Tóm tắt sáng kiến Những hiểu biết sơ đẳng nhưng cơ bản về các biện pháp nghệ thuậtBPNTthường gặp trong học Tiếng Việt ở Tiểu học sẽ là nền tảng khởi đầu cho mỗi HStrên bước đường khám ph
Trang 1Phần 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Bồi dưỡng giáo viên "Các biện pháp nghệ thuật thường gặptrong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học."
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy và học các biện pháp nghệ thuật thườnggặp ở môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học
3 Tác giả:
Họ và tên: Trịnh Thị Nhung Nữ
Ngày tháng năm sinh: 03/03/1965
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học
Chức vụ,đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Thái
Điện thoại: 099.616.1965
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:Trường Tiểu học Hồng Thái, xã Hồng Thái,huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 03203548688
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
Trường Tiểu học Hồng Thái - Hồng Thái - Ninh Giang - Hải Dương
Trường Tiểu học Hồng Phong- Hồng Phong - Ninh Giang - Hải Dương.Trường Tiểu học Ninh Hải - Ninh Hải- Ninh Giang - Hải Dương
Trường Tiểu học Tân Phong - Hồng Phong - Ninh Giang - Hải Dương
6 Các điều kiện cần thiết áp dụng sáng kiến: Giáo viên tiểu học dạy các mônVăn hóa
7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Học kì I năm học 2014- 2015
HỌ TÊN TÁC GIẢ
Trịnh Thị Nhung
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trang 2Tóm tắt sáng kiến
Những hiểu biết sơ đẳng nhưng cơ bản về các biện pháp nghệ thuật(BPNT)thường gặp trong học Tiếng Việt ở Tiểu học sẽ là nền tảng khởi đầu cho mỗi HStrên bước đường khám phá cái hay cái đẹp của văn học nói chung và của TiếngViệt nói riêng.Kết quả của việc từ hiểu các BPNT đến vận dụng thực hành cácBPNT đó trong học Tiếng Việt là một quá trình tổng hợp kiến thức trong chuỗiquy trình : phân tích- ghi nhớ- tổng hợp-vận dụng.Kết quả đạt được ở mỗi HS phụthuộc rất nhiều vào GV Thực hiện "Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng về tinhthần tự học."Lấy tiêu chí “Sinh hoạt chuyên môn phải tháo gỡ những vướng mắccủa GV trong giảng dạy và trong sinh hoạt chuyên môn rất cần phát huy tính tíchcực của GV ” Được sự động viên, nhất trí của Ban giám hiệu 4 trường nên tôi tập
trung nghiên cứu nội dung, xây dựng nội dung: Bồi dưỡng GV “Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học ” để áp dụng bồi
dưỡng cho 100% số GV dạy văn hóa của 4 trường trong học kì I năm học
2014-2015
Tính mới,tính sáng tạo về nội dung bồi dưỡng:
Sáng kiến bồi dưỡng GV bàn chi tiết đến một nội dung cụ thể là “Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học ”.Với cấu
trúc hợp lý,khoa học từ lí thuyết ,ví dụ minh chứng đến bài tập phù hợp đến cácBPNT thường gặp trong dạy Tiếng Việt ở Tiểu học.GV thực hành đối chiếu đáp
án rất thuận lợi đã thỏa mãn nhu cầu cần bồi dưỡng của GV Cách sắp xếp cácnhóm bài theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp Trong mỗi nhóm đều có bài điểnhình trong sách giáo khoa Tiếng Việt giúp GV vững vàng trong cách hiểu đề, tựgiải quyết yêu cầu Đặc biệt có tới 95% ngữ liệu để thực hành được tôi tìm trích từsách giáo khoa Tiểu học và thơ Trần Đăng Khoa giúp GV vận dụng một cách linhhoạt sáng tạo và rút kinh nghiệm trong quá trình truyền đạt cho HS phù hợp với
Trang 3dạy phân hóa đối tượng HS Trong chương trình học Tiếng Việt ở Tiểu học các
em chỉ được học về biện pháp nhân hóa và biện pháp so sánh ,trong nhiều tài liệutham khảo môn Tiếng Việt ở Tiểu học các tài liệu đều đi theo đơn vị tuần họcvới đủ các phân môn mà chưa có tài liệu nào bàn sâu về các BPNT thường gặptrong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học Vì vậy nhiều GV còn lúng túng trongcách giúp HS nhận biết BPNT và tác dụng của nó.Đặc biệt là giúp học sinh vậndụng các BPNT khi viết tập làm văn Bởi vậy nội dung sáng kiến bồi dưỡng sẽgiúp GVcó sự nhìn nhận đa chiều về các BPNT thường gặp trong dạy và họcTiếng Việt ở Tiểu học Với phương pháp luyện tập thực hành là chính GV thảoluận, hợp tác nhóm phân tích đề, cá nhân tự hoàn thành yêu cầu ở từng bài, đốichiếu đáp án đã đáp ứng rất tốt yêu cầu cần bồi dưỡng của GV
Tính mới,tính sáng tạo trong hình thức bồi dưỡng:
- GV học bồi dưỡng theo hình thức cụm 4 trường.GV làm bài khảo sát trướckhi nhân tài liệu Với nội dung cụ thể được viết theo cấu trúc chặt chẽ, khoa học
và được trình chiếu trên ba file GV khi học bồi dưỡng có tài liệu in từ 1 file trong
đó có đủ phần lý thuyết, phần thực hành nhiều bài tôi chỉ in đề bài,trong khi thảoluận hợp tác nhóm GV trình bày bài làm vào tài liệu của mình Tôi trình chiếuđáp án hoặc gợi ý để GV đối chiếu thống nhất.Trong quá trình thực hành đó GVphấn khởi, tích cực đưa ra những phát hiện rất hay Cũng nhờ vậy mà tôi và GV 4trường có cơ hội trao đổi chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn
- Trong phiếu khảo sát đánh giá kết quả GV tham gia bồi dưỡng có 2 phần .Phần thăm dò ý kiến,phần này với các nội dung sau:Ý kiến đánh giá về nộidung,hình thức tổ chức,tài liệu phục vụ chuyên đề; Ý kiến lựa chọn 1 nội dungcần bồi dưỡng tiếp theo trong 3 nội dung đề ra có sự định hướng của BGH 4trường.Phần làm bài gồm 3 bài tập bám sát nội dung đã được bồi dưỡng.Thôngqua phiếu khảo tôi biết mức độ hài lòng của GV về các nội dung trên để rút kinh
Trang 4nghiệm hoặc phát huy cho công tác bồi dưỡng GV.Đặc biệt qua tỷ lệ số GV lựachọn cần bồi dưỡng tiếp theo là nội dung gì tôi nghiên cứu xây dựng nội dung
đó, có kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo cho phù hợp
- Tôi tin chắc rằng tất cả các trường Tiểu học đều có thể áp dụng sáng kiếnnày để bồi dưỡng GV dạy các môn văn hóa.Vì nó không tốn kém kinh tế,tài liệuphục vụ GV rất khoa học, cụ thể phù hợp với GVTiểu học.Việc ứng dụng côngnghệ thông tin trong quá trình áp dụng sáng kiến sẽ giúp báo cáo viên ,GV thuđược hiệu quả cao trong quá trình học bồi dưỡng Nhờ phát huy tốt tính tích cực
của người học tôi khẳng định nội dung: Bồi dưỡng GV"Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học ” đã đạt được mục tiêu
đề ra, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Hình thức tổ chức học bồi dưỡng GV với mô hình nhóm 4 trườngrất phù hợp với chủ trương chỉ đạo trong đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên mônhiện nay,tác động tích cực đến tinh thần tự học của mỗi GV.GV 4 trường có cơhội chia sẻ những khó khăn quá trình giảng dạy để cùng nhau tìm cách giải quyếtkhoa học.Trong quá trình thực hành phát huy cao tính tích cực của GV tránh kiểuthuyết trình lý thuyết suông điều đã từng tồn tại lâu nay trong học bồi dưỡngGV.Kết quả GV đã đáp ứng tốt so với yêu cầu đề ra tỷ lệ các bậc điểm cao đềutăng so với trước khi học.( Kết quả có biểu đồ minh họa trong phụ lục đính kèm ) Thứ hai: Thực hiện áp dụng sáng kiến không tốn kém về kinh phí, bất kìnhóm trường nào đều cũng thực hiện được Lợi ích thiết thực nhất là GV dạy cácmôn văn hóa được củng cố nâng cao kiến thức về các BPNT thường gặp vận dụnglinh hoạt trong giảng dạy
Thứ ba :Thông qua ý kiến mà GV lựa chọn nội dung bồi dưỡng tiếp theo cán bộquản lý mỗi nhà trường có kế hoạch chuẩn bị kế hoạch, nội dung bồi dưỡng đápứng nhu cầu chính đáng của họ Tôi vững vàng hơn trong công tác quản lý chuyên
Trang 5môn và được bổ sung cách tư duy sáng tạo mà đồng nghiệp chia sẻ trong quá trìnhthực hành
Tôi đề xuất kiến nghị:
- Tổ chuyên môn các trường tiếp tục thảo luận tự giải quyết các đề Tập làm văn đãgiới thiệu trong tài liệu , áp dụng nội dung đã được bồi dưỡng trong dạy học đảmbảo phân hóa đối tượng học sinh
- BGH các trường có hình thức lồng ghép kiểm tra kết quả GV đã học bồi dưỡngtrong bài kiểm tra năng lực của GV chọn GV giỏi
- Những nội dung bồi dưỡng GV thực sự thiết thực, hiệu quả cao Phòng giáo dụccần triển khai tới các cụm trường trong huyện để GV có cơ hội bồi dưỡng chuyênmôn nghiệp vụ
-Các cấp lãnh đạo động viên,khen thưởng các tác giả đã tâm huyết với công tácchuyên môn khi họ có những sáng kiến được đánh giá tốt trong công tác bồidưỡng GV
Trang 6Ai cũng hiểu rằng muốn có trò giỏi thì cần phải có thầy giỏi Nội dung bồidưỡng giáo viên rất phong phú song quan trọng là các cán bộ quản lý nhà trường,mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy cần xác định nội dung gì để bồi dưỡng mớiđáp ứng tốt công việc dạy học của nhà trường Vì vậy công tác bồi dưỡng giáoviên nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,năng lực sư phạm cho giáo viên nóichung và giáo viên Tiểu học nói riêng,góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quátrình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ năm học là việc làm cần thiết trong hoạtđộng chuyên môn.
1.1.2 Cơ sở thực tiễn
Tại trang 4 tạp chí Thế giới trong ta (CĐ 124 - tháng 10 năm 2012 ) Tạpchí thông báo có đoạn như sau : "Kết quả điều tra khảo sát trình độ giáo viên TH
Trang 7và THCS ở một số tỉnh thành thì có tới 22,5% số GV không làm thành thạo 4 phéptính cơ bản và không viết nổi một đoạn văn ngắn đúng cú pháp Tiếng Việt và11,43% số Gv không phân biệt được l/n ,các dấu hỏi,ngã." Điều đó nói lên thựctrạng về trình độ của GV nói chung và GVTH nói riêng rất cần bồi dưỡng thườngxuyên
-Vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi cần làm thường xuyên mà nhiều giáo viên cònlúng túng khi gặp những bài tập cảm thụ văn học hoặc cách vận dụng BPNT trongtập làm văn còn hạn chế Đặc biệt GV có ít tư liệu cung cấp cho trong quá trìnhluyện tập ở 1 số tiết buổi 2.Việc dạy học phân hoá đối tượng luôn là yêu cầu củacác môn học môn Tiếng Việt lại là môn học cơ sở cho các môn học khác Côngtác bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng thường xuyên là nhiệm vụ quantrọng của mỗi cán bộ quản lý và mỗi giáo viên
- Do khả năng tự học của học sinh tiểu học còn hạn chế rất cần giáo viên cung cấpcách phân tích nhận diện BPNT để làm bật nội dung đoạn văn ,đoạn thơ hoặc cảbài
Trong quá trình dạy bồi dưỡng Tiếng Việt cho học sinh khá giỏi lớp 4,5 cómảng kiến thức khá rộng và khó là giúp các em cảm thụ văn học Những đoạnvăn,bài văn các em viết cần có hình ảnh có sử dụng biện pháp nghệ thuật Tạisao HS khó đáp ứng được yêu cầu đó ?
- Trước tiên phải nói đa số GV chưa hiểu tường tận về các BPNT thường cần ápdụng trong dạy học sinh Tiểu học Vì GV chưa hiểu sâu về kiến thức cơ bản nênviệc giúp học sinh phát hiện ,tìm hiểu một số BPNT trong học Tiếng Việt rất hạnchế
- Vì HS chưa hiểu biết cơ bản về các BPNT vì vậy rất hạn chế trong cách sử dụngcác biện pháp đó trong văn miêu tả đặc biệt là biện pháp so sánh và nhân hóa HSchưa hiểu biết cặn kẽ về BPNT thì sao viết được đoạn bài văn hay HS khôngthể diễn đạt các đặc điểm sự vật sau khi quan sát một cách sinh động HS đứng
Trang 8trước một bài văn một bài thơ hay, môt số câu văn hay gợi tả đa số các em chỉ lơ
mơ về nội dung của bài mà chưa hiểu được cái hồn văn học trong đó
Vì sự hạn chế đó mà cách diễn đạt trong tập làm văn ít bay bổng văn tả đềuđều như văn kể Việc dùng từ ngữ còn hạn chế chưa phong phú chưa biết chọn lọc
từ ngữ hình ảnh chưa biết lồng ghép giữa yếu tố nghệ thuật với yếu tố nội dung đểlàm toát ý nghĩa mà tác giả gửi gắm là điều cả giáo viên và học sinh còn có nhiềuhạn chế
Lâu nay nhiều chuyên đề chuyên môn bàn nhiều về một số nội dung chính nhưxác định từ loại, xác định chủ ngữ, xác định vị ngữ hay là phương pháp dạy Tậplàm văn thẻ loại văn miêu tả gồm :tả đồ vật , tả cây cối, tả con vật, tả người ,dạyluyện từ và câu Kiểu bài mở rộng vốn từ … nhưng chưa thấy có chuyên đề nàobàn sâu về muốn cảm thụ văn học tốt thì cần tìm hiểu tốt về các BPNT như thếnào Vì vậy dạy HS tiểu học biết cảm thụ văn học đã khó dạy cách viết lại nhữngcảm nhận đó với các em lại càng khó hơn Và cuối cùng là vận dụng những hiểubiết về các BPNT đó để viết những câu văn có hình ảnh những đoạn văn , bài vănhay là điều GV nào cũng mong muốn ở HS nhưng rất khó khăn
- Khi học ở lớp 3 các em đã biết sơ lược nhưng cơ bản về biện pháp so sánh vànhân hóa Lên lớp 4 ,5 ngoài nghệ thuật so sánh và nghệ thuật nhân hóa các emcòn làm quen với nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ , câu hỏi tu từ, biện pháp đảo ngữ,phép thế Có điều những BPNT mới này học sinh Tiểu học không được học thànhbài như 2 biện pháp so sánh và nhân hóa , có ít GV khai thác lồng ghép trongnhững giờ tập đọc Nhiều GV chưa chú ý đầu tư tìm tòi các BPNT thường gặptrong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học một cách hệ thống bài bản trong dạy cảmthụ văn học cho HSG vì vậy HS ít có cơ hội thực hành như những dạng bài tập vềcác BPNT khác ngoài biện pháp so sánh , nhân hóa.Chính vì vậy nên cần có mộtchuyên đề bồi dưỡng giáo viên về các BPNT thường gặp trong dạy –học TiếngViệt ở Tiểu học giúp GV có sự nhìn nhận đa chiều ,sâu sắc vận dụng những hiểubiết trong bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 4,5cũng như giúp HS
Trang 9vận dụng trong tập làm văn đạt hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạymôn Tiếng Việt.
- Căn cứ vào nhu cầu cần bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của GV đăng ký
- Căn cứ vào hướng dẫn của PGD&ĐT về nội dung: đổi mới hình thức sinh hoạtchuyên môn, nội dung sinh hoạt chuyên môn cần tháo gỡ những vướng mắc củagiáo viên trong giảng dạy
Nói tóm lại: Viết về cái hay cái đẹp trong thơ ca qua nghệ thuật văn chương là
một phạm trù quá rộng lớn tôi không đủ khả năng viết một phần rất rất nhỏ trong
đó ! Tôi chỉ biết luôn cố gáng tìm hiểu các BPNT thường gặp trong dạy và họcTiếng Việt ở Tiểu học để góp phần làm tốt công tác chuyên môn Tất cả nhữnghiểu biết về các BPNT thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học đãtừng giúp tôi hiểu biết, khai thác tốt nội dung nhiều bài học Đó cũng là nhữngkiến thức vô cùng cần thiết trong quá trình tôi dạy bồi dưỡng HS giỏi nhiều nămqua.Để dạy và học tốt môn Tiếng Việt ở Tiểu học là một phạm vi rất rộng tôikhông có tham vọng bàn đến ,dạy học thế nào để có hiệu quả cao trong dạy bồidưỡng HS giỏi cũng là vấn đề khó khăn vô cùng vì nó gồm rất nhiều yếu tố quantrọng cả từ hai phía là người dạy và người học ngoài ra cần một yếu tố nữa đó làkhiếu văn chương ở mỗi cá nhân .Cũng như dạy thế nào để học sinh viết vănmiêu tả hay xin để các nhà giáo nhiều kinh nghiệm đàm đạo kĩ trong sinh hoạtchuyên môn còn ở đây tôi chỉ đề cập đến một nội dung rất nhỏ đó là: Bồi dưỡng
giáo viên : Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở
Tiểu học
Muốn HS nhận biết về các BPNT thường gặp trong học Tiếng Việt ở tiểu học vàvận dụng trong học tập Tiếng Việt thì trước hết giáo viên phải là người thật tinhthông trong cách hiểu, tự vận dụng thành thạo nhiều bài trong cảm thụ văn họctrình bày ngắn gọn phù hợp với HS Tiểu học, đồng thời cũng biết tự xây dựng đềsát với các tình huống trong thực tế khi gặp những bài văn bài thơ hay .Có nhưvậy khi giảng dạy giáo viên mới khai thác được các trường hợp, không bị ngỡ
Trang 10ngàng trong các cách diễn đạt khác nhau trong nhiều văn bản Có như vậy GV mớilàm chủ kiến thức không quá phụ thuộc và các tài liệu tham khảo .
Trong nội dung bồi dưỡng xin được đề cập tới các BPNT thường gặp và tập vậndụng trong Tiếng Việt ở Tiểu học.Hệ thống các BPNT thường gặp và sử dụngtrong khi học Tiếng Việt ở Tiểu học là :
Tuy nhiên phần cung cấp tư liệu tập trung nhiều về nghệ thuật so sánh và nghệthuật nhân hóa Bởi vì :
So sánh và nhân hoá là các biện pháp tu từ trong văn học được đưa vàochương trình Tiếng Việt tiểu học để học sinh có những hiểu biết ban đầu về nghệthuật ngôn từ, về vẻ đẹp của văn học Tìm hiểu và thực hành về nghệ thuật nhânhóa và nghệ thuật so sánh rất phù hợp với trình độ và đặc điểm tâm lý của họcsinh Tiểu học Những bài học về so sánh và nhân hoá đầu tiên đến với các em ởlớp 3 Trong mỗi bài học đều có dữ liệu trực quan rõ ràng để nhận biết, để họcsinh tìm hiểu, thu lượm cho mình những kiến thức về so sánh và nhân hóa Khi dữliệu phong phú hơn đa dạng hơn, cuốn hút học sinh hơn nếu giáo viên tìm đượccác bài thơ hay phù hợp với lứa tuổi và làm các em thích thú Những dữ liệu thơ
ấy chúng ta dễ tìm thấy ở thơ Trần Đăng Khoa, thơ Phạm Hổ và trong những bàitập đọc ở Tiểu học rất phù hợp với đặc điểm tâm lý ,trình độ nhận biết của các em
Trang 111.2 Mục đích
- Bồi dưỡng giáo viên thực hành luyện tập về các BPNT thường gặp trong dạy vàhọc Tiếng việt ở Tiểu học, trong đó tìm hiểu kĩ và thực hành nhiều hơn biện phápnghệ thuật so sánh và nhân hóa.Giúp GV vận dụng linh hoạt trong dạy học đảmbảo dạy học phù hợp phân hoá đối tượng học sinh
- Cung cấp nguồn ngữ liệu phong phú được trích dẫn từ sách giáo khoa Tiểu học
và từ nhiều bài thơ hay của Trần Đăng Khoa, Phạm Hổ rất phù hợp đặc điểm tâm
lý học sinh Tiểu học giúp GV vận dụng linh hoạt đảm bảo dạy học phù hợp phânhoá đối tượng học sinh
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong quá trình thực hiện nội dung bồi dưỡng.
1.3.1 Đối tượng
- Giáo viên dạy các môn văn hoá ở trường
6 biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học
- Một số ví dụ điển hình có trong sách Tiếng Việt lớp 3,4,5 và Sách TV nâng cao
ở Tiểu học Một số đề Tập làm văn, một số đề thi chọn học sinh giỏi
- Một số bài thơ của Trần Đăng Khoa và Thơ Phạm Hổ, ca dao…
-Kết quả các bài điều tra thực trạng và khảo sát đánh giá kết quả học bồi dưỡng
1.3.2 Phạm vi
- Khoảng 95 % nội dung là từ hiểu lý thuyết 6 BPNT thường gặp ở Tiểu học đểgiúp GV vận dụng cảm thụ văn học những đoạn thơ,đoạn văn hoặc bài thơ đượctrích từ sách Tiếng Việt tiểu học hoặc trong thơ văn viết cho thiếu nhi Còn lạikhoảng 5% nội dung là một số ít bài mở rộng nâng cao như ca dao ,thơ của BàHuyện Thanh Quan, thơ tố Hữu
Trang 12-Sau khi học GV áp dụng được trong khai thác nội dung nghệ thuật ở các bài cónội dung liên quan ở lớp 3;4;5.
-Nội dung này không áp dụng dạy ở lớp1; lớp 2
1.4 Phương pháp
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra thực trạng
- Nhóm 1 : GV có tham gia dạy bồi dưỡng HSG lớp 3 4-5 từ 3 năm trở lên
- Nhóm 2 : GV rất ít hoặc chưa tham gia dạy bồi dưỡng HSG lớp3- 4-5
Nội dung khảo sát:
Câu1( 2điểm)
- Khoanh vào câu nào có sử dụng biện pháp tu từ so sánh
A Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
B Chiếc dù bật ra nhỏ như cái tóp chanh rồi to dần bằng cái vung nồi bằng cáimẹt
C Đôi mắt cô ta đen láy hệt như mắt mẹ cô ấy lúc còn trẻ
Trang 13Câu 3 (2 điểm)
Theo đồng chí tìm hình ảnh so sánh và sự vật được so sánh có gì khác nhau ?Lấy ví dụ minh họa
Câu 5 ( 3 điểm)
Trong bài thơ “Dừa ơi” tác giả viết
« Dừa ơi dừa,người bao nhiêu tuổi,
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ ?
Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua ? »
Lê Anh Xuân
Đồng chí hãy cho biết trong khổ thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ?Tác dụng của mỗi biện pháp nghệ thuật đó ?
Chấm bài tập hợp kết quả khảo sát
Tổng số GV tham gia khảo sát trước khi học bồi dưỡng của cả 4 trường: 70
-Không có GV đạt điểm hơn 9
- Riêng phần kiến thức phân biệt giữa hình ảnh so sánh với sự vật được so sánhhơn 90 % số GV hiểu rất lơ mơ nên làm bài câu này kết quả thấp
- Tìm hiểu nguyên nhân tôi được biết chỉ những GV bồi dưỡng HS giỏi lớp 5nhiều năm mới đáp ứng được điểm 8; 9 Vì vậy tôi khẳng định nội dung :Bồi
Trang 14dưỡng giáo viên “ Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học ” là rất cần thiết
2.2 Biện pháp thực hiện
2.2.1 Hội ý cùng tổ trưởng chuyên môn và BGH trường bạn
Qua hội ý sẽ bổ sung nội dung chính bồi dưỡng GV, thống nhất quyết địnhthời điểm, thời lượng triển khai, hình thức học bồi dưỡng, in tài liệu chuyển tớigiáo viên.Phân công nhiệm vụ cho BGH từng trường Qua thư ngỏ chuyển tới GVcác trường tôi đề cập những nội dung GV cần chuẩn bị như tài liệu tham khảotrước và trong khi học bồi dưỡng để đối chiếu với nội dung bồi dưỡng học tập liênquan đến luyện tập thực hành để GV thực hành đạt hiệu quả tốt nhất nội dung bồidưỡng
2.2.2 Phân công nhiệm vụ cho một số cá nhân
- Tôi chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung về hệ thống bài tập thực hành vàtriển khai nội dung đó, giải đáp thắc mắc của GV thuộc nội dung bồi dưỡng Xâydựng bài tập khảo sát, đáp án, biểu điểm đánh giá, trực tiếp chấm bài
- Đề nghị với ban giám hiệu 4 trường thống nhất thời điểm,thời lượng,hìnhthức triển khai nội dung bồi dưỡng
- Hiệu trưởng 4 trường lo kinh phí in tài liệu phục vụ GV
2.2.3 Chuẩn bị hệ thống bài tập và lựa chọn thời điểm triển khai nội dung
bồi dưỡng.
Chuẩn bị hệ thống bài tập là nội dung quan trọng nhất trong quá trình thựchiện nội dung bồi dưỡng GV bởi bài tập càng phong phú càng có nhiều tình huống
Trang 15thì khi GV luyện tập càng hứng thú Tôi đọc, trích dẫn các ngữ liệu từ SGK và cácbài thơ của Trần Đăng Khoa, Phạm Hổ vào tài liệu để làm tư liệu thực hành.Tham khảo bài viết có nội dung bàn về nghệ thuật so sánh và nghệ thuật nhânhóa của các tác giả đăng tải ở tài liệu tạp chí Thế giới trong ta chuyên mụcNghiệp vụ tiểu học và trong một số tài liệu như: Sách Tiếng Việt nâng cao, Toántuổi thơ 1 mục “Sang chơi nhà văn”; Một số đề thi HSG cấp tỉnh, thành phố…
2.3 Sơ lược điểm mới về hình thức tổ chức, nội dung bồi dưỡng GV.
Nội dung bồi dưỡng căn cứ trên kết quả thăm dò ý kiến, yêu cầu của chính
Đặc biệt trong bài khảo sát đánh giá với 3 nội dung chính là: Thăm dò ý kiến
GV về hình thức tổ chức và nội dung bồi dưỡng ;Nội dung GV lựa chọn đề nghịđược bồi dưỡng tiếp theo là 1 trong 3 nội dung BGH 4 trường định hướng đưa ra;
2.4 Triển khai vấn đề đã chuẩn bị tới GV
Nội dung được trình chiếu trên 3 file, gồm 1file trình chiếu trên Power Pointvới nhiều Slides để mô tả cấu trúc, yêu cầu, dung lượng từng nhóm bài 2 filetrong đó 1 file gồm đầy đủ nội dung đề đáp án hoặc gợi ý đây là tài liệu của riêngtôi , còn 1file đủ phần lý thuyết và ví dụ minh họa nhưng phần luyện tập lược bỏ
Trang 16đáp án như ở tài liệu của tôi dây là nội dung để GV chủ động phát huy tính tíchcực của người học phần bài làm để GV tự trình bày bài làm Sau khi GV hoànthành bài làm tôi trình chiếu phần đáp án để GV đối chiếu.
Tôi và các GVchia sẻ kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng cac BPNTthường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học
Sau đây là nội dung : Bồi dưỡng GV “ Các biện pháp nghệ thuật thường
gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học”.
Khái quát
Trước hết ta cần biết :
Có 5 nhóm phương tiện tu từ Tiếng Việt và 5 nhóm biện pháp tu từ Tiếng Việt
Cụ thể 5 nhóm phương tiện tu từ Tiếng Việt là :
-Nhóm 1 Phương tiện tu từ từ vựng( gồm 17 phương tiện)
Nhóm 2.Phương tiện tu từ ngữ nghĩa.( gồm 18 phương tiện trong đó có Nhânhóa)
- Nhóm 3.Phương tiện tu từ cú pháp( gồm 14 phương tiện trong đó có Điệp ngữ,Đảo ngữ)
-Nhóm 4.Phương tiện tu từ văn bản( gồm 9 phương tiện )
Nhóm 5 Phương tiện ngữ âm của phong cách học.( gồm 4 phương tiện )
Cụ thể 5 nhóm biện pháp tu từ Tiếng Việt là :
Nhóm 5 Biện pháp tu từ ngữ âm – văn tự.( gồm14 biện pháp )
( Thông tin chi tiết các bạn tìm đọc tài liệu “99 Phương tiện và Biện pháp tu từTiếng Việt –Tác giả Đinh Trọng Lạc - Nhà xuất bản Giáo dục )
Trang 17Như đã trình bày ở trên trong phạm vi nội dung bồi dưỡng chỉ tìm hiểu một sốBPNT thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học
Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học
Phần lý thuyết
* Nghệ thuật so sánh
Khái niệm: so sánh( còn gọi:so sánh hình ảnh,so sánh tu từ,tu từ so sánh) là một
biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại củathực tế khách quan ,không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét tươngđồng nào đó ,nhằm diễn đạt bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng
VD : Mát mèo như hòn bi ve
Cần phân biệt tư từ so sánh với so sánh luận lí :
So sánh luận lí trong đó cái được so sánh và cái để so sánh là các đối tượngcùng loại và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đốitượng cùng loại
VD : Mặt con tròn y như mặt bố nó
Hoặc : a2 + b 2 = (a + b ) x ( a – b)
Ở chuyên đề này ta chỉ bàn đến tu từ so sánh
Ở Tiểu học chỉ cần hiểu ngắn gọn như sau : so sánh( còn gọi:tu từ so sánh) là
một biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu sự vật, sự việc này đối
sự vật sự việc khác có nét giống nhau ( nét tương đồng )để làm tăng sức gợi hình,giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể sinh động hơn
Trang 18Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
- Kiểu so sánh ngầm(So sánh chìm) là hình thức so sánh kín đáo,ý nhị Sự so sánh
ấy làm cho sự sự việc diễn đạt trở nên sâu sắc người viết người đọc phải có sự liêntưởng tốt người viết mới viết được và người đọc mới hiểu được Nó kích thích sựlàm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những néttương đồng của 2 đối tượng ở 2 vế từ đó nhận ra đặc điểm đối tượng miêu tả
VD : Trẻ em như búp trên cành
Sự suy nghĩ liên tưởng có thể diễn ra như sau :
Trẻ em tươi non như búp trên cành
Trẻ em đầy sức sống như búp trên cành
Trẻ em chứa chan hi vọng như búp trên cành
* Đều có ý nghĩa chung trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước rất cần được quantâm chăm sóc bảo vệ
Một số cách so sánh chính:
Cách 1: So sánh cùng loại.
, So sánh người với người:
VD: - Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo
Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền
- Thầy thuốc như mẹ hiền
, So sánh vật với vật, hình ảnh với hình ảnh,âm thanh với âm thanh
VD: - Hoa lựu như lửa lập lòe
Nhớ khi em tưới, em che ngày
-Con chuồn chuồn đỏ chót trông như quả ớt chín
VD
- Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió
Trang 19VD - Bà như quả đã chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng
- Mẹ già như chuối chín cây
Cách 3: So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng.
VD - Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu
* ở lớp 3 chỉ nói chung là kiểu so sánh ngang bằng và kiểu so sánh hơn kém
Sử dụng nghệ thuật so sánh trong nhiều phong cách khác nhau
Do chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm –cảm xúc,và do cấu tạo đơn giảnnên so sánh tu từ được dùng nhiều trong phong cách Tiếng Việt như phong cáchnói năng hàng ngày, phong cách chính luận, nhất là trong lời nói nghệ thuật
Trong lời nói hàng ngày : có cách nói ví von rất ngắn gọn mà có hình ảnh, nội
dung rất thấm thía.Phải kể đến dân gian có cách vận dụng tu từ so sánh rất sángtạo trong ca dao, tục ngữ,thành ngữ.Đôi khi so sánh lại mang hàm ý trái ngược đểchê bai
VD
- nhanh như chớp, nhanh như điện, nhanh như cắt, nhanh như sóc, nhanh nhưgió thổi, nhanh như ngựa phi,sắc như dao cau, sắc như nước,dai như đỉa đói,
…
- chậm như sên, chậm như rùa,
- gầy như cá mắm, gầy như cò hương, gầy như ma đói, gầy như mèo hen,…
- nhăn như khỉ, béo như lợn, to như voi, hôi như cú, lẩn như chạch,nói nhưkhướu,…
Trang 20- đẹp như tiên, hiền như bụt, hiền như đất, khỏe như trâu, thuốn lộn như rồngrồng,…
- chạy như vịt, chạy như ma đuổi, …
- thẳng như rắn ngoi.( chê bai thẳng mà không thẳng)
- nặng như chì, nặng như đeo đá, nhẹ như bấc,nhẹ như bông, bạc như vôi, đennhư đổ chàm, đen như chó thui, vàng như nghệ,
- Ăn như rồng cuốn
- Nói như rồng leo
- Làm như mèo mửa
- Bố chồng là lông chim phượng
- Mẹ chồng là tượng mới tô
- Con dâu là bồ đựng chửi
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
Chưa đánh được người mặt đỏ như vang
Đánh được người mặt vàng như nghệ
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trong phong cách chính luận: so sánh được sử dụng khá phổ biến nhằm tăng
cường sức mạnh bình luận
VD
“Sự nghiệp của chúng ta giống như những rừng dương lên,đầy nhựa sống và ngàycàng lớn nhanh chóng.Đi sâu vào từng nhóm cây,từng cây chúng ta thấy có nhữngcây của chúng ta còn có bệnh cong queo,chưa phải tốt lắm,nhưng phải thấy nhữngcây ấy có sức vươn lên bởi vì nó có rừng che chở và tất cả những cây cộng lạithành rừng.”
Trang 21(Phạm Văn Đồng )Mỗi người tốt,việc tốt là một bông hoa đẹp.Cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp.
(Hồ Chí Minh)
Trong lời nói nghệ thuật: tu từ so sánh đã biểu hiện đầy đủ những khả năng tạo
hình- diễn cảm của nó Các tác giả luôn cố gắng phát hiện ra những nét giốngnhau,chính xác bất ngờ,điều mà người khác không để ý đến hoặc không nhậnthấy Thế nên cũng là tiếng suối, tiếng hát nhưng:
Nguyễn Trãi viết “ Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
Hồ Chí Minh viết “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa.”
Trong bài “Tiếng gọi bên sống”Thế Lữ viết
“ Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền
Êm như hơi gió thoảng cung tiên
Cao như thông vút,buồn như liễu
Nước lặng,mây ngừng,ta đứng yên.”
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Những từ thường được dùng so sánh:
Khi so sánh người ta thường dùng từ: như,là , như là, như thể, chẳng bằng, chưabằng,hơn, tựa, y như , y hệt, hơn, hơn là, tựa hồ, giống như, bao nhiêu, bấynhiêu Ngoài ra còn có so sánh bằng dấu hai chấm, dấu gạch ngang.so sánh sửdụng chỗ ngắt giọng tạo ra hình ảnh đối chọi
Trang 22VD: Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
Gái thương chồng/ đương đông buổi chợTrai thương vợ,nắng quái chiều hôm
(Ca dao)Người giai nhân :bến đợi dưới cây giàTình du khách:thuyền qua không buộc chặt
(Xuân Diệu)
*Cần chú ý trường hợp dùng từ “ như , là, như là”Nếu thay từ từ “là” bằng từ “như ,như là” thì nội dung cơ bản không thay đổi chỉ thay đổi về sắc thái ý nghĩa,
từ sắc thái khẳng định sang sắc thái giả định
VD: Cô ấy là giáo viên ( Khẳng định )
Anh ấy như ( như là) giáo viên ( Giả định)
Phân biệt tìm hiểu hình ảnh so sánh và sự vật so sánh.
- Khi dạy học tu từ so sánh có dạng bài tập yêu cầu tìm hình ảnh so sánh và
sự vật so sánh thực tiễn còn có nhiều giáo viên và học sinh nhầm lẫn cho rằng đều
là tìm sự vật so sánh Do vậy giáo viên cần tìm hiểu rõ tìm hình ảnh so sánh yêucầu rộng hơn tìm sự vật so sánh
* Tìm hình ảnh so sánh là phải nêu đầy đủ hiện tượng so sánh trong câuvăn, câu thơ (đoạn) đã cho theo cấu trúc so sánh như sau:
Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh là :
Sự vật được so sánh + phương diện so sánh + từ so sánh + sự vật để so sánh.
Trang 23VD: Mắt chú mèo tròn xanh như hòn bi ve.
- Hình ảnh so sánh là mắt chú mèo như hòn bi ve
Sự vật được so sánh là : mắt chú mèo
Sự vật để so sánh là : hòn bi ve
Phương diện so sánh là : hình dáng và màu sắc
Từ so sánh là : như
* Tùy theo từng trường hợp mà có thể có hay không có phương diện so sánh hoặc
từ so sánh , nhưng trong hình ảnh so sánh tìm được không thể thiếu sự vật được sosánh và sự vật để so sánh
VD: Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh
Phương diện so sánh tự người đọc liên tưởng hiểu là hình dáng những lá dừa chĩa
từ tàu dừa như chiếc lược
Bài tập:
Ở Tiểu học khi luyện tập về biện pháp tu từ so sánh thường có 2 nhóm bài.
* Nhóm bài: Nêu hình ảnh so sánh,sự vật được so sánh và sự vật để so sánh ,phương diện so sánh
VD : Nêu hình ảnh so sánh trong đoạn thơ sau ,Chỉ ra sự vật được so sánh
và sự vật để so sánh trong đó
Đôi mắt tròn trong như hai giọt nước
Hai giọt nứơc không bao giờ khô được
( Gà con liếp nhiếp)
* Nhóm bài : Vận dụng biện pháp tu từ so sánh
VD: Từ những câu sau em hãy dùng biện pháp tu từ so sánh viết tiếp câu văn
1 Cánh hoa hồng mịn màng - Cánh hoa khum khum như bàn tay xinh úp sát
vào nhau
- Cánh hoa mịn màng như nhung
Trang 242 Thân cây hoa hồng nhỏ Thân cây hoa hồng nhỏ chỉ bằng ngón tay cái của
6 Đầu mèo mun không to lắm
7 Cún con có đôi tai thật xinh
8 Thỏ hồng có đôi mắt tròn
xoe
9 Đêm rằm trăng tròn
10 Bà em hiền
Kết luận về nghệ thuật so sánh: Trong văn miêu tả người ta hay so sánh So
sánh thì vô cùng : Cậu ấy mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già Đấy là sosánh người với người Có khi so sánh người với con vật: Trông anh ta như mộtcon gấu Có khi lại so sánh người với cây, với hoa: Nàng ta yểu điệu như liếu bênhồ.Có trường hợp người viết lấy cái nhỏ so sánh với cái to: Con rệp to kềnh nhưmột chiếc xe tăng Có người làm ngược lại: Con lợn béo như một quả sim chín;
Trái đất như một giọt nước mắt giữa không trung ( Theo Phạm Hổ)
Trang 25Hiểu ngắn gọn như sau:
-Tu từ so sánh là cách ví von đầy nghệ thuật So sánh làm tăng thêm giá trịcủa đối tượng chính được nói đến
- Tu từ So sánh là đối chiếu một đối tượng này với một đối tượng khác hoặcnhiều đối tượng khác khác loại tìm dấu hiệu chung hoặc nét tương đồng nào đóvới nhau để tạo mối liên hệ giữa đối tượng này với đối tượng kia hoặc với nhiềuđối tượng khác
- Đối tượng so sánh có thể là các sự vật hiên tượng làm cho đối tượng hiệnlên cụ thể hơn sinh động hơn
- So sánh để đặt đối tượng tương quan mối quan hệ với các sự vật hiệntượng xung quanh
- So sánh để mỗi chúng ta có cái nhìn rộng hơn ra thế giới xung quanh
- Tu từ so sánh là một nghệ thuật, nghệ thuật làm đep tinh tế bằng các hìnhtượng ngôn từ.So sánh làm cho đối tượng đẹp hơn, đặc biệt hơn,câu văn câu thơhay hơn, ý tứ hơn sâu sắc hơn
- Tu từ so sánh luôn đựoc sáng tạo làm thay đổi mới tạo bất ngờ cho ngườiđọc, người nghe
*.Nghệ thuật nhân hóa :
Khái niệm: Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ,trong đó người ta lấy những từ
ngữ biểu thị thuộc tính,dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính ,dấu hiệu củađối tượng không phải của con người ,nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trởnên gần gũi dễ hiểu hơn,đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáotâm tư thái độ của mình
Ở Tiểu học hiểu ngắn gọn như sau : nhân hoá là biến sự vật, con vật thành con
người bằng cách gán cho nó những đặc điẻm mang tính cách người, làm cho nótrở nên sinh động hấp dẫn và gần gũi, tình cảm hơn với con người
Có nhiều cách nhân hoá:
Trang 26- Cách 1: Xưng hô: Gọi sự vật, con vật như với người: Ông; bà; chú; cô; dì;chú; bác
- Cách 2: Khoác cho đối tượng những đặc điểm tính cách hoạt động củangười: lầm lì; tinh nghịch; chững chạc; nhảy múa; bế con; phất cờ; nhòm ngó; đitheo
- Cách 3: Dùng các câu hội thoại để diễn tả trao đổi các sự vật với nhauhoặc với người như con người với con người
- Cách 4: Đồ vật tự xưng hô, tự giới thiệu bằng từ ngữ chỉ người VD: Tôi,
tớ, mình, chúng tôi, chúng mình
Nghệ thuật nhân hóa cũng được dùng trong nhiều phong cách khác nhau:
Trong lời nói hàng ngày:VD Chú chó nhà mình thông minh lắm!
Trong ca dao tục ngữ :Nhân hóa cho ta thấy ngoài ý nghĩa hiển ngôn còn mang ýnghĩa hàm ngôn sâu sắc như bài:
Nhện và TằmNhện kia chăng lưới bắt ruồiThấy tằm kéo kén vừa cười vừa chêChị sao chậm gớm chậm ghê?
Làm có cái kén kéo rê hàng ngàyTrông tôi thoát cái xong ngayChỉ trong giây lát đã đầy mạng chăngTằm bèn thủng thỉnh đáp rằng:
Làm nhanh chóng hỏng cũng bằng như không
Thà rằng chịu khó lâu côngLàm đâu được đấy thong dong vội gì
Vội mà vô ích làm chi!
Trong văn học,nghệ thuật nhân hóa mới đạt đỉnh cao giá trị của nó
Các dạng bài tập nghệ thuật nhân hoá:
- Dạng 1: Bài tập nhận biết biện pháp nghệ thuật nhân hoá:
Trang 27- Dạng 2: Bài tập vận dụng biện pháp nghệ thuật nhận hoá:
Bài tập nghệ thuật nhân hoá:
Dạng bài 1: Bài tập nhận biết biện pháp nghệ thuật nhân hoá:
Hãy trả lời những câu hỏi sau ở mỗi bài tập.( Các câu hỏi mang tính gợi mở, định hướng để phù hợp với HS)
- Các sự vật trong bài được gọi ( xưng hô) như người bằng từ ngữ nào ?-Mỗi sự vật được tả bằng từ chỉ hoạt dộng nào?
- Sự vật đó được tả bằng từ chỉ đặc điểm nào?
- Các sự vật trò chuyện với người thân mật như thế nào?
- Các sự vật trò chuyện với nhau có giống người nói chuyện với nhau
Con đom đóm được gọi : anh
Tính nết đom đóm như người: chuyên cần
Hoạt động của đom đóm như người: lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ
Ví dụ 2 : Ông trời bật lửa
Chị mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Trang 28Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào mưa ơi !
Mưa ! Mưa xuống thật rồi!
Đất hả hê uống nước
Ông sấm vỗ tay cười
Các sự vật được tả bằng những hoạt động
Tác giả nói với sự vật thân mật
hả hê uống nước
nói với người " mưa ơi!"
Hoặc phù hợp với các đối tượng HS ta có thể thay đổi yêu cầu bài tập Điền vào chỗ chấm để hoàn thành các câu hỏi trên
Các sự vật được nhân hoá Các sự vật được gọi bằng Những từ ngữ tả các sự
Trang 29trăng sao nóng lòng chờ đợi,hả hê uống nước
Bài tập dạng 2 : Vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
VD : Đoạn thơ sau tả những sự vật nào ? cách tả và gọi chúng có gì hay ?
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
( TV 3 T2- Trang 61)
Ở ví dụ này ta thấy cái khó là học sinh không những chỉ cảm nhận cái hay
mà phải diễn đạt cảm nhận ấy thành lời Nên vậy gợi ý để HS trả lời ngắn gọn sựhiểu biết như sau:
* Đoạn thơ tả các sự vật :
lúa,tre, đàn cò,gió,mặt trời
- Tác giả dùng từ chỉ người để gọi sự vật , con vật
chị lúa, cậu tre, cô gió, bác mặt trời
- Các sự vật, con vật có hoạt động như con người
Chị lúa- bím tóc
Trang 30Cậu tre- bám vai nhau ,thì thầm đứng học.
Ngoài ra để dạy học đảm bảo phân hoá đối tượng học sinh trong khi luyện tập ta
có thể cho học sinh luyện tập phép nhân hoá bằng dạng bài tập sau để nâng caodần yêu cầu và từng bước tiếp cận sử dụng phép nhân hoá trong tập làm văn
VD2: Hãy sử dụng biện pháp nhân hoá để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho
sinh động
TT Câu văn đã cho Câu văn diễn đạt có biện pháp nhân hoá.
1 Con mèo nằm sưởi
Trang 31sách của em điểm 10 bạn ấy cũng buồn khi em không thuộc bài
mà em không muốn bạn ấy buồn nên em luôn cố gắng học tập tốt
4 Đêm Trung thu trăng
đẹp quá !
Đêm Trung thu ông trăng tròn đẹp quá ông toả sáng hơn và vui cùng chúng em phá cỗ
Kết luận biện pháp nghệ thuật nhân hoá :
Nhân hoá cho ta nhìn sự vật thân thiết hơn, đáng yêu hơn, tươi đẹp hơn Nhânhoá giúp ta nhận ra rằng mọi vật đều đang sông và tồn tại Sự vật cũng có nhu cầunhư con người: Ăn, uống, ngủ, nghỉ, vui chơi, làm đẹp chuyện trò yêu thương,muốn được bảo vệ Nhân hoá giúp ta tăng thêm tình yêu thương loài vật có ích.Nhân hoá là một nghệ thuật làm đẹp thêm hình tượng văn học, đem lại ý nghĩagiáo dục tự nhiên mà sâu sắc Cũng như biện pháp tu tư so sánh, có thể dùng nhiềucách khác nhau để nhân hoá một đối tượng
Đặc biệt xác định đúng sự vật được nhân hóa còn liên quan đến xác định động từchỉ hoạt động Nếu không HS dễ lẫn động từ chỉ trạng thái với động từ chỉ hoạtđộng.( Phần này tôi có nội dung trao đổi cách xác định mẫu câu kể Ai thế nào? vàmẫu câu Ai làm gì ? liên quan đến nhân hóa Nội dung trong phụ lục đính kèm ) -Tuỳ theo nội dung và yêu cầu từng bài tập cụ thể mà GV cần điều chỉnh dạy họccho phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp mình để đảm bảo kiến thức từ cơbản đến nâng cao Mở rộng dần các yêu cầu trong dạy học luyện từ và câu ,trongcảm thụ văn học và Tập làm văn Muốn vậy đòi hỏi GV phải nắm chắc kiến thức
để chủ động hướng dẫn HS và linh hoạt xử lý các tình huống
Tu từ so sánh và nhân hoá rất gần nhau.
Tại sao tu từ so sánh và nhân hoá lại gần nhau?
Tu từ so sánh và nhân hóa rất gần nhau vì có khi chúng được sử dụng lồngvào trong nhau để đạt tới giá trị nghệ thuật cao hơn.Chẳng hạn :
" Muôn nghìn cây mía
Múa gươm"
Trang 32- Ta hiểu lá mía giống như những thanh gươm và cây mía làm động tác nhưngười là múa gươm.
Hoặc trong đoạn sau
Nhà thơ Phạm Hổ từng nói:" So sánh thường đi kèm nhân hoá Người ta cóthể so sánh,nhân hoá để tả bên ngoài : Chú gà trống bước đi oai vệ như một ôngtướng Nắm lá đầu cành xoè ra như một bàn tay So sánh và nhân hoá để tả tâmtrạng : Dòng sông chảy lặng lờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa."
Dạy- Học các bài so sánh và nhân hoá thật thú vị, càng nhiều tư liệu thì bàihọc càng hấp dẫn, thầy và trò hãy tìm đến tập thơ: " Góc sân và khoảng trời" củaTrần Đăng Khoa, tìm đến những bài thơ, đoạn văn trích trong các bài tập đọc ởsách Tiếng Việt tiểu học, những câu ca dao ngắn gọn sâu sắc để có những minhhoạ đa chiều phong phú
* Nghệ thuật Điệp ngữ :
Khái niệm :Điệp ngữ là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn
mạnh ý ,mở rộng ý gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòngngười đọc người nghe
Trang 33Điệp ngữ có cơ sở quy luật tâm lý : Một vật kích thích xuất hiện nhiều lần sẽ làmngười ta chú ý.
Ở Tiểu học hiểu ngắn gọn như sau: điệp ngữ là cách lặp lại từ ngữ hay một vế
câu ở trong một câu văn ,đoạn văn làm nổi bật ý tưởng ,gây cho người đọc một ấn tượng sâu sắc mạnh mẽ
VD
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.”
Ca dao
Điệp từ « nhớ » nhằm nhấn mạnh tình cảm ,nỗi nhớ sâu sắc da diết của người ra
đi đối với người ở quê hương
VD :
« Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta »
« đây là của chúng ta » khẳng định chủ quyền và lãnh thổ của nhân dân ta không
kẻ thù nào có thể xâm chiếm được Ta tưởng như tác giả đứng trên cao mà nói
to ,rành rọt và khẳng định chủ quyền cả trên không và mặt đất của ta
Các dạng Điệp ngữ
- Điệp ngữ nối tiếp
VD : Đoàn kết,đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công,thành công,đại thành công
Trang 34Với tiếng gió gào ngàn,với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên ,dõng dạc đường hoàng »
Thế Lữ
- Điệp ngữ vòng tròn Là dạng điệp ngữ có tác dụng tu từ lớn Ở đó chữ cuối câuđược láy lại thành chữ đầu câu sau và cứ thế ,làm cho câu văn câu thơ liền nhaunhư đợt sóng Các nhà thơ thường dùng nó trong thơ trữ tình để diễn tả một cảmgiác triền miên
VD :
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
( Chinh phụ ngâm- Đòan Thị Điểm)
Điệp ngữ sử dụng trong các phong cách khác nhau :
Trong phong cách chính luận :Nhờ điệp ngữ mà mạch văn có khi kéo dài như
đợt sóng làm cho lý luận có sức thuyết phục mạnh mẽ
VD
Bây giờ toàn dân ta ai cũng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội , muốn xây dựng chủnghĩa xã hội ,phải làm gì ?Nhất định phải tăng gia sản xuất cho thật nhiều Muốnsản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động Muốn có nhiều sức lao động thìphải giải phóng sức lao động của phụ nữ
Hồ Chí Minh
Trong lời nói hàng ngày :
Điệp ngữ cũng được sử dụng khá phổ biên trong hội thoại trực tiếp ;
VD
- Mày tưởng tao đã chết hả ?
- Chết à ? Còn lâu tao mới chết nói cho mày biết thế đừng có mong tao chết.!
Trang 35Trong văn học nghệ thuật : Điệp ngữ mới phát huy được đầy đủ khả năng tu từ
học của nó Với nhiều hình thức phong phú,điệp ngữ có khả năng tạo hình ,môphỏng âm thanh ,diễn tả nhiều sắc thái khác nhau của tình cảm vui mừng ,cảmđộng,thiết tha,trìu mến đau thương ,thâm trầm,mỉa mai,châm biếm,
VD
Bánh xe quay trong gió bánh xe quay
Cuốn hồn ta như tỉnh như say
Như lịch sử chạy nhanh trên đường thép
Tố Hữu
Các bài tập Điệp ngữ.
Ở Tiểu học các em tập phát hiện điệp ngữ và nêu tác dụng của điệp ngữ trong một
số bài văn , bài thơ khi làm những bài dạng có yêu cầu cảm thụ văn học hoặc trongmục tìm hiểu bài ở phân môn tập đọc
*.Nghệ thuật đảo ngữ.
Khái niệm Đảo ngữ là hiện tượng vi phạm có chủ định trật tự chuẩn mực của
các đơn vị lời nói nhằm mục đích tách ra một thành tố nghĩa- cảm xúc nào đó
Ở Tiểu học học sinh cần hiểu cụ thể
Thông thường theo cú pháp thì chủ ngữ đứng trước vị ngữ đứng sau nhưng đảongữ là hình thức nghệ thuật viết câu mà đảo vị ngữ đứng lên trước chủ ngữ hoặcđộng từ tính từ thường đứng trước còn những từ bổ sung ý nghĩa cho động từtính từ thường đứng sau nhưng khi đảo ngữ thì bộ phận phụ đó lại đảo lên trướcđộng từ tính từ
Tác dụng của biện pháp đảo ngữ : Cách đảo như thế nhằm nhấn mạnh hìnhảnh ,hành động, tình cảm ,trạng thái của đối tượng được trình bày làm nổi bật ý vàgiúp việc diễn đạt giá trị biểu cảm cao hơn nhiều so với cách viết thông thường
Các kiểu đảo ngữ Có nhiều kiểu đảo ngữ tuy nhiên ở Tiểu học các em chỉ làm
quen với một số cách dễ nhận diện như sau :
Đảo vị ngữ là động từ ra trước chủ ngữ.
Trang 36Ngoài ra còn một số kiểu đảo ngữ khác mà ta gặp trong văn thơ như :
Đảo bổ ngữ đứng trước khách thể ( Hiện tượng này nhiều người xác định nhầm bổ
Trang 37Khái niệm : Câu hỏi tu từ là câu về hình thức là câu hỏi mà về thực chất là câu
khẳng định hoặc phủ định có cảm xúc Nó có dạng không đòi hỏi câu trả lời màchỉ nhằm tăng cường tính diễn cảm của phát ngôn
Ở Tiểu học hiểu đơn giản nhưng cụ thể như sau : Câu hỏi nêu điều thắc mắc
cần được trả lời còn câu hỏi tu từ là câu hỏi không cần trả lời ,có mục đích tậptrung sự chú ý của người đọc và đã có tác dụng khẳng định hay khơi gợi một ýnghĩa trong đó
VD
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều ?
* Câu hỏi tu từ là câu hỏi không cần trả lời không có nghĩa là loại câu hỏi không
có đáp án mà đáp án đã có ở chính trong câu hỏi
Nghệ thuật sử dụng câu hỏi tu từ :
Trong phong cách chính luận câu hỏi tu từ cũng được dùng khá nhiều
Trong lời nói hàng ngày :
VD : Con cái là tài sản vô giá hay của để giành hả các bạn ?
Trong thơ ca, ca dao như :
Nhớ ai , ai nhớ, bây giờ nhớ ai ?
( Ca dao)
Trang 38Trong thơ ca ta dễ thấy câu hỏi tu từ, không phải 1 hay 2 câu hỏi tu từ mà cố khinhiều câu hỏi tu từ liền mạch :
VD
Em là ai ?Cô gái hay nàng tiên ?
Em có tuổi hay không có tuổi ?
Mái tóc em đây là mây hay là suối ?
Đôi mắt em nhìn hay lửa chớp đêm đông ?
Thịt da em là sắt hay là đồng ?
( Tố Hữu )
Các dạng bài tập về câu hỏi tu từ
ở Tiểu học các em làm quen với nghệ thuật câu hỏi tư từ trong phần cảm thụ vănhọc ,trong khi tìm hiểu bài tập đọc
Ví dụ : Em có nhận xét gì về câu hỏi trong đoạn thơ sau ?
Dừa ơi dừa người bao nhiêu tuổi ?
Mà là vẫn xanh rất mực dịu dàng
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua ?
* Câu hỏi không đòi hỏi người đọc phải trả lời mà nội dung trả lời đã có ngaytrong câu hỏi
* Thế đồng nghĩa
Khái niệm :Thế đồng nghĩa là một biện pháp tu từ đồng nghĩa để gọi tên đối
tượng (hiện tượng,hành động)đã được nói đến ,nhằm bổ sung cho đối tượng đónhững đặc trưng thuộc về một khía cạnh mới nào đó
Ở Tiểu học hiểu ngắn gọn :Người ta tránh việc lặp đi lặp lại từ để việc diễn đạt
không bị rườm rà nhàm chán thì ta thay các từ ngữ cần lặp lại bằng đại từ hoặc từcùng nghiã gọi là phép thế
VD : Phụ nữ lại càng cần phải học Đây là lúc chị em mình phải cố gắng để kịpnam giới
Trang 39( Hồ Chí Minh)
Sử dụng thế đồng nghĩa trong nhiều phong cách
Trong lời nói hàng ngày :
Bộ đội Việt Nam rất anh hùng,họ đã đánh thắng giặc Mỹ
Trong chính luận , trong thơ ca ,ta bắt gặp nhiều kiểu thế đồng nghĩa như thế từđiển , kiểu thế phủ định
VD : Đọc đoạn văn sau rồi gạch dưới những từ ngữ mà người viết dùng để chỉnhân vật Phù Đổng Thiên Vương Việc dùng nhiều từ gữ thay thế cho nhau nhưvậy có tác dụng gì ?
« Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương , tôi thường tưởng tượng đến một trangnam nhi, sức vóc khác người , nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồntất cả mọi người thời xưa Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông phachiến trận ,đem sức khỏe mà đánh tan giặc ,nhưng bị thương nặng.Tuy thế ngườitrai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy »
Trang 40Tác dung : Tránh được sự lặp lại từ ngữ một cách đơn điệu nhàm chán (Hãy thửđối chiếu với đoạn văn nếu không dùng thế đồng nghĩa để thấy rõ tác dụng củaphép thế )
Loại bài tập vận dụng hiểu biết về các biện pháp nghệ thuật để nêu cảm nhận của mình khi đọc những đoạn (bài) văn, thơ còn gọi là cảm thụ văn học.
Trước hết mỗi GV cần hiểu về cảm thụ văn học ở Tiểu học Đứng trước một bàivăn , bài thơ hay một số chi tiết hình ảnh ngắn gọn ,các em phải nhận biết đượccác BPNT và tác dụng của nó được tác giả sử dụng trong đó Rồi từ cảm nhận đó
em diễn đạt ra bằng chính cách sắp xếp từ, ý, câu sao cho người đọc nhận biết ravấn đề một cách sâu sắc lắng đọng sinh động Các hình ảnh ,các chi tiết các sự vật
ẩn náu trong hình thức nghệ thuật của tác giả được các em vẽ ra trước mắt ngườiđọc càng rõ ràng càng chân thật bao nhiêu thì tác động vào tâm hồn người đọc bấynhiêu Đọc phần cảm thụ văn học của các em GV sẽ hình dung được trò củamình hiểu kiến thức ra sao,trò đã thấm được tình cảm của tác giả qua nội dung tácphẩm như thế nào Và hơn nữa tác phẩm sẽ giúp các em cái tốt cái đẹp điều haybài học ở đời mà mình vươn tới.Từng từ từng câu ,từng chút tình cảm nho nhỏ ấy
sẽ như ngọn gió mát lành thổi vào tâm hồn thơ ngây của các em giúp các emtrưởng thành và chững chạc hơn trong cuộc sống góp phần hình thành nhân cáchmai sau của từng em
Trong các bài tập dạng này tư liệu cần được chọn lọc ,phù hợp với tâm lý lứatuổi HSTH.tư liệu có nội dung miêu tả là các sự vật gần gũi với các em tạo cho HSthích thú khi học tập Các em sẽ thấy sự vật xung quanh trở nên ngộ nghĩnh đángyêu hơn.Nhờ đó các em sẽ tiếp nhận biện pháp nhân hoá một cách dễ hiểuhơn ,giúp các em thấy được cái hay cái đẹp ,vận dụng BPNT trong quá trình họctập Học sinh từng bước tự cảm thụ văn học một cách nhẹ nhàng hiệu quả