Trong vài năm trở lại đây, có một hình thức du lịch khá mới mẻ đã trở thành một trào lưu rất phổ biến, lan rộng trong giới trẻ Việt Nam, cách thức du lịch mới ấy được gọi là “Phượt”. Từ lúc hình thành cho đến nay, “Phượt” đã có một sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đem lại cho các bạn những trải nghiệm đầy thú vị và những bài học bổ ích. Là những nhà làm du lịch trong tương lai, chúng tôi cần nắm bắt tâm lý đi du lịch, xu hướng thay đổi theo thời đại của giới trẻ và tất cả những ước muốn, nguyện vọng của các bạn. Đồng thời chúng tôi muốn cải thiện nhận thức sai lệch về “Phượt” của một số thành phần giới trẻ hiện nay, nêu bật cái nhìn tổng quát, chân thực và khách quan về trào lưu này. Từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm giới thiệu và nâng cao chất lượng của loại hình du lịch mới mẻ này. Chính vì thế, chúng tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu.
Trang 1PHÂN TÍCH NHU CẦU DU LỊCH “ PHƯỢT”
CỦA SINH VIÊN
Trang 2
MỤC LỤC
TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU 2
I Lý do chọn đề tài 2
II Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2
III Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3
IV Phương pháp nghiên cứu 3
V Tổng quan nghiên cứu 3
VI Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
I Lịch sử quá trình hình thành, phát triển du lịch “phượt” 4
1 Lịch sử hình thành 4
2 Quá trình phát triển 4
II Khái quát về du lịch “phượt” 4
1 Khái niệm du lịch “phượt” 4
2 Đặc điểm du lịch“ phượt” 5
3 Nhu cầu du lịch “phượt” 6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐI DU LỊCH “PHƯỢT” CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM (MẪU KHẢO SÁT) 7
1 Thực trạng nhu cầu đi du lịch “phượt”của sinh viên 7
2 Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhu cầu du lịch “phượt” của sinh viên tăng 14
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM VỀ DU LỊCH “PHƯỢT” 16
I Thay đổi nhận thức 16
II Nâng cao chất lượng 16
PHẦN KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài:
Trong vài năm trở lại đây, có một hình thức du lịch khá mới mẻ đã trở thành một trào lưu rất phổ biến, lan rộng trong giới trẻ Việt Nam, cách thức du lịch mới ấy được gọi là
“Phượt” Từ lúc hình thành cho đến nay, “Phượt” đã có một sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đem lại cho các bạn những trải nghiệm đầy thú vị và những bài học bổ ích Là những nhà làm du lịch trong tương lai, chúng tôi cần nắm bắt tâm lý đi du lịch, xu hướng thay đổi theo thời đại của giới trẻ và tất cả những ước muốn, nguyện vọng của các bạn Đồng thời chúng tôi muốn cải thiện nhận thức sai lệch về “Phượt” của một số thành phần giới trẻ hiện nay, nêu bật cái nhìn tổng quát, chân thực và khách quan về trào lưu này Từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm giới thiệu và nâng cao chất lượng của loại hình du lịch mới mẻ này Chính vì thế, chúng tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu
II Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Qui trình chọn mẫu:
Theo số liệu dự kiến chỉ tiêu năm 2013, tổng số sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM là khoảng 50.000 sinh viên Trong đó, đại học Bách Khoa có 14.920 sinh viên, đại học Khoa học tự nhiên có 13.200 sinh viên, đại học Công nghệ thông tin có 2.200 sinh viên, đại học Khoa học xã hội và nhân văn có 10.500 sinh viên, đại học Kinh tế - Luật có 5.800 sinh viên, đại học Quốc tế có 2.800 sinh viên, khoa Y có 580 sinh viên
Với quy mô là 50.000 sinh viên, nhóm chúng tôi quyết định khảo sát 1% trên số lượng quy mô này tương ứng 500 sinh viên Đây là quy mô mẫu hợp lí phù hợp với thời gian, điều kiện tài chính và giới hạn trang của bài nghiên cứu khoa học quy mô nhỏ này
Dựa trên số lượng thực tế của các trường và quy mô mẫu đã lựa chọn, chúng tôi thực hiện một phép toán để tính tỉ lệ số phiếu được phát ra hợp lí nhất: Đại học Bách khoa 150 phiếu, đại học Khoa học tự nhiên 130 phiếu, đại học Công nghệ thông tin 20 phiếu, đại học Khoa học xã hội và nhân văn 100 phiếu, đại học Kinh tế - Luật 60 phiếu, đại học Quốc tế 30 phiếu, khoa Y 10 phiếu
Vì mẫu chọn phải mang tính đại diện nên chúng tôi đã chọn ra 2 khoa có số lượng sinh viên lớn ở các trường (trừ khoa Y) để khảo sát theo tỉ lệ như sau:
ĐH Bách khoa: Điện – điện tử (650 SV) 85 phiếu, Cơ khí – điện tử (500 SV) 65 phiếu
ĐH Khoa học tự nhiên: Toán học (300 SV)78 phiếu, Công nghệ sinh học (200 SV) 52 phiếu
ĐH Công nghệ thông tin: Hệ thống thông tin (120 SV) 9 phiếu, Truyền thông và mạng máy tính (150 SV) 11 phiếu
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn: Ngữ văn Anh (270 SV) 60 phiếu, Xã hội học (180 SV) 40 phiếu
ĐH Kinh tế - Luật: Luật kinh tế (300 SV) 34 phiếu, Tài chính - ngân hàng (225 SV) 26 phiếu
Trang 4ĐH Quốc tế: Quản trị kinh doanh (240 SV) 20 phiếu, Công nghệ sinh học (120 SV) 10 phiếu
III Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
1 Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng nhu cầu du lịch “phượt”của sinh viên Đại học quốc gia TP.HCM
Từ đó nắm bắt xu hướng, nhận thức của sinh viên về loại hình du lịch này Đồng thời, tìm
ra được những vần đề khó khăn còn tồn đọng ảnh hưởng đến nhu cầu này của sinh viên
- Giúp sinh viên hoàn thiện hơn những kỹ năng cần thiết để góp phần nâng cao chất du lịch “phượt”
2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thống kê tần suất du lịch “phượt”của sinh viên
- Thu thập số liệu, thông tin liên quan đến nhu cầu du lịch “phượt”
- Tìm hiểu những mong muốn của sinh viên trong chuyến du lịch “phượt” của mình
- Đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm giải quyết khó khăn trong quá trình du lịch”phượt”của sinh viên
IV Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Quan sát, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thống kê, phân tích, tổng hợp
V Tổng quan nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng: Du lịch “phượt” là một đề tài khá mới mẻ Chính vì thế, những nguồn tài liệu tham khảo về loại hình du lịch này còn hạn chế Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã thu thập được những thông tin vô cùng bổ ích từ bài
nghiên cứu: Du lịch phượt: Bản sắc cá nhân và tính chủ thể trong bối cảnh đô thị Việt Nam hiện đại của sinh viên Thiều Thị Trà Mi, ngành Nhân học Qua bài nghiên cứu,
chúng tôi học hỏi và bổ sung được những kiến thức, nhận đinh tồng quan về du lịch
“phượt”, những bản sắc cá nhân thể hiện trong loại hình du lịch ấy
Dựa trên công trình nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi tiếp tục góp phần vào việc phân tích thực trạng nhu cầu du lịch “phượt” của sinh viên Đại học quốc gia TP.HCM và đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và giúp sinh viên nhận thức rõ ràng hơn về loại hình du lịch này
VI Ý nghĩa khoa học và thưc tiễn:
1.Ý nghĩa khoa học:
Trang 5Từ việc nghiên cứu “Nhu cầu du lịch phượt của sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM hiện nay”, chúng tôi đã khẳng định được nhu cầu du lịch “phượt” của sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM ngày càng tăng Bên cạnh đó, chúng tôi đã đưa ra những mặt tích cực
để thay đồi nhận thức sai lệch của sinh viên về du lịch “phượt”; đồng thời đề ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng loại hình du lịch ấy
2.Ý nghĩa thực tiễn
Qua đề tài, chúng tôi mong muốn góp chút ít tài liệu tham khảo tới các bạn sinh viên để các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu du lịch “phượt” khi cần thiết
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I Lịch sử quá trình hình thành, phát triển của du lịch Phượt:
1 Lịch sử hình thành:
Xét về góc độ lịch sử, Giovanni Francesco Gemelli Careri (1651-1725) được xem là người khai sinh ra loại hình du lịch bụi Sinh ra ở vùng Radicena, Italia, Careri là một quan tòa làm việc tại tòa án Naples Tuy nhiên, ông không thỏa mãn với cuộc sống của mình, ông luôn muốn thấy được nhiều thứ mới mẻ Vào năm 1693, ông bắt đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới kéo dài trong 5 năm Sau khi kết thúc chuyến hành trình, ông đã viết sách về chuyến hành trình của mình Cuốn sách đó đã được tái bản năm lần ở
Italia và được dịch thành nhiều thứ tiếng
2 Quá trình phát triển:
Chuyến du lịch bụi của Careri dần dần lan rộng và đã trờ thành trào lưu trên thế giới, trong đó có Việt Nam Khi trào lưu này đến với Việt Nam, nó được mang một cái tên mới hơn đó là du lịch “phượt” Vì cách đây khoảng sáu năm về trước, những người đi ra khỏi khu của mình sống bắt đầu gọi nhau là đi “phượt”.T ừ đó, tên gọi “phượt” trờ nên phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ để chì những chuyến du lịch chủ động, không phụ thuộc vào các chương trình tour từ các công ty lữ hành
II Khái quát về du lịch “phượt”:
1 Khái niệm du lịch “phượt”:
* Du lịch:
“Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên, trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức qui định trước, mục đích của chuyến đi không phải để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng đến thăm” (Theo Hội nghị quốc tế Otawa 1991)
*Các lọai hình du lịch:
Trang 6Theo mục đích chuyên đề, có du lịch tham quan, giải trí; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch thăm thân; du lịch khám phá,…
*Du lịch “phượt”:
Đến nay, vẫn chưa có một khái niệm chính thức nào về du lịch “phượt” nhưng với kinh nghiệm và sự hiểu biết qua quá trình trải nghiệm, những người du lịch “phượt” đã đưa ra một số định nghĩa sau:
-"Du lịch “bụi” (hay còn gọi là du lịch ba-lô) là loại hình du lịch thường được các cá nhân hay một nhóm nhỏ áp dụng.Hình thức này phù hợp cho việc khám phá thiên nhiên
và trải nghiệm cuộc sống thường ngày của dân địa phương.Hoàn toàn khác với hình thức
"đi tour", du khách sẽ bị bó buộc trong một không gian và phải bị giới hạn thời gian lịch trình của của chuyến tour."
(Theo wikipedia)
- Tổng cục du lịch Australia nhìn nhận:
+ Dưới góc độ kinh tế : Du lịch bụi là một phần của tổng thể thị trường du lịch Ở đó, du khách thường đi du lịch lâu hơn, tiêu nhiều tiền hơn và đi nhiều vùng miền hơn so với các khách du lịch thông thường
+ Dưới góc độ văn hóa, Du lịch bụi ngày nay được hiểu rộng hơn khái niệm một kỳ nghỉ đơn thuần mà còn được hiểu như là một hình thức giáo dục Người di du lịch bụi muốn trải nghiệm một chuyến hành trình đích thực hơn là mua những tour du lịch trọn gói, điều này dẫn tới có một số ý kiến cho rằng du lịch bụi đang chống lại ngành du lịch
(Theo blog.dulichbui.org)
- Khái niệm chung nhất về du lịch bụi được nhiều nhà nghiên cứu du lịch đồng tình là:
“Du lịch bụi là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một loại hình du lịch với chi phí thấp của một hoặc vài cá nhân đơn lẻ”
- Theo quan niệm của nhóm làm đề tài:
Du lịch phượt là loại hình du lịch tự do, trong đó, người tham gia được viết lân hành trình của mình, được chủ động tiết kiệm chi phí Tuy nhiên, người tham gia cần có kế họach rõ ràng và sự chuẩn bị kỹ năng cần thiết cho chuyến đi
2 Đặc điểm của du lịch “phượt”:
- Sử dụng các phương tiện công cộng làm phương tiện di chuyển chính cho chuyến hành trình Lưu trú tại các hostel, các phương tiện lưu trú giá rẻ
- Hình ảnh của khách du lịch bụi gắn liền với ba lô, sách hướng dẫn du lịch
- Lịch trình chuyến đi mang tính độc lập và linh động
- Mục tiêu khi đi du lịch là được trải nghiệm, tìm hiểu phong cách sống và được gặp gỡ người dân nước bản địa
- Tham gia nhiều vào các hoạt động khám phá, giải trí
3 Nhu cầu du lịch phượt:
Trang 73.1 Nhu cầu:
Nhu cầu là đòi hỏi tất yếu mà con người cảm thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển Đây có thể là các yêu cầu thiết yếu (ăn, ở, mặc, đi lại, …) hay các yếu cầu cao cấp
(yêu thương, giáo dục, thể thao, giải trí, làm đẹp, tự hoàn thiện…)
3.2 Nhu cầu du lịch phượt:
Là nhu cầu của con người về việc đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình, được tự do khám phá những điều mới lạ và chủ động trong chuyến hành trình của mình
Trang 8CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐI DU LỊCH “PHƯỢT” CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM (MẪU KHẢO SÁT)
I Thực trạng nhu cầu đi du lịch “phượt” của sinh viên:
Thứ nhất, về quan niệm của sinh viên về du lịch phượt:
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về du lịch “phượt” bởi tính tới thời điểm hiện tại, Bộ luật du lịch Việt Nam hiện nay vẫn chưa nêu rõ khái niệm này.Vì thế quan niệm về du lịch phượt vẫn là khía cạnh chủ quan Cụ thể theo số liệu chúng tôi thu thập được thống
kê theo biểu đồ bên dưới, với mức độ phần trăm khác nhau với các khái niệm khác nhau
về du lịch phượt Nhìn chung, sinh viên thuộc khối đại học Quốc Gia quan niệm rằng phượt là hình thức du lịch tự do (37%)
Hình 1 Quan niệm của sinh viên về du lịch “phượt”
Thứ hai, về các kênh thông tin giúp sinh viên biết đến du lịch phượt:
Các kênh thông tin hiện nay rất nhiều nhưng trong đó chúng tôi nêu bật 4 kênh cơ bản mà sinh viên thường tiếp cận Số liệu khảo sát cho thấy có tới 40% sinh viên cho rằng họ biết đến phượt thông qua kênh bạn bè,
người thân Kênh sách vở, báo chí,
kênh tivi, kênh mạng internet lần
lượt chiếm 15%, 11% và 33% Các
kênh khác chỉ chiếm một tỉ lệ rất
nhỏ
Từ những số liệu trên, phần nào đã
cho thấy được các kênh thông tin
đóng vai trò quan trọng trong việc
truyền tải thông tin về du lịch phượt
đến với sinh viên Trong đó, kênh bạn bè, người thân là kênh truyền tải thông tin hiệu quả nhất và chiếm tỉ lệ cao nhất
Thứ ba, về tỉ lệ sinh viên đã từng đi du lịch phượt:
Mặc dù du lịch phượt khá mới mẻ nhưng đã trở nên rất phổ biến trong giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là các bạn sinh viên Trong đời sống xã hội hiện tại, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, chất lượng sống cũng ngày một tăng lên kéo theo đó là những áp lực công
Trang 9việc, học tập, gia đình, xã hội…tâm lý muốn
được giải thoát, muốn được thư giản, muốn
được thay đổi không khí cũng từ đó mà hình
thành Khi kinh tế dần hoàn thiện, thì nhu
cầu xuất phát từ tâm lý ấy dễ thực hiện hơn,
và khi đang là sinh viên, thì loại hình du lịch
phượt với định nghĩa đã nêu ở trên là một lựa
chọn hợp lý Trong số những sinh viên được
khảo sát, hầu như các bạn đều đã từng đi du
lịch phượt, tỉ lệ này chiếm rất cao (55%)
Còn 45% còn lại là những sinh viên chưa từng đi du lịch phượt, nhưng nhìn chung các bạn sinh viên rất hưởng ứng với loại hình du lịch này
Thứ tư, tần suất du lịch phượt của sinh viên
Vào năm 2012, tần suất đi du lịch phượt của các bạn được thống kê như trên Nhu cầu du lịch phượt được thể hiện trực tiếp qua tần suất du lịch, với 57% đi từ 1 đến 2 lần chiếm đa
số, 28% không đi du lịch phượt trong năm 2012, thiết nghĩ dù tâm lý và nhu cầu du lịch khá cao nhưng có thể do điều kiện về kinh tế hay các lý do khách quan, chủ quan khác đã hạn chế việc đi du lịch phượt của sinh viên nói chung và sinh viên khối đại học quốc gia nói riêng
Vào năm 2013, tần suất du lịch có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần 65% đi từ 1 đến 2 lần, 15% từ 3 đến 4 lần và 4 lần trở lên Có nghĩa là, cứ trong 5 sinh viên ĐHQG thì có 4 sinh viên đi du lịch phượt trong năm 2013 Việc đi du lịch phượt của sinh viên ngày một nhiều và tăng dần theo từng năm
Thứ năm, độ dài thời gian trong một chuyến du lịch phượt
Qua số liệu thống kê, có 83% sinh viên
đi du lịch phượt từ 2 đến 3 ngày, 9% từ 4
đến năm ngày và 3% từ 6 đến 7 ngày
Không có sinh viên nào đi từ 7 ngày trở
lên Với lịch học tập và sinh hoạt của
sinh viên, nghỉ liên tiếp trên 7 ngày là rất
hiếm, trừ các dịp lễ lớn hoặc nghỉ hè,
ngoài thời gian rảnh ảnh hưởng đến số
ngày đi du lịch “phượt” của sinh viên,
Trang 10vấn đề về chi phí có thể không cho phép sinh viên đi du lịch phượt quá dài ngày Hay vấn
đề về địa điểm du lịch phượt mà sinh viên lựa chọn sẽ hợp lý với số ngày ngắn hay dài Các chi tiết này sẽ được nhóm phân tích ở các phần tiếp theo
Thứ sáu, thời điểm mà sinh viên chọn để đi du lịch phượt
Có 48% sinh viên chọn du lịch phượt vào cuối tuần, ngày lễ Thời điểm này khá phù hợp với các điểm du lịch ngắn ngày, linh hoạt, năng động, ít tốn kém… và phù hợp với đa số mọi người, không chỉ là sinh viên, các nhóm du lịch phượt có thể là bạn cùng lớp, cùng trường, hoặc quen biết trên mạng, trên diễn đàn du lịch phượt, nên việc chon vào cuối tuần hay các dịp lễ… là hoàn toàn hợp lý
Có 17% chọn đi du lịch phượt vào ngày thường, lựa chọn này mang đậm phong cách sinh viên, sinh viên có lịch học khá đa dạng, có thể được nghỉ vào giữa tuần thậm chí là đầu tuần, thì việc sắp xếp thời gian sao cho hợp lý để thực hiện một chuyến du lịch ngắn ngày
là một việc khá dễ dàng Lựa chọn này chỉ phù hợp với nhóm nhỏ và đa số là nhóm sinh viên có cùng thời gian nghỉ với nhau Không những phù hợp vào thời điểm, mà lựa chọn này còn có ưu thế về chi phí, vào ngày thường, phí dịch vụ tại điểm du lịch thấp hơn so với cuối tuần, vào dịp lễ hay mùa du lịch Nhưng nhìn chung, kì nghỉ hè vẫn là thời điểm
mà sinh viên chọn để đi du lịch “phượt” nhiều nhất
Thứ bảy, tính chất địa điểm mà sinh viên muốn đi du lịch “phượt”
Điểm đến, chính là suy nghĩ đầu tiên của người đi du lịch nói chung cũng như du lịch
“phượt” nói riêng Chúng ta sẽ đi đâu, ở đó có gì thú vị để thu hút chúng ta Thực tế, mỗi địa danh đều có những đặc điểm, tính chất riêng, và tùy theo sở thích cũng như nhân thức của mỗi người để đưa ra một sự lựa chọn: đâu là điểm đến trong chuyến du lịch “phượt” này
Theo thống kê cho thấy, những điểm
đến quen thuộc và những điểm đến đã
có trong tour nhưng ít người đi được
sinh viên lựa chọn với tỉ lệ tương
đương nhau là 25%; những sinh viên
muốn chinh phục, khám phá những
điểm còn hoang sơ, mới lạ chiếm tỉ lệ
cao, khoảng 44%; chỉ có 6% là chọn
phương án khác Những số liệu khảo
sát trên cho thấy, sở thích muốn khám phá những điểm đến mới lạ được nhiều bạn trẻ lựa chọn nhất, thể hiện cá tính, sự năng động của sinh viên