 Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ do Nhà nước quy định

 Đảm bảo phân chia lợi tức công bằng cho các nhà đầu tư dựa trên hoạt độngkinh doanh có hiệu quả của Công ty

 Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty

 Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa chongười lao động

Trang 21

 Thực hiện các công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự - chính trị,phòng cháy chữa cháy, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.

 Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu kế hoạch của nhà nước, kế hoạch củangành, địa phương và nhu cầu của thị trường, công ty xây dựng chiến lược kinh doanh, tổchức thực hiện kế hoạch trong từng thời kỳ, đảm bảo mục đích và hiệu quả kinh doanh

2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Trang 22

Chú Luận văn tốt nghiệpthích: Luận văn tốt nghiệp

Quan hệ trực tuyến:

Quan hệ chức năng:

- BGĐ: Ban giám đốc

- Phòng TC – KH: Phòng Tài chính – Kế hoạch

Trang 23

- PTDA – ĐTTC: Phát triển dự án – Đầu tư tài chính

- KDL: Khu du lịch

- T.trường cơ sở: Thị trường cơ sở

- Kh cung ứng: Kế hoạch cung ứng

- XDCB: Xây dựng cơ bản

- Q.cáo tiếp thị: Quảng cáo tiếp thị

- LĐ – TL – ĐT: Lao động – Tiền lương – Đào tạo

- Qlý chất lượng: Quản lý chất lượng

- VT – TK – KT: Văn thư – Thủ kho – Kế toán

Qua sơ đồ trên, có thể nhận thấy tuy quy mô bộ máy tổ chức của công ty khá lớn,nhưng quyền hạn và nhiệm vụ đối với mỗi phòng ban vẫn được phân chia rất rõ ràng Tất

cả moi hoạt động của Công ty đều dựa trên cơ sở các mối quan hệ trực tuyến – chức năng,trong đó chế độ quản lý một thủ trưởng đặt dưới sự kiểm soát của Hội đồng quản trị, Bangiám sát sẽ tránh sự chồng chéo trong thực hiện công việc, rút ngắn thời gian và chi phíkhông cần thiết Đứng đầu và quản lý trực tiếp các phòng ban chức năng là Tổng giámđốc, giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc, điều này giúp làm giảm áplực cho tổng giám đốc cũng như tạo thuận lợi cho việc quản lý các bộ phận Các phòngban chức năng có quan hệ mật thiết với nhau sẽ thuận tiện hơn trong việc hỗ trợ và traođổi thông tin lẫn nhau Tuy nhiên, với bộ máy tổ chức tương đối lớn như vậy thì việctruyền thông tin giữa các bộ phận sẽ tốn một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là Hội

An Beach resort do nằm khá xa so với trụ sở chính của công ty

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban

Trang 24

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyết định mức lương cho Tổng giám đốc.Điều hành, quản lý Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng trên cơ sở đề nghị của Tổng giámđốc.

 Giám sát Tổng giám đốc và các bộ phận quản lý, xem xét những cá nhân và tậpthể sai phạm gây thiệt hại cho công ty và có biện pháp khắc phục

b) Ban kiểm soát

 Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanhtrong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính của công ty Yêu cầu công ty cung cấp đầy

đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết để phục vụ cho công tác kiểm tra

 Thẩm định báo cáo tài chính trước khi trình Hội đồng quản trị Kiểm tra cácvấn đề cụ thể có liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cầnthiết

 Thảo luận những vấn đề khó khăn và những tồn tại yếu kếm Kiểm tra các kếtquả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như các vẫn đề mà bộ phận kế toán muốn bànbạc

c) Tổng giám đốc

 Đại diện theo pháp luật của công ty, quyết định các vấn đề có liên quan đếncông việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần có quyết định của Hội đồngquản trị

 Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty

 Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao dộng, kể cả người quản lý thuộcthẩm quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc

 Được quyết định vượt thẩm quyền trong những trường hợp khẩn cấp như thiêntai, bão lụt chịu trách nhiệm về những quyết định này và báo cáo cho Hội đồng quản trị

 Thiết lập Chính sách chất lượng: mục tiêu chất lượng, chỉ đạo, giám sát đối với

hệ thống chất lượng công ty và đơn vị phu trách; tiến hành việc xem xét của lãnh đạo đốivới hệ thống và cung cấp nguồn nhân lực cần thiết đẻ duy trì hệ thống chất lượng, phêduyệt các tài liệu, văn bản trong hệ thống ISO của công ty

d) Phó Tổng giám đốc

Trang 25

 Hỗ trợ cho Tổng giám đốc, điều hành những công việc được Tổng giám đốcphân công, phụ trách hoặc ủy quyền Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước phápluật về sự phân công hay ủy quyền đó.

 Tổ chức, quản lý, điều hành, khai thác các nguồn lực, đầu tư dự án nhằm thựchiện có hiệu quả các nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tiền lương được ban giámđốc giao hàng năm

 Quản lý các công tác tài chính, kế toán tại đơn vị phụ trách, đảm bảo đúngnguyên tắc và quy định của pháp luật, quy chế của công ty Quản lý chặt chẽ các khoảnchi phí nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh

e) Phòng tài chính – kế hoạch

 Lập kế hoạch đầu tư tài chính, kế hoạch hoạt động, cân đối các nguồn vốn phùhợp với tình hình hoạt động kinh doanh và chiến lược đầu tư phát triển của công ty trongtừng thời kỳ

 Theo dõi, cập nhật, báo cáo đầy đủ kịp thời, chính xác tình hình sử dụng, quản

lý các quỹ, tài sản, vật tư nguồn vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty

 Quản lý mọi khoản thu chi theo đúng chế độ, chính sách nhà nước và quy địnhcủa công ty, đảm bảo phục vụ tốt hoạt động kinh doanh

 Tính toán, trích nộp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, nghĩa vụ thuế

và những nghĩa vụ khác theo quy định Thanh toán, thu hồi đúng các khoản nợ, các khoảnphái trả

Trang 26

 Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch vềcông tác thị trường trong phạm vi toàn công ty.

 Nghiên cứu thị trường, thu thập thống kê, phân tích dữ liệu thị trường, kháchhàng, sự thỏa mãn của khách hàng, yêu cầu của khách hàng, của đối tác và đối thủ cạnhtranh để tham mưu cho Ban giám đốc và các bộ phận có liên quan trong công ty khi khaithác thị trường, tiêu thụ sản phẩm

 Nghiên cứu, đề xuất, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao chất lượngdịch vụ, xây dựng các chính sách giá cả, các hình thức khuyến mãi, ưu đãi theo từng thờiđiểm, từng đối tượng khách hàng và đối tác

h) Phòng Phát triển dự án – Đầu tư tài chính

 Nghiên cứu, tìm kiếm và hoạch định các dự án

 Xem xét tính khả thi, lập kế hoạch dự án

 Tìm kiếm các nguồn đầu tư

 Kiểm tra quá trình đầu tư, quá trình hoạt động của dự án

 Chịu trách nhiệm quản lý dự án

2.2 Trung Luận văn tốt nghiệptâm Luận văn tốt nghiệplữ Luận văn tốt nghiệphành Luận văn tốt nghiệpHội Luận văn tốt nghiệpAn

2.2.1 Chức năng, nhiêm vụ của Trung tâm

2.2.1.1 Chức năng của Trung tâm

- Kết hợp các sản phẩm riêng lẻ như lưu trú, ăn uống, vận chuyển và các dịch vụkhác thành một chương trình du lịch phục vụ khách nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch cho

du khách

- Ngoài việc thông tin cho khách hàng về những sản phẩm, chương trình du lịchcho khách, công ty còn cung cấp các hoạt động trung gian khác như bán vé máy bay, thủtục Visa, đổi ngoại tệ, cho thuê xe…

2.2.1.2 Nhiệm vụ của Trung tâm

- Tổ chức, điều hành các hoạt động kinh doanh tại Trung tâm lữ hành, đảm bảo đạthiệu quả và đúng pháp luật theo các ngành nghề đã được cấp phép: kinh doanh lữ hànhnội địa, lữ hành quốc tế, vận chuyển du lịch bằng đường bộ, đường sông, dịch vụ bán vémáy bay

Trang 27

- Phối hợp với phòng thị trường thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị, nghiên cứuthị trường, khai thác nguồn khách nhằm tiêu thụ có hiệu quả sản phẩm du lịch của Trungtâm.

- Quản lý, khai thác các nguồn lực, tài sản, phương tiện, trang thiết bị một cách cóhiệu quả

- Quản lý, điều hành, huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ lao động trong phạm viquản lý

- Nghiên cứu, đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm Phát triển mới các loại hìnhsản phẩm dịch vụ

2.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm lữ hành Hội An

Chú Luận văn tốt nghiệpthích:

Quan hệ trực tuyến:

Quan hệ chức năng:

Với sơ đồ trên, ta thấy cơ cấu của Trung tâm cũng được phân chia rất rõ ràng như

bộ máy của công ty mẹ, mọi hoạt động cũng đều dựa trên mối quan hệ trực tuyến – chứcnăng Vì các bộ phận của Trung tâm không nhiều lại được phân chia rất rõ ràng nên việcquản lý trở nên đơn giản hơn, và thông tin lưu truyền cũng nhanh chóng Điều này làmcho Trung tâm trở nên linh hoạt hơn và xử lý các vấn đề cũng dễ dàng hơn Đây có thể coi

là một trong những ưu điểm của Trung tâm lữ hành Hội An

GĐ TTLH

Kế Luận văn tốt nghiệptoán

Tổ Luận văn tốt nghiệpđiều Luận văn tốt nghiệphành

BP Trà Quế

Tổ Luận văn tốt nghiệpthị Luận văn tốt nghiệptrường

BP vận

cơ sở

BP vé máy bay

BP hướng dẫn

BP điều

hành

tour

BP tour desk

Trang 28

2.2.3 Các lĩnh vực hoạt động

a) Hoạt động kinh doanh lữ hành

Hoạt động chính của Trung tâm lữ hành Hội An là kinh doanh lữ hành cả kháchquốc tế và khách nội địa, trong xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu như hiện nay thì nhucầu đi du lịch, nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu văn hóa lịch sử…cũng trở nên phổ biến hơn dothu nhập của người dân ngày càng tăng

b) Tổ chức hội thảo, hội nghị

c) Hướng dẫn du lịch cho khách tham quan

d) Hoạt động kinh doanh vận chuyển

Với sự trang bị đầy đủ về các loại phương tiện vận chuyển, Trung tâm lữ hành Hội

An không chỉ cung cấp phương tiện vận chuyển trong các tour du lịch của mình mà còn làđơn vị cho thuê phương tiện vận chuyển cho các nơi khác Và đây cũng là một trongnhững hoạt động mang về nguồn lợi lớn cho công ty Với sự đa dạng về chủng loại vàchất lượng cao nên đã đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch

e) Đặt phòng khách sạn cho khách

f) Bán vé tàu, vé máy bay trong nước và quốc tế

Công ty là đối tác tin cậy của hãng hàng không Vietnam Airline và hãng PacificAirline, được 2 hãng hàng không này chọn làm đại lý bán vé chính thức Với thương hiệu

và uy tín của công ty trên thị trường cũng như trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành đã tạođiều kiện thuận lợi cho việc bán vé cho khách tham gia chương trình du lịch Chính nhờviệc kinh doanh có hiệu quả mà trong năm tới, Trung tâm sẽ mở rộng mang lưới đại lýcấp một tại thành phố Tam Kỳ

Đặc biệt công ty còn có sự liên kết với các hãng hàng không khác trong khu vực đểnâng cao yếu tố cạnh tranh thu hút khách của Công ty như PB air, Silkair, QAtar Airways.Ngoài ra, công ty còn có dự định đăng ký đại lý vé máy bay cho các hãng hàng không giá

rẻ như Air Asia, Nok Air, Thai airways

g) Các hoạt động kinh doanh khác

Trang 29

Ngoài các hoạt động trên, trung tâm còn có các dịch vụ khác như đổi ngoại tệ, làmgiấy tờ xuất nhập cảnh, visa, hộ chiếu, cung cấp các thông tin, thực hiện bảo hiểm du lịch,dịch vụ internet… những hoạt động này ngoài việc mang tính chất hỗ trợ còn mang lạidoanh thu cho công ty, đáp ứng cao nhu cầu của du khách Đây là 1 lợi thế trong việcnâng cao khả năng cạnh tranh, tạo uy tín đối với khách hàng

2.2.4 Các nguồn lực của Trung tâm.

2.2.4.1 Lực lượng lao động

Nguồn nhân lực là một trong các yếu tố quan trọng trong việc quyết định tính sốngcòn của một doanh nghiệp Một doanh nghiệp với nguồn nhân lực có trình độ học vấncao, được trang bị đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ thì sẽ mang lại hiệu quả hoạt động cao

Bảng Luận văn tốt nghiệp2.1: SỐ LƯỢNG NHÂN VIÊN TẠI TTLH HỘI AN NĂM 2007

ĐVT: ngườiĐại học Cao đẳng Trung cấp Tổng

độ như thế, ngoài khả năng xử lý tốt công việc và linh hoạt trong nhiều trường hợp, nhânviên cũng sẽ phát huy tốt năng lực bản thân trong những tình huống khó khăn, giúp choTrung tâm ngày càng phát triển Thực tế, trong những năm trước, Trung tâm vẫn có tuyểndụng nhân viên trình độ Cao đẳng vì lúc bấy giờ, Hội An đang tăng mạnh về nhu cầu dulịch dẫn đến nhu cầu về lực lượng lao động tăng mà trên thị trường nguồn cung lại khôngđáp ứng đủ Sau này, khi đã đi vào ổn định, Trung tâm đã chủ trương chỉ tuyển dụng nhânviên có bằng Đại học mà thôi

Trong tất cả các bộ phận thì bộ phận hướng dẫn viên là ít nhất (1 người) Sở dĩ như

Trang 30

duy nhất mà họ muốn được tự do tìm kiếm công việc cho mình Theo đó, các công ty lữhành cũng chỉ giữ lại cho mình 1 hoặc 2 hướng dẫn có thâm niên, trình độ cao, còn lại làhợp tác với các hướng dẫn viên tự do Mặc dù sẽ gặp khó khăn trong công tác quản lýnhững người này nhưng ta lại có thể chủ động trong việc tìm kiếm nhân lực, linh hoạt hơnvào mùa cao điểm hay thấp điểm.

2.2.4.2 Đội xe

Tại Trung tâm lữ hành Hội An thì vốn đầu tư cho phương tiện vận chuyển chiếm tỷtrọng lớn nhất vì đây là nguồn lực mang lại doanh thu cao nhất của toàn Trung tâm Hiệnnay Trung tâm đang quản lý 2 xe 45 chỗ, 1 xe 30 chỗ, 3 xe 16 chỗ, 1 xe 7 chỗ, 2 xe 4 chỗ

và 3 thuyền du lịch, gồm 1 thuyền lớn (18 chỗ ngồi), 2 thuyền nhỏ (10 chỗ ngồi) cùngnhững phương tiện khác Tổng đầu tư cho đội xe và thuyền này khoảng gần 9 tỷ đồng.Với sự đầu tư lớn về phương tiện vận chuyển như trên, Trung tâm lại thường xuyên đầu

tư, sữa chữa, bảo trì và thanh lý những xe không thể sử dụng được, nhờ thế, chất lượngcủa đội xe luôn luôn cao và đảm bảo an toàn, mang lại sự hài lòng cho khách hàng

Bộ phận lái xe và lái thuyền của Trung tâm gồm 10 người, tuy chỉ có trình độ sơcấp nhưng họ đều được trang bị đầy đủ các kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ Hơn nữa,mặc dù luôn bận rộn và thường xuyên xa nhà nhưng đội ngũ này luôn tự rèn luyện ngoạingữ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, bảo quản xe tốt, duy trì thái độphục vụ tốt với khách hàng, cơ bản đảm bảo các tiêu chuẩn đã đề ra Điều này cho thấytinh thần tự giác rất cao của họ và thể hiện cung cách làm việc chuyên nghiệp

2.2.4.3 Trang thiết bị khác

Ngoài những phương tiện vận chuyển được nêu trên thì Trung tâm còn trang bị chomình những thiết bị khác; bao gồm mạng lưới internet, hệ thống máy vi tính, điện thoạiliên lạc giữa các phòng ban, máy in, máy fax, máy photocopy… Những trang máy mócthiết bị này tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, khoảng 1,5 tỷ đồng nhưng mang lại nhiều lợiích cho hoạt động của Trung tâm, làm cho công việc được thuận tiện hơn, ngoài ra nó cònmang lại một phần doanh thu cho Trung tâm từ việc kinh doanh internet Chính vì vậy,Trung tâm luôn có kế hoạch sửa chữa hoặc thay mới để phục vụ việc kinh doanh tốt hơn

2.3 Phân Luận văn tốt nghiệptích Luận văn tốt nghiệpmôi Luận văn tốt nghiệptrường Luận văn tốt nghiệpkinh Luận văn tốt nghiệpdoanh.

2.3.1 Môi trường vĩ mô

Trang 31

2.3.1.1 Môi trường chính trị - pháp luật

Trong những năm gần đây, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho ngành

du lịch nhằm tạo điều kiện cho ngành du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũinhọn

 Về pháp luật, Nhà nước đã sửa chữa, bổ sung nhiều văn kiện luật cho phù hợpvới tình hình mới, tiến đến hoàn thành hệ thống pháp luật Việt Nam Một vấn đề đặc biệtđược toàn ngành du lịch chờ đợi đó là Luật du lịch đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ

7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm

2006 Với nội dung quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa

vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch Luật dulịch Việt Nam ra đời là một điều quan trọng trong việc tạo ra một hành lang pháp lý địnhhướng cho sự hoạt động của các doanh nghiệp du lịch Đây chính là yếu tố quan trọnggiúp các doanh nghiệp làm du lịch có thể cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả Mặc khác,Nhà nước cũng có những chủ trương chính sách như: cấp thị thực tại cửa khẩu; miễn thịthực song phương cho 6 nước thuộc ASEAN: Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia,Indonexia và Singapore Miễn thị thực đơn phương đối với công dân các nước Nhật Bản,Hàn Quốc, 4 nước Bắc Âu: Nauy, Thụy Điển, Đức, Hà Lan Miễn thị thực cho du kháchquốc tế đến Việt Nam trong vòng 15 ngày Ngoài ra, trong thời gian đến Cục du lịch cũng

sẽ kiến nghị, trình Chính phủ xem xét một số điều khoản ưu đãi khác dành cho khách dulịch

 Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005 đã đạt đượcnhiều thành tựu nổi bật, góp phần huy động và khuyến khích các nguồn lực xã hội đầu tưvào hoạt động du lịch, làm chuyển biến nhận thức và hành động của cộng đồng, đạt hiệuquả về mặt kinh tế, chính trị - xã hội… Trong đề án phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn

2005 – 2010, Đảng và Chính phủ sẽ tập trung ưu tiên cao cho các dự án thuộc các địaphương ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợpquốc gia và các khu du lịch chuyên đề, mục tiêu đưa Việt Nam nằm trong nhóm các nước

có du lịch phát triển hàng đầu khu vực Vì thế, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

du lịch – lữ hành, đặc biệt là doanh nghiệp ở Miền Trung sẽ có nhiều cơ hội để phát huy

Trang 32

Một điều đáng nói là Tổng cục Du lịch trong mấy năm qua đã thường xuyên tổchức các đoàn doanh nghiệp lữ hành và báo chí đi khảo sát các tuyến điểm du lịch ở hầukhắp cả nước để phát hiện những địa điểm có tiềm năng và thế mạnh hình thành các tour

du lịch mạo hiểm đầy hấp dẫn để thu hút khách du lịch đến Việt Nam trong thời gian tới

đã nói lên sự quan tâm đặc biệt của cấp trên trong lĩnh vực này Tuy nhiên, vừa qua chúng

ta mới khai thác tài nguyên du lịch tại khu vực đồng bằng, ven biển và một số khu vựcmiền núi gần các thị trấn, ven đường quốc lộ,… Còn một phần rất lớn tài nguyên du lịchphong phú và quý giá để phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm vẫn chưa được đẩymạnh khai thác

Để khai thác tối ưu tiềm năng du lịch mạo hiểm ở nước ta, tăng cường thu hút khách

du lịch mạo hiểm vào Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho đất nước, chúng tacần tập trung nghiên cứu, đầu tư phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm dựa trên nhữngđịnh hướng và giải pháp sau:

1 Tập trung khảo sát, quy hoạch những địa điểm, khu vực thích hợp cho việc tổchức các chương trình du lịch mạo hiểm, trên cơ sở đó nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng và

có cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư, hình thành các tuyến, các khu vực tổ chức du lịchmạo hiểm thường xuyên cho khách du lịch

2 Tổ chức cung cấp các dịch vụ tại các địa điểm tổ chức tour du lịch mạo hiểm chokhách du lịch mạo hiểm như dịch vụ ăn uống, lưu trú, mang vác hành lý, cung cấp trangthiết bị để thực hiện tour mạo hiểm như thiết bị leo núi, lặn biển,… đáp ứng tốt và kịpthời nhu cầu của khách du lịch mạo hiểm

3 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xác định được các đoạn thị trường vàđối tượng khách mục tiêu để có chiến lược quảng bá, thu hút khách du lịch phù hợp.Những thị trường khách du lịch mạo hiểm cần nhắm tới là Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu ĐạiDương Tổng cục Du lịch cần tăng cường đẩy mạnh hơn nữa các chiến dịch xúc tiến,quảng bá về du lịch Việt Nam nói chung, du lịch mạo hiểm nói riêng trên thị trường dulịch quốc tế, tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề về du lịch mạo hiểm Tổ chức cácđoàn FAMTRIP cho các hãng lữ hành, nhà báo nước ngoài chuyên viết về du lịch mạohiểm để đến tìm hiểu, làm quen với các sản phẩm du lịch mạo hiểm tại Việt Nam Cục

Trang 33

Xúc tiến Du lịch cần nghiên cứu, phát hành ấn phẩm riêng và phim quảng cáo riêng vềloại hình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam

4 Hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành xây dựng, phát triển và chào bán các chươngtrình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam cho khách du lịch thông qua việc tổ chức các chươngtrình khảo sát các tuyến điểm du lịch có tiềm năng tổ chức các chương trình du lịch mạohiểm Khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành tăng cường quan hệ với các tổ chức nướcngoài chuyên tổ chức các chương trình du lịch thể thao mạo hiểm trên thế giới để thu hútcác cuộc đua du lịch thể thao mạo hiểm có quy mô lớn vào Việt Nam, qua đó quảng bámạnh mẽ về du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế

5 Đổi mới, hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển du lịch phù hợp với tậpquán và thông lệ quốc tế và phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợicho các doanh nghiệp lữ hành phát huy thế mạnh và tiềm năng về du lịch mạo hiểm củanước ta nhằm tăng cường thu hút khách du lịch mạo hiểm vào Việt Nam trong thời giantới Đẩy mạnh hơn nữa việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, bãi bỏ các giấy phép con,giải quyết thủ tục tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm theo hướng một cửa, tức làmột cơ quan cấp phép, các ngành, địa phương hữu quan phối hợp hỗ trợ triển khai thựchiện, không được có biểu hiện cản trở doanh nghiệp trong quá trình tổ chức tour du lịchmạo hiểm cho khách tại Việt Nam

6 Tổ chức đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm vừa có sức khoẻ, cónghiệp vụ, kỹ năng, vừa thông thạo ngoại ngữ, yêu nghề nhằm đáp ứng nhu cầu gia tănglượng khách này trong thời gian tới

7 Chú trọng tới việc bảo vệ môi trường, cảnh quan tại các khu vực tổ chức các loạihình du lịch mạo hiểm Cần có các bản quy định và chỉ dẫn cụ thể cho khách tại địa điểm

tổ chức du lịch mạo hiểm Giữ gìn vệ sinh, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch

Có biện pháp hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch trong quá trình tổchức các tour du lịch mạo hiểm tại những khu vực nguy hiểm

2.3.1.2 Môi trường kinh tế

Hiện nay kinh tế Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển, quan hệ với các nướctrên thế giới rộng mở, môi trường đầu tư thông thoáng Đó là điều kiện khích lệ các đối

Trang 34

là nguyên nhân khiến thị trường khách quốc tế tăng lên trong những năm vừa qua và sẽcòn tiếp tục tăng trong tương lai Tuy nhiên, sự phát triển nhanh và tăng trưởng ổn định vềkinh tế của các nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia… mà đặc biệt là Trung Quốc lại

là mối đe dọa đối với ngành du lịch Việt Nam bởi tính cạnh tranh thu hút khách của cácquốc gia này ngày càng được nâng cao do có điều kiện để đầu tư hạ tầng, trang thiết bị,quảng cáo

Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, trong đó, tỉtrọng của ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 70% cơ cấu GDP và bước đầu đã thuđược nhiều tín hiệu khả quan Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷtrọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm ngưnghiệp và thủy sản

Giai đoạn 2001 – 2005, nhà nước đã tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch vớitổng vốn đầu tư là 2.146 tỷ đồng Trong đó, đường trong khu du lịch được đầu tư 1933,3

tỷ đồng, chiếm 90% tổng vốn đầu tư, còn lại được đầu tư sữa chữa điện nước, bảo vệ môitrường Đây là những yếu tố mang tính nền tảng giúp cho ngành du lịch nói chung và cáccông ty du lịch – lữ hành nói riêng có cơ hội để phát triển, đồng thời thể hiện sự quan tâmcủa Chính phủ đến một ngành kinh tế đầy tiềm năng này

Mặt khác, theo đánh giá của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), triển vọng kinh tế ViệtNam rất khả quan và tiếp tục thuận lợi trong trung hạn Đáng chú ý việc gia nhập WTO

đã tạo nhiều cơ hội mới cho tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 715 USD, tăng 80 USD so với năm

2006 Những thông số trên là tín hiệu đầy lạc quan đối với ngành du lịch cũng như tạođiều kiện để doanh nghiệp lữ hành có thể khai thác tốt hơn nguồn khách nội địa

Tuy nhiên, gia nhập WTO cũng có nghĩa áp lực cạnh tranh toàn cầu nhiều hơn, tạo

ra thử thách cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nhiều hơn do sẽ có nhiều đối thủcạnh tranh tiềm tàng Hơn nữa du lịch Việt Nam là ngành kinh tế non trẻ, xuất phát điểmthấp, năng lực cạnh tranh còn yếu so với một số nước trong khu vực Tính chủ động, thíchứng và nhạy bén của doanh nghiệp du lịch Việt Nam trên trường thế giới còn thấp Đầu tư

để quảng cáo, xúc tiến, nghiên cứu thị trường chưa nhiều Trong 6 năm từ 2001- 2005,Nhà nước đã đầu tư cho chương trình hành động Quốc gia về du lịch là 112 tỷ đồng tương

Trang 35

đương với 8 triệu USD nhưng con số này quá thấp nếu so với Thái Lan là 60 triệuUSD/năm, Singapore là 50 triệu USD/năm Quan trọng hơn, chất lượng nguồn nhân lựctrong ngành du lịch nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách dulịch quốc tế, đặc biệt là những du khách có khả năng chi trả cao Hơn 60% lao động hiệnnay đang làm trong ngành du lịch không được đào tạo một cách chính quy các nghiệp vụ

2.3.1.3 Môi trường tự nhiên

Tại khu vực miền Trung, bên cạnh lợi thế về cảnh quan, môi trường và 4 di sản thếgiới, du lịch miền Trung được du khách nước ngoài yêu thích bởi vẻ nguyên sơ chưakhám phá hết, nền văn hóa phong phú và một cuộc sống thanh bình, sâu lắng Miền Trunghiện là nơi dẫn đầu cả nước về những di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia, quốc tế,những bãi biển đẹp, những khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp (50 resort đạt tiêu chuẩn 4-5sao) Thích hợp để tổ chức chương trình hội nghị, hội thảo kết hợp tham quan du lịch chonên lượng khách đến miền Trung không ngừng tăng lên Với những điều kiện tự nhiênthuận lợi như vậy, sản phẩm du lịch, loại hình du lịch… nhờ đó mà trở nên đa dạng hơn,độc đáo hơn

Bên cạnh đó, khu vực miền Trung với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹpnguyên sơ, bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc miền Trung Tây Nguyên làđịa chỉ tuyệt vời cho việc tổ chức các tour du lịch mạo hiểm tại đây Tuyến đường từ ĐàNẵng lên Kom Tum, từ Hội An đến Mỹ Sơn là những tuyến đường có cảnh quan thiên

Trang 36

đạp Với lợi thế có những bờ biển dài và hòn đảo đẹp và đầy tiềm năng như Cù Lao Chàmchúng ta có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch mạo hiểm dưới biển và trên đảo như lặnbiển, đua thuyền kayak, đua thuyền buồm, lướt ván, dù bay trên biển,… Hệ thống sôngngòi dày đặc cũng là một trong những lợi thế để tổ chức loại hình này

Mặc dù tiềm năng phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm ở nước ta là rất lớnnhưng thời gian qua, việc triển khai các chương trình du lịch mới, mạo hiểm còn gặpnhiều trở ngại Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu lớn nào về du lịch mạohiểm ở Việt Nam được công bố, trong khi đó các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm đã

và đang được khai thác nhìn chung còn hạn chế về số lượng và chất lượng Các doanhnghiệp lữ hành xây dựng các chương trình du lịch mạo hiểm cho khách thường là tự phát,thiếu định hướng Hơn nữa, để tổ chức được các tour du lịch mạo hiểm như ô tô, mô tô,đua thuyền, leo núi, lặn biển,…, các doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian để làm thủtục cho khách du lịch, phải xin giấy phép ở nhiều bộ ngành chức năng ở trung ương và địaphương nên tạo ra tâm lý e ngại, không dám bán các chương trình du lịch mạo hiểm đểthu hút khách Thực tiễn cho thấy, để hoàn thiện đầy đủ các thủ tục này, doanh nghiệpthường mất một vài tháng, thậm chí hàng năm mới có được đầy đủ giấy phép Ngay cảkhi có giấy phép rồi thì do thủ tục hành chính còn rườm rà nên các doanh nghiệp lữ hànhcòn gặp nhiều khó khắn trong quá trình triển khai các hoạt động khảo sát để hoàn tấtchương trình du lịch mạo hiểm cho khách Điều đó thực sự làm nản lòng doanh nghiệp dulịch khi muốn tổ chức các loại hình du lịch mạo hiểm và đã hạn chế lượng khách du lịchmạo hiểm đến Việt Nam cho dù tiềm năng là rất lớn

2.3.1.4 Môi trường văn hóa – xã hội

Theo điều 1 Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp quantrọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc” Văn hóa là yếu tố tạo nên nét dị biệt trong sảnphẩm du lịch Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử trong quá trình dựng nước vàgiữ nước, với truyền thống văn hóa lâu đời, người dân hiền hòa, thân thiện và hiếu khách.Đồng bằng sông Hồng là một trong những cái nôi của văn minh châu Á cùng với nhữngnét khác lạ về nền văn hóa trống đồng Đông Sơn đang là một sức hút lớn đối với các dukhách trên toàn thế giới đến nghiên cứu và tìm hiểu

Trang 37

Xu hướng hiện nay ở nước ta là tất cả các doanh nghiệp du lịch đều ý thức đượcrằng muốn kinh doanh có hiệu quả, bền vững phải dựa vào khâu trọng yếu là đẩy mạnh dulịch văn hóa Điều đó không chỉ giới hạn đối với kinh doanh lữ hành mà còn bao gồm cảlĩnh vực kinh doanh khách sạn.

Việt Nam có nhiều di tích lịch sử văn hóa được công nhận là di sản văn hóa thếgiới: nhã nhạc cung đình Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, động Phong Nha KẻBàng… Các di sản này phần lớn đều nằm ở khu vực Miền Trung Ngoài ra, nền văn hóa

về một đất nước đã hoàn toàn biến mất, văn hóa Chămpa là đề tài nghiên cứu của không ítcác chuyên gia trên thế giới góp phần làm cho chương trình du lịch trở nên hấp dẫn vàđộc đáo

Di sản cha ông để lại không chỉ là những kiến trúc, đền chùa, lăng tẩm mà còn cónhững làng nghề dân gian nổi tiếng tại Đà Nẵng có làng đá Non Nước nổi tiếng, QuảngNam có làng mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế, làng đúc đồng Phước Kiều, Huế có làngnón… Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển thông qua chương trình hỗ trợ làngnghề của Chính phủ góp phần phục vụ du lịch và thương mại Chính những bí quyết, sựsáng tạo trong công việc cộng với bản tính tỉ mỉ, cần cù của người lao động cũng gópphần lôi kéo các nhà đầu tư sang tìm hiểu để kết nối công việc kinh doanh Với nền tảngvăn hóa lâu đời, đa dạng, phong phú hình ảnh Việt Nam đã tạo nên một sức hút lớn vớikhách du lịch quốc tế Xét về văn hóa, Quảng Nam có hàng trăm di tích lịch sử, danh lamthắng cảnh cấp quốc gia, nền văn hóa ẩm thức đa dạng với nhiều món ăn ngon, ngoài racòn nhiều di sản văn hóa phi vật thể phong phú khác như hát tuồng, hò bài chòi, võthuật…

Một yếu tố cũng quan trọng không kém đó là tình hình an ninh xã hội ở nước ta.Việt Nam được xem là một trong những quốc gia an toàn nhất khu vực, không chiếntranh, không bạo loạn, không nhiều đảng phái Công tác an ninh ở các điểm du lịch nổitiếng cũng được kiểm soát rất kỹ càng, trong đó có Hội An Tại Hội An, chính quyền địaphương đặt công tác an ninh là một trong những công tác hàng đầu Việc lập lại trật tựtrong mấy năm gần đây được làm rất chặt chẽ, nổi bật nhất là đã cơ bản dẹp được nạn “còmồi” và chèo kéo khách, một trong những vấn đề bức bối tại các điểm du lịch Bên cạnh

Trang 38

giờ giấc rõ ràng đã phần nào đem lại cho Hội An một diện mạo tốt đẹp hơn Đây là điểmmạnh rất lớn của Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng, tạo thành một yếu tố để thuhút khách du lịch.

2.3.1.5 Môi trường công nghệ

Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật trong thời gian qua đã tạo điều kiệnthuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh doanh du lịch: cơ sở vật chất phục vụ cho dulịch ngày càng hiện đại và tiện ích, giúp khách du lịch đi nhanh hơn, xa hơn, thoải mái và

an toàn hơn, nền kinh tế tri thức, thương mại điện tử… ra đời đã rút ngắn khoảng cách, sựphức tạp trong công việc

Các chương trình phầm mềm máy tính phục vụ trong quản lý khách sạn, quản lýtour, thiết kế tour, việc đăng ký vé du lịch qua mạng… tạo điều kiện thuận lợi cho việctiếp xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữa hãng lữ hành với nguồn khách du lịchđồng thời giúp nâng cao chất lượng dịch vụ Đặc biệt là công nghệ wifi – internet khôngdây là phương tiện giúp các nhà quản lý có thể nắm bắt thông tin, nhận các báo cáo củacấp dưới hay các nhân viên của doanh nghiệp có thể làm việc bất kỳ đâu, quản lý côngviệc bất kỳ một cách dễ dàng mà không phải có mặt ngay tại nơi làm việc

Vận tải, thương mại, bưu chính viễn thông… ngày càng nâng cao chất lượng dịch

vụ với giá cả phù hợp Đáng kể là sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của viễn thông đãtạo nên các cuộc tọa đàm, hội họp trực tuyến thành công, là điều kiện để đi đến các quyếtđịnh thương mại Đây là một trong những nhân tố tạo nên nhiều nguồn khách khác nhau

Việc đi lại của con người ngày càng dễ dàng hơn, khoảng cách giữa các châu lụcngày càng được rút ngắn thông qua việc cải tiến các phương tiện đi lại Trên địa bàn MiềnTrung hiện nay có nhiều phương tiện đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách Các hãng hàngkhông trong và ngoài nước mở nhiều đường bay đến các nước làm tăng lượt kháchinbound và outbound của các doanh nghiệp du lịch Sân bay Đà Nẵng hiện nay đã trởthành sân bay quốc tế lớn thứ ba trong cả nước, được trang bị hiện đại phục vụ cácchuyến bay an toàn, kể cả việc hạ cánh vào ban đêm, hàng tuần trung bình có trên 100chuyến bay nội địa và 7 chuyến bay quốc tế Ngoài ra, cảng Tiên Sa là một trong cảngbiển sâu, kín gió với công suất thiết kế 1,5 triệu tấn/năm, thuận lợi cho việc vận chuyển

Trang 39

hàng hóa, phát triển du lịch biển, thu hút những con tàu du lịch cỡ lớn như Star Cruise, Saga Rubi, Sapphire, Amacade…

2.3.2 Môi trường vi mô

Riêng địa bàn Miền Trung, có hơn 100 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động, tậptrung chủ yếu ở Đà Nẵng, Huế, Hội An Trong đó có rất nhiều chi nhánh của các công tylớn như Saigontourist, Vietravel, Vitour và các công ty khác Trong môi trường cạnhtranh như vậy, Trung tâm lã hành Hội An xác định cho mình những đối thủ cạnh tranhtrọng yếu:

 Với đội ngũ nhân viên chất lượng cao cùng với nguồn lực dồi dào và kinhnghiệm lâu năm, Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng – Vitour thực sự là một đối thủcạnh tranh lớn của Trung tâm Điểm mạnh của Vitour là khả năng tự khai thác và chấtlượng phục vụ khách Hiện nay Vitour có 3 phòng thị trường chuyên biệt phục vụ 3 mảngthị trường khác nhau Vitour có mối quan hệ sâu rộng với các doanh nghiệp lữ hành, cácdoanh nghiệp dịch vụ có liên quan

 Đối thủ thứ hai phải kể đến đó là chi nhánh công ty Vietravel với điểm mạnh vềkhai thác khách đường bộ Một điểm thuận lợi của Vietravel là công ty mẹ có nhiều uy tín

và kinh nghiệm trong việc đón và phục vụ khách du lịch, có quan hệ với nhiều hãng lữhành và đại lý du lịch ở nước ngoài và nằm trong top 10 các hãng lữ hành có uy tín dokhách du lịch bình chọn Chi nhánh Vietravel tại Đà Nẵng được công ty mẹ tạo điều kiệngiúp đỡ trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong công tác khai thác khách và sảnphẩm Tuy nhiên, chi nhánh Vietravel cũng có mặt hạn chế nhất định đó là còn yếu trongviệc tự khai thác khách, lượng khách chủ yếu vẫn là do công ty mẹ đưa đến

Trang 40

 Tiếp theo còn phải kể đến Hương Giang Tourist ở Huế, đây là công ty có nguồnkhách tương đối ổn định, nguồn khách của công ty này chủ yếu đến từ Pháp và một sốnước châu Âu Đội ngũ hướng dẫn viên của Hương Giang Tourist có trình độ cao.

2.3.2.2 Trung gian phân phối

Đây là những đối tác mà Trung tâm quan hệ để tìm kiếm nguồn khách cũng nhưphân phối khách ở các địa phương khác trong nước và ngoài nước Trung tâm hợp tác vớicác công ty lữ hành lớn như Saigontourist, Diethelm, Exotissimo, Vidotour… để thựchiện việc nối tour và cung ứng dịch vụ du lịch Trong đó, Saigontourist là đối tác lớn nhất,

số lượng khách chủ yếu của Trung tâm khai thác là từ hợp tác nối tour với hãng này vàngày càng tăng qua các thời kỳ

Năm 2007, Trung tâm đã ký kết hợp đồng với công ty du lịch Vĩnh Tân tại Tp HồChí Minh về việc công ty này chính thức làm đại diện Trung tâm lã hành Hội An tại Tp

Hồ Chí Minh Đây sẽ là lợi thế lớn trong việc quảng bá, tuyên truyền, tạo thêm uy tíntrong việc điều hành tour với các đối tác nước ngoài và điều kiện để khai thác mạnhnguồn khách inbound vào phía Nam được chu đáo và chuyên nghiệp trong thời gian đến

Bên cạnh đó, Trung tâm vẫn đang tiếp tục tìm kiếm đối tác uy tín để hợp tác mởđại diện văn phòng tại thủ đô Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi hoàn thiện hệ thống vănphòng của Trung tâm xuyên suốt trong cả nước: Tp Hồ Chí Minh (miền Nam) – Hội An(miền Trung) – Hà Nội (miền Bắc), là điều kiện trong việc quảng bá và khai thác kháchinbound vào Việt Nam, nhằm thuận lợi trong việc chăm sóc và điều hành tour thông suốtcác tuyến điểm trong những năm đến

2.3.2.3 Nhà cung cấp

Trung tâm lữ hành Hội An cung cấp rất nhiều dịch vụ, và mỗi dịch vụ đều có nhàcung cấp riêng của nó Trong đó, nổi bật nhất là các dịch vụ lữ hành, tổ chức hội nghị,vận chuyển, đặt phòng khách sạn vì đây là các hoạt động có mối liên hệ chung với nhau.Tại Hội An, nhà cung cấp lớn nhất của Trung tâm chính là Khách sạn Hội An và KDLbiển Hội An, đây là 2 khách sạn cùng trực thuộc Tổng công ty với Trung tâm nên đượchưởng nhiều quyền lợi và ưu đãi Còn tại các tỉnh thành khác, Trung tâm cũng hợp tác vớinhiều khách sạn và nhà hàng có uy tín và quy mô lớn Chọn lựa nhà cung cấp là một trongnhững vấn đề rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng dịch vụ của Trung tâm, vì

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Nghiên cứu, đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển mới các loại hình sản phẩm dịch vụ. - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
ghi ên cứu, đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển mới các loại hình sản phẩm dịch vụ (Trang 27)
2.2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm lữ hành Hội An - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
2.2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm lữ hành Hội An (Trang 27)
Bảng 2.1: SỐ LƯỢNG NHÂN VIÊN TẠI TTLH HỘI AN NĂM 2007 - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 2.1 SỐ LƯỢNG NHÂN VIÊN TẠI TTLH HỘI AN NĂM 2007 (Trang 29)
2.4. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
2.4. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm (Trang 41)
Bảng 2.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TTLH HỘI AN (2004–2007) - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TTLH HỘI AN (2004–2007) (Trang 41)
Trước tình hình đó, Trung tâm đã có nhiều nỗ lực để khắc phục, hạn chế sự gia tăng chi phí, quản lý chặt chẽ các nguồn thu chi, loại bỏ những chi phí phát sinh không cần thiết - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
r ước tình hình đó, Trung tâm đã có nhiều nỗ lực để khắc phục, hạn chế sự gia tăng chi phí, quản lý chặt chẽ các nguồn thu chi, loại bỏ những chi phí phát sinh không cần thiết (Trang 43)
Bảng 2.3: TỔNG LƯỢT KHÁCH (2004 – 2007) - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 2.3 TỔNG LƯỢT KHÁCH (2004 – 2007) (Trang 43)
Biểu đồ 2.4: TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHÁCH CỦA TRUNG TÂM - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
i ểu đồ 2.4: TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHÁCH CỦA TRUNG TÂM (Trang 44)
Bảng 2.4: TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHÁCH THEO QUY MÔ - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 2.4 TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHÁCH THEO QUY MÔ (Trang 45)
Bảng 2.4: TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHÁCH THEO QUY MÔ - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 2.4 TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHÁCH THEO QUY MÔ (Trang 45)
Bảng 2.5: CƠ CẤU LƯỢT KHÁCH THEO QUỐC TỊCH - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 2.5 CƠ CẤU LƯỢT KHÁCH THEO QUỐC TỊCH (Trang 46)
Bảng 2.5: CƠ CẤU LƯỢT KHÁCH THEO QUỐC TỊCH - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 2.5 CƠ CẤU LƯỢT KHÁCH THEO QUỐC TỊCH (Trang 46)
2.4.3. Phân tích tình hình khai thác tour - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
2.4.3. Phân tích tình hình khai thác tour (Trang 48)
Bảng 2.6: TỔNG SỐ TOUR KHAI THÁC (2004 – 2007) - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 2.6 TỔNG SỐ TOUR KHAI THÁC (2004 – 2007) (Trang 48)
Bảng 2.7: Chương trình du lịch ngắn ngày - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 2.7 Chương trình du lịch ngắn ngày (Trang 50)
Bảng 2.7: Chương trình du lịch ngắn ngày - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 2.7 Chương trình du lịch ngắn ngày (Trang 50)
Bảng 3.1: KẾT QUẢ KINH DOANH TỈNH QUẢNG NAM THÁNG 1- 1-2/2008 - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 3.1 KẾT QUẢ KINH DOANH TỈNH QUẢNG NAM THÁNG 1- 1-2/2008 (Trang 58)
Bảng 3.1: KẾT QUẢ KINH DOANH TỈNH QUẢNG NAM THÁNG 1- - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 3.1 KẾT QUẢ KINH DOANH TỈNH QUẢNG NAM THÁNG 1- (Trang 58)
Bảng 3.2: MA TRẬN SWOT - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 3.2 MA TRẬN SWOT (Trang 61)
Bảng 3.2: MA TRẬN SWOT - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 3.2 MA TRẬN SWOT (Trang 61)
Bảng 3.3: BẢNG KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN DU LỊC HỞ HỘI AN VÀ CÁC VÙNG LÂN - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 3.3 BẢNG KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN DU LỊC HỞ HỘI AN VÀ CÁC VÙNG LÂN (Trang 71)
Bảng 3.3: BẢNG KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở HỘI AN VÀ CÁC VÙNG LÂN - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 3.3 BẢNG KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở HỘI AN VÀ CÁC VÙNG LÂN (Trang 71)
Bảng 3.4: BẢNG ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH MẠO HIỂ MỞ HỘI AN VÀ - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 3.4 BẢNG ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH MẠO HIỂ MỞ HỘI AN VÀ (Trang 72)
Bảng 3.4: BẢNG ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH MẠO HIỂM Ở HỘI AN VÀ - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 3.4 BẢNG ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH MẠO HIỂM Ở HỘI AN VÀ (Trang 72)
Bảng 3.7: NHÀ HÀN GỞ HỘI AN - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 3.7 NHÀ HÀN GỞ HỘI AN (Trang 73)
Bảng 3.7: NHÀ HÀNG Ở HỘI AN - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 3.7 NHÀ HÀNG Ở HỘI AN (Trang 73)
3.4.2. Lập bảng phác thảo cung đường - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
3.4.2. Lập bảng phác thảo cung đường (Trang 74)
Bảng 3.8: BẢNG PHÁC THẢO CHƯƠNG TRÌN HI - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 3.8 BẢNG PHÁC THẢO CHƯƠNG TRÌN HI (Trang 75)
Bảng 3.8: BẢNG PHÁC THẢO CHƯƠNG TRÌNH I - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 3.8 BẢNG PHÁC THẢO CHƯƠNG TRÌNH I (Trang 75)
Bảng 3.12: BẢNG KỸ THUẬT CHƯƠNG TRÌNH II - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 3.12 BẢNG KỸ THUẬT CHƯƠNG TRÌNH II (Trang 79)
Bảng 3.12: BẢNG KỸ THUẬT CHƯƠNG TRÌNH  II - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 3.12 BẢNG KỸ THUẬT CHƯƠNG TRÌNH II (Trang 79)
Bảng 3.13: BẢNG KỸ THUẬT CHƯƠNG TRÌNH III: - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 3.13 BẢNG KỸ THUẬT CHƯƠNG TRÌNH III: (Trang 80)
Bảng 3.13: BẢNG KỸ THUẬT CHƯƠNG TRÌNH III: - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN
Bảng 3.13 BẢNG KỸ THUẬT CHƯƠNG TRÌNH III: (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w