Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò quyết định trong việc tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Công tác cán bộ bao gồm các khâu từ tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, luân chuyển, miễn nhiệm… Trong đó, khâu bổ nhiệm cán bộ có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó chính là một trong những công tác rất cần thiết để nhằm thay đổi và hoàn thiện cơ cấu bộ máy lãnh đạo theo hướng tích cực giúp nâng cao hiệu quả quản lý của mỗi cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, công tác bổ nhiệm trên thực tế ngoài những mặt tích cực đáng tuyên dương thì nó vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế cần phải khắc phục và đổi mới. Chính vì vậy, nhóm chúng em đã tìm về với huyện Kiến Xương – Tỉnh Thái Bình để làm sáng tỏ thêm về vấn đề này. Bài viết của nhóm chúng em có thể không sâu, không bao quát hết tất cả các đối tượng nhưng qua bài này chúng ta có thể hiểu được phần nào về công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý.
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN Môn: Quản lý nhân sự hành chính Nhà nước
Đề tài: Công tác bổ nhiệm nhân sự quản lý Nhà nước tại
huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình Nhóm: Không thay đổi
MỤC LỤC
I/ MỞ ĐẦU 3II/ CÔNG TÁC BỔ NHIỆM NÓI CHUNG 4
1. Khái niệm bổ nhiệm cán bộ công chức 4
2. Thẩm quyền ban hành quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức.5
3. Điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 6
4. Quy trình bổ nhiệm 8
III/ CÔNG TÁC BỔ NHIỆM THỰC TẾ TẠI UBND HUYỆN KIẾN XƯƠNG – TỈNH THÁI BÌNH 10
1. Vài nét khái quát về huyện Kiến Xương - Tỉnh Thái Bình 10
2. Công tác bổ nhiệm thực tế tại UBND huyện Kiến Xương – Tỉnh Thái Bình 11
3. Một số nhận xét 14
IV/ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC BỔ NHIỆM HIỆN NAY 18V/ KẾT LUẬN 23VI/ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BỔ NHIỆM 24
Trang 2I/ MỞ ĐẦU
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò quyết định trong việc tổ chứcthực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gópphần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh
và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh Công tác cán bộ bao gồm các khâu từtuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, luân chuyển, miễn nhiệm… Trong đó,khâu bổ nhiệm cán bộ có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng Đó chính là một trongnhững công tác rất cần thiết để nhằm thay đổi và hoàn thiện cơ cấu bộ máy lãnhđạo theo hướng tích cực giúp nâng cao hiệu quả quản lý của mỗi cơ quan, tổ chức.Tuy nhiên, công tác bổ nhiệm trên thực tế ngoài những mặt tích cực đáng tuyêndương thì nó vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế cần phải khắc phục và đổi mới.Chính vì vậy, nhóm chúng em đã tìm về với huyện Kiến Xương – Tỉnh Thái Bình
để làm sáng tỏ thêm về vấn đề này Bài viết của nhóm chúng em có thể không sâu,không bao quát hết tất cả các đối tượng nhưng qua bài này chúng ta có thể hiểuđược phần nào về công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý
Trang 3II/ CÔNG TÁC BỔ NHIỆM NÓI CHUNG
1. Khái niệm bổ nhiệm cán bộ công chức
1.1 Khái niệm bổ nhiệm
“Bổ nhiệm” là một từ ghép của hai từ với hai ý nghĩa khác nhau: “Bổ” cónghĩa là phân bổ, bổ sung, giao cho; “nhiệm” được hiểu là nhiệm kỳ tức trong mộtkhoảng thời gian được quy định trước hay trong thời hạn; ghép lại giữa hai từ ta cóthể hiểu đó là việc phân bổ hay giao cho ai cái gì, còn mang hàm ý bổ sung, trongmột thời hạn được quy định trước
Theo Quyết định của thủ tướng Chính Phủ Số: 27/2003/QĐ-TTg Về việcban hành Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán
bộ, công chức lãnh đạo thì “Bổ nhiệm” là việc người đứng đầu cơ quan có thẩmquyền ra quyết định cử cán bộ, công chức giữ một chức vụ lãnh đạo có thời hạntrong cơ quan, đơn vị
1.2 Khái niệm bổ nhiệm cán bộ công chức
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốcgia thì “bổ nhiệm cán bộ” có nghĩa: “Cử giữ một chức vụ trong bộ máy nhà nước”.Điều này có nghĩa là giao giữ một chức vụ có thể là cao hơn nhưng cũng có thể làtương đương
Còn theo tập bài giảng: “Nghiệp vụ công tác cán bộ, đảng viên” của Họcviện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh phát hành, khái niệm “Bổnhiệm cán bộ” được định nghĩa là: “Bổ nhiệm cán bộ, là quyết định cử cán bộ giữmột chức vụ lãnh đạo trong bộ máy tổ chức, thực chất là giao trách nhiệm, quyềnhạn cho cán bộ lãnh đạo một ban, một bộ, một ngành, một cơ quan đơn vị … Đây
là khâu quyết định trong công tác cán bộ”
Như vậy, phải hiểu rằng bổ nhiệm cán bộ là quyết định cử hoặc giao cho cán
bộ một chức vụ, một trọng trách trong cơ quan, đơn vị có thể là đề bạt, cất nhắcnhưng cũng có thể chỉ là bố trí cán bộ cho phù hợp Giữa bổ nhiệm cán bộ với đềbạt, cất nhắc, bố trí cán bộ có mặt thống nhất nhưng không đồng nhất Bổ nhiệm làbước tiếp theo của đề bạt, cất nhắc, bố trí cán bộ, nó cụ thể hóa các bước trên.Đồng thời cũng phải hiểu là những cán bộ được bổ nhiệm được trao trách nhiệm
Trang 4gắn với một quyền hạn tương xứng và để thực hiện quyền hạn đó đòi hỏi cán bộđược bổ nhiệm phải phát huy trách nhiệm cá nhân ứng với quyền hạn được trao.
2. Thẩm quyền ban hành quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức
- Về thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bổnhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm và phải chịutrách nhiệm về quyết định hoặc đề xuất của mình
+ Ở cấp tỉnh: Bộ chính trị phân cấp cho ban thường vụ tỉnh ủy quyết định một số
khâu trong nội dung quản lý cán bộ đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấptỉnh, cấp huyện, thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và lực lượng vũ trang,đồng thời phân cấp cho các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vịtrực tiếp quyết định một số khâu khác và những chức danh cán bộ khác
Thẩm quyền của chủ tịch tỉnh: Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với các chức danh sau:
- Giám đốc, Phó Giám đốc Sở, ngành tỉnh và tương đương, Chủ tịch, Phó Chủtịch UBND cấp huyện; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh
- Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với công chức ngạch chuyên viên caocấp và tương đương theo quy định của pháp luật
- Bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính và tương đương, thanh tra viên, trợ giúp viên pháp lý
Thẩm quyền của Giám đốc sở nội vụ:
- Bổ nhiệm vào ngạch công chức khi hoàn thành thời gian tập sự
- Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đối với Chi cục trưởng và tương đương theo đề nghị của Giám đốc Sở chủ quản
Thẩm quyền của Thủ trưởng Sở, ngành tỉnh
- Thủ trưởng Sở, ngành tỉnh quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với công chức giữ các chức vụ sau: phó chi cục trưởng các chi cục và tương đương ở các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc sở, ngành tỉnh;
Trang 5- Trưởng phòng và tương đương thuộc sở, ngành tỉnh;
Đối với việc bổ nhiệm các chức danh phó chi cục trưởng các chi cục và tương đương; trưởng phòng và tương đương thuộc sở, ngành tỉnh phải gửi hồ sơ người được đề nghị bổ nhiệm để Sở nội vụ thẩm định và có ý kiến trước khi thủ trưởng
sở, ngành tỉnh ra quyết định bổ nhiệm;
+ Ở cấp huyện
Chủ tịch UBND cấp huyện
- Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức giữ các chức vụ: trưởng
phòng, phó trưởng phòng và tương đương của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện;
Đối với các chức danh trưởng phòng và tương đương của các cơ quan chuyên môn cấp huyện phải có ý kiến thống nhất của thủ trưởng ngành dọc có liên quan và ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ trước khi Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định;
- Ở cấp huyện khi bổ nhiệm một trưởng hoặc phó phòng cấp huyện, theo phâncấp, BTV huyện ủy thảo luận tập thể, đồng ý bằng các văn bản , chủ tịch UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm về mặt nhà nước
3. Điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
3.1 Điều kiện
Điều kiện chung:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng,chính sách và pháp luật của Nhà nước
- Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; không tham nhũng và kiên quyết đấu tranhchống tham nhũng Có ý thức tổ chức kỷ luật Trung thực, không cơ hội, gắn bómật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm
- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chínhsách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và
sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao
Trang 6- Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, tuyệtđối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HồChí Minh Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn,tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật; thuyết phục và tổ chức nhândân thực hiện Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối củaĐảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
- Gương mẫu về đạo đức, lối sống Có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năngtập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ
- Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý Đã học tập có hệ thống ở cáctrường của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân; trải qua hoạt động thực tiễn cóhiệu quả
Các điều kiên đó có quan hệ mật thiết với nhau, coi trọng cả đức và tài, trong
đó đức là gốc.
Điều kiện riêng
Đối với bổ nhiệm:
- Người được đề nghị bổ nhiệm phải đạt tiêu chuẩn chung của CBCC và tiêu chuẩn
cụ thể của từng chức danh bổ nhiệm theo quy định của Đảng và Nhà nước, có lịch
sử chính trị rõ ràng, không vi phạm quy định về vấn đề bảo vệ chính trị nội bộđảng…Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh
rõ ràng, trong đó có kê khai tài sản, nhà, đất theo quy định; không trong thời gian
bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cách chức;
- Về tuổi bổ nhiệm: CBCC bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam vàkhông quá 50 tuổi đối với nữ Riêng các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòngcác quận, huyện và tương đương, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (đối với
cả nam và nữ); trường hợp CBCC đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, sau một thời giancông tác nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, thì điều kiện về tuổithực hiện như quy định khi bổ nhiệm lần đầu;
- Người được giới thiệu nói chung phải trong quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm.Trong từng trường hợp cụ thể, có thể quyết định một số điều kiện khác như: Tínnhiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhiệm;
Đối với bổ nhiệm lại
Trang 7- Được cấp có thẩm quyền đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữchức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Đạt tiêu chuẩn cán bộ, công chức lãnh đạo quy định tại thời điểm xem xét bổnhiệm lại, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tới;
- Cơ quan, đơn vị có nhu cầu;
3.2 Tiêu chuẩn:
- Về phẩm chất đạo đức: chấp hành mọi chủ trương, chính sách pháp luật của đảng
và nhà nước, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có tác phong dân chủ, có khả năngtập hợp, giữ gìn đoàn kết nội bộ, có bản lĩnh vững vàng, đấu tranh chống tư tưởngbảo thủ, trì trệ, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí;
- Về năng lực quản lý, điều hành: có khả năng nghiên cứu, hướng dẫn và tổ chứctriển khai thực hiện các văn bản của cấp trên cũng như tham mưu, đề xuất cácchương trình, kế hoạch công tác cho lãnh đạo cơ quan; có khả năng tổ chức, quản
lý, điều hành các hoạt động của phòng để thực hiện nhiệm vụ được giao; có khảnăng tổng hợp, nắm bắt tình hình, phát huy được trí tuệ tập thể của cán bộ côngchức;
- Về hiểu biết: Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của đảng, pháp luật củanhà nước và các văn bản của nhà nước Am hiểu tình hình địa phương để phục vụcho công tác của mình;
- Về trình độ: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có giấy chứng nhận đã học lớpbồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên Có trình độ chính trị từtrung cấp trở lên, trình đọ ngoại ngữ chứng chỉ A trở lên;
4. Quy trình bổ nhiệm
Tại Điều 7 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệmcán bộ công chức lãnh đạo (Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ) quy định: cơ quan, đơn vị có nhucầu bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
về chủ chương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với chức vụ sẽ bổnhiệm
Trang 8Sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, lãnh đạo đơn vị đề xuất nhân sự cụthể theo trình tự sau:
4.1 Đối với bổ nhiệm lần đầu
- Cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo trình cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với chức vụ sẽ bổ nhiệm
- Sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, lãnh đạo đơn vị đề xuất nhân sự cụthể qua các bước sau:
a) Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:
Thủ trưởng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất phương án nhân sự căn
cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch hoặc ý kiến giới thiệu của cán bộ, công chứctrong cơ quan, đơn vị;
Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, lựa chọn giới thiệu nhân sự trên cơ
sở nhận xét đánh giá tín nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị Khi
bổ nhiệm một chức vụ có thể giới thiệu từ 1 đến 3 người để lựa chọn
Tổ chức họp lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt cơ quan, đơn vị để trao đổi, thảoluận về yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ, công chức bổ nhiệm; thông báo danh sách cán
bộ, công chức được lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, côngtác;nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dựkiến phân công công tác; cán bộ, công chức được giới thiệu trình bày ý kiến vềthực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời những vấn đề có liên quan;
Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếucó);
Đảng ủy hoặc Thường vụ Đảng uỷ cơ quan có ý kiến bằng văn bản về nhân sựđược đề nghị bổ nhiệm;
Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận và biểu quyết Người được đề nghị
bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành Thủ
Trang 9trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức hoặc đề nghị cấp
có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm
b) Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:
Lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự hoặc cấp có thẩm quyền giới thiệu;
Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận thống nhất về chủ trương và tiếnhành một số công việc sau: đại diện lãnh đạo cơ quan gặp cán bộ, công chức được
đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác; làm việc với cấp uỷ vàThủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác để trao đổi ý kiến
về nhu cầu bổ nhiệm, tìm hiểu và xác minh lý lịch của cán bộ, công chức; trao đổikết quả làm việc với cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức công tác; lấy ýkiến củacấp uỷ cơ quan về việc bổ nhiệm cán bộ, công chức; thảo luận, nhận xét, đánh giá
và biểu quyết; thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp nhận và quyết định bổ nhiệm hoặc
đề nghị cấp trên xem xét bổ nhiệm Đối với các trường hợp đề nghị cấp có thẩmquyền bổ nhiệm phải làm tờ trình kèm theo các hồ sơ cần thiết theo quy định hiệnhành Tùy vào mỗi chức danh chức vụ khác nhau mà có quy trình bổ nhiệm cụ thể
4.2 Đối với bổ nhiệm lại.
Tại Điều 11 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệmcán bộ công chức lãnh đạo (Ban hành kèm theo Quyết định số27/2003/QĐ-TTg ngày 19/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ) quy định:
- Cán bộ, công chức lãnh đạo làm báo cáo tự nhận xét đánh giá việc thực hiệnchức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ theo hướng dẫn tại Quychế đánh giá cán bộ, công chức gửi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp cóthẩm quyền;
- Tập thể cán bộ, công chức (hoặc tập thể lãnh đạo) trong cơ quan, đơn vịtham gia ý kiến Sau đó gửi biên bản lên Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặccấp có thẩm quyền;
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức lãnh đạođánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại;
- Sau khi trao đổi trong tập thể lãnh đạo, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyếtđịnh hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định
Trang 10III/ CÔNG TÁC BỔ NHIỆM THỰC TẾ TẠI UBND HUYỆN KIẾN XƯƠNG – TỈNH THÁI BÌNH
1. Vài nét khái quát về UBND huyện Kiến Xương – Tỉnh Thái Bình;
a) Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Kiến Xương
- Huyện Kiến Xương có diện tích tự nhiên là 199,34 km2, diện tích đất sản xuấtnông nghiệp là 12,568 ha Toàn huyện có 36 xã, 01 thị trấn, 237 thôn, 68,996 hộ,dân số 214,600 người Trong những năm qua, mặc dù còn gặp không ít khó khăn,song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, Đảng bộ và nhândân trong huyện đã nỗ lực phấn đấu giành được những kết quả quan trọng trên tất
cả các lĩnh vực Kinh tế có bước phát triển; an ninh quốc phòng được giữ vững,tình hình nông thôn ổn định Các hoạt động văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện cóchuyển biến tốt Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền từhuyện đến cơ sở đi vào nề nếp, có trọng tâm, trọng điểm và thống nhất cao; luônbám sát chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, chủ động xây dựng chương trình công tác,
đề án cụ thể để triển khai và tổ chức thực hiện
b) Cơ cấu tổ chức nhân sự
- UBND huyện Kiến Xương gồm 13 phòng, ban chuyên môn và các đơn vị sự
Trang 11- Ủy ban dân số gia đình và trẻ em;
- Tổng số cán bộ, công chức, nhân viên của UBND huyện Kiến Xương là 98 người
với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau;
- Bộ máy lãnh đạo UBND huyện gồm: 1 Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch, 5 Ủy viên và 1phụ trách lãnh đạo điều hành các phòng, ban chuyên môn là các trưởng phòng:+ Chủ tịch UBND huyện: Ông Đặng Văn Hòa;
lý luận chính trị có 21 đ/c; học đại học chuyên môn có 2 đ/c; học cao học chuyênmôn có 6 đ/c ( đ/c Chinh, đ/c Anh, đ/c Huân, đ/c Oanh, đ/c Hóa, đ/c Trì) Các đ/ccán bộ được cử đi đào tạo vẫn được hưởng 100% lương và các khoản phụ cấpkhác, ngoài ra còn có phụ cấp thêm tiền làm đề tài, tiền tham quan mô hình thực tế
2. Công tác bổ nhiệm thực tế tại UBND huyện Kiến Xương – Tỉnh Thái Bình (đối với đối tượng là trưởng phòng, phó phòng):
(Quy trình bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử diện ban thường vụ quản
lý (Ban hành kèm theo quyết định số 238-QĐ/HU ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Ban Thường vụ Huyện ủy ))
Trang 12Quy trình này chỉ áp dụng đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản
lý được bổ nhiệm lần đầu vào vị trí cao hơn gồm: Trưởng, phó phòng, ban, đoànthể và tương đương thuộc Huyện ủy, UBND huyện ( các đơn vị tương đươngphòng, ban là: Trung tâm văn hóa thể thao, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện,Trung tâm y tế, Đài phát thanh, Trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ, Trungtâm dân số KHHGĐ, Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban quản lý dự án) Không ápdụng đối với cán bộ quản lý được luân chuyển ngang chức, nhân sự đầu nhiệm kỳđại hội Đảng, đoàn thể và HĐND
Đối với các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn thuộc diện Ban Thường
vụ Huyện ủy quản lý; Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng các Trường THCS, Tiểu học,Mầm non khi chưa có quy định riêng thì vẫn phải thực hiện theo quy trình bổnhiệm trong quyết định 251QĐ/HU ngày 10 tháng 06 năm 2009 của Ban Thường
vụ Huyện ủy
QUY TRÌNH THỰC HIỆN:
Bước 1: Xin chủ trương Thường trực Huyện ủy
- Khi cơ quan đơn vị thiếu Trưởng phòng, phó trưởng phòng, ban và tươngđương, Ban tổ chức huyện ủy căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch và yêucầu nhiệm vụ, tình hình thức tế của cơ quan, đơn vị báo cáo xin ý kiến Thườngtrực Huyện ủy Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, Ban Tổchức Huyện ủy thông báo cho cơ quan đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, đồngthời phối hợp với cơ quan bổ nhiệm cán bộ, các cơ quan có liên quan, thông báocho cán bộ trong nguồn quy hoạch chức danh cần bổ nhiệm biết để chuẩn bịchương trình hành động nếu được bổ nhiệm báo cáo trước các hội nghị
- Đối với những chức danh chỉ có một hoặc hai nguồn trong quy hoạch, Ban
Tổ chức Huyện ủy báo cáo Thường trực Huyện ủy xin chủ trương trong quyhoạch bổ sung để có ít nhất 3 nguồn)
Bước 2: Tổ chức hội nghị ban chấp hành Đảng bộ Huyện ủy lấy ý kiến giới thiệu.
- Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức hội nghị gồm các đồng chí Huyện ủyviên; Trưởng phòng, ban, đoàn thể huyện và tương đương để bỏ phiếu giới thiệu
Nội dung hội nghị: