1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2012 – 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ chi tiết (2013 – 2015) phường ngọc hà – thành phố hà giang tỉnh hà giang

45 293 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 461,5 KB

Nội dung

Dựa vào quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước phân bổ hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hình thành cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác được t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRUỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Khoa : Quản Lý Đất Đai

Người hướng dẫn : THS Trần Xuân Biên

Địa điểm thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình

và sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý đất đai - TrườngĐại học Tài Nguyên và Môi Truờng Hà Nội, các tập thể đã tạo điều kiện để emhoàn thành báo cáo này

Trước hết, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TH.S Trần Xuân Biên đã

nhiệt tình ủng hộ, động viên, hướng dẫn em nhiệt tình trong suốt thời gian emthực hiện đề tài

Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi truờng tỉnh HàGiang cùng các Cô chú, anh chị là cán bộ đang làm việc tại Sở Tài nguyên vàMôi trường Hà Giang đã tạo điều kiện cho em đụơc tiếp xúc và làm việc sát saovới thực tế để áp dụng những kiến thức của bài giảng trên lớp vào công việctrong quá trình thực tập

Em xin chân thành cảm ơn UBND phường Ngọc Hà và cán bộ nhân viêncủa phường Ngọc Hà đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình làm việc

và thu thập số liệu tại địa phương để hoàn thành tốt bài Báo cáo này

Do một số nguyên nhân khách quan nên trong quá trình thực hiện đề tàikhông thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được những góp ý củaThầy Cô và các bạn

Ngoài ra, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên giúp

đỡ em hoàn thành khoá học này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Giang, ngày 26 tháng 3 năm 2013

Sinh viên

Vũ Thị Dung

Trang 3

MỤC LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRUỜNG HÀ NỘI i

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI i

Người thực hiện : Vũ Thị Dung i

Địa điểm thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang i

HÀ NỘI - 2013 i

CHƯƠNG I 6

MỞ ĐẦU 6

1.1 Đặt vấn đề 6

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 7

1.3 Yêu cầu của đề tài 8

CHƯƠNG 2 9

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9

2.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất đai 9

2.1.1 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất 9

2.1.2 Vai trò và ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất 10

2.1.3 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đô thị 10

2.2 Căn cứ pháp lý thực hiện quy hoạch sử dụng đất 12

2.2.1 Những căn cứ pháp lý chung của quy hoạch sử dụng đất 12

2.2.2 Những căn cứ pháp lý và kỹ thuật của quy hoạch sử dụng đất phường Ngọc Hà - thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang 13

2.3.1 Tình hình nghiên cứu quy hoạch trong và ngoài nước 13

-CHƯƠNG 3 18

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 18

3.2 Nội dung nghiên cứu 18

3.2.1 Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 18

Trang 4

3.2.2 Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất đai 18

3.3 Phương pháp nghiên cứu 19

3.3.1 Phương pháp điều tra khảo sát 19

3.3.2 Phương pháp thống kê xử lý số liệu 19

3.3.3 Phương pháp minh họa bằng bản đồ 19

3.3.4 Phương pháp tính toán theo định mức 19

3.3.5 Phương pháp chuyên gia 20

CHƯƠNG 4 21

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21

4.1 Nghiên cứu điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội 21

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 21

4.2 Thực trạng kinh tế - xã hội 25

4.2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế 25

4.2.2 Chuyển dịch cơ cấu 25

4.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế các ngành 25

4.2.4 Dân số, lao động và việc làm 27

4.2.5 Thực trạng phát triển khu dân cư và cơ sở hạ tầng 28

4.3.Tình hình quản lý và sử dụng đất 33

4.3.1.Tình hình quản lý đất đai 33

4.3.1.1 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp Luật về quản lý sử dụng đất đai .33

4.3.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản đồ hành chính .33

4.3.1.3 Đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 34

4.3.1.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất 34

4.3.1.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng .35

4.3.1.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 35

Trang 5

4.3.1.7 Thống kê, kiểm kê đất đai 35

4.3.1.8 Quản lý tài chính về đất đai 36

4.3.1.10 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm Luật Đất đai 36

4.3.1.11 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết việc khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất 36

4.3.1.12 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 37

4.3.2.Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 37

4.3.2.1 Phân tích hiện trạng các loại đất 37

4.3.2.2 Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý và những tồn tại trong việc sử dụng đất 39

* Cơ cấu sử dụng đất 39

* Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội 39

* Hiệu quả sử dụng đất 40

* Những tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng đất 40

* Những tồn tại chủ yếu trong việc sử dụng đất, nguyên nhân chính, giải pháp khắc phục và những kinh nghiệp về sử dụng đất 40

CHƯƠNG 5 43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43

5.1 KẾT LUẬN 43

5.2 KIẾN NGHỊ 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 6

tư liệu sản xuất nào, nó vừa cung cấp nguồn nước, dự trữ nguyên vật liệukhoáng sản, là không gian của sự sống, bảo tồn sự sống.

Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sản xuất,

nó là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất của con người Từ đất con người cócái để ăn, có nhà để ở, có không gian để làm việc, sản xuất và các điều kiện đểnghỉ ngơi; vì vậy chúng ta nhận định rằng: Đất đai là tài nguyên có giá trị nhấtcủa nhân loại, là vốn sống của con người

Do đó, để quản lý đất đai một cách hợp lý thì nhà nước phải ban hànhcác chính sách, về quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương để

sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và lâu bền

Quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng củangành Tài nguyên và Môi trường, giúp Nhà nước thống nhất quản lý đất đaitheo quy hoạch và kế hoạch Dựa vào quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước phân

bổ hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hình thành cơ cấu

sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác được tiềm năng đất đai và

sử dụng đúng mục đích Nhất là trong giai đoạn hiện nay Đảng, Nhà nước vànhân dân ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhu cầukhác nhau ngoài nhu cầu ăn ở, sinh hoạt hàng ngày càng tăng, dân số phát triển

ở mức cao… đã gây áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên đất Đề tài nhằm gópphần giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý và

sử dụng đất đai có hiệu quả hơn

Trang 7

Phường Ngọc Hà là một phường mới tách từ phường Trần Phú và xãNgọc Đường nằm ở phía Đông Bắc thành phố Hà Giang, với tổng diện tích tựnhiên 318.25 ha Trong những năm vừa qua, cùng với xu thế Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá, bộ mặt kinh tế của phường đã có thay đổi đáng kể, đời sống mọimặt của người dân được nâng lên Song song với quá trình đó, sự phát triểnkinh tế - xã hội đã, đang và sẽ gây áp lực lớn đối với đất đai Để sử dụng mộtcách triệt để, hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao và bền vững nguồn tài nguyênđất đai, đòi hỏi phường phải có một phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp,thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố,đồng thời phải khơi dậy và phát huy được những tiềm năng phát triển củaphường nói chung, tiềm năng đất đai nói riêng.

Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Quản LýĐất Đai - truờng Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; dưới sự hướngdẫn của TH.S Trần Xuân Biên - Giảng viên bộ môn Quy hoạch đô thị - Khoa

Quản lý đất đai, Tôi thực hiện đề tài : “Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2013

– 2020, kế hoạch sử dụng đất chi tiết (2013 – 2015) phường Ngọc Hà Thành phố Hà Giang - Tỉnh Hà Giang”.

-1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Tạo ra cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý nhất tạo điều kiện sử dụng các loạiđất và các tài nguyên thiên nhiên của xã hội một cách đầy đủ, hợp lý về diệntích, về địa điểm phân bố, về thành phần và chất luợng đất đai nhằm đem lạihiệu quả kinh tế cao nhất

Tìm hiểu những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường ảnhhưởng tới việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch thực hiện sử dụng đất phườngNgọc Hà

Tìm hiểu nhu cầu sử dụng đất của các nghành theo Bộ tiêu chí Nông thôn mớitrên địa bàn phường Ngọc Hà – thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang

Xây dựng đề tài quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2012 – 2020, kế hoạch

sử dụng đất chi tiết (2010 – 2013) phường Ngọc Hà – thành phố Hà Giang tỉnh Hà Giang

Trang 8

-Tìm ra những thuận lợi, khó khăn của phường Ngọc Hà trong công tácthực hiện quy hoạch sử dụng đất theo Bộ tiêu chí nông thôn mới, rút ra bài họckinh nghiệm trong việc sử dụng đất trong giai đoạn quy hoạch.

1.3 Yêu cầu của đề tài

Tìm hiểu tình hình sử dụng đất trên địa bàn có tính đảm bảo trên cơ sởkhoa học, có tính khả thi cao, khơi dậy và phát huy những tiềm năng đất đaicủa phường

Đáp ứng được các yêu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cánhân trên địa bàn

Đảm bảo sự phát triển ổn định ở đô thị, sử dụng đất lâu dài đem lại hiệuquả kinh tế - xã hội và môi trường

Đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của các ngành, các hộ gia đình, cá nhân sửdụng đất đến năm 2020 trên địa bàn phường

Đảm bảo tính cân đối trong việc phân bổ, sử dụng đất đai thể hiện tínhkhoa học, tính thực tế

Đảm bảo cho Nhà nước quản lý đất đai một cách hợp lý, chủ động chongười sản xuất

Trang 9

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất đai

2.1.1 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội đặc thù Đây làmột hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệthống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các biện phápphân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xãhội Từ trước tới nay có rất nhiều quan điểm về quy hoạch sử dụng đất Cóquan điểm cho rằng: quy hoạch sử dụng đất chỉ tồn tại đơn thuần là biện pháp

kỹ thuật, thông qua đó chúng ta thực hiện nhiệm vụ đo đạc bản đồ, giao đất chocác ngành, các đơn vị sử dụng đất Hoặc cho rằng bản chất của quy hoạch đấtđai dựa vào quyền phân bố của Nhà nước, chỉ đi sâu vào tính pháp lý của quyhoạch sử dụng đất Nếu chỉ hiểu quy hoạch sử dụng đất đơn thuần là biện pháp

kỹ thuật thì quy hoạch sẽ không mang lại hiệu quả cao và không có tính khảthi, có khi nó còn thể hiện rõ hơn mặt trái của vấn đề là kìm hãm sự phát triểncủa xã hội

Bản chất của quy hoạch sử dụng đất không thuộc hình thức kỹ thuật đơnthuần cũng không thuộc hình thức pháp lý chuyên biệt mà quy hoạch sử dụngđất là sự thống nhất giữa yêu cầu về mặt kỹ thuật, tính hiệu quả về kinh tế vàmang giá trị về pháp lý Các yếu tố này có quan hệ gắn kết với nhau tạo nên sựhoàn thiện của quy hoạch

Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật

và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quảcao thông qua việc phân phối và phân phối lại quỹ đất trong cả nước Tổ chức sửdụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xãhội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường

Quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch sử dụng đất cấp xã,phường nói riêng phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, điền kiện kinh tế xã hội,

Trang 10

căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai và mục tiêuphương hướng phát triển, tận dụng các nguồn nhân lực của địa phương để đưa

ra các biện pháp sử dụng đất đai phù hợp, hiệu quả, khoa học và có tính khả thicao

2.1.2 Vai trò và ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất

Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai đảm bảo sự thống nhất trong việcquản lý Nhà nước về các loại đất đai ở nông thôn, phát huy tính tự chủ và nângcao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụngđất

Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc quản lý Nhà nước đối với đất đai, làm cơ sở cho việc giao quyền sử dụng đất, cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia và thực hiệnnhiệm vụ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước Quy hoạch sử dụng đất đainông thôn tạo điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân

bổ quỹ đất đai nông thôn tạo điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất đai cho mục đích sử dụng như phát triển nông

nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế

xã hội

Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm chắc quỹ đất đai và xây dụng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiệu quả cao, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý đất đai, ngăn chặn các hiện tượng chuyển mục đích sử dụng tùy tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, hủy hoại đất và phá vỡ cân bằng sinh thái

Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn không những có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trước mắt mà còn cả lâu dài, đưa định hướng cho tương lai

2.1.3 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đô thị

Quy hoạch sử dụng đất đô thị là một công cụ quản lý khoa học của Nhà

Trang 11

người sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần giải quyết các mốiquan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai để nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.

Quy hoạch mang tính tổng hợp: quy hoạch sử dụng đất nhận trách nhiệm

tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, điều hòa các mâu thuẫn về đất đai củacác ngành, các lĩnh vực Xác định và điều phối phương hướng, phương thứcphân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo cho nềnkinh tế quốc dân phát triển ổn định, bền vững và đạt tốc độ tăng trưởng cao

Quy hoạch mang tính dài hạn: Căn cứ vào xu thế biến động dài hạn của

những yếu tố kinh tế - xã hội, quan trọng như sự thay đổi về dân số, tiến bộ kỹthuật, đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, từ đó xây dựngcác quy hoạch trung tâm và dài hạn về sử dụng đất đai đề ra các phương hướng,chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xâydựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm

Quy hoạch mang tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: quy hoạch sử dụng

đất là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tínhchỉ đạo vĩ mô, khái lược về sử dụng đất của các ngành như là phương hướng,mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất trong vùng; cân đốitổng quát nhu cầu sử dụng đất của ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất vàphân bố đất đai trong vùng; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc

sử dụng đất trong vùng; đề xuất các chính sách, các biện pháp lớn để đạt đượcmục tiêu

Quy hoạch sử dụng đất mang tính chính sách: quy hoạch sử dụng đất thể

hiện rõ đặc tính chính trị và chính sách xã hội Khi xây dựng phương án quyhoạch phải quán triệt các chính sách và các quy định có liên quan đến đất đaicủa Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai cácmục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế -

xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môitrường

Trang 12

Quy hoạch sử dụng đất mang tính khả biến: khi xã hội phát triển, khoa

học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dựkiến của quy hoạch sử dụng đất sẽ trở nên không còn phù hợp nữa Việc chỉnhsửa, bổ sung, hoàn thiện và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết Điều đóthể hiện tính khả biến của quy hoạch Quy hoạch sử dụng đất luôn là quy hoạchđộng, một quá trình lặp đi lặp lại theo chu kỳ “Quy hoạch - Thực hiện - Quyhoạch lại hoặc chỉnh lý - Tiếp tục thực hiện” với chất lượng, mức độ hoàn thiện

và tính thích hợp ngày càng cao hơn

2.2 Căn cứ pháp lý thực hiện quy hoạch sử dụng đất

2.2.1 Những căn cứ pháp lý chung của quy hoạch sử dụng đất

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế đã gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai Chính vì vậy Đảng

và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.Nhà nước ta đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật như Hiến pháp, Luật Đấtđai và các văn bản hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất, cụ thể như sau:

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng

định tại Điều 18, Chương II: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo

quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả”.

- Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 quy định “Quản lý quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất” là một trong 13 nội dung “Quản lý Nhà nước về đất đai”.

- Điều 23, 25, 26, 27 Luật Đất đai năm 2003 quy định cụ thể nội dungcủa quy hoạch sử dụng đất, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củaChính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác lập, thẩm định, điềuchỉnh và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ngoài ra còn có các văn bản dưới Luật như:

+ Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ

về việc thi hành Luật Đất đai

+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ vềviệc thi hành Luật Đất đai

Trang 13

+ Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng BộTài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất.

+ Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài NguyênMôi Trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất

2.2.2 Những căn cứ pháp lý và kỹ thuật của quy hoạch sử dụng đất phường Ngọc Hà - thành phố Hà Giang - tỉnh Hà Giang.

2.2.2.1.Căn cứ pháp lý của công tác quy hoạch sử dụng đất phường Ngọc Hà

- Điều 17,18 của Hiên pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namnăm 1992;

- Điều 21, 22, 23, 24, 25 của Luật đất đai năm 2003;

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việchướng dẫn việc thi hành luật đất đai 2003;

- Thông tư 30/2004.TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi Trường ngày01/11/2004 về việc quy hoạch sử dụng đất đai

- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài NguyênMôi Trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Căn cứ cào công văn số 244/CV-UBND ngày 04/4/2004 của UBNDTỉnh Hà Giang về việc quy hoạch sử dụng đất

2.2.2.2 Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ

- Hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa chính, bản đồ giảithửa của phường qua các năm

- Các số liệu, tài liệu điều tra hiện trạng phường Ngọc Hà qua các năm

- Số liệu thống kê đất đai, dân số, kinh tế năm 2012 của phường NgọcHà

2.3.1 Tình hình nghiên cứu quy hoạch trong và ngoài nước

2.3.1.1 Quy hoạch sử dụng đất ở một số nước trên thế giới

Trên thế giới, công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã được tiến hành từ

Trang 14

nhiều năm trước đây, vì thế họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu.Hiện nay công tác này đang được chú trọng và phát triển, nó chiếm vị trí quantrọng trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp.

Ở Bungari: Quy hoạch lãnh thổ đất nước được phân thành các vùng đặc

trưng gắn liền với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên

Ở Pháp: Quy hoạch đất đai được xây dựng theo hình thức mô hình hóa

nhằm đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng tài nguyên môi trường và lao động,

áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc và cơ cấu hợp lý, tăng hiệuquả sản phẩm xã hội

Ở Hungari: Quy hoạch đất đai được coi là vấn đề đặc biệt quan trọng và

giống như một số nước khác trong thời kỳ quá độ Sự thay đổi từ một hệ thốngtập trung sang cơ chế tập trung quy hoạch phi tập trung cùng với sự tư nhânhóa mang lại những thay đổi lớn về kinh tế, cơ cấu, tổ chức và xã hội Từnhững thay đổi đó những nước này cần phải xác định hệ thống pháp luật mộtcách hoàn chỉnh hơn Tuy nhiên vẫn gặp trở ngại lớn là năng lực và thể chấtcòn yếu, không đủ để xác định những vấn đề có tính chất thủ tục của việc lậpquy hoạch và xác định bộ máy quản lý

Ở Thái Lan: Việc quy hoạch đất đai được phân theo 3 cấp bao gồm cấp

Quốc gia; cấp vùng và cấp á vùng hay địa phương Quy hoạch nhằm thể hiện

cụ thể các chương trình kinh tế xã hội của Hoàng gia Thái Lan gắn liền với tổchức hành chính và quản lý Nhà nước, phối hợp với Chính phủ và chính quyềnđịa phương Dự án phát triển của Hoàng gia đã xác định vùng nông nghiệpchiếm một vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, chính trị ở Thái Lan Các dự ánđều tập trung vào các vấn đề quan trọng như nước, đất đai, thị trường và laođộng

2.1.3.2 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất ở trong nước

Công tác xây dựng quy hoạch nông thôn được triển khai bắt đầu từnhững năm 1960 khi phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển ở miềnBắc Ban đầu công tác quy hoạch còn ở mức độ nhỏ bé do việc quy hoạch nông

Trang 15

thôn do Bộ Xây dựng thực hiện, đến năm 1980 công tác quy hoạch được pháttriển mạnh mẽ rộng khắp cả nước.

* Giai đoạn 1960 – 1969

Công tác quy hoạch trong giai đoạn này lấy hợp tác xã làm đối tượngchính, phương châm chủ yếu là: phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ đờisống nhân dân lao động, phong trào hợp tác hóa Trong quá trình xây dựng lựachọn những xã có phong trào hợp tác xã mạnh để thiết kế quy hoạch, sau đómới tiến hành mở rộng quy hoạch Nội dung của quy hoạch thời kỳ này đượcthể hiện:

- Thiết kế xây dựng mọi cơ sở kinh tế kỹ thuật phục vụ cho hợp tác hóa

- Khai khẩn mở rộng diện tích đất sản xuất

- Quy hoạch cải tạo làng, xã, di chuyển một số xóm nhỏ lẻ giải phóngđồng ruộng đưa cơ giới vào canh tác, xây dựng các công trình công cộng chotrung tâm xã

- Cải thiện điều kiện sống, xây dựng nhà ở, sắp xếp các lô đất ngăn nắp,trật tự, cải tạo đường làng ngõ xóm

* Giai đoạn 1970 – 1986

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, V chúng ta đã tăngcường tổ chức lại sản xuất, phân bố lao động, xây dựng cơ cấu nông nghiệp coinông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hộichủ nghĩa

Một cao trào làm quy hoạch nông thôn đã diễn ra sôi nổi, trọng tâm của côngtác quy hoạch thời kỳ này là lập đề án xây dựng vùng huyện Nhiều huyện đượcchọn làm huyện điểm để tiến hành quy hoạch như: Đông Hưng (Thái Bình); ThọXuân (Thanh Hóa); Nam Ninh (Nam Định) Nội dung quy hoạch dựa trên cơ sởphát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

- Tiến hành bố trí hệ thống công trình phục vụ sản xuất 3 cấp: huyện, tiểuvùng - cụm kinh tế và xã - hợp tác xã

- Cải tạo mạng lưới dân cư theo hướng tập trung và tổ chức tốt đời sốngnhân dân

Trang 16

- Quy hoạch xây dựng hệ thống công trình phục vụ công cộng và phục vụsản xuất của huyện, tiểu vùng và ở xã như: hệ thống giao thông, điện, cấp thoátnước…

* Giai đoạn từ 1987 đến nay

Trong giai đoạn này đất nước đã có nhiều chuyển biến lớn trên conđường đổi mới từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần, việc này tác động mạnh đến công tác quản lý và quy hoạch

sử dụng đất

Giai đoạn 1987 - 1992: Năm 1987, Luật Đất đai đầu tiên của nước ta

được ban hành, trong đó có một số Điều đề cập đến công tác quy hoạch đất đai.Tuy nhiên nội dung chính của quy hoạch sử dụng đất chưa được nêu ra

Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Thông tư106/QH-KH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất Thông tư này đã hướngdẫn đầy đủ, cụ thể quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụngđất Kết quả là trong giai đoạn này nhiều tỉnh đã lập quy hoạch cho nhiều xãbằng kinh phí địa phương Tuy nhiên ở cấp huyện, tỉnh chưa được thực hiện

Giai đoạn từ năm 1993 -2003: Tháng 07/1993 Luật Đất đai sửa đổi được

ban hành rộng rãi Trong đó nêu cụ thể các điều khoản về quy hoạch sử dụngđất đai

Đầu năm 1994, Tổng cục Địa chính triển khai công tác quy hoạch sửdụng đất trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 1996 - 2010, đồng thời xây dựng kếhoạch sử dụng đất toàn quốc giai đoạn 1996 - 2000 Đây là căn cứ quan trọngcho các bộ ngành, các tỉnh xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

Ngày 12/10/1998, Tổng cục Địa chính ra Công văn số 1814/CV-TCĐC

về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng với các hướng dẫn kèm theo vềcông tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Ngày 01/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/NĐ-CP về việctriển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính

Ngày 01/11/2001, Tổng cục Điạ chính đã ban hành Thông tư số1842/2001/TT-TCĐC kèm theo các Quyết định 424a, 424b, Thông tư số

Trang 17

2074/2001/TT-TCĐC ngày 14/12/2001 nhằm hướng dẫn các địa phương thựchiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 81/NĐ-CP.

Ngày 01/07/2003, luật đất đai 2003 được ban hành rộng rãi Trong đónêu cụ thể các điều khoản về quy hoạch sử dụng đất

Giai đoạn từ sau năm 2003 đến nay: Ngày 01/07/2004 Luật Đất đai năm

2003 chính thức có hiệu lực, trong đó quy định rõ về công tác quản lý nhà nước vềđất đai Tại Mục 2, chương II từ Điều 21 đến Điều 30 quy định cụ thể về công tácquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ngày 29/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP vềhướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003

Ngày 01/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất

2.1.3.3 Tình hình quy hoạch tại tỉnh Hà Giang và thành phố Hà Giang (nguồn 1)

- Tình hình quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh Hà Giang: Tỉnh Hà Giang đã tiếnhành lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020

Luật đất đai 2003 ra đời là cơ sở để Tỉnh tiến hành công tác quy hoạch

sử dụng đất Trên địa bàn tỉnh, tất cả các huyện đã hoàn thành công tác đo đạc,quy hoạch sử dụng đất theo luật mới

- Tình hình quy hoạch sử dụng đất tại Thành phố Hà Giang: Đã tiến hànhlập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Công tác quy hoạch sử dụng đất củathành phố đã được triển khai tới các phường theo sự chỉ đạo của Sở Tài nguyên

& Môi trường tỉnh Hà Giang

Trang 18

CHƯƠNG 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu công tác sử dụng đất trên địa bàn phường Ngọc Hà để đưa

ra phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai xây dựng hợp lý, tiết kiệmhiệu quả hơn và đúng pháp luật

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tại phường Ngọc Hà – thành phố Hà Giang Tỉnh Hà Giang

-3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

3.2.1.1 Điều kiện tự nhiên:

- Vị trí địa lý

- Địa hình

- Đặc điểm khí hậu, thủy văn

- Các nguồn tài nguyên khác

- Cảnh quan môi trường

3.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Tình hình tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế xã hội

- Dân số, lao động và việc làm

- Tình hình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao

3.2.1.3 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng:

- Hệ thống giao thông

- Hệ thống thủy lợi

- Các công trình xây dựng cơ bản

3.2.2 Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất đai

Trang 19

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2012.

3.3 Phương pháp nghiên cứu.

3.3.1 Phương pháp điều tra khảo sát.

3.3.1.1 Phương pháp điều tra nội nghiệp.

Thu thập các tài liệu, số liệu, sự kiện, thông tin cần thiết cho mục đíchnghiên cứu như: các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; các tưliệu về kinh tế xã hội; các tài liệu, số liệu về mục tiêu phát triển kinh tế xã hộitrong những năm tới; các loại bản đồ và đồ án quy hoạch trước đây của phường

3.3.1.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp.

Khảo sát thực địa về tình hình sử dụng và phân bổ đất đai phục vụ nhucầu của con người Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của công tác điều tra nộinghiệp, đồng thời xử lý những sai lệch nhằm nâng cao độ chính xác của các sốliệu thu được

3.3.2 Phương pháp thống kê xử lý số liệu

Phương pháp này có sử dụng phần mềm Excel để đánh giá tình hình pháttriển dân số, số hộ của toàn phường thông qua hệ thống bảng biểu tổng hợp tìnhhình sử dụng các loại đất, chỉ tiêu bình quân đất các loại trong những năm củagiai đoạn quy hoạch

3.3.3 Phương pháp minh họa bằng bản đồ

Đây là phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch.Các thông tin cầnthiết được biểu diễn trên bản đồ có tỷ lệ 1/5000,tạo thành tập bản đồ gồm : Bản

đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2012, bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn

2012 - 2020

3.3.4 Phương pháp tính toán theo định mức

Sử dụng phương pháp này dự tính sự phát triển dân số, số hộ trongnhững

năm của giai đoạn quy hoạch và nhu cầu cấp đất ở mới Ngoài ra, phương phápnày dùng để tính toán nhu cầu cho các công trình chuyên dùng

Trang 20

3.3.5 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành và các ngành có liênquan để có đề xuất một cách hợp lý và đảm bảo về vấn đề môi trường sinh thái

và phát triển kinh tế - xã hội

Trang 21

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Nghiên cứu điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Phuờng Ngọc Hà là một Phường mới tách từ phường Trần Phú và xãNgọc Đường của thành phố Hà Giang Nằm ở phía đông bắc của thành phố HàGiang có vị trí tuơng đối thuận lợi về điều kiện giao thông, có điều kiện kinh tế

- xã hội phát triển với tổng diện tích tự nhiên là 318, 25 ha Phường Ngọc Hàđược bao bọc bởi:

- Phía Bắc giáp phường Quang Trung

- Phía Nam giáp phường Minh Khai

- Phía Tây và Tây nam giáp với phường Trần Phú

- Phía Đông và Đông nam giáp với xã Ngọc Đường

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Phường Ngọc Hà có địa hình khá phức tạp, nằm ở khu vực có thung lũngbằng phẳng, địa hình thấp dần từ Nam xuống Bắc và từ Đông sang Tây, xungquanh có dãy núi Mỏ Neo, núi Hàm Hổ và sông Miện Với địa hình thung lũngkhá bằng phẳng, thuận tiện cho phân bố các khu dân cư, các công trình côngcộng, sản xuất

4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Thành phố Hà Giang nói chung và phường Ngọc Hà nói riêng nằm trongvùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếpcủa gió mùa, nhưng do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão trongmùa hè, gió mùa Đông Bắc trong mùa đông kém hơn so với khu vực khác.Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhìn chung, khí hậu tương đốithuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phù hợp với sự phát triển của nhiều loạicây trồng

Trang 22

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân là 80% vào các tháng mùa mưa từtháng 5 đến tháng 11, trong đó tháng 6, 7 và 8 có lượng mưa lớn nhất (lên đến

300 mm/tháng) ,thấp nhất là vào các tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4năm sau)

- Lượng bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi bình quân hàng năm là 890 mm,tháng 11 là tháng có lượng bốc hơi cao nhất trong năm, thấp nhất là tháng 3

- Lượng mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10,trong đó tháng 7

và tháng 8 là tháng có lượng mưa cao nhất trong năm Lượng mưa trung bình

- Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam,gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, giómùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9

Nhìn chung, thời tiết, khí hậu của phường Ngọc Hà rất thuận lợi cho việcphát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú Mùa đông với khí hậu khô,lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều cây rau màungắn ngày và có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu

Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập chung theomùa thường gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất, nhất là ở vùng đất trốngđồi núi trọc có độ dốc lớn và độ che phủ thấp, thường gây ra úng ngập ởnhững nơi có địa hình lòng chảo, hệ thống thoát nước kém

4.1.1.4 Hệ thống thủy văn

Phường Ngọc Hà có diện tích nhỏ hơn so với các phường khác trên địa bàn Thành phố Hà Giang, hệ thống sông suối trong Phường gồm có sông Miện

Ngày đăng: 28/04/2016, 13:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang Khác
2. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Thông Tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, 70 trang Khác
3. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Thông Tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 05 tháng 3 năm 2010 quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Khác
4. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 về việc ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Khác
5. Chính Phủ, Nghị Định 181/2004/NĐ-CP về việc thi hành luật đất đai Khác
6. Chính Phủ, Nghị Định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 về việc quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất,giá đất,thu hồi đất,bồi thường,hỗ trợ tái định cư Khác
7. Đỗ Đức Viêm. Quy hoạch xây dựng và phát triển điểm dân cư nông thôn.Nhà xuất bản Xây dựng - Hà Nội 1997 Khác
8. Nguyễn Minh Tâm. Quy hoạch phát triển và xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư nông thôn. Nhà xuất bản Xây dựng - Hà Nội 2000 Khác
9. Tiêu chuẩn Việt Nam. Các tiêu chuẩn Việt Nam về quy hoạch xây dựng Nhà xuất bản Xây dựng - Hà Nội 2000 Khác
10. QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM, 2003. Luật đất đai 2003. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 66 trang Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w