Hệ thống các biện pháp nghệ thuật thể hiện nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao 16092017 02:59 Anh (chị) hãy vận dụng cách tiếp cận đối tượng theo quan điểm hệ thống để phân tích hệ thống các biện pháp nghệ thuật thể hiện nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao Bài làm “Chí Phèo” là tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao góp phần khẳng định tài năng và vai trò của ông trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Tác phẩm được coi là một sự kiện đánh dấu bước ngoặt đổi mới về nghệ thuật trong nền văn xuôi nước nhà. Kể từ khi truyện ngắn “Chí Phèo” ra đời cho đến nay đã thu hút rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nó trên nhiều lĩnh vực, từ chuyên ngành văn học hiện đại, văn học dân gian cho đến lí luận văn học. Đây còn là mảnh đất màu mỡ trong các lĩnh vực nghệ thuật khác như điện ảnh, hội họa,...Và, có lẽ nhân vật được bạn đọc biết đến nhiều nhất, ấn tượng nhất, yêu thích trong “Chí Phèo” nói riêng và các tác phẩm của Nam Cao nói riêng chính là Chí Phèo. Thậm chí, Chí Phèo còn vượt tầm thời đại , trở thành nhân vật đi cùng năm tháng trong nền văn học Việt Nam. Để có được sự thành công này không phải tự nhiên mà có. Vậy những yếu tố nào đã khiến cho Chí Phèo có sức hút và sức bền trong lòng độc giả như vậy? Đã có nhiều công trình, nhiều nhà nghiên cứu đã đi tìm hiểu về vấn đề này theo các phương pháp, các hướng tiếp cận khác nhau và việc tiếp cận đối tượng theo quan điểm hệ thống phân tích các biện pháp nghệ thuật thể hiện nhân vật cũng là một hướng đi được vận dụng rộng rãi trong văn chương. Phương pháp hệ thống là phương pháp có đối tượng nghiên cứu là các hệ thống trong thiên nhiên hoặc xã hội, hoặc là một phương pháo dùng mô hình hệ thống để nghiên cứu các sự vật. Phương pháp sáng tác theo quan điểm hệ thống luôn xem các yếu tố trong quan hệ tương tác qua lại, chi phối lẫn nhau, yếu tố này dựa vào yếu tố kia để tạo nên chỉnh thể hệ thống. Các biện pháp nghệ thuật được Nam Cao sử dụng để thể hiện nhân vật Chí Phèo gồm có các yếu tố: tả , kể, đối thoại, độc thoại, tâm tình…Ta xét đến mối quan hệ tương tác qua lại giữa các yếu tố đó với nhau và rộng hơn với là kết cấu, ngôn từ của tác phẩm. Tất cả chúng cộng gộp, phối hợp một cách nhuần nhuyễn để tạo nên hình ảnh một Chí Phèo vô cùng sinh động. Chí Phèo là nhân vật điển hình cho người nông dân bị lưu manh hóa , tiêu biểu cho số phận cực khổ của người nông dân bị đè nén bóc lột vừa tiêu biểu cho sự tha hoá phổ biến trong xã hội tàn phá tâm hồn con người – ngòi bút Nam Cao đã đạt tới một sức mạnh phê phán mãnh liệt, sâu sắc, ít có. Vẽ nên hình ảnh người nông dân lưu manh đầy thú tính, “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” hung hãn chuyên gây sự “giở toàn những giọng uống máu người không tanh”, Nam Cao đã miêu tả , ví con so sánh Chí Phèo với loài vật, đồ vật : “Hắn về lần này trông khác hẳn , mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng cá Cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế..”; “Bây giờ thì hắn đã thành người không tuổi rồi. Ba mươi tám hay ba mươi chín? Bốn mươi hay là ngoài bốn mươi ? Cái mặt hắn không trẻ cũng không già: nó không còn phải là mặt người: nó là mặt của một con vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giờ biết tuổi ? Cái mặt hắn vàng vàng mà lại muốn xạm màu gio; nó vằn dọc vằn ngang, không thứ tự, biết bao nhiêu là vết sẹo…” Cái hình dạng xấu xí, dị dạng này không phải tự dưng từ lúc đẻ ra mà có, đây là lúc hắn mới đi tù về. Chí Phèo đã bị hoàn cảnh làm méo mó đến mất cả nhân hình. Không chỉ được miêu tả về cái hình dáng, nhà văn Nam Cao còn miêu tả hành động của hắn. Bắt đầu là từ tiếng chửi : “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Ðại… Ðã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo”. Tiếng chửi của một kẻ say rượu mở đầu cho một tác phẩm đã gợi cho người đọc sự tò mò. Tiếng chửi thoạt nghe như vô ý, tiếng chửi càn của kẻ bất mãn, của kẻ say nhưng lại vô cùng logic. Tiếp đó Nam Cao miêu tả một loạt hành động của Chí Phèo: đốt quán, rạch mặt ăn vạ, đòi tiền Binh Chức…Chí Phèo ngày càng trượt dài trên con đường tha hóa, trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, vô tình phá hoại hạnh phúc bao gia đình mà không hay. Chí Phèo làm mất nhân hình lẫn cả nhân tính. Người đọc dễ dàng nhận ra điều ấy qua sự miêu tả các hành động của hắn. Nhìn Chí Phèo lúc này thì mấy ai nghĩ rằng trước đây hắn từng là một anh nông dân hiền lành, chất phác. Nam Cao lại sử dụng bút pháp miêu tả, chỉ một câu miêu tả trạng thái của Chí khi bóp đùi cho bà ba: “vừa bóp đùi cho bà ba vừa run run” mà cái bản chất hiền lành như đất của anh Chí trước đây hiện lên đầy đủ. Một kẻ suốt ngày chìm trong men say như Chí Phèo lại có lúc sợ rượu: “Hắn thấy nôn nao, chân tay bủn rủn như đến ba ngày nhịn đói. Thế mà bụng lại phinh phính đầy, hình như bụng hơi đau…..Đau thật, đau mỗi lúc một dữ Nó cứ cuồn cuộn lên. À mà trời lành lạnh. Hễ có gió thì kinh kinh. Mỗi lần gió, hắn thấy rươn rướn người. ….Sao đầu nặng quá mà chân thì lẩy bẩy. Mắt hắn hoa lên. Bụng quặn lại, đau gò người…”; “Hắn đờ hai mắt ra khẽ rên”. Tác giả miêu tả rất kĩ tình trạng , cảm nhận của Chí Phèo khi say rượu. Ông còn tả rất kĩ, rất đẹp cảnh sắc thiên nhiên “trời lành lạnh”, “trăng rắc bụi trên sông và sông gợn biết bao nhiêu vàng”. Đây là lần đầu tiên Chí Phèo được hưởng hạnh phúc, biết đến cuộc sống gia đình là như thế nào. Trước đây hắn chưa khi nào tỉnh, cũng chẳng muốn tỉnh: “Những cơn say cuả hắn tràn cơn này sang cơn khác, thành một cơn dài mênh mông.. Chưa bao giờ hắn tỉnh.. để nhớ rằng có hắn ở trên đời.. Hắn cũng không biết hắn là con quỷ dữ làng Vũ Đại, tác quái cho bao nhiêu dân làng…”. Tỉnh làm gì rồi để thấy mình cô độc, để thấy mình đã bị cộng đồng đào thải, xa lánh. Có lẽ vì thế Nam Cao đã miêu tả rất chậm cái quãng thời gian ngắn ngủi năm ngày Chí Phèo, Thị Nở bên nhau, dùng những hình ảnh đẹp nhất tạo nên một bức tranh tình yêu và hạnh phúc, ấm áp của gia đình. Năm ngày so với thời gian của một đời người chẳng đáng là bao nhưng lại là quãng thời gian có ý nghĩa nhất với Chí Phèo. Con quỷ gớm ghiếc đó ai mà tin rằng cũng có những lúc lại mềm yếu, có những giây phút suy tư về cuộc đời mình, về những ước mơ một thuở xa xăm. Lần đầu tiên hắn tỉnh rượu kể từ khi ra tù:“hắn bâng khuâng như tỉnh dậy, hắn thấy miệng hắn đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc, hay là đói rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tý. Hắn sợ rượu cũng như người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá Có tiếng nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn” Hiện tại lay thức lương tâm thành tiếng thở dài não nuột Chao ôi là buồn.. Một nỗi buồn đáng quý, bởi nó đã khơi lại những giấc mơ giản dị của một thời lương thiện: Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm . Nam Cao lại dùng những dòng miêu tả tâm lí nhân vật để làm nổi bật nên cái bản chất sâu xa từ bên trong của nhân vật, cho bạn đọc thấy được những biến đổi tinh tế trong tâm hồn “con quỷ” ấy.” Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình ươn ướt”. Chí Phèo đã có dấu hiệu của sự khao khát sống, sống như một con người đích thực. Hắn mong được trở về với nhân loại và dồn hết hi vọng nơi Thị Nở. Bát cháo hành giống như một liều thuốc kích thích khiến con quỷ trong hắn biến mất hoàn toàn. Chí Phèo từ ngạc nhiên chuyển sang cảm động. Đây là tâm lí của một người chưa bao giờ được yêu thương và nhất là bàn tay chăm sóc của một người phụ nữ. Rồi hắn thấy say thị, hắn thấy thị vậy mà lại có duyên, hắn thèm lương thiện, hắn cười nghe thật hiền… hắn khóc rồi làm nũng với Thị Nở như một đứa trẻ con… Qua việc miêu tả : miêu tả ngoại hình, hành động, tâm trạng của Chí Phèo, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh một Chí Phèo sống động tới mức có thể sờ thấy, cảm thấy. Những diễn biến tâm lí của Chí Phèo còn được làm sinh động và rõ ràng hơn qua hệ thống độc thoại. Ngay từ lúc đầu vào tác phẩm, tiếng chửi của Chí Phèo cũng có thể coi là một độc thoại, tuy chỉ có nội dung tiếng chửi, không cụ thể thành lời trong ngoặc kép. Tiếng chửi ấy đã cho thấy sự cô đơn, lạc loài của Chí Phèo sau 7, 8 năm ở tù ra. Rồi những suy nghĩ nội tâm khi hắn đến rạch mặt ăn vạ ở nhà Bá Kiến, bị Bá Kiến dùng lời lẽ dụ hoặc: “hắn lại hơi ngần ngại: biết đâu cái lão cáo già này nó chả lại lừa hắn và nhà rồi lôi thôi ? Ồ mà thật, có thể như thế lắm Này nó hãy lôi ngay mấy cái mâm cái nồi hay đồ vàng, đồ bạc ra khoác vào cổ hắn, rồi cho vợ ra kêu làng lên rồi cột cổ hắn vào, chần cho một trận om xương, rồi vu cho là ăn cướp thì sao ? Cái thằng bá Kiến này, già đời đục khoét, còn đớp cái nước gì mà phải chịu lép như trấu thế ? Thôi dại gì mà vào miệng cọp, hắn cứ đứng đây này, cứ lăn ra đây này, lại kêu toáng lên xem nào. Nhưng nghĩ ngợi một tí, hắn lại bảo: kêu lên cũng không nước gì Lão bá vừa nói một tiếng, bao nhiêu người đã ai về nhà nấy, hắn có lăn ra kêu nữa, liệu có còn ai ra ? Vả lại bây giờ rượu nhạt rồi, nếu lại phải rạch mặt thêm mấy nhát thì cũng đau. Thôi cứ vào Vào thì vào, cần quái gì. Muốn đập đầu thì vào ngay giữa nhà nó mà đập đầu còn hơn ở ngoài. Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường. Thôi cứ vào”...Đặc biệt, độc thoại tâm tưởng diễn ra khi mà “thị ngoay ngoáy cái mông đít bỏ đi” về với bà cô thị sau năm ngày sống chung với Chí Phèo. Hắn nghĩ sẽ “tự phải đến cái nhà con đĩ Nở kia. Ðến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó. Nếu không đâm được, lúc ấy hãy đập đầu kêu làng” rồi hắn tự nóiTao phải đâm chết nó. Ở đây, sự nhập thân của tác giả vào tâm trạng nhân vật bộc lộ những suy nghĩ nội tâm, sự đau khổ nghiệt ngã của một con người bị đẩy vào bước tha hóa, lưu manh hóa nhưng không chịu tha hóa đến cùng, muốn trở lại làm người lương thiện nhưng phải trả bằng cái giá rất đắt: chính là mạng sống của mình. Hắn uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh, hắn nhận ra bi kịch cuộc đời mình rõ hơn bao giờ hết. Tiếng khóc bật ra , hắn ôm mặt khóc rưng rức. Hắn ngửi thấy hơi cháo hành. Chí Phèo đã đặt niềm tin rất lớn vào Thị Nở có thể cứu vớt hắn thoát khỏi kiếp sống như một con quỷ bị mọi người xa lánh. Nhưng Thị Nở đã cự tuyệt hắn, từ chối hắn, niềm tin đổ vỡ, đó là nỗi đau không gì bù đắp nổi trong hắn. Miêu tả tâm lí nhân vật cùng với độc thoại , độc thoại nội tâm được tài hoa của nhà văn Nam Cao kết hợp ăn ý từ đó giúp khắc họa nên bản chất tính cách thực của nhân vật đồng thời giúp thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Nói đến độc thoại thì không thể không nhắc đến đối thoại trong truyện ngắn “Chí Phèo”. Có các đoạn đối thoại giữa Chí Phèo – Bá Kiến, Chí Phèo – người bán rượu, Chí Phèo Tam Lãng, Chí Phèo – Thị Nở. Và, ngôn ngữ mà Nam Cao sử dụng trong các đoạn đối thoại cũng góp một phần không kém quan trọng làm nên thành công cho tác phẩm. Ngôn ngữ giữa các nhân vật được lựa chọn phù hợp với tính cách từng nhân vật. Ngôn ngữ của bọn Bá Kiến, Lí Cường là ngôn ngữ của bọn bề trên khi mềm mỏng khi đanh rắn rất biến hoá. Ngôn ngữ của các nhân vật như Chí Phèo, Thị Nở thì rất quê mùa có khi là tục tằng thô lỗ. Nhìn chung tác phẩm viết về đề tài người nông dân nên ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong tác phẩm là loại ngôn ngữ bình dân chân quê, rất phù hợp với cảnh và tình của tác phẩm. Bá Kiến cũng dõng dạc hỏi: Anh Chí đi đâu đấy ? Hắn chào to: Lạy cụ ạ. Bẩm cụ... Con đến cửa cụ để kêu cụ một việc ạ Giọng hắn lè nhè và tiếng đã gần như méo mó. Nhưng bộ điệu thì lại như hiền lành; hắn vừa gãi đầu gãi tai, vừa lải nhải: Bẩm cụ từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù, bẩm có thế, con có nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá Ði ở tù còn cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước, một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù... Những đoạn đối thoại giữa các nhân vật góp phần rất lớn trong việc thể hiện tính cách nhân vật. Bá Kiến hiện rõ là một con cáo già khôn ranh. Chí Phèo thì lộ rõ bản chất của một tên lưu manh chỉ biết rạch mặt ăn vạ. Khi đối thoại với Thị Nở, lúc này tâm lí, tính cách các nhân vật có sự chuyển biến, ngôn ngữ giữa các nhân vật cũng vô cùng thân mật, đáng yêu, rõ giọng điệu quan tâm, làm nũng của những kẻ đang yêu : Vừa thổ hả ? Mắt hắn đảo lên nhìn thị, nhìn một loáng rồi lại đờ ra ngay. Ði vào nhà nhé ? Hắn làm như gật đầu. Nhưng cái đầu không động đậy, chỉ có cái mí mắt là nhích thôi. Thì đứng lên. Chí Phèo cũng có những lúc thật đáng yêu: Hắn bảo thị: Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ ? Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị: Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. Đáng chú ý nhất và kết lại cho toàn bộ tác phẩm khi Chí Phèo nhận ra bi kịch của đời mình, hắn luôn miệng lẩm bẩm sẽ cầm dao đi giết Thị Nở và bà cô Thị nhưng chân hắn lại đi thẳng đến nhà Bá Kiến : Giỏi Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế anh cần gì ? Hắn dõng dạc: Tao muốn làm người lương thiện Bá Kiến cười ha hả: Ồ tưởng gì Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. Hắn lắc đầu: Không được Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này ? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không Chỉ có một cách... biết không Chỉ có một cách là... cái này biết không Nam Cao đã để cho Chí trong giờ phút ấy cất lên những lời đau đớn : Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào để mất những vết mảnh chai trên mặt này?. Đó là nỗi đau đớn của một người đã bị chặn mất nẻo về với thế giới thân thuộc của Con Người, bởi những định kiến khắt khe của xã hội. Với một truyện ngắn thì nhắc đến nghệ thuật của nó ta không thể bỏ qua nghệ thuật kể chuyện, xây dựng tình huống truyện. Nam Cao sử dụng kết cấu vòng tròn để kể lại trọn vẹn câu chuyện cuộc đời Chí Phèo. Mở đầu là hình ảnh Chí bị bỏ rơi trong chiếc váy đụp, mặt xám ngắt bên cái lò gạch cũ. Hai mươi tuổi đi làm thuê cho nhà Bá Kiến, hứng chịu cơn ghen tuông của Bá Kiến và nỗi nhục bị bắt bóp chân, bóp lên mãi cho bà ba. Hắn vào tù, khi trở về làng thì hắn biến thành một con quỷ. Chí Phèo gặp Thị Nở và cuộc tình năm ngày chóng vánh đã cho hắn trở lại làm người, trở lại thành anh Chí hiền lành của năm nào. Thế nhưng, Thị Nở đã từ chối hắn, những định kiến đã ngăn không cho hắn trở về thành Con Người. Hắn vác dao đâm chết Bá Kiến rồi tự sát. Và kết thúc lại là hình ảnh cái lò gạch cũ hiện ra một lần nữa. Hình ảnh đấy sức liên tưởng về một thế hệ Chí Phèo con sẽ ra đời, lại cũng sẽ có một Bá Kiến nào khác nếu như xã hội không thay đổi. Ở khúc ngoặt thứ nhất, nhà văn đã đưa ra hai hình tượng Năm Thọ và Binh Chức những nhân vật phụ không trực tiếp tham gia vào diễn biến câu chuyện để làm sáng tỏ nhiều điều. Trong lời kể nhẩn nha, những nhân vật này như tiện thể được nhắc đến, nhưng thực chất, vai trò giải thích, cắt nghĩa của chúng đã được phát huy tối đa. Nếu như nhân vật Năm Thọ ngầm lý giải đầy đủ cho cái nguyên cớ Chí Phèo bị đẩy vào tù (cái nguyên cớ vốn rất mù mờ trong con mắt người dân làng Vũ Đại), thì nhân vật Binh Chức lại rọi sáng cái quá trình biến chất của Chí Phèo. Nhờ sự xuất hiện của những nhân vật ngoài cốt truyện ấy mà tính tất yếu trong mọi biến cố của số phận nhân vật chính được bộc lộ sắc nét, rõ ràng hơn. Từ hai nhân vật bên lề của truyện Chí Phèo, ta càng hiểu rõ hơn điều mà Roland Bathes khẳng định khi nghiên cứu cấu trúc truyện kể: “Chỉ có một con đường duy nhất: hoặc trong văn bản, mọi thứ đều có ý nghĩa hoặc không có ý nghĩa nào hết... Trong tác phẩm nghệ thuật không có yếu tố thừa, cho dù sợi chỉ xâu chuỗi đơn vị cốt truyện với các đơn vị khác có thể rất dài, mong manh hay mảnh mai”. Ở bước ngoặt thứ hai, tất cả bắt đầu từ tình huống gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở một tình huống có tính quyết định cho sự đột biến. Tình huống gặp gỡ này thoạt nhìn có vẻ là hoàn toàn ngẫu nhiên, nhưng quan sát kỹ, ta sẽ thấy Nam Cao đã ngầm chuẩn bị khá chu đáo mọi phương diện. Qua việc tiếp cận đối tượng theo quan điểm hệ thống, đi vào lần lượt các biện pháp nghệ thuật mà nhà văn Nam Cao đã sử dụng để thể hiện nhân vật Chí Phèo, các nét tính cách, sự chuyển biến trong tâm hồn, cuộc đời, số phận nhân vật đã hiện lên một cách rõ ràng và sinh động. Cái chân thật đến ngỗ ngược rồi cả đáng yêu của Chí Phèo được bạn đọc cảm nhận và ghi lại ấn tượng về một nhân vật văn học đặc sắc, một nông dân tha hóa điển hình. Chí Phèo xứng đáng trở thành nhân vật được bạn đọc mọi thời đại yêu thích.
Trang 1Hệ thống các biện pháp nghệ thuật thể hiện nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
Anh (chị) hãy vận dụng cách tiếp cận đối tượng theo quan điểm hệ thống để phân tích hệ thống các biện pháp nghệ thuật thể hiện nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao
Bài làm
“Chí Phèo” là tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao góp phần khẳng định tài năng
và vai trò của ông trong nền văn học hiện đại Việt Nam Tác phẩm được coi là một
sự kiện đánh dấu bước ngoặt đổi mới về nghệ thuật trong nền văn xuôi nước nhà
Kể từ khi truyện ngắn “Chí Phèo” ra đời cho đến nay đã thu hút rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nó trên nhiều lĩnh vực, từ chuyên ngành văn học hiện đại, văn học dân gian cho đến lí luận văn học Đây còn là mảnh đất màu mỡ trong các lĩnh vực nghệ thuật khác như điện ảnh, hội họa, Và, có lẽ nhân vật được bạn đọc biết đến nhiều nhất, ấn tượng nhất, yêu thích trong “Chí Phèo” nói riêng và các tác phẩm của Nam Cao nói riêng chính là Chí Phèo Thậm chí, Chí Phèo còn vượt tầm thời đại , trở thành nhân vật đi cùng năm tháng trong nền văn học Việt Nam
Để có được sự thành công này không phải tự nhiên mà có Vậy những yếu tố nào
đã khiến cho Chí Phèo có sức hút và sức bền trong lòng độc giả như vậy? Đã có nhiều công trình, nhiều nhà nghiên cứu đã đi tìm hiểu về vấn đề này theo các phương pháp, các hướng tiếp cận khác nhau và việc tiếp cận đối tượng theo quan điểm hệ thống phân tích các biện pháp nghệ thuật thể hiện nhân vật cũng là một hướng đi được vận dụng rộng rãi trong văn chương
Trang 2Phương pháp hệ thống là phương pháp có đối tượng nghiên cứu là các hệ thống trong thiên nhiên hoặc xã hội, hoặc là một phương pháo dùng mô hình hệ thống để nghiên cứu các sự vật Phương pháp sáng tác theo quan điểm hệ thống luôn xem các yếu tố trong quan hệ tương tác qua lại, chi phối lẫn nhau, yếu tố này dựa vào yếu tố kia để tạo nên chỉnh thể hệ thống Các biện pháp nghệ thuật được Nam Cao
sử dụng để thể hiện nhân vật Chí Phèo gồm có các yếu tố: tả , kể, đối thoại, độc thoại, tâm tình…Ta xét đến mối quan hệ tương tác qua lại giữa các yếu tố đó với nhau và rộng hơn với là kết cấu, ngôn từ của tác phẩm Tất cả chúng cộng gộp, phối hợp một cách nhuần nhuyễn để tạo nên hình ảnh một Chí Phèo vô cùng sinh động
Chí Phèo là nhân vật điển hình cho người nông dân bị lưu manh hóa , tiêu biểu cho
số phận cực khổ của người nông dân bị đè nén bóc lột vừa tiêu biểu cho sự tha hoá phổ biến trong xã hội tàn phá tâm hồn con người – ngòi bút Nam Cao đã đạt tới một sức mạnh phê phán mãnh liệt, sâu sắc, ít có Vẽ nên hình ảnh người nông dân lưu manh đầy thú tính, “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” hung hãn chuyên gây
sự “giở toàn những giọng uống máu người không tanh”, Nam Cao đã miêu tả , ví con so sánh Chí Phèo với loài vật, đồ vật : “Hắn về lần này trông khác hẳn , mới đầu chẳng ai biết hắn là ai Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế ”; “Bây giờ thì hắn đã thành người không tuổi rồi Ba mươi tám hay ba mươi chín? Bốn mươi hay là ngoài bốn mươi ? Cái mặt hắn không trẻ cũng không già: nó không còn phải là mặt người: nó là mặt của một con vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giờ biết tuổi ? Cái mặt hắn vàng vàng mà lại muốn xạm màu gio; nó vằn dọc vằn ngang, không thứ tự, biết bao nhiêu là vết sẹo…” Cái hình
Trang 3dạng xấu xí, dị dạng này không phải tự dưng từ lúc đẻ ra mà có, đây là lúc hắn mới
đi tù về Chí Phèo đã bị hoàn cảnh làm méo mó đến mất cả nhân hình Không chỉ được miêu tả về cái hình dáng, nhà văn Nam Cao còn miêu tả hành động của hắn
Bắt đầu là từ tiếng chửi : “Hắn vừa đi vừa chửi Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi Bắt đầu chửi trời Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Ðại… Ðã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn Nhưng cũng không ai ra điều Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo” Tiếng chửi của một kẻ say rượu mở đầu cho một tác phẩm đã gợi cho
người đọc sự tò mò Tiếng chửi thoạt nghe như vô ý, tiếng chửi càn của kẻ bất mãn, của kẻ say nhưng lại vô cùng logic Tiếp đó Nam Cao miêu tả một loạt hành động của Chí Phèo: đốt quán, rạch mặt ăn vạ, đòi tiền Binh Chức…Chí Phèo ngày càng trượt dài trên con đường tha hóa, trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, vô tình phá hoại hạnh phúc bao gia đình mà không hay Chí Phèo làm mất nhân hình lẫn cả nhân tính Người đọc dễ dàng nhận ra điều ấy qua sự miêu tả các hành động của hắn Nhìn Chí Phèo lúc này thì mấy ai nghĩ rằng trước đây hắn từng là một anh nông dân hiền lành, chất phác Nam Cao lại sử dụng bút pháp miêu tả, chỉ một câu
miêu tả trạng thái của Chí khi bóp đùi cho bà ba: “vừa bóp đùi cho bà ba vừa run run” mà cái bản chất hiền lành như đất của anh Chí trước đây hiện lên đầy đủ Một
kẻ suốt ngày chìm trong men say như Chí Phèo lại có lúc sợ rượu: “Hắn thấy nôn nao, chân tay bủn rủn như đến ba ngày nhịn đói Thế mà bụng lại phinh phính đầy, hình như bụng hơi đau… Đau thật, đau mỗi lúc một dữ! Nó cứ cuồn cuộn lên À
mà trời lành lạnh Hễ có gió thì kinh kinh Mỗi lần gió, hắn thấy rươn rướn người
….Sao đầu nặng quá mà chân thì lẩy bẩy Mắt hắn hoa lên Bụng quặn lại, đau gò
Trang 4người…”; “Hắn đờ hai mắt ra khẽ rên” Tác giả miêu tả rất kĩ tình trạng , cảm
nhận của Chí Phèo khi say rượu Ông còn tả rất kĩ, rất đẹp cảnh sắc thiên
nhiên “trời lành lạnh”, “trăng rắc bụi trên sông và sông gợn biết bao nhiêu
vàng” Đây là lần đầu tiên Chí Phèo được hưởng hạnh phúc, biết đến cuộc sống gia
đình là như thế nào Trước đây hắn chưa khi nào tỉnh, cũng chẳng muốn
tỉnh: “Những cơn say cuả hắn tràn cơn này sang cơn khác, thành một cơn dài mênh mông Chưa bao giờ hắn tỉnh để nhớ rằng có hắn ở trên đời Hắn cũng không biết hắn là con quỷ dữ làng Vũ Đại, tác quái cho bao nhiêu dân làng…”
Tỉnh làm gì rồi để thấy mình cô độc, để thấy mình đã bị cộng đồng đào thải, xa lánh Có lẽ vì thế Nam Cao đã miêu tả rất chậm cái quãng thời gian ngắn ngủi năm ngày Chí Phèo, Thị Nở bên nhau, dùng những hình ảnh đẹp nhất tạo nên một bức tranh tình yêu và hạnh phúc, ấm áp của gia đình Năm ngày so với thời gian của một đời người chẳng đáng là bao nhưng lại là quãng thời gian có ý nghĩa nhất với Chí Phèo Con quỷ gớm ghiếc đó ai mà tin rằng cũng có những lúc lại mềm yếu, có những giây phút suy tư về cuộc đời mình, về những ước mơ một thuở xa xăm Lần
đầu tiên hắn tỉnh rượu kể từ khi ra tù:“hắn bâng khuâng như tỉnh dậy, hắn thấy miệng hắn đắng, lòng mơ hồ buồn Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc, hay là đói rượu, hắn hơi rùng mình Ruột gan lại nôn nao lên một tý Hắn sợ rượu cũng như người ốm thường sợ cơm Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng nói của những người đi chợ Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy Chao ôi là buồn!” Hiện tại lay thức lương tâm thành tiếng thở dài não nuột "Chao ôi là
buồn!" Một nỗi buồn đáng quý, bởi nó đã khơi lại những giấc mơ giản dị của một thời lương thiện: "Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm" Nam Cao lại dùng những dòng
miêu tả tâm lí nhân vật để làm nổi bật nên cái bản chất sâu xa từ bên trong của
Trang 5nhân vật, cho bạn đọc thấy được những biến đổi tinh tế trong tâm hồn “con quỷ”
ấy.” Thằng này rất ngạc nhiên Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình ươn ướt”
Chí Phèo đã có dấu hiệu của sự khao khát sống, sống như một con người đích thực Hắn mong được trở về với nhân loại và dồn hết hi vọng nơi Thị Nở Bát cháo hành giống như một liều thuốc kích thích khiến con quỷ trong hắn biến mất hoàn toàn Chí Phèo từ ngạc nhiên chuyển sang cảm động Đây là tâm lí của một người chưa bao giờ được yêu thương và nhất là bàn tay chăm sóc của một người phụ nữ Rồi hắn thấy say thị, hắn thấy thị vậy mà lại có duyên, hắn thèm lương thiện, hắn cười nghe thật hiền… hắn khóc rồi làm nũng với Thị Nở như một đứa trẻ con… Qua việc miêu tả : miêu tả ngoại hình, hành động, tâm trạng của Chí Phèo, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh một Chí Phèo sống động tới mức có thể sờ thấy, cảm thấy
Những diễn biến tâm lí của Chí Phèo còn được làm sinh động và rõ ràng hơn qua
hệ thống độc thoại Ngay từ lúc đầu vào tác phẩm, tiếng chửi của Chí Phèo cũng có thể coi là một độc thoại, tuy chỉ có nội dung tiếng chửi, không cụ thể thành lời trong ngoặc kép Tiếng chửi ấy đã cho thấy sự cô đơn, lạc loài của Chí Phèo sau 7,
8 năm ở tù ra Rồi những suy nghĩ nội tâm khi hắn đến rạch mặt ăn vạ ở nhà Bá
Kiến, bị Bá Kiến dùng lời lẽ dụ hoặc: “hắn lại hơi ngần ngại: biết đâu cái lão cáo già này nó chả lại lừa hắn và nhà rồi lôi thôi ? Ồ mà thật, có thể như thế lắm! Này
nó hãy lôi ngay mấy cái mâm cái nồi hay đồ vàng, đồ bạc ra khoác vào cổ hắn, rồi cho vợ ra kêu làng lên rồi cột cổ hắn vào, chần cho một trận om xương, rồi vu cho
là ăn cướp thì sao ? Cái thằng bá Kiến này, già đời đục khoét, còn đớp cái nước gì
mà phải chịu lép như trấu thế ? Thôi dại gì mà vào miệng cọp, hắn cứ đứng đây này, cứ lăn ra đây này, lại kêu toáng lên xem nào Nhưng nghĩ ngợi một tí, hắn lại bảo: kêu lên cũng không nước gì! Lão bá vừa nói một tiếng, bao nhiêu người đã ai
về nhà nấy, hắn có lăn ra kêu nữa, liệu có còn ai ra ? Vả lại bây giờ rượu nhạt rồi, nếu lại phải rạch mặt thêm mấy nhát thì cũng đau Thôi cứ vào! Vào thì vào, cần
Trang 6quái gì Muốn đập đầu thì vào ngay giữa nhà nó mà đập đầu còn hơn ở ngoài Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù Ở tù thì hắn coi là thường Thôi
cứ vào” Đặc biệt, độc thoại tâm tưởng diễn ra khi mà “thị ngoay ngoáy cái mông đít bỏ đi” về với bà cô thị sau năm ngày sống chung với Chí Phèo Hắn nghĩ sẽ “tự phải đến cái nhà con đĩ Nở kia Ðến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó Nếu không đâm được, lúc ấy hãy đập đầu kêu làng” rồi hắn tự nói"Tao phải đâm chết nó!" Ở đây, sự nhập thân của tác giả vào tâm trạng nhân vật
bộc lộ những suy nghĩ nội tâm, sự đau khổ nghiệt ngã của một con người bị đẩy vào bước tha hóa, lưu manh hóa nhưng không chịu tha hóa đến cùng, muốn trở lại làm người lương thiện nhưng phải trả bằng cái giá rất đắt: chính là mạng sống của mình Hắn uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh, hắn nhận ra bi kịch cuộc đời mình rõ hơn bao giờ hết Tiếng khóc bật ra , hắn ôm mặt khóc rưng rức Hắn ngửi thấy hơi cháo hành Chí Phèo đã đặt niềm tin rất lớn vào Thị Nở có thể cứu vớt hắn thoát khỏi kiếp sống như một con quỷ bị mọi người xa lánh Nhưng Thị Nở đã cự tuyệt hắn, từ chối hắn, niềm tin đổ vỡ, đó là nỗi đau không gì bù đắp nổi trong hắn Miêu tả tâm lí nhân vật cùng với độc thoại , độc thoại nội tâm được tài hoa của nhà văn Nam Cao kết hợp ăn ý từ đó giúp khắc họa nên bản chất tính cách thực của nhân vật đồng thời giúp thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn
Nói đến độc thoại thì không thể không nhắc đến đối thoại trong truyện ngắn “Chí Phèo” Có các đoạn đối thoại giữa Chí Phèo – Bá Kiến, Chí Phèo – người bán rượu, Chí Phèo - Tam Lãng, Chí Phèo – Thị Nở Và, ngôn ngữ mà Nam Cao sử dụng trong các đoạn đối thoại cũng góp một phần không kém quan trọng làm nên thành công cho tác phẩm Ngôn ngữ giữa các nhân vật được lựa chọn phù hợp với tính cách từng nhân vật Ngôn ngữ của bọn Bá Kiến, Lí Cường là ngôn ngữ của bọn bề trên khi mềm mỏng khi đanh rắn rất biến hoá Ngôn ngữ của các nhân vật như Chí Phèo, Thị Nở thì rất quê mùa có khi là tục tằng thô lỗ Nhìn chung tác
Trang 7phẩm viết về đề tài người nông dân nên ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong tác phẩm là loại ngôn ngữ bình dân chân quê, rất phù hợp với cảnh và tình của tác phẩm
Bá Kiến cũng dõng dạc hỏi:
Anh Chí đi đâu đấy ?
Hắn chào to:
Lạy cụ ạ Bẩm cụ Con đến cửa cụ để kêu cụ một việc ạ! Giọng hắn lè nhè và tiếng đã gần như méo mó Nhưng bộ điệu thì lại như hiền lành; hắn vừa gãi đầu gãi tai, vừa lải nhải:
Bẩm cụ từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù, bẩm có thế, con có nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá! Ði ở tù còn cơm để mà
ăn, bây giờ về làng về nước, một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn Bẩm
cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù
Những đoạn đối thoại giữa các nhân vật góp phần rất lớn trong việc thể hiện tính cách nhân vật Bá Kiến hiện rõ là một con cáo già khôn ranh Chí Phèo thì lộ rõ bản chất của một tên lưu manh chỉ biết rạch mặt ăn vạ Khi đối thoại với Thị Nở, lúc này tâm lí, tính cách các nhân vật có sự chuyển biến, ngôn ngữ giữa các nhân vật cũng vô cùng thân mật, đáng yêu, rõ giọng điệu quan tâm, làm nũng của những
kẻ đang yêu :
- Vừa thổ hả ?
Mắt hắn đảo lên nhìn thị, nhìn một loáng rồi lại đờ ra ngay.
- Ði vào nhà nhé ?
Hắn làm như gật đầu Nhưng cái đầu không động đậy, chỉ có cái mí mắt là nhích thôi.
Trang 8- Thì đứng lên.
Chí Phèo cũng có những lúc thật đáng yêu:
Hắn bảo thị:
- Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ ?
Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị:
- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.
Đáng chú ý nhất và kết lại cho toàn bộ tác phẩm khi Chí Phèo nhận ra bi kịch của đời mình, hắn luôn miệng lẩm bẩm sẽ cầm dao đi giết Thị Nở và bà cô Thị nhưng chân hắn lại đi thẳng đến nhà Bá Kiến :
Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền Thế anh cần gì ?
Hắn dõng dạc:
Tao muốn làm người lương thiện !
Bá Kiến cười ha hả:
Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.
Hắn lắc đầu:
Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này ? Tao không thể là người lương thiện nữa Biết không! Chỉ có một cách biết không ! Chỉ có một cách là cái này biết không !
Nam Cao đã để cho Chí trong giờ phút ấy cất lên những lời đau đớn : " Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào để mất những vết mảnh chai trên mặt này?" Đó là nỗi đau đớn của một người đã bị chặn mất nẻo về với thế giới thân thuộc của Con Người, bởi những định kiến khắt khe của xã hội
Trang 9Với một truyện ngắn thì nhắc đến nghệ thuật của nó ta không thể bỏ qua nghệ thuật
kể chuyện, xây dựng tình huống truyện Nam Cao sử dụng kết cấu vòng tròn để kể lại trọn vẹn câu chuyện cuộc đời Chí Phèo Mở đầu là hình ảnh Chí bị bỏ rơi trong chiếc váy đụp, mặt xám ngắt bên cái lò gạch cũ Hai mươi tuổi đi làm thuê cho nhà
Bá Kiến, hứng chịu cơn ghen tuông của Bá Kiến và nỗi nhục bị bắt bóp chân, bóp lên mãi cho bà ba Hắn vào tù, khi trở về làng thì hắn biến thành một con quỷ Chí Phèo gặp Thị Nở và cuộc tình năm ngày chóng vánh đã cho hắn trở lại làm người, trở lại thành anh Chí hiền lành của năm nào Thế nhưng, Thị Nở đã từ chối hắn, những định kiến đã ngăn không cho hắn trở về thành Con Người Hắn vác dao đâm chết Bá Kiến rồi tự sát Và kết thúc lại là hình ảnh cái lò gạch cũ hiện ra một lần nữa Hình ảnh đấy sức liên tưởng về một thế hệ Chí Phèo con sẽ ra đời, lại cũng sẽ
có một Bá Kiến nào khác nếu như xã hội không thay đổi
Ở khúc ngoặt thứ nhất, nhà văn đã đưa ra hai hình tượng Năm Thọ và Binh Chức - những nhân vật phụ không trực tiếp tham gia vào diễn biến câu chuyện - để làm sáng tỏ nhiều điều Trong lời kể nhẩn nha, những nhân vật này như tiện thể được nhắc đến, nhưng thực chất, vai trò giải thích, cắt nghĩa của chúng đã được phát huy tối đa Nếu như nhân vật Năm Thọ ngầm lý giải đầy đủ cho cái nguyên cớ Chí Phèo bị đẩy vào tù (cái nguyên cớ vốn rất mù mờ trong con mắt người dân làng Vũ Đại), thì nhân vật Binh Chức lại rọi sáng cái quá trình biến chất của Chí Phèo Nhờ
sự xuất hiện của những nhân vật ngoài cốt truyện ấy mà tính tất yếu trong mọi biến
cố của số phận nhân vật chính được bộc lộ sắc nét, rõ ràng hơn Từ hai nhân vật bên lề của truyện Chí Phèo, ta càng hiểu rõ hơn điều mà Roland Bathes khẳng định khi nghiên cứu cấu trúc truyện kể: “Chỉ có một con đường duy nhất: hoặc trong văn bản, mọi thứ đều có ý nghĩa hoặc không có ý nghĩa nào hết Trong tác phẩm nghệ thuật không có yếu tố thừa, cho dù sợi chỉ xâu chuỗi đơn vị cốt truyện với các
Trang 10đơn vị khác có thể rất dài, mong manh hay mảnh mai”
Ở bước ngoặt thứ hai, tất cả bắt đầu từ tình huống gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- một tình huống có tính quyết định cho sự đột biến Tình huống gặp gỡ này thoạt nhìn có vẻ là hoàn toàn ngẫu nhiên, nhưng quan sát kỹ, ta sẽ thấy Nam Cao đã ngầm chuẩn bị khá chu đáo mọi phương diện
Qua việc tiếp cận đối tượng theo quan điểm hệ thống, đi vào lần lượt các biện pháp nghệ thuật mà nhà văn Nam Cao đã sử dụng để thể hiện nhân vật Chí Phèo, các nét tính cách, sự chuyển biến trong tâm hồn, cuộc đời, số phận nhân vật đã hiện lên một cách rõ ràng và sinh động Cái chân thật đến ngỗ ngược rồi cả đáng yêu của Chí Phèo được bạn đọc cảm nhận và ghi lại ấn tượng về một nhân vật văn học đặc sắc, một nông dân tha hóa điển hình Chí Phèo xứng đáng trở thành nhân vật được bạn đọc mọi thời đại yêu thích