1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận chính sách tiền tệ và công cụ chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường

35 475 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 569 KB

Nội dung

Các công cụ của chính sách tiền tệCông cụ chính sách tiền tệ quốc gia là các hoạt động của NHTW nhằm tác độngđến cung tiền và lãi suất, qua đó nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách t

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I 1

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1

1.1 Khái niệm và vị trí của chính sách tiền tệ 1

1.1.1.Khái niệm chính sách tiền tệ 1

1.1.2.Vị trí chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường 1

1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ 1

1.3 Các công cụ của chính sách tiền tệ 3

1.1.3.Nhóm công cụ trực tiếp 3

1.1.4.Nhóm công cụ gián tiếp 4

Trang 2

CHƯƠNG I CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 Khái niệm và vị trí của chính sách tiền tệ

1.1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ quốc gia là tổng hoà những phương thức mà NHTW thông quacác hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ choviệc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định

1.1.2 Vị trí chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường

Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ là mộttrong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền

tệ Song cũng có quan hệ với các chính sách vĩ mô khác như chính sách tài khóa, chính sáchthu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại

Đối với Ngân hàng trung ương, việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ làhoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của NHTW đều nhằm làm cho chính sách tiền tệhoạt động hiệu quả hơn

1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ

- Phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng

Sự tác động vào quá trình phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng do nhiều yếu tố tácđộng Nhưng có một điều chắc chắn rằng, muốn kinh tế tăng trưởng thì nhất thiết phảithực hiện tái sản xuất mở rộng trên cơ sở khai thác triệt để các nguồn vốn tiềm năng trong

và ngoài nước Trong việc thực hiện mục tiêu này, vai trò của NHTW rất quan trọng Vớichức năng là trung tâm tín dụng, dưới sự chỉ đạo của NHTW thông qua chính sách tiền tệ,các ngân hàng huy động sẽ huy động một cách triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong xãhội, trên cơ sở đó phân phối lại cho các chủ thể cần vốn để phát triển kinh tế

- Tạo công ăn việc làm

Trong nền kinh tế thị trường, khi sức lao động trở thành hàng hoá thì hiện tượngthất nghiệp là một hiện tượng tất yếu xảy ra Do vậy, tạo công ăn việc làm là một yêu cầubức thiết và thường trực của các quốc gia

Trang 3

Việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm, nói chung chủ yếu phụ thuộc vào tình hìnhtăng trưởng kinh tế Khi nền kinh tế được mở rộng và phát triển thì việc làm được tạo ranhiều hơn, thất nghiệp giảm, và ngược lại Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, khi tăngtrưởng kinh tế đạt được do kết quả của cải tiến kỹ thuật thì việc làm có thể không tăng màthậm chí còn giảm Vì vậy, để thực hiện mục tiêu này, NHTW phải vận dụng các công cụcủa mình góp phần tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh

Những phân tích trên cho thấy vai trò của NHTW trong việc thực hiện mục tiêunày là phải vận dụng các công cụ của mình góp phần tăng cường đầu tư mở rộng sản xuấtkinh doanh Mặt khác, phải tham gia tích cực vào việc chống suy thoái kinh tế, tạo ra sựtăng trưởng kinh tế ổn định, vững chắc, nhằm mục đích khống chế tỷ lệ thất nghiệp khôngvượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, gia tăng khối lượng công ăn việc làm

- Kiểm soát lạm phát

Trong điều kiện lưu thông tiền vàng hoặc tiền giấy tự do chuyển đổi ra vàng, thìkhối lượng tiền thực tế sẽ phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế Ngày nay, thời đại củachế độ lưu thông tiền giấy bất khả hoán, lạm phát là một hiện tượng tất yếu xảy ra Mộtnền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng được trong một môi trường ổn định về tiền tệ - giá cả.Trong điều kiện đó, NHTW phải luôn coi việc kiểm soát lạm phát là một trong nhữngmục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia

Thường thì lạm phát vừa phải là mục tiêu phấn đấu của các NHTW trong vấn đềkiểm soát lạm phát Vì theo kết quả nghiên cứu được công bố năm 1960 của nhà kinh tếhọc người Mỹ, tên là A.W Philips, thì lạm phát và thất nghiệp tỷ lệ nghịch với nhau Cụthể, cứ giảm 1% tỷ lệ lạm phát thì tỷ lệ thất nghiệp tăng 2% Mặt khác, mức lạm phát quáthấp thì nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng suy thoái Mà tăng trưởng kinh tế, khống chế tỷ

lệ thất nghiệp và kiềm chế lạm phát đều là các mục tiêu cần đạt đến của chính sách tiền tệquốc gia

Rõ ràng, sự phối hợp ba mục tiêu này là rất quan trọng Bởi vì không phải cùngmột lúc cả ba mục tiêu đó đều có thể thực hiện được mà không có sự mâu thuẫn với nhau

Do vậy, khi đặt các mục tiêu cho chính sách tiền tệ quốc gia cần phải có sự dung hoà Cụthể là phải tuỳ lúc, tuỳ thời, tuỳ điều kiện cụ thể mà sắp xếp thứ tự ưu tiên Muốn vậy,NHTW phải luôn nắm bắt được thực tế diễn biến của quá trình thực hiện các mục tiêu,nhằm điều chỉnh chúng khi có sự thay đổi bằng những giải pháp thích hợp

Trang 4

1.3 Các công cụ của chính sách tiền tệ

Công cụ chính sách tiền tệ quốc gia là các hoạt động của NHTW nhằm tác độngđến cung tiền và lãi suất, qua đó nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ.NHTW sử dụng hai nhóm công cụ chính sách tiền tệ đó là: nhóm công cụ gián tiếp (thịtrường) và nhóm công cụ trực tiếp (hành chính)

1.1.3 Nhóm công cụ trực tiếp

Công cụ trực tiếp là công cụ mà thông qua chúng, NHTW có thể tác động trực tiếpđến các mục tiêu mà không phải qua một biến số trung gian nào khác Các công cụ trựctiếp mà NHTW có thể sử dụng thường là:

 Ấn định lãi suất tiền gửi

Nếu lãi suất tiền gửi cao sẽ thu hút được nhiều tiền gửi, làm gia tăng nguồn vốn đểcho vay Nếu lãi suất thấp, sẽ làm giảm tiền gửi, giảm khả năng mở rộng cung cấp tíndụng của các NHTM và các tổ chức tín dụng

Khi NHTW thay đổi các mức ấn định lãi suất tiền gửi, các NHTM và các tổ chứctín dụng phải tuân thủ các mức lãi suất ấn định này, từ đó sẽ làm thay đổi khối lượng tiền

tệ, tín dụng trong nền kinh tế Việc thay đổi các mức ấn định lãi suất tiền gửi sẽ có tácđộng trực tiếp và nhanh chóng đến khối lượng tiền tệ và tín dụng của nền kinh tế, songnhược điểm của biện pháp này là làm cho các tổ chức tín dụng mất đi tính linh hoạt vàquyền tự chủ kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng, dễ dẫn đến tìnhtrạng ứ đọng vốn nhất thời ở ngân hàng nhưng lại thiếu vốn cho đầu tư hoặc có thểkhuyến khích dân chúng dùng tiền vào dự trữ ngoại tệ, bất động sản trong khi ngân hànghụt hẫng về tiền mặt cũng như nguồn vốn cho vay

 Ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay hoặc lãi suất cơ bản

NHTW có thể tác động tới khối lượng tiền cung ứng bằng cách quy định và điềuchỉnh khung lãi suất (giới hạn tối đa và tối thiểu) hoặc quy định điều chỉnh lãi suất cơ bản

và biên độ dao động

Biện pháp này giúp ngân hàng thương mại được quyền lựa chọn mức lãi suất tiềngửi hoặc lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện cụ thể của mình trong giới hạn khung lãisuất hay biên độ giao động của lãi suất cho phép để kinh doanh, nâng cao được tính độclập, tự chủ của mỗi ngân hàng, mỗi tổ chức tín dụng Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường,lãi suất rất nhạy cảm với đầu tư, nên nhiều khi khung lãi suất do NHTW quy định trở nên

gò bó, cứng nhắc, không theo kịp những diễn biến của thị trường

Trang 5

 Ấn định hạn mức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng

Đây là biện pháp NHTW khống chế mức cho vay tối đa đối với NHTM và tổ chứctín dụng Trên cơ sở quy mô, tình hình hoạt động cũng như khả năng huy động vốn củatừng tổ chức tín dụng, NHTW tiến hành phân chia hạn mức tín dụng cho từng tổ chức tíndụng, đó chính là mức tối đa mà mỗi ngân hàng, mỗi tổ chức tín dụng được phép vay từNHTW Việc sử dụng biện pháp này tạo cho NHTW dễ dàng đạt được mục tiêu kiểm soátkhối lượng tiền cung ứng Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, với sự biến độngthường xuyên của cung và cầu tiền vay, biện pháp này tỏ ra không còn linh hoạt phù hợpvới sự biến động của nền kinh tế

Bên cạnh việc quy định hạn mức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng, NHTW cònquy định hạn mức tín dụng đối với nền kinh tế Trong trường hợp này NHTW có thể quyđịnh giới hạn khối lượng tín dụng mà các tổ chức tín dụng được cung cấp cho nền kinh tế.Công cụ này được sử dụng để kiểm soát chặt chẽ sự mở rộng tín dụng khi mà NHTWthực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ

 Phát hành tiền trực tiếp cho ngân sách và cho đầu tư

Khi ngân sách Nhà nước bị thiếu hụt, NHTW phát hành tiền để bù đắp sự thiếu hụt

ấy Biện pháp này làm gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông và hậu quả là gia tăng lạmphát

Vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội có thể được thực hiện thông qua con đườngtín dụng ngân hàng Việc NHTW phát hành tiền trực tiếp cho đầu tư là một biện pháp cầnthiết trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, dư thừa tiềm năng kinh tế và sẽ mang lại hiệuquả tích cực nếu việc phát hành tiền được sử dụng để khai thác tiềm năng về tài nguyên

và con người

1.1.4 Nhóm công cụ gián tiếp

Công cụ gián tiếp là công cụ mà sự tác động của chúng đến các mục tiêu của chínhsách tiền tệ được thực hiện thông qua một biến số khác thuộc về sự kiểm soát của NHTW

và qua cơ chế tự điều tiết của các lực lượng thị trường

Nhóm công cụ gián tiếp thường bao gồm: nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái cấpvốn và dự trữ bắt buộc

 Nghiệp vụ thị trường mở (Open market operation)

Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất, bởi vì

Trang 6

chúng là những nhân tố chủ yếu làm thay đổi lãi suất và khối lượng tiền cơ sở, là nguồnchủ yếu làm thay đổi cung tiền Như vậy, nghiệp vụ thị trường mở không tác động trựctiếp mà tác động gián tiếp đến cung tiền và lãi suất thị trường thông qua lãi suất liên ngânhàng và tiền cơ sở đến cung tiền và lãi suất thị trường Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp

vụ mua bán các chứng khoán ngắn hạn của NHTW trên thị trường mở

- Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở

Nếu muốn gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông, mở rộng tín dụng, NHTW tiếnhành mua giấy tờ có giá trên thị trường Ngược lại khi muốn giảm mức cung ứng tiền, thuhẹp tín dụng, NHTW phát hành và bán các giấy tờ có giá

Khi NHTW mua các giấy tờ có giá chứng khoán sẽ tạo ra các hiệu ứng:

+ Lãi suất liên ngân hàng giảm ngay lập tức, qua đó tác động làm cho lãi suất thịtrường ngắn hạn giảm theo

+ Dự trữ của hệ thống ngân hàng tăng ngay lập tức, qua đó làm tăng tiền cơ sở.Tiền cơ sở tăng, thông qua cơ chế tạo tiền gửi, làm cho cung tiền tăng lên

Ngược lại, khi NHTW bán chứng khoán sẽ tạo ra các hiệu ứng:

+ Lãi suất liên ngân hàng tăng ngay lập tức, qua đó tác động làm cho lãi suất thịtrường ngắn hạn tăng theo

+ Dự trữ của hệ thống ngân hàng giảm ngay lập tức, qua đó làm giảm khối lượngtiền cơ sở Tiền cơ sở tăng, thông qua cơ chế tạo tiền gửi, làm cho cung tiền giảm xuống

Như vậy, thông qua các nghiệp vụ của thị trường mở, NHTW có thể kiểm soátđược mức lãi suất thị trường ngắn hạn và mức cung tiền trong nền kinh tế

Thông thường, nghiệp vụ thị trường mở bao gồm 2 loại:

+ Nghiệp vụ chủ động (dynamic open market operations): là nghiệp vụ được tiếnhành nhằm mục đích chủ động thay đổi mức dự trữ và tiền cơ sở Chẳng hạn, NHTW thấytổng lượng tiền cung ứng vào lưu thông không đủ để kích thích nền kinh tế phát triển nênquyết định thực hiện nghiệp vụ thị trường mở để tăng lượng tiền đưa vào lưu thông

+ Nghiệp vụ bị động (defensive open market operations): là nghiệp vụ được tiếnhành nhằm bù lại những chuyển động của các nhân tố ảnh hưởng một cách không có lợiđến tổng lượng tiền trong lưu thông Chẳng hạn, khi tiền gửi của Kho bạc, các NHTM vàcác tổ chức tín dụng tại NHTW được dự đoán là giảm xuống, điều này đồng nghĩa với sựtăng lên của tổng lượng tiền trong lưu thông, NHTW sẽ phải tiến hành bán chứng khoán

Trang 7

trên thị trường mở.

Ưu, nhược điểm của nghiệp vụ thị trường mở

- Ưu điểm

Các công cụ nghiệp vụ thị trường mở có những lợi thế nhất định so với các công

cụ khác trong chính sách của NHTW Lợi thế này bao gồm tính chính xác với tổng dự trữ

và cơ số tiền dự trữ và cơ số tiền tệ có thể bị ảnh hưởng bởi tính linh hoạt của nghiệp vụthị trường mở và thực tế là quyền lực đối với sự thay đổi hoàn toàn trong tay của NHTW

+ Tính chính xác: Hoạt động thị trường mở giúp cho NHTW quản lý chính xác

tổng dự trữ ngân hàng và cơ số tiền tệ, đặc biệt khi chúng được tính bình quân tuần hoặctháng dựa trên số liệu hàng ngày Nếu NHTW muốn bơm bao nhiêu tiền dự trữ vào hệthống ngân hàng nó thực hiện đơn giản bằng cách mua bấy nhiêu tiền chứng khoán Chínhphủ Mức chính xác cao này không thể đạt được khi sử dụng các công cụ lãi suất tái cấpvốn hoặc dự trữ bắt buộc Chẳng hạn, nếu NHTW muốn giảm dự trữ thông qua chínhsách tái cấp vốn, tất cả những gì nó có thể làm là tăng lãi suất tái cấp vốn và thậm chí cóthể phát hành một thông báo khiển trách các ngân hàng không chịu vay với khối lượnglớn tại NHTW Trong một chừng mực nào đó, những hành động này sẽ tạo ra một sự suygiảm trong dự trữ và cơ số tiền tệ không thể dự báo trước được

+ Tính linh hoạt: NHTW có thể tham gia vào thị trường mở hàng ngày, mua và

bán với số lượng lớn chứng khoán chính phủ thông qua mạng lưới phân phối của nó Vì lý

do này NHTW dễ dàng thay đổi cung bậc của chính sách tiền tệ và thậm chí đảo hướngcủa nó thông qua các hoạt động của thị trường mở (chỉ trong thời gian ngắn nếu muốn).Điều tương tự không đúng với những thay đổi trong chính sách tái cấp vốn và dự trữ bắtbuộc là những thứ mà công chúng có thể nhận thức rõ ràng Chẳng hạn, nếu NHTW tănglãi suất tái cấp vốn hoặc dự trữ bắt buộc thì đây là một hành động hạn chế cung tiền Dovậy, hành động của NHTW được xem như là dấu hiệu một nhu cầu về hạn chế tiền tệ.Hướng ngược lại của việc giảm lãi suất tái cấp vốn hoặc dự trữ bắt buộc trong thời giantiếp theo sẽ làm NHTW lúng túng Bằng cách như vậy, nó sẽ bị công chúng coi là sai lầm.Hậu quả là nó không đảo ngược được hướng của công cụ chính sách tới tận khi có nhữngbằng chứng tin cậy cho thấy rằng một sự thay đổi trong chính sách là cơ bản.Vì lý do này

mà công cụ nghiệp vụ thị trường mở có thể được NHTW thực hiện nhiều lần mỗi ngàytrong khi đó với hai công cụ trên thì chỉ được sử dụng một vài lần trong năm

+ Khả năng tiên liệu: Nếu NHTW phải tác động đến các hoạt động kinh tế thông

qua dự trữ bắt buộc, cơ số tiền tệ hoặc dự trữ vượt mức, sự thay đổi trong những biến số

Trang 8

này nhất định phải do các quyết định của NHTW thay vì bị áp đặt bởi các lực lượng bênngoài Tức là, khả năng tiên liệu những thay đổi trong dự trữ, dự trữ vượt mức nằm trong

sự kiểm soát và quyết định của NHTW Đây cũng là tình huống đối với hoạt động thịtrường mở: bằng cách tiên liệu các hoạt động như vậy NHTW có thể điều khiển ứng xửcủa tổng dự trữ ngân hàng và cơ số tiền tệ Một tình huống tương tự có thể được thực hiệnđối với công cụ dự trữ bắt buộc, nó cho phép NHTW có thể kiểm soát dự trữ yêu cầu.Tuynhiên, điều này không đúng đối với công cụ lãi suất tái cấp vốn

Nhờ những ưu điểm trên mà nghiệp vụ thị trường mở được coi là công cụ hữu hiệunhất trong các công cụ của chính sách tiền tệ Tuy nhiên, việc thực hiện công cụ này đỏihỏi sự phát triển của thị trường tài chính thứ cấp nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng.Ngoài ra NHTW phải có khả năng dự đoán và kiểm soát sự biến động của lượng vốn khảdụng trong hệ thống ngân hàng

- Nhược điểm

+ Các ảnh hưởng của nghiệp vụ thị trường mở đến cơ số tiền có thể bị triệt tiêu bởicác tác động ngược chiều làm dự trữ của ngân hàng không tăng hoặc giảm tương ứng khiNHTW tiến hành các nghiệp vụ mua bán chứng khoán Chẳng hạn, do dòng chảy ngượcchiều của vốn, do mất cân đối trong cán cân thanh toán hoặc số dư tiền gửi của ngân sách

ở NHTW tăng lên làm cho việc mua chứng khoán nhằm tăng lượng tiền cung ứng củaNHTW có thể bị triệt tiêu một phần hay toàn bộ

+ Các NHTM không nhất thiết phải tăng hoặc giảm lượng cung ứng tín dụng vàđầu tư khi dự trữ tăng lên hay giảm đi do tác động của các nghiệp vụ trên thị trường mở

Có một số yếu tố ngăn cản các NHTM sử dụng tối đa số dự trữ dư thừa cho việc mở rộngtín dụng như: nhu cầu trả nợ NHTW, nhu cầu sử dụng tiền mặt tăng lên

+ Khi sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, NHTW thường mua bán với khối lượngchứng khoán lớn nên có thể gây ra sự biến động về lãi suất trên thị trường Trong trườnghợp lãi suất thị trường giảm xuống thì khối lượng tín dụng không nhất thiết tăng lên tươngứng bởi lẽ điều này còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, mức rủi ro

và sự ổn định của môi trường đầu tư

 Dự trữ bắt buộc (Reserve requirements)

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải duy trì theo quy định củaNHTW Nó được xác định bằng tỷ lệ % nhất định trên tổng số dư tiền gửi của các NHTM

và các tổ chức tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định

Trang 9

Dự trữ bắt buộc được xác định theo công thức sau:

Tiền gửi dựtrữ bắt buộc =

Tổng số tiền gửiphải tính dự trữ bắt

buộc

x

Tỷ lệ dựtrữ bắtbuộcTuỳ theo điều kiện của từng nước, trong từng thời kỳ mà NHTW có những quyđịnh về việc xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau Dự trữ bắt buộc có thể quy địnhcho tất cả các tổ chức tín dụng Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể được quy định chung chotoàn bộ các nguồn vốn huy động được của các tổ chức tín dụng, hoặc có thể chỉ được quyđịnh đối với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn dưới một năm

- Cơ chế tác động của dự trữ bắt buộc

Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho các tổchức tín dụng và quan trọng hơn là để NHTW kiểm soát quá trình tạo tiền của hệ thốngNHTM và các tổ chức tín dụng khác.Sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến sựthay đổi số nhân tiền và qua đó tác động tới mức cung tiền Cụ thể:

+ Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, các yếu tố khác không thay đổi, ngay lập tức dựtrữ vượt mức của hệ thống ngân hàng giảm, làm giảm khả năng cho vay và đầu tư của tổchức tín dụng, do đó làm giảm cung tiền trong lưu thông

+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bộ phận cấu thành mẫu số của hệ số nhân tiền Vì thế khi

tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng sẽ làm giảm hệ số nhân tiền, làm giảm khả năng tạo tiền vàcung ứng tiền của hệ thống ngân hàng

+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng làm tăng cầu dự trữ của các NHTM trên thị trườngliên ngân hàng Trong điều kiện cung dự trữ không đổi, sự tăng cầu dự trữ làm tăng lãisuất liên ngân hàng, từ đó dẫn đến tăng các mức lãi suất trên thị trường, giảm khối lượngcung tiền

+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào cho các NHTM Khi đó,

để cho vay có lãi, buộc các NHTM phải nâng lãi suất cho vay

Ngược lại, nếu NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tạo điều kiện cho các tổ chứctín dụng mở rộng, khả năng cho vay và đầu tư, dẫn đến khả năng tăng mức cung tiềntrong nền kinh tế

Như vậy, thông qua công cụ dự trữ bắt buộc, NHTW tác động cả về khối lượng tíndụng và giá cả tín dụng của các tổ chức tín dụng:

Trang 10

Về khối lượng tín dụng: việc tăng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có nghĩa là thắt chặthay nới lỏng khả năng tạo tiền của NHTM và các tổ chức tín dụng khác.

Về chi phí: việc tăng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng có nghĩa là làm tăng hoặcgiảm chi phí tín dụng của các NHTM

Do đó, dự trữ bắt buộc tạo ra tác động kép để buộc các tổ chức tín dụng có thể mởrộng hay hạn chế khả năng cung ứng tiền tệ và tín dụng trong nền kinh tế

- Ưu, nhược điểm của công cụ dự trữ bắt buộc

+ Đây là công cụ có ảnh hưởng rất mạnh và nhanh chóng đến lượng tiền cung ứng.Chỉ cần một thay đổi nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể khốilượng tiền cung ứng

+ Bất lợi chủ yếu của công cụ dự trữ bắt buộc là có thể khiến cho một số tổ chứctín dụng có dự trữ vượt mức ở mức thấp có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng mất khảnăng thanh toán

 Chính sách chiết khấu (Discount policy)

Chính sách chiết khấu thể hiện bằng quy chế cho vay của NHTW đối với cácNHTM vav các tổ chức tín dụng phi ngân hàng Quy chế này bao gồm những nội dung vềđiều kiện cho vay ngắn hạn dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá do các tổ chức tíndụng đưa đến Mục đích vay chiết khấu của các tổ chức tín dụng là để bù đắp thiếu hụttạm thời nhu cầu thanh toán hoặc thiếu hụt dự trữ bắt buộc.Những thay đổi trong chínhsách chiết khấu của NHTW sẽ tác động đến khối lượng vay chiết khấu của các ngân hàngthương mại, từ đó ảnh hưởng tới lượng tiền cung ứng và lãi suất thị trường

- Cơ chế tác động của chính sách chiết khấu

NHTW thay đổi lãi suất chiết khấu và hạn mức chiết khấu, qua đó ảnh hưởng đếnhoạt động đi vay của các tổ chức tín dụng như sau:

+ Hạn mức chiết khấu: Khối lượng dự trữ bổ sung cho các tổ chức tín dụng có thể

bị thu hẹp hoặc nới rộng phụ thuộc vào hạn mức chiết khấu của NHTW, từ đó ảnh hưởngđến khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, làmthay đổi lượng tiền cung ứng Mặt khác, khi cung tiền thay đổi sẽ tác động làm cho lãisuất thị trường thay đổi

+ Lãi suất chiết khấu: Khi NHTW tăng lãi suất chiết khấu sẽ làm tăng chi phí đivay của các tổ chức tín dụng, để kinh doanh có lãi, các tổ chức tín dụng phải tăng lãi suất

Trang 11

cho vay, từ đó làm giảm nhu cầu tín dụng Mặt khác, khi lãi suất chiết khấu tăng, chi phí

đi vay tăng buộc các tổ chức tín dụng hạn chế vay NHTW Để hồi phục dự trữ, các tổchức tín dụng phải giảm cung ứng tín dụng, khiến lãi suất thị trường tăng

- Ưu, nhược điểm của chính sách chiết khấu

+ Ưu điểm của công cụ chiết khấu là các khoản vay chiết khấu đều được đảm bảobằng các giấy tờ có giá, nên NHTW chắc chắn thu hồi được nợ khi đến hạn

+ Tuy nhiên, tác dụng của chính sách chỉ có thể phát huy khi các các tổ chức tíndụng có nhu cầu vay từ NHTW với mức lãi suất hợp lý Với sự phát triển của thị trườngtài chính, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàngcó thể tìmkiếm được các nguồn cho vay thay thế làm cho sự phụ thuộc vào các khoản vay NHTWgiảm đi, do đó làm giảm mức độ phát huy hiệu quả của công cụ này

+ Ngoài ra, NHTW khó có thể kiểm soát được hoàn toàn những tác động của công

cụ này bởi NHTW chỉ có thể thay đổi được lãi suất chiếu khấu và các điều kiện cho vay

mà không kiểm soát được việc các tổ chức tín dụng quyết định vay từ mình bao nhiêu

+ Công cụ này cũng không dễ khắc phục được sai sót như nghiệp vụ thị trường

mở Chẳng hạn, nó cũng có thể gây ra những biến động lãi suất trên thị trường,…

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG

NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2012

2.1 Quan điểm điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2011 - 2012

Hội nghị Trung Ương 3 (khóa XI) tháng 10/2011 đã xác định năm 2012 và giaiđoạn năm 2011-2015, ưu tiên hàng đầu của kinh tế Việt Nam là kiềm chế lạm phát, ổn

Trang 12

định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội đi đôi với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơcấu lại nền kinh tế.

Năm 2012 được coi là năm bản lề và có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiệnthành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 Bên cạnh việc tiếptục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ cònđặt mục tiêu triển khai đề án tái cấu trúc nền kinh tế với ba trụ cột là tái cơ cấu đầu tưcông, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc hệ thống tài chính với trọng tâm

là hệ thống ngân hàng thương mại

Như vậy, trọng trách nặng nề đặt ra cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và hệ thốngngân hàng nói riêng đối với phát triển kinh tế bền vững, nhất là trong việc thực hiện mụctiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn hiện nay vànhững năm tiếp theo

2.2 Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam

Công cụ của CSTT là hệ thống các biện pháp mà NHNN có thể sử dụng để điềuchỉnh, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mức cung cầu tiền tệ, nhằm đạt được mụctiêu cao nhất của CSTT đã đề ra

Theo quy định của luật NHNN 2010, Thống đốcNHNN có quyền quyết định lựachọn sử dụng công cụ điều hành chính sách tiền tệ để thực hiện các mục tiêu của chínhsách tiền tệ đã được Chính phủ đề ra

Việc sử dụng công cụ chính sách tiền tệ chỉ phát huy được hiệu quả khi nó tạo rađược cơ chế truyền dẫn tác động dây chuyền từ công cụ chính sách tiền tệ tác động đếnmục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian, mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ

Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ đã được NHNN sử dụng chủ yếu trongthời gian qua bao gồm: lãi suất, tái cấp vốn, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụthị trường mở, kiểm soát hạn mức tín dụng…

2.2.1 Công cụ lãi suất

Lãi suất là một trong những công cụ gián tiếp để điều hành CSTT, NHNN thôngqua công cụ này để điều khiển mức cung tiền cho nền kinh tế, nhằm đạt được mục tiêukiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền của quốc gia Chính sách, cơ chế điều hànhlãi suất của NHNN được định hướng theo nguyên tắc đảm bảo các mục tiêu của CSTT:kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Trang 13

Theo cơ chế điều hành lãi suất hiện nay, NHNN trực tiếp quyết định các mức lãisuất như: Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất OMO, trầnlãi suất huy động ngắn hạn, trần lãi suất cho vay ngắn hạn thuộc 4 đối tượng ưu tiên đốivới nền kinh tế của các TCTD Các TCTD được quy định lãi suất thỏa thuận đối với tiềngửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên; lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các đối tượng khác ngoài

4 đối tượng ưu tiên; lãi suất cho vay trung dài hạn cho tất cả các đối tượng khách hàng

Một số chuyển biến tích cực của cơ chế điều hành lãi suất 2011-2012:

Cơ chế điều hành các loại lãi suất năm 2012 được điều chỉnh linh hoạt, hợp lý và đồng bộ hơn so với 2011, phát huy được vai trò Ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng.

Từ tháng 6/2011 đến nay, các lãi suất chủ chốt của NHNN được điều hành theo cơchế: “trần” là lãi suất tái cấp vốn, “sàn” là lãi suất chiết khấu, biên độ giao động +/- 2% đểđiều tiết thị trường, lãi suất cơ bản và lãi suất thị trường mở được ấn định biến động trongbiên độ giữa lãi suất tái cấp vốn (trần) và lãi suất chiết khấu (sàn)

Các lãi suất điều hành của NHNN và lãi suất huy động vốn của NHTM được điềuchỉnh giảm xuống theo xu hướng giảm thấp của CPI (3/2012-10/2012), đảm bảo nguyêntắc thực dương, nguồn vốn huy động 10 tháng tăng +14.2%, thanh khoản của hệ thốngNgân hành được cải thiện bằng nguồn vốn hút vào từ nền kinh tế chứ không phải từnguồn tái cấp vốn như năm 2011

Từ tháng 6/2011-10/2012: Mối quan hệ giữa các loại lãi suất được điều chỉnh hợp

lý hơn thời kỳ trước đó, theo nguyên tắc: Lãi suất tái chiết khấu < lãi suất huy động vốndưới 12 tháng > “sàn” là lãi suất tái chiết khấu; “Trần” là lãi suất tái cấp vốn; Biên độ 1-2%, lãi suất huy động vốn của TCTD biến động trong biên độ nói trên

Sự đổi mới cơ chế lãi suất lãi suất nói trên đã khuyến khích các TCTD huy độngvốn từ nền kinh tế, hạn chế vay vốn từ NHNN, không còn cơ hội cho các TCTD lợi dụngvay tái cấp vốn của NHNN để cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao

để hưởng chênh lệch lãi suất lớn

Lãi suất huy động và cho vay của TCTD 2012 giảm hơn nhiều so với 2011, đặc biệt là chính sách cho vay lãi suất thấp hơn các đối tượng khác đối với 4 đối tượng sản xuất kinh doanh được ưu tiên, là quyết định đúng đắn, kịp thời;tác động tích cực đến giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng.

Trang 14

Đồ thị 1: CPI và các loại lãi suất (%/tháng)

So với cuối năm 2011, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm được6%/năm (14%/năm xuống 8%/năm), lãi suất cho vay 4 đối tương ưu đãi giảm được 4%-5%/năm (16-17%/năm xuống 12%/năm) Hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến đối với 4lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, côngnghiệp hỗ trợ ở mức 11-12%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức14-17%/năm Đặc biệt, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh 8-9%/năm so với đầu năm

2012, thị trường tiền tệ đã có sự cải thiện tích cực hơn nhiều so với năm 2011

Cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với lãi suất huy động vốn trên 12 tháng và lãi suất cho vay trung dài hạn là bước đi phù hợp, tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thương mại và thị trường.

Cơ chế lãi suất huy động lãi suất thỏa thuận được thực hiện theo Thông tư

19/2012/TT-NHNN ngày 8/6/2012: “Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên do

TCTD ấn định trên cơ sở cung cầu vốn thị trường”.

Lãi suất cho vay thỏa thuận được thực hiện từ 14/4/2010 theo Thông tư số12/2010/TT-NHNN vàthông tư 14/2012/TT-NHNN từ ngày 4/5/2012 Đối với các khoảncho vay ngoài 4 lĩnh vực ưu tiên TCTD cho vay theo lãi suất thỏa thuận

Một số vấn đề cần nghiên cứu hoàn thiện trong cơ chế điều hành lãi suất 2011-2012:

Duy trì quá lâu cơ chế điều hành trực tiếp lãi suất lãi suất huy động vốn và cho vay của các TCTD, làm cho các mức lãi suất kinh doanh của TCTD không phù hợp với

Trang 15

cung cầu vốn tín dụng trên thị trường và giảm tác dụng của các công cụ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất OMO, công cụ dự trữ bắt buộc.

NHNN có nhiều giải pháp và công cụ gián tiếp để tác động điều chỉnh lãi suất kinhdoanh của các TCTD Cụ thể, khi muốn điều chỉnh lãi suất kinh doanh của các TCTD đốivới nền kinh tế, NHNN sẽ thực hiện thông qua việc điều chỉnh các mức lãi suất tái cấpvốn, tái chiết khấu đối với TCTD Từ đó tác động đến lãi suất thị trường liên ngân hàng.Cuối cùng sẽ tác động đến lãi suất kinh doanh của các TCTD đối với khách hàng.NếuNHNN trực tiếp quyết định cả mức lãi suất cho vay và huy động vốn của các TCTD thìcông cụ lãi suất điều hành của NHNN sẽ không phát huy hết tác dụng

Trên thực tế, trong suốt thời kỳ 2011-2012, NHNN quyết định trực tiếp các mức lãilãi suất huy động cho vay của TCTD đối với khách hang đối với từng kỳ hạn và đối tượngkhách hàng (trừ lãi suất huy động trên 12 tháng theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày8/6/2012 và lãi suất cho vay thỏa thuận theo Thông tư số 12/2010/TT-NHNN và Thông

tư 14/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012); Cơ chế điều hành trực tiếp quyết các mức lãi suấtkinh doanh của các TCTD đã làm vô hiệu hóa các mức lãi suất điều hành chủ chốt củaNHNN (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu)

Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành là lãi suất thực hiện vai trò định hướng thị trường tiền tệ, nhưnghiện nay chỉ mang tính hình thức, chưa trở thành lãi suất cơ sở, chuẩn mực để định hướng cho các loại lãi suất khác trên thị trường.Vì thế làm tăng rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng và các quan hệ dân sự khi có phát sinh tố tụng.

Luật dân sự 2005 quy định các TCTD không được phép huy động và cho vay vớilãi suất cao hơn 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố Luật NHNN số46/2010/QH12 “Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và cácloại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi”

Vai trò đinh hướng và tác động của các loại lãi suất điều hành của NHNN (lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, OMO) đến lãi suất thị trường rất hạn chế Một trong những nguyên nhân chủ yều là phương pháp xác định các loại lãi suất trên còn bất cập, không dựa trên cơ sở lãi suất cơ bản là lãi suất chuẩn; cơ chế điều hành cụ thể các loại lãi suất chưa được ban hành rõ ràng.

Thực tế trong thời gian qua, NHNN chưa ban hành được cơ chế điều hành vàphương pháp xác định cụ thể từng loại lãi suất trên Khi quyết định các loại lãi suất chủyếu dựa vào diễn biến số liệu báo cáo thực hiện chỉ số CPI, các chỉ số kinh tế vĩ mô tháng

Trang 16

trước và quan điểm chỉ đạo điều hành mục tiêu CSTTcủa Chính phủ, thiếu các thông tin,phân tích dự báo thị trường về cung cầu, số lượng giao dịch, lãi suất Do đó các lãi suấtđược điều hành không sát với cung cầu tiền tệ và lãi suất thực trên thị trường, hạn chế tácdụng điều tiết của các công cụ lãi suất.

Sự điều chỉnh các mức lãi suất chưa theo sát kịp với diễn biến hàng tháng của chỉ

số CPI cả về biên độ và xu hướng, làm giảm hiệu quả và tác dụng của công cụ lãi suất.

Phân tích diễn biến CPI và các mức lãi suất thời kỳ 2011-2012 có thể thấy: đườngbiến thiên của các loại lãi suất và chỉ số CPI chỉ có 4 tháng là cùng xu hướng (2/2012-6/2012) còn lại là lệch pha với biên độ chênh lệch quá lớn, nên hiệu quả tác động đến dựtrữR của các TCTD và M2 không đáng kể

- Phân tích biến động lãi suất tái cấp vốn với CPI (2011-2012):

Đồ thị 2: CPI và lãi suất tái cấp vốn

Giai đoạn 2011-2012, NHNN có 6 lần điều chỉnh lãi suất (%/năm) theo xu hướngtăng liên tục (1/2011-2/2012): 9%, 11%, 12%, 13%, 14%, 15%; có 4 lần điều chỉnh giảmliên tục (3/2012-10/2012): 14%, 13%, 12%, 11%, 10% nhằm thực hiện mục tiêu…

Nhưng do các biên độ mỗi lần điều chỉnh quá hẹp, xu hướng điều chỉnh rất hiếmkhi phù hợp với xu hướng biến động của CPI nên tác động lên cung tiền và lãi suất thịtrường tiền tệ rất kém hiệu lực

Duy trì quá lâu cơ chế cố định “trần” lãi suất huy động và “thả nổi” lãi suất cho vay thỏa thuận, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các TCTD đẩy lãi suất cho vay lên tối đa, làm tăng rủi ro tài sản có và nợ xấu của cả hệ thống NHTM và các TCTD khác.

Trang 17

Từ tháng 1/2011-4/2012, NHNN quy định “trần” lãi suất huy động cố định theo xuhướng giảm dần (14%/năm, 13%/năm, 12%/năm, 11%/năm) và lãi suất cho vay thỏathuận ở tất cả các đối tượng và kỳ hạn vay vốn của khách hàng.

Tháng 5/2012, NHNN quy định “trần” lãi suất huy động (11%/năm) và “trần” lãisuất cho vay ngắn hạn theo biên độ (lãi suất cho vay = lãi suất huy động + 3%/năm) với 4đối tượng cho vay ưu tiên, còn các đối tượng cho vay khác và cho vay trung dài hạn đềulãi suất thỏa thuận

Từ tháng 6/2012- nay, NHNN quy định “trần” lãi suất huy động cố định (9%/năm)

và “trần” lãi suất cho vay cố định(13%/năm) với 4 đối tượng sản xuất kinh doanh ưu tiêncòn các đối tượng khác đều cho vay theo lãi suất thỏa thuận

Trong điều kiện kinh tế khó khăn, lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp rất khí

có thể cao hơn lãi suất cho vay thỏa thuận của các TCTD Với cơ chế lãi suất cho vaythỏa thuận các khách hàng tốt không dám vay vốn, còn các khách hàng chấp nhận đượclãi suất cao là những khách hàng đang thực sự khó khăn về tài chính, hoặc có nhu cầu tàitrợ cho những dự án có rủi ro rất cao.Vì vậy cơ chế lãi suất thỏa thuận chỉ mang lại lợi íchtrước mắt cho TCTD, nhưng lại tăng thêm các rủi ro do lựa chọn khách hàng, rủi ro tíndụng, tăng nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu, tạo ra một danh mục tài sản có rủi ro cao

Cố định mức lãi suất trần huy động vốn trong thời gian quá dài (trong suốt 12 tháng từ 3/2011-2/2012) trong khi CPI đã giảm mạnh và liên tục từ tháng 6/2011- 12/2011, làm tăng áp lực thanh khoản của hệ thống, tăng thêm các rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản, rủi ro đạo đức trong hệ thống Tài chính - Ngân hàng.

Nhìn vào đồ thị biểu thị quan hệ giữa CPI và lãi suất huy động vốn của các TCTD

dễ thấy rằng: đường lãi suất gần như đi ngang trong khi đường CPI biến động lên xuốnghình sin với biên độ rất lớn và chu kỳ dài

Hậu quả của cơ chế điều hành này gây thiệt hại cho người gửi tiền (7 tháng liên tụclãi suất tiền gửi ở mức thực âm); các NHTM phá rào trần lãi suất huy động vốn bằng mọicách (hoa hồng, chi tiền mặt ngoài sổ sách) thanh khoản căng thẳng, thị trường tiền tệ, thịtrường liên Ngân hang đua nhau cạnh tranh lãi suất “ngầm”

Trong suốt 12 tháng liên tục từ tháng 3/2011-2/2012, mức lãi suất “trần” huy độngvốn của các TCTD vẫn cố định 1, 17%/tháng (14%/năm) Trong khi CPI biến động liêntục hàng tháng với biên độ lớn và xu thế giảm rõ rệt lần lượt là: 2.25%; 3.53%; 2.43%;1.22%; 1.32%; 1.07%; 0.95%; 0.42%; 0.45%; 0.63%; 1.00%; 1.37% Kết quả là rủi ro kỳhạn, rủi ro thanh khoản của các TCTD tăng lên do tiền gửi huy động được của các NHTM

Ngày đăng: 29/04/2016, 00:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w