Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN (Trang 41 - 54)

2.4.1. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh

Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm lữ hành Hội An thông qua các chỉ tiêu: tổng lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí để biết được tình hình và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm trong những năm vừa qua

Bảng 2.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TTLH HỘI AN (2004–2007)

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2005 / 2004 2006 / 2005 2007 / 2006 CL TĐPT (%) CL TĐPT (%) CL TĐPT (%) Tổng doanh thu 3850 4284 5162 7130 434 11.3 878 20.5 1968 38.1 + Vận chuyển 2315 2523 2793 3430 208 9 270 10.7 637 22.8 + Hướng dẫn 120 62 232.5 231 -58 -48.3 170.5 275 -1.5 -0.6 + Sales tour 1074 1185 1578 2672 111 10.3 393 33.2 1094 69.3 + Internet 48 71.2 56.3 425 23.2 48.3 -14.9 -21.9 368.7 654.9 + Vé máy bay 191 289.2 288 78.9 98.2 51.4 -1.2 -0.4 -209.1 -72.6 + Dịch vụ khác 102 153.6 214.2 293.1 51.6 50.6 60.6 39.5 78.9 36.8 Tổng chi phí 3702 4108 4945 6550 406 11 837 20.4 -495 -10 Tổng lợi nhuận 148 167 214 580 19 12.8 47 28.1 2466 1152.3 LN/DT (%) 3.84 3.9 4.15 37.59 LN/CP (%) 4 4.07 4.33 60.22

Biểu đồ 2.2: TỔNG CHI PHÍ QUA CÁC NĂM

Biểu đồ 2.3: TỔNG LỢI NHUẬN QUA CÁC NĂM

Qua bảng và các biểu đồ trên chúng ta có thể thấy nguồn doanh thu chính của Trung tâm đến từ việc vận chuyển khách, kế đến là bán các chương trình du lịch. Còn doanh thu từ hướng dẫn, bán vé máy bay, internet và các dịch vụ khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Mặc dù doanh thu trong 3 năm đầu đều tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí cũng không kém, gần như là có một mức tăng tương ứng so với tốc độ tăng của doanh thu. Hệ quả là lợi nhuận đạt được không cao. Có thể thấy rõ nhất là trong 3 năm 2004, 2005, 2006, tỷ lệ giữa Lợi

nhuận/Doanh thu và Lợi nhuận/Chi phí là xấp xỉ nhau và xấp xỉ 4%. Đây là một kết quả không mấy khả quan, nó cho thấy sự không hiệu quả trong quá trình kinh doanh của Trung tâm. Nguyên nhân là trong thời kỳ này có những biến động bất thường về giá cả. Đầu tiên là sự biến động của giá xăng dầu và nó làm kéo theo sự biến động của giá nhiều mặt hàng khác. Mặt khác, tình hình dịch bệnh với một số căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cũng ảnh hưởng rất xấu đến ngành du lịch. Năm 2006 cùng với sự biến động giá cả là sự tàn phá của thiên tai làm cho tình hình trở nên ngày càng xấu, đó là lý do mà chi phí hoạt động ngày càng cao.

Trước tình hình đó, Trung tâm đã có nhiều nỗ lực để khắc phục, hạn chế sự gia tăng chi phí, quản lý chặt chẽ các nguồn thu chi, loại bỏ những chi phí phát sinh không cần thiết. Có thể thấy rõ năm 2007 là năm làm việc có hiệu quả nhất từ khi Trung tâm thành lập đến nay. Tuy tình hình xăng dầu vẫn có chiều hướng tăng cao, dịch bệnh vẫn còn xảy ra ở một số nơi nhưng nhờ quản lý việc chi tiêu có hiệu quả đồng thời với việc lượng khách đến Việt Nam tăng cao, hơn 4,2 triệu khách quốc tế đến Việt Nam và hơn 1 triệu lượt khách đến Quảng Nam là nguyên nhân dẫn đến thành công trong năm này. Đặc biệt, chính sách giao khoán toàn trung tâm đã tạo ra “đòn bẩy” năng suất thi đua trong người lao động, là “công cụ” hiệu quả, kịp thời trong chính sách lãnh đạo và điều hành của toàn Trung tâm. Và kết quả là cùng với sự tăng mạnh của doanh thu, tăng 38% so với năm 2006 và việc chi tiêu hợp lý, chỉ bằng 90%/2006 đã làm cho lợi nhuận tăng vọt một cách đáng ngạc nhiên. Đây là một kết quả rất đáng được khích lệ.

2.4.2. Phân tích tình hình khai thác khách

2.4.2.1. Tổng lượt khách

Trước hết, ta cần xem xét một cách khái quát tình hình khai thác khách của Trung tâm trong 4 năm qua để xác định thế mạnh của Trung tâm nằm ở thị trường nào

Bảng 2.3: TỔNG LƯỢT KHÁCH (2004 – 2007) ĐVT: lượt khách Nguồn khai thác 2004 2005 2006 2007 2005 / 2004 2006 / 2005 2007 / 2006 CL TĐPT (%) CL TĐPT (%) CL TĐPT (%) Tổng lượt khách 16438 22749 29598 38487 6311 38.4 6849 130.1 8889 130

Khách inbound 14090 21685 25491 36792 7595 53.9 3806 17.6 11301 44.3 Khách outbound 69 82 57 36 13 18.8 -25 -31.5 -21 -36.8 Khách nội địa 2279 1206 4050 1659 -1073 -47.1 2844 235.8 -2391 -59 Nguồn: phòng sales

Biểu đồ 2.4: TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHÁCH CỦA TRUNG TÂM

Ở Miền Trung, khách đến tham quan chủ yếu là khách quốc tế, chính vì vậy mà lượng khách khai thác chính của các hãng lữ hành ở Miền Trung bao giờ cũng là khách quốc tế, và Trung tâm lữ hành Hội An cũng không ngoại lệ. Số lượt khách quốc tế chiếm gần như tuyệt đối và đều tăng qua các năm. Nếu như năm 2006 chỉ tăng 17,6%/2005 thì đến năm 2007 đã tăng 44,3%/2006. Đều này cho ta thấy công tác quảng bá của Trung tâm đã có hiệu quả nhất định và hình ảnh của Trung tâm ngày càng được nhiều du khách biết đến và chọn lựa. Tuy nhiên, lượt khách outbound và khách nội địa lại có xu hướng giảm vào năm 2007, đặc biệt là khách nội địa. Có thể khách du lịch tại địa phương vẫn chưa quen với việc đi du lịch thông qua một hãng lữ hành mà chủ yếu là tự túc. Đây là lý do mà trong năm nay Trung tâm tập trung phát triển mảng khách này và đã đặt ra một chỉ tiêu nhất định cho khách outbound và khách nội địa chứ không dựa vào chỉ tiêu chung như mọi năm nữa.

2.4.2.2. Khai thác khách theo quy mô

Quy mô khai thác ở đây là số lượng khách phục vụ trong một chương trình du lịch. Phân tích khía cạnh này để có thể biết được Trung tâm thường phục vụ khách ở quy mô nào và lượng khách đó chủ yếu được khai thác ra sao.

Bảng 2.4: TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHÁCH THEO QUY MÔ ĐVT: lượt khách 2004 2005 2006 2007 2005 / 2004 2006 / 2005 2007 / 2006 CL TĐPT (%) CL TĐPT (%) CL TĐPT (%) Tổng lượt khách 1643 8 22749 29598 3848 7 6311 38.4 684 9 30.1 8889 30 Khách đoàn nối tour 7722 13990 18520 23862 6268 81.2 4530 32.4 5342 28.8 Khách đoàn đặt trực tiếp 831 397 1035 924 -434 -52.2 638 160.7 -111 -10.7 Khách lẻ đặt trực tiếp 7885 8362 10043 13701 477 6 1681 20.1 3658 36.4 Nguồn: phòng sales

Biểu đồ 2.5: TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHÁCH THEO QUY MÔ

Với cách phân khách theo hình thức này, có thể thấy rất rõ rằng khách mà Trung tâm phục vụ chủ yếu là khách đoàn nối tour, nghĩa là khách được các hãng lữ hành khác, chủ yếu là Saigontourist, chuyển nhượng lại cho Trung tâm để phục vụ ở chặng Miền Trung. Phục vụ khách đi theo đoàn đòi hỏi phải có sự quản lý tốt, đoàn càng có số lượng khách lớn thì yêu cầu này càng cao. Đây là vấn đề đặt ra cho Trung tâm trong việc tìm kiếm những hướng dẫn viên có sự nhạy bén và kinh nghiệm. Số lượng khách đoàn đặt trực tiếp tại

Trung tâm rất ít, trong cả 4 năm chưa có năm nào vượt quá 5% tổng số khách. Nguyên nhân ở đây có thể là do Trung tâm còn thiếu kỹ năng tiếp cận với nguồn khách quốc tế nên không được nhiều công ty nước ngoài đặt tour trực tiếp. Tình hình khách lẻ đặt trực tiếp tại Trung tâm thì có vẻ khả quan hơn và đều gia tăng qua mỗi năm. Chính điều này cho thấy Trung tâm có sự hợp tác rất tốt với các hãng lữ hành trên cả nước, tuy nhiên lại chưa tạo được vị thế lớn mạnh trên thị trường. Trung tâm sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa để quảng bá hình ảnh của mình cho du khách trong và ngoài nước, từ đó tạo niềm tin và trở thành sự chọn lựa của khách hàng.

2.4.2.3. Cơ cấu khách theo quốc tịch

Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng, qua đây, ta có thể biết được thị trường khách chính của Trung tâm tập trung vào khu vực nào, đâu là khu vực có lượng khách tiềm năng để từ đó có hướng khai thác thích hợp.

Bảng 2.5: CƠ CẤU LƯỢT KHÁCH THEO QUỐC TỊCH

ĐVT: lượt khách Quốc tịch 2004 Tỷ lệ ( %) 2005 Tỷ lệ (%) 2006 Tỷ lệ (%) 2007 Tỷ lệ (%) Tổng Tỷ lệ (%) Pháp 1769 20.7 3192 20.7 4059 24.8 6502 26.6 15522 24.0 Anh 1121 13.1 3513 22.8 2255 13.8 3798 15.6 10687 16.5 Thái Lan 638 7.5 836 5.4 887 5.4 1010 4.1 3371 5.2 Australia 1324 15.5 2302 15.0 3107 19.0 4252 17.4 10985 17.0 Đức 429 5.0 60 0.4 54 0.3 59 0.2 602 0.9 Nhật Bản 379 4.4 824 5.4 560 3.4 632 2.6 2395 3.7 Isarel 60 0.7 10 0.1 14 0.1 21 0.1 105 0.2 Mỹ 1221 14.3 2306 15.0 2058 12.6 3068 12.6 8653 13.4 Việt Nam 676 7.9 852 5.5 1686 10.3 2675 11.0 5889 9.1

Tây Ban Nha 904 10.6 1463 9.5 1605 9.8 2131 8.7 6103 9.4

Đài Loan 0 30 0.2 97 0.6 251 1.0 378 0.6

Đan Mạch 32 0.4 0 0 0 32 0.05

Tổng 8553 100 15388 100 16382 100 24399 100 64722 100

Nguồn: phòng sales (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào biểu đồ ta nhận thấy là khách Pháp chiếm tỷ lệ cao nhất, gần ¼ tổng lượt khách, tiếp đến là khách Anh, Úc, Mỹ. Đây đều là những nhóm khách ở các quốc gia phát triển, có khả năng chi trả cao. Lý giải cho vấn đề này có thể có các nguyên nhân sau: thứ nhất, nhu cầu đi du lịch ở nhóm khách này dần trở thành một nhu cầu tất yếu, không chỉ là du lịch trong nước mà du lịch nước ngoài cũng trở nên phổ biến, đây là các nước thuộc ôn đới nên để thay đổi không khí, họ chọn các nước nhiệt đới là điểm đến, trong đó Việt Nam được xem là một điểm đến hấp dẫn vì không những tài nguyên du lịch phong phú mà còn là một quốc gia an toàn. Bên cạnh đó, ở đây có những quốc gia trước đây đã từng xâm chiếm Việt Nam, ngày nay, họ và những người thân của họ quay trở lại để hồi tưởng lại những gì đã xảy ra và bù đắp những lỗi lầm ngày xưa. Có thể đó là những lý do mà nhóm khách này chiếm tỷ trọng cao như thế. Khách Tây Ban Nha, Việt Nam cũng là những nhóm khách đáng lưu ý, mặc dù số lượt khách không cao nhưng ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng lượt khách đến với trung tâm. Khách du lịch trong nước ngày càng nhận thấy những lợi ích của việc đi du lịch thông qua các hãng lữ hành, chính vì thế mà lượng khách đặt tour ngày càng tăng lên. Khách Thái Lan và Nhật Bản vẫn chưa nhiều, một phần vì Trung tâm vẫn chưa tập trung vào thị trường này, một phần nó bị các hãng lữ hành lớn trong nước thao túng. Đây là thị trường khách đầy tiềm năng trong tương lai, Trung tâm cần tận dụng các cơ hội để tập trung nhiều hơn vào việc thu hút nhóm khách này.

2.4.2.4. Phân loại theo mục đích chuyến đi

Theo thống kê của Trung tâm thì trong tổng lượt khách tham gia có khoảng 80% khách đi du lịch với mục đích du lịch thuần túy, khoảng 12% có mục đích đi nghỉ dưỡng và

8% còn lại là những cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa. Kết quả như thế rõ ràng sẽ là một thuận lợi lớn cho Trung tâm trong việc khai thác khách nếu phát triển loại hình du lịch mạo hiểm vì đây là loại hình du lịch với mục đích giải trí thuần túy. Những du khách đi du lịch vì những mục đích còn lại sẽ không có động lực hoặc không có đủ thời gian để tham gia du lịch mạo hiểm nữa.

2.4.3. Phân tích tình hình khai thác tour

Các chương trình du lịch của Trung tâm được khai thác qua 2 phương thức: hoặc là được khai thác trực tiếp hoặc là hợp tác với các đối tác ở các tỉnh thành khác. Với bảng số liệu và biểu đồ dưới đây, ta sẽ biết rõ hơn về tình hình khai thác tour của Trung tâm trong những năm qua. Bảng 2.6: TỔNG SỐ TOUR KHAI THÁC (2004 – 2007) ĐVT: số tour Nguồn khai thác 2004 2005 2006 2007 2005 / 2004 2006 / 2005 2007 / 2006 CL TĐPT (%) CL TĐPT (%) CL TĐPT (%) Khai thác trực tiếp 2665 3244 3647 4285 579 21.7 403 12.4 638 17.5 Tour trọn gói 55 65 71 86 10 18.2 6 9.2 15 21.1 Vận chuyển khách lẻ 2371 2883 3167 3771 512 21.6 284 9.9 604 19.1 Thuyền du lịch 130 175 229 236 45 34.6 54 30.9 7 3.1 Hướng dẫn 109 121 180 192 12 11.0 59 48.8 12 6.7 Hợp tác khai thác 1360 1569 1768 2012 209 15.4 199 12.7 244 13.8 Nối tour 153 172 189 221 19 12.4 17 9.9 32 16.9 Vận chuyển du lịch 376 418 465 539 42 11.2 47 11.2 74 15.9 Thuyền du lịch 410 490 585 634 80 19.5 95 19.4 49 8.4 Hướng dẫn 421 489 529 618 68 16.2 40 8.2 89 16.8 Nguồn: phòng sales

Về khai thác trực tiếp

Qua bảng số liệu ta thấy khả năng khai thác tour trực tiếp của Trung tâm hiệu quả hơn so với việc hợp tác khai thác, số lượng các tour tăng liên tục qua 4 năm, trong đó chủ yếu là vận chuyển khách lẻ. Vận chuyển khách là một trong những hoạt động mang lại doanh thu chính cho Trung tâm nên đây cũng là một điều tất nhiên. Thế nhưng việc khai thác các tour trọn gói lại rất kém, điều này cũng đã được lý giải ở trên, chính là do Trung tâm chưa có một vị thế lớn mạnh trên thị trường nên chưa tạo được niềm tin nơi khách hàng để họ có thể đặt một chương trình du lịch trọn gói tại Trung tâm.

Về hợp tác khai thác

Dựa trên nền tảng mối quan hệ bền vững với các đối tác là các Công ty lữ hành ở hai đầu đất nước, số lượng tour được cung cấp bởi các hãng này luôn ổn định và tăng trưởng qua mỗi năm. Nếu nói về số lượng tour hợp tác thì hướng dẫn và thuyền du lịch gần xấp xỉ nhau, tốc độ tăng cũng tương tự. Nối tour chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Giai đoạn 2004 – 2007 là giai đoạn mà Trung tâm lữ hành Hội An được đầu tư rất nhiều cả về con người lẫn phương tiện, cùng với những thuận lợi của ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Nam nói riêng, Trung tâm đã hoạt động rất có hiệu quả. Mặt khác, Trung tâm cần tiếp tục liên kết chặt chẽ với các hãng lữ hành lớn ở miền Bắc lẫn miền Nam nhằm thu hút nhiều hơn nữa số lượng tour, đặc biệt là các tour trọn gói. Cần tập trung khai thác và phát huy hết tất cả lợi thế sẵn có như phương tiện vận chuyển, cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân viên để khai thác tốt nhất, trực tiếp mang nhiều lợi nhuận cho công ty.

Trên cơ sở những kinh nghiệm có được từ các hãng lữ hành lớn và việc thực tế khảo sát tình hình điểm đến, phòng thị trường và phòng điều hành kết hợp với các phòng ban liên quan tiến hành thảo luận, xây dựng và đưa ra những tour du lịch chất lượng cao. Tuy nhiên, nhìn chung các chương trình du lịch của Trung tâm cũng như các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành khác chỉ mới dừng lại ở việc tìm kiếm các di tích, các danh lam thắng cảnh có sẵn rồi xâu chuỗi chúng lại, kết hợp với các cơ sở lưu trú làm thành một tuyến du lịch. Do đó, một vài chương trình cò nghèo nàn, không có nét gì độc đáo để thu hút khách. Với những tuyến như vậy, du khách chỉ là những người thụ động tham quan,

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN (Trang 41 - 54)